BỊ CAN, BỊ CÁO LÀ NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN
BỊ CAN, BỊ CÁO LÀ NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN LỜI MỞ ĐẦU Trong xã hội hiện nay, tội phạm do người chưa thành niên thực hiện đã và đang ngày gia tăng. Điều này đòi hỏi các quy định của pháp luật đối với các đối tượng này cũng phải đáp ứng được mục đích bảo vệ quyền và lợi ích của người chưa thành niên phạm tội. BLTTHS đã dành hẳn một chương riêng quy định thủ tục tố tụng về những vụ án mà bị can, bị cáo là người chưa thành niên. Đó là những quy định đặc biệt về việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn , việc tham gia tố tụng của gia đình, người bào chữa, về thủ tục khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án…đối với người chưa thành niên phạm tội. Thực tiễn xét xử các vụ án mà bị can, bị cáo là người chưa thành niên cho tháy các cơ quan tiến hành tố tụng đã cố gắng vận dụng một cách linh hoạt các quy định của pháp luật trong quá trình giải quyết vụ án. Tuy nhiên vẫn còn một số tồn tại như các cơ quan tiến hành tố tụng chưa hiểu rõ và vận dụng chính xác những quy định của pháp luật tố tụng liên quan tới người chưa thành niên phạm tội. Bên cạnh đó một số quy định của pháp luật TTHS chưa đáp ứng được yêu cầu hoạt động tố tụng đối với những vụ án mà bị can, bị cáo là người chưa thành niên, xâm phạm đến quyền và lợi ích của họ. Trước thực trạng trên, việc tìm hiểu và nghiên cứu những quy định chung về thủ tục tố tụng dành cho những bị can, bị cáo là người chưa thành niên trong BLTTHS Việt Nam là một vấn đề cấp thiết hiện nay. Từ đó đưa ra được các giải pháp tháo gỡ nhằm nâng cao chất lượng giải quyết các vụ án do người chưa thành niên thực hiện. Do vậy em đã chọn đề tài: “Thủ tục tố tụng về những vụ án mà bị can, bị cáo là người chưa thành niên”. CHƯƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THỦ TỤC TỐ TỤNG HÌNH SỰ VỀ NHỮNG VỤ ÁN MÀ BỊ CAN, BỊ CÁO LÀ NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN I- Nhận thức chung về tố tụng hình sự đối với những vụ án mà bị can, bị cáo là người chưa thành niên 1. Khái niệm, mục đích của thủ tục TTHS đối với bị can, bị cáo là người chưa thành niên 1.1. Khái niệm Trong thực tế áp dụng Pháp luật đang có nhiều cách hiểu khác nhau về các đối tượng là bị can, bị cáo là người chưa thành niên. Theo từ điển tiếng việt, trung tâm ngôn ngữ học Việt Nam năm 2000 đã đưa ra khái niệm về người chưa thành niên như sau: “Người chưa thành niên là người chưa phát triển đầy đủ, toàn diện về thể lực, trí tuệ, tinh thần cũng như chưa có đầy đủ quyền và nghĩa vụ công dân”. Người chưa thành niên là người đang ở lứa tuổi mà khả năng nhận thức về tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội bị hạn chế và đôi khi còn chịu sự tác động mạnh mẽ của điều kiện bên ngoài. Chính sách hình sự của Nhà nước ta đối với người chưa thành niên chủ yếu là giáo dục và giúp đỡ họ sửa chữa những sai lầm, phát triển lành mạnh để họ trở thành những công dân có ích cho xã hội. Vì vậy thủ tục tố tụng cũng phải được quy định phù hợp với lứa tuổi người chưa thành niên. Bị can là người đã bị khởi tố về hình sự, bị cáo là người đã bị Tòa án quyết định đưa ra xét xử. Bị can, bị cáo là người chưa thành niên thỏa mãn những quy định pháp lý về bị can, bị cáo nhưng họ lại đang ở độ tuổi từ 14 tuổi nhưng chưa đủ 18 tuổi. Theo Bộ luật Tố Tụng hình sự (BLTTHS) nước CHXHCN Việt Nam, thủ tục tố tụng đối với người chưa thành niên phải được tiến hành theo một trình tự đặc biệt quy định tại Chương XXXII gồm 10 Điều (từ Điều 301 đến 310). Các quy định này nhằm mục đích đưa ra những thủ tục tố tụng sao cho phù hợp với đặc điểm tâm, sinh lý của bị can, bị cáo là người chưa thành niên, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của họ trước cơ quan tiến hành tố tụng. Khái niệm người chưa thành niên phạm tội và khái niệm bị can, bị cáo là người chưa thành niên có một số điểm khác nhau. Quy định đối với người chưa thành niên phạm tội trong Bộ luật hình sự (BLHS) chỉ áp dụng đối với đối tượng là người chưa thành niên ở thời điểm họ thực hiện hành vi phạm tội. Còn quy định thủ tục về những vụ án mà bị can, bị cáo là người chưa thành niên trong BLTTHS được áp dụng đối với đối tượng là bị can, bị cáo vào thời điểm áp dụng các thủ tục tố tụng hình sự (TTHS), họ là người chưa thành niên. Trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử để xác định chính xác tuổi của người chưa thành niên cần phải căn cứ vào giấy khai sinh và những tài liệu cần thiết khác. Trường hợp bị can, bị cáo lúc phạm tội chưa đủ 18 tuổi nhưng khi phát hiện được tội phạm họ đã đủ 18 tuổi thì không cần áp dụng thủ tục này. Điều 301 BLTTHS năm 2003 quy định về phạm vi áp dụng như sau: “ Thủ tục tố tụng đối với người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là người chưa thành niên được áp dụng theo quy định của chương này, đồng thời theo những quy định khác của Bộ luật này không trái với những quy định của chương này”. Điều này có nghĩa, khi điều tra, truy tố, xét xử những vụ án mà bị can, bị cáo là người chưa thành niên không chỉ phải thực hiện các quy định chung về thủ tục tố tụng mà còn thực hiện theo quy định của Chương XXXII BLTTHS, mặt khác, các quy định khác của BLTTHS không trái với những quy định của chương này. Tóm lại, từ sự phân tích các đặc điểm trên đây ta có thể hiểu thủ tục tố tụng về những vụ án mà bị can, bị cáo là người chưa thành niên được quy định trong BLTTHS là: những thủ tục đặc biệt cần thực hiện khi áp dụng đối với những vụ án mà bị can, bị cáo là người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi nhằm giải quyết đúng đắn, khách quan, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của họ trong hoạt động TTHS. 1.2. Mục đích. BLTTHS quy định thủ tục tố tụng đối với bị can, bị cáo là người chưa thành niên nhằm mục đích sau: + Khắc phục những thiếu sót trong công tác điều tra, truy tố, xét xử. + Đưa ra những biện pháp xử lý phù hợp với quy định của pháp luật. + Kết hợp hài hòa giữa biện pháp cưỡng chế và giáo dục, thuyết phục tạo ra những điều kiện cần thiết để người chưa thành niên biết sửa chữa những sai lầm, sớm cải tạo trở thành người lương thiện có ích cho xã hội. + Bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người chưa thành niên. 2. Những căn cứ quy định thủ tục về những vụ án mà bị can, bị cáo là người chưa thành niên 2.1. Đặc điểm tâm lý lứa tuổi người chưa thành niên Việc tìm hiểu những đặc điểm tâm lý lứa tuổi người chưa thành niên là không thể thiếu được đối với cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng trong vụ án hình sự về người chưa thành niên. Dựa trên cơ sở pháp luật hình sự, lứa tuổi này có thể phân làm 2 nhóm: Một là, từ 14 tuổi tròn đến dưới 16 tuổi. Nhóm này có đặc điểm: + Vừa vượt qua giai đoạn trẻ con; + Gần gia đình và sống phụ thuộc hầu như hoàn toàn vào gia đình. Hai là, từ 16 tuổi tròn đến dưới 18 tuổi. Nhóm này có đặc điểm: + Đang ở giai đoạn sắp bước vào tuổi người lớn; + Nhận thức xã hội khá hơn nhóm trước nhưng vẫn chưa tách khỏi gia đình; + Kinh tế còn phụ thuộc vào gia đình. Theo quy định của BLHS năm 1999, tuổi bắt đầu phải chịu TNHS là 14 tuổi tròn, tùy theo từng loại tội khác nhau. Người chưa thành niên có đặc điểm tâm, sinh lý khác với người đã thành niên, cụ thể: - Ở lứa tuổi này, người chưa thành niên đang trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ về thể lực và tâm sinh lý. Đây là thời kỳ chuyển tiếp từ trẻ con sang người lớn, họ không còn thụ động với vai trò của người được dạy dỗ nhưng lại chưa phải là người lớn. Sự thay đổi về thể chất dẫn đến sự thay đổi về tâm lý, chức năng sinh lý nhưng họ chưa nhận thức được sâu sắc về đời sống xã hội. - Sự vươn lên vị trí độc lập của người chưa thành niên theo xu hướng chung diễn ra rất tự phát. Đối với họ, sự áp đặt chỉ bảo của người lớn trở thành “xiềng xích” cần phá bỏ. Vì vậy, có thể nói đây là giai đoạn khủng hoảng của sự phát triển tâm lý con người. - Quá trình phát triển sinh lý khiến người chưa thành niên dễ bị kích động, lòng kiên trì và năng lực tự kiềm chế thấp, dễ bốc đồng, dao động… - Ở lứa tuổi dưới 18, người chưa thành niên đều rất linh hoạt, nhạy cảm và hiếu động, có trí tưởng tượng phong phú, vì vậy ranh giới giữa đúng và sai dễ bị lẫn lộn. Về mặt động cơ, hành vi của người chưa thành niên là dễ chịu ảnh hưởng, tác động của môi trường xung quanh. Với những đặc điểm tâm sinh lý của người chưa thành niên như vậy cho nên đồi hỏi BLTTHS cần phải có những quy định đặc biệt về thủ tục tố tụng trong những vụ án mà bị can, bị cáo là người chưa thành niên. Có như vậy, mới có thể đạt tới nhiệm vụ của TTHS đặt ra trong giáo dục công dân tuân thủ pháp luật và tôn trọng các quy tắc của cuộc sống xã hội chủ nghĩa. 2.2. Nguyên tắc xử lý đối với người chưa thành niên phạm tội. Những quy định của thủ tục tố tụng về những vụ án mà bị can, bị cáo là người chưa thành niên trong Luật TTHS Việt Nam cũng đã tạo nên một hành lang pháp lý vững chắc để bảo vệ, chăm sóc và giáo dục người chưa thành niên một cách có hiệu quả. Những quy định này cũng xuất phát từ chính nội dung chủ yếu của nguyên tắc: “Việc xử lý người chưa thành niên phạm tội chủ yếu nhằm giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành công dân có ích cho xã hội ” (Điều 69 BLHS 1999). Dựa trên nguyên tắc này, BLTTHS đã thể hiện rõ quan điểm bị can, bị cáo là người chưa thành niên cần được đối xử theo cách thức phù hợp với đặc điểm lứa tuổi, trên tinh thần tôn trọng các quyền cơ bản của người chưa thành niên. Nhằm mục đích giáo dục, thúc đẩy sự tái hòa nhập của bị can, bị cáo là người chưa thành niên trong cộng đồng, đồng thời tạo điều kiện cho các cơ quan, tổ chức hữu quan có những biện pháp cụ thể để đấu tranh phòng, chống tội phạm ở lứa tuổi người chưa thành niên. 3. Sơ lược lịch sử phát triển của thủ tục tố tụng về những vụ án mà bị can, bị cáo là người chưa thành niên - Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, Hiến pháp năm 1946 ra đời đã có những quan tâm lớn về các quyền trẻ em, tuy nhiên các thủ tụng tố tụng dành cho bị can, bị cáo là người chưa thành niên chưa được quy định trong các văn bản pháp luật ở thời kỳ này, mà được áp dụng giống như các thủ tục tố tụng dành cho bị can, bị cáo là người chưa thành niên. - Đến năm 1959 mặc dù chưa có những quy định riêng về thủ tục tố tụng đối với những vụ án mà bị can, bị cáo là người chưa thành niên nhưng những quy định trong bản hiến pháp 1959 về cơ bản đã đảm bảo cho bị can, bị cáo là người chưa thành niên được xét xử một cách công bằng, khách quan theo quy định của pháp luật. Đây chính là cơ sở cho sự hình thành và phát triển các chế định về thủ tục đặc biệt mà bị can, bị cáo là người chưa thành niên. - Đến năm 1974 đã có nhiều văn bản hướng dẫn quan tâm đến các vụ án có bị can, bị cáo là người chưa thành niên. Thông tư số 16 Tòa Án Nhân Dân Tối Cao (TANDTC) ngày 27/09/1974 có hướng dẫn: “Nếu bị cáo là người chưa thành niên, Tòa án có thể yêu cầu cha mẹ, người giám hộ hoặc giáo viên giúp đỡ đặt câu hỏi cho bị cáo nhưng cũng có thể yêu cầu những người này tạm rời phòng xử án nếu sự có mặt của họ làm cho bị cáo không dám khai…” - Năm 1985, BLHS đầu tiên của nước CHXHCN Việt Nam ra đời. Từ đây những vấn đề về người thành niên phạm tội được quy định cụ thể trong chương VII gồm 11 Điều. Những quy định này thể hiện đường lối xử lý người chưa thành niên phạm tội của Đảng và nhà nước ta chủ yếu là nhằm giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa những sai lầm để trở thành công dân có ích cho xã hội. Không áp dụng hình phạt tù chung thân, hình phạt tử hình đối với người chưa thành niên phạm tội. - Ngày 13/11/1986 Hội đồng Bộ trưởng đã ra Nghị định số 141-HĐBT ban hành quy chế buộc phải chịu thử thách đối với người chưa thành niên phạm tội( từ đủ 16 tuổi đến 18 tuổi) phạm tội ít nghiêm trọng. Nội dung của quy chế cũng quy định rõ trách nhiệm của tất cả gia đình, xã hội trong việc giám sát, giáo dục, giúp đỡ người chưa thành niên khi họ buộc phải áp dụng biện pháp này. - Ngày 28/06/1988 BLTTHS đầu tiên của nước ta đã ra đời và có hiệu lực kể từ ngày 01/01/1989. Trong chương XXXI của bộ luật đã quy định rõ về “ Thủ tục về những vụ án mà bị can, bị cáo là ngời chưa thành niên”. Đây là một điểm mới trong pháp luật hình sự nước ta, thể hiện tinh thần nhân đạo và cũng đồng thời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên. - Kế thừa và phát triển những quy định của BLTTHS năm 1988 đồng thời nhằm đáp ứng những yêu cầu, dòi hỏi của thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội phạm. Ngày 26/01/2003 Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam đã thông qua BLTTHS năm 2005, trong đó thủ tục tố tụng đối với người chưa thành niên được quy định tại Chương XXXII trong phần thủ tục đặc biệt. II. Quy định của Luật TTHS Việt Nam về thủ tục đối với những vụ án mà bị can, bị cáo là người chưa thành niên 1. Đối tượng chứng minh trong vụ án Khi tiến hành tố tụng đối với người chưa thành niên, ngoài việc xác định những vấn đề cần chứng minh có tính chất bắt buộc chung đối với các vụ án hình sự (Điều 63-BLTTHS 2003) và các tình tiết khác để giải quyết đứng đắn vụ án thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án còn phải chứng minh những tình tiết được quy định tại Khoản 2 Điều 302 BLTTHS năm 2003: 1.1. Tuổi, trình độ phát triển về thể chất và tinh thần, mức độ nhận thức về hành vi phạm tội của người chưa thành niên Việc xác định tuổi của bị can, bị cáo là người chưa thành niên không những cần thiết cho việc xem xét về khả năng truy cứu hay không truy cứu TNHS mà còn cần thiết cho việc quyết định áp dụng hình phạt thích hợp, đảm bảo chế độ thi hành án theo đúng quy định của pháp luật. Do vậy khi điều tra, truy tố, xét xử những bị can, bị cáo mà lý lịch của họ chưa được làm rõ thì các cơ quan có thẩm quyền chỉ được khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử khi có đầy đủ căn cứ kết luận rằng bị can, bị cáo là người đã đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự (TNHS) và chỉ áp dụng đường lối xét xử đối với người chưa thành niên phạm tội khi có đầy đủ căn cứ để kết luận rằng bị can, bị cáo là người chưa thành niên phạm tội. Theo Công văn số 81 ngày 10/06/2002 của TANDTC , trong trường hợp không biết chính xác ngày, tháng sinh của bị can, bị cáo thì phải xác định như sau: + Nếu xác định được tháng sinh nhưng không xác định được ngày sinh thì lấy ngày cuối cùng của tháng đó để xem xét TNHS đối với bị can, bị cáo; + Nếu xác định được quý của năm sinh nhưng không xác định được ngày, tháng sinh thì ngày cuối cùng của tháng cuối cùng của quý đó để xem xét TNHS của bị can, bị cáo; + Nếu xác định được nửa đầu năm hay nửa cuối năm của năm sinh, thì lấy ngày 30 tháng 6 hoặc 31 tháng 12 của năm đó để xem xét TNHS đối với bị can, bị cáo; + Nếu không xác định được nửa năm nào, quý nào, tháng nào trong năm thì lấy ngày 31 tháng 12 tương ứng của năm đó để xem xét TNHS đối với bị can, bị cáo. Bên cạnh việc xác định độ tuổi, Luật TTHS cũng đòi hỏi các qơ quan tiến hành tố tụng phải làm rõ trình độ phát triển về thể chất và tinh thần cũng như mức độ nhận thức về hành vi phạm tội của bị can, bị cáo là người chưa thành niên. Đây là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới việc đánh giá chứng cứ và quy định mức độ TNHS đối với họ. Qua nghiên cứu cho thấy một số khuyết tật về thể chất bệnh tật có thể là những tác nhân gây nên sự rối loạn về nhân cách và đẩy người chưa thành niên vào con đường phạm tội. Mức độ phát triển về tinh thần cúng ảnh hưởng đến hành vi phạm tội, như những người mắc bệnh tâm thần nặng, trí tuệ thiểu năng…những người mắc bệnh này thường dễ bị xúi giục phạm tội hơn so với người bình thường. Mức độ nhận thức về hành vi phạm tội của người chưa thành niên cũng là một yếu tố quan trọng đối với việc xác định TNHS của người chưa thành niên. Bởi vì ở lứa tuổi này, khả năng nhận thức về tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội còn hạn chế và họ dễ bị môi trường xung quanh tác động dẫn đến việc thực hiện tội phạm. 1.2. Điều kiện sinh sống và giáo dục Việc xác định rõ điều kiện sinh sống và giáo dục của người chưa thành niên sẽ giúp cơ quan tiến hành tố tụng xác định đúng những tình tiết liên quan đến hành vi phạm tội của bị can, bị cao, làm rõ nguyên nhân và điều kiện dẫn đến việc phạm tội làm cơ sở cho việc áp dụng những biện pháp xử lý, giáo dục, cải tạo có hiệu quả. Đặc biệt trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử, cơ quan tiến hành tố tụng cần phải làm rõ điều kiện sinh sống và thái độ của cha mẹ đối với việc giáo dục con cái. Phải thừa nhận rằng, gia đình có một ảnh hưởng rất lớn đối với việc hình thành nhân cách và các hành vi xử sự của người chưa thành niên. Trước hết đó là những yếu tố tiêu cực trong gia đình như: những thói quen, tật xấu của các thành viên ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hình thành nhân cách lệch lạc của người chưa thành niên. Sống trong những gia đình không có cấu trúc hoàn hảo như bố me chết hoặc ly hôn, người chưa thành niên không được chăm sóc, dạy bảo đầy đủ, thiếu thốn về tình cảm và điều kiện vật chất…Do vậy các em thường không có những phương hướng hành động đúng đắn dễ dẫn đến hành vi phạm tội. Nếu gia đình là ảnh hưởng đầu tiên và quan trọng nhất thì nhà trường cũng góp phần hết sức quan trọng vào việc hình thành nhân cách của trẻ. Nhà trường giúp người chưa thành niên rèn luyện tư cách đạo đức, tiếp thu kiến thức và vận dụng vào cuộc sống. Môi trường xung quanh cũng tác động ảnh hưởng không nhỏ đến người chưa thành niên. Thực tế là những hiện tượng tiêu cực ngoài xã hội ảnh hưởng đến đầu óc nhạy cảm và hiếu động của trẻ bởi chúng đang ở lứa tuổi bồng bột không có khả năng tự kiểm soát bản thân. 1.3. Có hay không có người thành niên xúi giục Một vấn đề cần được xác định là người chưa thành niên thực hiện hành vi phạm tội thường có sự tham gia và chỉ huy của người thành niên. Thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử cho thấy những vụ án có người thành niên tham gia thì người chưa thành niên thường giữ vai trò thứ yếu. Điều này có nghĩa người chưa thành niên đã bị lôi kéo và bị người thành niên phân công cho thực hiện những hành vi phạm tội nhất định. Trong thực tế, kẻ xấu thường lợi dụng sự bồng bột, cả tin của người chưa thành niên để lôi kéo họ vào con đường phạm tội. Bên cạnh đó còn có sự lôi kéo kích động của người thành niên đối với người chưa thành niên đang ở trong hoàn cảnh khó khăn, đây là nhân tố khiến các em có hành vi phạm tội. Theo điểm i Khoản 1 Điều 46 BLHS năm 1999 thì phạm tội vì bị người khác đe dọa, cưỡng bức là một trong những tình tiết giảm nhẹ. Vì vậy trong những vụ án mà bị can, bị cáo là người chưa thành niên cần phải xác định có người lớn xúi giục hay không. Ngoài ra để phát hiện đồng phạm trong vụ án mà bị can, bị cáo là người chưa thành niên đảm bảo không để lọt kẻ phạm tội, không làm oan người vô tội, các cơ quan tiến hành tố tụng cũng cần xác định xem có người thành niên xúi giục hay không. 1.4. Nguyên nhân và điều kiện phạm tội Muốn đấu tranh phòng, chống tội phạm đối với người chưa thành niên phạm tội có hiệu quả, đồng thời đề ra biện pháp khắc phục và ngăn ngừa hợp lý, chúng ta phải tìm hiểu nguyên nhân và điều kiện dẫn họ đến con đường phạm tội. Trong thực tế cũng như trong lý luận có nguyên nhân và điều kiện không thể phủ nhận được đó là: + Môi trường gia đình, nhà trường, xã hội là những nguyên nhân; + Đặc điểm tâm lý lứa tuổi người chưa thành niên là điều kiện ảnh hưởng và tác động lẫn nhau một cách biện chứng làm phát sinh tội phạm ở người chưa thành niên. Môi trường gia đình, nhà trường, xã hội luôn gắn bó mật thiết với nhau và tác động trực tiếp đến con người, đặc biệt là người chưa thành niên. Những yếu tố tiêu cực trong gia đình, sự buông lỏng quản lý, giáo dục; nhà trường còn thiếu kiên quyết, chưa làm tròn trách nhiệm trong việc quản lý, dạy dỗ học sinh; tình trạng bất cập trong tổ chức cộng đồng, trong quản lý xã hội… ảnh hưởng không nhỏ đến người chưa thành niên. Trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử với những vụ án mà bị can, bị cáo là người chưa thành niên, cơ quan tiến hành tố tụng phải xác định nguyên nhân và và điều kiện phạm tội nhằm: + Đề ra các biện pháp xử lý phù hợp và đúng đắn theo quy định của pháp luật. + Yêu cầu các cơ quan hoặc tổ chức hữu quan áp dụng những biện pháp cần thiết nhằm khắc phục nguyên nhân và điều kiện phát sinh tội phạm tại các cơ quan hoặc tổ chức đó, góp phần vào việc đấu tranh phòng, chống tội phạm có hiệu quả. 2. Quy định về chủ thể tiến hành và tham gia tố tụng 2.1 Người tiến hành tố tụng Khoản 1 Điều 302 BLTTHS năm 2003 quy định: “Điều tra viên, kiểm sát viên, Thẩm phán tiến hành tố tụng đối với người chưa thành niên phạm tội phải là người có những hiểu biết cần thiết về tâm lý học, khoa học giáo dục cũng như vè hoạt động đấu tranh phòng, chống tội phạm của người chưa thành niên”. Để các hoạt động tố tụng trong những vụ án mà bị can, bị cáo là người chưa thành niên diễn ra có hiệu quả, trước hết những người tiến hành tố tụng phải có kiến thức về tâm lý học nói chung và tâm lý người chưa thành niên nói riêng. Trên cơ sở đó người tiến hành tố tụng mới có thể xác định dược hướng tiếp cận và tác động tâm lý bị can, bị cáo là người chưa thành niên; tạo được lòng tin, thái độ hợp tác, cầu thị từ phía người chưa thành niên trong hoạt động tố tụng. Điều này không chỉ quy định trong BLTTHS của nước ta mà còn được quy định ở trong BLHS của hầu hết các nước trên thế giới. Quy tắc Bắc Kinh cũng chỉ rõ: “Ở thành phố lớn cần thành lập những đơn vị cơ sở đặc biệt chuyên giải quyết những trường hợp liên quan tới người chưa thành niên” (Điều 12). Quy định của BLTTHS Việt Nam hoàn toàn phù hợp với quy tắc này. Tuy nhiên theo quy định tại Điều 302 BLTTHS năm 2003 cũng mới chỉ đề cập tới việc Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán phải là người có những hiểu biết cần thiết về tâm lý học, khoa học giáo dục cũng như về hoạt động đấu tranh phòng, chống tội phạm người chưa thành niên chứ không nhất thiết phải là những người được đào tạo về lĩnh vực đó. Điều này cũng gây ảnh hưởng tới chất lượng điều tra, truy tố, xét xử bị can, bị cáo là người chưa thành niên. Thực tế ở nước ta hiện nay cũng chưa có cơ quan tiến hành tố tụng chuyên trách để điều tra, truy tố, xét xử đối với người chưa thành niên. Đối với hội thẩm khi tham gia xét xử những vụ án mà bị cáo là người chưa thành niên, Luật không quy định phải có những điều kiện trên nhưng trong Hội đồng xét xử phải có một Hội thẩm nhân dân là giáo viên hoặc cán bộ Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh. 2.2 Người tham gia tố tụng Về cơ bản bị can, bị cáo là người chưa thành niên cũng có các quyền và nghĩa vụ như đối với bị can, bị cáo thành niên được quy định tại Điều 49, Điều 50 BLTTHS năm 2003. Tuy nhiên do những hạn chế về tâm sinh lý mà bị can, bị cáo là người chưa thành niên có thể không tự mình thực hiện được một số các quyền và nghĩa vụ cho nên để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ, BLTTHS đã quy định một số quyền và nghĩa vụ đặc biệt dành cho bị can, bị cáo là người chưa thành niên, trong đó có quyền bào chữa được quy định tại Điều 305 BLTTHS năm 2003. “Trong trường hợp bị can, bị cáo là người chưa thành niên hoặc người đại diện hợp pháp của họ không lựa chọn được người bào chữa thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án phải yêu cầu Đoàn luật sư phân công Văn phòng luật sư cử người bào chữa cho họ hoặc đề nghị Ủy ban Mặt trận tổ quốc (UBMTTQ) Việt Nam, tổ chức thành viên của Mặt trận cử người bào chữa cho thành viên của tổ chức mình”. (Khoản 2 Điều 305) Theo quy định tại Khoản 2 Điều 57 BLTTHS năm 2003, sau khi Đoàn luật sư đã cử người bào chữa thì bị can, bị cáo là người chưa thành niên hoặc người đại diện hợp pháp của họ vẫn có quyền yêu cầu thay đổi hoặc từ chối người bào chữa. Trong trường hợp chấp nhận yêu cầu thay đổi người bào chữa của bị can, bị cáo là người chưa thành niên và người đại diện hợp pháp, cơ quan tiến hành tố tụng phải có trách nhiệm yêu cầu Đoàn luật sư cử người bào chữa khác cho họ. Đối với quyền từ chối bào chữa của bị can, bị cáo là người chưa thành niên và người đại diện hợp pháp thì có thể hiểu là họ có quyền hoàn toàn từ chối. Họ không cần sự giúp đỡ của luật sư và tự mình thực hiện quyền bào chữa. Thực tế đã xảy ra những trường hợp bị can, bị cáo là người chưa thành niên hoặc người đại diện hợp pháp của họ từ chối sự giúp đỡ, hỗ trợ về mặt pháp lý của luật sư vì họ không được giải thích về nội dung của quyền bào chữa. Ví dụ: họ không hiểu biết về chế độ thù lao cho luật sư hay những trưỡng trường hợp được giúp đỡ mà không phải trả tiền. Trong những trường hợp này cơ quan tiến hành tố tụng phải giải thích cho bị can, bị cáo chưa thành niên hoặc người đại diện hợp pháp biết rõ về quyền của họ trong tố tụng. Đặc biệt là vai trò của người bào chữa trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho họ. Người chưa thành niên dù ở mức độ tuổi nào thì vẫn là người còn phụ thuộc nhất định vào gia đình, nhà trường, xã hội. Mặt khác nguyên tắc xử lý những người chưa thành niên phạm tội chủ yếu nhằm giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh trở thành công dân có ích cho xã hội. Chính vì vậy sự tham gia của gia đình, nhà trường và các tổ chức xã hội trong những vụ án mà bị can, bị cáo là người chưa thành niên vùa là quyền vừa là nghĩa vụ bắt buộc, nhằm động viên toàn xã hội tham gia vào việc chăm sóc, giáo dục người chưa thành niên và giúp các cơ quan tiến hành tố tụng giải quyết vụ án có hiệu quả. Khoản 1 Điều 306 BLTTHS năm 2003 quy định: “ Đại diện của gia đình, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo; thầy giáo, cô giáo, đại diện nhà trường, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, tổ chức khác nơi người bị tạm giữ, bị can, bị cáo học tập, lao động và sinh sống có quyền và nghĩa vụ tham gia tố tụng theo quyết định của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án”. 3. Việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn và giám sát bị can, bị cáo là người chưa thành niên Do đặc điểm tâm, sinh lý của người chưa thành niên mà việc thực hiện, áp dụng các biện pháp ngăn chặn đối với bị can, bị cáo là người chưa thành niên phải được xem xét một cách rất thận trọng, nhất là trường hợp bắt, tạm giữ, tạm giam. Thực tiễn đấu tranh phòng và chống tội phạm dã chỉ ra rằng, áp dụng biện pháp ngăn chặn đối với bị can, bị cáo là người chưa thành niên khi chưa thực sự cần thiết có thể gây ảnh hưởng rất lớn đến quá trình trưởng thành của họ. Chính vì vậy, Điều 303 BLTTHS năm 2003 quy định: “1. Người từ đủ 14 tuổi đến dướ 16 tuổi có thể bị bắt, tạm giữ, tạm giam nếu có đủ căn cứ quy định tại các Điều 80, 81, 82, 86, 88 và 120 của Bộ luật này, nhưng chỉ trong những trường hợp phạm tội rất nghiêm trọng do cố ý hoặc pham tội đặc biệt nghiêm trọng. 2. Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi có thể bị bắt, tạm giữ, tạm giam nếu có đủ căn cứ quy định tại các Điều 80, 81, 82, 86, 88 và 120 của Bộ luật này nhưng chỉ trong những trường hợp phạm tội nghiêm trọng do cố ý, phạm tội rất nghiêm trọng hoặc phạm tội đặc biệt nghiêm trọng”. Khi áp dụng các biện pháp ngăn chặn đối với các bị can, bị cáo là người chưa thành niên thì ngoài việc phải tuân thủ các quy định chung, các cơ quan có thẩm quyền còn phải đảm bảo thực hiện đúng và đầy đủcác quy định tại Điều 303 BLTTHS. Nếu xét thấy việc áp dụng các biện pháp trên là không cần thiết, Tòa án có thể ra quyết định giao bị can, bị cáo là người chưa thành niên cho cha mẹ, người đỡ đầu của họ giám sát để đảm bảo sự có mặt của bị can, bị cáo khi có giấy triệu tập của cơ quan tiến hành tố tụng So với quy định trước đây trong BLTTHS năm 1988 thì việc quy định như hiện nay đã cụ thể, rõ ràng và phù hợp với BLHS năm 1999, đảm bảo được quyền và lợi ích của người chưa thành niên hơn. Nếu như trong quy định trước đây (Điều 278 BLTTHS năm 1988) áp dụng việc bắt, tạm giữ, tạm giam đối với người chưa thành niên “trong những trường hợp phạm tội nghiêm trọng” thì BLTTHS năm 2003 chia việc áp dụng thủ tục này cho hai đối tượng (từ đủ 14 tuổi đến 16 tuổi và từ 16 tuổi đến 18 tuổi) và mức thấp nhất để có thể áp dụng bieenj pháp ngăn chặn là người chưa thành niên từ 16 tuôi đến 18 tuổi trong “trường hợp phạm tội nghiêm trọng do cố ý”. Đồng thời BLTTHS năm 2003 có thêm quy định về căn cứ mà người chưa thành niên có thể bị bắt, tạm giữ, tạm giam là Điều 88 quy định về “Tạm giam”. Điều này thể hiện tính nghiêm minh của Đảng và nhà nước ta trong việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn bắt, tạm giữ, tạm giam. Và một ý nghĩa vô cùng quan trọng là tránh cho người chưa thành niên bị ảnh hưởng tâm lý nặng nề từ sự quá nghiêm khắc của các biện pháp ngăn chặn này. Nếu xét thấy việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn đối với người chưa thành niên là không cần thiết Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án có thể ra quyết định giao bị can, bị cáo chưa thành niên cho cha mẹ, người đỡ đầu của họ giám sát để đảm bảo sự có mặt của bị can, bị cáo khi có giấy triệu tập của cơ quan tiến hành tố tụng. 4. Quy định về các thủ tục tố tụng trong các giai đoạn tố tụng 4.1. Trong khởi tố, điều tra, truy tố Hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố trong những vụ án mà bị can là người chưa thành niên cũng được tiến hành theo thủ tục chung mà BLTTHS đã quy định. Nhưng khi tiến hành các hoạt động tố tụng nói trên cần phải chú ý những điểm sau: Thứ nhất, chỉ ra quyết định khởi tố bị can khi người đó đủ tuổi chịu TNHS theo Điều 12 BLHS năm 1999; thứ hai, trong trường hợp đã có quyết định khởi tố bị can là người chưa thành niên thì áp dụng các biện pháp điều tra đối với họ nên có mặt đại diện gia đình bị can, thầy giáo, cô giáo, đại diện nhà trường, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh và các tổ chức xã hội khác… Trong quá trình điều tra, truy tố đối với người chưa thành niên cần phải đặc biệt chú ý năm vững nhân thân của họ. Muốn vậy phải lấy lời khai của những người làm chứng gần gũi với bị can, bị cáo nhất. Cha mẹ, thầy giáo, cô giáo…hơn ai hết là người hiểu rất rõ khía cạnh tâm lý và nhân thân bị can, bị cáo cho nên họ có quyền và phải được tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật. Điều 306 BLTTHS năm 2003 nêu rõ: “Trong trường hợp người bị tạm giữ, bị can là người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi hoặc là người chưa thành niên có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc trong những trường hợp cần thiết khác, thì việc lấy lời khai, hỏi cung những người này phải có mặt đại diện của gia đình, trừ trường hợp đại diện gia đình cố ý vắng mặt mà không có lý do chính đáng. Đại diện gia đình có thể hỏi người bị tạm giữ, bị can nếu được điều tra viên đồng ý; được đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu, khiếu nại; đọc hồ sơ vụ án khi kết thúc điều tra”. 4.2. Trong việc xét xử Xét xử vụ án hình sự mà bị cáo là người chưa thành niên cũng được tiến hành theo thủ tục chung, nhưng khi xét xử cần phải tuân thủ những quy định sau: Thứ nhất, theo Khoản 1 Điều 307 BLTTHS năm 2003: “Thành phần của Hội dồng xét xử phải có một Hội thẩm là giáo viên hoặc là cán bộ Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh”. Thực tiễn cho thấy thầy, cô giáo cũng như cán bộ Đoàn thanh niên vừa là người quản lý, giáo dục vừa là những nhà tâm lý nên họ hiểu biết nhất định về lứa tuổi này. Việc họ tham gia vào Hội đồng xét xử (HĐXX) giúp cho Tòa án đưa ra quyết định xử lý người chưa thành nên phạm tội đúng pháp luật và nâng cao tác dụng giáo dục đối với những đối tượng này. Bộ Tư pháp đã có Thông tư số 267/QĐTA hướng dẫn bầu Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân như sau: “chú ý cơ cấu Hội thẩm nhân dân là giáo viên, cán bộ Đoàn thanh niên…để phù hợp với đặc điểm tình hình địa phương và quy định của BLTTHS”. Thứ hai, trong những vụ án đối với người chưa thành niên thì việc tham gia của người bào chữa là bắt buộc. Trường hợp bị can, bị cáo hoặc người đại diện hợp pháp của họ không lựa chọn người bào chữa thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án yêu cầu Đoàn luật sư phân công văn phòng luật sư cử người bào chữa cho họ, hoặc đề nghị UBMTTQ Việt Nam, tổ chức thành viên của Mặt trận cử người bào chữa cho thành viên của tổ chức mình. Nếu thấy cơ quan tiến hành tố tụng đã yêu cầu Đoàn luật sư cử người bào chữa song bị can, bị cáo không đồng ý thì họ hoặc người đại diên hợp pháp của họ có thể lựa chọn người bào chữa khác, hoặc người đại diện hợp pháp của bị can, bị cáo tự mình bào chữa cho bị can, bị cáo. Theo quy định tài Khoản 1 Điều 57 BLTTHS năm 2003 và Nghị quyết 03/2004/NQ-HĐTP ngày 02/10//2004 của HĐTP TANDTC hướng dẫn thi hành một số quy định trong “Phần thứ nhất” BLTTHS năm 2003 thi người báo chữa do bị can, bị cáo hoặc người đại diện hợp pháp của họ lựa chọn. Cũng theo quy định tại Khoản 2 Điều 57 nếu bị can, bị cáo là người chưa thành niên hoặc người đại diện hợp pháp của họ không mời người bào chữa thì cơ quan tiến hành tố tụng phải có trách nhiệm mời người bào chữa cho họ theo quy định của pháp luật. Cũng theo tinh thần của Nghị quyết 03/2004/NQ-HĐTP trong trường hợp bị cáo là người chưa thành niên …mà cả bị cáo và người đại diện hợp pháp của bị có vẫn giữ nguyên ý kiến từ chối người bào chữa, thì cần phải ghi vào biên bản phiên tòa và tiến hành xét xử vụ án theo thủ tục chung mà không có sự tham gia của người bào chữa đã được cử. Nếu chỉ có bị cáo từ chối còn người đại diện hợp pháp của bị cáo không từ chối hoặc ngược lại thì tiến hành xét xử vụ án theo thủ tục chung có sự tham gia của người bào chữa đã được cử. Thứ ba, tại phiên tòa xét xử, sự tham gia của đại diện gia đình bị có, đại diên nhà trường, tổ chức xã hội là bắt buộc. Quy định này giúp Tòa án hiểu rõ hơn về nhân thân bị cáo và áp dụng biện pháp xử lý phù hợp nhằm giáo dục, cải tạo bị cáo. Theo quy định tại Thông tư 03/TTLN ngày 20/6/1992 của TANDTC – VKSNDTC – Bộ Nội Vụ, thì trong trường hợp không xác minh được lý lịch của bị cáo thì tại phiên tòa xét xử không nhất thiết phải có mặt đại diện gia đình, nhà trường, tổ chức xã hội. Thứ tư, việc xét xử vụ án hình sự nói chung được tiến hành công khai, mọi người đều có quyền tham dự phiên tòa. Trong trường hợp cần thiết Tòa án có thể xử kín (Điều 307 BLTTHS năm 2003) như trường hợp cần giữ bí mật đời tư của bị cáo hoặc của người bị hại… Trong trường hợp xét xử kín Tòa án vẫn phải tuyên án công khai. Thứ năm, khi xét xử tùy vào tính chất của từng vụ án cụ thể, nếu thấy không cần thiết phải áp dụng hình phạt đối với bị cáo thì Tòa án áp dụng biện pháp tư pháp nhằm giáo dục người phạm tội và phòng ngừa tội phạm. Biện pháp tư pháp áp dụng với người chưa thành niên bao gồm: + Giáo dục tại xã, phường, thị trấn; + Đưa vào trường giáo dưỡng. Ngoài ra khi áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội cần chú ý xem xét các điều kiện áp dụng cụ thể của từng loại hình áp dụng, đó là: + Không áp dụng hình phạt tù chung thân, tử hình đối với người chưa thành niên phạm tội; + Chỉ áp dụng hình phạt tiền dối với người chưa thành niên từ đủ 16 tuổi trở lên có thu nhập; + Người chưa thành niên bị cải tạo không giam giữ thì không bị khấu trừ thu nhập; + Mức phạt tiền, cải tạo không giam giữ, phạt tù đối với bị cáo chưa thành niên được áp dụng thấp hơn so với bị cáo thành niên theo quy định của Điều 72, 73 và 74 BLHS năm 1999. 4.3. Trong thi hành án Với người bị kết án là người chưa thành niên, khi thi hành án ngoài tuân thủ những quy định chung của BLTTHS còn phải đảm bảo những thủ tục đặc biệt dành cho họ được thực hiện. Có như vậy việc thi hành án mới đạt hiệu quả, các quyền lợi của người chưa thành niên mới được bảo vệ và uy tín của của nhà nước mới được nâng cao. - Các hình phạt được áp dụng đối với bị cáo là người chưa thành niên bao gồm: cảnh cáo, cải tạo không giam giữ và tù có thời hạn. Án đã tuyên đối với người chưa thành niên phạm tội khi chưa đủ 16 tuổi, thì không tính để xác định tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm. Cảnh cáo được áp dụng đối với người phạm tội ít nghiêm trọng và có nhiều tình tiết giảm nhẹ quy định tại Điều 46 BLHS năm 1999 nhưng chưa đến mức miễn hình phạt. Nếu người chưa thành niên phải chấp hành hình phạt tù thì họ phải được giam giữ riêng theo chế độ do pháp luật quy định. Không được giam giữ chung người chưa thành niên với người thành niên. Trong thời gian đang chấp hành hình phạt tù, họ phải được học nghề, học văn hóa. Thực tiễn cho thấy người chưa thành niên sau khi mãn hạn tù mà không có một nghề nghiệp cố định nào đó, họ rất có thể lại phạm tội. Trong thời gian đang chấp hành hình phạt tù, nếu người chưa thành niên đã đủ 18 tuổi phải chuyển người đó sang chế độ giam giữ người đã thành niên. Sau khi đã chấp hành hình phạt tù, Ban giám thị trại giam phải phối hợp với chính quyền xã, phường và tổ chức xã hội ở địa phương giúp đỡ họ trở về với cuộc sống bình thường trong xã hội (Điều 308 BLTTHS năm 2003). Các cơ quan tổ chức nêu trên có thể tạo cho họ có công ăn, việc làm hoặc tham gia hoạt động xã hội, nhằm giúp đỡ họ trở thành người lương thiện đồng thời khắc phục nguyên nhân và điều kiện dẫn họ đến tình trạng phạm tội. Những quy định trên của BLTTHS Việt Nam hoàn toàn phù hợp với Quy tắc Bắc Kinh, đó là trong khi bị giam giữ trẻ em phải được chăm sóc và nhận tất cả sự giúp đỡ riêng cần thiết về mặt xã hội, giáo dục dạy nghề, tâm lý, y tế và vật chất. - Theo Điều 309 BLTTHS năm 2003, người chưa thành niên bị kết án có thể được chấm dứt việc chấp hành biện pháp tư pháp , được giảm hoặc miễn chấp hành hình phạt như sau: + Đối với người chưa thành niên phạm tội, Tòa án có thể áp dụng một trong các biện pháp tư pháp có tính chất giáo dục, phòng ngừa theo quy định tại Điều 70 BLTTHS năm 1999: Thứ nhất, giáo dục tại xã, phường, thị trấn. Biện pháp này tạo điều kiện cho người chưa thành niên học tập tại cộng dồng và chứng tỏ sự hối cải của mình ngay trong môi trường xã hội bình thường, dưới sự giám sát, giúp đỡ của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn, tổ chức xã hội và gia đình. Tòa án có thể áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn từ một đến hai năm đối với người chưa thành niên phạm tội ít nghiêm trọng hoặc tội nghiêm trọng. Người được áp dụng biên pháp này phải chấp hành đầy đủ những nghĩa vụ về học tập, lao động, tuân theo pháp luật dưới sự giám sát, giáo dục của chính quyền xã, phường, thị trấn và tổ chức xã hội được Tòa án giao trách nhiệm. Thứ hai, đưa vào trường giáo dưỡng. Đây là biên pháp tư pháp do Tòa án áp dụng đối với người chưa thành niên nếu thấy không cần thiết phải áp dụng hình phạt đối với họ, nhưng do tính chất của hành vi phạm tội, do nhân thân và môi trường sống của người đó mà cần phải đưa người đó vào trường giáo dưỡng. Biện pháp này có thể được Tòa án áp dụng trong thời hạn từ một đến hai năm kể từ ngày người chấp hành biên pháp này được tiếp nhận vào trường giáo dưỡng. Để giúp người chưa thành niên học tập, rèn luyện tiến bộ, phát triển lành mạnh về thể chất, tinh thần, trí tuệ và trở thành người lương thiện, có ích cho xã hội , có khả năng hòa nhập cộng đồng sau khi chấp hành xong biện pháp giáo dưỡng thì trong thời gian chấp hành biện pháp giáo dưỡng họ được giáo dục đạo đức, pháp luật, văn hóa, học nghề và lao động phù hợp với lứa tuổi. + Việc giảm hoặc miễn chấp hành hình phạt, chấm dứt chấp hành biện pháp tư pháp đối với người chưa thành niên cũng có những điểm khác biệt, cụ thể là: Việc giảm mức hình phạt đã tuyên đối với người chưa thành niên phạm tội được quy định tại điều 76 BLHS năm 1999: người chưa thành niên bị phạt cải tạo không giam giữ hoặc phat tù, nếu có nhiều tiến bộ và đã chấp hành được 1/ 4 thời hạn thì được Tòa án xét giảm. Riêng đối với hình phạt tù mỗi lần có thể giảm đến 4 năm nhưng phải đảm bảo đã chấp hành ít nhất là 2/5 mức hình phạt đã tuyên; người chưa thành niên bị phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù nếu lập công hoặc mắc bệnh hiểm nghèo thì được xét giảm ngay và có thể được miễn chấp hành hình phạt còn lại; người chưa thành niên bị phạt tiền nhưng lâm vào hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn kéo dài (như thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn, ốm đau gây ra) hoặc lập công lớn tùy theo đề nghị của viện trưởng Viện kiểm sát, Tòa án có thể giảm hoặc miễn chấp hành phần tiền phạt còn lại. +Việc chấm dứt biện pháp tư pháp đối với người chưa thành niên : Nếu người chưa thành niên phạm tội đã chấp hành được 1/2 thời hạn giáo dục tại xã, phường, thị trấn và có nhiều tiến bộ thì có thể được tòa án chấm dứt thời hạn giáo dục tại xã, phường, thị trấn. [...]... chưa thành niên về vấn đề liên quan đến tội phạm do người chưa thành niên thực hiện Việc phổ biến giáo dục pháp luật về người chưa thành niên và cho người chưa thành niên là hai mặt không thể tách rời nhằm nâng cao nhận thức và trách nhiệm của chính họ Để tham gia vào quá trình tố tụng và bảo vệ được các quyền và lợi ích của người chưa thành niên, ... hẳn một chương quy định về người chưa thành niên phạm tội nhưng nhìn chung chưa đáp ứng được đầy đủ yêu cầu hỗ trợ và bảo vệ trẻ em Khi người chưa thành niên tham gia tố tụng với tư cách bị can, bị cáo…dù ở giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử chưa được quan tâm đúng mức Vấn đề bảo vệ bí mật đời tư của người chưa thành niên đặc biệt là trẻ em là nạn... hành hình phạt là người chưa thành niên được ưu đãi hơn người đã thành niên Tuy nhiên trong thực tế vẫn xảy ra tình trạng giam giữ người chưa thành niên chung với người đã thành niên III Một số giải pháp và kiến nghị Để giải quyết những vướng mắc trong thực tiễn hoạt động điều tra, truy tố, xét xử các vụ án người chưa thành niên phạm tội, đáp ứng... những vụ án mà bị can, bị cáo là người chưa thành niên Thông qua đó góp phần tăng cường bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên đồng thời phù hợp với các quy định của Công Ước quốc tế về quyền trẻ em mà Việt Nam đã kí kết hoặc tham gia “Thủ tục tố tụng về những vụ án mà bị can, bị cáo là người chưa thành niên là một chế... thẩm - Về việc chấp hành hình phạt tù của người bị kết án là người chưa thành niên: Theo quy định của pháp luật hiện hành thì người chưa thành niên phạm tội chấp hành hình phạt tù theo chế độ giam giữ riêng Người chưa thành niên phạm tội không được giam giữ chung với người thành niên Trong quá trình chấp hành hình phạt họ phải được học nghề, học... KIẾN NGHỊ VỀ THỦ TỤC TỐ TỤNG HÌNH SỰ ĐỐI VỚI NHỮNG VỤ ÁN MÀ BỊ CAN, BỊ CÁO LÀ NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN I- Thực trạng Từ thực tiễn công tác giải quyết các vụ án hình sự do người chưa thành niên thực hiện những năm qua cho thấy: - Số lượng các vụ án liên quan đến người chưa thành niên phạm tội mà Viện kiểm sát các cấp thụ lý giải quyết hàng năm... 27911 người chưa thành niên phạm tội bị khởi tố về hình sự; viện kiểm sát các cấp đã xử lý 20186 bị can, trong đó đã truy tố 16166 bị can, đình chỉ vụ án đối với 493 bị can, miễn TNHS đối với 310 bị can Về cơ bản việc xử lý các vụ án này đảm bảo đúng người đúng tôi, đúng pháp luật, các quyền và lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên không... của người chưa thành niên cho thấy các cơ quan tư pháp đã thực hiện tốt chính sách hình sự của Đảng , nhà nước ta trong việc xử lý tội phạm là người chưa thành niên theo Điều 69 BLHS năm 1999 II- Một số vướng mắc trong thực tiễn áp dụng các quy định của BLTTHS về thủ tục tố tụng đối với những vụ án mà bị can, bị cáo là người chưa thành niên Thực... xét xử các vụ án mà bị can, bị cáo là người chưa thành niên, ngoài đại diện hợp pháp của bị can, bị cáo việc tham gia tố tụng của đại diện gia đình bị can, bị cáo; thầy cô giáo, đại diện nhà trường…( như có mặt khi tiến hành lấy lời khai; cung cấp thông tin về thái độ đạo đức, môi trường giáo dục của người chưa thành niên; tham gia phiên tòa…) là... người cưa thành niên Những năm qua Đảng và Nhà nước ta đã rất quan tâm chỉ đạo công tác đấu tranh phòng và chống tội phạm người chưa thành niên Với sự giúp đỡ của các tổ chức quốc tế với thực tiễn của tình hình tội phạm người chưa thành niên ở nước ta hiện nay, chúng ta đang cố gắng đổi mới và bổ sung hệ thống tư pháp người chưa thành niên, đặc biệt . BỊ CAN, BỊ CÁO LÀ NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN LỜI MỞ ĐẦU Trong xã hội hiện nay, tội phạm do người chưa thành niên thực hiện đã. chưa thành niên như sau: “Người chưa thành niên là người chưa phát triển đầy đủ, toàn diện về thể lực, trí tuệ, tinh thần cũng như chưa