1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Biện pháp xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên

44 3,8K 22
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 44
Dung lượng 312 KB

Nội dung

Biện pháp xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên

Trang 1

Lời nói đầu

Trong những năm qua, tình hình người chưa thành niên vi phạm pháp luật ngày cànggia tăng đòi hỏi cần có một cơ sở pháp lý rõ ràng, chặt chẽ, để vừa bảo vệ quyền và lợi íchhợp pháp của người chưa thành niên, vừa nhằm mục đích phòng ngừa, ngăn chặn và đấu tranh

có hiệu quả chống lại những hành vi vi phạm pháp luật do người chưa thành niên thực hiện.Tuy nhiên cho đến nay, các quy định riêng, cụ thể về xử lý vi phạm hành chính đối với ngườichưa thành niên cũng như các công trình nghiên cứu về vấn đề này không nhiều Do đó em

chọn đề tài "Biện pháp xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên" với

mong muốn góp phần hoàn thiện các quy định của pháp luật, nâng cao hiệu quả áp dụng cácquy định đó trong thực tiễn Đối tượng nghiên cứu của đề tài là người chưa thành niên bị ápdụng các biện pháp xử lý vi phạm hành chính và các quy định về xử lý vi phạm hành chínhđối với họ Trong phạm vi và giới hạn cho phép, đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đềsau:

Chương I: Khái niệm người chưa thành niên, đặc điểm người chưa thành niên và ảnh hưởng của những đặc điểm đó đến việc quy định các biện pháp xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên.

Chương II: Thực trạng pháp luật về biện pháp xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên.

Chương III: Thực tiễn áp dụng, phương hướng, giải pháp hoàn thiện các quy định pháp luật về biện pháp xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên.

Đề tài có ý nghĩa là những nghiên cứu cơ bản, bước đầu, xuất phát từ thực trạng quyđịnh và thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật về xử lý vi phạm hành chính đối với ngườichưa thành niên Trên cơ sở đó, đề xuất phương hướng và giải pháp cụ thể để hoàn thiện cácquy định pháp luật cũng như nâng cao hiệu quả của công tác áp dụng các biện pháp xử lý viphạm hành chính đối với người chưa thành niên

Chương I đặc điểm tâm, sinh lí lứa tuổi và tác động của những đặc điểm đó đến việc quy định các biện pháp xử lý

vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên

1 Khái niệm và đặc điểm người chưa thành niên

1.1 Khái niệm

Trang 2

"Người chưa thành niên" không phải là một khái niệm mới, nó được sử dụng phổ biến,đặc biệt là trong các văn bản pháp luật Bên cạnh khái niệm này chúng ta còn bắt gặp các kháiniệm "vị thành niên", "trẻ em".Vậy các khái niệm này có gì giống và khác nhau? Nhữngngười ở độ tuổi nào thì được coi là người chưa thành niên?

Theo Từ điển Tiếng Việt (Viện ngôn ngữ học, năm 2004) thì "thành niên" là đến tuổiđược pháp luật công nhận là công dân với đầy đủ các quyền và nghĩa vụ; "vị thành niên" làchưa đến tuổi được pháp luật công nhận là công dân với đầy đủ các quyền và nghĩa vụ

Từ điển Luật học (NXB Bách khoa, Hà Nội 1999) không đưa ra khái niệm "thànhniên" trước mà chỉ đưa ra khái niệm "vị thành niên" (với chú giải là: chưa thành niên) làngười chưa đến tuổi được pháp luật coi là có đủ khả năng để sử dụng quyền, làm nghĩa vụ vàchịu trách nhiệm Theo đó người chưa đủ 18 tuổi là "vị thành niên"

Trong tiếng Hán "vị" được hiểu là "chưa tới" Như vậy khái niệm "chưa thành niên"cũng chính là khái niệm "vị thành niên" Với định nghĩa thứ nhất thì việc được pháp luật côngnhận là công dân với đầy đủ các quyền và nghĩa vụ ở đây chỉ mang nghĩa tương đối (đầy đủmột cách tương đối) Cá nhân khi đạt đến một độ tuổi nhất định sẽ được coi là người thànhniên và ngược lại được coi là người chưa thành niên, tuy nhiên là người thành niên không cónghĩa là được hưởng tất cả mọi quyền và phải thực hiện mọi nghĩa vụ Ví dụ, Điều 54 Hiếnpháp năm 1992 quy định công dân Việt Nam đủ 21 tuổi có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hộiđồng nhân dân hoặc Điều 2 Luật bầu cử đại biểu Quốc hội quy định công dân Việt Nam từ đủ

21 tuổi có quyền ứng cử đại biểu Quốc hội, một người vừa đủ 20 tuổi tuy là người đã thànhniên nhưng không thể đòi hỏi các quyền ứng cử trên, nhưng cũng không vì thế mà coi họ làngười chưa thành niên Định nghĩa này không xác định độ tuổi cụ thể

Từ điển Luật học đưa ra định nghĩa cụ thể hơn, theo đó "người chưa thành niên" làngười dưới 18 tuổi, tuy nhiên theo định nghĩa này thì khi chưa thành niên sẽ không được phápluật coi là có đủ khả năng để sử dụng quyền, làm nghĩa vụ và chịu trách nhiệm Nhưng mỗingành luật lại có những quy định khác nhau căn cứ vào đặc điểm tâm sinh lý của người chưathành niên, ý thức của họ khi tham gia vào các quan hệ xã hội bị điều chỉnh bởi những quy

phạm của ngành luật đó Ví dụ, Điều 68 Bộ luật Hình sự năm 1999 quy định: "Người chưa

thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự…", tuy chưa

đủ 18 tuổi (chưa coi là thành niên) họ vẫn bị pháp luật quy định là phải chịu trách nhiệm hình

sự; Điều 18 Bộ luật Dân sự 2005 quy định: "Người từ đủ 18 tuổi trở lên là người thành niên.

Người chưa đủ 18 tuổi là người chưa thành niên" Cũng theo quy định của Bộ luật người

chưa thành niên vẫn được tham gia vào các quan hệ dân sự, mà khi đó họ phải được pháp luật

công nhận là có khả năng "sử dụng quyền, làm nghĩa vụ và chịu trách nhiệm"; Điều 119 Bộ luật Lao động 2002 quy định: "người lao động chưa thành niên là người lao động dưới 18

Trang 3

tuổi", theo đó Bộ luật cũng quy định các quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của người lao động

chưa thành niên Như vậy định nghĩa này là chưa chính xác

Bên cạnh đó, còn có khái niệm "trẻ em" Theo Công ước về quyền trẻ em 1989: "Trẻ

em là mọi người dưới 18 tuổi, trừ trường hợp pháp luật áp dụng với trẻ em đó có quy định tuổi thành niên sớm hơn" Tại Điều 11 Quy tắc tối thiểu phổ biến của Liên hợp quốc về bảo

vệ người chưa thành niên bị tước quyền tự do năm 1990 đã quy định: "Những người chưa

thành niên là người dưới 18 tuổi" Có thể thấy qua hai văn bản pháp lý quốc tế trên, khái niệm

"trẻ em" và khái niệm "người chưa thành niên" đều để chỉ người dưới 18 tuổi

Lại có ý kiến cho rằng, theo pháp luật Việt Nam thì khái niệm "trẻ em" và khái niệm

"người chưa thành niên" có sự khác nhau với dẫn chứng Bộ luật Dân sự Việt Nam năm 2005

quy định: "Người chưa đủ 18 tuổi là người chưa thành niên", còn Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em quy định: "Trẻ em được quy định trong Luật này là công dân Việt Nam dưới

16 tuổi" (Điều 1) Theo đó, khoảng cách giữa "trẻ em" và "người chưa thành niên" là khoảng

cách 2 năm

Về độ tuổi của người chưa thành niên, có rất nhiều ý kiến khác nhau như: người chưathành niên là người ở độ tuổi 14 đến 17 tuổi (Spranger); từ 11 đến 15 tuổi (Bromlei); từ 12đến 15 tuổi (J Piagie) hay có sự phân biệt giữa nam và nữ như: nam là từ 14 đến 16 tuổi, nữ

là 11 đến 13 (Buhler); nam 12 đến 17 tuổi, nữ là 12 đến 15 tuổi (Grimn)…[6, tr.60]

Có thể thấy rằng, việc xác định độ tuổi người chưa thành niên là rất khó, không thểđồng nhất hai khái niệm "người chưa thành niên" và "trẻ em", cũng không nên xem khái niệmnào có nội hàm rộng hay hẹp hơn Nhìn chung các ý kiến đều thống nhất cho rằng giới hạn độtuổi cao nhất của người chưa thành niên là dưới 18 tuổi Chúng tôi cho rằng không nhất thiếtphải có một khái niệm cụ thể về người chưa thành niên, chỉ cần xác định người chưa thànhniên bao gồm những người ở lứa tuổi nào? hợp lý nhất đó là những người ở độ tuổi từ đủ 12đến dưới 18 tuổi, bởi đây là giai đoạn mà theo tâm lý học thì tâm sinh lí của người chưa thànhniên được thể hiện rõ nhất Mặt khác, khi nghiên cứu về các biện pháp xử lý vi phạm hànhchính đối với người chưa thành niên, theo Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính 2002, Điều 7

quy định về Xử lý người chưa thành niên vi phạm hành chính thì: "người từ đủ 14 đến dưới

16 tuổi vi phạm hành chính thì bị phạt cảnh cáo", "người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi vi phạm hành chính thì bị áp dụng hình thức xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Điều 12",

và người chưa thành niên từ đủ 12 tuổi có thể bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chínhkhác Pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính cũng không có một điều nào quy định cụ thể ngườichưa thành niên là người ở độ tuổi nào nhưng có thể thấy đối tượng người chưa thành niên bị

áp dụng các biện pháp xử lý hành chính là những người từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi

Trang 4

Như vậy, có thể kết luận người chưa thành niên là người từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi.

1.2 Đặc điểm

Dưới góc độ tâm lí học, con người phải trải qua rất nhiều giai đoạn phát triển khácnhau, mà mỗi giai đoạn lại có những đặc điểm tâm sinh lí riêng, đặc trưng cùng với tác độngbên ngoài làm hình thành những những hành vi ứng xử khác nhau Giai đoạn chưa thành niên

là giai đoạn có vị trí đặc biệt quan trọng trong cả quá trình phát triển và hoàn thiện ấy Nghiêncứu người chưa thành niên qua các đặc điểm về tâm lí, sinh lí sẽ giúp chúng ta lí giải được cơ

sở khoa học của những quy định pháp luật nói chung và của Pháp lệnh xử lí vi phạm hànhchính nói riêng đối với đối tượng này Sau đây là một vài đặc điểm đặc trưng về tâm sinh lícủa người chưa thành niên

Người chưa thành niên gồm những người ở độ tuổi từ đủ 12 đến dưới 18 tuổi Cần

phải nói rằng, tuổi chỉ có ý nghĩa là yếu tố thời gian trong quá trình phát triển của con người.

Với người chưa thành niên, họ cần có thời gian chuẩn bị về mọi mặt để chuyển sang một giaiđoạn mới: giai đoạn trưởng thành (để lớn lên về cơ thể, mở rộng quan hệ xã hội, tích luỹ tri

thức, phương thức hoạt động…) Tuổi không quy định trực tiếp sự phát triển nhân cách Tuổi

có thể phù hợp với trình độ phát triển tâm lí của con người, tuổi cũng có thể đi chậm hơn hoặc

đi nhanh hơn là còn phụ thuộc vào điều kiện hoàn cảnh xung quanh Tuy nhiên người chưathành niên sống trong hoàn cảnh nào cũng có những đặc điểm chung, đặc trưng cho lứa tuổi

Đó là đặc điểm của một giai đoạn mà cách gọi thôi cũng cho thấy tính phức tạp và tầm quantrọng của nó: "thời kì quá độ" (chưa phải là người lớn cũng không còn là trẻ con), "tuổi khủnghoảng" (cả về sinh lí lẫn tâm lí), "tuổi khó bảo" (các em ở độ tuổi này trở nên bướng bỉnh vàkhó bảo), "tuổi bất trị"…

1.2.1 Đặc điểm sinh lí

Thời kì này, cơ thể phát triển mạnh mẽ nhưng không đồng đều, biểu hiện bên ngoài làcác em lớn lên trông thấy Tuỳ thuộc vào độ tuổi, ngay trong cùng giai đoạn mà sự phát triểngiữa nam và nữ là khác nhau, như cùng trong giai đoạn chưa thành niên nhưng ở độ tuổi 12-

13, các em nữ phát triển hơn các em nam về hình dáng thì ở độ tuổi 14-15, cơ thể các em namlại phát triển hơn Tuy nhiên ở cả nam và nữ đều có những đặc điểm chung của lứa tuổi

Sự phát triển của hệ xương mà chủ yếu là sự phát triển của xương tay, xương chân rấtnhanh nhưng xương ngón tay, ngón chân lại phát triển chậm Do đó, cơ thể phát triển khôngcân đối khiến các em trở nên lóng ngóng, vụng về và hay làm đổ vỡ…

Sự phát triển của hệ thống tim mạch không cân đối khiến các em dễ rơi vào tình trạngrối loạn tạm thời với những biểu hiện như: mệt mỏi, chóng mặt, nhức đầu Những biểu hiện

Trang 5

này diễn ra không lâu nhưng lại thường xuyên, làm ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sinhhoạt hàng ngày cũng như tâm lý của người chưa thành niên.

Tuyến nội tiết bắt đầu hoạt động mạnh thường dẫn đến sự rối loạn của hoạt động thầnkinh làm cho các em dễ xúc động, hay bực tức hay nổi nóng, do đó các em hay có những phảnứng mạnh mẽ và gay gắt về những người xung quanh, về những việc mà các em cảm thấykhông hài lòng

Hệ thần kinh chưa có khả năng chịu được những kích thích mạnh và kéo dài, dẫn đếncảm giác ức chế, uể oải, thờ ơ, lãnh đạm, tản mạn khiến các em đôi khi cư xử không đúng vớibản chất của mình, nghiêm trọng hơn là có những hành vi vi phạm đạo đức xã hội và đặc biệt

là vi phạm pháp luật

Một đặc điểm sinh lí đặc trưng nữa của người chưa thành niên đó là sự phát dục, đây

là dấu hiệu cho thấy rõ ràng nhất sự lớn lên của các em Điều này làm xuất hiện ở các emnhiều biểu hiện mới như nhu cầu giao tiếp với bạn bè, đặc biệt là với bạn bè khác giới Các

em trưởng thành hơn về mặt cơ thể, nhưng nhận thức vẫn còn hạn chế

Chính những đặc điểm về sinh lí ảnh hưởng đến những đặc điểm về tâm lí, từ đó quyếtđịnh đến hành vi của người chưa thành niên

1.2.2 Đặc điểm tâm lí

Song song với sự phát triển về sinh lí, ở người chưa thành niên đã bắt đầu hình thành

sự "tự ý thức" với các câu hỏi: mình như thế nào? mình đang làm gì? có những ai quan tâmđến mình?…Quá trình này diễn ra dần dần, cùng với diễn biến tâm lí phức tạp, dễ xúc động,

dễ bị kích động, chợt vui, chợt buồn, tình cảm bồng bột, hăng say, hoạt động thần kinh khôngcân bằng, quá trình hưng phấn mạnh hơn quá trình ức chế, do đó khiến các em không thể tựkiềm chế nổi bản thân khi gặp tình huống bất ngờ Điều này sẽ dẫn đến những lỗi không đángmắc phải, kể cả việc vi phạm pháp luật

Do có thể tự ý thức về bản thân, các em cũng có thể nhận thấy sự thay đổi về sinh lícủa mình và đôi khi các em có thái độ, tâm lí khó chịu với chính những thay đổi đó Các embiết những việc nào thì được phép làm, những việc nào không nhưng vẫn làm theo cách củamình với những lý do rất riêng Do đó, khi mắc lỗi, thay vì nhìn nhận thẳng vào vấn đề để sửachữa khắc phục thì các em lại cố che dấu, thể hiện ra cử chỉ điệu bộ ở bên ngoài không tựnhiên, tỏ ra mạnh dạn, can đảm để người khác không chú ý đến mình; hay chỉ vì một hànhđộng chế giễu, mỉa mai về hình thể dáng vẻ đi lại bên ngoài cũng gây cho các em những phảnứng mạnh mẽ…

Các em luôn muốn bộc lộ cá tính, tự khẳng định mình, muốn nhanh chóng được trởthành người lớn và cố gắng để được đối xử như người lớn, do đó hay phóng đại năng lực bảnthân mình…nhưng thực chất kết thúc giai đoạn chưa thành niên các em mới chỉ phát triển khá

Trang 6

hoàn thiện về mặt sinh lí, còn quá trình nhận thức vẫn chưa đầy đủ Nhận thức về xã hội, đạođức, pháp luật… còn hạn chế, đặc biệt là nhận thức về pháp luật Đôi khi những nhận thứcquan điểm về pháp luật không được hình thành hoặc có nhưng bị lệch lạc theo cách hiểu chủquan của các em

Mặc dù sống độc lập hơn và muốn tỏ ra mình là người lớn nhưng các em ở độ tuổi nàyvẫn cần có sự quan tâm, chăm sóc của cha mẹ, bởi những khó khăn, rắc rối về mặt tâm lí, sinh

lí là không tránh khỏi Cha mẹ phải là người hiểu rõ điều đó để quan tâm cho đúng mức, saocho các em vẫn có thể phát huy được tính độc lập của mình nhưng không thể tách rời sự quản

lý chặt chẽ cần thiết của cha mẹ

Khi trở thành đối tượng áp dụng các biện pháp xử lý hành chính thì những đặc điểmtâm sinh lí trên phải được xem xét để pháp luật có những quy định phù hợp, đảm bảo việc bảo

vệ hiệu quả nhất những quyền lợi của đối tượng "đặc biệt" này

1.2 ảnh hưởng của những đặc điểm của người chưa thành niên đối với việc quy định cácbiện pháp xử lý vi phạm hành chính

Pháp luật Việt Nam nói chung, pháp luật về xử lý vi phạm hành chính nói riêng cónhững quy định rất đặc thù với đối tượng là người chưa thành niên vi phạm pháp luật

Tiêu biểu phải kể đến Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, là một đạo luật chỉquy định những vấn đề liên quan đến trẻ em, trong đó có cả người chưa thành niên, gồmnhững quy định chung, những quy định về quyền và nghĩa vụ của trẻ em cũng như của những

đối tượng liên quan đảm bảo mang lại cho trẻ em những điều tốt đẹp nhất: "Các quyền của trẻ

em phải được tôn trọng và thực hiện" (khoản 1 Điều 6); "Gia đình, Nhà nước và xã hội có trách nhiệm bảo vê tính mạng, thân thể, nhân phẩm, danh dự của trẻ em; thực hiện các biện pháp phòng ngừa tai nạn cho trẻ em" (khoản 1 Điều 26)…

Trong Bộ luật hình sự 1999, chương X là chương quy định riêng với người chưa thành

niên, gồm các quy định về nguyên tắc xử lý đối với người chưa thành niên phạm tội: "Việc

truy cứu trách nhiệm hình sự người chưa thành niên phạm tội và áp dụng các hình phạt đối với họ được thực hiện chỉ trong trường hợp cần thiết và phải căn cứ vào tính chất của hành

vi phạm tội, vào những đặc điểm về nhân thân và yêu cầu của việc phòng ngừa tội phạm"

(khoản 2 Điều 69), hoặc "không xử phạt tù chung thân hoặc tử hình đối với người chưa thành

niên phạm tội" (khoản 5 Điều 69); hay quy định về hình phạt tiền: "mức phạt tiền đối với người chưa thành niên phạm tội không quá một phần hai mức tiền phạt mà điều luật quy định"…

Trong Bộ luật Lao động, khi quy định về thời giờ làm việc của người lao động chưa

thành niên thì "Thời giờ làm việc của người lao động chưa thành niên không được quá bảy

giờ một ngày hoặc 42 giờ một tuần" (khoản 1 Điều 122), trong khi đối với người lao động đã

Trang 7

thành niên thời gian đó là "không quá 8 giờ trong một ngày hoặc 48 giờ trong một tuần"

(khoản 1 Điều 68), quy định như vậy để đảm bảo tránh ảnh hưởng xấu đến sự phát triển về thểlực và trí lực của người chưa thành niên, tránh tình trạng người chưa thành niên bị lạm dụngsức lao động

Bộ luật dân sự 2005 quy định: "Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi khi

xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý" (khoản 1

Điều 20)…

Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính cũng có những quy định riêng đối với người chưathành niên vi phạm hành chính, không phải bất kì người chưa thành niên nào cũng bị áp dụngcác biện pháp xử lý vi phạm hành chính, họ chỉ có thể bị áp dụng các biện pháp đó khi thoả

mãn một số điều kiện nhất định, gồm: thứ nhất, phải đạt đến một độ tuổi nhất định; thứ hai,

có khả năng nhận thức và có khả năng điều khiển hành vi; thứ ba, họ phải thực hiện hành vi

trái pháp luật mà theo quy định bị áp dụng cưỡng chế hành chính Khi họ bị áp dụng các biệnpháp cưỡng chế hành chính thì việc áp dụng cũng có những điểm khác biệt với việc áp dụngcác biện pháp cưỡng chế này đối với người đã thành niên

- Phần lớn người chưa thành niên còn sống phụ thuộc vào gia đình, họ không có tàisản riêng, quy định pháp luật về xử lý vi phạm hành chính phải phù hợp với những đặc điểm

đó để đảm bảo tính khả thi khi áp dụng Khoản 1 Điều 7 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính

2002 quy định người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi vi phạm hành chính thì bị phạt cảnh cáo,khác với trước đây quy định là phạt tiền dến 50.000 đồng, người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18tuổi vi phạm hành chính mà bị áp dụng hình thức phạt tiền thì mức tiền phạt đối với họ khôngđược quá một phần hai mức phạt đối với người thành niên Biện pháp xử phạt với người chưathành niên chỉ mang tính chất răn đe, giáo dục là chính, ở độ tuổi đủ 14 đến dưới 16, việc quyđịnh hình thức phạt tiền là không cần thiết, bởi những người chưa thành niên không có khảnăng để chấp hành biện pháp xử phạt này, thường thì cha mẹ họ là những người có tráchnhiệm nộp thay Điều đó sẽ không có tác dụng nhiều đến nhận thức của họ, bởi vốn có nhậnthức chưa đầy đủ và sâu sắc, họ được cha mẹ thực hiện thay sẽ không thể hiểu được mục đíchchính của việc áp dụng xử phạt vi phạm hành chính đối với họ là răn đe, giáo dục Còn ở độtuổi từ đủ 16 đến dưới 18, các em đã có thể có nhận thức đầy đủ hơn, việc phạt cảnh cáo vớicác em đôi khi lại chưa đủ, cần phải áp dụng hình thức xử phạt cao hơn là phạt tiền

- Chỉ riêng những đặc điểm tâm sinh lí chưa đủ để dẫn đến những hành vi vi phạmpháp luật, chính những yếu tố bên ngoài từ phía gia đình, bạn bè và xã hội khi có tác độngtiêu cực đến khả năng nhận thức của các em khiến các em thực hiện những hành vi vi phạmpháp luật Pháp luật cũng tính đến cả những yếu tố này khi quy định biện pháp cưỡng chế đốivới người chưa thành niên

Trang 8

Trong mối quan hệ với gia đình mà cụ thể là mối quan hệ với cha mẹ, sự hiểu biết củacha mẹ về những thay đổi tâm sinh lí của con chưa thành niên có ý nghĩa rất quan trọng Tuynhiên, sự hiểu biết này mới chỉ dừng lại ở những thay đổi bên ngoài, được thể hiện rõ néttrong một thời gian dài; còn những thay đổi tâm sinh lí có tính chất bên trong thì cha mẹ ítquan tâm hơn Do đó khi ý thức của người chưa thành niên bị lệch lạc dẫn đến vi phạm phápluật, cha mẹ họ thường cho rằng nguyên nhân là do chính bản thân chúng gây ra, họ không hềphải chịu trách nhiệm về điều đó, rất nhiều trong số đó bỏ mặc và không quan tâm đến đờisống của con ở lứa tuổi này Khi thiếu vắng tình cảm của cha mẹ, người chưa thành niên chỉcòn tìm thấy sự cân bằng, an ủi của những người thân khác trong gia đình, họ hàng và bạn bè.Tuy nhiên điều đó không phải lúc nào cũng có thể mang lại cảm giác thanh thản, yên ổn thật

sự và có thể thay thế tình cảm giữa cha mẹ và con cái trong gia đình Khi đó, các em nhanhchóng tìm đến sự giải toả tâm lí bằng những hành động thể hiện sự nông nổi, bồng bột củangười chưa thành niên Có thể đưa ra một ví dụ về trường hợp của Trương Hữu Thân Sinhnăm 1992 tại Phong Điền (Thừa Thiên Huế), Thân vốn là một cậu bé ngoan ngoãn sống hiếuthuận cùng gia đình Nhưng sau đó bố mẹ Thân chuyển vào Thành phố Hồ Chí Minh kiếmsống Không còn sự quan tâm, chăm sóc của bố mẹ, Thân dần bê trễ học hành và bước vàocon đường ham mê cờ bạc rồi trộm cắp vặt từ khi chưa đầy 12 tuổi Sau đó, lại được gửi đếncho ông bà nội quản lí Không dạy nổi cháu, mỗi lần đi đâu vắng ông nội lại đào một cái hố rồichôn đứng đứa cháu 12 tuổi xuống, khi về lại đào lên Sự việc kéo dài cho đến một đêm, thấy ôngnội đã ngủ say và biết dưới gối của ông có 275.000 đồng Thân nghĩ đến chuyện lấy cắp, bị ôngnội tỉnh dậy, phát hiện, tát mấy cái vào mặt, Thân lẳng lặng bỏ đi ngủ nhưng đến 3 giờ sáng Thân

đã dùng búa bổ củi bổ nhiều nhát vào mặt ông khiến ông chết ngay tại chỗ Hành vi của Thân là

do cố ý nhưng ở độ tuổi này Thân chưa thể ý thức được sự cố ý của mình Chính hoàn cảnh giađình (bố mẹ mải mê kiếm tiền, không quan tâm để ý; ông nội ngược đãi) là nguyên nhân dẫn đếnhành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng của Thân Có rất nhiều người chưa thành niên chịu tácđộng tiêu cực từ chính gia đình dưới nhiều góc độ khác nhau Do đó, hành vi của Thân đã có dấuhiệu của một tội phạm rất nghiêm trọng (quy định tại Điều 93 Bộ luật Hình sự) nhưng căn cứ vàođặc điểm nhân thân, Thân không phải chịu trách nhiệm hình sự, thay vào đó bị áp dụng mộttrong những biện pháp xử lý vi phạm hành chính là đưa vào trường giáo dưỡng

Bạn bè và những tác động bên ngoài xã hội cũng là những yếu tố ảnh hưởng khôngnhỏ đến người chưa thành niên, họ rất dễ bị bạn bè lôi kéo, kích động, bất kì điều gì mới lạdiễn ra xung quanh cũng khiến họ thấy tò mò tìm hiểu trong khi nhận thức đúng đắn chưađược hình thành một cách vững chắc Những lúc đó họ thậm chí không thể nhận thức đượchành vi của mình là đúng hay sai Ví dụ, một cậu bé tên Tứ, sinh năm 1991, quê ở Bình Định,khi chỉ mới vừa 14 tuổi, đã phải vào trường giáo dưỡng cải tạo 24 tháng về tội hiếp dâm và

Trang 9

giết người Chỉ vì muốn "thử" một hành động như người lớn, Tứ đã hiếp dâm một bé gái nhàhàng xóm mới chỉ lên 2 Với những trường hợp đó, việc quy định và áp dụng các biện phápcưỡng chế không thể như với người thành niên, do vậy có thể hành vi của họ đã có dấu hiệucủa một tội phạm nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng thì căn cứ vào độ tuổi, vào cácyếu tố nhân thân, người chưa thành niên cũng không phải chịu trách nhiệm hình sự mà chỉphải chịu trách nhiệm hành chính, cụ thể Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính 2002 quy định:

"Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm rất

nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng quy định tại Bộ luật hình sự" là một trong những đối

tượng bị áp dụng biện pháp xử lí hành chính khác là đưa vào trường giáo dưỡng (điểm a

khoản 2 Điều 24) hoặc chỉ áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với "Người

từ đủ 12 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm nghiêm trọng

do cố ý quy định tại Bộ luật hình sự" (điểm a khoản 2 Điều 23) mà không truy cứu trách

nhiệm hình sự với đối tượng này

- Người chưa thành niên luôn cần được giúp đỡ về mọi mặt, ngay cả khi họ vi phạmpháp luật Đôi khi họ cũng là người bị tổn thương do thực hiện chính những hành vi vi phạmcủa mình, "người bán dâm có tính chất thường xuyên" là một ví dụ Với lí do đó, Pháp lệnh

xử lý vi phạm hành chính 2002 quy định biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh áp dụng vớingười nghiện ma tuý từ đủ 18 tuổi trở lên và người bán dâm có tính chất thường xuyên từ đủ

16 tuổi Đặc biệt Pháp lệnh còn quy định cơ sở chữa bệnh phải tổ chức khu vực dành riêngcho người dưới 18 tuổi, quy định đó là căn cứ vào đặc điểm riêng của người chưa thành niên

là những người cần chăm sóc đặc biệt hơn Tại đây họ được lao động, được học văn hoá, họcnghề và chữa bệnh

- Cũng do những đặc điểm riêng về tâm sinh lí, những hạn chế về nhận thức, Pháplệnh xử lí vi phạm hành chính quy định không áp dụng một số biện pháp cưỡng chế đối với

người chưa thành niên; khoản 2 Điều 25: "…Không đưa vào cơ sở giáo dục người chưa đủ

18 tuổi…", khoản 2 Điều 27: "Không áp dụng quản chế hành chính đối với người dưới 18 tuổi" (hiện nay, theo Pháp lệnh sửa đổi một số điều của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính,

biện pháp quản chế hành chính đã bị bãi bỏ)

Qua phân tích trên có thể thấy những đặc điểm về tâm sinh lí của người chưa thànhniên có ảnh hưởng rất quan trọng đến quy định pháp luật nói chung và pháp luật về xử lý viphạm hành chính nói riêng Hiện tại và lâu dài, chúng ta cần phải dựa vào những đặc điểmnày để xây dựng và ngày càng hoàn thiện quy định của pháp luật, đảm bảo được mục đích củapháp luật là phòng ngừa, ngăn chặn, giáo dục những người có hành vi vi phạm đồng thời bảo

vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên

Trang 10

Chương II Thực trạng pháp luật về các biện pháp xử lý hành chính đối với người chưa thành niên

1 Quá trình hình thành các quy định pháp luật về biện pháp xử lý hành chính đối với người chưa thành niên

Trải qua 40 năm kể từ khi những quy định đầu tiên về xử lý vi phạm hành chính rađời, pháp luật về xử lý vi phạm hành chính đã và đang được xây dựng ngày càng hoàn thiệnhơn về mặt nội dung cũng như hình thức pháp lý Tuy nhiên những quy định về xử lý vi phạmhành chính đối với người chưa thành niên chỉ thực sự ra đời vào năm 1977 với Điều lệ xửphạt vi cảnh được ban hành kèm theo NĐ 143/CP ngày 27/05/1977

Trước đó, ngày 18/02/1967 Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định 217 TTg/NC về tổchức lại các trường giáo dục thiếu niên hư, trường phổ thông công nghiệp là tiền thân củatrường giáo dưỡng ngày nay Đối tượng của quyết định này là những người chưa thành niên

có hành vi nguy hại cho xã hội và lưu manh chuyên nghiệp Tuy nhiên đây lại là những đốitượng phạm pháp hình sự

Điều lệ xử phạt vi cảnh là văn bản đầu tiên quy định có hệ thống về xử phạt vi phạm

hành chính Trong đó, Điều 6 quy định: "Đối với người dưới 14 tuổi thì giáo dục rồi báo cho

cha mẹ hay người có trách nhiệm nuôi dạy biết, yêu cầu họ phải thi hành trách nhiệm quản lý giáo dục con em họ Đối với người từ đủ 14 đến 16 tuổi thì nặng nhất là phạt tiền, đối với người từ đủ 16 đến 17 tuổi không có tài sản riêng, cha mẹ hay người có trách nhiệm nuôi dưỡng phải nộp thay".

Như vậy đối tượng bị phạt vi cảnh là người từ đủ 14 tuổi trở lên, cụ thể là: từ đủ 14đến 16 tuổi thì có thể bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền; từ đủ 16 đến 17 tuổi có thể bị phạt cảnhcáo, phạt tiền hoặc phạt lao động công ích, phạt giam như với người lớn Cần phải chú ý rằng,Điều lệ xử phạt vi cảnh chỉ quy định về vi phạm hành chính và xử phạt vi phạm hành chínhtrong lĩnh vực giữ gìn trật tự, an toàn xã hội Với một phạm vi điều chỉnh không rộng như vậythì những quy định đối với người chưa thành niên chưa nhiều và chưa cụ thể

Trang 11

Sau một thời gian khá dài, ngày 30/11/1989, Hội đồng Nhà nước ban hành Pháp lệnh

xử phạt vi phạm hành chính Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính có hiệu lực từ ngày1/1/1990 đánh dấu bước phát triển quan trọng trong quá trình xây dựng và hoàn thiện chếđịnh pháp luật về trách nhiệm hành chính Lần đầu tiên trong lịch sử pháp luật Việt Nam, việcquy định những vấn đề cơ bản mang tính nguyên tắc về xử phạt vi phạm hành chính được thểhiện tập trung trong một văn bản, làm cơ sở để xây dựng những văn bản quy định cụ thể hành

vi vi phạm hành chính, hình thức và mức xử phạt trong các lĩnh vực quản lý nhà nước Đặcbiệt những quy định đối với người chưa thành niên cũng được kế thừa và phát huy Điều 29của Pháp lệnh quy định về xử phạt đối với người chưa thành niên như sau:

Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phải chịu trách nhiệm hành chính về mọi

vi phạm hành chính do mình gây ra Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ

bị phạt đối với những vi phạm hành chính thực hiện do cố ý; hình thức và mức phạt đối với họ là cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 10.000 đồng Đối với người dưới 14 tuổi thì không xử phạt mà áp dụng biện pháp giáo dục Trong trường hợp người chưa thành niên không có tiền nộp phạt thì cha mẹ hoặc người giám hộ phải nộp phạt thay Quyết định xử phạt với người chưa thành niên khi chưa đủ 16 tuổi thì không tính để xác định tái phạm.

Sau hơn năm năm thực hiện, cùng với sự phát triển mọi mặt của đời sống kinh tế xãhội, Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính không còn phù hợp với thực tiễn áp dụng Do đó,ngày 06/07/1995 Uỷ ban thường vụ Quốc hội đã thông qua Pháp lệnh xử lý vi phạm hànhchính thay thế cho Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính có hiệu lực từ ngày 01/08/1995.Ngoài việc quy định về các biện pháp xử phạt, Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 1995còn quy định về việc áp dụng các biện pháp xử lý hành chính khác Đây là điểm mới hoàntoàn so với những quy định trước Để thi hành pháp lệnh này Chính phủ đã ban hành 45 nghịđịnh quy định cụ thể về vấn đề xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhànước và 5 nghị định ban hành các quy chế quy định chi tiết trình tự, thủ tục áp dụng các biệnpháp xử lý hành chính khác Ngoài ra còn một khối lượng lớn những thông tư, chỉ thị hướngdẫn thi hành những quy định của Pháp lệnh nhưng nhìn chung các quy định cụ thể về biệnpháp xử lý vi phạm hành chính với người chưa thành niên không nhiều Điều 5 Pháp lệnh quyđịnh về đối tượng bị xử lý vi phạm hành chính, mà người chưa thành niên là một trong những

đối tượng đó: "Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ chịu trách nhiệm hành chính về vi

phạm hành chính do cố ý, người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hành chính về mọi vi phạm hành chính do mình gây ra (điểm a khoản 1) Quy định này được kế thừa từ Pháp

lệnh xử phạt vi phạm hành chính năm 1989 Điều 6 quy định riêng về xử lý người chưa thànhniên vi phạm hành chính, trong đó mức phạt tiền đối với người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi

Trang 12

đến dưới 16 tuổi đã được nâng lên mức cao hơn từ 10.000 đồng thành 50.000 đồng, mức phạttiền đối với người chưa thành niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi quy định là thấp hơn so vớimức phạt đối với người thành niên mặc dù không quy định là thấp hơn bao nhiêu Pháp lệnh

xử lý vi phạm hành chính năm 1995 còn quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của

người chưa thành niên do hành vi vi phạm hành chính gây ra: "Người chưa thành niên khi vi

phạm hành chính gây thiệt hại vật chất thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật"

(khoản 2 Điều 6) Cha mẹ và người giám hộ vẫn phải có trách nhiệm nộp phạt thay khi ngườichưa thành niên không có tiền nộp phạt Việc quy định thêm những biện pháp xử lý hànhchính khác bên cạnh các biện pháp xử phạt hành chính như trong Pháp lệnh xử phạt vi phạmhành chính năm 1989 đã đạt được những kết quả đáng kể trong việc ngăn chặn, phòng ngừa viphạm hành chính, đặc biệt là vi phạm hành chính do người chưa thành niên gây ra Có nămbiện pháp xử lý hành chính khác nhưng chỉ có hai biện pháp được áp dụng đối với người chưathành niên là giáo dục tại xã, phường, thị trấn và đưa vào trường giáo dưỡng Còn các biệnpháp đưa vào cơ sở giáo dục; đưa vào cơ sở chữa bệnh và quản chế hành chính không được

áp dụng đối với người chưa thành niên

Tiếp tục kế thừa và hoàn thiện các quy định pháp luật về xử lý vi phạm hành chính,Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 ra đời thay thế cho Pháp lệnh xử lý vi phạmhành chính năm 1995 được Uỷ ban thường vụ Quốc hội thông qua ngày 02/07/2002, bắt đầu

có hiệu lực thi hành từ ngày 01/10/2002 Pháp lệnh mới ra đời có ý nghĩa cả về thực tiễn và lýluận, góp phần tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong thực tế áp dụng Pháp lệnh xử lý viphạm hành chính 1995, ngày càng nâng cao, phát huy hiệu quả xử lý vi phạm, có tác dụnggiáo dục ý thức pháp luật đối với những người có hành vi vi phạm hành chính và cả nhữngngười không có hành vi vi phạm hành chính Nhìn chung, những quy định đối với người chưathành niên có nhiều điểm mới để phù hợp hơn với đối tượng này, như quy định không ápdụng hình thức phạt tiền với người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi vi phạmhành chính, đối tượng này chỉ bị phạt cảnh cáo Với người chưa thành niên từ đủ 16 tuổi đến

dưới 18 tuổi, thì mức phạt tiền đối với họ được quy định cụ thể hơn là "không quá một phần

hai mức phạt đối với người thành niên" Về các biện pháp xử lý hành chính khác, Pháp lệnh

xử lý vi phạm hành chính vẫn quy định có năm biện pháp xử lý hành chính khác, trong đó có

ba biện pháp được áp dụng với người chưa thành niên, gồm: giáo dục tại xã, phường, thị trấn;đưa vào trường giáo dưỡng và đưa vào cơ sở chữa bệnh thay vì chỉ có hai biện pháp được ápdụng với người chưa thành niên như ở Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 1995 (giáodục tại xã, phường, thị trấn và đưa vào trường giáo dưỡng) Đặc biệt biện pháp giáo dục tại

xã, phường, thị trấn được quy định cụ thể tại Điều 23 với bốn nhóm đối tượng, không quy

định chung chung như Điều 21 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 1995 là: "Người

Trang 13

nhiều lần có hành vi vi phạm pháp luật nhưng chưa đến mức đưa vào trường giáo dưỡng, cơ

sở chữa bệnh; người nghiện ma tuý, người mại dâm nhưng chưa đến mức đưa vào cơ sở chữa bệnh thì áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn…" Ngoài ra còn có những quy

định mới khác như hạ độ tuổi đưa vào cơ sở chữa bệnh với người bán dâm có tính chấtthường xuyên từ đủ 18 tuổi xuống còn từ đủ 16 tuổi, bổ sung các biện pháp ngăn chặn viphạm hành chính và đảm bảo việc xử lý vi phạm hành chính trong đó có quy định áp dụng đốivới người chưa thành niên

Sau đây là những quy định cụ thể của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002

và những văn bản pháp luật có liên quan về biện pháp xử lý vi phạm hành chính đối với ngườichưa thành niên

2 Các Biện pháp xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên theo pháp luật hiện hành

Biện pháp xử lý vi phạm hành chính với người chưa thành niên theo pháp luật hiệnhành được quy định trong Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 và các văn bảnhướng dẫn có liên quan

Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 là kết quả của một quá trình lâu dài

không ngừng hoàn thiện các quy định của pháp luật, với mục đích "để đấu tranh phòng ngừa

và chống vi phạm hành chính, góp phần giữ vững an ninh trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, nâng cao hiệu lực quản lý của Nhà nước" Pháp lệnh gồm có 10 chương với 124

điều, trong đó ngoài những quy định chung áp dụng cho cả người chưa thành niên, còn có cácquy định riêng áp dụng với đối tượng này như Điều 7- Xử lý người chưa thành niên vi phạmhành chính, Điều 24 - Đưa vào trường giáo dưỡng Từ khi Pháp lệnh xử lý vi phạm hànhchính năm 2002 ra đời đã có rất nhiều các nghị định hướng dẫn chi tiết việc thực hiện nhữngquy định của Pháp lệnh, trong đó có các nghị định như Nghị định số 134/2003/NĐ-CP quyđịnh chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ban hành ngày14/11/2003; Nghị định số 142/2003/NĐ-CP quy định việc áp dụng biện pháp xử lý hànhchính đưa vào trường giáo dưỡng ban hành ngày 24/11/2003; Nghị định số 163/2003/NĐ-CPquy định chi tiết thi hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn ban hành ngày19/12/2003; Nghị định số 135/2004/NĐ-CP quy định chế độ áp dụng biện pháp đưa vào cơ sởchữa bệnh, tổ chức hoạt động của cơ sở chữa bệnh theo Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính

và chế độ áp dụng đối với người chưa thành niên, người tự nguyện vào cơ sở chữa bệnh banhành ngày 10/06/2004…

Trang 14

Khoản 1 Điều 1 Pháp lệnh quy định: "Xử lý vi phạm hành chính bao gồm xử phạt vi

phạm hành chính và các biện pháp xử lý hành chính khác" Tuy nhiên không phải mọi biện

pháp xử lý vi phạm hành chính đều được áp dụng với người chưa thành niên

2.1 Các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính

Xử phạt vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên là hoạt động của các chủthể có thẩm quyền căn cứ vào các quy định của pháp luật hiện hành về xử phạt vi phạm hànhchính, quyết định áp dụng các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính đối với người chưathành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi thực hiện hành vi vi phạm pháp luật

Người chưa thành niên khi vi phạm hành chính có thể bị áp dụng một trong nhữnghình thức xử phạt chính là phạt cảnh cáo và phạt tiền

2.1.1 Phạt cảnh cáo

Điều 13 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 quy định: "Cảnh cáo được áp

dụng với các cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính nhỏ, lần đầu, có tình tiết giảm nhẹ hoặc đối với mọi hành vi vi phạm hành chính do người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện Cảnh cáo được quyết định bằng văn bản".

Theo quy định trên thì đối tượng người chưa thành niên bị áp dụng hình thức phạtcảnh cáo là người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi Đối với người chưa thành

niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi, Điều 6 của Pháp lệnh quy định: "Người từ đủ 14 tuổi đến

dưới 16 tuổi bị xử phạt bị xử phạt hành chính về vi phạm hành chính do cố ý" Như vậy,

những người ở độ tuổi này bị phạt cảnh cáo khi thoả mãn các điều kiện: thứ nhất, thực hiện hành vi vi phạm hành chính được quy định trong Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính; thứ hai, thực hiện hành vi đó do lỗi cố ý Đối với người chưa thành niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18

tuổi bị phạt cảnh cáo nếu "vi phạm hành chính nhỏ, lần đầu, có tình tiết giảm nhẹ" (Điều 13), tuy nhiên việc xác định như thế nào là "vi phạm hành chính nhỏ" thì lại không có căn cứ, tiêu

chí rõ ràng, còn các tình tiết giảm nhẹ được quy định tại Điều 8 của Pháp lệnh Theo đó ngườichưa thành niên dưới 14 tuổi không bị áp dụng hình thức phạt cảnh cáo trong mọi trường hợp

Thẩm quyền xử phạt cảnh cáo được quy định tại chương IV của pháp lệnh tuỳ thuộc vàomức độ vi phạm và lĩnh vực quản lý của các chủ thể có thẩm quyền

Thủ tục áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo là thủ tục đơn giản (chỉ ra quyết định xửphạt, không lập biên bản)

2.1.2 Phạt tiền

Hình thức phạt tiền được quy định tại Điều 14 Pháp lệnh, với mức phạt tiền là từ 5.000đồng đến 500.000.000 đồng, dựa vào tính chất, mức độ vi phạm, mức phạt tiền tối đa trongcác lĩnh vực quản lý nhà nước

Trang 15

Đối tượng người chưa thành niên bị áp dụng hình thức xử phạt này là người từ đủ 16tuổi đến dưới 18 tuổi vi phạm hành chính mà không thuộc những trường hợp bị xử phạt cảnh

cáo Mức tiền phạt cao nhất áp dụng với đối tượng này là 250.000.000 đồng do "Khi phạt tiền

đối với họ thì mức tiền phạt không được quá một phần hai mức phạt đối với người thành niên" Pháp lệnh quy định không áp dụng hình thức phạt tiền đối với người chưa thành niên

dưới 16 tuổi Đây là điểm mới của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 so với Pháplệnh xử lý vi phạm hành chính năm 1995 Người chưa thành niên từ đủ 16 tuổi được coi là đã

có khả năng nhận thức đầy đủ hơn về hành vi của mình, khi vi phạm hành chính do họ gây ra

không phải là những "vi phạm hành chính nhỏ, lần đầu, có tình tiết giảm nhẹ", có nghĩa là họ

đã nhiều lần vi phạm, hoặc những vi phạm này gây ra hậu quả lớn mà không có tình tiết giảmnhẹ, thì việc phạt cảnh cáo chỉ mang tính chất răn đe không thể phát huy được hiệu quả trongviệc ngăn chặn, phòng ngừa vi phạm hành chính, do đó họ phải bị áp dụng hình thức xử phạt

cao hơn là phạt tiền "Nếu người chưa thành niên không có tiền nộp phạt thì cha mẹ hoặc

người giám hộ phải nộp thay", việc quy định như vậy buộc cha mẹ hoặc người giám hộ phải

có trách nhiệm nhiều hơn với người chưa thành niên là con hoặc là người được mình giám hộ

Thẩm quyền ra quyết định áp dụng hình thức xử phạt tiền được quy định tại chương

IV của Pháp lệnh

Thủ tục áp dụng hình thức xử phạt tiền là thủ tục đơn giản (trong trường hợp phạt tiền

từ 5.000 đồng đến 100.000 đồng), và thủ tục xử phạt có lập biên bản (trong trường hợp phạttiền từ trên 100.000 đồng trở lên)

2.1.3 Các hình thức xử phạt bổ sung

Ngoài hai hình thức xử phạt chính trên thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm người

chưa thành niên còn có thể bị áp dụng một trong những hình thức xử phạt bổ sung: "tước

quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề" hoặc "tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính" Đây là những hình thức xử phạt bổ sung, vì vậy chúng không

được áp dụng một cách độc lập mà luôn được áp dụng kèm theo với hình thức xử phạt chính

Cụ thể:

- Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề quy định tại Điều 16: "Tước

quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc không có thời hạn được áp dụng đốí với cá nhân, tổ chức vi phạm nghiêm trọng quy định sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề…".

Người chưa thành niên có thể là đối tượng bị áp dụng hình thức xử phạt này Theo quy

định tại Điều 22, Bộ luật Lao động 2002: "Người học nghề ở cơ sở dạy nghề ít nhất phải

Trang 16

được 13 tuổi, trừ một số nghề do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định và phải có

đủ sức khoẻ phù hợp với yêu cầu của nghề theo học" Sau khi học nghề họ có thể được cấp

chứng chỉ nghề Cần phân biệt chứng chỉ nghề này với giấy phép, chứng chỉ hành nghề quyđịnh tại Điều 16 Pháp lệnh vì theo quy định hướng dẫn áp dụng tại Điều 11 Nghị định số

134/2003/NĐ-CP, trong đó chỉ rõ: "Giấy phép, chứng chỉ hành nghề là các loại giấy tờ do cơ

quan nhà nước, người có thẩm quyền cấp cho các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật để cho phép tổ chức, cá nhân đó kinh doanh, hoạt động hành nghề trong một lĩnh vực nhất định hoặc sử dụng một loại công cụ, phương tiện nhất định" Vậy người chưa thành niên

có giấy phép, chứng chỉ hành nghề nếu "vi phạm nghiêm trọng quy định sử dụng giấy phép,

chứng chỉ hành nghề" có thể bị tước giấy phép, chứng chỉ hành nghề Trong thời gian bị tước

quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, người chưa thành niên không được tiến hànhcác hoạt động ghi trong giấy phép, chứng chỉ hành nghề Tuy nhiên trong thực tế, biện phápnày rất ít bị áp dụng với đối tượng người chưa thành niên

Khi tiến hành tước quyền sử dụng giấy giấy phép, chứng chỉ hành nghề của ngườichưa thành niên, các chủ thể có thẩm quyền phải tuân theo trình tự thủ tục quy định tại Điều

59 của Pháp lệnh

- Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính quy định tại

Điều 17 Pháp lệnh: "Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính là

việc sung vào quỹ nhà nước vật, tiền, hàng hoá, phương tiện có liên quan trực tiếp đến vi phạm hành chính".

Khi áp dụng hình thức xử phạt tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạmhành chính đối với người chưa thành niên cần phân biệt: những tang vật, phương tiện thuộc sởhữu của người chưa thành niên hoặc không thuộc sở hữu của người chưa thành niên nhưngviệc họ có được phương tiện, tang vật đó là do lỗi của chủ sở hữu thì bị tịch thu, sung vàocông quỹ nhà nước; những tang vật, phương tiện không thuộc sở hữu của người chưa thànhniên, có được do chiếm đoạt, sử dụng trái phép thì phải trả lại cho chủ sở hữu hoặc người

quản lý, người sử dụng hợp pháp; "…trường hợp tang vật là văn hoá phẩm độc hại, hàng giả

không có giá trị sử dụng, vật phẩm gây hại cho sức khoẻ con người, vật nuôi cây trồng thì bị

xử lý theo quy định của khoản 2 Điều 61 của Pháp lệnh" (khoản 2 Điều 12 Nghị định số

Trang 17

số 31/2007/PL-UBTVQH 11 ngày 08/03/2007 sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh xử

lý vi phạm hành chính)

Trong số bốn biện pháp trên thì có tới ba biện pháp cũng được quy định áp dụng vớingười chưa thành niên là giáo dục tại xã, phường, thị trấn; đưa vào trường giáo dưỡng và đưavào cơ sở chữa bệnh

2.2.1 Giáo dục tại xã, phường, thị trấn

Giáo dục tại xã, phường, thị trấn được quy định tại Điều 23, một số điều khác trongPháp lệnh và các văn bản hướng dẫn thi hành như Nghị định số 163/2003/NĐ-CP ngày19/12/2003; Thông tư số 22/2004/TT-BCA của Bộ công an; Quyết định số 1522/2005/QĐ-BCA ngày 27/10/2005…

Đối tượng người chưa thành niên bị áp dụng biện pháp này gồm:

- Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạmnghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật hình sự ;

- Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi nhiều lần có hành vi trộm cắp vặt, lừa đảo nhỏ,đánh bạc nhỏ, gây rối trật tự công cộng;

- Người bán dâm có tính chất thường xuyên từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi có nơi cưtrú nhất định

Với biện pháp này người chưa thành niên vi phạm hành chính được giáo dục, quản lý tạiđịa phương mà không bị cách li khỏi cộng đồng Điều này đòi hỏi chính quyền địa phương cũngnhư gia đình phải có những biện pháp phù hợp, hiệu quả, giúp đỡ họ để họ có thể nhận thức đúngđắn hơn về những việc mình làm

Thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn thuộc

về Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, phường, thịtrấn có thể tự mình hoặc theo đề nghị của một trong những cơ quan, tổ chức sau: TrưởngCông an cấp xã; Chủ tịch Uỷ ban mặt trận Tổ quốc cấp xã; Đại diện cơ quan, tổ chức, đơn vịdân cư cơ sở…Cụ thể đối với người chưa thành niên có thể có sự tham gia của Uỷ ban dân số,gia đình, Trẻ em hoặc Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ…Với sự tham gia của các tổ chức này,quyền lợi của các em được bảo đảm hơn bởi đó là những tổ chức đại diện cho quyền lợi củacác em về mặt xã hội

Trình tự, thủ tục ra quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn:trước khi ra quyết định áp dụng, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã tổ chức cuộc họp gồmTrưởng Công an cấp xã, đại diện Ban Tư pháp, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức xã hộicùng cấp có liên quan, đại diện dân cư ở cơ sở, gia đình của người được đề nghị giáo dục đểxem xét việc áp dụng biện pháp này Trong thời hạn 3 ngày, kể từ ngày kết thúc cuộc họp,

Trang 18

Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã sẽ quyết định có áp dụng biện pháp này hay không, và tuỳtừng đối tượng mà quyết định giao người được giáo dục cho cơ quan, tổ chức, gia đình quản

lý, giáo dục

Trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày quyết định có hiệu lực, cơ quan, tổ chức đượcgiao quản lý, giáo dục phải tổ chức cuộc họp để thi hành quyết định đó đối với người được

giáo dục, trong đó: "Người được giáo dục phải tự mình đọc bản kiểm điểm và cam kết sửa

chữa sai phạm của mình Các đại biểu tham dự cuộc họp phân tích những sai phạm của người được giáo dục và góp ý kiến xây dựng, giúp đỡ người đó sửa chữa tiến bộ" (khoản 1

Điều 13 Nghị định số 163/2003/NĐ-CP) Với người chưa thành niên vi phạm hành chính bị

áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn thì có thể có sự tham gia của Đoàn thanhniên ở cơ sở, nhà trường và gia đình người được giáo dục

Thời hạn áp dụng là từ ba tháng đến sáu tháng

2.2.2 Đưa vào trường giáo dưỡng

Quy định tại Điều 24, một số điều khác của Pháp lệnh và các văn bản hướng dẫn thihành Đây là biện pháp chỉ áp dụng với người chưa thành niên nhằm tạo điều kiện để họ đượchọc văn hoá, giáo dục hướng nghiệp, học nghề, lao động, sinh hoạt dưới sự quản lý, giáo dụccủa nhà trường

Đối tượng người chưa thành niên bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡnggồm:

- Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạmrất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiệm trọng quy định tại Bộ luật hình sự;

- Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm

ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng quy định tại Bộ luật hình sự mà trước đó đã bị ápdụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc chưa bị áp dụng biện pháp này nhưngkhông có nơi cư trú nhất định;

- Người từ đủ 14 tuổi đến đưới 18 tuổi nhiều lần thực hiện hành vi trộm cắp vặt, lừađảo nhỏ, đánh bạc nhỏ, gây rối trật tự công cộng mà trước đó bị áp dụng biện pháp giáo dụctại xã, phường, thị trấn hoặc chưa bị áp dụng biện pháp này nhưng không có nơi cư trú nhấtđịnh

Họ là những người đã nhiều lần thực hiện hành vi vi phạm hành chính hoặc vi phạmlần đầu nhưng hành vi vi phạm của họ có dấu hiệu của một trong những tội phạm ít nghiêmtrọng, nghiêm trọng, rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng quy định tại Bộ luật hình sự.Việc xác định đối tượng đưa vào trường giáo dưỡng như trên là phù hợp với việc phân loại tộiphạm và độ tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự cũng như tính chất, mức độ, nhân thân củangười chưa thành niên có hành vi vi phạm hành chính

Trang 19

Thẩm quyền ra quyết định đưa vào trường giáo dưỡng thuộc về Chủ tịch Uỷ ban nhân

dân cấp huyện Trước đây, Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 1995 quy định: "Chủ

tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định đưa vào trường giáo dưỡng…" (khoản 1 Điều 61).

Hiện nay thẩm quyền này đã được phân cấp cho Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện quyếtđịnh Quy định này nhằm đề cao trách nhiệm của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện trongviệc áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng Mặt khác, có thể giảm bớt công việc choChủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có thể tập trung nhiều hơn vào những công việc quantrọng khác của địa phương Điều này là phù hợp với chương trình cải cách hành chính củaĐảng và Nhà nước ta, thể hiện sự mạnh dạn phân cấp cho chính quyền cấp huyện, đơn giảnhoá và rút ngắn thời gian xét duyệt hồ sơ, giảm bớt phiền hà và những vấn đề phức tạp vềquản lý đối tượng có thể nảy sinh trong thời gian xử lý hồ sơ, chờ đợi quyết định đưa vàotrường giáo dưỡng

Trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng được quy định từ Điều

75 đến Điều 83 Pháp lệnh và chương II của Nghị định số 142/2003/NĐ-CP quy định về việc

áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng Chủ tịch uỷ ban nhân dâncấp xã nơi người chưa thành niên vi phạm phạm pháp luật cư trú lập hồ sơ gửi Chủ tịch Uỷban nhân dân cấp huyện Trường hợp người chưa thành niên không có nơi cư trú nhất định thìChủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó có hành vi vi phạm pháp luật lập biên bản, báocáo Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện Trường hợp đối tượng do cơ quan Công an cấptỉnh, cấp huyện trực tiếp phát hiện, điều tra, thụ lý trong các vụ vi phạm pháp luật, nhưngchưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự mà thuộc đối tượng đưa vào trường giáo dưỡngthì cơ quan Công an đang thụ lý phải xác minh, thu thập tài liệu, lập hồ sơ gửi Chủ tịch Uỷban nhân dân cấp huyện Trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hoặc biên bản,Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện giao hồ sơ, biên bản cho Trưởng Công an cùng cấp.Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan Công an cùng cấp cótrách nhiệm thẩm tra, thu thập tài liệu, hoàn chỉnh hồ sơ và gửi hồ sơ đến các thành viên củaHội đồng tư vấn (Hội đồng tư vấn về việc đưa vào trường giáo dưỡng do Chủ tịch Uỷ bannhân dân cấp huyện quyết định thành lập) Hội đồng tư vấn xem xét hồ sơ và tổ chức cuộchọp xét duyệt hồ sơ, gửi ý kiến báo cáo trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện Chủ tịch

Uỷ ban nhân dân cấp huyện xem xét việc quyết định việc đưa vào trường giáo dưỡng

Việc thi hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng do Công an cấp huyện có tráchnhiệm phối hợp với gia đình hoặc người giám hộ đưa người phải chấp hành quyết định vàotrường giáo dưỡng

Thời hạn áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng là từ sáutháng đến hai năm Trong thời gian chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, người

Trang 20

chưa thành niên có thể được hoãn hoặc miễn chấp hành quyết định đưa vào trường giáodưỡng theo quy định tại Điều 83 Pháp lệnh, hoặc được giảm thời hạn, tạm đình chỉ hoặc đượcmiễn chấp hành phần thời gian còn lại tại trường giáo dưỡng theo Điều 81 Pháp lệnh.

2.2.3 Đưa vào cơ sở chữa bệnh

Biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh được quy định tại Điều 26, các điều từ Điều 93đến Điều 101 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 và một số điều khác có liênquan; tại các nghị định, thông tư, quyết định quy định chi tiết, hướng dẫn áp dụng Đưa vào

cơ sở chữa bệnh là biện pháp xử lý hành chính áp dụng với người nghiện ma tuý và người bándâm nhằm chữa trị, giáo dục họ từ bỏ ma tuý, sống cuộc sống lành mạnh không có tệ nạn xãhội Biện pháp này không chỉ được pháp luật về xử lý vi phạm hành chính quy định mà cònđược quy định trong Luật phòng chống ma tuý, Pháp lệnh phòng chống tệ nạn mại dâm

Điểm a khoản 2 Điều 26 quy định: "Người nghiện ma tuý từ đủ 18 tuổi trở lên đã bị

áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc chưa bị áp dụng biện pháp này nhưng không có nơi cư trú nhất định" Như vậy, người chưa thành niên nghiện ma tuý không

phải là đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh Điểm b khoản 2 Điều 26 lại

quy định: "Người bán dâm có tính chất thường xuyên từ đủ 16 tuổi trở lên dã bị áp dụng biện

pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc chưa bị áp dụng biện pháp này nhưng không có nơi cư trú nhất định" Như vậy chỉ có người chưa thành niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi

bán dâm có tính chất thường xuyên mới bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh Tuynhiên, Nghị định số 135/2004/NĐ-CP ngày 10/6/2004 ngoài việc quy định chế độ áp dụngbiện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh, tổ chức hoạt động của cơ sở chữa bệnh theo Pháp lệnh xử

lý vi phạm hành chính còn quy định chế độ áp dụng đối với người chưa thành niên, người tự

nguyện vào cơ sở chữa bệnh Trong đó khoản 1 Điều 23 nghị định quy định: "Trung tâm chữa

bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội được tiếp nhận người chưa thành niên nghiện ma tuý từ đủ

12 tuổi đến dưới 18 tuổi; người nghiện ma tuý và người bán dâm tự nguyện xin vào Trung tâm" Người chưa thành niên có những đặc điểm riêng về thể chất và tinh thần, đưa vào cơ sở

chữa bệnh là một biện pháp xử lý vi phạm hành chính, nhưng với mục đích chữa bệnh chonhững đối tượng như người nghiện ma tuý, người bán dâm có tính chất thường xuyên Đểviệc thực hiện biện pháp này một cách hiệu quả cơ sở chữa bệnh phải tổ chức một khu vựcdành riêng cho người dưới 18 tuổi Pháp luật quy định những người chưa thành niên nghiện

ma tuý sau đây bị cai nghiện bắt buộc tại Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội:

- Người đã được cai nghiện tại gia đình, cộng đồng mà vẫn còn nghiện;

- Người đã được giáo dục nhiều lần tại xã, phường, thị trấn mà vẫn còn nghiện;

- Người không có nơi cư trú nhất định

Trang 21

Việc cai nghiện tại trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội đối với ngườichưa thành niên nghiện ma tuý không phải là một biện pháp xử lý hành chính khác.

Thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh thuộc về Chủtịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện Đây cũng là điểm mới trong Pháp lệnh xử lý vi phạm hànhchính năm 2002 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 1995 quy định thẩm quyền raquyết định đưa vào cơ sở chữa bệnh thuộc về Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh

Trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh đối với người chưa thànhniên là người bán dâm từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi có tính chất thường xuyên được quyđịnh theo các điều từ Điều 93 đến Điều 101 Pháp lệnh Theo đó, Chủ tịch Uỷ ban nhân dâncấp xã nơi người chưa thành niên vi phạm hành chính cư trú xem xét lập hồ sơ gửi Chủ tịch

Uỷ ban nhân dân cấp huyện; trường hợp không có nơi cư trú nhất định thì Chủ tịch Uỷ bannhân dân cấp xã nơi người chưa thành niên thực hiện hành vi vi phạm pháp luật lập biên bản,báo cáo Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện; trường hợp đối tượng do Công an cấp tỉnh, cấphuyện trực tiếp phát hiện, điều tra, thụ lý trong các vụ vi phạm pháp luật mà thuộc đối tượng

bị đưa vào cơ sở chữa bệnh thì cơ quan Công an đang thụ lý phải xác minh, thu thập tài liệu,lập hồ sơ gửi Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện Sau khi nhận được hồ sơ hoặc biên bản,Chủ tịch uỷ ban nhân dân cấp huyện giao cho trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xãhội Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với cơ quan Công an cùngcấp thẩm tra hồ sơ, thu thập tài liệu, hoàn chỉnh hồ sơ và gửi hồ sơ đến các thành viên của Hộiđồng tư vấn (Hội đồng tư vấn do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện quyết định thành lập),Hội đồng tư vấn có trách nhiệm xem xét hồ sơ và tổ chức cuộc họp để xét duyệt hồ sơ, báocáo trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện sẽ xemxét quyết định việc đưa vào cơ sở chữa bệnh với người chưa thành niên là người bán dâm cótính chất thường xuyên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi

Việc thi hành quyết định do cơ quan Công an cấp huyện có trách nhiệm đưa ngườiphải chấp hành quyết định vào cơ sở chữa bệnh

Thời hạn áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh đối với người bán dâm có tínhchất thường xuyên từ đủ 16 tuổi trở lên là từ ba tháng đến mười tám tháng Trong thời gianchấp hành quyết định, có thể được hoãn hoặc miễn chấp hành quyết định đưa vào cơ sở chữabệnh theo Điều 98; hoặc giảm thời hạn, tạm đình chỉ hoặc miễn chấp hành phần thời gian cònlại tại cơ sở chữa bệnh theo Điều 99

2.3 Các biện pháp khắc phục hậu quả, ngăn chặn vi phạm hành chính và bảo đảm việc

xử lý vi phạm hành chính

2.3.1 Các biện pháp khắc phục hậu quả

Trang 22

Người chưa thành niên khi vi phạm hành chính cũng có thể bị áp dụng một hoặc nhiềubiện pháp khắc phục hậu quả như quy định tại khoản 3 Điều 12 Pháp lệnh Các biện pháp nàykhông phải là những hình thức xử phạt hay biện pháp xử lý hành chính khác, nó được áp dụngnhằm mục đích khắc phục những hậu quả do vi phạm hành chính gây ra trong thực tế, gồm:

- Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây rahoặc buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép (Điều18);

- Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịchbệnh do vi phạm hành chính gây ra (Điều 19);

- Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tái xuất hàng hoá, vật phẩm, phươngtiện (Điều 20);

- Buộc tiêu huỷ vật phẩm gây hại cho sức khoẻ con người, vật nuôi và cây trồng, vănhoá phẩm độc hại (Điều 21)

Người chưa thành niên vi phạm hành chính có thể có khả năng chấp hành các biệnpháp khắc phục hậu quả hoặc không, trong trường hợp họ không có khả năng chấp hành cácbiện pháp trên thì cha mẹ hoặc người đại diện hợp pháp của họ phải có trách nhiệm, để đảmbảo khắc phục phần nào những thiệt hại về quyền, lợi ích, tài sản của cá nhân, tổ chức do vi

phạm hành chính của người chưa thành niên gây ra Tuy nhiên, ngoài việc quy định: "Người

chưa thành niên vi phạm hành chính gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật" (khoản 3 Điều 7), Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính cũng như những văn bản hướng

dẫn khác không quy định cụ thể về việc áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả với đốitượng này

2.3.2 Các biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và bảo đảm việc xử lý vi phạm hành chính

Các biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và bảo đảm việc xử lý vi phạm hànhchính được áp dụng trong trường hợp cần ngăn chặn kịp thời vi phạm hành chính hoặc để bảođảm việc xử lý vi phạm hành chính, gồm:

- Tạm giữ người (Điều 44);

- Tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính (Điều 46);

- Khám người (Điều 47);

- Khám phương tiện vận tải, đồ vật (Điều 48);

- Khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính (Điều 49);

- Bảo lãnh hành chính (Điều 50);

- Quản lý người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tụctrục xuất (Điều 51);

Ngày đăng: 03/04/2013, 15:12

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nghị quyết số 48-NQ/TW của Bộ chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 Khác
2. Báo cáo tổng kết tình hình thực hiện pháp luật về xử lý vi phạm hành chính số 3225/BTP/PLHS-HC Khác
3. Giáo trình Luật hành chính Việt Nam, Trường đại học Luật Hà Nội, NXB Công an nhân dân năm 2006 Khác
4. Giáo trình Tâm lý học, Trường Đại học sư phạm Hà Nội Khác
5. Tạp chí Luật học số 4/2006 Khác
6. Tạp chí Tâm lý học số 4/2004 Khác
7. Từ điển Luật học, NXB Bách khoa, Hà Nội năm 1999 Khác
8. Từ điển Tiếng Việt, Viện ngôn ngữ học năm 2004 Khác
9. Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam 1992 sửa đổi Khác
11. Bộ luật Hình sự 1999.12. Bộ luật Lao động Khác
13. Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2005 Khác
14. Luật phòng chống ma tuý 2000 Khác
15. Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 1995 Khác
16. Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 Khác
17. Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính năm 1989 Khác
18. Nghị định số 134/2003/NĐ-CP ngày 14/11/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 Khác
19. Nghị định số 142/2003/NĐ-CP ngày 24/11/2003 của Chính phủ quy định việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng Khác
20. Nghị định số 163/2003/NĐ-CP ngày 19/12/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn Khác

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w