Biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn

Một phần của tài liệu Biện pháp xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên (Trang 25 - 27)

1. Thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật về biện pháp xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên

1.2. Biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn

Đây là biện pháp không cách ly đối tượng bị áp dụng khỏi cộng đồng, nếu được áp dụng một cách triệt để sẽ mang lại hiệu quả rất cao, đặc biệt với đối tượng người chưa thành niên. ở lứa tuổi này người chưa thành niên chưa quen tách khỏi cuộc sống gia đình, họ cần có sự chăm sóc của gia đình và sự quan tâm của xã hội, do đó chỉ áp dụng biện pháp xử lý hành

chính khác có tính chất cách ly người chưa thành niên ra khỏi cộng đồng như đưa vào trường giáo dưỡng hay cơ sở chữa bệnh khi đã áp dụng biện pháp này mà không có hiệu quả (trừ trường hợp người chưa thành niên không có nơi cư trú nhất định).

Trong thực tế có rất nhiều vấn đề vướng mắc cần giải quyết khi áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn. Theo quy định tại khoản 2 Điều 24, khoản 2 Điều 26 Pháp lệnh, biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn được coi là một điều kiện để áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng và đưa vào cơ sở chữa bệnh. Do đó, nhiều địa phương coi biện pháp này chỉ là biện pháp mang tính chất thủ tục, không phát huy được hiệu quả giáo dục của nó, thực tế nhiều nơi chỉ áp dụng cho đúng trình tự. Mặt khác nhiều địa phương lại bỏ qua biện pháp này mà đưa luôn người chưa thành niên vào trường giáo dưỡng, với sự e ngại rằng việc áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn với đối tượng người chưa thành niên vi phạm pháp luật sẽ tạo môi trường không trong sạch ở địa bàn họ quản lý. Theo thống kê tại Trường giáo dưỡng số 1 ở Hà Nội cho thấy hơn 50% các em chưa được áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đã bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng [2, tr.22].

Trong thực tế, tình hình vi phạm pháp luật diễn biến rất phức tạp, có nhiều đối tượng cần áp dụng biện pháp này nhưng Pháp lệnh không quy định, do đó nhiều văn bản hướng dẫn kèm theo mở rộng đối tượng áp dụng, như Nghị định số 163/2003/NĐ-CP. Việc quy định như vậy là không hợp pháp nhưng nếu không có những quy định đó, nhiều trường hợp các vi phạm hành chính bị bỏ qua do không thể có căn cứ pháp lý để xử lý người vi phạm. Vì vậy biện pháp này ít được áp dụng và nếu có áp dụng thì việc áp dụng thường không theo đúng trình tự, thủ tục pháp luật quy định.Việc thực hiện biện pháp này chỉ mang tính hình thức, dẫn đến buông lỏng người được giáo dục, việc quản lý, giám sát, giáo dục đạt hiệu quả chưa cao, thực tế chỉ áp dụng giáo dục lần đầu, sau đó không thường xuyên liên lạc lại để giáo dục người vi phạm.

ở một số nơi, sự phối hợp của các ngành, các đoàn thể trong việc thực hiện công tác này chưa được coi trọng, chủ yếu vẫn là ngành Công an làm, còn các đoàn thể như Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ thì không phối hợp thường xuyên.

Mặc dù Pháp lệnh đã có những quy định dành riêng cho người chưa thành niên như có sự tham gia của Uỷ ban dân số, gia đình, trẻ em hoặc Đoàn thanh niên…nhưng nhìn chung pháp luật vẫn quy định trình tự, thủ tục áp dụng chung cho cả người thành niên và người chưa thành niên. Tuy nhiên trong thực tế việc áp dụng như vậy với người chưa thành niên, đặc biệt là người chưa thành niên dưới 16 tuổi là không phù hợp, bởi với các em, việc bị đưa ra trước cuộc họp để kiểm điểm sẽ tạo những áp lực lớn về tâm lý, có thể dẫn đến tác động ngược lại, một số em khi bị xử lý như thế còn tỏ thái độ không sợ hãi, bướng bỉnh, cố chấp…Những biểu hiện

này rất phù hợp với tâm lý lứa tuổi các em, có thể dẫn đến những suy nghĩ và hành vi tiêu cực hơn.

Tuy nhiên cũng có những nơi công tác này được thực hiện rất tốt. Vấn đề là chúng ta cần thực hiện một cách đồng bộ và có kết quả. Người chưa thành niên chủ yếu thực hiện các vi phạm hành chính như trộm cắp vặt, lừa đảo nhỏ, đánh bạc nhỏ, không thể áp dụng biện pháp này ở xã như ở phường và thị trấn, thực tế ở xã, chỉ cần trộm một con gà cũng có thể coi là trộm cắp vặt, nhưng ở thị trấn, ở phường, do đời sống cao hơn, việc ăn trộm một cái xe đạp mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự cũng bị coi là có hành vi trộm cắp vặt. Như vậy có sự chênh lệch về mức độ vi phạm nhưng lại áp dụng chung một biện pháp xử lý hành chính. Việc áp dụng như thế là chưa phù hợp do quy định của pháp luật chưa phù hợp.

Một phần của tài liệu Biện pháp xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(44 trang)
w