phạm hành chính đối với người chưa thành niên
3.4.1.1. Đối với hình thức xử phạt tiền:
Đối với hình thức phạt tiền trong Luật xử lý vi phạm hành chính được áp dụng
đối với người chưa thành niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi vẫn còn tồn tại số bất cập nhất định cần phải được hoàn thiện để đảm bảo cho việc áp dụng đạt được hiệu quả tối ưu nhất. Theo người viết vấn đề phạt tiền đối với người chưa thành niên cần phải được hoàn thiện theo hướng sau: Trong Luật xử lý vi phạm hành chính hiện hành thì mức phạt tiền được áp dụng đối với người chưa thành niên từđủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi thấp nhất là 25.000 và cao nhất là 500.000.000 mức phạt này là quá cao so với khả năng tài chính của người chưa thành niên, đối tượng mà hầu nhưđều chưa có thu nhập và nếu có thu nhập thì thu nhập đó là rất thấp. Mức phạt này cần phải được giảm xuống và mức phạt mà người viết cảm thấy hợp lý nhất đối với loại đối tượng này là chỉ nên bằng 1/4 đối với mức phạt đối với người đã thành niên có cùng hành vi vi phạm thay vì là mức 1/2 như đối với quy định hiện hành. Với mức phạt này mà nếu người chưa thành niên vẫn không có tiền để nộp phạt thì mức phạt này cũng được xem là mức phạt hợp lý để xác định trách nhiệm của cha, mẹ hoặc người giám hộ đối với người chưa thành niên.
ễ Đặ ă ướ
Đối với trường hợp được quy định tại khoản 3 Điều 23 Luật xử lý vi phạm hành chính thì theo người viết điều luật này không nên áp dụng đối với đối tượng là người chưa thành niên. Việc không áp dụng điều luật này sẽđảm bảo được nguyên tắc, sự phù hợp khi áp dụng các biện pháp xử phạt đối với đối tượng này.
3.4.1.2. Đối với hình thức xử phạt cảnh cáo:
Như đã biết hình thức xử phạt cảnh cáo là hình thức xử phạt cao nhất được áp dụng đối với đối tượng là người chưa thành niên. Chính vì quy định này mà nó đã tạo ra bất cập là nếu như người chưa thành niên từđủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi là nếu như họ đã bị phạt cảnh cáo thì các lần sau vi phạm của họ đều sẽ chỉ bị xử phạt cảnh cáo và theo người viết thì vấn đề này cần phải được hoàn thiện đểđảm bảo được mục
đích của việc xử phạt vi phạm hành chính. Theo người viết thì vấn đề này cần phải
được hoàn thiện theo hướng sau: Hình thức xử phạt cảnh cáo vẫn là hình thức xử phạt chủ yếu, ưu tiên được áp dụng đối với người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi vi phạm hành chính. Tuy nhiên, đây không phải là hình thức xử phạt duy nhất mà người có thẩm quyền có thể áp dụng đối với đối tượng này. Cá nhân có thầm quyền có thề áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo lần thứ nhất và lần thứ hai khi họ
thực hiện hành vi vi phạm hành chính. Tuy nhiên nếu người chưa thành niên vẫn tiếp tục tái phạm thì đối với trường hợp tái phạm từ lần thứ ba trở về sau nếu cá nhân có thẩm quyền xác định việc người chưa thành niên vi phạm là do họ chưa hiểu biết một cách đầy đủ nhất về pháp luật và đó cũng là kết quả của sự thiếu quan tâm từ gia đình thì đối với trường hợp này sẽ tiếp tục áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo. Tuy nhiên,
đối với trường hợp này cá nhân có thẩm quyền còn có thể áp dụng kèm theo biện pháp là buộc người chưa thành niên phải học tập các quy định của pháp luật có liên quan đến hành vi vi phạm. Biện pháp này có thể giúp người chưa thành niên nhận thức rõ được hành vi của mình là sai trái từ đó họ sẽ không thực hiện hành vi của mình nữa, giảm thiểu được hành vi vi phạm hành chính do người chưa thành niên gây ra.