Các biện pháp xử phạt áp dụng đối với người chưa thành niên

Một phần của tài liệu Các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên thực trạng ở huyễn vũng liêm tĩnh vĩnh long (Trang 26)

Xuất phát từ yếu tố tâm sinh lý cũng như là những đặc điểm cơ bản của hành vi vi phạm hành chính do người chưa thành niên thực hiện mà các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính được áp dụng đối với họ thường nhẹ hơn so với người đã thành niên dù có cùng một hành vi thực hiện. Ngoài ra, việc xử phạt còn phải tuân theo các nguyên tắc được áp dụng đối với loại chủ thể này, trên cơ sở đó thì tại khoản 1 điều 135 Luật xử lý vi phạm hành chính quy định 3 hình thức xử phạt vi phạm hành chính áp dụng đối với người chưa thành niên là cảnh cáo; phạt tiền; tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính trong 5 hình thức xử phạt quy định chung áp dụng

đối với mọi hành vi vi phạm do cá nhân, tổ chức thực hiện được quy định tại điều 21 của Luật xử lý vi phạm hành chính và các biện pháp khắc phục hậu quả được quy

định tại khoản 2 điều 135 của luật này. Các hình thức xử phạt:

ễ Đặ ă ướ

+ Hình thức xử phạt cảnh cáo: Luật quy định áp dụng đối với mọi hành vi vi phạm hành chính do người chưa thành niên từđủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi. Tuy nhiên khi áp dụng hình thức xử phạt này đối với đối tượng người chưa thành niên có sự khác biệt giữa hai nhóm tuổi: Đối với người chưa thành niên từđủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi hình thức xử phạt cảnh cáo chỉ được áp dụng đối với những vi phạm hành chính với lỗi cố ý còn đối với đối tượng từđủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi thì hình thức xử phạt cảnh cáo được áp dụng đối với họ như đối với người đã thành niên

+ Hình thức xử phạt tiền: Luật quy định hình thức xử phạt này không được áp dụng đối với người chưa thành niên vi phạm hành chính ởđộ tuổi từđủ 14 tuổi

đến dưới 16 tuổi. Đối với người chưa thành niên từđủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi thì có thể áp dụng hình thức xử phạt này. Tuy nhiên, mức tiền phạt áp dụng đối với từng hành vi vi phạm trong từng lĩnh vực quản lý nhà nước do người chưa thành niên thực hiện không được áp dụng theo nguyên tắc chung như đối với người thành niên mà phải thực hiện theo nguyên tắc: người chưa thành niên bị

phạt tiền thì mức tiền phạt không quá 1/2 mức tiền phạt áp dụng đối với người thành niên được quy định tại Điều 134 Luật xử lý vi phạm hành chính.Trường hợp người chưa thành niên không có tiền nộp phạt để nâng cao trách nhiệm của cha mẹđối với con hoặc của người giám hộđối với người được giám hộ thì cha mẹ hoặc người giám hộ phải nộp thay.

+ Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là việc sung vào ngân sách nhà nước vật, tiền, hàng hóa, phương tiện có liên quan trực tiếp đến vi phạm hành chính, được áp dụng đối với vi phạm hành chính nghiêm trọng do người chưa thành niên thực hiện với lỗi cố ý.

Các biện pháp khắc phục hậu quảđược áp dụng đối với người chưa thành niên cũng tương tự như người đã thành niên. Tuy nhiên, trên cơ sở cân nhắc về độ tuổi, mức độ trưởng thành và năng lực trách nhiệm hành chính của người chưa thành niên khi tham gia các quan hệ pháp luật, tại khoản 2 Điều 135 Luật xử lý vi phạm hành chính hiện hành quy định chỉ áp dụng 4 trong số 9 biện pháp khắc phục hậu quả đã

được luật quy định tại Điều 28, cụ thể các biện pháp khắc phục hậu quả áp dụng đối với người chưa thành niên là :

+“Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu.

+ Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh.

ễ Đặ ă ướ

+ Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường; văn hóa phẩm có nội dung độc hại.

+ Buộc nộp lại khoản thu bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hoặc buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái với quy định của pháp luật”22.

Bên cạnh đó, để đảm bảo các biện pháp khắc phục hậu quả, nâng cao trách nhiệm của cha mẹ hoặc người giám hộ của người chưa thành niên thì tại khoản 3 Điều 134 Luật xử lý vi phạm hành chính hiện hành quy định “Trường hợp người chưa thành niên không có khả năng thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả thì cha mẹ

hoặc người giám hộ phải thực hiện thay”23.

Các biện pháp thay thế xử phạt vi pham hành chính

Tại Điều 139 và Điều 140 Luật xử lý vi phạm hành chính hiện hành, quy định có 2 biện pháp thay thế:

+Biện pháp nhắc nhở.

“Nhắc nhở là biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính để chỉ ra những vi phạm hành chính do người chưa thành niên thực hiện, được thực hiện đối với người chưa thành niên vi phạm hành chính mà theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính khi có đủ các điều kiện sau:

•Vi phạm hành chính theo quy định bị phạt cảnh cáo.

•Người chưa thành niên vi phạm đã tự nguyện khai báo, thành thật, hối lỗi về

hành vi vi phạm của mình.

+Biện pháp quản lý tại gia đình

Quản lý tại gia đình là biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính áp dụng đối với người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi 2 lần trở lên trong 6 tháng có hành vi trộm cắp, lừa đảo, đánh bạc, gây rối trật tự công cộng mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự khi có đủ các điều kiện sau:

• Người chưa thành niên đã tự nguyện khai báo, thành thật hối lỗi về hành vi vi phạm của mình.

•Có môi trường thuận lợi cho việc thực hiện biện pháp quản lý tại gia đình.

22

Khoản 2 Điều 135 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012.

ễ Đặ ă ướ

• Cha mẹ hoặc người giám hộ có đủ điều kiện thực hiện việc quản lý và tự

nguyện nhận trách nhiệm quản lý tại gia đình đối với đối tượng vi phạm”24.

ễ Đặ ă ướ

CHƯƠNG 2

CÁC BIỆN PHÁP XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH ĐỐI VỚI NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN

2.1. Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên

Xử phạt vi phạm hành chính là biện pháp cưỡng chế hành chính thể hiện sự

răn đe, trừng phạt của pháp luật đối với những cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm các quy tắc quản lý nhà nước thông qua việc buộc người vi phạm phải gánh chịu các hậu quả bất lợi về vật chất hoặc tinh thần. Ngoài mục đích là để ngăn chặn và thể hiện sự răn đe, trừng phạt đối với các cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính, các biện pháp xử phạt còn mang tính giáo dục, góp phần nâng cao ý thức pháp luật của công dân trong việc chấp hành pháp luật nhà nước nói chung và các quy tắc quản lý nhà nước nói riêng, qua đó bảo vệ và duy trì trật tự quản lý nhà nước. Đây là biện pháp do cá nhân có thẩm quyền ra quyết định áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính, tuân theo trình tự thủ tục xử phạt hành chính do pháp luật hành chính Việt Nam hiện hành quy định. Theo Luật xử lý vi phạm hành chính hiện hành

đã dành hẳn một phần riêng biệt (phần thứ năm) bao gồm có 2 chương 8 điều để quy

định việc xử lý hành chính đối với người chưa thành niên vi phạm hành chính, trong

đó chủ yếu tập trung quy định về các vấn đề liên quan đến việc xử lý người chưa thành niên như là các hình thức xử phạt, nguyên tắc xử phạt, các biện pháp khắc phục hậu quả, các biện pháp xử lý vi phạm hành chính và các biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính. Ngoài ra, Luật cũng có một sốđiều khoản nằm rải rác ở các chương các mục khác quy định các vấn đề có liên quan đến việc xử lý người chưa thành niên. Còn các vấn đề còn lại thì áp dụng nhưđối với người chưa thành niên khi vi phạm.

Nhưđã biết, người chưa thành niên có đặc điểm riêng về tâm sinh lý. Việc họ

vi phạm pháp luật thường do nhiều yếu tố bên ngoài tác động, thậm chí ngay cả bản thân họ còn chưa nhận thức được hết sự nguy hiểm, tính nghiêm trọng cũng như hậu quả của hành vi vi phạm pháp luật do mình gây ra. Chính vì thế, việc xử phạt người chưa thành niên cần có những nét đặc thù riêng để phù hợp với loại đối tượng này. Mặt khác, việc xử phạt đối với người chưa thành niên với mục đích chính là giáo dục và giúp đỡ họ trở thành một người công dân tốt chứ không phải là răn đe nhưđối với người đã thành niên nên việc quy định các biện pháp xử phạt đối với họ riêng biệt cũng là điều cần thiết. Theo Luật xử lý vi phạm hành chính Việt Nam hiện hành thì các biện pháp xử phạt đối với người chưa thành niên bao gồm: các hình thức xử phạt

ễ Đặ ă ướ

vi phạm hành chính, các biện pháp khắc phục hậu quả và các biện pháp thay thế xử

phạt đối với người chưa thành niên.

2.1.1. Phạt cảnh cáo

Cảnh cáo là hình thức xử phạt thể hiện sự khiển trách công khai của nhà nước mang ý nghĩa giáo dục hơn trừng phạt do cá nhân có thẩm quyền quyết định áp dụng

đối với chủ thể vi phạm hành chính. Cảnh cáo thể hiện sự lên án mang tính quyền lực nhà nước, là một trong các hình thức xử phạt nhẹ nhất trong các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính của Luật xử lý vi phạm hành chính hiện hành được áp dụng đối với những vi phạm hành chính nhỏ lần đầu, do sơ suất, có nhiều tình tiết giảm nhẹ mà chưa gây thiệt hại về vật chất, do không hiểu biết hoặc do tác động của nguyên nhân khách quan và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính25. So với hình thức phạt tiền thì hình thức xử phạt cảnh cáo là nhẹ hơn, nó không có khả

năng hạn chế các quyền về tài sản, tác động đến lợi ích vật chất của người vi phạm như là hình thức phạt tiền nhưng hình thức xử phạt cảnh cáo tác động đến sự nhận thức đối với chủ thể vi phạm, giúp họ hiểu hơn về hành vi của mình là trái với các nguyên tắc xử sự chung đã được pháp luật quy định đề từđó mà các chủ thể này có sự

nhận thức đúng đắn hơn và sẽ không tiếp tục thực hiện những hành vi vi phạm đó nữa. Tuy nhiên, cũng như các hình thức xử phạt khác hình thức xử phạt cảnh cáo vẫn thể

hiện được sự răn đe, tính nghiêm khắc của nhà nước đối với các chủ thể vi phạm hành chính đó là gây cho người bị xử phạt những tổn thất nhất định về mặt tinh thần, do đó vẫn đảm bảo được tính răn đe và mang tính cưỡng chế nhà nước. Hình thức xử phạt cảnh cáo được người có thẩm quyền ra quyết định dưới hình thức bằng văn bản. Những hành vi vi phạm hành chính bị người có thẩm quyền nhắc nhở bằng lời nói không được coi là hình thức xử phạt cảnh cáo26. Ví dụ như là không coi là phạt cảnh cáo khi chiến sĩ cảnh sát giao thông nhắc người điều khiển xe mô tô là không được

điều khiển xe có dung tích xi lanh nhỏ hơn 70 cm3 vào đường cao tốc. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng đối tượng bị áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo không được coi là có án tích và không được ghi vào lí lịch tư pháp.

Hình thức xử phạt cảnh cáo khi áp dụng đối với người chưa thành niên có sự

khác nhau vềđiều kiện áp dụng giữa 2 nhóm đối tượng là: Người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi và người chưa thành niên từđủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi.

25

Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật hành chính Việt Nam, NXB Công an nhân dân, năm 1998, trang 158.

26

Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật hành chính Việt Nam, NXB Công an nhân dân, năm 1998, trang 158.

ễ Đặ ă ướ

Đối với người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi đây là giai đoạn

định hình nên suy nghĩ ứng xử ở mỗi con người và cho đến khi trưởng thành thì những suy nghĩ đó sẽ quyết định nên tính cách con người khi đó. Chính vì thế mà trong giai đoạn này điều cần nhất là cần khuyến khích, giáo dục họ nhận thức một cách đúng đắn nhất, có cách ứng xử sao cho phù hợp với đời sống xã hội với các quy

định của pháp luật một cách tích cực và tự giác. Đồng thời khi thực hiện các biện pháp giáo dục đối với họđòi hỏi phải có sự kiên trì bằng những biện pháp khoan dung ngay cả khi người chưa thành niên có hành vi trái với với quy định của pháp luật. Tuy nhiên, một biện pháp giáo dục mang tính khoan dung thì cùng với đó nó cần phải đảm bảo được tính nghiêm khắc thì ý nghĩa của việc giáo dục mới đạt được.

Theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính hiện hành thì hình thức xử

phạt cảnh cáo là hình thức xử phạt được áp dụng đối với mọi hành vi vi phạm hành chính do người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện, còn người chưa thành niên từ đủ 16 tuổi trở lên thì việc áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo

được áp dụng như người đã thành niên (Điều 22 Luật xử lý vi phạm hành chính). Quy

định này cho thấy có sự khác biệt nhất định về điều kiện khi áp dụng hình thức xử

phạt cảnh cáo đối với người chưa thành niên từđủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi và người chưa thành niên từđủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi, cụ thể:

Đối với người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ bị áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo đối với những vi phạm do lỗi cố ý và không đủđiều kiện

để được áp dụng biện pháp thay thế cho xử phạt là nhắc nhở. Điều này cũng đồng nghĩa rằng nếu người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi có dấu hiệu vi phạm hành chính nhưng với những lỗi vô ý hoặc vi phạm hành chính với lỗi cố ý nhưng đối tượng này đủ điều kiện để áp dụng biện pháp nhắc nhở thì họ sẽ không bi áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo.

Ví dụ: Nguyễn Văn A, 15 tuổi vào ngày 27/6/2014 khi đang buôn bán thuốc lá dạo thì bất ngờ bị công an kiểm tra. Qua quá trình khám xét công an phát hiện và thu giữ 15 gói thuốc hero (số lượng thuốc mỗi gói là 20 điếu, đây là danh mục hàng cấm và theo quy định của pháp luật thì đây là loại hàng hóa cấm mua bán) và một số loại thuốc khác (tất cả các loại thuốc lá còn lại đều nằm trong danh mục hàng hóa được Chính phủ cho phép kinh doanh).

Theo như ví dụ trên nếu trong trường hợp này đối tượng vi phạm là người chưa thành niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi thì căn cứ vào điểm b Điều 25 của Nghị định 185/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương

ễ Đặ ă ướ

mại sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng thì sẽ bị phạt tiền từ 250.000 đồng đến 500.000 đồng (do khi phạt tiền đối với người chưa thành niên từđủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi thì mức phạt không được quá 1/2 mức

Một phần của tài liệu Các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên thực trạng ở huyễn vũng liêm tĩnh vĩnh long (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)