1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng và triển vọng xuất khẩu phần mềm ở Việt Nam - Đoàn Anh Thư

102 570 5
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 102
Dung lượng 0,95 MB

Nội dung

Tiểu luận "Thực trạng và triển vọng xuất khẩu phần mềm ở Việt Nam - Đoàn Anh Thư".

Trang 2

Số thứ tựTên bảngTrang1 Kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng chủ lực của Việt Nam (1995-2002) 152 Lao động Việt Nam trong lĩnh vực khoa học công nghệ và

Trang 3

Số thứ tựTên biểuTrang1 Doanh thu ngành công nghiệp dịch vụ CNTT và GDP

2 Số lao động làm việc trong ngành công nghiệp dịch vụ CNTT và trong toàn nền kinh tế Nhật Bản giai đoạn 1992 – 2001

273 Cơ cấu doanh thu ngành công nghiệp dịch vụ CNTT Nhật

Trang 4

Ký hiÖuTiÕng AnhTiÕng ViÖt

Trang 5

Lời nói đầu

Kể từ khi máy tính ra đời, khái niệm Công Nghệ Thông Tin (CNTT) ngày càng trở nên quen thuộc đến nỗi thế kỷ 21 đợc gọi là thế kỷ thông tin Linh hồn của CNTT chính là phần mềm - một sản phẩm vô cùng quan trọng trong cuộc sống Nhận thức đợc vấn đề này, trong 10 gần đây, Việt Nam đã rất chú trọng đến lĩnh vực Công Nghệ Phần Mềm cũng nh đến việc tiêu thụ mặt hàng này tại thị trờng trong nớc và xuất khẩu Tuy vậy, thực trạng xuất khẩu phần mềm Việt Nam vẫn còn rất manh mún, nhỏ lẻ so với tiềm năng đất nớc ta Trớc tình hình này, em xin tập trung nghiên cứu đề tài: “Thực trạng và triển vọng xuất khẩu phần mềm tại Việt Nam.”Mục tiêu nghiên cứu của đề tài trớc hết nhằm hệ thống một số vấn đề lý luận về CNTT và CNPM Trên cơ sở năm vững lý luận, khóa luận đánh giá thực trạng xuất khẩu phần mềm của Việt Nam nói chung và một số doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả trong lĩnh vực này nói riêng Từ đó, cuối cùng khóa luận đa ra một cái nhìn tổng thể về triển vọng phát triển của lĩnh vực phần mềm của Việt Nam và vạch ra một số giải pháp nhằm hớng tới một sự phát triển hơn nữa.

Khóa luận đợc thực hiện với phơng pháp tổng hợp, phân tích tài liệu, thống kê, so sánh, chỉ số… Kết cấu của khóa luận không kể phần lời nói đầu và kết luận gồm ba chơng:

• Chơng I: Một số vấn đề lý luận liên quan đén xuất khẩu phần mềm

• Chơng II: Thực trạng hoạt động xuất khẩu phần mềm Việt Nam

• Chơng III: Triển vọng phát triển và giải pháp nhằm đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả xuất khẩu phần mềm của Việt Nam

Trang 6

tận tình và giúp đỡ em hoàn thành tốt khóa luận này.

Hà Nội

Ngày 17 tháng 12 năm 2003Sinh viên

Đoàn Anh Th

Trang 7

Chơng I: một số vấn đề lý luận liên quan đến xuất khẩu phần mềm

I.Xuất khẩu phần mềm và những khái niệm liên quan

học phần mềm

I.1 Công nghệ thông tin

Chiếc máy tính đầu tiên ra đời đến nay đã đợc gần 60 năm Khái niệm CNTT không còn là mới song cũng không dễ để đa ra đợc một định nghĩa thống nhất về nó Mỗi ngời dới mỗi góc độ lại có một quan điểm riêng.

Có quan điểm cho rằng CNTT là hệ thống các tri thức và phơng pháp khoa học, các công cụ và phơng tiện kỹ thuật hiện đại, các giải pháp công nghệ… đợc sử dụng để thu thập, lu trữ, xử lý, sản xuất và truyền bá thông tin nhằm giúp con ngời nhận thức, tổ chức khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên thông tin nh nguồn tài nguyên quan trọng nhất CNTT bao gồm chủ yếu là máy tính, kể cả các bộ vi xử lý, mạng viễn thông nối các máy tính, phần mềm và nội dung thông tin.1

Quyết định 49/ CP của Thủ tớng chính phủ ra ngày 14/ 8/ 2003 định nghĩa rõ ràng

hơn: “CNTT là tập hợp các phơng pháp khoa học, các phơng tiện và công cụ kỹ

thuật hiện đại - chủ yếu là kỹ thuật máy tính và viễn thông - nhằm tổ chức, khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin rất phong phú và tiềm tàng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con ngời và xã hội.”2

Trang 8

học Georgia, Hoa Kỳ, CNTT gồm 3 bộ phận: máy tính, mạng truyền thông và know – how.3

• Máy tính là một thiết bị gồm 3 bộ phận: phần cứng, phần mềm và thông tin.

• Mạng truyền thông là một hệ thống kết nối các mạng máy tính, bao gồm cả phần cứng và phần mềm.

• Know – how là một khái niệm chỉ con ngời, qui trình nghiệp vụ và phần mềm ứng dụng.

CNTT ngày nay đang phát triển theo hớng hội tụ với viễn thông, truyền thanh, truyền hình, báo chí, xuất bản Hiểu theo nghĩa rộng nhất thì CNTT bao gồm bốn địa hạt có liên hệ hữu cơ với nhau: viễn thông, điện tử, tin học (kể cả các thiết bị và phần mềm), và các áp dụng của tin học trong khoa học kỹ thuật, hành chánh, quản trị và kinh doanh Còn theo nghĩa hẹp, CNTT bao gồm công nghệ học phần cứng (CNPC) và công nghệ học phần mềm (CNPM).

I.2 Công nghệ học phần mềm

Cũng giống nh CNTT, có rất nhiều khái niệm về CNPM đợc đa ra dới các góc độ khác nhau, tại những thời điểm khác nhau.

Năm 1969, Friedrich L Bauer cho rằng: “Công nghệ học phần mềm là việc thiết

lập và sử dụng các nguyên tắc công nghệ học đúng đắn dùng để thu đợc phần mềm một cách kinh tế vừa tin cậy vừa làm việc hiệu quả trên các máy thực.”4

Đến năm 1995, trớc sự phát triển nh vũ bão của CNTT, K.Kawamura – giáo s Kỹ thuật máy tính và điện tử và quản lý công nghệ – trung tâm quản lý công nghệ Nhật

Bản – Hoa Kỳ lại đa ra khái niệm: “Công nghệ học phần mềm là lĩnh vực học

vấn về các kỹ thuật, phơng pháp luận công nghệ học (lý luận và kỹ thuật đợc

Trang 9

hiện thực hóa trên những nguyên tắc, nguyên lý nào đó) trong toàn bộ quy trình phát triển phần mềm nhằm nâng cao cả chất và lợng của sản xuất phần mềm.”5

Một cách tổng quát nhất, có thể nói CNPM là lĩnh vực khoa học về các phơng pháp luận, kỹ thuật và công cụ tích hợp trong quy trình sản xuất và vận hành phần mềm nhằm tạo ra phần mềm với những chất lợng mong muốn

Điều đáng nói ở đây là cần phân biệt hai cặp khái niệm dễ nhầm là “công nghệ

học phần mềm” và “công nghiệp phần mềm”; “công nghệ thông tin” và “công nghiệp công nghệ thông tin” Nh trình bày ở trên, ta có thể hiểu công nghệ học

phần mềm, công nghệ thông tin là những khái niệm thuộc lĩnh vực học thuật Còn công nghiệp phần mềm (CNpPM), công nghiệp công nghệ thông tin (CNp CNTT) là những khái niệm thuộc lĩnh vực kinh tế CNpPM chỉ một ngành công nghiệp bao gồm các hoạt động sản xuất, kinh doanh các sản phẩm và cung ứng các dịch vụ phần mềm Còn CNp CNTT là một ngành công nghiệp bao gồm các hoạt động sản xuất, kinh doanh các sản phẩm và cung ứng các dịch vụ liên quan đến CNTT mà theo nghĩa hẹp là phần cứng và phần mềm.

phần mềm

2.1.Phần mềm

2.1.1 Khái niệm

Theo Quyết định số 128/2000 QĐ - Ttg do Thủ tớng chính phủ ban hành, “phần

mềm đợc hiểu là chơng trình, tài liệu mô tả chơng trình, tài liệu hỗ trợ, nội dung thông tin số hóa.”6

Trang 10

cho mục đích nào đó của phần cứng Với cách hiểu này, phần mềm là một khái niệm không chỉ bao gồm các phần mềm cơ bản, các phần mềm ứng dụng mà còn chỉ cả khả năng, kinh nghiệm thực tiễn và kỹ năng của kỹ s – ngời chế ra phần mềm.

Nói tóm lại, trong một hệ thống máy tính, nếu trừ bỏ đi các thiết bị và các loại phụ kiện thì phần còn lại chính là phần mềm.

2.1.2 Phân loại

Có nhiều căn cứ khác nhau để phân loại phần mềm Tuy nhiên, do mục tiêu của khóa luận không đi sâu vào khía cạnh kỹ thuật nên chỉ phân loại phần mềm theo mục đích sử dụng Với căn cứ này, phần mềm đợc chia làm 2 loại: phần mềm hệ thống và phần mềm ứng dụng.

Phần mềm hệ thống (System Sofware): quản lý và điều hành mọi hoạt động của

máy tính ở mức hệ thống.

Phần mềm ứng dụng (Application Software): đợc thiết kế nhằm sử dụng sức

mạnh của máy tính trong việc thực hiện các nhiệm vụ cụ thể Phần mềm ứng dụng lại bao gồm 3 loại: phần mềm ứng dụng cho ngời dùng thông thờng (trò chơi, phần mềm học tập…), phần mềm ứng dụng chuyên ngành (phần mềm quản lý tài chính, ngân hàng, bảo hiểm…), và phần mềm đa ngành (phần mềm kế toán quản lý, nhân sự, soạn thảo văn bản…).

2.1.3 Đặc tính chung

Là một hàng hóa trong nền kinh tế thị trờng, phần mềm cũng có hai thuộc tính là giá trị và giá trị sử dụng Tuy nhiên, không giống những hàng thông thờng nh gạo, thủy sản, phần mềm là một loại hàng hóa đặc biệt có những đặc tính riêng.

Thứ nhất, phần mềm là một loại hàng hóa vô hình, chứa đựng ý tởng và sáng tạo

Trang 11

đặc Cái mà chúng ta nhìn thấy nh đĩa CD, đĩa mềm… chỉ là cái để chứa phần mềm Ngời ta không thể đánh giá phần mềm bằng những chỉ tiêu thông thờng nh dài bao nhiêu mét, nặng bao nhiêu cân.

Thứ hai, phần mềm vốn có lỗi tiềm tàng Không có phần mềm nào khi làm ra đã

hoàn hảo Quy mô càng lớn thì khả năng có lỗi càng cao Lỗi phần mềm dễ bị phát hiện bởi ngời sử dụng Một minh chứng cho đặc tính này là trờng hợp hệ điều hành Windows XP vốn đợc Microsoft tự tin là hệ điều hành chuyên nghiệp vẫn không tránh đợc lỗi, đặc biệt là các lỗi an toàn bảo mật cho phép tin tặc tấn công các máy có sử dụng các phiên bản Windows này Điều này có thể thấy rõ qua sự phát hoại của sâu máy tính Blaster và các biến thể của nó do đã khai thác đợc lỗi tràn bộ đệm của các phiên bản Windows.

Thứ ba, tuy phần mềm nào cũng tiềm tàng lỗi nhng chất lợng phần mềm không vì

thế mà giảm đi Trái lại, nó còn có xu hớng tốt lên sau mỗi lần có lỗi đợc phát hiện và sửa chữa Cũng vẫn trong trờng hợp virus Blaster tấn công hệ điều hành Windows, sau khi đã cập nhật các bản sửa lỗi hoặc cấu hình tờng lửa thì ta hoàn toàn có thể vô hiệu hóa khả năng lây nhiễm và phá hoại của sâu Blaster Nói chung, sau mỗi lần sửa lỗi nh thế, phần mềm lại trở nên tốt hơn.

Thứ t, phần mềm rất dễ bị mất bản quyền Sở dĩ vậy bởi việc sao chép phần mềm

rất đơn giản Khi đã có một bản phần mềm, chỉ cần một vài động tác sao chép là có thể có ngay một bản thứ hai Điều này thật quá dễ dàng so với việc làm ra một chiếc ô tô, hay một TV giống hệt cái ban đầu Đáng chú ý là việc mất bản quyền ở đây không chỉ là mất bản quyền về bản thân phần mềm đó mà còn bao gồm bản quyền về ý tởng sản xuất ra phần mềm đó Vì thế, có thể nói ý tởng phần mềm là

Trang 12

điều bắt buộc nếu các doanh nghiệp sản xuất phần mềm muốn tồn tại và phát triển bởi nh ta đã biết, chu kỳ phần mềm rất ngắn ngủi Nếu không nghiên cứu để làm ra phần mềm mới thay thế phần mềm cũ, hoặc cải tiến phần mềm cũ, doanh nghiệp sẽ mất khách hàng, thị phần vào tay đối thủ cạnh tranh.

Thứ bảy, tính toàn cầu và cạnh tranh trong ngành sản xuất và xuất khẩu phần mềm

rất mãnh liệt Đặc tính này là hệ quả của hai đặc tính trên Với một sản phẩm có vòng đời ngắn, có đầu t cho R&D lớn, cạnh tranh là điều tất yếu Với sự phát triển mạnh của CNTT, cạnh tranh đã không chỉ còn dừng trong biên giới quốc gia mà còn vơn tới phạm vi toàn cầu.

Thứ tám, bán trên mạng là hình thức phân phối chủ yếu Đây là một đặc tính nổi

bật của phần mềm Phần mềm là một bộ phận của CNTT mà CNTT ngày này gắn liền với khái niệm mạng Hơn bất kỳ sản phẩm nào khác, bán hàng qua mạng là hình thức thuận tiện và dễ dàng nhất khi kinh doanh phần mềm

2.2 Sản phẩm và dịch vụ phần mềm

Không hoàn toàn đồng nhất với khái niệm phần mềm – một khái niệm thuộc lĩnh

vực CNPM, sản phẩm phần mềm là một khái niệm gắn liền với sự hình thành và

phát triển của CNpPM Chỉ khi phần mềm đợc đem ra mua bán trao đổi, trở thành hàng hóa thì mới xuất hiện CNpPM Và sản phẩm phần mềm càng phong phú đa dạng thì CNpPM càng lớn mạnh.

Quyết định số 128/2000 QĐ - Ttg của Thủ tớng chính phủ quy định: “Sản phẩm

phần mềm là phần mềm đợc sản xuất và đợc thể hiện hay lu trữ ở bất kỳ một dạng vật thể nào, có thể đợc mua bán hoặc chuyển giao cho đối tợng khác sử dụng.” Sản phẩm phần mềm theo cách hiểu của Quyết định này bao gồm phần

mềm nhúng, phần mềm đóng gói, phần mềm chuyên dụng và sản phẩm thông tin số hóa.

Trang 13

Phần mềm nhúng là sản phẩm phần mềm đợc nhà sản xuất thiết bị cài sẵn vào

thiết bị và đợc sử dụng cùng thiết bị mà không cần có sự cài đặt của ngời sử dụng hay ngời thứ ba.

Phần mềm đóng gói là sản phẩm phần mềm có thể sử dụng đợc ngay sau khi

ngời sử dụng hoặc nhà cung cấp dịch vụ cài đặt vào các thiết bị hay hệ thống Chúng gồm hai loại: phần mềm hệ thống và phần mềm ứng dụng.

Phần mềm chuyên dụng là sản phẩm phần mềm đợc phát triển theo yêu cầu cụ

thể và riêng biệt của khách hàng.

Sản phẩm thông tin số hóa là nội dung thông tin số hóa đợc lu trữ trên một vật

thể nào đó.

Trong nền kinh tế ngày nay, khái niệm hàng hóa không chỉ đơn thuần là sản phẩm – hàng hóa hữu hình mà trong đó còn bao hàm khái niệm hàng hóa vô hình – dịch vụ Sản xuất, kinh doanh và xuất khẩu trong lĩnh vực CNpPM cũng vậy Bên cạnh việc mua bán sản phẩm phần mềm, thị trờng thế giới còn rất nhộn nhịp với hoạt động cung cấp dịch vụ liên quan đến phần mềm Có lẽ vì vậy mà đối tợng đợc hởng u đãi nh quy định trong Quyết định 128/2000 QĐ - Ttg là những tổ chức, cá nhân sản xuất sản phẩm phần mềm và cung cấp dịch vụ phần mềm Theo quyết định này,

dịch vụ phần mềm đợc định nghĩa là “mọi hoạt động trực tiếp phục vụ việc sản xuất sản phẩm phần mềm, khai thác, nghiên cứu, sử dụng, đào tạo, phổ biến và hoạt động tơng tự khác liên quan đến phần mềm.” Các dịch vụ này bao gồm: t

vấn phần mềm, tích hợp, cung cấp hệ thống, dịch vụ chuyên nghiệp về phần mềm, gia công phần mềm, dịch vụ xử lý dữ liệu, huấn luyện và đào tạo…

Theo tinh thần này, hoạt động xuất khẩu phần mềm phải đợc hiểu là xuất khẩu cả

Trang 14

Xuất khẩu phần mềm (XKPM) đợc tiến hành dới bốn hình thức: gia công phần mềm xuất khẩu, xuất khẩu phần mềm đóng gói, xuất khẩu phần mềm tại chỗ và xuất khẩu lao động phần mềm Tuy nhiên, căn cứ vào thực trạng hoạt động XKPM nớc ta hiện nay - thị phần giành cho xuất khẩu phần mềm tại chỗ quá nhỏ, còn xuất khẩu lao động phần mềm cha đủ sức để vơn ra thế giới, chỉ xin đi sâu phân tích hai hình thức đầu.

3.1 Gia công phần mềm xuất khẩu

Gia công phần mềm xuất khẩu là việc công ty phần mềm trong nớc theo yêu cầu đặc tả của khách hàng nớc ngoài mà làm ra sản phẩm phần mềm và nhận phí gia công Khách hàng nớc ngoài có thể hỗ trợ về tài chính nếu nh khối lợng công việc tơng đối lớn.

Nh vậy, gọi là gia công xuất khẩu nhng gia công phần mềm xuất khẩu không giống nh gia công các hàng hóa khác Đối với các hàng hóa thông thờng, bên đặt gia công thờng cung cấp nguyên liệu thô để bên nhận gia công chỉ việc tiến hành sản xuất rồi thu phí gia công Còn với gia công phần mềm, không có nguyên liệu thô để giao cho bên nhận gia công mà chỉ có trờng hợp bên đặt gia công yêu cầu bên kia sử dụng một ngôn ngữ lập trình nào đó Nếu đây là một ngôn ngữ thông dụng mà bên gia công đã có sẵn tại cơ sở thì thôi, còn nếu là một ngôn ngữ đặc biệt thì bên đặt gia công sẽ cung cấp Bên nhận gia công tự tìm hiểu ngôn ngữ đó rồi tiến hành theo yêu cầu của khách hàng.

Đây là hình thức xuất khẩu phần mềm chủ yếu của các nớc đang phát triển bởi nó có khá nhiều u điểm

• Trớc hết, các công ty gia công không phải lo đầu ra cho sản phẩm, không phải lo thiết kế và tạo lập ý tởng về sản phẩm, không phải đầu t vốn Điều này rất phù hợp với các doanh nghiệp vừa, nhỏ ở các nớc đang phát triển bởi các doanh

Trang 15

nghiệp này vốn ít, nhân lực mỏng, thiếu cả kinh nghiệm cạnh tranh lẫn kiến thức về thị trờng quốc tế.

• Ngoài ra, từ những hợp đồng gia công nh vậy, các nớc nhận gia công có thể tiếp cận với công nghệ mới, làm quen dần với thị trờng quốc tế.

Tuy vậy, gia công phần mềm xuất khẩu cũng có nhiều nhợc điểm.

• Thứ nhất, công ty nhận gia công chỉ thu đợc mức phí gia công nhỏ bé Khoản tiền này thờng chẳng là gì so với tổng lợi nhuận có đợc từ việc bán sản phẩm cuối cùng.

• Thứ hai, bên nhận gia công không đợc giữ bản quyền sản phẩm Điều này về dài hạn là không tốt đối với công ty nhận gia công bởi họ sẽ không đợc thị trờng biết đến, hoặc chỉ biết đến nh một ngời làm thuê.

• Cuối cùng, công ty nhận gia công thụ động từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ Khi tiềm lực còn nhỏ thì việc này là một u điểm bởi có thể học đợc công nghệ mới, tận dụng đợc hệ thống phân phối của đối tác Nhng trong dài hạn, việc chỉ dừng lại ở gia công xuất khẩu sẽ làm mất tính năng động của công ty, làm công ty xa rời thị trờng và giảm năng lực cạnh tranh.

3.2 Xuất khẩu phần mềm đóng gói

Xuất khẩu phần mềm đóng gói là việc công ty phần mềm trong nớc dựa trên các kết quả nghiên cứu thị trờng của mình, lựa chọn sản xuất sản phẩm để tiêu thụ trên thị trờng nớc ngoài Khách hàng là ngời sử dụng cuối cùng còn công ty phần mềm là ngời nắm giữ bản quyền sản phẩm.

Xuất khẩu phần mềm đóng gói có những u điểm mà gia công phần mềm không có

Trang 16

khẩu nắm rất rõ tình hình thị trờng thế giới Bản quyền sản phẩm làm ra lại nằm trong tay ngời xuất khẩu nên nếu muốn phát triển vị thế của mình trên thị trờng không gặp nhiều trở ngại nh công ty chỉ chuyên gia công phần mềm xuất khẩu.Những u điểm này có đợc là do công ty xuất khẩu phần mềm đóng gói đảm nhận mọi công đoạn, từ khâu sản xuất phần mềm cho đến khâu tiêu thụ sản phẩm Nhng cũng chính điều này làm cho hình thức xuất khẩu phần mềm đóng gói có một số nhợc điểm.

• Nếu công ty nhận gia công phần mềm xuất khẩu hoàn toàn yên tâm về việc sản phẩm làm ra chắc chắn sẽ tiêu thụ đợc thì với công ty xuất khẩu phần mềm đóng gói, tỷ lệ rủi ro do không đảm bảo đợc thị trờng đầu ra cho sản phẩm khá lớn, nhất là với tốc độ phát triển mạnh mẽ của CNTT hiện nay.

• Để có thể đảm đơng đợc mọi khâu nh vậy, công ty cần có một tiềm lực nhất định về vốn cũng nh về nhân lực.

• Ngay cả khi đủ tiềm lực về vốn và nhân lực, công ty xuất khẩu phần mềm đóng gói vẫn gặp rất nhiều rủi ro bởi phải đảm nhận nhiều công đoạn từ phân tích, thiết kế, lập trình kiểm thử và phân phối

ở Việt Nam hiện nay, do nền CNpPM còn kém phát triển, tiềm lực của các công ty phần mềm cha lớn nên hình thức xuất khẩu phổ biến nhất vẫn là gia công phần mềm xuất khẩu.

Trang 17

II Vị trí, vai trò của XKPM trong nền kinh tế quốc dân Việt Nam

Việt Nam

Cũng nh tất cả các ngành khác, vị trí của hoạt động XKPM trong nền kinh tế quốc dân phụ thuộc rất lớn vào vị trí bản thân ngành CNpPM.

Chỉ thị số 58/CT/TW của Bộ Chính trị ra ngày 17/ 10/ 2000 đã xác định mục tiêu:

“Công nghiệp công nghệ thông tin trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có tốc độ

và chất lợng cao nhất so với các khu vực khác, có tỷ lệ đóng góp cho tăng trởng GDP của cả nớc ngày càng tăng… Phát triển công nghiệp công nghệ thông tin thành một ngành kinh tế quan trọng, đặc biệt là phát triển công nghiệp phần mềm.”

Nghị quyết số 07/ 2000 NQ – CP của chính phủ làm rõ thêm: “Công nghiệp phần

mềm là một ngành kinh tế mới, có giá trị tăng cao, có nhiều triển vọng … Nhà nớc khuyến khích và u đãi tối đa việc phát triển công nghiệp phần mềm.”

Cuối cùng, Quyết định số 95/2002/QĐ - Ttg ra ngày 17 tháng 7 năm 2002 khẳng

định: “Xây dựng công nghiệp phần mềm thành một ngành kinh tế mũi nhọn, có

tốc độ tăng trởng trung bình hàng năm 30-35%.”

Coi CNpPM là ngành kinh tế mũi nhọn không phải là ý muốn chủ quan mà hoàn toàn mà là xu thế chung của thế giới Mặc dù cho đến nay, trong cơ cấu của

Trang 18

mềm không đòi hỏi vốn quá lớn Tỷ suất này hiện nay gấp 5-7 lần tỷ suất lợi nhuận trong các ngành công nghiệp khác Tỷ lệ giá trị gia tăng trên doanh thu của các công ty phần mềm lên tới 50-75%.7 Thực tế hoạt động kinh doanh phát đạt của nhiều công ty phần mềm nh Microsoft, Oracle… trên thế giới đã chứng minh xu thế này Hy vọng trong một tơng lai không xa, thành quả này sẽ đến với Việt Nam chúng ta.

Trong ngành kinh tế mũi nhọn này, hoạt động XKPM có vị trí nh thế nào? Nghị

quyết số 07/ 2000 NQ – CP của chính phủ đã xác định: “Bớc đầu, chú trọng

hình thức xuất khẩu qua gia công và cung cấp dịch vụ cho các công ty nớc ngoài Đồng thời mở rộng thị trờng trong nớc, trớc mắt tập trung phát triển phần mềm trong một số lĩnh vực sớm đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội, thay thế các sản phẩm phần mềm nhập khẩu Nhanh chóng tổ chức xuất khẩu lao động phần mềm và phần mềm đóng gói để công nghiệp phần mềm của Việt Nam từng bớc đạt đợc vị thế trên thị trờng thế giới.” Nh vậy, theo quan điểm này, thị trờng

trong nớc và thị trờng nớc ngoài đều có vị trí quan trọng nh nhau Còn trong giai đoạn này nên tập trung vào xuất khẩu ra thế giới hay thị trờng nội địa?

Rất nhiều hội thảo đã đề cập đến câu hỏi này nhng vẫn cha xác định đợc câu trả lời cuối cùng Tuy nhiên, cần lu ý rằng thị trờng phần mềm trong nớc chỉ mới vừa đợc hình thành Quy mô còn rất nhỏ bé, trong những năm gần đây chỉ mới đạt khoảng 60 triệu USD (trong số đó doanh số của các công ty phần mềm Việt Nam chỉ chiếm từ 14 đến 15 triệu USD)8 Cơ cấu sản phẩm đơn điệu về chủng loại, giá trị đầu t thấp Sở dĩ vậy bởi trớc hết ngành CNPM non trẻ của Việt Nam phải đối mặt với sức ép cạnh tranh khốc liệt của quá trình hội nhập Hơn nữa, trình độ ứng dụng CNTT của khách hàng còn thấp Họ thực sự cha hiểu rõ họ cần những ứng dụng phần mềm nào Những ngời hiểu biết và có nhu cầu cao thì lại tìm đến các đối tác

Trang 19

nớc ngoài Bởi thế, các doanh nghiệp sản xuất phần mềm Việt Nam không thể chỉ dừng lại ở thị trờng trong nớc mà phải vơn ra thị trờng nớc ngoài Điều này sẽ tạo cho doanh nghiệp Việt Nam cơ hội học tập, tiếp nhận công nghệ mới.

Chiếm vị trí quan trọng trong một ngành kinh tế mũi nhọn, phần mềm tuy vậy không phải là sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Việt Nam Quy mô hoạt động XKPM nớc ta còn rất nhỏ bé so với các mặt hàng khác Ước tính đến hết năm 2003, kim ngạch XKPM Việt Nam mới đạt khoảng 25 triệu USD trong khi ngay từ năm 1995, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nh dệt may, giày dép, thủy sản… đã bỏ xa con số này (Bảng 1) Đây là một thực trạng đáng thất vọng nếu xét đến tiềm năng thực sự của Việt Nam Hy vọng trong tơng lai không xa, XKPM Việt Nam sẽ khẳng định đợc vị trí “mũi nhọn” của mình.

Bảng 1: Kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng chủ lực của Việt Nam (1995-2002)

Đơn vị: triệu USD

Dệt may 850,0 1746,2 1891,9 1975,4 2752,0Giày dép 296,4 1387,1 1471,7 1587,4 1867,0Thủy sản 621,4 973,6 197,5 1816,4 2023,0Rau quả tơi và chế biến 56,1 106,6 213,1 344,3 201,0

Nguồn : Niên giám thống kê năm 2002 (tramg 376 – 377) -NXB Thống kê

Trang 20

2.Vai trò của hoạt động XKPM trong nền kinh tế quốc dân Việt Nam

2.1 Đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa, chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

CNH là nấc thang tất yếu trong quá trình phát triển của mọi quốc gia Thực chất đây là một quá trình chuyển lao động thủ công thành lao động máy móc trên quy mô toàn bộ nền kinh tế quốc dân Nội dung cơ bản của nó là tạo lập cơ sở vật chất kỹ thuật và thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế ứng với mỗi trình độ của cơ sở vật chất kỹ thuật đã đạt đợc.

Khái niệm CNH đối với nhiều nớc đã thuộc về quá khứ Nhng cũng với nhiều nớc, CNH còn mới bắt đầu hoặc đang đợc tiến hành Việt Nam là một trong những nớc nh vậy, dù ngay từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III (3/60), Đảng ta đã xác định CNH XHCN là nhiệm vụ trung tâm của cả thời kỳ quá độ ở nớc ta.

Vào giai đoạn đầu tiến hành CNH này, chúng ta áp dụng cơ chế quản lý hành chính quan liêu bao cấp và kế hoạch hóa tập trung trong nền kinh tế quốc dân Mọi ngời đều quen và chấp nhận lối sống bình quân, thậm chí có ngời còn coi sự giàu có là xấu xa, tội lỗi Vì thế, khoa học và công nghệ với t cách là công cụ, là phơng tiện hữu hiệu nhất giúp con ngời vơn lên làm giàu đã trở nên không cần thiết Trong nhiều năm liền, vai trò của khoa học công nghệ không đợc nhận thức đầy đủ Nghị quyết 26 của Bộ Chính trị (khóa VI) quy định mức đầu t tối thiểu cho khoa học và công nghệ là 2% nhng việc thực hiện thờng chỉ đợc 1% Những điều kiện cần thiết để tiếp thu khoa học công nghệ cũng không đợc quan tâm một cách thích đáng Chẳng hạn nh mặt bằng dân trí nớc ta, tuy so với nhiều nớc nghèo trên thế giới có cao hơn nhng nhìn chung vẫn cha đủ độ cần thiết để có thể phổ cập rộng rãi tri thức

khoa học và công nghệ “… ở nớc ta có 9% dân số mù chữ, cha phổ cập đợc giáo

Trang 21

mới đạt trên 10%, nền kinh tế quốc dân còn thiếu nhiều lao động và cán bộ có tay nghề và trình độ kỹ thuật nghiệp vụ cao.”9 Và vì thế, việc tiến hành CNH

trong giai đoạn này của chúng ta đã thất bại.

Nhìn nhận đợc nguyên nhân thất bại, tại Đại hội Đảng VIII, Đảng ta đã xác định:

“Khoa học và công nghệ là động lực của CNH, HĐH.” Đến Hội nghị lần thứ 2, Ban chấp hành TW khóa VIII, Đảng ta lại khẳng định lại: “Cùng với giáo dục đào

tạo, khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là động lực phát triển kinh tế - xã hội, là điều kiện cần thiết để giữ vững độc lập dân tộc và xây dựng thành công CNXH CNH, HĐH đất nớc bằng và dựa vào công nghệ.”

Thời đại ngày nay là thời đại của văn minh trí tuệ, của tin học CNTT là yếu tố quan trọng cấu thành công nghệ hiện đại và cũng là huyết mạch của nền kinh tế thị

trờng, của đời sống xã hội Vì thế, việc xác định “khoa học công nghệ là động

lực” cũng có thể đợc hiểu là Đảng ta đã khẳng định vai trò của CNTT nói chung và

CNPM – một bộ phận quan trọng của CNTT nói riêng trong quá trình CNH –

HĐH đất nớc đúng nh Nghị quyết số 07/ 2000 NQ – CP đã thừa nhận: “Phát triển

CNTT, đặc biệt công nghiệp phần mềm là chủ trơng đợc Đảng và nhà nớc ta u tiên quan tâm, là một trong những cách đi tắt đón đầu để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nớc…”

Có vị trí ngang với hoạt động bán hàng trong nớc trong cơ cấu CNpPM nhng hoạt động XKPM do cho phép chúng ta tiếp cận với thị trờng thế giới nên rất gần với

hoạt động chuyển giao công nghệ Vì thế, có thể nói XKPM là một trong những

cách đi tắt đón đầu để thực hiện CNH - HĐH đất nớc.

Trang 22

2.2 Hỗ trợ Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế

Không một quốc gia nào trên thế giới ngày nay, từ nớc giàu nhất cho đến nớc nghèo nhất có thể khớc từ, không tham gia vào quá trình hội nhập kinh tế Việt

Nam cũng vậy Tại Đại hội Đảng IX Đảng CSVN, Đảng ta đã tuyên bố: “Thực

hiện nhất quán đờng lối đối ngoại độc lập, tự chủ, rộng mở, đa phơng hóa, đa dạng hóa các quan hệ kinh tế Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nớc trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển… Phát huy cao độ nội lực, đồng thời tranh thủ nguồn lực bên ngoài và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển nhanh, có hiệu quả và bền vững.”

Vậy XKPM có vai trò nh thế nào trong quá trình hội nhập quốc tế của nớc ta?

Trớc hết, đổi mới khoa học công nghệ đợc xác định là một trong số những nhiệm vụ quan trọng trong quá trình hội nhập Nghị quyết số 07 – NQ/TW ra ngày 27/

11/ 2001 của Bộ Chính Trị ghi rõ: “Chủ động và khẩn trơng chuyển dịch cơ cấu

kinh tế, đổi mới công nghệ và trình độ quản lý để nâng cao khả năng cạnh tranh, phát huy tối đa lợi thế so sánh của nớc ta …Trong quá trình hội nhập, cần tranh thủ những tiến bộ mới của khoa học công nghệ.”

Thứ đến, dù cả một quốc gia, hay chỉ là một doanh nghiệp, khi đã hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu, để tồn tại và phát triển đợc thì điều kiện đầu tiên cần là năng lực cạnh tranh gồm cả năng lực cạnh tranh sản phẩm và năng lực cạnh tranh quốc gia Năng lực cạnh tranh sản phẩm của mỗi doanh nghiệp chịu ảnh hởng của hai nhóm yếu tố: yếu tố ngoài doanh nghiệp và yếu tố do doanh nghiệp chi phối Chỉ xin bàn đến nhóm yếu tố do doanh nghiệp chi phối Nhóm này bao gồm: chiến lợc kinh

doanh, trình độ khoa học công nghệ, sản phẩm, năng suất lao động, chi phí sản

xuất và quản lý, đầu t cho R&D.

Trang 23

Còn về năng lực cạnh tranh quốc gia, cho đến năm 1999, vẫn đợc Diễn đàn kinh tế thế giới WEF dựa trên kết quả điều tra theo mẫu ở từng nớc kết hợp với thăm dò ý kiến của 1500 công ty trên thế giới đánh giá theo 8 nhóm tiêu chí với 155 chỉ tiêu Tám nhóm này gồm: độ mở của nền kinh tế; vai trò và hiệu lực của chính phủ; sự

phát triển của hệ thống tài chính – tiền tệ; trình độ phát triển của công nghệ;

trình độ phát triển của cơ sở hạ tầng; trình độ quản lý của doanh nghiệp; số lợng và chất lợng của lao động; trình độ phát triển của thể chế Theo đánh giá này, năm 1997, Việt Nam đứng thứ 49 trong số 53 nớc đợc xếp hạng Thứ hạng tơng ứng của năm 1998, 1999 là 39/ 53; 48/ 59.

Từ năm 2000, WEF điều chỉnh lại các nhóm chỉ tiêu, gộp thành 3 nhóm lớn là:

sáng tạo kinh tế, khoa học công nghệ, tài chính và quốc tế hóa Trọng số của sáng

tạo kinh tế, khoa học công nghệ tăng từ 1/ 9 lên 1/ 3 Theo cách đánh giá mới này xếp hạng của Việt Nam là 53/ 59 vào năm 2000 và là 62/ 75 vào năm 2001.10

Nh vậy, có thể thấy khi đánh giá năng lực cạnh tranh dù là của quốc gia hay của sản phẩm, dù theo cách mới hay theo cách cũ, yếu tố khoa học công nghệ đều đợc xét tới Điều đó chứng tỏ, việc xác định đổi mới khoa học công nghệ là một nhiệm vụ quan trọng trong tiến trình hội nhập quốc tế không phải là ý muốn chủ quan của Đảng ta mà là một điều tất yếu đợc cả thế giới thừa nhận Mà đã nói đến những tiến bộ mới của khoa học công nghệ, không thể không nói đến CNPM,đến chuyển giao công nghệ Điều đó cũng đồng nghĩa với việc khẳng định vai trò to lớn của hoạt động XKPM trong quá trình chủ động hội nhập quốc tế của nớc ta.

Trang 24

2.3 Góp phần giải quyết bài toán lao động

Là một đòn bẩy thúc đẩy công cuộc đổi mới của nớc ta, CNPM nói chung và XKPM nói riêng đã và đang nhận đợc sự đầu t thích đáng của nhà nớc Sự đầu t này nhằm nâng cao chất lợng vật lực lẫn nhân lực Chỉ thị số 58/ CT/ TW của Bộ Chính

trị đã khẳng định: “Đến năm 2005, ít nhất phải đào tạo thêm đợc 50.000 chuyên

gia về CNTT ở các trình độ khác nhau, đạt chỉ tiêu về số lợng (tính trên 10.000 dân) và chất lợng chuyên gia trong lĩnh vực CNTT ngang với mức bình quân của các nớc trong khu vực.” Trong số 50.000 chuyên gia về CNTT này cần đảm

bảo 25.000 chuyên gia về CNPM Định hớng này có vai trò đáng kể trong việc tìm đầu ra cho lao động Việt Nam Không ai không biết Việt Nam là một nớc có tỷ lệ xóa nạn mù chữ cao, có cơ cấu lao động trẻ, ngời lao động Việt Nam cần cù, chịu khó Song chất lợng lao động Việt Nam vẫn không cao, ngời lao động Việt Nam vẫn không đáp ứng đợc yêu cầu của những công việc trong lĩnh vực công nghệ cao Vì vậy, việc nhà nớc đầu t cho việc phát triển nhân lực trong lĩnh vực CNTT và CNPM là một cú hích nhằm nâng cao chất lợng lao động Việt Nam Việc này, đến lợt nó lại góp phần giải quyết nạn thất nghiệp, giải quyết đầu ra cho lao động Việt Nam bởi chỉ lao động có chất lợng cao, đợc đào tạo đúng hớng mới đáp ứng đợc nhu cầu trên thị trờng lao động hiện nay – nhu cầu về lao động chất xám Bảng 2 chứng minh điều này Trong suốt giai đoạn 1996 – 2002, số ngời làm phần mềm luôn tăng với tốc độ lớn hơn hẳn tốc độ tăng của lực lợng lao động cả nớc Việt Nam.

Trang 25

Bảng 2: Lao động Việt Nam trong lĩnh vực khoa học công nghệ và phần mềm giai đoạn 1996 - 2002.

Trang 26

Bảng 3: Cán cân thanh toán Việt Nam 11 tháng đầu năm giai đoạn 2000 - 2003

Đơn vị: triệu USD11 tháng

Ngoài ra, vai trò tăng thu ngoại tệ của XKPM còn đợc khẳng định ở chỗ do nhu cầu nhập khẩu phần mềm nớc ta còn khá lớn, xuất khẩu phần mềm càng phải đợc đẩy mạnh trớc hết để “nuôi” nhập khẩu và sau đó để tiếp nhận công nghệ mới Điều này đến lợt nó lại làm tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm phần mềm trên thơng trờng quốc tế và cuối cùng lại tăng thu ngoại tệ.

2.5 Nâng cao vị thế Việt Nam trên thị trờng xuất khẩu thế giới

Trang 27

Cũng giống nh đa phần các nớc đang phát triển khác, cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu thiên về nông lâm thủy sản cha sơ chế Đây là những mặt hàng có tỷ suất lợi nhuận thấp bởi theo quy luật giá cánh kéo, giá những mặt hàng này ngày càng có xu hớng giảm Mặt khác, tài nguyên rồi cũng ngày một cạn kiệt Trong thời đại của thông tin ngày nay, không thể xây dựng đợc một nền kinh tế giàu mạnh nếu chỉ dựa vào nông nghiệp Cần phát triển những ngành công nghệ mới nh công nghệ sinh học, điện tử viễn thông, công nghệ thông tin, công nghệ phần mềm… Và không thể chỉ dừng ở thị trờng trong nớc Cần vơn ra thị trờng thế giới, khẳng định mình trớc xu thế hội nhập, trớc sức cuốn của toàn cầu hóa

Trang 28

Chơng II: Thực trạng hoạt động xuất khẩu phần mềm Việt Nam

I.Vài nét về hoạt động sản xuất và xuất khẩu phần mềm của một số nớc tiêu biểu trên thế giới

Nói đến CNpPM và XKPM, ngời ta thờng nghĩ ngay đến Mỹ, nớc có nền sản xuất phần mềm (SXPM), xuất khẩu phần mềm lớn nhất thế giới và ấn Độ, một quốc gia đang phát triển thành công nhất trong lĩnh vực này Tuy nhiên, với mục đích phân tích thực trạng SXPM và XKPM một số nớc trên thế giới để từ đó có một cái nhìn khách quan hơn về hoạt động SXPM và XKPM Việt Nam, xin đợc đi sâu tim hiểu lĩnh vực này của Nhật Bản và ấn Độ - hai nớc cùng thuộc khu vực châu á và cùng có khá nhiều điểm tơng đồng với chúng ta Nhật Bản – một quốc gia đã phát triển và ấn Độ – một quốc gia đang phát triển sẽ là những thớc đo chính xác để đánh giá hoạt động SXPM và XKPM Việt Nam.

1.1. Hoạt động sản xuất phần mềm của Nhật Bản

Từng làm cả thế giới kinh ngạc khi vơn lên thành cờng quốc kinh tế đứng thứ hai thế giới từ một nớc bại trận trong Đại chiến II, Nhật Bản là một quốc gia rất năng động Với tính năng động này, Nhật Bản ngay từ đầu đã bắt đợc với nhịp phát triển của ngành công nghệ thông tin Trong nhiều năm liền, doanh thu từ ngành dịch vụ thông tin nớc này luôn đứng ở vị trí thứ ba, sau ngành công nghiệp chế tạo và tài

chính/ bảo hiểm ở đây, ngành công nghiệp dịch vụ thông tin đợc hiểu là ngành

CNpPM Nhật Bản (sản xuất sản phẩm phần mềm và cung cấp dịch vụ có liên

quan) Do tôn trọng quyền tác giả của “Báo cáo về ngành dịch vụ CNTT Nhật

Trang 29

Bản năm 2003” (Information Technology Services Industry 2003 – Annual

Report), xin đợc giữ nguyên thuật ngữ “ngành công nghiệp dịch vụ CNTT”.

Báo cáo này dựa trên Bản tổng kết về những ngành dịch vụ tiêu biểu của năm

2001 (Report on the selected service industries for 2001) do Bộ kinh tế, thơng mại

và công nghiệp Nhật Bản thực hiện tháng 12/2002 để đa ra đánh giá về quy mô, cơ cấu sản phẩm và nguồn nhân lực trong nội bộ ngành này của Nhật Bản

1.1.1. Quy mô ngành công nghiệp dịch vụ của CNTT Nhật Bản

Doanh thu toàn bộ ngành công nghiệp dịch vụ CNTT Nhật Bản năm 2001 là 13.703,9 tỷ yên, tăng 18,2% so với năm trớc với mức đóng góp vào tổng GDP là 2,7%(trong khi năm trớc mới là 2%) Nh vậy, kể từ năm 1995, doanh thu ngành này liên tục tăng (xem biểu 1)

Sự phát triển của ngành công nghiệp dịch vụ CNTT Nhật Bản là điều không phải bàn cãi Không chỉ doanh thu (số lợng) mà cả tính tập trung (chất lợng) của ngành này cũng ngày càng cao: số công ty giảm nhng doanh số của mỗi công ty và quy mô hoạt động lại tăng Năm 2001, số công ty hoạt động trong ngành này giảm 1,5% so với năm trớc Trong số này, số công ty có ít hơn 30 ngời làm việc chiếm hơn một nửa còn công ty có từ 300 ngời trở lên chỉ chiếm 4,5% Còn số ngời làm việc trong ngành năm 2000 là 565.111 ngời, tăng 1% so với năm trớc trong khi tổng nhân công của Nhật Bản giảm 340.000, tức 0,5% Do đó, tỷ lệ nhân công trong ngành dịch vụ thông tin so với tất cả các ngành là 0,88%, tăng so với năm tr-ớc (0,85%) Nhìn chung trong nhiều năm, số lao động làm việc trong ngành dịch vụ CNTT Nhật Bản đều tăng (xem biểu 2) trong khi số nhân công trung bình của một công ty luôn xấp xỉ 70

Trang 30

Biểu 1: Doanh thu ngành công nghiệp dịch vụ CNTT và GDP Nhật Bản giai đoạn 1992 - 2001

(Số liệu năm 1992 đợc coi là 100)

Chú thích:

: GDP danh nghĩa của Nhật Bản

• : Doanh thu ngành công nghiệp dịch vụ CNTT Nhật Bản : Doanh thu bán máy tính và thiết bị ngoại vi

Nguồn: Báo cáo về những ngành dịch vụ tiêu biểu năm 2001 của Bộ kinh tế, ơng mại và công nghiệp Nhật Bản (tháng 12/2002).

th-1.1.2. Cơ cấu nguồn nhân lực ngành công nghiệp dịch vụ CNTT của Nhật Bản

Trong cơ cấu nguồn nhân lực ngành công nghiệp dịch vụ CNTT Nhật Bản, kỹ s hệ thống chiếm tỷ lệ lớn nhất, tiếp đến là lập trình viên và nhân viên quản lý, kinh doanh Lợng kỹ s hệ thống và lập trình viên tăng đều qua các năm Số lợng kỹ s hệ thống năm 2001 là 224237, tăng 0,7% so với năm trớc Trung bình cứ 3 nam thì t-ơng ứng có 1 nữ làm việc trong ngành này Tuổi nghề trung bình của cả nam và nữ là 33,8.

Trang 31

Biểu 2: Số lao động làm việc trong ngành công nghiệp dịch vụ CNTT và trong toàn nền kinh tế Nhật Bản giai đoạn 1992 – 2001

th-1.1.3. Cơ cấu sản phẩm ngành công nghiệp dịch vụ CNTT của Nhật Bản

Sản phẩm và dịch vụ chính của ngành công nghiệp dịch vụ CNTT Nhật Bản là dịch vụ xử lý thông tin, dịch vụ cơ sở dữ liệu, điều khiển hệ thống, kết quả điều tra khác, phần mềm chuyên dụng, sản phẩm phần mềm Trong đó, doanh số phần mềm phục vụ khách hàng lớn nhất, tiếp đến là dịch vụ xử lý thông tin, sản phẩm phần mềm và dịch vụ điều khiển hệ thống Đáng chú ý là trong những năm gần đây, phần mềm trò chơi chiếm tỷ lệ ngày càng tăng trong cơ cấu sản phẩm phần mềm (xem biểu 3)

Trang 32

BiÓu 3: C¬ cÊu doanh thu ngµnh c«ng nghiÖp dÞch vô CNTT NhËt B¶n giai ®o¹n 1997 – 2001

Nguån: B¸o c¸o vÒ nh÷ng ngµnh dÞch vô tiªu biÓu n¨m 2001 cña Bé kinh tÕ, ¬ng m¹i vµ c«ng nghiÖp NhËt B¶n (th¸ng 12/2002).

Trang 33

th-1.2. Hoạt động xuất khẩu phần mềm của Nhật Bản

Với một nền công nghiệp phát triển thì việc sản phẩm đợc xuất khẩu đi các nớc khác là điều đơng nhiên Sản phẩm phần mềm Nhật Bản xuất đi các nớc chủ yếu d-ới hình thức xuất khẩu phần mềm đóng gói Dới đây xin đợc đi sâu phân tích hoạt động xuất khẩu phần mềm đóng gói của Nhật Bản, mà cụ thể là của các thành viên thuộc ba tổ chức trong lĩnh vực ICT Nhật Bản: Hiệp hội công nghiệp dịch vụ CNTT Nhật Bản (JISA), Hiệp hội công nghiệp dịch vụ CNTT và điện tử Nhật Bản (JEITA) và Hiệp hội phần mềm máy tính cá nhân Nhật Bản (JPSA) Do quy mô hoạt động rộng lớn của ba tổ chức này, số liệu về hoạt động xuất khẩu phần mềm đóng gói của các công ty thành viên có thể cho ta một cái nhìn khá khái quát và chính xác về toàn bộ hoạt động xuất khẩu phần mềm Nhật Bản.

1.2.1. Quy mô xuất khẩu phần mềm của Nhật Bản

Có thể nói kim ngạch xuất khẩu phần mềm của Nhật Bản kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu á khá ổn định Việc kim ngạch năm 2000 giảm chút ít là điều khó tránh khi xét tới tình hình CNTT chung trên thế giới.(Bảng 4)

Tuy quy mô xuất khẩu phần mềm đóng gói Nhật Bản luôn giữ ổn định ở mức khá cao so với thế giới nhng so với nhập khẩu, mức chênh lệch vẫn rất lớn Điều này cho thấy Việt Nam có rất nhiều cơ hội thâm nhập thị trờng Nhật Bản và các thị tr-ờng khác trên thế giới.

Trang 34

Bảng 4: Kim ngạch xuất nhập khẩu phần mềm của Nhật Bản giai đoạn 1994 – 2000

(triệu Yên)

% tăng ởng

th-1.2.2. Cơ cấu xuất khẩu phần mềm của Nhật Bản

Không giống nh Mỹ đi từ nghiên cứu cơ bản đến phát minh, cải tiến rồi ứng dụng, Nhật Bản đi từ ứng dụng, cải tiến rồi mới phát minh Chính vì vậy mà trong cơ cấu phần mềm đóng gói Nhật Bản xuất sang các nớc, phần mềm ứng dụng chiếm tỷ lệ lớn nhất rồi đến phần mềm cơ bản và phần mềm chuyên dụng (Biểu 4)

Phần mềm ứng dụng

Năm 2000, kim ngạch xuất khẩu phần mềm ứng dụng là 5,18 tỷ yên, tuy giảm so với năm trớc 86% nhng vẫn chiếm 57,6% tổng kim ngạch xuất khẩu phần mềm Thị trờng xuất khẩu phần mềm ứng dụng lớn nhất của Nhật Bản là Châu âu (năm 2000 xuất đợc 2 tỷ yên, tơng ứng với thị phần là 38,4%) Vị trí thứ hai là Mỹ với

Trang 35

kim ngạch là 1,98 tỷ yên tơng đơng với 38,1% Châu á chỉ nhập 1,16 tỷ yên phần mềm ứng dụng của Nhật Bản với thị phần là 22,3%.

Phần mềm cơ bản

Năm 2000, kim ngạch xuất khẩu phần mềm cơ bản là 3,45 tỷ yên, tơng đơng với 38,4% Ngợc với phần mềm ứng dụng, nớc nhập khẩu phần mềm cơ bản của Nhật nhiều nhất là Mỹ (năm 2000 Nhật xuất sang Mỹ đợc 1,85 tỷ yên chiếm thị phần 53,7%) Đứng thứ hai là thị trờng Châu Âu với kim ngạch năm 2000 là 0,96 tỷ yên tơng ứng với 27,7% Kim ngạch xuất sang thị trờng Châu á vẫn đứng vị trí thứ ba, đạt 0,5 tỷ yên năm 2000 tơng đơng với 14,5% tổng kim ngạch xuất khẩu phần mềm cơ bản của Nhật.

Phần mềm chuyên dụng

Kim ngạch xuất khẩu phần mềm chuyên dụng thấp nhất (năm 2000 chỉ đạt 0,36 tỷ yên, tuy đã bằng 229% năm trớc nhng chỉ tơng ứng với 4%) Điều đáng chú ý là xuất khẩu phần mềm loại này đang phát triển theo xu hớng khả quan, kim ngạch tăng cả ở thị trờng Mỹ, Châu Âu và Châu á Đặc biệt là Mỹ, trong khi năm 1999 không nhập khẩu phần mềm loại này của Nhật bản thì kim ngạch năm 2000 đã là 0,11 tỷ yên Khu vực nhập khẩu phần mềm này lớn nhất của Nhật Bản không phải là Mỹ, cũng không phải là Châu Âu mà là Châu á (kim ngạch xuất khẩu sang Châu á năm 2000 là 53,5%) Đứng thứ hai là Mỹ và cuối cùng là Châu Âu.

Trang 36

Biểu 4: Cơ cấu xuất khẩu phần mềm của Nhật Bản giai đoạn 1994 -2000

Nguồn: Báo cáo về ngành dịch vụ CNTT Nhật Bản năm 2003

1.2.3. Thị tr ờng xuất khẩu phần mềm của Nhật Bản

Nớc nhập khẩu phần mềm lớn nhất của Nhật là Mỹ, năm 2000 chiếm tới 43,8% tức tơng đơng với 3,93 tỷ yên (tăng 121% so với năm trớc) Đứng thứ hai là Châu Âu với mức 3 tỷ yên (tăng 196%) Châu á đứng thứ ba với kim ngạch 1,84 tỷ yên (chỉ bẳng 44% năm trớc) Các thị trờng còn lại chỉ khoảng 0,2 tỷ yên.

Trang 37

Biểu 5:Thị trờng xuất khẩu phần mềm Nhật Bản giai đoạn 1994–2000

Triệu Yên

Nguồn: Báo cáo về ngành dịch vụ CNTT của Nhật Bản năm 2003

Nhìn chung, hoạt động SXPM và XKPM Nhật Bản hoàn toàn xứng đáng với tầm vóc một cờng quốc đứng thứ hai trong nền kinh tế thế giới Tuy vậy, trong những năm gần đây, việc quy mô ngành này của Nhật Bản chỉ giữ nguyên chứ không mở rộng cho thấy có thể CNpPM Nhật Bản đã đạt đến độ chín Điều này cùng đồng

Trang 38

2. Hoạt động sản xuất và xuất khẩu phần mềm của ấn Độ

2.1Hoạt động sản xuất phần mềm của n Độ

Với kim ngạch xuất khẩu dự kiến năm 2008 là 50 tỷ USD, doanh số bán trong nớc đạt 35 tỷ USD (theo Chủ tịch hiệp hội NASSCOM – National Association of Software & Service Companies), sự thành công của ấn Độ là đích phấn đấu không chỉ của các nớc đang phát triển mà của cả một số nớc đã phát triển nh Đông Âu, Châu Mỹ La Tinh… Thành quả này có đợc do rất nhiều lý do Song có lẽ một trong những lý do quan trọng nhất là định hớng đúng đắn từ phía nhà nớc.

Nhận thức đợc tầm quan trọng của thông tin, của tri thức và công nghệ, ngay từ năm 1985, chính phủ ấn Độ đã giành rất nhiều u đãi cho ngành CNpPM nh bãi bõ các giấy phép liên quan đến CNpPM, cho phép nhập khẩu miễn thuế các sản phẩm phục vụ cho CNpPM, kích cầu thị trờng CNpPM trong nớc Chính vì thế, cả thị tr-ờng nội địa lẫn thế giới đều đợc quan tâm thích đáng

2.1.1 Quy mô ngành CNpPM ấ n Độ

Trong nhiều năm liền doanh số ngành CNpPM tăng đều đặn Sự phát triển này đợc chia làm 4 giai đoạn : 1985 đến 1995, 1996 đến 2000, 2000 đến 2004 và 2005 đến 2007 Giai đoạn 1985 đến 1995 là thời kỳ đầu của công cuộc xây dựng CNpPM thành một ngành kinh tế mũi nhọn Vì thế, doanh thu hàng năm giai đoạn này không đáng kể Từ năm 1996, CNpPM mới bắt đầu bớc vào pha tăng trởng Doanh thu hàng năm giai đoạn 1996 – 2000 luôn ở mức trên một tỷ USD.

Trang 39

chÝnh khÈu( triÖu USD) íc(triÖu USD) (triÖu USD) (ngêi) (USD)ST§ % t¨ng tr-

ëng ST§ % t¨ng trëng ST§ % t¨ng trëng ST§ % t¨ng trëng ST§ % t¨ng trëng

1994 485 146,97 341 149,56 826 148,03 118000 131,11 6998 112,891995 734 151,34 515 151,03 1249 151,21 140000 118,64 8924 127,521996 1085 147,82 681 132,23 1766 141,39 160000 114,29 11306 126,691997 1800 165,90 900 132,16 2700 152,89 180000 112,50 15000 132,67

Trang 40

Bớc sang thế kỷ 21, quy mô ngành CNpPM vẫn tiếp tục tăng, bất chấp tình hình trì trệ của nền công nghiệp CNTT toàn cầu Doanh số hàng năm toàn ngành giai đoạn 2001 – 2004 đạt trên 6 tỷ USD Với đà này, ớc tính con số này giai đoạn 2005 – 2007 sẽ là hơn 14 tỷ USD.11

Việc quy mô ngành CNpPM ấn Độ mở rộng không chỉ thể hiện ở sự gia tăng doanh số mà còn ở quy mô lao động Số lợng nhân công làm việc trong ngành tăng đều qua các năm Do tốc độ tăng doanh số lớn hơn tốc độ tăng nhân công nên năng suất lao động bình quân cũng tăng Điều này cho thấy ngành CNpPM ấn Độ không chỉ phát triển về mặt số lợng mà cả về chất lợng.

Đáng chú ý là cùng với việc quy mô liên tục tăng, tỷ thị trờng nội địa so với xuất khẩu vẫn luôn giữ vững ở mức 70% (trừ giai đoạn 1998 – 1999, tỷ lệ này chỉ là 47% do ảnh hởng của Y2K) Có thể thấy ngành CNpPM ấn Độ phát triển rất cân đối, u tiên xuất khẩu nhng không quá phụ thuộc vào xuất khẩu Đây là một thành công mà không phải quốc gia nào cũng đạt đợc.

2.1.2 Chất l ợng sản phẩm phần mềm của ấ n Độ

Ngay khi bắt tay xây dựng ngành CNpPM, ấn Độ đã ý thức rất rõ rằng để có đợc chỗ đứng trên thị trờng quốc tế, không có gì ngoài cách xây dựng chữ tín bằng chất lợng Với quan điểm này, NASCOM đã giúp đỡ các doanh nghiệp lập hồ sơ tiêu chuẩn chất lợng ISO 9000 để có thể xuất hàng sang các thị trờng khó tính nh Châu Âu Năm 1992, Bộ CNTT đã thành lập 4 trung tâm kiểm định chất lợng phần mềm (STQC) với sự giúp đỡ của Liên minh châu Âu và UNDP Nhờ vậy mà thơng hiệu sản phẩm phần mềm ấn Độ ngày càng chiếm lòng tin của khách hàng trên thế giới.

Ngày đăng: 02/11/2012, 16:28

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: Kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng chủ lực của Việt Nam  (1995-2002) - Thực trạng và triển vọng xuất khẩu phần mềm ở Việt Nam - Đoàn Anh Thư
Bảng 1 Kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng chủ lực của Việt Nam (1995-2002) (Trang 19)
Bảng 2: Lao động Việt Nam trong lĩnh vực khoa học công nghệ và phần  mềm giai đoạn 1996 - 2002. - Thực trạng và triển vọng xuất khẩu phần mềm ở Việt Nam - Đoàn Anh Thư
Bảng 2 Lao động Việt Nam trong lĩnh vực khoa học công nghệ và phần mềm giai đoạn 1996 - 2002 (Trang 25)
Bảng 3: Cán cân thanh toán Việt Nam 11 tháng đầu năm  giai đoạn 2000 - 2003 - Thực trạng và triển vọng xuất khẩu phần mềm ở Việt Nam - Đoàn Anh Thư
Bảng 3 Cán cân thanh toán Việt Nam 11 tháng đầu năm giai đoạn 2000 - 2003 (Trang 26)
Bảng 4: Kim ngạch xuất nhập khẩu phần mềm của Nhật Bản  giai đoạn 1994 – 2000 - Thực trạng và triển vọng xuất khẩu phần mềm ở Việt Nam - Đoàn Anh Thư
Bảng 4 Kim ngạch xuất nhập khẩu phần mềm của Nhật Bản giai đoạn 1994 – 2000 (Trang 34)
Bảng 8: Doanh số và kim ngạch xuất khẩu phần mềm công ty FPT  n¨m 2001 - 2002 - Thực trạng và triển vọng xuất khẩu phần mềm ở Việt Nam - Đoàn Anh Thư
Bảng 8 Doanh số và kim ngạch xuất khẩu phần mềm công ty FPT n¨m 2001 - 2002 (Trang 50)
Bảng 10: Vi phạm bản quyền của Việt Nam so với khu vực Châu á - Thái  Bình Dơng và toàn thế giới - Thực trạng và triển vọng xuất khẩu phần mềm ở Việt Nam - Đoàn Anh Thư
Bảng 10 Vi phạm bản quyền của Việt Nam so với khu vực Châu á - Thái Bình Dơng và toàn thế giới (Trang 70)
1.2. Hình thức xuất khẩu phần mềm trên thế giới - Thực trạng và triển vọng xuất khẩu phần mềm ở Việt Nam - Đoàn Anh Thư
1.2. Hình thức xuất khẩu phần mềm trên thế giới (Trang 78)
Bảng 13: Tiêu chuẩn lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ gia công phần mềm - Thực trạng và triển vọng xuất khẩu phần mềm ở Việt Nam - Đoàn Anh Thư
Bảng 13 Tiêu chuẩn lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ gia công phần mềm (Trang 79)
Bảng 14: Dự báo thị trờng xuất khẩu phần mềm Việt Nam - Thực trạng và triển vọng xuất khẩu phần mềm ở Việt Nam - Đoàn Anh Thư
Bảng 14 Dự báo thị trờng xuất khẩu phần mềm Việt Nam (Trang 81)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w