1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên thực trạng ở huyễn vũng liêm tĩnh vĩnh long

69 803 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 69
Dung lượng 674,44 KB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA LUẬT BỘ MÔN LUẬT HÀNH CHÍNH LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KHÓA 37 Đề tài: Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: CN. Võ Nguyễn Nam Trung Đặng Văn Phước MSSV: 5115923 Lớp: Luật thương mại 2 – K37 Cần Thơ 11/2014 NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài .............................................................................................. 1 2. Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................... 2 3. Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................... 2 4. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 2 5. Bố cục đề tài ..................................................................................................... 2 CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH ĐỐI VỚI NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN ............................................................................... 4 1.1. Khái quát về vi phạm hành chính ...................................................................... 4 1.1.1. Khái niệm hành vi vi phạm hành chính....................................................... 4 1.1.2. Đặc điểm của hành vi vi phạm hành chính.................................................. 5 1.1.3. Dấu hiệu của hành vi vi phạm hành chính .................................................. 7 1.2. Những vấn đề chung về người chưa thành niên ................................................ 7 1.2.1. Khái niệm người chưa thành niên ............................................................... 7 1.2.2. Đối tượng vi phạm hành chínhngười chưa thành niên ............................ 9 1.2.3. Đặc điểm hành vi vi phạm hành chính của người chưa thành niên ............ 10 1.2.4. Nguyên tắc áp dụng các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên ........................................................................................ 12 1.3. Khái quát về các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên.............................................................................................................. 17 1.3.1. Các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính .............................................. 17 1.3.2. Các biện pháp xử phạt áp dụng đối với người chưa thành niên. ................ 21 CHƯƠNG 2 CÁC BIỆN PHÁP XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH ĐỐI VỚI NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN ............................................................................. 25 2.1. Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên...... 25 2.1.1. Phạt cảnh cáo ........................................................................................... 26 2.1.2. Phạt tiền ................................................................................................... 28 2.1.3. Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính .................................. 31 2.2. Các biện pháp khắc phục hậu quả ................................................................... 33 2.2.1. Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu ...................................................... 34 2.2.2. Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh ...................................................................................................... 35 2.2.3. Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường; văn hóa phẩm có nội dung độc hại. .................... 36 2.2.4. Buộc nộp lại khoản thu bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hoặc buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái với quy định của pháp luật.............................................................. 39 2.3. Các biện pháp thay thế xử phạt vi phạm hành chính ....................................... 40 2.3.1. Nhắc nhở .................................................................................................. 42 2.3.2. Quản lý tại gia đình .................................................................................. 43 CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN VI PHẠM HÀNH CHÍNH HUYỆN VŨNG LIÊMTỈNH VĨNH LONG, BẤT CẬP VÀ GIẢI PHÁP ĐỂ HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH ĐỐI VỚI NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN ................ 45 3.1. Tình hình thực tiễn về người chưa thành niên vi phạm hành chính ................. 45 3.1.1. Tình hình người chưa thành niên vi phạm pháp luật huyện Vũng Liêm . 45 3.1.2. Tình hình người chưa thành niên vi phạm hành chính trên địa bàn huyện Vũng Liêm ......................................................................................................... 46 3.2. Thực tiễn việc áp dụng các hình thức xử phạt đối với người chưa thành niên ở huyện Vũng Liêm.................................................................................................. 48 3.3. Một số bất cập của pháp luật về quy định áp dụng các hình thức xử phạt vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên.................................................... 50 3.3.1. Vấn đề áp dụng hình thức phạt tiền đối với người chưa thành niên ........... 51 3.3.2. Vấn đề áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo đối với người chưa thành niên ........................................................................................................................... 54 3.4.1. Hoàn thiện các quy định của pháp luật về các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên .......................................................... 56 3.4.2. Một số phương hướng để nâng cao hiệu quả trong công tác xử phạt vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên .......................................................... 57 KẾT LUẬN ............................................................................................................. 60 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 61 Đề tài: Các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên – Thực trạng huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong những năm qua, do tác động của công cuộc đổi mới và quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước nền kinh tế của nước ta đang có sự chuyển biến tích cực và đạt được một số thành tựu nhất định. Tuy nhiên, bên cạnh mặt tích cực cùng với những thành tựu nhất định thì vẫn còn một số hạn chế như là tình trạng tệ nạn xã hội, vi phạm pháp luật diễn ra ngoài xã hội đang ngày một gia tăng theo những con số đáng báo động. Điều đáng lưu ý hơn rằng là tình trạng tệ nạn xã hội, vi phạm pháp luật diễn ra ngoài xã hội hiện nay có sự tham gia của các đối tượng là người chưa thành niên, số lượng hành vi vi phạm pháp luật của các đối tượng này đang tăng theo từng ngày, từng giờ với nhiều thủ đoạn, tính chất, mức độ tinh vi và đặc biệt là ngày càng nguy hiểm hơn. Chính lý do này mà đòi hỏi pháp luật hiện hành cần phải có những giải pháp cụ thể, những giải pháp này khi đưa ra phải phù hợp để vừa bảo vệ được lợi ích cho người chưa thành niên, vừa phòng ngừa, ngăn chặn và đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật do người chưa thành niên thực hiện. Người chưa thành niên là thế hệ trẻ, chủ nhân tương lai của đất nước. Họ nắm giữ vận mệnh của đất nước trong tay, hành động của họ quyết định định đến sự phát triển hay suy thoái của một quốc gia. Để một quốc gia phát triển giàu mạnh với một nền xã hội văn minh thì ngay từ lúc đầu họ phải được quan tâm, giáo dục một cách đúng đắn nhất để tạo cho người chưa thành niên có sự nhận thức đúng đắn về vai trò của mình đối với xã hội, đồng thời tạo cho họ có một ý thức tôn trọng và chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật. Luật xửvi phạm hành chính năm 2012 có hiệu lực từ ngày 1/7/2013 do cơ quan lập pháp của nước ta ban hành đã xác định tầm quan trọng của việc xử phạt khi giáo dục đối với người chưa thành niên nên đã dành hẳn một phần riêng biệt để quy định đối với người chưa thành niên. Chính các lý do nêu trên cùng với việc người viết muốn tìm hiểu và phân tích tích thật sâu về vấn đề xử phạt đối với người chưa thành niên và nghiên cứu thực trạng của việc xử phạt vi phạm hành chính người chưa thành niên huyện Vũng Liêm nên người viết đã chọn đề tài “Các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính đối với người chưa thành niênThực trạng huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long”. Mặt khác, người viết muốn chuyển tải kiến thức một cách rõ nhất đến người đọc đề từ đó họ hiều hơn về tính chất của việc xử phạt đối với người chưa thành niên. Cùng với đó là người viết muốn tìm ra nhửng điểm hạn chế, bất cập để góp phần hoàn thiện các biện pháp xử phạt đối với GVHD: CN. Võ Nguyễn Nam Trung 1 SVTH: Đặng Văn Phước Đề tài: Các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên – Thực trạng huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long người chưa thành niên trên cả nước nói chung và địa bàn huyện Vũng Liêm nói riêng. 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của luận văn này là nhằm tìm hiểu về biện pháp xử phạt vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên, từ đó tìm ra những điểm hạn chế, bất cập trong các quy định của pháp luật. Đồng thời đưa ra các giải pháp để hoàn thiện các quy định của pháp luật và nêu lên một số phương hướng để góp phần nâng cao hiệu quả trong công tác xử phạt, góp phần hoàn thiện ngành luật hành chính nói riêng và hệ thống pháp luật Việt Nam nói chung. 3. Phạm vi nghiên cứu Người chưa thành niên vi phạm hành chính là một đề tài khá rộng, đòi hỏi rất nhiều kiến thức. Do đó, người viết tự giới hạn phạm vi nghiên cứu cho mình là chỉ trong các biện pháp xử phạt, bao gồm các hình thức xử phạt, các biện pháp khắc phục hậu quả và các biện pháp thay thế xử phạt vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi để việc nghiên cứu đạt được hiệu quả tối ưu nhất. 4. Phương pháp nghiên cứu Để hoàn thành luận văn này người viết sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu kết hợp lại với nhau như là phương pháp phân tích luật viết, phương pháp bình luận, phương pháp suy luận, phương pháp so sánh, phương pháp đối chiếu và phương pháp liệt kê. 5. Bố cục đề tài Kết cấu của đề tài này gồm có ba phần chính: Lời mở đầu, phần nội dung và phần kết luận, trong phần nội dung của đề tài gồm có ba chương sau: Chương 1: Khái quát về xử phạt vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên Trong chương này thì người viết chủ yếu là tìm hiểu và nêu một cách khái quát về vi phạm hành chính như là khái niệm, đặc điểm và dấu hiệu của hành vi vi phạm hành chính, hay phần những vấn đề chung về người chưa thành niên vi phạm hành chính thì người viết nêu được khái niệm, đặc điểm, đối tượng về người chưa thành niên vi phạm hành chínhcác nguyên tắc trong việc xử phạt vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên. Đặc biệt trong phần này thì người viết có nêu một cách khái quát về các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính, đặc biệt là các biện pháp xử phạt đối với người chưa thành niên. GVHD: CN. Võ Nguyễn Nam Trung 2 SVTH: Đặng Văn Phước Đề tài: Các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên – Thực trạng huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long Chương 2: Các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên Chương 2 là chương mà người viết nghiên cứu, phân tích và đưa ra các bình luận các quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên trong đó có các hình thức xử phạt, các biện pháp khắc phục hậu quả và các biện pháp thay thế xử phạt vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên đồng thời người viết có nêu thêm các dụ cho từng trường hợp cụ thể đề người đọc có thể hiểu rõ hơn. Căn cứ vào những phân tích trong chương này mà người viết tìm ra được các bất cập của pháp luật đề trình bày chương 3. Chương 3: Thực trạng người chưa thành niên vi phạm hành chính huyện Vũng Liêmtỉnh Vĩnh Long, bất cập và giải pháp để hoàn thiện các quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên Chương này người viết cập nhật tình hình người chưa thành niên vi phạm pháp luật và vi phạm hành chính trên cả nước cùng với đó là người viết có nêu được, vi phạm hành chính địa bàn huyện Vũng Liêmthực trạng việc áp dụng các hình thức xử phạt đối với người chưa thành niên huyện Vũng Liêm. Từ kết quả phân tích ở chương 2 thì trong chương này thì người viết cũng nêu được các bất cập trong quy định của pháp luật và giải pháp để hoàn thiện các bất cập này. Đồng thời người viết cũng nêu một số phương hướng để nâng cao công tác xử phạt vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên. GVHD: CN. Võ Nguyễn Nam Trung 3 SVTH: Đặng Văn Phước Đề tài: Các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên – Thực trạng huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH ĐỐI VỚI NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN 1.1. Khái quát về vi phạm hành chính 1.1.1. Khái niệm hành vi vi phạm hành chính Hành vi vi phạm hành chính là một loại vi phạm phạm pháp luật xảy ra khá phổ biến trong đời sống xã hội. Tuy mức độ nguy hiểm mà nó gây ra cho xã hội thấp hơn so với hành vi vi phạm được quy định trong Bộ luật hình sự (tội phạm) nhưng hành vi vi phạm hành chính lại là hành vi gây thiệt hại hoặc đe dọa sẽ gây thiệt hại cho lợi ích của nhà nước, tập thể, lợi ích của cá nhân cũng như lợi ích chung của toàn thể cộng đồng, là nguyên nhân dẫn đến tình trạng phạm tội phát sinh trên các lĩnh vực của đời sống xã hội nếu như nó không được ngăn chặn và có biện pháp xử lý kịp thời. Chính lẽ đó mà công tác đấu tranh phòng và chống các hành vi vi phạm hành chính luôn là vấn đề được Đảng, Nhà nước và xã hội ta đặc biệt quan tâm. Về văn bản quy phạm pháp luật thì từ trước đến nay Nhà nước ta đã ban hành rất nhiều văn bản quy phạm pháp luật quy định về vi phạm hành chính để kịp thời phòng chống và xử lý các hành vi vi phạm này. Trong đó phải kể đến các văn bản như là Nghị định 143/CP ngày 27/5/1977 do Hội đồng Chính phủ ban hành Điều lệ xử phạt vi cảnh, Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính ngày 30/11/1989, Pháp lệnh xửvi phạm hành chính ngày 6/7/1995, Pháp lệnh xửvi phạm hành chính ngày 2/7/2002 và văn bản đang có hiệu lực pháp lý hiện hành là Luật xửvi phạm hành chính và hàng loạt các văn bản như là Nghị định quy định cụ thể về việc xửcác hành vi vi phạm hành chính trên các lĩnh vực khác của quản lý hành chính nhà nước1. Tuy nhiên, qua rất nhiều văn bản quy phạm pháp luật nêu trên thì có thể thấy các khái niệm về vi phạm hành chính chỉ được nêu ra cụ thể một số văn bản, các văn bản còn lại chỉ nêu một cách khái quát, cụ thể : Trong Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính năm 1989 thì lần đầu tiên định nghĩa vi phạm hành chính được ra đời và nó được nêu ra tại Điều 1, được quy định như sau “Vi phạm hành chínhhành vi do cá nhân, tổ chức thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý xâm phạm đến các quy tắc quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm hình sự và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt hành chính”2. Theo Pháp lệnh xửvi phạm hành chính năm 1995 chỉ định nghĩa vi phạm hành chính một cách gián tiếp tại khoản 2 Điều 1 “Xử phạt vi phạm 1 Trường Đại học luật Hà Nội, Giáo trình Luật hành chính Việt Nam, NXB Công an nhân dân, Hà Nội, năm 2005, trang 273. 2 Điều 1 Pháp lệnh xửvi phạm hành chính năm 1989. GVHD: CN. Võ Nguyễn Nam Trung 4 SVTH: Đặng Văn Phước Đề tài: Các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên – Thực trạng huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long hành chính được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức có hành vi cố ý hoặc vô ý vi phạm các quy tắc quản lý nhà nước mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt hành chính”3, còn khoản 2 Điều 1 của Pháp lệnh xửvi phạm hành chính năm 2002 được sửa đổi, bổ sung năm 2007 và năm 2008 thì vi phạm hành chính cũng được định nghĩa một cách gián tiếp “Xử phạt vi phạm hành chính được áp dụng đối với cá nhân, cơ quan, tổ chức (sau đây gọi chung là cá nhân tổ chức) có hành vi cố ý hoặc vô ý vi phạm các quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt hành chính”4. Còn theo Luật xửvi phạm hành chính hiện hành thì định nghĩa về vi phạm hành chính được nêu ra một cách cụ thể hơn, tại khoản 1 Điều 2 quy định “Vi phạm hành chínhhành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính”5. Qua các văn bản trên có thể cho thấy tuy cách diễn đạt về vi phạm hành chính là khác nhau nhưng chúng đều chúng đều thống nhất với nhau về dấu hiệu và bản chất của loại vi phạm này. Trên cơ sở những nội dung về vi phạm hành chính được nêu trên ra trong bốn văn bản quy phạm pháp luật nêu trên, có thể đưa ra định nghĩa hành vi vi phạm hành chính như sau “Hành vi vi phạm hành chínhhành vi do cá nhân, tổ chức thực hiện với lỗi cố ý hoặc vô ý, vi phạm các quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và phải bị xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật”. 1.1.2. Đặc điểm của hành vi vi phạm hành chính Hành vi vi phạm hành chínhhành vi xâm phạm trật tự quản lý hành chính nhà nước do cá nhân, tổ chức thực hiện với lỗi cố ý hoặc vô ý (đối với tổ chức yếu tố lỗi phải được xác định từng con người cụ thể có liên quan). Điều này được hiểu là các cá nhân, tổ chức thực hiện các vi phạm hành chính với lỗi cố ý hoặc vô ý có khả năng làm thay đổi trật tự bình thường của quản lý hành chính nhà nước. Vi phạm hành chính là loại vi phạm xâm phạm hoặc có nguy cơ xâm hại đến các quan hệ xã hội hình thành trong lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước. Các quan hệ này được nhà nước điều chỉnh bằng pháp luật. Mặc dù có nội dung đa dạng nhưng các quan hệ xã hội trong quản lý nhà nước được sắp xếp, phân loại thành những nhóm nhất định do quy phạm pháp luật hành chính điều chỉnh tạo nên trật tự quản lý nhà nước. Về mặt hình 3 Khoản 2 Điều 1 Pháp lệnh xửvi phạm hành chính năm 1995. Khoản 2 Điều 1 Pháp lệnh xửvi phạm hành chính năm 2002 sửa đổi, bổ sung năm 2007 và năm 2008. 5 Khoản 1 Điều 2 Luật xửvi phạm hành chính năm 2012. 4 GVHD: CN. Võ Nguyễn Nam Trung 5 SVTH: Đặng Văn Phước Đề tài: Các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên – Thực trạng huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long thức pháp lý, các trật tự này được biểu hiện thành các quy tắc quản lý nhà nước. Các cá nhân, tổ chức khi thực hiện hành vi vi phạm hành chính xâm hại đến các quy tắc quản lý nhà nước là khả năng làm tổn hại đến các quan hệ được xã hội quy định và bảo vệ. Khi xét một hành vivi pham hành chính hay không thì chỉ cần hành vi đó vi phạm chứ không cần nhất thiết phải có hậu quả xảy ra. Hành vi đây được hiểu là những biểu hiện của con người hoặc tổ chức tác động vào thế giới khách quan dưới những hình thức bên ngoài. Đối với những hành vi này khi xác định có vi phạm hành chính hay không thì cần xét đến những hành vi đó có xâm phạm đến trật tự quản lý nhà nước hay không nếu như hành vi đó có xâm phạm thì coi như đã vi phạm chứ không cần phải có hậu quả xảy ra. dụ như là hành vi vượt đèn đỏ, khi xét hành vi này có vi phạm hành chính hay không thì ta phải xem xét hành vi vượt đèn đỏ có được pháp luật hành chính trong lĩnh vực giao thông, đường bộ quy định là vi phạm hay không chứ không cần thiết phải gây tai nạn giao thông xảy ra mới vi phạm. Hành vi vi phạm hành chínhhành vi được pháp luật quy định phải bị xử phạt hành chính. Đây được xem như là một quy định có tính quy kết đối với người thực hiện hành vi vi phạm hành chính bởi theo như đặc điểm này thì khi một chủ thể thực hiện hành vi vi phạm hành chính thì nhất định chủ thể đó phải chịu các biện pháp xử phạt tương ứng với hành vi vi phạm do mình gây ra. Điều này cũng có nghĩa là nếu các chủ thể thực hiện hành vi mà không bị xửvi phạm hành chính nói chung và xử phạt vi phạm hành chính nói riêng thì hành vi đó không phải là hành vi vi phạm hành chính. Điều đó không có nghĩa là có hành vi vi phạm hành chính thì đều áp dụng các biện pháp xử phạt, mà cần cân nhắc kỹ lưỡng mọi tình tiết, để có thể áp dụng các biện pháp tác động khác. Hành vi vi phạm hành chính không đồng thời là tội phạm. Hành vi vi phạm hành chính là hành vi do cá nhân, tổ chức thực hiện: + Đối với cá nhân khi thực hiện hành vi vi phạm hành chính thì mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi đó thấp hơn so với hành vi được luật hình sự quy định là tội phạm . Đây được xem là dấu hiệu quan trọng để phân biệt vi phạm hành chính với tội phạm. + Đối với hành vi do tổ chức thực hiện thì mức độ nguy hiểm của hành vi đó không thể so sánh với mức độ nguy hiểm do luật hình sự quy định tổ chức không là chủ thể trong quan hệ pháp luật hình sự. GVHD: CN. Võ Nguyễn Nam Trung 6 SVTH: Đặng Văn Phước Đề tài: Các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên – Thực trạng huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long 1.1.3. Dấu hiệu của hành vi vi phạm hành chính Để xác định một hành vivi phạm pháp luật không thì cần phải xét các dấu hiệu của hành vi vi phạm đó để xác định nó có thỏa mãn các dấu hiệu của vi phạm pháp luật không. Vi phạm hành chính cũng thế, khi xác định một hành vi có phải là vi phạm hành chính không thì cần xác định các dấu hiệu của hành vi vi phạm đó xem nó có thỏa mãn các dấu hiệu của hành vi vi phạm hành chính không, cụ thể các dấu hiệu hành vi vi phạm hành chính bao gồm: Tính trái pháp luật của hành vi, tính có lỗi của hành vi, hành vi đó bị xử phạt hành chính hoặc bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính khác + “Tính trái pháp luật là hành vi thể hiện chỗ hành vi đó được thực hiện ngược lại với các quy định của pháp luật. Đó là hành động bị pháp luật hành chính cấm thực hiện, hoặc không thực hiện hành động mà pháp luật hành chính buộc phải thực hiện. + Vi phạm hành chính phải là hành vi có lỗi. Những người bình thường đạt tới độ tuổi nhất định đều có khả năng điều khiển, nhận thức được tính chất nguy hại cho xã hội của hành vi, hậu quả của hành vi. vậy lỗi là trạng thái tâm lý, thái độ của người vi phạm đối với hành vi, hậu quả của hành vi đó, tại thời điểm thực hiện hành vi, không có lỗi thì không coi là vi phạm hành chính. + Vi phạm hành chính – là hành vi bị xử phạt hành chính hoặc bị áp dụng các biện pháp xửhành chính khác. Đây là đặc điểm có tính quy kết, nhà làm luật quy định những hành vi nào là vi phạm hành chính và định ra biện pháp, mức phạt đối với hành vi đó. Một hành vi không bị xử phạt hành chính thì không phải là vi phạm hành chính. Điều đó không có nghĩa là có vi phạm hành chính thì đều áp dụng biện pháp xử phạt, mà cần cân nhắc kỹ lưỡng mọi tình tiết, để có thể áp dụng các biện pháp tác động khác cho phù hợp với hành vi vi phạm”6. 1.2. Những vấn đề chung về người chưa thành niên 1.2.1. Khái niệm người chưa thành niên Hiện nay, các định nghĩa đối với đối tượng là người chưa thành niên nước ta được quy định nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau. Bên cạnh đó, trong một số văn bản cũng có quy định về đối tượng “trẻ em”, đây là đối tượng mà theo người viết cũng nằm trong nhóm đối tượng là người chưa thành niên. 6 PGS.TS Phạm Hồng Thái – PGS.TS Đinh Văn Mậu, Tìm hiểu pháp luật Luật hành chính Việt Nam, NXB Thành phố Hồ Chí Minh, năm 1996, trang 240. GVHD: CN. Võ Nguyễn Nam Trung 7 SVTH: Đặng Văn Phước Đề tài: Các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên – Thực trạng huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long Tuy nhiên, hai khái niệm này có điểm giống nhau và cũng có điểm khác nhau mà cụ thể sự khác nhau và giống nhau đây đều là về độ tuổi. Thứ nhất, về khái niệm đối tượng là “trẻ em” được quy định trong Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004 tại điều 1 quy định “Trẻ em là công dân Việt Nam dưới 16 tuổi”7, còn trong Công ước của Liên hợp quốc về Quyền trẻ em (20/11/1989) được Việt Nam phê chuẩn năm 1990 lại xác định trẻ em là người dưới 18 tuổi, trừ trường hợp pháp luật được áp dụng đối với trẻ em đó quy định tuổi thành niên sớm hơn (Điều 1). Thứ hai, khái niệm về người chưa thành niên cũng được quy định nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau như là tại Điều 68 Bộ luật hình sự năm 1999 sữa đổi, bổ sung năm 2009 thì xác định người chưa thành niênngười từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi. Còn trong Bộ luật lao động năm 2012 thì chỉ xác định người chưa thành niên là người dưới 18 tuổi. Tại Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xửvi phạm hành chính, tại khoản 2 Điều 15 quy định điều kiện để áp dụng biện pháp nhắc nhở đối với người chưa thành niên. Theo đó người chưa thành niên sẽ được chia thành hai nhóm: người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi và người chưa thành niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi. Từ quy định này mà có thể hiểu người chưa thành niên theo Nghị định này là người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi. Còn đối với Bộ luật dân sự năm 2005 tại Điều 18 lại xác định “Người từ đủ mười tám tuổi trở lên là người thành niên. Người chưa đủ mười tám tuổi là người chưa thành niên”8. Qua các khái niệm về người chưa thành niên được nêu các văn bản phạm pháp luật nêu trên thì theo người viết quy định về người chưa thành niên Bộ luật dân sự là quan trọng nhất đây được xem là một văn bản gốc, quy định trong bộ luật này là quy định nền tảng để các nhà làm luật khi xây dựng các nghành luật khác quy định cụ thể về quyền và nghĩa vụ đối với người chưa thành niên. Và như cách diễn giải nêu trên còn có thể thấy điểm chung giữa người “chưa thành niên” và “trẻ em” đều là những người chưa đủ 18 tuổi. Đối với các đối tượng này thì tùy vào từng độ tuổi cụ thể mà họ có thể sẽ được hưởng các quyền và thực hiện các nghĩa vụ khác nhau, đồng thời thì họ cũng sẽ không thực hiện các nghĩa vụ và hưởng các quyền mà pháp luật không cho phép. Chính vậy mà căn cứ vào đó người viết có thể đưa ra khái niệm về người chưa thành niên, cụ thể như sau “Người chưa thành niênngười đã đạt đến một độ tuổi nhất định, độ tuổi được pháp luật xác nhận có tư cách chủ thể khi tham gia vào quan hệ pháp luật cho đến dưới 18 tuổi”. 7 8 Điều 1 Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004. Điều 18 Bộ luật dân sự năm 2005. GVHD: CN. Võ Nguyễn Nam Trung 8 SVTH: Đặng Văn Phước Đề tài: Các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên – Thực trạng huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long 1.2.2. Đối tượng vi phạm hành chínhngười chưa thành niên Bất cứ ngành luật nào cũng cần xác định đối tượng nào là đối tượng nằm trong phạm vi điều chỉnh của mình ngành luật hành chính cũng vậy. Đối tượng điều chỉnh của ngành luật hành chính được quy định tại Điều 5 của Luật xửvi phạm hành chính, cụ thể: “Đối với đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính thì bao gồm các chủ thể sau: Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính về vi phạm hành chính do cố ý, người từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt vi phạm hành chính về mọi vi phạm hành chính. Người thuộc lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân vi phạm hành chính thì bị xử lý như đối với công dân khác, trường hợp cần áp dụng hình thức phạt tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn liên quan đến quốc phòng, an ninh thì người xử phạt đề nghị cơ quan, đơn vị Quân đội nhân dân, Công an nhân dân có thẩm quyền xử lý. Tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính về mọi vi phạm hành chính do mình gây ra. Cá nhân, tổ chức nước ngoài vi phạm hành chính trong phạm vi lãnh thổ, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trên tàu bay mang quốc tịch Việt Nam, tàu biển mang cờ quốc tịch Việt Nam thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác. Đối tượng bị xửvi phạm hành chính: là các cá nhân được quy định tại các điều 90, 92, 94 và 96 của Luật xửvi phạm hành chính. Tuy nhiên, khi áp dụng biện pháp này cần phải lưu ý rằng biện pháp này không áp dụng đối với cá nhân là người nước ngoài”9. Tuy nhiên, do phạm vi nghiên cứu đây chỉ trong phạm vi xử phạt vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên nên đối tượng có năng lực trách nhiệm hành chính của người chưa thành niên là những đối tượng từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi, theo Luật xửvi phạm hành chính hiện hành thì đối tượng điều chỉnh là người chưa thành niên khi bị xử phạt vi phạm hành chính được chia làm hai nhóm tuổi: 9 Điều 5 Luật xửvi phạm hành chính năm 2012. GVHD: CN. Võ Nguyễn Nam Trung 9 SVTH: Đặng Văn Phước Đề tài: Các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên – Thực trạng huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long + Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính về vi phạm hành chính do cố ý. + Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính về mọi vi phạm hành chính do mình gây ra. 1.2.3. Đặc điểm hành vi vi phạm hành chính của người chưa thành niên Người chưa thành niên là những người đang thời điểm bắt đầu hình thành nên tư tưởng, suy nghĩ ban đầu của tuổi trưởng thành, trong giai đoạn này quá trình phát triển về thể chất, cảm xúc và ý thức xã hội diễn ra rất mạnh mẽ mỗi cá nhân, cùng với đó là sự phát triển của các nội tiết tố đã thúc đẩy sự phát triển của cơ thể. Chính thế mà có thể nói đây là một giai đoạn mà sự phát triển về tâm lý của người chưa thành niên rất phức tạp, mẫn cảm, dễ thay đổi và khó lường trước được vậy mà đối tượng này dễ bị tác động bởi các yếu tố về môi trường bên ngoài. Chính vì điều này mà vi phạm hành chính của người chưa thành niên khác với vi phạm hành chính do người đã thành niên thực hiện, vi pham hành chính do người chưa thành niên thực hiện có các đặc điểm riêng biệt sau: + Các vi phạm hành chính do người chưa thành niên thực hiện với động cơ, mục đích thường là bộc phát nhất thời và không nghĩ đến những hậu quả do hành vi mình đã gây ra. • Động cơ, mục đích khi người chưa thành niên thực hiện vi phạm hành chính thường là không được suy tính trước chỉ thực hiện để chứng tỏ mình hay nge theo những lời xúi dục từ bạn bè, thiếu tự chủ và tính hiếu thắng trong việc giải quyết các tình huống dẫn đến các hành vi vi phạm pháp luật nói chung và vi phạm hành chính nói riêng. • Suy nghĩ của người chưa thành niên rất đơn giản họ sẽ không lường trước được các hậu quả do hành vi của mình gây ra. dụ như là khi xảy ra một vụ va quẹt giao thông khi được thực hiện bởi người chưa thành niên bằng sự hiếu thắng của mình thì thông thường họ sẽ giải quyết bằng hành động (đánh nhau) mà họ không cần nghĩ đến hậu quả là họ đã vi phạm phạm pháp luật và họ có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự tương ứng với hành vi mình đã thực hiện, còn đối với đối tượng là người đã thành niên khi gặp một tình huống tương tự thì họ sẽ giải quyết bằng lời nói (sự thỏa thuận) bằng chính suy nghĩ đúng đắn của mình. + Cách thức thực hiện một vi phạm của người chưa thành niên thường là một vi phạm đơn giản, nhanh lẹ, vội vã và sẽ ít có quyết tâm thực hiện đến cùng nếu bị GVHD: CN. Võ Nguyễn Nam Trung 10 SVTH: Đặng Văn Phước Đề tài: Các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên – Thực trạng huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long ngăn cản. Đây được xem là điểm khác biệt cơ bản giữa hành vi vi phạm hành chính do người đã thành niên thực hiện và người chưa thành niên thực hiện. Ví dụ như là khi người đã thành niện thực hiện hành vi trái pháp luật hành chính để kiếm lợi bất chính thì cách thức, thủ đoạn tiến hành thường được chuẩn bị trước, có khi rất tinh vi, phức tạp và quyết tâm hoàn thành hành vi dù có trở ngại khách quan, còn đối với người chưa thành niên nhất là những em có hoàn cảnh đặc biệt, như khuyết tật, mồ côi, không nơi nương tựa, bị bỏ rơi, bỏ nhà sống lang thang, những em là nạn nhân của bạo lực gia đình, nạn nhân của nghiện ngập ma túy, những em có thói quen đua đòi mua sắm, tiêu xài sang trọng thì cách thức thực hiện, hành vi vi phạm đơn giản hơn nhiều. Các em này thường bị áp lực do lệ thuộc về vật chất, nghiện ngập, nên dễ bị người lớn điều khiển, sai khiến hoặc tự mình tham gia những việc làm trái pháp luật như trộm cắp, cướp giật và các em thường là không thực hiện hành vi đó đến cùng nếu như bị ngăn cản. + Vi phạm hành chính của người chưa thành niên thực hiện chỉ được pháp luật thừa nhận trong một số quan hệ xã hội nhất định. Do người chưa thành niên chỉ được thừa nhận là chủ thể có quyền và nghĩa vụ trong một số quan hệ xã hội nhất định nên trong thực tế đời sống, sinh hoạt người chưa thành niên chỉ có khả năng, điều kiện tham gia trong một số môi trường xã hội nhất định, hay nói theo quan điểm cấu thành vi phạm hành chính thì người chưa thành niên chỉ có thể có điều kiện xâm hại một số khách thể nhất định được pháp luật hành chính bảo vệ, dụ trong lĩnh vực hành chính mà cụ thể đây là trong lĩnh vực tố tụng hành chính tại khoản 1 Điều 77 quy định “Trong quá trình Toà án giải quyết vụ án hành chính, đương sự có quyền và nghĩa vụ giao nộp chứng cứ cho Toà án; nếu đương sự không nộp hoặc nộp không đầy đủ thì phải chịu hậu quả của việc không nộp hoặc nộp không đầy đủ đó, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”10, nhưng nếu trong cùng một trường hợp này đối với người chưa thành niên thì phải tuân theo quy định tại khoản 4 Điều 48, là “Trường hợp đương sự là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự thực hiện quyền, nghĩa vụ của đương sự trong tố tụng hành chính thông qua người đại diện theo pháp luật”11. 10 11 Khoản 1 Điều 77 Luật tố tụng hành chính năm 2010. Khoản 4 Điều 48 Luật tố tụng hành chính năm 2010. GVHD: CN. Võ Nguyễn Nam Trung 11 SVTH: Đặng Văn Phước Đề tài: Các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên – Thực trạng huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long 1.2.4. Nguyên tắc áp dụng các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên Xử phạt vi phạm hành chính là một biện pháp chế tài được áp dụng đối với các hành vi vi phạm hành chính, góp phần quan trọng trong công cuộc phòng và chống vi phạm hành chính nói riêng và vi phạm pháp luật nói chung. Việc áp dụng các biện pháp xử phạt này cần phải tuân thủ tuyệt đối các nguyên tắc xử phạt do pháp luật quy định mà cụ thể đây là các nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính nó giúp cho việc xử phạt được thực hiện một cách khách quan, chính xác, đúng người, đúng hành vi vi phạm và đúng với pháp luật. Tuy nhiên, do phạm vi nghiên cứu đây là nghiên cứu về một chủ thể đặc biệt là người chưa thành niên nên vấn đề áp dụng các biện pháp xử phạt phải tuân theo nguyên tắc đặc biệt đó là ngoài các nguyên tắc chung được quy định tại Điều 3 Luật xửvi phạm hành chính được áp dụng như đối với người đã thành niên, người chưa thành niên còn có các nguyên tắc xử phạt riêng được quy định tại khoản 3 Điều 134 Luật xửvi phạm hành chính mang nét đặc thù riêng. Nguyên tắc chung: Thứ nhất, mọi vi phạm hành chính phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và phải bị xử lý nghiêm minh, mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật12. Đây được xem là một nguyên tắc chung mang tính chủ đạo trong xử lý vi phạm hành chính. Hành vi vi phạm hành chính tuy không phải là tội phạm nhưng hậu quả mà nó gây ra cho xã hội là đáng kể (do xảy ra với số lượng nhiều) và tác động xấu đến hiệu lực quản lý nhà nước trên nhiều lĩnh vực như lĩnh vực quản lý đất đai, về bảo vệ môi trường. Chính vậy mà việc phát hiện và ngăn chặn kịp thời mọi vi phạm hành chính cũng như phải xử lý nghiêm minh những vi phạm đó là một đòi hỏi khách quan phải được đáp ứng một cách triệt để. Việc chậm trễ phát hiện, ngăn chặn hoặc chậm xửhành vi vi phạm hành chính sẽ dẫn đến khả năng hành vi vi phạm gây ra hậu quả lớn hơn vậy tính kịp thời trong việc phát hiện, ngăn chặn vi phạm hành chính là một yêu cầu quan trọng. Theo đó, người xửhành vi vi phạm đó phải nêu cao tinh thần trách nhiệm, không được lơ là để các tình trạng về vi phạm hành chính kéo dài mà không được ngăn chặn và xử lý. Việc xử lý nghiêm minh mọi vi phạm hành chính là thể hiện sự kiên quyết và minh bạch giải quyết các vấn đề về vi phạm hành chính. Chỉ có việc xử lý nghiêm đối 12 Điểm a khoản 1 Điều 3 Luật xửvi phạm hành chính năm 2012. GVHD: CN. Võ Nguyễn Nam Trung 12 SVTH: Đặng Văn Phước Đề tài: Các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên – Thực trạng huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long với các hành vi vi phạm này thì mới đảm bảo được tính răn đe cùng với đó là đảm bảo tính pháp chế và nâng cao được hiệu quả quản lý nhà nước. Đồng thời, cùng với việc xử lý nghiêm thì các vấn đề về khắc phục hậu quả cũng cần được khắc phục một cách nhanh chóng, hiệu quả và đúng với pháp luật. Nghĩa là phải buộc đối tượng vi phạm hành chính mà cụ thể đây là người chưa thành niên phải khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm hành chính mình gây ra theo những biện pháp được luật quy định. Thứ hai, việc xử phạt vi phạm hành chính được tiến hành nhanh chóng, công khai, khách quan, đúng thẩm quyền, bảo đảm công bằng, đúng quy định của pháp luật13. Từ nguyên tắc trên có thể cho ta thấy những yêu cầu cơ bản nhất của nguyên tắc này khi xử phạt một hành vi vi phạm hành chính này là: + Phải đảm bảo sự nhanh chóng. + Phải đảm bảo sự công khai. + Phải đảm bảo sự khách quan. + Phải đảm bảo đúng thẩm quyền. + Phải đảm bảo sự công bằng. + Phải đảm bảo đúng quy định của pháp luật. Các yêu cầu trên được đưa ra chủ yếu là nhằm để hạn chế sự tùy tiện trong việc xử phạt vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên. Thứ ba, việc xử phạt vi phạm hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm, đối tượng vi phạmtình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng.14 Do mỗi vi phạm có nét riêng biệt về bản chất và mức độ vi phạm chính thế mà các vi phạm hành chính thường là không giống nhau. Chính vậy mà việc xử phạt vi phạm hành chính đòi hỏi phải được thực hiện một cách chính xác dựa vào từng trường hợp cụ thể, có như vậy mới đảm bảo được tính giáo dục và nghiêm minh trong việc xử phạt vi phạm hành chính. Để đáp ứng được yêu cầu trên thì việc xử phạt vi phạm hành chính phải dựa vào các căn cứ nhất định, đó là: + Căn cứ vào tính chất và mức độ của hành vi. Theo đó, hành vi vi phạm càng phức tạp, càng tinh vi thì càng nguy hiểm; hành vi vi phạm càng nhiều (vi phạm 13 14 Điểm b khoản 1 Điều 3 Luật xửvi phạm hành chính năm 2012. Điểm c khoản 1 Điều 3 Luật xửvi phạm hành chính năm 2012. GVHD: CN. Võ Nguyễn Nam Trung 13 SVTH: Đặng Văn Phước Đề tài: Các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên – Thực trạng huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long nhiều lần), với quy mô càng lớn thì càng nguy hiểm. Do vậy hình thức và mức xử phạt sẽ càng nặng. + Căn cứ vào hậu quả của hành vi vi phạm để xem xét đánh giá tính chất hành vi này từ đó để có thể đưa ra biện pháp xử lý cho phù hợp. + Căn cứ vào đối tượng vi phạm. Căn cứ vào đây mà ta có thể đưa ra từng biện pháp xử phạt cụ thể cho từng loại đối tượng khác nhau, đối tượng nào cần được giáo dục để trở thành một người công dân tốt đối tượng nào cần bị xử phạt để dảm bảo tính răn đe, nghiêm minh của pháp luật. Từ đó mà có thể thấy được tính hiệu quả của pháp luật khi xử phạt các hành vi vi phạm hành chính. + Căn cứ vào các tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng. Đây là một căn cứ vô cùng quan trọng giúp cho người có thẩm quyền đưa ra các biện pháp xử phạt cũng như là mức phạt cụ thể cho từng hành vi vi phạm. Thứ tư, chỉ xử phạt vi phạm hành chính khi có hành vi vi phạm hành chính do pháp luật quy định. Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt một lần. Nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì mỗi người vi phạm đều bị xử phạt về hành vi vi phạm hành chính đó. Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính hoặc vi phạm hành chính nhiều lần thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm15. Nếu một hành vi vi phạm đã bị một người có thẩm quyền lập biên bản xử phạt hoặc ra quyết định xử phạt thì không được lập biên bản hoặc ra quyết định xử phạt lần thứ hai đối với cùng một hành vi đó nữa. Khái niệm xử phạt lần thứ hai và khái niệm xử phạt khi tái phạm tuy là có nhiều điểm giống nhau nhưng nó không cùng loại. Tái phạm là một hành vi vi phạm khác có tính chất cùng loại với hành vi vi phạm mà chủ thể đã từng bị xử lý, trong khi đó thì khái niệm kia chỉ có một hành vi vi phạm tồn tại. Một hành vi vi phạm hành chính đã được người có thẩm quyền ra quyết định xử phạt thì không đồng thời áp dụng các biện pháp xửhành chính khác đối với người thực hiện hành vi vi phạm này. Một hành vi vi phạm hành chính đã bị ra quyết định xử phạt, nếu sau này phát hiện hành vi đó có các dấu hiệu của tội phạm phải truy cứu trách nhiệm hình sự thì phải hủy quyết định xử phạt hành chính trước đây, rồi mới chuyển hồ sơ vi phạm cho cơ quan tố tụng có thẩm quyền để truy cứu trách nhiệm hình sự. Đối với một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm, thì người đó sẽ bị xử phạt về từng hành vi, sau đó tổng hợp lại thành hình phạt chung. 15 Điểm d khoản 1 Điều 3 Luật xửvi phạm hành chính năm 2012. GVHD: CN. Võ Nguyễn Nam Trung 14 SVTH: Đặng Văn Phước Đề tài: Các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên – Thực trạng huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long Trường hợp nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì mỗi người đều phải bị xử phạt vi phạm hành chính tương ứng với mức độ lỗi của mình. Thứ năm, người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình không vi phạm hành chính16. Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính, điều này có nghĩa là chỉ khi người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính chứng minh được có hành vi vi phạm hành chính thì mới được tiến hành xử phạt vi phạm hành chính. Đồng thời, ngoài người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính thì không ai được thực hiện trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính. Như vậy, chứng minh là các hoạt động của người có thẩm quyền trong xử phạt vi phạm hành chính theo một trình tự do pháp luật quy định để xác định chính xác các đối tượng cần được chứng minh làm cơ sở để giải quyết đúng đắn các vụ việc vi phạm hành chính. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình không vi phạm hành chính: nếu như trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính là của người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính mang tính chất pháp lý bắt buộc thì trách nhiệm này đối với người vi phạm là quyền của họ, họ có thể chứng minh hoặc không cần phải chứng minh mình có thực hiện hành vi vi phạm. Đây là một nguyên tắc xử phạt vi phạm quan trọng nó nâng cao tính hiệu quả cho việc xử phạt vi phạm hành chính, bảo đảm tính khách quan đồng thời cũng đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người vi phạm. Thứ sáu, đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 2 lần mức phạt tiền đối với cá nhân17. Theo nguyên tắc này nếu áp dụng hình thức xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức phạt tiền với cùng hành vi như nhau, với tính chất, mức độ, hậu quả gây ra cũng như nhau thì mức phạt tiền đối với tổ chức bao giờ cũng gấp đôi so với cá nhân. Điều này có nghĩa là trách nhiệm hành chính của tổ chức khi xảy ra hành vi vi phạm hành chính cao hơn trách nhiệm của cá nhân khi vi phạm và khi xử phạt không được đánh đồng, cào bằng họ với nhau. 16 17 Điểm đ khoản 1 Điều 3 Luật xửvi phạm hành chính năm 2012. Điểm e khoản 1 Điều 3 Luật xửvi phạm hành chính năm 2012. GVHD: CN. Võ Nguyễn Nam Trung 15 SVTH: Đặng Văn Phước Đề tài: Các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên – Thực trạng huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long Nguyên tắc riêng: “Việc áp dụng hình thức xử phạt, quyết định mức xử phạt đối với người chưa thành niên vi phạm hành chính phải nhẹ hơn so với người thành niên có cùng hành vi vi phạm hành chính. Trường hợp người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi vi phạm hành chính thì không áp dụng hình thức phạt tiền. Trường hợp người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi vi phạm hành chính bị phạt tiền thì mức tiền phạt không người giám hộ quá 1/2 mức tiền phạt áp dụng đối với người thành niên; trường hợp không có tiền nộp phạt hoặc không có khả năng thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả thì cha mẹ hoặc phải thực hiện thay”18. Đây là một nguyên tắc thấy được rõ nhất sự khác nhau trong xử phạt vi phạm hành chính giữa người đã thành niênngười chưa thành niên khi thực hiện hành vi vi phạm hành chính. Khi xây dựng nguyên tắc này các nhà làm luật căn cứ vào sự nhận thức, tính hợp lí khi áp dụng đối với từng đối tượng. + Đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thì không áp dụng hình thức phạt tiền đây là đối tượng có sự hạn chế về mặt nhận thức nhất định, mặt khác các đối tượng trong trường hợp này đa số là đối tượng chưa có thu nhập nên khi áp dụng hình thức phạt tiền đối với đối tượng này thì sẽ không đảm bảo tính khả thi khi thực hiện. + Đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi thì đây là đối tượng đã bắt đầu hình thành những suy nghĩ nhất định trong tư duy của mình, tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế nhất định trong sự nhận thức đó chính thế mà theo Luật xử lý vi phạm hành chính hiện hành nước ta quy định đây là đối tượng phải chịu mọi hình thức xử phạt với lỗi cố ý do hành vi mình gây ra. Tuy nhiên vấn đề cần lưu ý khi áp dụng hình thức phạt tiền đối với đối tượng này là do trong độ tuổi này thì phần lớn họ vẫn chưa có thu nhập hoặc nếu có thu nhập chỉ là rất ít nên khi áp dụng hình thức phạt tiền đối với họ chỉ bằng 1/2 mức phạt tiền được áp dụng đối với người đã thành niên. Nguyên tắc trên còn cho ta thấy được trách nhiệm của cha, mẹ đối với con chưa thành niên hay trách nhiệm của người giám hộ đối với người được giám hộ là nếu trong trường hợp mà người chưa thành niên không có khả năng nộp tiền phạt thì cha, mẹ hoặc người giám hộ phải nộp thay. 18 Khoản 3 Điều 134 Luật xửvi phạm hành chính năm 2012. GVHD: CN. Võ Nguyễn Nam Trung 16 SVTH: Đặng Văn Phước Đề tài: Các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên – Thực trạng huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long 1.3. Khái quát về các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên 1.3.1. Các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính Vi phạm hành chính cũng như mọi vi phạm pháp luật khác đều là hành vi trái với pháp luật gây nguy hiểm cho xã hội. Vi phạm hành chính trực tiếp xâm hại đến các quy tắc quản lý hành chính nhà nước trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Chính vì vậy mà để phòng ngừa và ngăn chặn thì Nhà nước ta đã ban hành Luật xử lý vi phạm hành chính quy định cụ thể từng biện pháp chế tài tương ứng với từng hành vi cụ thể do các chủ thể khi thực hiện hành vi vi pham, cụ thể là tại Điều 21 quy định các hình thức xử phạt hành vi vi phạm hành chính và Điều 28 quy định cụ thể đối với các biện pháp khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm hành chính gây ra. Các hình thức xử phạt: + Cảnh cáo: Đây là hình thức xử phạt mang ý nghĩa giáo dục nhiều hơn trừng phạt được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính mang tính chất không nghiêm trọng, có các tình tiết giảm nhẹ mà chưa gây thiệt hại về vật chất, do không hiểu biết hoặc do tác động của nguyên nhân khách quan và theo quy định của pháp luật thì bị áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo. Cảnh cáo do người có thẩm quyền xử phạt quyết định và được thể hiện bằng văn bản19. + Phạt tiền: Đây là xử phạt được áp dụng đối với vi phạm hành chính từ vi phạm hành chính nhỏ chưa gây thiệt hại hoặc gây thịt hại không lớn về tài sản cho đến hành vi vi phạm hành chính có nhiều tình tiết tăng nặng trong lĩnh vực quản lý nhà nước. Mức phạt tối đa và tối thiếu được quy định đối với từng đối tượng. • Đối với cá nhân có thể sẽ bị phạt từ 50.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng. • Đối với tổ chức có thể sẽ bị phạt từ 100.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng. • Trừ những trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 24 của Luật xửvi phạm hành chính. + Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn được quy định tại các khoản 1,2 Điều 25 Luật xử lý vi phạm hành chính. “Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề được áp dụng đối với cá nhân tổ chức vi phạm nghiêm trọng các hoạt động ghi trong giấy phép, chứng chỉ hành nghề. Trong thời gian bị tước quyển sử dụng giấy 19 Phan Minh Phụng, Bài giảng Luật hành chính Việt Nam, Trường Đại học Cần Thơ, năm 2000, trang 52. GVHD: CN. Võ Nguyễn Nam Trung 17 SVTH: Đặng Văn Phước Đề tài: Các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên – Thực trạng huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long phép, chứng chỉ hành nghề thì cá nhân không được tiến hành các hoạt động ghi trong giấy phép, chứng chỉ hành nghề. + Đình chỉ có thời hạn được áp dụng đối với cá nhân tồ chức vi phạm hành chính trong các trường hợp sau: • Đình chỉ một phần hoạt động gây hậu quả nghiêm trọng hoặc có khả năng thực tế gây hậu quả nghiêm trọng đối với tính mạng, sức khỏe con người, môi trường của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ mà theo quy định của pháp luật phải có giấy phép. • Đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc hoạt động khác mà theo quy định của pháp luật không phải có giấy phép và hoạt động đó gây hậu quả nghiêm trọng hoặc có khả năng thực tế gây hậu quả nghiêm trọng đối với tính mạng, sức khỏe con người, môi trường và trật tự, an toàn xã hội”20. Thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề và thời hạn đình chỉ là từ 1 đến 24 tháng. + “Tịch thu tang vật phương tiện vi phạm hành chính là hình thức xử phạt mà các chủ thể có thẩm quyền ra quyết định sung vào ngân sách nhà nước vật, tiền, hàng hóa, phương tiện có liên quan trực tiếp đến vi phạm hành chính, hình thức xử phạt này chỉ được áp dụng đối với những hành vi do lỗi cố ý của cá nhân, tổ chức thực hiện”21. Tuy nhiên khi áp dụng hình thức xử phạt này người có thẩm quyền ra quyết định cần phải xem xét thật kĩ nếu phương tiện vi phạm bị cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính chiếm đoạt, sử dụng trái phép thì phương tiện đó không bị tịch thu mà phải được trả lại cho chủ sở hữu hoặc người quản lý, người sử dụng hợp pháp. + Trục xuất đây là hình thức chỉ áp dung đối với chủ thể là người nước ngoài có hành vi vi phạm pháp luật Việt Nam buộc phải rời khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Khi thực hiện hành vi vi phạm hành chính ngoài việc phải chịu các biện pháp xử phạt trên chủ thể thực hiện hành vi vi phạm hành chính còn phải thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây nếu như hậu quả đó xảy ra là do tác động của hành vi vi phạm hành chính đó. Về mặt bản chất, biện pháp cưỡng chế vi phạm hành chính này không có tính chất trừng phạt người vi phạm hành chính mà chỉ nhằm mục đích 20 21 Điều 25 Luật xửvi phạm hành chính năm 2012. Điều 26 Luật xửvi phạm hành chính năm 2012. GVHD: CN. Võ Nguyễn Nam Trung 18 SVTH: Đặng Văn Phước Đề tài: Các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên – Thực trạng huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long khắc phục những hậu quả do vi phạm hành chính đã để lại trên thực tế. Theo khoản 1 Điều 28 Luật xửvi phạm hành chínhcác biện pháp khắc phục hậu quả sau: + Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu. Khi cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính phải khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính của mình gây ra nếu cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không tự nguyện thực hiện thì bị cưỡng chế thực hiện, điều này có nghĩa là những hành vi vi phạm hành chính thường gây ra những hậu quả nhất định làm thay đổi hiện trạng ban đầu của đối tượng bị vi phạm. dụ như là hành vi đào đường đặt đường ống dẫn nước trái phép đã làm cho mặt đường thay đổi tạo nên những “ổ gà”. + Buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng không có giấy phép hoặc xây dựng không đúng với giấy phép. Là khi các chủ vi phạm hành chính phải tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng không có giấy phép hoặc xây dựng không đúng với giấy phép, nếu các chủ thể này không tự nguyện thực hiện thì bị cưỡng chế thực hiện. + Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh. Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính phải thực hiện biện pháp để khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh. Nếu các cá nhân, tổ chức này vi phạm hành chính không tự nguyện thực hiện thì bị cưỡng chế thực hiện. Đây là biện pháp được áp dụng đối với vi phạm hành chính trong lĩnh vực vệ sinh môi trường và phòng dịch, đối tượng vi phạm đây làm ảnh hưởng xấu đến môi trường, lây lan dịch bệnh, làm ảnh hưởng đến sức khỏe con người và gây thiệt hai về kinh tế. + Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc tái xuất hàng hoá, vật phẩm, phương tiện. • Các cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính phải đưa khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc tái xuất hàng hóa, vật phẩm, phương tiện được đưa vào lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nhập khẩu trái với các quy định của pháp luật hoặc được tạm nhập, tái xuất nhưng không tái xuất theo đúng quy định của pháp luật. • Biện pháp khắc phục hậu quả này cũng được áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu, quá cảnh xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng hóa giả mạo quyền sở hữu trí tuệ, phương tiện, nguyên liệu, vật liệu nhập khẩu được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ sau khi đã GVHD: CN. Võ Nguyễn Nam Trung 19 SVTH: Đặng Văn Phước Đề tài: Các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên – Thực trạng huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long loại bỏ yếu tố vi phạm; nếu cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không tự nguyện thực hiện thì họ sẽ bị cưỡng chế thực hiện. + Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại. Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính phải tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khoẻ con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hoá phẩm có nội dung độc hại hoặc tang vật khác thuộc đối tượng bị tiêu hủy theo quy định của pháp luật; nếu cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không tự nguyện thực hiện thì bị cưỡng chế thực hiện. + Buộc cải chính thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn. Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính phải cải chính thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn đã được công bố, đưa tin trên chính phương tiện thông tin đại chúng, trang thông tin điện tử đã công bố, đưa tin; nếu cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không tự nguyện thực hiện thì bị cưỡng chế thực hiện. Biện pháp này được áp dụng trong lĩnh vực báo chí, xuất bản, thông tin và truyền thông. Các vi phạm trong lĩnh vực này thường xâm phạm đến danh dự của cá nhân, tổ chức chính thế mà ngoài phải chịu các hình thức xử phạt đối tượng vi phạm trong lĩnh vực này còn phải khắc phục hậu quả do luật định. + Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên hàng hoá, bao bì hàng hóa, phương tiện kinh doanh, vật phẩm. Cá nhân, tổ chức sản xuất, kinh doanh hàng hóa hoặc sử dụng phương tiện kinh doanh, vật phẩm chứa yếu tố vi phạm trên hàng hóa, bao bì hàng hóa, phương tiện kinh doanh, vật phẩm thì phải loại bỏ các yếu tố vi phạm đó; nếu cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không tự nguyện thực hiện thì bị cưỡng chế thực hiện. Đối tượng vi phạm trong trường hợp này là xâm phạm đến quyền sở hữu trí tuệ gây thiệt hại về kinh tế cho các chủ sở hữu của đối tượng sở hữu trí tuệ. + Buộc thu hồi sản phẩm, hàng hóa không bảo đảm chất lượng. Các chủ thể sản xuất, kinh doanh sản phẩm, hàng hóa không bảo đảm chất lượng đã đăng ký hoặc công bố và hàng hóa khác không bảo đảm chất lượng, điều kiện lưu thông thì phải thu hồi các sản phẩm, hàng hóa vi phạm đang lưu thông trên thị trường; nếu những chủ thể vi phạm hành chính này không tự nguyện thực hiện thì bị cưỡng chế thực hiện. Biện pháp này được áp dụng đối với các vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý chất lượng hàng hóa. Vi phạm trong trường hợp GVHD: CN. Võ Nguyễn Nam Trung 20 SVTH: Đặng Văn Phước Đề tài: Các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên – Thực trạng huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long này là do các chủ thể tiến hành sản xuất, kinh doanh không đảm bảo chất lượng hoặc quá hạn gây ảnh hưởng đến người tiêu dùng. + Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính hoặc buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật. Các chủ thể vi phạm phải nộp lại số lợi bất hợp pháp là tiền, tài sản, giấy tờ và vật có giá có được từ vi phạm hành chínhcác chủ thể đó đã thực hiện để sung vào ngân sách nhà nước hoặc hoàn trả cho đối tượng bị chiếm đoạt; phải nộp lại số tiền bằng với giá trị tang vật, phương tiện vi phạm hành chính nếu tang vật, phương tiện đó đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật; nếu những chủ thể vi phạm hành chính này không tự nguyện thực hiện thì bị cưỡng chế thực hiện. Biện pháp này nhằm khắc phục triệt để thiệt hại và đảm bảo nguồn thu ngân sách, đảm bảo quyền lợi cho các đối tượng bị thiệt hại do vi phạm hành chính gây ra đồng thời nó còn giúp cho việc nâng cao hiệu quả xử phạt. Tuy nhiên khi áp dụng các biện pháp trên cần phải được đảm bảo các yêu cầu sau: + Chỉ được áp dụng khi văn bản pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính cho phép áp dụng đối vi phạm hành chính cụ thể đó + Khi áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả này cần tuân thủ triệt để pháp luật về thẩm quyền và thủ tục áp dụng. 1.3.2. Các biện pháp xử phạt áp dụng đối với người chưa thành niên. Xuất phát từ yếu tố tâm sinh lý cũng như là những đặc điểm cơ bản của hành vi vi phạm hành chính do người chưa thành niên thực hiện mà các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính được áp dụng đối với họ thường nhẹ hơn so với người đã thành niên dù có cùng một hành vi thực hiện. Ngoài ra, việc xử phạt còn phải tuân theo các nguyên tắc được áp dụng đối với loại chủ thể này, trên cơ sở đó thì tại khoản 1 điều 135 Luật xửvi phạm hành chính quy định 3 hình thức xử phạt vi phạm hành chính áp dụng đối với người chưa thành niên là cảnh cáo; phạt tiền; tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính trong 5 hình thức xử phạt quy định chung áp dụng đối với mọi hành vi vi phạm do cá nhân, tổ chức thực hiện được quy định tại điều 21 của Luật xửvi phạm hành chínhcác biện pháp khắc phục hậu quả được quy định tại khoản 2 điều 135 của luật này. Các hình thức xử phạt: GVHD: CN. Võ Nguyễn Nam Trung 21 SVTH: Đặng Văn Phước Đề tài: Các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên – Thực trạng huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long + Hình thức xử phạt cảnh cáo: Luật quy định áp dụng đối với mọi hành vi vi phạm hành chính do người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi. Tuy nhiên khi áp dụng hình thức xử phạt này đối với đối tượng người chưa thành niên có sự khác biệt giữa hai nhóm tuổi: Đối với người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi hình thức xử phạt cảnh cáo chỉ được áp dụng đối với những vi phạm hành chính với lỗi cố ý còn đối với đối tượng từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi thì hình thức xử phạt cảnh cáo được áp dụng đối với họ như đối với người đã thành niên + Hình thức xử phạt tiền: Luật quy định hình thức xử phạt này không được áp dụng đối với người chưa thành niên vi phạm hành chính độ tuổi từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi. Đối với người chưa thành niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi thì có thể áp dụng hình thức xử phạt này. Tuy nhiên, mức tiền phạt áp dụng đối với từng hành vi vi phạm trong từng lĩnh vực quản lý nhà nước do người chưa thành niên thực hiện không được áp dụng theo nguyên tắc chung như đối với người thành niên mà phải thực hiện theo nguyên tắc: người chưa thành niên bị phạt tiền thì mức tiền phạt không quá 1/2 mức tiền phạt áp dụng đối với người thành niên được quy định tại Điều 134 Luật xửvi phạm hành chính.Trường hợp người chưa thành niên không có tiền nộp phạt để nâng cao trách nhiệm của cha mẹ đối với con hoặc của người giám hộ đối với người được giám hộ thì cha mẹ hoặc người giám hộ phải nộp thay. + Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là việc sung vào ngân sách nhà nước vật, tiền, hàng hóa, phương tiện có liên quan trực tiếp đến vi phạm hành chính, được áp dụng đối với vi phạm hành chính nghiêm trọng do người chưa thành niên thực hiện với lỗi cố ý. Các biện pháp khắc phục hậu quả được áp dụng đối với người chưa thành niên cũng tương tự như người đã thành niên. Tuy nhiên, trên cơ sở cân nhắc về độ tuổi, mức độ trưởng thành và năng lực trách nhiệm hành chính của người chưa thành niên khi tham gia các quan hệ pháp luật, tại khoản 2 Điều 135 Luật xửvi phạm hành chính hiện hành quy định chỉ áp dụng 4 trong số 9 biện pháp khắc phục hậu quả đã được luật quy định tại Điều 28, cụ thể các biện pháp khắc phục hậu quả áp dụng đối với người chưa thành niên là : + “Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu. + Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh. GVHD: CN. Võ Nguyễn Nam Trung 22 SVTH: Đặng Văn Phước Đề tài: Các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên – Thực trạng huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long + Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường; văn hóa phẩm có nội dung độc hại. + Buộc nộp lại khoản thu bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hoặc buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái với quy định của pháp luật”22. Bên cạnh đó, để đảm bảo các biện pháp khắc phục hậu quả, nâng cao trách nhiệm của cha mẹ hoặc người giám hộ của người chưa thành niên thì tại khoản 3 Điều 134 Luật xửvi phạm hành chính hiện hành quy định “Trường hợp người chưa thành niên không có khả năng thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả thì cha mẹ hoặc người giám hộ phải thực hiện thay”23. Các biện pháp thay thế xử phạt vi pham hành chính Tại Điều 139 và Điều 140 Luật xửvi phạm hành chính hiện hành, quy định có 2 biện pháp thay thế: + Biện pháp nhắc nhở. “Nhắc nhở là biện pháp thay thế xửvi phạm hành chính để chỉ ra những vi phạm hành chính do người chưa thành niên thực hiện, được thực hiện đối với người chưa thành niên vi phạm hành chính mà theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính khi có đủ các điều kiện sau: • Vi phạm hành chính theo quy định bị phạt cảnh cáo. • Người chưa thành niên vi phạm đã tự nguyện khai báo, thành thật, hối lỗi về hành vi vi phạm của mình. + Biện pháp quản lý tại gia đình Quản lý tại gia đình là biện pháp thay thế xửvi phạm hành chính áp dụng đối với người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi 2 lần trở lên trong 6 tháng có hành vi trộm cắp, lừa đảo, đánh bạc, gây rối trật tự công cộng mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự khi có đủ các điều kiện sau: • Người chưa thành niên đã tự nguyện khai báo, thành thật hối lỗi về hành vi vi phạm của mình. • Có môi trường thuận lợi cho việc thực hiện biện pháp quản lý tại gia đình. 22 23 Khoản 2 Điều 135 Luật xửvi phạm hành chính năm 2012. Điều 134 Luật xửvi phạm hành chính năm 2012. GVHD: CN. Võ Nguyễn Nam Trung 23 SVTH: Đặng Văn Phước Đề tài: Các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên – Thực trạng huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long • Cha mẹ hoặc người giám hộ có đủ điều kiện thực hiện việc quản lý và tự nguyện nhận trách nhiệm quản lý tại gia đình đối với đối tượng vi phạm”24. 24 Điều 139 Điều 140 Luật xửvi phạm hành chính năm 2012. GVHD: CN. Võ Nguyễn Nam Trung 24 SVTH: Đặng Văn Phước Đề tài: Các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên – Thực trạng huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long CHƯƠNG 2 CÁC BIỆN PHÁP XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH ĐỐI VỚI NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN 2.1. Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên Xử phạt vi phạm hành chínhbiện pháp cưỡng chế hành chính thể hiện sự răn đe, trừng phạt của pháp luật đối với những cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm các quy tắc quản lý nhà nước thông qua việc buộc người vi phạm phải gánh chịu các hậu quả bất lợi về vật chất hoặc tinh thần. Ngoài mục đích là để ngăn chặn và thể hiện sự răn đe, trừng phạt đối với các cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính, các biện pháp xử phạt còn mang tính giáo dục, góp phần nâng cao ý thức pháp luật của công dân trong việc chấp hành pháp luật nhà nước nói chung và các quy tắc quản lý nhà nước nói riêng, qua đó bảo vệ và duy trì trật tự quản lý nhà nước. Đây là biện pháp do cá nhân có thẩm quyền ra quyết định áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính, tuân theo trình tự thủ tục xử phạt hành chính do pháp luật hành chính Việt Nam hiện hành quy định. Theo Luật xửvi phạm hành chính hiện hành đã dành hẳn một phần riêng biệt (phần thứ năm) bao gồm có 2 chương 8 điều để quy định việc xửhành chính đối với người chưa thành niên vi phạm hành chính, trong đó chủ yếu tập trung quy định về các vấn đề liên quan đến việc xửngười chưa thành niên như là các hình thức xử phạt, nguyên tắc xử phạt, các biện pháp khắc phục hậu quả, các biện pháp xửvi phạm hành chínhcác biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính. Ngoài ra, Luật cũng có một số điều khoản nằm rải rác các chương các mục khác quy định các vấn đề có liên quan đến việc xửngười chưa thành niên. Còn các vấn đề còn lại thì áp dụng như đối với người chưa thành niên khi vi phạm. Như đã biết, người chưa thành niên có đặc điểm riêng về tâm sinh lý. Việc họ vi phạm pháp luật thường do nhiều yếu tố bên ngoài tác động, thậm chí ngay cả bản thân họ còn chưa nhận thức được hết sự nguy hiểm, tính nghiêm trọng cũng như hậu quả của hành vi vi phạm pháp luật do mình gây ra. Chính thế, việc xử phạt người chưa thành niên cần có những nét đặc thù riêng để phù hợp với loại đối tượng này. Mặt khác, việc xử phạt đối với người chưa thành niên với mục đích chính là giáo dục và giúp đỡ họ trở thành một người công dân tốt chứ không phải là răn đe như đối với người đã thành niên nên việc quy định các biện pháp xử phạt đối với họ riêng biệt cũng là điều cần thiết. Theo Luật xửvi phạm hành chính Việt Nam hiện hành thì các biện pháp xử phạt đối với người chưa thành niên bao gồm: các hình thức xử phạt GVHD: CN. Võ Nguyễn Nam Trung 25 SVTH: Đặng Văn Phước Đề tài: Các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên – Thực trạng huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long vi phạm hành chính, các biện pháp khắc phục hậu quả và các biện pháp thay thế xử phạt đối với người chưa thành niên. 2.1.1. Phạt cảnh cáo Cảnh cáo là hình thức xử phạt thể hiện sự khiển trách công khai của nhà nước mang ý nghĩa giáo dục hơn trừng phạt do cá nhân có thẩm quyền quyết định áp dụng đối với chủ thể vi phạm hành chính. Cảnh cáo thể hiện sự lên án mang tính quyền lực nhà nước, là một trong các hình thức xử phạt nhẹ nhất trong các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính của Luật xửvi phạm hành chính hiện hành được áp dụng đối với những vi phạm hành chính nhỏ lần đầu, do sơ suất, có nhiều tình tiết giảm nhẹ mà chưa gây thiệt hại về vật chất, do không hiểu biết hoặc do tác động của nguyên nhân khách quan và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính25. So với hình thức phạt tiền thì hình thức xử phạt cảnh cáo là nhẹ hơn, nó không có khả năng hạn chế các quyền về tài sản, tác động đến lợi ích vật chất của người vi phạm như là hình thức phạt tiền nhưng hình thức xử phạt cảnh cáo tác động đến sự nhận thức đối với chủ thể vi phạm, giúp họ hiểu hơn về hành vi của mình là trái với các nguyên tắc xử sự chung đã được pháp luật quy định đề từ đó mà các chủ thể này có sự nhận thức đúng đắn hơn và sẽ không tiếp tục thực hiện những hành vi vi phạm đó nữa. Tuy nhiên, cũng như các hình thức xử phạt khác hình thức xử phạt cảnh cáo vẫn thể hiện được sự răn đe, tính nghiêm khắc của nhà nước đối với các chủ thể vi phạm hành chính đó là gây cho người bị xử phạt những tổn thất nhất định về mặt tinh thần, do đó vẫn đảm bảo được tính răn đe và mang tính cưỡng chế nhà nước. Hình thức xử phạt cảnh cáo được người có thẩm quyền ra quyết định dưới hình thức bằng văn bản. Những hành vi vi phạm hành chính bị người có thẩm quyền nhắc nhở bằng lời nói không được coi là hình thức xử phạt cảnh cáo26. dụ như là không coi là phạt cảnh cáo khi chiến sĩ cảnh sát giao thông nhắc người điều khiển xe mô tô là không được điều khiển xe có dung tích xi lanh nhỏ hơn 70 cm3 vào đường cao tốc. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng đối tượng bị áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo không được coi là có án tích và không được ghi vào lí lịch tư pháp. Hình thức xử phạt cảnh cáo khi áp dụng đối với người chưa thành niên có sự khác nhau về điều kiện áp dụng giữa 2 nhóm đối tượng là: Người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi và người chưa thành niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi. 25 Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật hành chính Việt Nam, NXB Công an nhân dân, năm 1998, trang 158. 26 Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật hành chính Việt Nam, NXB Công an nhân dân, năm 1998, trang 158. GVHD: CN. Võ Nguyễn Nam Trung 26 SVTH: Đặng Văn Phước Đề tài: Các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên – Thực trạng huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long Đối với người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi đây là giai đoạn định hình nên suy nghĩ ứng xử mỗi con người và cho đến khi trưởng thành thì những suy nghĩ đó sẽ quyết định nên tính cách con người khi đó. Chính thế mà trong giai đoạn này điều cần nhất là cần khuyến khích, giáo dục họ nhận thức một cách đúng đắn nhất, có cách ứng xử sao cho phù hợp với đời sống xã hội với các quy định của pháp luật một cách tích cực và tự giác. Đồng thời khi thực hiện các biện pháp giáo dục đối với họ đòi hỏi phải có sự kiên trì bằng những biện pháp khoan dung ngay cả khi người chưa thành niênhành vi trái với với quy định của pháp luật. Tuy nhiên, một biện pháp giáo dục mang tính khoan dung thì cùng với đó nó cần phải đảm bảo được tính nghiêm khắc thì ý nghĩa của việc giáo dục mới đạt được. Theo quy định của Luật xửvi phạm hành chính hiện hành thì hình thức xử phạt cảnh cáo là hình thức xử phạt được áp dụng đối với mọi hành vi vi phạm hành chính do người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện, còn người chưa thành niên từ đủ 16 tuổi trở lên thì việc áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo được áp dụng như người đã thành niên (Điều 22 Luật xửvi phạm hành chính). Quy định này cho thấy có sự khác biệt nhất định về điều kiện khi áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo đối với người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi và người chưa thành niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi, cụ thể: Đối với người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ bị áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo đối với những vi phạm do lỗi cố ý và không đủ điều kiện để được áp dụng biện pháp thay thế cho xử phạt là nhắc nhở. Điều này cũng đồng nghĩa rằng nếu người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi có dấu hiệu vi phạm hành chính nhưng với những lỗi vô ý hoặc vi phạm hành chính với lỗi cố ý nhưng đối tượng này đủ điều kiện để áp dụng biện pháp nhắc nhở thì họ sẽ không bi áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo. Ví dụ: Nguyễn Văn A, 15 tuổi vào ngày 27/6/2014 khi đang buôn bán thuốc lá dạo thì bất ngờ bị công an kiểm tra. Qua quá trình khám xét công an phát hiện và thu giữ 15 gói thuốc hero (số lượng thuốc mỗi gói là 20 điếu, đây là danh mục hàng cấm và theo quy định của pháp luật thì đây là loại hàng hóa cấm mua bán) và một số loại thuốc khác (tất cả các loại thuốc lá còn lại đều nằm trong danh mục hàng hóa được Chính phủ cho phép kinh doanh). Theo như dụ trên nếu trong trường hợp này đối tượng vi phạmngười chưa thành niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi thì căn cứ vào điểm b Điều 25 của Nghị định 185/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương GVHD: CN. Võ Nguyễn Nam Trung 27 SVTH: Đặng Văn Phước Đề tài: Các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên – Thực trạng huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long mại sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng thì sẽ bị phạt tiền từ 250.000 đồng đến 500.000 đồng (do khi phạt tiền đối với người chưa thành niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi thì mức phạt không được quá 1/2 mức phạt như đối với người đã thành niên) và bị tịch thu số tang vật là hàng cấm nói trên, còn đối với trường hợp của Nguyễn văn A do đối tượng này mới 15 tuổi nên trong trường hợp phát hiện hành vi vi phạm thì căn cứ vào điểm a khoản 1 Điều 5 quy định đối với vi phạm hành chính do người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính với lỗi cố ý và Điều 22 Luật xửvi phạm hành chính quy định cảnh cáo là hình thức xử phạt được áp dụng đối với mọi vi phạm hành chính do người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện vậy trong trường hợp này Nguyễn Văn A sẽ bị áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo. Tuy nhiên, đối với số tang vật bị tịch thu thì đối với trường hợp của Nguyễn Văn A thì cơ quan chức năng cũng sẽ tịch thu và tiêu hủy nó theo đúng như quy định của pháp luật. Đối với người đã thành niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi thì hình thức xử phạt cảnh cáo được áp dụng như đối với người đã thành niên. Tức là khi thực hiện hành vi vi phạm hành chính thì hình thức xử phạt cảnh cáo chỉ được áp dụng đối với họ khi hành vi vi phạm đó là một “vi phạm hành chính nhỏ” chưa gây thiệt hại về vật chất, mức độ xâm hại đối với trật tự quản lý nhà nước không lớn hoặc vi phạm hành chính lần đầu, do sơ suất hoặc tác động của những nguyên nhân khách quan, hoặc thuộc trường hợp có tình tiết giảm nhẹ được quy định tại Điều 9 Luật xửvi phạm hành chính. Khi xem xét hành vi vi phạm hành chính do người chưa thành niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi thực hiện và đứng trước sự lựa chọn phạt cảnh cáo hay phạt tiền thì theo người viết cá nhân có thẩm quyền xử phạt có thể coi dấu hiệu về mặt chủ thể là người chưa thành niên để quyết định phạt cảnh cáo. Đối với trường hợp này thì người viết cho rằng đối với nhóm đối tượng này thì chỉ cần áp dụng các biện pháp nhằm quản lý và giáo dục lại họ mà không cần phải áp dụng các biện pháp nhằm trừng phạt mang tính răn đe vi phạm hành chính của các chủ thể trong độ tuổi này là kết quả của sự thiếu quan tâm hay sự giáo dục không đầy đủ từ phía gia đình, nhà trường và xã hội, phản ánh sự bồng bột, tự phát thiếu hiểu biết của người chưa thành niên. 2.1.2. Phạt tiền Phạt tiền là một trong các hình thức xử phạt chính, được coi là hình thức xử phạt chủ yếu trong xử phạt vi phạm hành chính. Trong các hình thức xử phạt, phạt GVHD: CN. Võ Nguyễn Nam Trung 28 SVTH: Đặng Văn Phước Đề tài: Các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên – Thực trạng huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long tiền được áp dụng phổ biến hơn với đa số các vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước. Hình thức xử phạt phạt tiền là một hình thức xử phạt mang tính chất tài sản, trong hình thức xử phạt này thì tính chất phạt được thể hiện rất rõ đó là việc tước bỏ của các chủ thể có hành vi vi phạm hành chính một khoản tiền nhất định thuộc sở hữu của họ để sung vào công quỹ nhà nước. Phạt tiền còn trực tiếp tác động đến lợi ích vật chất, lợi ích kinh tế đối với chủ thể vi vi phạm hành chính, gây cho họ hậu quả bất lợi về tài sản. Chính các lí do này mà hình thức xử phạt tiền có hiệu quả rất lớn trong việc đấu tranh phòng và chống vi phạm hành chính. Theo quy định của Luật xửvi phạm hành chính hiện hành thì không có quy định về mức phạt tiền cụ thể đối với người chưa thành niên khi thực hiện hành vi vi phạm hành chính. Tuy nhiên, mức phạt tiền đối với cá nhân là đã người thành niên lại quy định một cách cụ thể là tại Điều 23 với mức tối thiểu là 50.000 đồng, tối đa là 1.000.000.000 đồng và theo nguyên tắc áp dụng hình thức phạt tiền đối với người chưa thành niên là không quá 1/2 như đối với người đã thành niên thì cá nhân có thẩm quyền ra quyết định xử phạt phải ngầm đưa ra một khung ảo đối với từng hành vi, cụ thể khi xử phạt tiền và tuân thủ tuyệt đối theo nguyên tắc được quy định tại khoản 3 Điều 134 là không quá 1/2 mức phạt tiền như đối với người đã thành niên. Theo nguyên tắc này thì cá nhân có thẩm quyền xử phạt cũng có thề đưa ra một khung ảo đối với mức phạt tiền tối thiểu và tối đa đối với người chưa thành niên là mức tối thiểu là 25.000, tối đa là 500.000.000. Ngoài nguyên tắc này thì tại khoản 3 Điều 134 Luật xửvi phạm hành chính đã quy định một cách rất cụ thể khi áp dụng hình thức phạt tiền đối với người chưa thành niên, cụ thể “ Việc áp dụng hình thức xử phạt, quyết định mức xử phạt đối với người chưa thành niên vi phạm hành chính phải nhẹ hơn so với người thành niên có cùng hành vi vi phạm hành chính. Trường hợp người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi vi phạm hành chính thì không áp dụng hình thức phạt tiền. Trường hợp người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi vi phạm hành chính bị phạt tiền thì mức tiền phạt không quá 1/2 mức tiền phạt áp dụng đối với người thành niên; trường hợp không có tiền nộp phạt hoặc không có khả năng thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả thì cha mẹ hoặc người giám hộ phải thực hiện thay” Theo nguyên tắc trên có thể thấy rằng điểm đặc thù khi xử phạt người chưa thành niên là ngoài mức phạt tiền không quá 1/2 như đối với người đã thành niên có cùng hành vi vi phạm. Tùy vào từng độ tuổi cụ thể mà ta có thể đưa ra quyết định phạt tiền hay không phạt tiền đối với người chưa thành niên, cụ thể đối với người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thì sẽ không áp dụng hình thức phạt tiền. Quy định này được nhà nước đưa ra dựa trên sự đánh giá là hầu như các đối tượng GVHD: CN. Võ Nguyễn Nam Trung 29 SVTH: Đặng Văn Phước Đề tài: Các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên – Thực trạng huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long này đều chưa có thu nhập, tài sản riêng của đối tượng này có là rất ít và suy nghĩ và hành vi vi phạm của họ là rất đơn giản không hề được suy tính trước, đối tượng này vi phạm do họ chưa nhận thức đầy đủ, chưa nhận được sự quan tâm từ gia đình và xã hội một cách đầy đủ nhất. Chính thế mà khi xử phạt người chưa thành niên không cần thiết phải răn đe mà chỉ với mục đích là giáo dục để hoàn thiện nhân cách cho họ và giúp họ trở thành một người công dân tốt có ích cho xã hội. Còn đối với đối tượng người chưa thành niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi thì đây là đối tượng tượng có thể áp dụng hình thức phạt tiền. Tuy nhiên, khi áp dụng hình thức phạt tiền đối với nhóm đối tượng này thì mức phạt tiền không được quá 1/2 mức phạt tiền như đối với người đã thành niên đây là quy định được nhà nước xây dựng dựa vào các tiêu chí như là: phần lớn các đối tượng này đều chưa có thu nhập hoặc thu nhập rất thấp, suy nghĩ của họ đang trong giai đoạn bắt đầu hình thành và họ cần được giáo dục lại để tự hoàn thiện mình hơn. Chính điều này mà khi xử phạt đối với đối tượng này cần phải xác định giáo dục họ là chính nhưng bên cạnh đó cũng cần xử phạt họ để đảm bảo được tính răn đe và sự nghiêm minh của pháp luật mà từ đó mà họ tránh xa không còn thực hiện hành vi trái pháp luật nữa. Ví dụ: Nguyển Văn B (là người chưa thành niên) điều khiển xe mô tô dung 3 tích 50cm đang chạy trên quốc lộ 1A đoạn qua địa phận tỉnh Tiền Giang đến cầu Tân Hương thì Nguyễn Văn B cho xe quay đầu trên cầu. Đúng lúc này, có 2 chiến sĩ CSGT tuần tra và phát hiện được hành vi vi phạm của Nguyễn văn B và tiến hành xử phạt đối với đối tượng này. Theo quy định tại điểm h khoản 2 Điều 6 Nghị định 171/2013 NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đường bộ và đường sắt thì khi một đối tượng là người đã thành niên vi phạm tại khoản này thì sẽ bị phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng nhưng trong trường hợp này đối với đối tượng Nguyễn Văn B khi tiến hành xử phạt các chiến sĩ CSGT cần phải xem xét về độ tuổi nếu nguyễn Văn B nằm trong độ tuổi từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thì không được áp dụng hình thức phạt tiền còn nếu nằm trong độ tuổi từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi thì đây là đối tượng được áp hình thức phạt tiền. Tuy nhiên, khi áp dụng hình thức phạt tiền đối với trường hợp của Nguyễn Văn B thì các chiến sĩ CSGT cần phải tuân thủ theo nguyên tắc đối với đối tượng này là mức phạt tiền không được quá 1/2 mức phạt tiền đối với người đã thành niên có cùng hành vi vi phạm. Tức là trong trường hợp này các chiến sĩ CSGT tiến hành xử phạt Nguyễn Văn B phải nằm trong khung từ 40.000 đồng đến 50.000 đồng. GVHD: CN. Võ Nguyễn Nam Trung 30 SVTH: Đặng Văn Phước Đề tài: Các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên – Thực trạng huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long Khi áp dụng hình thức phạt tiền đối với người chưa thành niên nếu người chưa thành niên không có khả năng thực hiện thì cha, mẹ hoặc người giám hộ phải thực hiện thay cho cho người chưa thành niên. Trường hợp thực hiện thay cho này không đồng nghĩa là họ đã thực hiện hành vi vi phạm hành chính, cũng không đồng nghĩa là họ bị quy kết có hành vi vi phạm mà họ chỉ thực hiện thay cho người chưa thành niên nghĩa vụ có tính chất tài sản. Đây thực chất là pháp luật xác định trách nhiệm của cha, mẹ hoặc người giám hộ đối với hành vi vi phạm của con em mình hoặc người có trách nhiệm giám hộ. Quy định về việc nộp phạt thay của Luật xửvi phạm hành chính giúp cho hình thức này trở thành hình thức xử phạt thật sự, quy định này còn giúp cho việc nâng cao trách nhiệm của cha mẹ đối với con chưa thành niên và của người giám hộ đối với người mình có trách nhiệm giám hộ để từ đó mà việc giáo dục đối với đối tượng này được thực hiện ngày một tốt hơn, mang lại hiệu quả cao hơn góp phần giảm được tình trạng người chưa thành niên vi phạm hành chính trong xã hội hiện nay. 2.1.3. Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính Tịch thu tang vật phương tiện vi phạm hành chính là việc sung vào công quỹ nhà nước vật, tiền, hàng hóa, phương tiện có liên quan trực tiếp đến vi phạm hành chính. Đây thực chất là việc nhà nước tước bỏ quyền sở hữu của người vi phạm và chuyển quyền sở hữu đó sang thuộc quyền sở hữu của nhà nước. Những vật không có giá trị, không sử dụng được hoặc là vật phẩm gây hại sau khi tịch thu thì người có thẩm quyền ra tiến hành xử phạt phải ra quyết định tiến hành tiêu hủy ngay. Ngoài ý nghĩa là một hình thức xử phạt, việc tịch thu tang vật phương tiện vi phạm hành chính của đối tượng vi phạm còn mang ý nghĩa nhằm loại bỏ hoặc hạn chế khả năng tiếp tục vi phạm hành chính của đối tượng vi phạm. Hình thức xử phạt tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính được áp dụng đối với người chưa thành niên cũng tưng tự như người đã thành niên. Tức là hình thức xử phạt này được áp dụng đối với người chưa thành niên với tư cách là hình thức xử phạt bổ sung đối với những vi phạm hành chính có sử dụng tang vật, phương tiện để vi phạm. Đối với tang vật vi phạm hành chính thì đây là những vật phải có thật mà người chưa thành niên có được nó là do việc chiếm hữu hay sử dụng đối với tang vật đó là trái với các quy định của pháp luật hoặc đây là các vật mà nhà nước cấm mua bán, trao đổi, sử dụng và các vật phẩm gây hại. Các vật này người chưa thành niên có được do hành vi vi phạm hành chính nên trong trường hợp này mọi tang vật đều phải được tịch thu và xử lý theo đúng như quy định của pháp luật. GVHD: CN. Võ Nguyễn Nam Trung 31 SVTH: Đặng Văn Phước Đề tài: Các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên – Thực trạng huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long Ví dụ: Một công dân Việt Nam thực hiện hành vi đem cổ vật của quốc gia đem bán trái phép qua biên giới nước campuchia. Nếu trong trường hợp này bị cơ quan chức năng phát hiện thì di vật, cổ vật, bảo vật này sẽ bi tịch thu đây là loại hàng hóa mà nhà nước cấm mua bán trái phép ra nước ngoài dựa vào cơ sở pháp lý là căn cứ vào khoản 4 Điều 24 Nghị định 98/2010/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của của Luật di sản văn hóa và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa và tại điểm a khoản 4 Điều 10 Nghị định 185/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng. Đối với phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính thì theo quy định tại Điều 26 Luật xửvi phạm hành chính thì chỉ tịch thu đối với những phương tiện có liên quan trực tiếp đến vi phạm hành chính và chỉ những vi phạm nào có mức độ nguy hiểm đáng kể thì hình thức xử phạt này mới được áp dụng và xem đây như là một hình thức xử phạt bổ sung. Ví dụ: Vào ngày 25/5/2014 thì C (16 tuổi) có xảy ra mâu thuẫn với B nên trong lúc tức giận thì C đã về nhà lấy chiếc búa chẻ củi qua tìm B để tính chuyện nhưng trong quá trình đi thì C sợ bị mọi người phát hiện nên về nhà lấy chiếc xe máy của mình đi và bỏ cây búa vào đó để không cho mọi người phát hiện. Trong trường hợp này nếu C và B có đánh nhau và cây búa là hung khí chính của việc vi phạm (hành vi dùng búa đánh người của C chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự) thì ngoài phải chịu xử phạt vi phạm hành chính theo điểm a khoản 3 Điều 5 Nghị định 167/2013 NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình thì còn có thể sẽ bị tịch thu phương tiện (trong trường hợp này xe thuộc quyền sở hữu của C) theo khoản 5 Điều 5 của nghị định này. Tuy nhiên, khi áp dụng biện pháp là tịch thu phương tiện vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên thì cá nhân có thẩm quyền ra quyết định xử phạt cần phải xem xét đến đối tượng sở hữu phương tiện đó là của ai để đưa ra biện pháp khác cho thích hợp, cụ thể: Nếu phương tiện thuộc sở hữu của người chưa thành niên hoặc không phải sở hữu của người chưa thành niên nhưng chủ sở hữu phương tiện này có lỗi trong việc để người chưa thành niện sử dụng phương tiện để vi phạm thì phương tiện đó sẽ bị tịch thu và sung vào công quỹ nhà nước. GVHD: CN. Võ Nguyễn Nam Trung 32 SVTH: Đặng Văn Phước Đề tài: Các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên – Thực trạng huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long Nếu phương tiện được sử dụng để vi phạm do người chưa thành niên chiếm hữu bất hợp pháp của chủ thể khác mà có thì khi xửđối với loại phương tiện này thì người có thẩm quyền cần phải xem xét để trả về cho chủ sở hữu hợp pháp. Khi áp dụng biện pháp tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có điểm đặc biệt cần lưu ý rằng dù cho tang vật phương tiện đó được chủ thể vi phạm có được do sự chiếm đoạt, sử dụng trái phép nhưng nếu đó là văn hóa phẩm độc hại, hàng giả không có giá trị sử dụng, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người hoặc những vật thuộc loại nhà nước cấm lưu hành thì sẽ bị thu để tiêu hủy theo quy định của pháp luật mà không cần phải xem xét chúng là sở hữu của ai. 2.2. Các biện pháp khắc phục hậu quả Ngoài việc áp dụng các hình thức xử phạt vi phạm hành chính các cá nhân tổ chức khi thực hiện hành vi vi phạm hành chính có thể gây hậu quả thực tế xảy ra các biện pháp đó cần phải được khắc phục theo đúng như quy định của pháp luật. Khắc phục hậu quả có thể được hiểu là việc một cá nhân hay tổ chức khi thực hiện hành vi vi phạm hành chính có gây ra hậu quả thì phải khắc phục các hậu quả đó theo đúng như pháp luật nhằm hạn chế đến mức thấp nhất những thiệt hại do các hậu quả đó cho các tổ chức, cá nhân khác. Về mặt bản chất, các biện pháp này mang tính cưỡng chế hành chính nhưng biện pháp này không có tính trừng phạt đối với người thực hiện hành vi vi phạm hành chính mà nó chỉ nhằm mục đích khắc phục những hậu quả do hành vi vi phạm hành chính để lại trên thực tế. Đối với người chưa thành niên các biện pháp khắc phục hậu quả vẫn được áp dụng tương tự như người đã thành niên. Tuy nhiên, khi áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với nhóm đối tượng này ta cần phải cân nhắc thật kĩ về độ tuổi, tâm sinh lý, mức độ trưởng thành và năng lực trách nhiệm hành chính của người chưa thành niên khi tham gia vào quan hệ pháp luật hành chính. Trên cơ sở đó mà theo Luật xửvi phạm hành chính hiện hành được quy định tại khoản 2 Điều 135 chỉ áp dụng 4 trong số 9 biện pháp khắc phục hậu quả được quy định tại điều 28 của Luật để áp dụng đối với người chưa thành niên. Đây được coi là những biện pháp khắc phục hậu quả phù hợp nhất đề áp dụng đối với đối tượng này, quy định này nó cũng đảm bảo được khả năng thực hiện đối với đối tượng này đồng thời nó củng đảm bảo được tính hiệu quả của việc thực hiện. Bên cạnh đó, để đảm bảo các biện pháp khắc phục hậu quả được thực hiện một cách triệt để, nhanh chóng, kịp thời, đúng với quy định của pháp luật và cũng để nâng cao trách nhiệm của cha mẹ đối với con mình hoặc nâng cao trách nhiệm của người GVHD: CN. Võ Nguyễn Nam Trung 33 SVTH: Đặng Văn Phước Đề tài: Các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên – Thực trạng huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long giám hộ đối với người được giám hộ thì tại khoản 3 Điều 134 Luật xửvi phạm hành chính quy định trường hợp mà người chưa thành niên không có khả năng thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả thì cha mẹ hoặc là người giám hộ phải thực hiện thay cho người chưa thành niên. 2.2.1. Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu Khi thực hiện một hành vi vi phạm hành chính các chủ thể thực hiện hành vi này thường gây ra các hậu quả nhất định làm thay đổi hiện trạng ban đầu của đối tượng bị vi phạm hay nói cách khác là làm thay đổi tình trạng ban đầu của đối tượng bị vi phạm. Ví dụ: Hành vi trồng cây xanh không đúng nơi quy định. Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu được hiểu là khi một chủ thể đã thực hiện hành vi phạm hành chính dẫn đến những thay đổi so với tình trạng ban đầu của sự vật, sự vật bị thay đổi do tác động trực tiếp của vi phạm hành chính, thì phải tự mình bằng mọi cách đưa sự vật nói trên trở lại trạng thái ban đầu như trước khi thực hiện hành vi vi phạm. Ví dụ: Cá nhân, tổ chức có hành vi tự ý tháo, mở, làm hư hỏng nắp cống thì theo quy định tại điểm c khoản 5 và điểm b khoản 6 Điều 15 Nghị định 171/2013/NĐCP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt có hiệu lực từ ngày 1/1/2014 thì ngoài chịu bị xử phạt hành chính cá nhân, tổ chức này còn phải bị buộc khôi phục lại ban đầu do hành vi vi phạm hành chính gây ra, tức là nếu tự ý tháo mỡ thì phải đặt nắp cống lại nguyên vị trí cũ còn nếu hư hỏng thì phải làm lại để khắc phục. Biện pháp khắc phục hậu quả này được áp dụng đối với người chưa thành niên cũng tương tự như người đã thành niên tức là được áp dụng đối với những vi phạm hành chính do người chưa thành niên thực hiện làm thay đổi hiện trạng ban đầu của đối tượng bị vi phạm. Cùng với việc phải chịu áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả này người chưa thành niên còn phải chịu xử phạt vi phạm hành chính. Biện pháp này nhằm đảm bảo tính răn đe, nghiêm minh của pháp luật, đảm bảo nguyên tắc “mọi vi phạm hành chính gây ra cần phải được khắc phục” đồng thời đảm bảo lợi ích của nhà nước, lợi ích hợp pháp của cá nhân và tổ chức. Đây là một biện pháp được áp dụng bổ sung cùng với các hình thức xử phạt vi phạm hành chính khi người chưa thành niên vi phạm. Tuy nhiên, nếu như biện pháp GVHD: CN. Võ Nguyễn Nam Trung 34 SVTH: Đặng Văn Phước Đề tài: Các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên – Thực trạng huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long khắc phục hậu quả này thuộc trường hợp được quy định tại khoản 2 Điều 65 Luật xử lý vi phạm hành chính thì biện pháp này sẽ được áp dụng một cách độc lập27. Mọi vi phạm hành chính do người chưa thành niên thực hiện nếu có hậu quả thực tế xảy ra đều có thể áp dụng biện pháp này. Tuy nhiên, khi áp dụng biện pháp này cần phải lưu ý là khi cá nhân có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả này đối với người chưa thành niên thì trong quyết định đó cần phải ghi rõ thông tin đối tượng cần phải được khôi phục cũng như là các yêu cầu cụ thể của việc khôi phục chứ không nên ghi chung chung là “khôi phục lại tình trạng ban đầu” mà không biết tình trạng ban đầu đó là như thế nào từ đó dẫn đến việc thực hiện không đảm bảo được yêu cầu, khó khăn trong việc thực hiện28. 2.2.2. Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh Biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh do các vi phạm hành chính gây ra là một trong các biện pháp khắc phục hậu quả trong xử phạt vi phạm hành chính được quy định trong Luật xửvi phạm hành chính. Như đã biết, tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh có tính chất rất nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, đời sống cộng đồng và môi trường sinh thái chung. Mặt khác, nó có phạm vi ành hưởng lớn, khả năng lây lan nhanh và rộng, nếu không có biện pháp ngăn chặn và khắc phục kịp thời, tình trạng ô nhiễm môi trường lây lan dịch bệnh có thể gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng và những nguy hiểm do hậu quả này gây ra là không thể lường trước được. Chính thế mà pháp luật quy định biện pháp khắc phục này là nhằm bảo vệ sức khỏe con người, lợi ích chung của cộng đồng, và bảo vệ môi trường sinh thái chung. Đây là biện pháp áp dụng đối với vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, vệ sinh môi trường và vệ sinh phòng dịch29. Khi người chưa thành niên thực hiện hành vi vi phạm hành chính thì các hành vi này thường gây ra tác động xấu đến môi trường, gây ra khả năng dịch bệnh có thể bị lây lan ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người và có thể gây thiệt hại cho nền kinh tế. Chính sự nguy hiểm như vậy cùng với tình chất của nó là lây lan rất nhanh nên các nhà làm Luật nước ta đã cụ thể hóa và đưa vào trong văn bản quy phạm pháp luật, cụ thể là tại điểm 27 Nguyễn Ngọc Duy, Bình luận Luật xửvi phạm hành chính và trình tự, thủ tục xem xét quyết định áp dụng các biện pháp xửhành chính, NXB Hồng Đức, năm 2014, trang 43. 28 Nguyễn Ngọc Duy, Bình luận Luật xửvi phạm hành chính và trình tự, thủ tục xem xét quyết định áp dụng các biện pháp xửhành chính, NXB Hồng Đức, năm 2014, trang 43. 29 Nguyễn Ngọc Duy, Bình luận Luật xửvi phạm hành chính và trình tự, thủ tục xem xét quyết định áp dụng các biện pháp xửhành chính, NXB Hồng Đức, năm 2014, trang 44. GVHD: CN. Võ Nguyễn Nam Trung 35 SVTH: Đặng Văn Phước Đề tài: Các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên – Thực trạng huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long b khoản 2 Điều 135 Luật xửvi phạm hành chính được áp dụng là khi người chưa thành niên vi phạm hành chính mà gây ra các hậu quả này thì nó cần phải được đình chỉ ngay và tiến hành các biện pháp khắc phục để hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại thực tế xảy ra. Ngoài ra, để đảm bảo cho lợi ích chung, đảm bảo nguyên tắc “mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục” thì nếu người chưa thành niên không có khả năng thực hiện các biện pháp khắc phục này thì cha mẹ hoặc người giám hộ của họ phải thực hiện thay và nếu những người này vẫn không thực hiện thì cá nhân có thẩm quyền sẽ ra quyết định cưỡng chế buộc họ phải thực hiện. Cũng như các biện pháp khắc phục hậu quả khác biện pháp khắc phục hậu quả này này cũng được áp dụng như là một biện pháp xử phạt bổ sung kèm theo đó là một hình thức xử phạt vi phạm hành chính. Tuy nhiên, nếu người chưa thành niên thực hiện hành vi vi phạm hành chính thuộc khoản 2 Điều 65 Luật xửvi phạm hành chính mà gây ra hậu quả thì biện pháp này sẽ được áp dụng một cách độc lập30. Mọi vi phạm hành chính có gây hậu quả nêu trên đều có thể bị áp dụng biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng khi cá nhân có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả này đối với đối tượng vi phạm hành chính mà cụ thể đây là người chưa thành niên thì cần phải ghi cụ thể các yêu cầu của việc thực hiện, các công việc cụ thể cũng như là trình tự công việc cần làm để khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh một cách có hiệu quả, tránh ghi chung chung khó hiểu dẫn đến khó thực hiện và hiệu quả công việc cũng không đạt được31. 2.2.3. Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường; văn hóa phẩm có nội dung độc hại. Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường; văn hóa phẩm có nội dung độc hại là biện pháp khắc phục hậu quả được Luật xửvi phạm hành chính hiện hành quy định nhằm bảo vệ những giá trị về sức khỏe, cuộc sống vật chất và những giá trị về mặt tinh thần của toàn thể cộng đồng. Biện pháp này chủ yếu được sử dụng để khắc phục các hậu quả do vi phạm hành chính trong các lĩnh vực có liên quan đến việc kinh doanh những sản phẩm liên quan đến đời sống con người như thuốc chữa bệnh, thực phẩm và văn hóa phẩm phục vụ cho đời sống tinh thần. 30 Nguyễn Ngọc Duy, Bình luận Luật xửvi phạm hành chính và trình tự, thủ tục xem xét quyết định áp dụng các biện pháp xửhành chính, NXB Hồng Đức, năm 2014, trang 44. 31 Nguyễn Ngọc Duy, Bình luận Luật xửvi phạm hành chính và trình tự, thủ tục xem xét quyết định áp dụng các biện pháp xửhành chính, NXB Hồng Đức, năm 2014, trang 44. GVHD: CN. Võ Nguyễn Nam Trung 36 SVTH: Đặng Văn Phước Đề tài: Các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên – Thực trạng huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long Hàng hóa gây hại cho sức khỏe con người là những sản phẩm do con người tạo ra để phục vụ cho cuộc sống hằng ngày. Những hàng hóa này khi được đưa vào sử dụng có thể sẽ ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sức khỏe con người và nguy hiểm hơn có khi là đến cả tính mạng. Chính vậy, việc tiêu hủy các loại hàng hóa này là vô cùng cần thiết để bảo vệ tính mạng và sức khỏe của con người. “Ví dụ: Ngày 15/04/2014, Đội 4 phối hợp với Chi cục hải quan cảng Sài Gòn khu vực I kiểm tra thực tế lô hàng thực phẩm của Chi nhánh Công ty TNHH thương mại Quốc tế Hải Phòng, gồm 7 mặt hàng (ô mai, dầu hào, dầu mè, tương chua ngọt, bạch quả khô, bột sương sáo và rong biển khô) là thực phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc, trị giá 120,7 triệu đồng. Kết quả giám định đã phát hiện 3 mặt hàng là ô mai mận, rong biển khô và bột sương sáo không đạt tiêu chuẩn chất lượng công bố. Trong đó, 2 mặt hàng bột sương sáo và rong biển khô có chứa hàm lượng chì, Asen cao gấp vài chục lần so với tiêu chuẩn sản phẩm đã công bố và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về hàm lượng kim loại nặng”32. Ví dụ trên cho thấy nếu để 3 mặt hàng không đủ chất lượng là ô mai mận, rong biển khô và bột sương sáo đặc biệt là 2 mặt hàng bột sương sáo và rong biển khô lưu thông trên thị trường là gây ảnh hưởng rất lớn đối với sức khỏe của người tiêu dùng nên trong trường hợp này các loại hàng hóa này cần phải được tịch thu và tiêu hủy đúng theo quy định của pháp luật. Vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường thì đây là những vật có trong tự nhiên, sản phẩm do con người tạo ra có tính chất độc hại, trực tiếp hoặc gián tiếp gây ảnh hưởng không tốt đến môi trường sống, tới sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường. Những vật, sản phẩm này gây độc hại có thể ảnh hưởng tới sự phát triển hoặc làm cho con người, vật nuôi, cây trồng bị bệnh hoặc chết, hay có thể gây ô nhiễm môi trường tác động mạnh đến sự sống của con người, vật nuôi và cây trồng. Ví dụ: khi phát hiện các loại gia cầm mắc bệnh truyền nhiễm hay các loại thuốc hóa học có tính chất độc hại mà không rõ nguồn gốc thì các vật phẩm này cần phải được tịch thu và tiêu hủy ngay để tránh nguy cơ gây ra ảnh hưởng đến môi trường, đe dọa đến cuộc sống của con người, vật nuôi và cây trồng. 32 Phát hiện 16 tấn bột sương sáo NK nhiễm độc nặng, http://www.baohaiquan.vn/pages/phat-hien-16-tan-botsuong-sao-nk-nhiem-doc-nang.aspx, [truy cập ngày 01/10/2014]. GVHD: CN. Võ Nguyễn Nam Trung 37 SVTH: Đặng Văn Phước Đề tài: Các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên – Thực trạng huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long Văn hóa phẩm có nội dung độc hại được hiểu là các sản phẩm hàng hóa mang ý nghĩa về văn hóa, phục vụ đời sống và tinh thần của con người như là các sản phẩm văn hóa dưới dạng in ấn (tranh, ảnh, sách báo, tạp chí) hoặc dưới dạng sản phẩm của các loại hình nghệ thuật khác như tranh, tượng, phim, ấn phẩm ca nhạc có nội dung hoặc hình thức thể hiện trái với thuần phong mỹ tục hoặc mang tính chất phản động, đồi trụy, có hại đến đời sống văn hóa tinh thần của cộng đồng. Ví dụ: Các loại hàng hóa về văn hóa phẩm phục vụ đời sống tinh thần của cộng đồng như đĩa, băng mang tính khiêu dâm thì các loại hàng hóa này mang tính chất đồi trụy trái với thuần phong mỹ tục nên khi phát hiện nó cần phải được tiêu hủy ngay để tránh ảnh hưởng đến đời sống văn hóa tinh thần chung của cộng đồng. Chính những tác hại của hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường cùng với các văn hóa phẩm có nội dung độc hại nên khi phát hiện nó cần phải được tịch thu và tiêu hủy một cách nhanh nhất theo đúng như quy định của pháp luật để đảm bảo cho lợi ích chung của toàn thể cộng đồng. Tuy nhiên, đối tượng áp dụng trong trường hợp này là người chưa thành niên nên việc áp dụng hình thức này còn mang một ý nghĩa rất đặc biệt nhất là việc phát hiện, tịch thu và buộc tiêu hủy văn hóa phẩm có nội dung độc hại là vô cùng cần thiết nó có thể góp phần cho việc giáo dục về tư tưởng, nhân cách cùng với đó là một tâm hồn trong sáng để từ đó mà người chưa thành niên có thể tránh xa các tệ nạn xã hội, hạn chế các vi phạm pháp luật và trở thành một người công dân có ích cho đất nước. Tuy nhiên, để xác định hàng hóa, vật phẩm do người chưa thành niên lưu thông và tiêu thụ có gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường hay văn hóa phẩm có nội dung độc hại không thì cần phải có kết luận của cơ quan chức năng có thẩm quyền hoặc phải có kết luận của cơ quan giám định, điều này cũng đồng nghĩa rằng nếu hàng hóa, vật phẩm và văn hóa phẩm chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền kết luận là có gây hại thì các vật đó sẽ không bị tiêu hủy33. Cũng như các biện pháp khắc phục hậu quả khác biện pháp này được áp dụng đối với người chưa thành niên có kèm theo hình thức xử phạt chính nhưng biện pháp này vẫn có thể được áp dụng một cách độc lập nếu nó thuộc khoản 2 Điều 65 Luật xử lý vi phạm hành chính34. 33 Nguyễn Ngọc Duy, Bình luận Luật xửvi phạm hành chính và trình tự, thủ tục xem xét quyết định áp dụng các biện pháp xửhành chính, NXB Hồng Đức, năm 2014, trang 45. 34 Nguyễn Ngọc Duy, Bình luận Luật xửvi phạm hành chính và trình tự, thủ tục xem xét quyết định áp dụng các biện pháp xửhành chính, NXB Hồng Đức, năm 2014, trang 45. GVHD: CN. Võ Nguyễn Nam Trung 38 SVTH: Đặng Văn Phước Đề tài: Các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên – Thực trạng huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long 2.2.4. Buộc nộp lại khoản thu bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hoặc buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái với quy định của pháp luật Việc nộp lại các khoản thu bất hợp pháp là việc buộc đối tượng là người chưa thành niên nộp lại các khoản lợi nhuận bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi trái với quy định của pháp luật mà cụ thể đây là trái với các quy định của Luật hành chính. Các khoản thu đó được thể hiện dưới giá trị có thể là tiền, giấy tờ có giá, tài sản và vật có giá trị. Nếu có đầy đủ chứng cứ cho rằng người chưa thành niên có được các tài sản này là do hành vi vi phạm hành chính để thu lợi về một cách bất chính thì cá nhân có thẩm quyền cần phải ra quyết định buộc đối tượng vi phạm phải nộp lại để sung vào công quỹ nhà nước. Ví dụ: Một cá nhân là người chưa thành niên buôn bán các loại hàng hóa nằm trong danh mục hàng cấm, hàng giả được quy định tại Nghị định 185/2013 NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng mà thu được các khoản lợi nhuận ngoài phải chịu các hình thức xử phạt vi phạm hành chính thì người chưa thành niên mua bán các loại hàng hóa trong trường hợp này còn phải bị cá nhân có thẩm quyền ra quyết định buộc phải nộp lại các khoản thu từ hoạt động mua bán này Buộc nộp lại số tiền bằng giá trị tang vật, phương tiện đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái với các quy định của pháp luật được hiểu là khi chủ thể là người chưa thành niên thực hiện hành vi vi phạm hành chính thì sau khi thực hiện hành vi vi phạm hành chính đó họ cố tình tẩu tán, tiêu hủy hay tiêu thụ một cách trái phép các tang vật hoặc phương tiện vi phạm. Mục đích chính của họ trong trường hợp này là nhằm thu được lợi nhuận hoặc để trốn tránh hành vi vi phạm của mình gây khó khăn cho hoạt động xửvi phạm hành chính của cơ quan chức năng thì theo quy định của pháp luật người chưa thành niên thực hiện hành vi trong trường hợp này phải nộp lại số tiền bằng với giá trị của tang vật hoặc phương tiện đã bị tiêu thụ, tẩu tán một cách trái phép trước đó. Ví dụ: Khi một cá nhân là người chưa thành niên tham gia vào hoạt động đua xe trái phép thì theo quy định tại khoản 4 Điều 34 của Nghị định 171/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt thì ngoài bị xử phạt vi phạm hành chính phương tiện này còn phải bị tịch thu nhưng trong trường hợp người chưa thành niên vi phạm cố tình đốt xe để tiêu hủy tang vật vi phạm gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan điều tra nhằm trốn tránh GVHD: CN. Võ Nguyễn Nam Trung 39 SVTH: Đặng Văn Phước Đề tài: Các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên – Thực trạng huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long hành vi vi phạm của mình. Trong trường hợp này, người chưa thành niên ngoài phải chịu hình thức xử phạt vi phạm hành chính họ phải nộp lại một khoản tiền tương đương với giá trị của chiếc xe để sung vào công quỹ nhà nước theo đúng quy định của pháp luật. Biện pháp khắc phục hậu quả này nhằm khắc phục triệt để thiệt hại và đảm bảo nguồn thu ngân sách cũng như đảm bảo nguồn lợi về vật chất cho đối tượng bị thiệt hại do vi phạm hành chính gây ra và nâng cao tính hiệu quả trong xử phạt vi phạm hành chính35. Chính các lý do nêu trên mà cùng với việc xử phạt vi phạm hành chính nếu xác định được người chưa thành niên thực hiện hành vi vi phạm hành chính có thu lợi bất chính (thu lợi bất hợp pháp) từ vi phạm hành chính hoặc chiếm đoạt tài sản của cá nhân, tổ chức khác hoặc tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy phương tiện nhằm trốn tránh hành vi vi phạm của mình trái với quy định của pháp luật thì biện pháp này phải được áp dụng kèm theo để đảm bảo tính răn đe, nghiêm minh của pháp luật đồng thời đảm bảo được lợi ích của nhà nước, cá nhân và tổ chức. Biện pháp khắc phục hậu quả này cũng có thể được áp dụng một cách độc lập nếu thuộc trường hợp được quy định tại khoản 2 Điều 65 Luật xửvi phạm hành chính36. 2.3. Các biện pháp thay thế xử phạt vi phạm hành chính Tùy thuộc vào tính chất và mức độ gây nguy hiểm mà họ gây ra cho xã hội mà cơ quan có thẩm quyền có thể lựa chọn một trong hai biện pháp chế tài này để áp dụng. Còn theo pháp luật quốc tế thì cả 2 hệ thống này hình thành nên một phần của hệ thống tư pháp đối với người chưa thành niên. Theo Công ước về quyền trẻ em mà Việt Nam là một quốc gia thành viên (phê chuẩn ngày 20/2/1990) và các chuẩn mực quốc tế khác về tư pháp người chưa thành niên yêu cầu các quốc gia thành viên “bất cứ khi nào thấy thích hợp và cần thiết” phải thúc đẩy quà trình hình thành các biện pháp để xửngười chưa thành niên vi phạm pháp luật mà không sử dụng quá trình tố tụng tư pháp, miễn là các quyền con người và những bảo đảm pháp lý được tôn trọng đầy đủ. Tất cả những điều đó chính là quá trình xử lý chuyển hướng đối với người chưa thành niên vi phạm pháp luật, các vấn đề này đã được các cơ quan lập 35 Nguyễn Ngọc Duy, Bình luận Luật xửvi phạm hành chính và trình tự, thủ tục xem xét quyết định áp dụng các biện pháp xửhành chính, NXB Hồng Đức, năm 2014, trang 46. 36 Nguyễn Ngọc Duy, Bình luận Luật xửvi phạm hành chính và trình tự, thủ tục xem xét quyết định áp dụng các biện pháp xửhành chính, NXB Hồng Đức, năm 2014, trang 47. GVHD: CN. Võ Nguyễn Nam Trung 40 SVTH: Đặng Văn Phước Đề tài: Các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên – Thực trạng huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long pháp Việt Nam tiếp thu và cụ thể hóa trong Luật xửvi phạm hành chính gọi là các biện pháp thay thế cho xửvi phạm hành chính. Còn trong các văn bản quy phạm pháp luật khác của Việt Nam cũng đã ghi nhận một số nguyên tắc và quy định là cơ sở pháp lý để có thể áp dụng các biện pháp xử lý chuyển hướng đối với người chưa thành niên vi phạm pháp luật như là Điều 37 Hiến pháp năm 2013 “Trẻ em được Nhà nước, gia đình và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục; được tham gi avàocác vấn đề về trẻ em. Nghiêm cấm xâm hại, hành hạ, ngược đãi, bỏ mặc, lạm dụng, bóc lột sức lao động và những hành vi khác vi phạm quyền trẻ em”37, khoản 1 Điều 5 Luật Bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em năm 2004 “Việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là trách nhiệm của gia đình, nhà trường, Nhà nước, xã hội và công dân. Trong mọi hoạt động của cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân có liên quan đến trẻ em thì lợi ích của trẻ em phải được quan tâm hàng đầu”, khoản 3 Điều 36 Luật Bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em năm 2004 “Việc xử lý trẻ em có hành vi vi phạm pháp luật chủ yếu nhằm giáo dục, giúp đỡ để trẻ em nhận thấy sai lầm, sửa chữa sai lầm và tiến bộ”38, khoản 1 Điều 58 Luật Bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em năm 2004 “Trẻ em vi phạm pháp luật được gia đình, nhà trường và xã hội giáo dục, giúp đỡ để sửa chữa sai lầm, có ý thức tôn trọng pháp luật, tôn trọng quy tắc của đời sống xã hội và sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội. Việc tổ chức giáo dục trẻ em vi phạm pháp luật chủ yếu được thực hiện tại cộng đồng hoặc đưa vào trường giáo dưỡng”39. Bên cạnh đó, Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009 cũng có một số điều luật ghi nhận quy định quá trình chuyển hướng này như tại khoản 1 Điều 69 “Việc xửngười chưa thành niên phạm tội chủ yếu nhằm giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành công dân có ích cho xã hội”40, khoản 2 Điều 69 “Người chưa thành niên phạm tội có thể được miễn trách nhiệm hình sự, nếu người đó phạm tội ít nghiêm trọng hoặc tội nghiêm trọng, gây hại không lớn, có nhiều tình tiết giảm nhẹ và được gia đình hoặc cơ quan, tổ chức nhận giám sát, giáo dục”41 và tại khoản 3 Điều 69 thì “Việc truy cứu trách nhiệm hình sự người chưa thành niên phạm tội và áp dụng hình phạt đối với họ được thực hiện chỉ trong trường hợp cần thiết và phải căn cứ vào tính chất của hành vi phạm tội, vào những đặc điểm về nhân thân và yêu cầu của việc phòng ngừa tội phạm”42. 37 Điều 37 Hiến pháp năm 2013. Khoản 3 Điều 36 Luật Bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em năm 2004. 39 Khoản 1 Điều 58 Luật Bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em năm 2004. 40 Khoản 1 Điều 69 Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009. 41 Khoản 2 Điều 69 Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009. 42 Khoản 3 Điều 69 Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009. 38 GVHD: CN. Võ Nguyễn Nam Trung 41 SVTH: Đặng Văn Phước Đề tài: Các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên – Thực trạng huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long Qua các văn bản trên mà có thể dễ nhận thấy mục đích chính của nhà nước ta khi xửngười chưa thành niên vi phạm pháp luật nói chung và vi phạm hành chính nói riêng là nhằm bảo vệ và giáo dục lại họ trên cơ sở là huy động sự tham gia của cộng đồng và gia đình của người chưa thành niên vi phạm giúp họ hiểu được việc làm sai trái của mình và tự bản thân sữa chữa lại những sai lầm đó. Cùng với đó là vấn đề đảm bảo lợi ích cho họ, lựa chọn các hình thức xử lý cho phù hợp nhất cũng được các văn bản trên nêu ra chính điều này này sẽ giúp cho việc xử lý đạt được kết quả tối ưu nhất. 2.3.1. Nhắc nhở Nhắc nhở là biện pháp thay thế xửvi phạm hành chính để chỉ ra những lỗi vi phạm do người chưa thành niên thực hiện mà theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính. Biện pháp nhắc nhở chỉ được áp dụng khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện để áp dụng theo đúng quy định của pháp luật. Đối tượng áp dụng: Biện pháp này mang tính trực tiếp, đơn giản, nhanh gọn và phù hợp với nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên là nhanh chóng, công khai, khách quan, đảm bảo công bằng. Đây là biện pháp thay thế cho xửvi phạm hành chính do người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi thực hiện, trên cơ sở là đối tượng này đáp ứng đủ điều kiện để áp dụng biện pháp nhắc nhở. Điều kiện áp dụng: Biện pháp nhắc nhở để thay thế cho xửvi phạm hành chính mang tính xã hội dựa vào chính đối tượng, cộng đồng và gia đình của người chưa thành niên vi phạm để thực hiện công tác tác giáo dục đối với họ. Tuy nhiên, khi áp dụng các biện pháp này luật quy định cần phải có điểu kiện như là tự nguyện khai báo, thành thật hối lỗi về hành vi của mình, các điều kiện đó được quy định điểm a, điểm b khoản 1 Điều 139 Luật xửvi phạm hành chính, cụ thể: “Vi phạm hành chính theo quy định bị phạt cảnh cáo. Người chưa thành niên vi phạm đã tự nguyện khai báo, thành thật hối lỗi về hành vi vi phạm của mình”43. Thẩm quyền áp dụng: Theo Luật xửvi phạm hành chính hiện hành thì người có thẩm quyền xửvi phạm hành chínhngười có thẩm quyền xem xét chuyển sang áp dụng các biện pháp thay thế xửvi phạm hành chính. Cụ thể là biện pháp nhắc nhở sẽ giao cho các chủ thể có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính được quy định tại Chương 2 Phần thứ 2 của Luật xửvi phạm hành chính bao gồm: Chủ 43 Điểm a điểm b khoản 1 Điều 139 Luật xửvi phạm hành chính năm 2012. GVHD: CN. Võ Nguyễn Nam Trung 42 SVTH: Đặng Văn Phước Đề tài: Các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên – Thực trạng huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long tịch Ủy ban nhân dân, Công an nhân dân, Bộ đội biên phòng, Cảnh sát biển, Hải quan, Kiểm lâm, Cơ quan thuế, Quản lý thị trường, Thanh tra, Cảng vụ hàng hải, Cảng vụ hàng không, Cảng vụ đường thủy nội địa, Tòa án nhân dân, Cơ quan thi hành án dân sự và các cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nước ngoài. Thủ tục xem xét thi hành áp dụng các biện pháp thay thế xửvi phạm hành chính đối với người chưa thành niên: Các biện pháp thay thế xửvi phạm hành chính là những biện pháp chủ yếu là dựa vào các đối tượng, cộng đồng và gia đình của người chưa thành niên vi phạm vậy mà thủ tục xem xét áp dụng các biện pháp này sẽ ít ghi nhận nhiều đến cơ quan, tổ chức và cá nhân danh nhà nước tham gia vào quá trình này. Nhà nước chỉ tham gia nếu trong quá trình thực hiện mà người chưa thành niên tiếp tục vi phạm. Đối với biện pháp nhắc nhở khi cá nhân có thẩm quyền xem xét và ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo thủ tục xử phạt quy định tại Mục 1 Chương 3 Phần thứ 2 của Luật xửvi phạm hành chính nếu đáp ứng đầy đủ điều kiện để áp dụng biện pháp nhắc nhở thì áp dụng biện pháp này. 2.3.2. Quản lý tại gia đình Theo khoản 1 Điều 140 của Luật xửvi phạm hành chính thì biện pháp quản lý tại gia đình thay thế cho xửvi phạm hành chính áp dụng đối với người chưa thành niên vi phạm các quy định tại khoản 3 Điều 90 của Luật nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự. Biện pháp này cũng sẽ chỉ được áp dụng khi đáp ứng đầy đủ điều kiện theo luật định. Đối tượng bị áp dụng: Biện pháp này được áp dụng đối với người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi thực hiện hành vi trộm cắp, lừa đảo, đánh bạc và gây rối trật tự nơi công cộng mả chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thuộc đối tượng bị áp dụng bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn quy định tại khoản 3 điều 90 Luật xửvi phạm hành chính. Điều kiện áp dụng: Theo quy định Luật xửvi phạm hành chính hiện hành thì người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi thực hiện hành vi trộm cắp, lừa đảo, đánh bạc và gây rối trật tự nơi công cộng mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự đáp ứng đủ các điều kiện sau đây sẽ áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình: “Người chưa thành niên vi phạm đã tự nguyện khai báo, thành thật hối lỗi về hành vi vi phạm của mình. Có môi trường sống thuận lợi cho việc thực hiện biện pháp này. GVHD: CN. Võ Nguyễn Nam Trung 43 SVTH: Đặng Văn Phước Đề tài: Các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên – Thực trạng huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long Cha mẹ hoặc người giám hộ có đủ điều kiện thực hiện việc quản lý và tự nguyện nhận trách nhiệm quản lý tại gia đình”44. Thẩm quyền áp dụng: Đối với biện pháp này thì thẩm quyền áp dụng được Luật giao cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có thẩm quyền xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn. Thủ tục xem xét: Biện pháp này nhằm hạn chế được sự kỳ thị của cộng đồng đối với người chưa thành niên vi phạm. Huy động được sự quan tâm của gia đình và người thân trong việc hướng dẫn, giúp đỡ con em mình, san sẻ gánh nặng cho các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện công tác bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội. Trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày kết thúc cuộc họp tư vấn, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nếu xét thấy có đủ điều kiện theo quy định thì quyết định áp dụng biện pháp giám sát tại gia đình. Thi hành biện pháp quản lý tại gia đình: Sau khi quyết định được ban hành, người có thẩm quyền giao cho cha, mẹ hoặc người giám hộ của người chưa thành niên để thực hiện. Sau khi nhận được quyết định, người chưa thành niên phải cam kết bằng văn bản về việc tuân thủ pháp luật, sửa chữa sai phạm, khắc phục hậu quả và gửi cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã. Cha mẹ hoặc người giám hộ của người chưa thành niên có trách nhiệm giám sát, chỉ dẫn người chưa thành niên thực hiện nội dung cam kết. Ngoài ra, để bảo đảm tính răn đe và đạt được mục đích của công tác giáo dục, Luật xửvi phạm hành chính quy định trong thời gian giám sát tại gia đình, nếu người chưa thành niên tiếp tục vi phạm pháp luật thì người có thẩm quyền quyết định chấm dứt việc áp dụng biện pháp này. Hồ sơ về việc áp dụng biện pháp giám sát tại gia đình được lưu giữ tại cơ quan công an nơi lập hồ sơ để theo dõi, quản lý. 44 Điểm a điểm b điểm c khoản 1 Điều 140 Luật xửvi phạm hành chính năm 2012. GVHD: CN. Võ Nguyễn Nam Trung 44 SVTH: Đặng Văn Phước Đề tài: Các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên – Thực trạng huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN VI PHẠM HÀNH CHÍNH Ở HUYỆN VŨNG LIÊMTỈNH VĨNH LONG, BẤT CẬP VÀ GIẢI PHÁP ĐỂ HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH ĐỐI VỚI NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN 3.1. Tình hình thực tiễn về người chưa thành niên vi phạm hành chính Đất nước ta đang trong quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, nền kinh tế của nước ta trong những năm qua có những bước phát triển nhất định. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của nền kinh tế đất nước đã kéo theo các tệ nạn xã hội nói chung và tình hình vi phạm pháp luật nói riêng ngày càng gia tăng, đặc biệt là đối với đối tượng là người chưa thành niên. Trong những năm qua, nhà nước ta đã ban hành rất nhiều văn bản quy phạm pháp luật trong đó quy định đưa ra các biện pháp xử phạt mang tính giáo dục cùng với đó là các biện pháp mang tính răn đe nhưng số lượng người chưa thành niên vi phạm pháp luật nói chung và vi phạm hành chính nói riêng không hề giảm mà ngược lại nó còn có các dấu hiệu gia tăng về số lượng các hành vi vi phạm cùng với đó là tính chất của các hành vi vi phạm ngày càng nguy hiểm hơn. 3.1.1. Tình hình người chưa thành niên vi phạm pháp luật huyện Vũng Liêm Trong những năm gần đây số lượng người chưa thành niên vi phạm pháp luật trên cả nước có xu hướng ngày càng gia tăng và sự gia tăng này diễn ra theo chiều hướng đáng báo động. Trên địa bàn huyện Vũng Liêm trong những năm vừa qua tình hình người chưa thành niên vi phạm pháp luật rất phức tạp về số lượng và mức độ nguy hiểm gây ra cho xã hội. Nhưng nhìn một cách tổng thể số lượng vi phạm này có xu hướng ngày một giảm nhưng so với thực tế là vẫn còn cao. Cụ thể là theo Bảng tổng kết của Công an huyện Vũng Liêm về tình hình người chưa thành niên vi phạm pháp luật qua các năm 2011, 2012 và 2013 thì số lượng vi phạm pháp luật do người chưa thành niên thực hiện có nhiều biến động, có lúc tăng, lúc giảm nhưng nhìn chung lại thì số lượng này vẫn theo chiều hướng ngày càng giảm xuống. dụ như là năm 2011 tổng số vụ vi phạm là 172 vụ, năm 2012 là 180 vụ và năm 2013 là 113 vụ và các vi phạm pháp luật của người chưa thành niên chủ yếu là trên lĩnh vực giao thông45. Cụ thể số lượng các vụ vi phạm pháp luật của người chưa thành niên trên các 45 Tổng kết tình hình người chưa thành niên vi phạm pháp luật trong các năm vừa qua huyện Vũng Liêm, [do Công an huyện Vũng Liêm cung cấp ngày 5/11/2014]. GVHD: CN. Võ Nguyễn Nam Trung 45 SVTH: Đặng Văn Phước Đề tài: Các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên – Thực trạng huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long lĩnh vực qua các năm trên địa bàn huyện Vũng Liêm được thể hiện qua bảng số liệu sau: Năm 2011 2012 2013 Vi phạm hành chính (vụ) 166 176 110 Vi phạm hình sự (vụ) 6 4 3 Tổng số (vụ) 172 180 113 Lĩnh vực vi phạm Qua bảng số liệu trên cho thấy về số người chưa thành niên vi phạm pháp luật trên địa bàn huyện Vũng Liêm từ năm 2011 đến 2013 có lúc tăng, lúc giảm. Cụ thể là tổng số vụ vi phạm pháp luật do người chưa thành niên thực hiện từ năm 2011 đến năm 2012 có xu hướng tăng (tăng 8 vụ), từ năm 2012 đến 2013 có xu hướng giảm (giảm 67 vụ) nhưng nhìn chung thì số lượng người chưa thành niên vi phạm phạm pháp luật qua các năm giảm (giảm 59 vụ) và đặc biệt là số lượng người chưa thành niên vi phạm pháp luật hình sự có xu hướng ngày càng giảm và giảm liên tục qua các năm. Đây được xem là tín hiệu tích cực cho quá trình xử phạt và giáo dục đối với người chưa thành niên vi phạm hành chính trên cả nước nói chung và trên địa bàn huyện Vũng Liêm nói riêng, vấn đề cần được phát huy không những huyện Vũng liêm mà phải trên phạm vi cả nước, góp phần hạn chế đến mức thấp nhất các vụ vi phạm pháp luật do người chưa thành niên thực hiện, làm cho xã hội ngày càng văn minh và tiến bộ hơn. 3.1.2. Tình hình người chưa thành niên vi phạm hành chính trên địa bàn huyện Vũng Liêm Trên địa bàn huyện Vũng liêm cùng với những kết quả tích cực từ việc ngày càng giảm đi số lượng người chưa thành niên vi phạm pháp luật thì số lượng người chưa thành niên vi phạm hành chính trên địa bàn huyện cũng đạt được một số kết quả hết sức khả quan. Cụ thể là trong năm 2011 số lượng người chưa thành niên vi phạm hành chính là 166 vụ, năm 2012 là 176 vụ và năm 2013 vụ46. Theo Bảng tổng kết của công an huyện Vũng Liêm về tình hình người chưa thành niên vi phạm pháp luật qua 46 Tổng kết tình hình người chưa thành niên vi phạm pháp luật trong các năm vừa qua huyện Vũng Liêm, [do Công an huyện Vũng Liêm cung cấp ngày 5/11/2014]. GVHD: CN. Võ Nguyễn Nam Trung 46 SVTH: Đặng Văn Phước Đề tài: Các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên – Thực trạng huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long các năm 2011, 2012 và 2013 thì số lượng người chưa thành niên vi phạm hành chính trong từng lĩnh vực cụ thể được thể hiện qua bảng số liệu sau: Năm 2011 2012 2013 Vi phạm giao thông (vụ) 152 174 102 Trộm cắp (vụ) 4 2 1 Đánh nhau (vụ) 10 0 7 Lĩnh vực vi phạm Từ bản số liệu trên cho thấy số lượng vi phạm hành chính do người chưa thành niên trên địa bàn huyện Vũng Liêm chủ yếu diễn ra trong lĩnh vực giao thông đường bộ. dụ như là trong năm 2011 số lượng vụ vi phạm là 152 (chiếm 86,4% tổng số các vụ vi phạm, năm 2012 là 174 vụ (chiếm 98,9%) và năm 2013 là 102 vụ (chiếm 92,7%). Bên cạnh đó có các vi phạm hành chính khác như là trong lĩnh vực trật tự xã hội, tuy nhiên số lượng các vụ vi phạm này là rất ít chiếm tỉ lệ không đáng kể so với tổng các vụ vi phạm, như là năm 2011 tỉ lệ vi phạm hành chính của người chưa thành niên về tội trộm cắp chỉ chiếm 2,4%, năm 2012 chiếm 2.6% và năm 2013 là 0,9% đặc biệt là các vụ đánh nhau thì trong năm 2012 không có vụ vi phạm nào xảy ra trên địa bàn huyện. Từ đó cho thấy qua các năm số lượng vi phạm hành chính do người chưa thành niên có sự tăng giảm không đồng đều nhưng nhìn tổng thể thì số lượng vi phạm giảm xuống một cách rõ rệt. Từ các phân tích trên cho thấy công cuộc phòng chống vi phạm pháp luật nói chung và vi phạm hành chính nói riêng trên địa bàn huyện Vũng Liêm đã đạt được một số thành tựu nhất định và các kết quả thu được là hết sức khả quan. Đây được xem là một thành công to lớn trong việc chăm sóc, giáo dục của gia đình và xã hội đối với đối tượng là người chưa thành niên. Chính việc ngày càng cắt giảm được vi phạm hành chính của người chưa thành niên nói riêng và vi phạm pháp luật nói chung sẽ góp phần không nhỏ vào công cuộc phát triển kinh tế của địa phương, ổn định trật tự xã hội và góp một phần vào công cuộc phòng chống tệ nạn xã hội trên phạm vi cả nước. GVHD: CN. Võ Nguyễn Nam Trung 47 SVTH: Đặng Văn Phước Đề tài: Các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên – Thực trạng huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long 3.2. Thực tiễn việc áp dụng các hình thức xử phạt đối với người chưa thành niên ở huyện Vũng Liêm Trong cuộc sống thực tế hằng ngày, chúng ta có thể bắt gặp rất nhiều hành vi xâm hại các quy tắc quản lý nhà nước, tuy chưa đến mức bị coi là tội phạm nhưng cần phải được xử lý kịp thời để đảm bảo an ninh, trật tự an toàn xã hội và những hành vi này được gọi chung là vi phạm hành chính. Số lượng các vụ vi phạm hành chính ở Việt Nam đang tăng hằng ngày, đặc biệt các đối tượng thực hiện hành vi vi phạm có sự xuất hiện đối tượng là người chưa thành niên. Chính các lý do này mà yêu cầu cấp thiết của pháp luật Việt Nam là phải hình thành nên một hệ thống các quy định về xử phạt vi phạm hành chính sao cho phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội của đất nước cùng với đó là phù hợp với từng loại đối tượng đặc biệt là đối với đối tượng là người chưa thành niên. Theo Luật xửvi phạm hành chính hiện hành thì tại Điều 21 quy định có 5 hình thức xử phạt vi phạm hành chính, cụ thể: cảnh cáo, phạt tiền, tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn, tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính và trục xuất. Còn đối với đối tượng là người chưa thành niên do đối tượng này chưa phát triển về mặt nhận thức một cách đầy đủ nhất đồng thời các nhà làm luật cũng có sự cân nhắc về khả năng thực hiện của đối tượng vi phạm này nên tại Điều 135 Luật chỉ quy định 3 hình thức xử phạt vi phạm hành chính, bao gồm: cảnh cáo, phạt tiền và tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. Đây được coi là các hình thức xử phạt phù hợp nhất để phát huy được tính răn đe, giáo dục, ngăn chặn đẩy lùi và phòng chống vi phạm hành chính nói chung và vi phạm hành chính người chưa thành niên nói riêng. Hiện nay, trên địa bàn huyện Vũng Liêm số lượng vi phạm hành chính vẫn còn mức cao, với tính chất ngày càng nguy hiểm, phức tạp và điều đặc biệt là đối tượng là người chưa thành niên vi phạm chiếm một số lượng không nhỏ trong lĩnh vực này. Theo người viết thì số lượng người chưa thành niên vi phạm hành chính trên địa bàn huyện Vũng Liêm vẫn còn mức cao là do nhiều nguyên nhân nhưng nguyên nhân quan trọng hàng đầu là do khi người chưa thành niên vi phạm pháp luật thì họ chưa nhận được sự giáo dục từ phía gia đình và xã hội một cách thích hợp nhất. dụ như là khi chưa thành niên thực hiện một hành vi vi phạm pháp luật nói chung và vi phạm hành chính hành chính nói riêng thì đa số những người này sẽ không nhận được sự giáo dục từ gia đình, các cơ quan chức năng một cách thích hợp nhất. Trên địa bàn huyện Vũng Liêm thực tiễn việc xử phạt cho thấy việc áp dụng các hình thức xử phạt được thực hiện chủ yếu là hình thức phạt cảnh cáo và phạt tiền. Việc xử phạt đối với người chưa thành niên đã đạt được một số thành công nhất định GVHD: CN. Võ Nguyễn Nam Trung 48 SVTH: Đặng Văn Phước Đề tài: Các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên – Thực trạng huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long góp phần hạn chế được các hành vi vi vi phạm pháp luật đối tượng là người chưa thành niên, tạo được ý thức pháp luật tốt cho họ. Bên cạnh đó thì việc áp dụng các hình thức xử phạt vẩn còn bộc lộ nhiều hạn chế mà nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là do trình độ chuyên môn của người có thẩm quyền khi ra quyết định áp dụng các hình thức xử phạt đối với người chưa thành niên còn thấp không đánh giá đúng mức độ vi phạm từ đó lung túng trong việc đưa ra các hình thức xử phạt vậy mà không đảm bảo được vai trò của pháp luật. dụ như là khi đưa ra các hình thức xử phạt đối với đối tượng là người chưa thành niên thì trong tư tưởng của người có thẩm quyền còn tồn tại xu hướng là chỉ cần giáo dục họ là chính vậy đối với đối tượng này người có thẩm quyền thường ra quyết định xử phạt cảnh cáo, ngay cả trong trường hợp đáng lẽ ra phải phạt tiền hay áp dụng các hình thức xử lý khác cho phù hợp với hành vi vi phạm thì có trường hợp người có thẩm quyền vẫn áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo dẫn đến việc xử phạt của người chưa thành niên mất đi tính hiệu quả. Điều này xuất phát từ quan điểm chung của các cá nhân có thẩm quyền xử phạt là khi xử phạt người chưa thành niên chỉ cần giáo dục họ chính mà quên rằng đôi khi vẫn cần áp dụng các biện pháp mang tính răn đe để ngăn chặn các hành vi vi phạm do họ thực hiện, từ đó có thể đảm bảo được lợi ích cho các tổ chức khác. Chính vì thế mà việc áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo trên địa bàn huyện Vũng Liêm chưa đạt được hiệu quả cao nhất. Tuy nhiên, hiện nay hình thức xử phạt cảnh cáo được áp dụng rất phổ biến đối với các vụ vi phạm do người chưa thành niên thực hiện trong các lĩnh vực trật tự công cộng và trật tự an toàn giao thông. Việc áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo sẽ mang lại hiệu quả rất lớn đối với các đối tượng có ý thức pháp luật tốt giúp cho việc đạt được mục đích của việc xử phạt là phòng ngừa người chưa thành niên vi phạm pháp luật. Song thực tế, số lượng vi phạm hành chính do người chưa thành niên thực hiện rất phổ biến độ tuổi từ 11 tuổi đến 12 tuổi trở lên. Vậy dù Luật xửvi phạm hành chính hiện hành có quy định việc áp dụng các biện pháp giáo dục đối với người chưa thành niên vi phạm pháp luật nhưng đối với các đối tượng từ 12 đến 14 tuổi thì biện pháp giáo dục đó không có hiệu quả cao. Đồng thời làm hạn chế phần nào trách nhiệm giám sát người chưa thành niên của cha mẹ, người giám hộ. Đối với hình thức phạt tiền thì hiện nay bên cạnh việc góp phần vào việc hạn chế được số lượng người vi phạm thì thực tế việc xử phạt của người có thẩm quyền vẫn còn một số điểm đáng chú ý như là do phần lớn các đối tượng là người chưa thành niên trên địa bàn huyện Vũng Liêm chưa có thu nhập nên việc bị xử phạt hầu như là chỉ do cha mẹ của các đối tượng này nộp thay nhưng khi đi thực hiện nghĩa vụ nộp phạt thì các bậc cha mẹ này này chưa được các cá nhân có thẩm quyền GVHD: CN. Võ Nguyễn Nam Trung 49 SVTH: Đặng Văn Phước Đề tài: Các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên – Thực trạng huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long xử phạt trình bày cụ thể về mức độ vi phạm của con em mình và chưa nhận được sự hướng dẫn cần thiết về cách giáo dục mà chỉ cần nộp phạt từ đó dẫn đến việc cha mẹ của các đối tượng này không thể đưa ra biện pháp giáo dục thích hợp nhất. Chính vì điều này mà trong trường hợp này hình thức phạt tiền không đáp mục đích của việc xử phạt là nhằm xác định trách nhiệm cha mẹ đối với người chưa thành niên làm cho mục đích của hình thức xử phạt khó đạt được. Theo người viết để việc áp dụng các hình thức xử phạt đối với người chưa thành niên muốn mang lại hiệu quả cao nhất thì cần phải sớm khắc phục được các khuyết điểm nêu trên và hướng khắc phục của người viết như sau: Không nên áp đặt ý chí chủ quan của nhà làm luật mà nên xem xét liệu có phù hợp với đời sống xã hội. Các hình phạt cũng không quá nặng hay quá nhẹ. Quá nặng sẽ mang tính hà khắc, trừng phạt hơn là giáo dục. Nếu quá nghiêm khắc thì sẽ không đáp ứng được mục đích của việc xử phạt đối với người chưa thành niên. Tuy nhiên, nếu quá nhẹ thì dẫn đến tình trạng không tuân thủ pháp luật, coi thường pháp luật nên ngày càng nhiều vi phạm pháp luật nghiêm trọng hơn. 3.3. Một số bất cập của pháp luật về quy định áp dụng các hình thức xử phạt vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên Trong thực tiễn xã hội thì có thể thấy vai trò của pháp luật là vô cùng quan trọng, nó là phương tiện không thể thiếu để đảm bảo cho sự tồn tại, vận hành bình thường của xã hội nói chung. Không những thế pháp luật còn là công cụ hữu hiệu để quản lý nhà nước, góp phần làm cho đời sống xã hội thêm lành mạnh và bồi đắp những giá trị tinh thần cho cuộc sống. Đối với Việt Nam trong công cuộc đổi mới như hiện nay việc tăng cường vai trò của pháp luật đặt ra như là một yêu cầu tất yếu khách quan nhằm để xây dựng một xã hội có trật tự, kỷ cương và nề nếp nhất định. Chính vì vai trò quan trọng này và cùng với việc cần phải đảm bảo được bản chất của việc ban hành luật là thể hiện ý chí của nhà nước và ý chí của nhân dân sau đó được thể chế thành pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích của các chủ thể khác trong xã hội. Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành mà cụ thể là Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008 quy định Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền ban hành luật. Việc quy định chỉ có Quốc hội mới có quyền ban hành pháp luật đã góp phần tạo được sự thống nhất giữa các văn bản quy phạm pháp luật, làm hạn chế tình hình văn bản quy phạm pháp luật được ban hành một cách bừa bãi. Chính vậy mà trong thời gian qua việc ban hành pháp luật đạt được nhiều thành tựu quan trọng về cả số lượng cũng như là chất lượng, dụ như là về số lượng văn bản ban hành: “Từ thời kỳ đổi mới tới nay (nếu tính từ tháng 12/1986 đến tháng 7/2013), theo số liệu của cơ sở dữ liệu pháp luật quốc gia, nhà nước ta đã ban hành được 471 Luật, Bộ luật, Pháp lệnh GVHD: CN. Võ Nguyễn Nam Trung 50 SVTH: Đặng Văn Phước Đề tài: Các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên – Thực trạng huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long (trong đó có 290 luật, bộ luật và 181 pháp lệnh) (gấp gần 7 lần số lượng luật, bộ luật, pháp lệnh mà nhà nước ta ban hành trong giai đoạn trước đó từ năm 1945 đến hết năm 1986), 2738 Nghị định, 7080 Thông tư, Thông tư liên tịch”47. Chính những thành tựu to lớn này mà pháp luật dần trở thành một công cụ quản lý nhà nước hữu hiệu và tầm bao quát của nó là gần như trên tất cả lĩnh vực của đời sống xã hội. Bên cạnh các thành tựu này thì việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam vẫn còn một số bất cập nhất định như là: tính ổn định của các văn bản chưa cao, nhiều quy định tính khả thi còn thấp. Tất cả các vấn đề này đều là những vấn đề chung của văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam thời điểm hiện tại. Còn trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này thì người viết chỉ tập trung nghiên cứu về vấn đề xử phạt vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên được quy định trong Luật xửvi phạm hành chính năm 2012 nên trong quá trình xem xét đánh giá thì người viết nhận thấy một số biện pháp xử phạt vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên như là hình thức phạt tiền và hình thức phạt cảnh cáo có sự bất cập. Các vấn đề bất cập này cần phải được hoàn thiện để đảm bảo được tính khả thi cùng với đó là đảm bảo tính nghiêm minh, răn đe và hiệu quả của pháp luật. 3.3.1. Vấn đề áp dụng hình thức phạt tiền đối với người chưa thành niên Như đã biết, phạt tiền là hình thức xử phạt được quyết định bởi cá nhân có thẩm quyền nhằm tước bỏ một khoản tiền nhất định của chủ thể thực hiện hành vi vi phạm hành chính sung vào công quỹ nhà nước. Đây được xem là hình thức xử phạt chủ yếu trong xử phạt vi phạm hành chính, một công cụ hữu hiệu trong công cuộc đấu tranh phòng và chống vi phạm hành chính. Tuy nhiên, khi áp dụng hình thức xử phạt này đối với đối tượng là người chưa thành niên mà cụ thể đây là đối với người chưa thành niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi thì theo người viết hình thức phạt tiền vẫn bộc lộ một số hạn chế nhất định mặc dù khi xây dựng pháp luật về xử phạt này đối với đối tượng là người chưa thành niên thì các nhà làm luật đã nghiên cứu rất kỹ đồng thời cũng đánh giá khả năng thực hiện của người chưa thành niên khi bị áp dụng hình thức xử phạt này, nhưng theo người viết thì sự hạn chế của hình thức xử phạt này là vẫn có và nó được thể hiện các mặt sau đây: Theo nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính mà cụ thể là hình thức phạt tiền đối với người chưa thành niên được quy định tại khoản 3 Điều 134 Luật xử lý vi phạm hành chính chỉ bằng 1/2 so với người đã thành niên có cùng hành vi vi phạm. 47 Một số giải pháp tăng cường tính khả thi của văn bản quy phạm pháp luật, http://phapche.hcmussh.edu.vn/?ArticleId=544592e4-5845-4594-9ffe-f8ada4d9d7c3, [truy cập ngày 20/10/2014]. GVHD: CN. Võ Nguyễn Nam Trung 51 SVTH: Đặng Văn Phước Đề tài: Các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên – Thực trạng huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long Theo quy định của Luật xửvi phạm hành chính hiện hành thì mức phạt tiền tối thiểu của người đã thành niên khi thực hiện hành vi vi phạm hành chính là 50.000 còn tối đa là 1.000.000.000 điều này cũng đồng nghĩa là mức phạt thấp nhất của người chưa thành niên khi thực hiện hành vi vi phạm hành chính là 25.000 còn cao nhất là 500.000.000. Tuy nhiên, theo người viết mức phạt này được áp dụng đối với người chưa thành niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi vẫn còn quá cao bởi hầu như là các đối tượng là người chưa thành niên trong độ tuổi này đều còn ngồi trên ghế nhà trường chưa có thu nhập và nếu có thu nhập thì thu nhập của đối tượng này rất thấp. Thậm chí là các đối tượng này vừa thoát khỏi đối tượng là người chưa thành niên còn chưa có tiền chưa đi làm phải sống lệ thuộc vào gia đình. dụ sinh viên các trường đại học, cao đẳng mặc dù họ đã thoát khỏi đối tượng là người chưa thành niên nhưng họ vẫn không đủ khả năng về tài chính để tự lo cho việc học của mình mà phải phụ thuộc vào gia đình, ngay cả nhà nước cũng có chính sách cho các đối tượng này vay vốn đề có khả năng tư lo cho việc học của mình. Mặt khác, các đối tượng là người chưa thành niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuồi theo quy định của Bộ luật lao động năm 2012 thì số lượng công việc và thời gian làm việc để tạo ra thu nhập mà người sử dụng lao động được thuê mướn người chưa thành niên còn hạn chế rất nhiều so với người đã thành niên, cụ thể là tại khoản 1 Điều 163 quy định “Không được sử dụng lao động chưa thành niên làm những công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc chỗ làm việc, công việc ảnh hưởng xấu tới nhân cách của họ theo danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành”48, hay các quy định về thời gian làm việc đối với người chưa thành niên tại các khoản 2, 3 Điều 163, cụ thể tại khoản 2 quy định “Thời giờ làm việc của người lao động chưa thành niên từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi không được quá 08 giờ trong 01 ngày và 40 giờ trong 01 tuần. Thời giờ làm việc của người dưới 15 tuổi không được quá 04 giờ trong 01 ngày và 20 giờ trong 01 tuần và không được sử dụng làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm”49, tại khoản 3 thì quy định “Người từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi được làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm trong một số nghề và công việc theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội”50. Còn đối với các công việc mà pháp luật Việt Nam hiện hành cấm người sử dụng lao động thêu mướn người lao động là người chưa thành niên làm việc thì được quy định tại khoản 1 Điều 165 Bộ luật lao động năm 2012, cụ thể: “Mang, vác, nâng các vật nặng vượt quá thể trạng của người chưa thành niên; Sản xuất, sử dụng hoặc vận chuyển hóa chất, khí gas, chất nổ; Bảo trì, bảo 48 Khoản 1 Điều 163 Bộ luật lao động năm 2012. Khoản 2 Điều 163 Bộ luật lao động năm 2012. 50 Khoản 3 Điều 163 Bộ luật lao động năm 2012. 49 GVHD: CN. Võ Nguyễn Nam Trung 52 SVTH: Đặng Văn Phước Đề tài: Các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên – Thực trạng huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long dưỡng thiết bị, máy móc; Phá dỡ các công trình xây dựng; Nấu, thổi, đúc, cán, dập, hàn kim loại; Lặn biển, đánh bắt cá xa bờ; Công việc khác gây tổn hại cho sức khoẻ, an toàn hoặc đạo đức của người chưa thành niên”51, hay tại khoản 4 Điều 163 “Không được sử dụng người chưa thành niên sản xuất và kinh doanh cồn, rượu, bia, thuốc lá, chất tác động đến tinh thần và các chất gây nghiện khác”52. Và nếu như người sử dụng lao động vi phạm các quy định trong việc sử dụng người lao động chưa thành niên thì họ tùy trường hợp họ có thể bị xử phạt theo quy định tại Nghị định 95/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc nước ngoài theo hợp đồng. Chính các lý do nêu trên mà có thề thấy rằng năng lực tài chính của người chưa thành niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi là rất thấp nhưng quy định trong Luật xửvi phạm hành chính hiện hành quy định mức phạt tiền này là quá cao chưa phù hợp với thực tiễn của đời sống xã hội thế các quy định này cẩn phải được hoàn thiện để đảm bảo tính khả thi trong thực hiện việc xử phạt vi phạm hành chính đối với đối tượng là người chưa thành niên. Ngoài ra, ngay cả trong trường hợp mà người chưa thành niên không có tiền nộp phạt thì cha mẹ hoặc người giám hộ của người chưa thành niên phải nộp thay thì với mức phạt này vẫn tồn tại một số bất cập nhất định. Sự bất cập này cũng được thể hiện mức phạt, mặc dù đối với những trường hợp nộp thay này thì mục đích chính là nhằm xác định trách nhiệm cha mẹ hoặc người giám hộ đối với con em mình nhưng mức phạt mà nó được áp dụng là quá cao. Mặt khác, mức phạt đối với trường hợp này cho dù cao đến bao nhiêu đi chăng nữa thì cũng không đảm bảo được tính răn đe đối với đối tượng là người chưa thành niên cho dù nộp bao nhiêu đi nữa thì đây cũng không phải tiền do họ làm ra, không phải do mồ hôi của họ đổ xuống mà có được vì thế mà họ cũng không biết quý trọng đồng tiền từ đó ta thấy rằng hiệu quả của việc xử phạt này sẽ không đạt được. Chính thế mà theo người viết mức phạt này cũng cần phải được giảm xuống đồng thời với mức phạt tiền so với người đã thành niên để đảm bảo được sự hợp lý khi áp dụng pháp luật. Đối với trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 23 Luật xửvi phạm hành chính “Căn cứ vào hành vi, khung tiền phạt hoặc mức tiền phạt được quy định tại nghị định của Chính phủ và yêu cầu quản lý kinh tế - xã hội đặc thù của địa phương, Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc trung ương quyết định khung tiền phạt hoặc mức tiền phạt cụ thể đối với hành vi vi phạm trong các lĩnh vực quy định tại đoạn 2 khoản 51 52 Khoản 1 Điều 165 Bộ luật lao động năm 2012. Khoản 4 Điều 163 Bộ luật lao động năm 2012. GVHD: CN. Võ Nguyễn Nam Trung 53 SVTH: Đặng Văn Phước Đề tài: Các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên – Thực trạng huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long 1 Điều này”53 và tại đoạn 2 khoản 1 của điều luật này thì quy định “Đối với khu vực nội thành của thành phố trực thuộc trung ương thì mức phạt tiền có thể cao hơn, nhưng tối đa không quá 02 lần mức phạt chung áp dụng đối với cùng hành vi vi phạm trong các lĩnh vực giao thông đường bộ; bảo vệ môi trường; an ninh trật tự, an toàn xã hội”54. Đây là điều luật mà có thể thấy rõ là nếu các chủ thể thực hiện hành vi vi phạm hành chính tại các khu vực được quy định tại đoạn 2 khoản 1 Điều 23 Luật xử lý vi phạm hành chính mà bị áp dụng khoản 1 trong cùng một điều luật này để xử lý thì họ có thể sẽ bị phạt tiền gấp 2 lần mức phạt chung cho dù có cùng hành vi vi phạm đối với những đối tượng vi phạm ngoài khu vực này. Từ quy định của điều luật này mà có thể thấy rằng nếu điều luật này được áp dụng đối với đối tượng là người chưa thành niên thì theo người viết nó sẽ bộc lộ sự hạn chế nhất định, cụ thể nếu người chưa thành niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong các khu vực, thuộc các lĩnh vực quy định tại đoạn 2 khoản 1 Điều 23 Luật xử lý vi phạm hành chính thì mức phạt của họ có thể bằng 2 lần mức phạt chung. Khi đem mức phạt của người chưa thành niên trong trường hợp này so với với người đã thành niên có cùng hành vi vi phạm trong cùng lĩnh vực vi pham nhưng khu vực họ thực hiện là ngoài khu vực được quy định tại đoạn 2 khoản 1 Điều 23 Luật xửvi phạm hành chính thì mức phạt của hai đối tượng này là không có gì khác biệt hay nói cách khác là bằng nhau. Chính thế mà khi áp dụng điều luật này đối với đối tượng là người chưa thành niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi thì sẽ không đảm bảo được nguyên tắc khi áp dụng các hình thức xử phạt đối với đối tượng là người chưa thành niên là “ việc xử phạt người chưa thành niên phải nhẹ hơn so với người đã thành niên có cùng hành vi vi phạm” và “khi áp dụng hình thức phạt tiền đối với người chưa thành niên thì mức phạt chỉ bằng 1/2 so với người đã thành niên có cùng hành vi vi phạm”. 3.3.2. Vấn đề áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo đối với người chưa thành niên Trong các hình thức xử phạt vi phạm hành chính đươc quy định trong Luật xử lý vi phạm hành chính hiện hành thì có thể nói hình thức xử phạt cảnh cáo là hình thức xử phạt thích hợp nhất để áp dụng đối với người chưa thành niên. Nói như vậy là vì người viết cho rằng khi xử phạt vi phạm hành chính đối với đối tượng là người chưa thành niên thì không cần phải áp dụng các hình thức xử phạt mang tính răn đe mà chỉ cần áp dụng các biện pháp xử phạt mang tính giáo dục, tác động đến sự nhận 53 54 Khoản 3 Điều 23 Luật xửvi phạm hành chính năm 2012. Khoản 1 Điều 23 Luật xửvi phạm hành chính năm 2012. GVHD: CN. Võ Nguyễn Nam Trung 54 SVTH: Đặng Văn Phước Đề tài: Các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên – Thực trạng huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long thức của họ làm cho họ hiểu hành vi của mình là sai trái để từ đó họ điều chỉnh hành vi của mình theo đúng chuẩn mực của xã hội và quy định của pháp luật. Khi áp dụng biện pháp này đối với người chưa thành niên còn góp phần hình thành nên nhân cách tốt để họ trở thành một người công dân tốt có ích cho xã hội. Tuy nhiên, qua quá trình tìm hiểu và nghiên cứu về các hình thức xử phạt vi phạm hành chính được áp dụng đối với người chưa thành niên thì người viết nhận thấy hình thức xử phạt cảnh cáo vẫn còn sự hạn chế, bất cập nhất định. Theo như quy định tại khoản 3 Điều 90 “Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi 02 lần trở lên trong 06 tháng có hành vi trộm cắp, lừa đảo, đánh bạc, gây rối trật tự công cộng mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự”55 từ quy định này thì có thể thấy rằng nếu người chưa thành niên nằm trong độ tuồi từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi mà trong thời hạn 6 tháng họ có 2 lần thực hiện hành vi trộm cắp, lừa đảo, đánh bạc, gây rối trật tự công cộng hay nói cách khác là tái phạm thì họ đều sẽ bị xửvi phạm hành chính bằng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn. Còn nếu đối với đối tượng là người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi tái phạm với các hành vi vi phạm ngoài các hành vi được quy định tại khoản 3 Điều 90 thì hình thức xửcác hành vi vi phạm này sẽ khác nhau và sự khác nhau khi xửđối với trường hợp này có sự phân biệt hai nhóm tuổi, cụ thể: Đối với người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi theo Luật xử lý vi phạm hành chính hiện hành thì hình thức xử phạt cao nhất được áp dụng đối với đối tượng này chỉ là phạt cảnh cáo cho nên nếu họ thực hiện hành vi vi phạm hành chính thuộc trường hợp bị phạt cảnh cáo mà sau đó họ có tái phạm bao nhiêu lần đi nữa thì hình thức xử phạt đối với nhóm đối tượng này vẫn là cảnh cáo nếu các hành vi của họ là ngoài khoản 3 Điều 90. Đối với người chưa thành niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi nếu lần thứ nhất mà họ vi phạm hành chính bị xử phạt vi phạm hành chính và ngoài các hành vi vi phạm được quy định tại khoản 3 Điều 90 mà họ tái phạm thì hình thức xử phạt hành vi tái phạm sẽ cao hơn lúc đầu. Có thể là từ hình thức cảnh cáo lên phạt tiền, hay nếu lần thứ 2 phạt tiền thì đối với lần tái phạm vẫn thuộc trường hợp phạt tiền thì mức phạt lần thứ 2 sẽ cao hơn so với lần đầu khi họ thực hiện hành vi vi phạm. Từ phân tích trên mà có thể cho thấy điểm bất cập của hình thức xử phạt vi phạm cảnh cáo đối với người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi vi phạm hành chính mà ngoài các hành vi vi phạm được quy định tại khoản 3 Điều 90 thì mức phạt đối với họ chỉ là cảnh cáo. Nếu ta đặt trường hợp là người chưa 55 Khoản 3 Điều 90 Luật xửvi phạm hành chính năm 2012. GVHD: CN. Võ Nguyễn Nam Trung 55 SVTH: Đặng Văn Phước Đề tài: Các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên – Thực trạng huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long thành niên thực hiện hành vi vi phạm đó nhiều lần trong trong tháng hoặc trong năm thì theo đúng như Luật xửvi phạm hành chính hiện hành quy định thì họ chỉ bị xử phạt cảnh cáo tương ứng với số lần vi phạm của họ. Đối với việc áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo trong các trường hợp tái phạm thì có thể thấy việc áp dụng hình thức xử phạt này không đáp ứng được mục đích của việc xử phạt là nhằm giáo dục, phòng và chống vi phạm hành chính. Với những đối tượng này cần phải được áp dụng các biện pháp cụ thể tác động đến sự nhận thức của họ cùng với đó là sự hỗ trợ từ phía gia đình để họ chấm dứt ngay hành vi vi phạm của mình nhằm hạn chế gây ra thiệt hại cho các cá nhân, tổ chức trong xã hội. 3.4. Giải pháp hoàn thiện pháp luật khi xử phạt vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên Vấn đề hoàn thiện pháp luật Việt Nam nói chung và các biện pháp xử phạt trong Luật xửvi phạm hành chính nói riêng đang là nhiệm vụ cấp bách đòi hỏi các nhà làm luật phải hoàn thiện để đảm bảo được tính hiệu quả của pháp luật khi áp dụng đối với các chủ thể thực hiện hành vi vi phạm hành chính đồng thời nó cũng sẽ đáp ứng được mục đích của pháp luật là phòng và chống vi phạm hành chính. 3.4.1. Hoàn thiện các quy định của pháp luật về các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên 3.4.1.1. Đối với hình thức xử phạt tiền: Đối với hình thức phạt tiền trong Luật xửvi phạm hành chính được áp dụng đối với người chưa thành niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi vẫn còn tồn tại số bất cập nhất định cần phải được hoàn thiện để đảm bảo cho việc áp dụng đạt được hiệu quả tối ưu nhất. Theo người viết vấn đề phạt tiền đối với người chưa thành niên cần phải được hoàn thiện theo hướng sau: Trong Luật xửvi phạm hành chính hiện hành thì mức phạt tiền được áp dụng đối với người chưa thành niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi thấp nhất là 25.000 và cao nhất là 500.000.000 mức phạt này là quá cao so với khả năng tài chính của người chưa thành niên, đối tượng mà hầu như đều chưa có thu nhập và nếu có thu nhập thì thu nhập đó là rất thấp. Mức phạt này cần phải được giảm xuống và mức phạtngười viết cảm thấy hợp lý nhất đối với loại đối tượng này là chỉ nên bằng 1/4 đối với mức phạt đối với người đã thành niên có cùng hành vi vi phạm thay là mức 1/2 như đối với quy định hiện hành. Với mức phạt này mà nếu người chưa thành niên vẫn không có tiền để nộp phạt thì mức phạt này cũng được xem là mức phạt hợp lý để xác định trách nhiệm của cha, mẹ hoặc người giám hộ đối với người chưa thành niên. GVHD: CN. Võ Nguyễn Nam Trung 56 SVTH: Đặng Văn Phước Đề tài: Các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên – Thực trạng huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long Đối với trường hợp được quy định tại khoản 3 Điều 23 Luật xửvi phạm hành chính thì theo người viết điều luật này không nên áp dụng đối với đối tượng là người chưa thành niên. Việc không áp dụng điều luật này sẽ đảm bảo được nguyên tắc, sự phù hợp khi áp dụng các biện pháp xử phạt đối với đối tượng này. 3.4.1.2. Đối với hình thức xử phạt cảnh cáo: Như đã biết hình thức xử phạt cảnh cáo là hình thức xử phạt cao nhất được áp dụng đối với đối tượng là người chưa thành niên. Chính quy định này mà nó đã tạo ra bất cập là nếu như người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi là nếu như họ đã bị phạt cảnh cáo thì các lần sau vi phạm của họ đều sẽ chỉ bị xử phạt cảnh cáo và theo người viết thì vấn đề này cần phải được hoàn thiện để đảm bảo được mục đích của việc xử phạt vi phạm hành chính. Theo người viết thì vấn đề này cần phải được hoàn thiện theo hướng sau: Hình thức xử phạt cảnh cáo vẫn là hình thức xử phạt chủ yếu, ưu tiên được áp dụng đối với người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi vi phạm hành chính. Tuy nhiên, đây không phải là hình thức xử phạt duy nhất mà người có thẩm quyền có thể áp dụng đối với đối tượng này. Cá nhân có thầm quyền có thề áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo lần thứ nhất và lần thứ hai khi họ thực hiện hành vi vi phạm hành chính. Tuy nhiên nếu người chưa thành niên vẫn tiếp tục tái phạm thì đối với trường hợp tái phạm từ lần thứ ba trở về sau nếu cá nhân có thẩm quyền xác định việc người chưa thành niên vi phạm là do họ chưa hiểu biết một cách đầy đủ nhất về pháp luật và đó cũng là kết quả của sự thiếu quan tâm từ gia đình thì đối với trường hợp này sẽ tiếp tục áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo. Tuy nhiên, đối với trường hợp này cá nhân có thẩm quyền còn có thể áp dụng kèm theo biện pháp là buộc người chưa thành niên phải học tập các quy định của pháp luật có liên quan đến hành vi vi phạm. Biện pháp này có thể giúp người chưa thành niên nhận thức rõ được hành vi của mình là sai trái từ đó họ sẽ không thực hiện hành vi của mình nữa, giảm thiểu được hành vi vi phạm hành chính do người chưa thành niên gây ra. 3.4.2. Một số phương hướng để nâng cao hiệu quả trong công tác xử phạt vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên Thứ nhất, thường xuyên mở các lớp huấn luyện, tập huấn các cán bộ có thẩm quyền về kiến thức xử phạt vi phạm hành chính hành chính đối với người chưa thành niên. Bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ cho các cán bộ khi xử phạt người chưa thành niên cần nhận thức rõ là xử phạt phải mang ý nghĩa giáo dục nhiều hơn là răn đe. Tuy nhiên, không phải lúc nào xử phạt người chưa thành niên cũng phải mang GVHD: CN. Võ Nguyễn Nam Trung 57 SVTH: Đặng Văn Phước Đề tài: Các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên – Thực trạng huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long nặng ý nghĩa giáo dục mà cần phải nhận xét, đánh giá xem hành vi đó có phù hợp để áp dụng biện pháp giáo dục hay không nếu không phù hợp để áp dụng các biện pháp này thì cán bộ cần có các biện pháp răn đe để đảm bảo sự nghiêm minh của pháp luật. Đồng thời nâng cao hiệu quả trong công cuộc đấu tranh phòng và chống người chưa thành niên vi phạm pháp luật nói chung và vi phạm hành chính nói riêng. Thứ hai, đẩy mạnh công tác tuyên truyền pháp luật trong toàn thể xã hội đặc biệt là đối với đối tượng là người chưa thành niên. Một mặt nhằm để nâng cao kiến thức pháp luật trong toàn thể xã hội để tất cả mọi người đều có kiến thức pháp luật, phát huy được sức mạnh tổng hợp để giáo dục người chưa thành niên đạt được hiệu quả tối ưu nhất. Mặt khác khi tuyên truyền cần xác định đối tượng người chưa thành niên là một chủ thể đặc biệt khả năng tiếp thu pháp luật còn kém nên cần lựa chọn các hình thức tuyên truyền cho phù hợp. Các hình thức tuyên truyền đây cần phải được xác định như là: Báo chí, Đài phát thanh, truyền hình có các mục tuyên truyền pháp luật thông qua các hình thức như là giải đáp pháp luật, biểu dương người tốt, việc tốt, phê phán những hiện tượng vi phạm pháp luật. Đây là các biện pháp được xem là những biện pháp thích hợp nhất để tuyên truyền đối với đối tượng là người chưa thành niên. Đồng thời các biện pháp này còn có khả năng tác động đến sự nhận thức các đối tượng mưu sinh ngoài xã hội, khó hoặc không có điều kiện tiếp xúc với các kiến thức pháp luật. Thứ ba, phải thường xuyên đánh giá, tổng kết thực tiễn về việc áp dụng các biện pháp xử phạt vi phạm hành đối với người chưa thành niên cùng với đó là tính hiệu quả của các biện pháp xử phạt để từ đó mà có thể thấy được biện pháp nào là phù hợp và biện pháp nào là không phù hợp đưa ra các kiến nghị để các nhà làm luật điều chỉnh lại. Từ đó có thể phát huy được hiệu quả tối đa khi xử phạt vi phạm hành chính đối với đối tượng là người chưa thành niên. Thứ tư, tăng cường mối liên hệ mật thiết giữa gia đình và nhà trường cùng với xã hội trong việc giáo dục người chưa thành niên. Cần phải xác định rằng giáo dục ở nhà trường chỉ là một phần trong việc hình thành nên lối sống, nhân cách của người chưa thành niên. Phần còn lại thuộc về sự giáo dục của gia đình và sự tiếp xúc đối với xã hội. Việc phối hợp giữa nhà trường và gia đình nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp, huy động các nguồn lực có trong xã hội tham gia vào quá trình giáo dục người chưa thành niên. Nhà trường cần phải liên hệ chặt chẽ với gia đình trong công tác giáo dục, đặc biệt là đối với các đối tượng là người chưa thành niêncác biểu hiện như lối sống tiêu cực, thường xuyên vi phạm nội quy của nhà trường để cả gia đình và nhà trường cùng thống nhất đưa ra biện pháp xử lý cho thích hợp. Nếu người chưa thành GVHD: CN. Võ Nguyễn Nam Trung 58 SVTH: Đặng Văn Phước Đề tài: Các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên – Thực trạng huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long niên có các biểu hiện của sự vi phạm pháp luật thì cả gia đình và nhà trường cần phải báo ngay cho các cơ quan chức năng để cùng phối hợp với nhau và lựa chọn các biện pháp giáo dục thích hợp nhất đồng thời góp phần hoàn thiện nhân cách cho đối tượng người chưa thành niên. GVHD: CN. Võ Nguyễn Nam Trung 59 SVTH: Đặng Văn Phước Đề tài: Các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên – Thực trạng huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long KẾT LUẬN Người chưa thành niên là chủ nhân tương lai của đất nước, sự phát triển của họ ảnh hưởng quyết định đến sự phát triển của đất nước. Sự quan tâm từ gia đình, sự điều chỉnh của pháp luật và sự tác động từ xã hội chínhcác nhân tố chính ảnh hưởng tới sự phát triển của người chưa thành niên. Chính vậy, để đảm bảo cho sự phát triển tốt nhất cho người chưa thành niên cần phải có sự kết hợp chặt chẽ từ gia đình, xã hội và các quy định của pháp luật. Đặc biệt là đối với các quy định của pháp luật cần phải quy định một cách phù hợp nhất đối với đối tượng là người chưa thành niên nhất là trong lĩnh vực xửvi phạm hành chính thông qua các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên. Các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính được quy định trong Luật xử lý vi phạm hành chính hiện hành là những công cụ hữu hiệu để phòng ngừa, ngăn chặn các vi phạm pháp luật đối với người chưa thành niên. Qua quá trình tìm hiểu và phân tích các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên thì người viết đã tìm ra một số bất cập, hạn chế về quy định của pháp luật. Đồng thời thông qua việc nghiên cứu đề tài này người viết cũng có một số đề xuất nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật và một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác xử phạt vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên. Thông qua các đề xuất và giải pháp này người viết người viết mong rằng có thể góp một phần nhỏ của mình đề nâng cao hiệu quả trong công tác xử phạt vi phạm hành chính qua đó cũng góp phần hạn chế vi phạm pháp luật của người chưa thành niên trên phạm vi cả nước nói chung và địa bàn huyện Vũng Liêm nói riêng. GVHD: CN. Võ Nguyễn Nam Trung 60 SVTH: Đặng Văn Phước Đề tài: Các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên – Thực trạng huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long TÀI LIỆU THAM KHẢO Văn bản quy phạm pháp luật 1. Hiến pháp năm 2013. 2. Bộ luật hình sự năm 1999 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2009). 3. Bộ luật dân sự năm 2005. 4. Bộ luật lao động năm 2012. 5. Luật di sản văn hóa năm 2001 (được sửa đổi, bổ sung bằng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa năm 2009). 6. Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004. 7. Luật tố tụng hành chính năm 2010. 8. Luật xửvi phạm hành chính năm 2012. 9. Pháp lệnh xửvi phạm hành chính năm 1989 (đã hết hiệu lực). 10. Pháp lệnh xửvi phạm hành chính năm 1995 (đã hết hiệu lực). 11. Pháp lệnh về xửvi phạm hành chính năm 2002 sửa đổi, bổ sung năm 2007 và 2008 (đã hết hiệu lực). 12. Nghị định 98/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 09 năm 2010 quy định chi tiết thi hành một số điều của của Luật di sản văn hóa và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa. 13. Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 07 năm 2013 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xửvi phạm hành chính. 14. Nghị định 95/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 08 năm 2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc nước ngoài theo hợp đồng. 15. Nghị định 167/2013 NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình. 16. Nghị định 171/2013 NĐ-CP ngày 13 tháng 11 năm 2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đường bộ và đường sắt. 17. Nghị định 185/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2013 Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng. Điều ước quốc tế 1. Công ước của Liên hợp quốc về Quyền trẻ em năm 1989. Các danh mục tài liệu tham khảo khác: GVHD: CN. Võ Nguyễn Nam Trung 61 SVTH: Đặng Văn Phước Đề tài: Các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên – Thực trạng huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long 1. PGS.TS Phạm Hồng Thái – PGS.TS Đinh Văn Mậu, Tìm hiểu pháp luật Luật hành chính Việt Nam,NXB Thành phố Hồ Chí Minh, năm 1996. 2. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật hành chính Việt Nam, NXB Công an nhân dân, năm 1998. 3. Phan Minh Phụng, Bài giảng Luật hành chính Việt Nam, Trường Đại học Cần Thơ, năm 2000. 4. Phan Trung Hiền, Để hoàn thành tốt luận văn ngành luật, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 2009. 5. Phan Trung Hiền, Giáo trình Luật hành chính Việt Nam-phần II phương cách quản lý nhà nước, Trường Đại học Cần Thơ, năm 2009. 6. Nguyễn Ngọc Duy, Bình luận Luật xửvi phạm hành chính và trình tự, thủ tục xem xét quyết định áp dụng các biện pháp xửhành chính, NXB Hồng Đức, năm 2014. 7. Những quy định đối với người chưa thành niên vi phạm hành chính, http://haiphong.gov.vn/Portal/Detail.aspx?Organization=htn&MenuID=8499& ContentID=44740, [truy cập ngày 02/08/2014]. 8. Hình thức xử phạt vi phạm hành chính, http://rubiclaw.vn/hinh-thuc-xu-phatvi-pham-hanh-chinh, [truy cập ngày 02/08/2014]. 9. Xửvi phạm hành chính đối với người chưa thành niên, http://danluat.thuvienphapluat.vn/xu-ly-vi-pham-hanh-chinh-doi-voi-nguoichua-thanh-nien-104214.aspx, [truy cập ngày 02/08/2014]. 10. Thêm cơ hội phục thiện cho người chưa thành niên vi phạm, http://www.moj.gov.vn/ct/tintuc/Pages/xy-ly-vi-pham-hanhchinh.aspx?ItemID=25, [truy cập ngày 02/08/2014]. 11. Quy định về xử phạt vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên, http://hanoimoi.com.vn/Tin-tuc/LS-bandoc/618790/quy-dinh-ve-xu-phat-vipham-hanh-chinh-doi-voi-nguoi-chua-thanh-nien, [truy cập ngày 02/08/2014]. 12. Hình thức xử phạtbiện pháp xửhành chính đối với người chưa thành niên trong Dự thảo Luật Xửvi phạm hành chính, http://toaan.gov.vn/portal/page/portal/tandtc/Baiviet?p_page_id=1754190&p_ cateid=1751909&item_id=13777329&article_details=1, [truy cập ngày 15/08/2014]. 13. Người chưa thành niên phạm luật, xử lý sao? http://plo.vn/phap-luat-chunhat/nguoi-chua-thanh-nien-pham-luat-xu-ly-sao-348009.html, [truy cập ngày 15/08/2014]. GVHD: CN. Võ Nguyễn Nam Trung 62 SVTH: Đặng Văn Phước Đề tài: Các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên – Thực trạng huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long 14. Pháp luật Việt Nam về tư pháp người chưa thành niên, http://luatminhkhue.vn/lao-dong_1/phap-luat-viet-nam-ve-tu-phap-nguoichua-thanh-nien.aspx, [truy cập ngày 15/08/2014]. 15. Các quy định đối với người chưa thành niên vi phạm hành chính tại dự thảo Luật xửvi phạm hành chính http://duthaoonline.quochoi.vn/DuThao/Lists/DT_DUTHAO_LUAT/View_D etail.aspx?ItemID=266&TabIndex=5&YKienID=242, [truy cập ngày 15/08/2014]. 16. Hỏi đáp pháp luật: Các biện pháp thay thế xửvi phạm hành chính đối với người chưa thành niên, http://www.congannamdinh.gov.vn/tin-hoatdong/tuyen-truyen-phap-luat/hoi-dap-phap-luat-cac-bien-phap-thay-the-xu-lyvi-pham-hanh-chinh-doi-voi-nguoi-chua-thanh-nien.571.html, [truy cập ngày 27/08/2014]. 17. Xửvi phạm hành chính đối với người chưa thành niên theo quy định của Luật xửvi phạm hành chính, http://tranhtung.com.vn/xu-ly-vi-pham-hanhchinh-doi-voi-nguoi-chua-thanh-nien-theo-quy-dinh-cua-luat-xu-ly-vi-phamhanh-chinh_n58614_g730.aspx, [truy cập ngày 27/08 /2014]. 18. Xử phạt hành chính trong vi phạm quy định về lao động chưa thành niên http://baothanhhoa.vn/vn/phap-luat/n122309/Xu-phat-hanh-chinh-trong-vipham-quy-dinh-ve-lao-dong-chua-thanh-nien, [truy cập ngày 18/09/2014]. 19. Một số giải pháp về quản lý, giáo dục, phòng ngừa trẻ em và người chưa thành niên có nguy cơ làm trái pháp luật và vi phạm pháp luật tại thành phố Hà Nội, http://csttatxh.gov.vn/tin-tuc/tin-cac-don-vi-diaphuong/tabid/105/articleType/ArticleView/articleId/1313/Mot-so-giai-phapve-quan-ly-giao-duc-phong-ngua-tre-em-va-nguoi-chua-thanh-nien-co-nguyco-lam-trai-phap-luat-va-vi-pham-phap-luat-tai-thanh-pho-Ha-Noi.aspx, [truy cập ngày 18/09/2014]. 20. Các biện pháp thay thế xửvi phạm hành chính đối với người chưa thành niên, http://toaan.gov.vn/portal/page/portal/tandtc/Baiviet?p_page_id=1754190&p_ cateid=1751909&item_id=13775508&article_details=1, [truy cập ngày 18/09/2014]. 21. Đề cương giới thiệu luật xửvi phạm hành chính, , http://www.thanhtra.hochiminhcity.gov.vn/tintuc/Lists/Posts/Post.aspx?List=f GVHD: CN. Võ Nguyễn Nam Trung 63 SVTH: Đặng Văn Phước Đề tài: Các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên – Thực trạng huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long 73cebc3%2D9669%2D400e%2Db5fd%2D9e63a89949f0&ID=2341 [truy cập ngày 18/09/2014]. 22. Phát hiện 16 tấn bột sương sáo NK nhiễm độc nặng, http://www.baohaiquan.vn/pages/phat-hien-16-tan-bot-suong-sao-nk-nhiemdoc-nang.aspx, [truy cập ngày: 01/10/2014]. 23. Một số giải pháp tăng cường tính khả thi của văn bản quy phạm pháp luật, http://phapche.hcmussh.edu.vn/?ArticleId=544592e4-5845-4594-9ffef8ada4d9d7c3, [truy cập ngày 20/10/2014]. GVHD: CN. Võ Nguyễn Nam Trung 64 SVTH: Đặng Văn Phước

Ngày đăng: 03/10/2015, 14:36

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN