Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật

Một phần của tài liệu Các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên thực trạng ở huyễn vũng liêm tĩnh vĩnh long (Trang 41)

vật nuôi, cây trồng và môi trường; văn hóa phẩm có nội dung độc hại.

Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường; văn hóa phẩm có nội dung độc hại là biện pháp khắc phục hậu quả được Luật xử lý vi phạm hành chính hiện hành quy định nhằm bảo vệ những giá trị về sức khỏe, cuộc sống vật chất và những giá trị về mặt tinh thần của toàn thể

cộng đồng. Biện pháp này chủ yếu được sử dụng để khắc phục các hậu quả do vi phạm hành chính trong các lĩnh vực có liên quan đến việc kinh doanh những sản phẩm liên quan đến đời sống con người như thuốc chữa bệnh, thực phẩm và văn hóa phẩm phục vụ cho đời sống tinh thần.

30

Nguyễn Ngọc Duy, Bình luận Luật xử lý vi phạm hành chính và trình tự, thủ tục xem xét quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính, NXB Hồng Đức, năm 2014, trang 44.

31

Nguyễn Ngọc Duy, Bình luận Luật xử lý vi phạm hành chính và trình tự, thủ tục xem xét quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính, NXB Hồng Đức, năm 2014, trang 44.

ễ Đặ ă ướ

Hàng hóa gây hại cho sức khỏe con người là những sản phẩm do con người tạo ra để phục vụ cho cuộc sống hằng ngày. Những hàng hóa này khi được đưa vào sử

dụng có thể sẽ ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sức khỏe con người và nguy hiểm hơn có khi là đến cả tính mạng. Chính vì vậy, việc tiêu hủy các loại hàng hóa này là vô cùng cần thiết để bảo vệ tính mạng và sức khỏe của con người.

“Ví dụ: Ngày 15/04/2014, Đội 4 phối hợp với Chi cục hải quan cảng Sài Gòn khu vực I kiểm tra thực tế lô hàng thực phẩm của Chi nhánh Công ty TNHH thương mại Quốc tế Hải Phòng, gồm 7 mặt hàng (ô mai, dầu hào, dầu mè, tương chua ngọt, bạch quả khô, bột sương sáo và rong biển khô) là thực phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc, trị giá 120,7 triệu đồng.

Kết quả giám định đã phát hiện 3 mặt hàng là ô mai mận, rong biển khô và bột sương sáo không đạt tiêu chuẩn chất lượng công bố. Trong đó, 2 mặt hàng bột sương sáo và rong biển khô có chứa hàm lượng chì, Asen cao gấp vài chục lần so với tiêu chuẩn sản phẩm đã công bố và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về hàm lượng kim loại nặng”32.

Ví dụ trên cho thấy nếu để 3 mặt hàng không đủ chất lượng là ô mai mận, rong biển khô và bột sương sáo đặc biệt là 2 mặt hàng bột sương sáo và rong biển khô lưu thông trên thị trường là gây ảnh hưởng rất lớn đối với sức khỏe của người tiêu dùng nên trong trường hợp này các loại hàng hóa này cần phải được tịch thu và tiêu hủy

đúng theo quy định của pháp luật.

Vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường thì đây là những vật có trong tự nhiên, sản phẩm do con người tạo ra có tính chất độc hại, trực tiếp hoặc gián tiếp gây ảnh hưởng không tốt đến môi trường sống, tới sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường. Những vật, sản phẩm này gây độc hại có thể ảnh hưởng tới sự phát triển hoặc làm cho con người, vật nuôi, cây trồng bị

bệnh hoặc chết, hay có thể gây ô nhiễm môi trường tác động mạnh đến sự sống của con người, vật nuôi và cây trồng.

Ví dụ: khi phát hiện các loại gia cầm mắc bệnh truyền nhiễm hay các loại thuốc hóa học có tính chất độc hại mà không rõ nguồn gốc thì các vật phẩm này cần phải được tịch thu và tiêu hủy ngay để tránh nguy cơ gây ra ảnh hưởng đến môi trường, đe dọa đến cuộc sống của con người, vật nuôi và cây trồng.

32

Phát hiện 16 tấn bột sương sáo NK nhiễm độc nặng, http://www.baohaiquan.vn/pages/phat-hien-16-tan-bot- suong-sao-nk-nhiem-doc-nang.aspx, [truy cập ngày 01/10/2014].

ễ Đặ ă ướ

Văn hóa phẩm có nội dung độc hại được hiểu là các sản phẩm hàng hóa mang ý nghĩa về văn hóa, phục vụđời sống và tinh thần của con người như là các sản phẩm văn hóa dưới dạng in ấn (tranh, ảnh, sách báo, tạp chí) hoặc dưới dạng sản phẩm của các loại hình nghệ thuật khác như tranh, tượng, phim, ấn phẩm ca nhạc có nội dung hoặc hình thức thể hiện trái với thuần phong mỹ tục hoặc mang tính chất phản động,

đồi trụy, có hại đến đời sống văn hóa tinh thần của cộng đồng.

Ví dụ: Các loại hàng hóa về văn hóa phẩm phục vụđời sống tinh thần của cộng

đồng nhưđĩa, băng mang tính khiêu dâm thì các loại hàng hóa này mang tính chất đồi trụy trái với thuần phong mỹ tục nên khi phát hiện nó cần phải được tiêu hủy ngay để

tránh ảnh hưởng đến đời sống văn hóa tinh thần chung của cộng đồng.

Chính vì những tác hại của hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường cùng với các văn hóa phẩm có nội dung độc hại nên khi phát hiện nó cần phải được tịch thu và tiêu hủy một cách nhanh nhất theo

đúng như quy định của pháp luật để đảm bảo cho lợi ích chung của toàn thể cộng

đồng. Tuy nhiên, đối tượng áp dụng trong trường hợp này là người chưa thành niên nên việc áp dụng hình thức này còn mang một ý nghĩa rất đặc biệt nhất là việc phát hiện, tịch thu và buộc tiêu hủy văn hóa phẩm có nội dung độc hại là vô cùng cần thiết nó có thể góp phần cho việc giáo dục về tư tưởng, nhân cách cùng với đó là một tâm hồn trong sáng để từ đó mà người chưa thành niên có thể tránh xa các tệ nạn xã hội, hạn chế các vi phạm pháp luật và trở thành một người công dân có ích cho đất nước.

Tuy nhiên, để xác định hàng hóa, vật phẩm do người chưa thành niên lưu thông và tiêu thụ có gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường hay văn hóa phẩm có nội dung độc hại không thì cần phải có kết luận của cơ

quan chức năng có thẩm quyền hoặc phải có kết luận của cơ quan giám định, điều này cũng đồng nghĩa rằng nếu hàng hóa, vật phẩm và văn hóa phẩm chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền kết luận là có gây hại thì các vật đó sẽ không bị tiêu hủy33.

Cũng như các biện pháp khắc phục hậu quả khác biện pháp này được áp dụng

đối với người chưa thành niên có kèm theo hình thức xử phạt chính nhưng biện pháp này vẫn có thểđược áp dụng một cách độc lập nếu nó thuộc khoản 2 Điều 65 Luật xử

lý vi phạm hành chính34.

33

Nguyễn Ngọc Duy, Bình luận Luật xử lý vi phạm hành chính và trình tự, thủ tục xem xét quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính, NXB Hồng Đức, năm 2014, trang 45.

34

Nguyễn Ngọc Duy, Bình luận Luật xử lý vi phạm hành chính và trình tự, thủ tục xem xét quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính, NXB Hồng Đức, năm 2014, trang 45.

ễ Đặ ă ướ

2.2.4. Buộc nộp lại khoản thu bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hoặc buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái với quy định của pháp luật

Việc nộp lại các khoản thu bất hợp pháp là việc buộc đối tượng là người chưa thành niên nộp lại các khoản lợi nhuận bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi trái với quy định của pháp luật mà cụ thể ở đây là trái với các quy định của Luật hành chính. Các khoản thu đó được thể hiện dưới giá trị có thể là tiền, giấy tờ có giá, tài sản và vật có giá trị. Nếu có đầy đủ chứng cứ cho rằng người chưa thành niên có được các tài sản này là do hành vi vi phạm hành chính để thu lợi về một cách bất chính thì cá nhân có thẩm quyền cần phải ra quyết định buộc đối tượng vi phạm phải nộp lại để

sung vào công quỹ nhà nước.

Ví dụ: Một cá nhân là người chưa thành niên buôn bán các loại hàng hóa nằm trong danh mục hàng cấm, hàng giả được quy định tại Nghị định 185/2013 NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng mà thu được các khoản lợi nhuận ngoài phải chịu các hình thức xử phạt vi phạm hành chính thì người chưa thành niên mua bán các loại hàng hóa trong trường hợp này còn phải bị cá nhân có thẩm quyền ra quyết định buộc phải nộp lại các khoản thu từ hoạt động mua bán này

Buộc nộp lại số tiền bằng giá trị tang vật, phương tiện đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái với các quy định của pháp luật được hiểu là khi chủ thể là người chưa thành niên thực hiện hành vi vi phạm hành chính thì sau khi thực hiện hành vi vi phạm hành chính đó họ cố tình tẩu tán, tiêu hủy hay tiêu thụ một cách trái phép các tang vật hoặc phương tiện vi phạm. Mục đích chính của họ trong trường hợp này là nhằm thu được lợi nhuận hoặc để trốn tránh hành vi vi phạm của mình gây khó khăn cho hoạt động xử lý vi phạm hành chính của cơ quan chức năng thì theo quy định của pháp luật người chưa thành niên thực hiện hành vi trong trường hợp này phải nộp lại số tiền bằng với giá trị của tang vật hoặc phương tiện đã bị tiêu thụ, tẩu tán một cách trái phép trước đó.

Ví dụ: Khi một cá nhân là người chưa thành niên tham gia vào hoạt động đua xe trái phép thì theo quy định tại khoản 4 Điều 34 của Nghị định 171/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt thì ngoài bị xử phạt vi phạm hành chính phương tiện này còn phải bị tịch thu nhưng trong trường hợp người chưa thành niên vi phạm cố tình đốt xe để tiêu hủy tang vật vi phạm gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan điều tra nhằm trốn tránh

ễ Đặ ă ướ

hành vi vi phạm của mình. Trong trường hợp này, người chưa thành niên ngoài phải chịu hình thức xử phạt vi phạm hành chính họ phải nộp lại một khoản tiền tương

đương với giá trị của chiếc xe để sung vào công quỹ nhà nước theo đúng quy định của pháp luật.

Biện pháp khắc phục hậu quả này nhằm khắc phục triệt để thiệt hại và đảm bảo nguồn thu ngân sách cũng như đảm bảo nguồn lợi về vật chất cho đối tượng bị thiệt hại do vi phạm hành chính gây ra và nâng cao tính hiệu quả trong xử phạt vi phạm hành chính35.

Chính vì các lý do nêu trên mà cùng với việc xử phạt vi phạm hành chính nếu xác định được người chưa thành niên thực hiện hành vi vi phạm hành chính có thu lợi bất chính (thu lợi bất hợp pháp) từ vi phạm hành chính hoặc chiếm đoạt tài sản của cá nhân, tổ chức khác hoặc tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy phương tiện nhằm trốn tránh hành vi vi phạm của mình trái với quy định của pháp luật thì biện pháp này phải được áp dụng kèm theo đểđảm bảo tính răn đe, nghiêm minh của pháp luật đồng thời đảm bảo

được lợi ích của nhà nước, cá nhân và tổ chức.

Biện pháp khắc phục hậu quả này cũng có thểđược áp dụng một cách độc lập nếu thuộc trường hợp được quy định tại khoản 2 Điều 65 Luật xử lý vi phạm hành chính36.

2.3. Các biện pháp thay thế xử phạt vi phạm hành chính

Tùy thuộc vào tính chất và mức độ gây nguy hiểm mà họ gây ra cho xã hội mà cơ quan có thẩm quyền có thể lựa chọn một trong hai biện pháp chế tài này để áp dụng. Còn theo pháp luật quốc tế thì cả 2 hệ thống này hình thành nên một phần của hệ thống tư pháp đối với người chưa thành niên. Theo Công ước về quyền trẻ em mà Việt Nam là một quốc gia thành viên (phê chuẩn ngày 20/2/1990) và các chuẩn mực quốc tế khác về tư pháp người chưa thành niên yêu cầu các quốc gia thành viên “bất cứ khi nào thấy thích hợp và cần thiết” phải thúc đẩy quà trình hình thành các biện pháp để xử lý người chưa thành niên vi phạm pháp luật mà không sử dụng quá trình tố tụng tư pháp, miễn là các quyền con người và những bảo đảm pháp lý được tôn trọng đầy đủ. Tất cả những điều đó chính là quá trình xử lý chuyển hướng đối với người chưa thành niên vi phạm pháp luật, các vấn đề này đã được các cơ quan lập

35

Nguyễn Ngọc Duy, Bình luận Luật xử lý vi phạm hành chính và trình tự, thủ tục xem xét quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính, NXB Hồng Đức, năm 2014, trang 46.

36

Nguyễn Ngọc Duy, Bình luận Luật xử lý vi phạm hành chính và trình tự, thủ tục xem xét quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính, NXB Hồng Đức, năm 2014, trang 47.

ễ Đặ ă ướ

pháp Việt Nam tiếp thu và cụ thể hóa trong Luật xử lý vi phạm hành chính gọi là các biện pháp thay thế cho xử lý vi phạm hành chính. Còn trong các văn bản quy phạm pháp luật khác của Việt Nam cũng đã ghi nhận một số nguyên tắc và quy định là cơ

sở pháp lý để có thể áp dụng các biện pháp xử lý chuyển hướng đối với người chưa thành niên vi phạm pháp luật như là Điều 37 Hiến pháp năm 2013 “Trẻ em được Nhà nước, gia đình và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục; được tham gia vào các vấn đề về

trẻ em. Nghiêm cấm xâm hại, hành hạ, ngược đãi, bỏ mặc, lạm dụng, bóc lột sức lao

động và những hành vi khác vi phạm quyền trẻ em”37, khoản 1 Điều 5 Luật Bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em năm 2004 “Việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là trách nhiệm của gia đình, nhà trường, Nhà nước, xã hội và công dân. Trong mọi hoạt

động của cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân có liên quan đến trẻ em thì lợi ích của trẻ

em phải được quan tâm hàng đầu”, khoản 3 Điều 36 Luật Bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em năm 2004 “Việc xử lý trẻ em có hành vi vi phạm pháp luật chủ yếu nhằm giáo dục, giúp đỡđể trẻ em nhận thấy sai lầm, sửa chữa sai lầm và tiến bộ”38, khoản 1 Điều 58 Luật Bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em năm 2004 “Trẻ em vi phạm pháp luật được gia đình, nhà trường và xã hội giáo dục, giúp đỡ để sửa chữa sai lầm, có ý thức tôn trọng pháp luật, tôn trọng quy tắc của đời sống xã hội và sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội. Việc tổ chức giáo dục trẻ em vi phạm pháp luật chủ yếu được thực hiện tại cộng đồng hoặc đưa vào trường giáo dưỡng”39. Bên cạnh đó, Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009 cũng có một số điều luật ghi nhận quy

định quá trình chuyển hướng này như tại khoản 1 Điều 69 “Việc xử lý người chưa thành niên phạm tội chủ yếu nhằm giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành công dân có ích cho xã hội”40, khoản 2 Điều 69 “Người chưa thành niên phạm tội có thể được miễn trách nhiệm hình sự, nếu người đó phạm tội ít nghiêm trọng hoặc tội nghiêm trọng, gây hại không lớn, có nhiều tình tiết giảm nhẹ và

được gia đình hoặc cơ quan, tổ chức nhận giám sát, giáo dục”41 và tại khoản 3 Điều 69 thì “Việc truy cứu trách nhiệm hình sự người chưa thành niên phạm tội và áp dụng

Một phần của tài liệu Các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên thực trạng ở huyễn vũng liêm tĩnh vĩnh long (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)