THỰC TRẠNG SỰ CỐ TRÀN DẦU TẠI VÙNG BIỂN QUẢNG NAM 1

14 831 4
THỰC TRẠNG SỰ CỐ TRÀN DẦU TẠI VÙNG BIỂN QUẢNG NAM 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

THỰC TRẠNG SỰ CỐ TRÀN DẦU TẠI VÙNG BIỂN QUẢNG NAM 1/2007 2.1 GIỚI THIỆU VỀ QUẢNG NAM Quảng Nam là một tỉnh ven biển thuộc vùng phát triển kinh tế trọng điểm miền Trung. Phía Bắc giáp thành phố Đà Nẵng; phía Đông giáp biển Đông với trên 125 km bờ biển; phía Nam giáp tỉnh Quảng Ngãi; phía Tây giáp tỉnh Kon Tum và nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào. Quảng Nam 14 huyện và 2 thị xã, trong đó 08 huyện miền núi là Đông Giang, Tây Giang, Nam Giang, Nam Trà My, Bắc Trà My, Phước Sơn, Hiệp Đức và Tiên Phước. Diện tích tự nhiên 10.406,83 km 2 , dân số 1.438,81 nghìn người (2003), chiếm khoảng 3,1% về diện tích và 1,8% về dân số so với cả nước. 2.1.1 Vị trí địa lý kinh tế Với vị trí địa lý kinh tế thuận lợi, nằm trong vùng phát triển kinh tế trọng điểm miền Trung tạo cho Quảng Nam lợi thế trong việc giao lưu kinh tế và thu hút nhà đầu tư trong và ngoài nước. Quảng Nam ở vào vị trí trung độ của đất nước, thuộc vùng phát triển kinh tế trọng điểm miền Trung, nằm trên trục giao thông Bắc - Nam về đường sắt, đường bộ và đường biển và đường hàng không, đường Hồ Chí Minh, Quốc lộ 14D, 14B, 14E nối đồng bằng ven biển qua các huyện trung du miền núi của tỉnh đến biên giới Việt - Lào và các tỉnh Tây Nguyên; trong tương lai gần sẽ nối với hệ thống đường xuyên Á tạo vị trí thuận lợi cho tỉnh về giao lưu kinh tế với bên ngoài. Quảng Nam nằm giữa thành phố Đà Nẵng (Trung tâm kinh tế lớn của khu vực miền Trung) và khu vực phát triển công nghiệp dịch vụ Chu Lai Dung Quất, đây là một khu vực đang được hình thành và phát triển ở phía Nam. Cảng Kỳ Hà, sân bay Chu Lai, cùng với diện tích mặt bằng đất cát ven biển rộng, gần hệ thống lưới điện quốc gia, nguồn nước ngọt dồi dào, gần trục giao thông đường bộ, đường sắt, tạo thuận lợi cho việc hình thành các khu công nghiệp, dịch vụ du lịch, các đô thị mới. Hình 2.1: Bản đồ tỉnh Quảng Nam 2.1.2 Điều kiện tự nhiên 2.1.2.1 Địa hình Địa hình tỉnh Quảng Nam tương đối phức tạp, thấp dần từ Tây sang Đông, hình thành 3 vùng sinh thái: vùng núi cao, vùng trung du, vùng đồng bằng và ven biển; mặt khác bị chia cắt theo các lưu vực sông Vu Gia, Thu Bồn, Tam Kỳ, . đã tạo nên các tiểu vùng những nét đặc thù. 2.1.2.2 Khí hậu Quảng Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, chỉ 2 mùa là mùa mưa và mùa khô, chịu ảnh hưởng của mùa đông lạnh miền Bắc. Nhiệt độ trung bình năm 20-21 o C, không sự cách biệt lớn giữa các tháng trong năm. Lượng mưa trung bình 2000- 2500mm, nhưng phấn bố không đều theo thời gian và không gian, mưa ở miền núi nhiều hơn đồng bằng, mưa tập trung vào các tháng 9 - 12, chiếm 80% lượng mưa cả năm; mùa mưa trùng với mùa bão, nên các cơn bão đổ vào miền Trung thường gây ra lở đất, lũ quét ở các huyện trung du miền núi và gây ngập lũ ở các vùng ven sông. 2.1.3 Sơ lược về tài nguyên thiên nhiên • Tài nguyên đất tỉnh Quảng Nam: Tổng diện tích đất tự nhiên: 1.040.514ha, Trong đó đất chưa qua sử dụng: 388.958 ha (chiếm 37,38% diện tích tự nhiên) • Tài nguyên nước: Hệ thống sông ngòi tự nhiên khoảng 900km được phân bố khá đều ở các huyện, thị xã. Gồm 2 hệ thống sông chính là Sông Thu Bồn và Sông Tam Kỳ, đổ ra biển Đông theo 2 cửa sông lớn là Cửa Đại (Hội An) và Cửa An Hòa (Núi Thành). Nhiều hồ lớn như hồ Phú Ninh, hồ Khe Tân, hồ Việt An, hồ Thạch Bàn, hồ Phú Lộc, hồ Vĩnh Trinh, hồ Phước Hà, hồ Cao Ngạn . • Tài nguyên biển và ven biển: Bờ biển dài 125km, ven biển nhiều bãi tắm nổi tiếng : Hà My (Điện Bàn), Cửa Đại (Hội An), Bình Minh (Thăng Bình), Tam Thanh (Tam Kỳ), Bãi Rạng (Núi Thành) . Hầu hết các bãi tắm ở Quảng Nam đều bãi cát trắng, mực nước không sâu, độ mặn vừa phải và quanh năm trong xanh. Ngư trường rộng khoảng 40.000 km2. Sản lượng khai thác hải sản: 90.000 tấn / năm. • Tài nguyên rừng Theo số liệu tổng kiểm kê đất đai diện tích rừng tự nhiện tại tỉnh Quảng Nam còn khoảng 388,8 nghìn ha với trữ lượng gỗ khoảng 30 triệu m 3 và 50 triệu cây tre nứa, trong đó rừng giàu khoảng 10 nghìn ha, phân bố chủ yếu ở các đỉnh núi cao, giao thông đi lại khó khăn; diện tích rừng còn lại chủ yếu là rừng nghèo, rừng trung bình và rừng tái sinh trữ lượng gỗ trung bình khoảng 69 m 3 /ha, đường kính nhỏ chưa thể khai thác. Ngoài gỗ (sản lượng khai thác thể đạt trên dưới 80.000 m 3 /năm), còn các loại lâm sản quí như trầm, quế, sâm, trẩu, song mây . • Tài nguyên thuỷ sản Quảng Nam bờ biển dài trên 125 km và thềm lục địa rộng lớn, nguồn hải sản phong phú thuộc vùng biển Nam Trung bộ. Theo số liệu của Viện Quy hoạch thuỷ sản thì vùng biển Nam Trung bộ trữ lượng cá 42 vạn tấn, khả năng đánh bắt hàng năm 20 vạn tấn, trữ lượng mực 7000 tấn, tôm biển 4000 tấn. Trữ lượng hải sản không ranh giới theo tỉnh và di chuyển giữa các tỉnh trong vùng. Quảng Nam điều kiện để phát triển ngành đánh bắt xa bờ. Bên cạnh khai thác tiềm năng phát triển nghề khơi cũng cần chú ý khai thác tiềm năng nuôi trồng thuỷ sản ở các vùng ven sông, ven biển và ở đảo Cù Lao Chàm. • Tài nguyên khoáng sản Nguồn tài nguyên khoáng sản của Quảng Nam là một tiềm năng đang được khai thác, mang lại hiệu quả kinh tế cho tỉnh với nhiều loại đa dạng và phong phú. Trong đó đáng kể là: - Than đá ở Nông Sơn trữ lượng khoảng 10 triệu tấn, đã và đang khai thác với sản lượng năm cao nhất đạt khoảng 5 vạn tấn/năm. Ngoài ra còn mỏ than Ngọc Kinh (trữ lượng khoảng 4 triệu tấn), nhưng đã ngừng khai thác từ năm 1994 vì không khả năng khai thác công nghiệp. - Vàng gốc và sa khoáng ở Bồng Miêu, Du Hiệp, Trà Dương; riêng ở Bồng Miêu đã và đang khai thác với sản lượng khoảng vài trăm kg/năm. - Cát trắng công nghiệp là khoáng sản trữ lượng lớn, phân bố chủ yếu ở khu vực các huỵên Thăng Bình, Núi Thành. - Trên địa bàn Quảng Nam đã thăm dò được 18 mỏ nước khoáng và nước ngọt chất lượng tốt. Ngoài ra các khoáng sản khác như đá granít, đất sét, cát sợi titan, thiếc, cao lanh, mi ca và các loại nguyên liệu cung cấp cho xây dựng, sành sứ, thuỷ tinh, . được phân bố tại nhiều nơi trong tỉnh. 2.1.4 Đặc điểm dân số, dân cư và nguồn nhân lực Dân số vẫn tăng ở mức cao (bình quân khoảng 1,5%/năm), phân bố tập trung ở khu vực đô thị và đồng bằng ven biển. Dân số nông thôn chiếm 85% dân số, . là yếu tố khó khăn cần nhanh chóng các giải pháp khắc phục. Dân số toàn tỉnh năm 1999 là 1372,4 ngàn người (theo kết quả sơ bộ tổng điều tra dân số 1/4/1999) và năm 2001 khoảng 1.419,17 ngàn nười người, tốc độ phát triển dân số trong tỉnh hàng năm là 1,45%. Hiện tại 15% dân cư sống ở khu vực đô thị (các thị xã và thị trấn), 85% dân số sống ở nông thôn. Người Kinh chiếm đa số, 5% số dân là đồng bào các dân tộc ít người. Trong tương lai với mức giảm sinh xấp xỉ 0,05-0,07%/năm và cùng với các biện pháp khác về kế hoạch hoá gia đình và dự báo mức tăng học 0,05%, dự báo mức tăng dân số vào quy mô dân số của tỉnh như sau: Bảng 2.1 : Dự báo dân số tỉnh Quảng Nam Đơn vị 2005 2010 2015 1 Quy mô dân số 2 Tỷ lệ dân số đô thị 3 Nhịp độ tăng 1000ng % % 1.479,1 20-22 1,39 1.579,32 28-30 1,32 1.679,7 35-38 1,24 Nguồn: Quảng Nam (2004) Nguồn nhân lực dồi dào với truyền thống hiếu học, lao động cần cù là nhân tố quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. - Nhân khẩu trong tuổi lao động (15-60) hiện nay khoảng 817,24 nghìn người (56,8% dân số), hiện nay số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân là 702,8 nghìn người, trong đó khu vực công nghiệp chiếm 7,5%, xây dựng 2,4%, nông lâm nghiệp 70,7%, thủy sản 3,9%, khu vực dịch vụ 9,2%. Lao động chưa việc làm hiện nay chiếm khoảng 5,65% so với số lao động cần bố trí việc làm. - Tỉ lệ lao động trình độ cao đẳng, Đại học trở lên chiếm 2%, công nhân kỹ thuật chiếm 1,4%, trung học chuyên nghiệp chiếm 2,4 % so với số lượng lao động trong độ tuổi . Với cấu lao động là 1kỹ tương ứng 0,7 kỹ thuật viên, 1,4 công nhân kỹ thuật, so với tình chung của cả nước và khu vực thì chỉ số trên còn quá thấp, nguyên nhân chủ yếu là lực lượng lao động tập trung trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp và đa phần là lao động thủ công. 2.1.5 Tình hình kinh tế-xã hội 2.1.5.1 Tình hình kinh tế Kinh tế của tỉnh năm 2007 đạt mức tăng trưởng cao nhất trong vòng 11 năm qua (14,38%), tạo khả năng hoàn thành nhiều mức chỉ tiêu chủ yếu của kế hoạch 5 năm 2006 - 2010 ngay trong năm 2008. cấu kinh tế công nghiệp – xây dựng và dịch vụ trong GDP từ 69% năm 2005 lên 74% năm 2007. Giá trị sản xuất công nghiệp tăng trưởng 29%, vượt chỉ tiêu. Giá trị các ngành dịch vụ đạt kế hoạch và tốc độ tăng cao nhất từ trước đến nay 18%. Kim ngạch xuất khẩu vượt 07 triệu USD so với chỉ tiêu và tăng trên 24,5% ngay trong năm đầu khi gia nhập WTO. Riêng ngành nông nghiệp tuy gặp nhiều khó khăn do thiên tai, dịch bệnh nhưng vẫn xấp xỉ đạt kế hoạch (98,3%). Trong năm 2007đã thu hút và cấp phép 12 dự án đầu tư trong và ngoài nước với tổng vốn 260 triệu USD. Kết cấu hạ tầng quan trọng bắt đầu được phát huy: Sân bay Chu Lai tăng chuyến; hàng hóa bốc xếp qua cảng Kỳ Hà trên 650 ngàn tấn. Một số nhà máy sản xuất sản phẩm qui mô lớn như: Ô tô lắp ráp trên 10.000 chiếc; bắt đầu sản xuất gạch men, linh kiện điện tử. Đã phối hợp tích cực với các địa phương liên quan (Tam Kỳ, Núi Thành) thực hiện tốt công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng. Trên địa bàn tỉnh, nhiều công trình hạ tầng và sở sản xuất được đưa vào sử dụng, tạo động lực quan trọng để thúc đẩy phát triển. Đưa vào sử dụng nhà máy thủy điện Khe Diên, các nhà máy thủy điện lớn đảm bảo tiến độ, dự kiến sẽ đưa vào vận hành một số tổ máy trong năm 2008 như thủy điện A Vương, Sông Kôn 2. Trong lĩnh vực dịch vụ, du lịch đã khởi công dự án sân golf. Hoàn thành đưa vào sử dụng khu du lịch Nam Hải với qui mô 5 sao; corpmart Tam Kỳ góp phần thúc đẩy phát triển và thị hiếu tiêu dùng trong nhân dân. Môi trường đầu tư từng bước được chấn chỉnh. Tổng số vốn đầu tư toàn xã hội 5.712 tỷ đồng, chiếm trên 44% GDP, tăng trên 9,5%. Thu nội địa vượt trên 144 tỷ đồng so với dự toán năm và tăng trên 17% so với năm 2006. 2.1.5.2 Tình hình văn hoá – xã hội Các lĩnh vực văn hóa - xã hội năm 2007 những chuyển biến tích cực. Đã xử lý quyết liệt để ngăn chặn dịch cúm gia cầm, dịch lở mồm long móng, dịch lợn tai xanh. Công tác xoá đói giảm nghèo tiếp tục đạt được kết quả nổi bật. Giải quyết việc làm 35.000 lao động, Thực hiện xóa trên 3.600 ngôi nhà tạm thuộc chương trình 134, nâng tổng số qua 3 năm thực hiện xóa 12.200 ngôi nhà tạm, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 26,6% năm 2006 xuống còn 24% năm 2007; giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng từ 23% xuống còn 21,6%. Công tác cải cách hành chính, phân cấp, ủy quyền được đẩy mạnh. Phòng, chống tham nhũng và thực hành tiết kiện được quan tâm chỉ đạo và kiên quyết. Công tác bảo đảm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng chống các loại tội phạm được tăng cường. Quốc phòng và an ninh được giữ vững. Đối ngoại tiếp tục được phát triển. 2.1.6 Thông tin bản về địa điểm nghiên cứu. Đảo Cù Lao Chàm: Nằm cách bãi biển Cửa Đại (Hội An) 18 km về phía biển đông, Cù Lao Chàm là quần đảo gồm 8 đảo nhỏ nối sát nhau: hòn Lao, hòn Khô Mẹ, hòn Khô Con, hòn Tai, hòn Dài, hòn Mồ, hòn Lá, hòn Ông. Ở Cù Lao Chàm những làng chài, bãi tắm đẹp. Dưới biển nhiều ghềnh đá, nhiều dãy san hô với hàng trăm nghìn loài cá, loài hải sản miền nhiệt đới, trong đó các món hải sản địa phương rất nổi tiếng như cua đá, vú xao, vú nàng . Trên đảo, hệ động thực vật khá phong phú, đặc biệt loài chim Yến quý hiếm cư ngụ cùng nhiều loài động vật hoang dã. Dân cư Cù Lao Chàm chủ yếu tập trung tại 4 thôn là: bãi Hương, bãi Làng, thôn Cấm, thôn Bãi Ông. Cù Lao Chàm còn là địa danh được nhắc đến khá nhiều qua văn sử, từng là thương cảng số một - cửa ngõ thông thương của vương quốc Champa với thế giới bên ngoài. Cửa đại và sông Thu Bồn Bắt nguồn từ đỉnh núi Ngọc Linh cao 2598 mét, ban đầu Thu Bồn chỉ là dòng sông nhỏ chảy qua các ghềnh đá vùng núi phía tây nam của tỉnh Quảng Nam. Nhờ thêm lưu lượng nước từ sông Tiên, sông Tranh trên địa hạt Trà My và Tiên Phước, sông Thu Bồn trở thành dòng lớn chảy qua vùng Quế Sơn, Đại Lộc, Duy Xuyên. Sông Thu Bồn tại vùng Điện Bàn và chia hai hướng: hướng bắc vẫn là hướng chính với tên Thu Bồn (có nơi còn gọi là sông Chợ Củi), hướng nam nhánh nhỏ hơn là sông Bà Rén. Gần đến biển, Thu Bồn và Bà Rén gặp lại nhau chảy qua phố cổ Hội An rồi đổ ra biển Cửa Đại. Các hoạt động kinh tế được coi là nhạy cảm nhất với tác động của sự cố tràn dầu tại khu vực Cù Lao Chàm, Cửa Đại là hoạt động du lịch và hoạt động đánh bắt, nuôi trồng thuỷ, hải sản. Nghề đánh bắt hải sản khu vực Cửa Đại, Cù Lao Chàm thể chia làm những loại hình hoạt động như sau: • Đánh bắt cá xa bờ: đây là những hộ ngư nghiệp tàu thuyền lớn, thuê thêm nhân công đánh bắt cá ngoài đại dương theo những chuyến đi dài ngày. • Đánh bắt gần bờ gồm hai nhóm nhỏ: Thứ nhất là nhóm hộ ngư nghiệp thuyền đánh bắt cá, tôm, mực trong vùng biển gần bờ, cách bờ vài km tới trên dưới 10 km; thứ 2 là nhóm đánh bắt hải sản sát bờ. Đây là nhóm những ngư dân chuyên dùng lưới đánh bắt cá, hải sản dọc bờ cát. Thu nhập của nhóm này nhỏ lẻ, không đáng kể. Nhiều người đánh bắt gần bờ chủ yếu bắt hải sản tầng đáy (ngao, sò, vẹm…) bằng các dụng cụ cầm tay. • Nhóm nuôi trồng hải sản: Đặc thù của việc nuôi trồng hải sản ở Cửa Đại là các hộ chủ yếu nuôi trồng trong khu vực sông Thu Bồn. Hầu như không hộ nuôi trồng hải sản trên bờ biển hoặc quanh Cù Lao Chàm. Một số hộ nuôi cá nước ngọt trên bờ (Số này hoàn toàn không chịu tác động ô nhiễm tràn dầu). Như vậy, thể kết luận rằng đối tượng ngư dân chịu tác động chủ yếu từ ô nhiễm môi trường do sự cố tràn dầu tại khu vực Cù Lao Chàm, Cửa Đại là những người đánh bắt ven bờ. Hoạt động du lịch Hoạt động du lịch chịu tác động lớn của sự cố tràn dầu. Thiệt hại đối với hoạt động này chủ yếu do tổn thất trong thu nhập của các khách sạn, nhà nghỉ và các hoạt động dịch vụ phục vụ du lịch. Theo nhiều nguồn tin, sự cố tràn dầu thang 1/2007 đã khiến nhiều tour du lịch bị hoãn, gây ảnh hưởng lớn đến ngành du lịch của tỉnh Quảng Nam nhưng chưa thông tin nào tổng hợp mức độ thiệt hại này. 2.2 SỰ CỐ TRÀN DẦU THÁNG 1 NĂM 2007 TẠI BIỂN QUẢNG NAM 2.2.1 Diễn biến Sự cố tràn dầu tháng 1 năm 2007 được đánh giá quy mô tác động rất lớn đối với các tỉnh ven biển nước ta. Sự cố ô nhiễm dầu đã được phát hiện đầu tiên vào 28 tháng 01 năm 2007 tại Quảng Nam, sau đó ảnh hưởng đến 20 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Diễn biến ảnh hưởng của dầu ô nhiễm thể chia thành 4 đợt theo thời gian phát hiện như sau: - Đợt 1: Từ ngày 28 tháng 01 đến ngày 07 tháng 02, ảnh hưởng đến 06 tỉnh miền Trung: Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi; - Đợt 2: Từ ngày 01 tháng 3 đến 31 tháng 3 năm 2007, ảnh hưởng đến 12 tỉnh miền Trung và miền Nam: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Thừa Thiên Huế, Bình Định, Phú Yên, Bà Rịa – Vũng Tàu, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau; - Đợt 3: Từ ngày 11 tháng 4 đến ngày 19 tháng 4 năm 2007, ảnh hưởng đến 4 tỉnh miền Bắc và miền Trung: Hải Phòng, Phú Yên, Khánh Hoà và Ninh Thuận; - Đợt 4: Ngày 20 tháng 5 năm 2007 tiếp tục ảnh hưởng đến tỉnh Tiền Giang (lần 3) và ngày 4 tháng 5 năm 2007 dầu xuất hiện trở lại tại tỉnh Cà Mau. Cùng thời điểm tháng 01 năm 2007, chính xác là đêm 30 tháng 01, chiếc xà lan Marco Polo 168 chở gỗ từ Nha Trang đi Trung Quốc, được kéo bởi tàu TB. Terusdaya 21 của Indonesia, đã mắc nạn tại khu vực Cù Lao Chàm, Hội An (Quảng Nam) do va đập vào đá và nghiêng khoảng 30 0 . Hơn 3.000 tấn dăm gỗ và dầu trên xà lan đã tràn ra biển. Tới sáng 31 tháng 01, dầu đã loang khắp bờ biển Quảng Nam, kéo dài hơn 10 cây số, nơi tọa lạc các khách sạn và khu du lịch của tỉnh. Đến sáng ngày 01 tháng 02, xà lan Marco Polo 168 vẫn đang trong tình trạng “treo” trên ghềnh đá. Chiếc xà lan này đang bị thủng và nghiêng khoảng 30 0 , dăm gỗ và dầu từ sà lan tràn ra, loang khắp mặt ảnh biển trong khu vực. Đặc biệt là nguy gây hại cho các rạn san hô tại khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm. Những tảng dầu nặng, vón cục đã dạt vào bờ, trải dài trên cát, sát mép nước dọc bờ biển từ Hội An đến Điện Dương gần 10km. Tuy nhiên sau 5 ngày thu gom váng dầu trên biển, đến sáng ngày 4 tháng 2 năm 2007, theo người dân khu vực phường Cửa Đại, Cẩm An, thị xã Hội An (Quảng Nam) thì lượng dầu tràn vào bờ còn rất ít, chỉ những hạt li ti. Sự cố tràn dầu đầu tháng 01 trải khắp các biển miền Trung cộng với việc chiếc xà lan Marco Polo mắc nạn đã tác động lớn đến khu vực ven biển Quảng Nam. Quảng Nam, do đó, là tỉnh chịu tác động lớn nhất từ sự cố tràn dầu. Điều này cũng đúng theo kết quả điều tra của Uỷ ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn trong đợt 1 của sự cố tràn dầu đầu năm 2007, được thể hiện ở bảng sau: [...]...Bảng 2.2 : Số lượng dầu thu gom và chi phí ứng phó tại các địa phương thuộc đợt 1 TT Tỉnh, thành phố Dầu đã thu gom (tấn) 1 2 3 4 5 6 7 Hà Tĩnh Quảng Bình Quảng Trị Thừa Thiên Huế Đà Nẵng Quảng Nam Quảng Ngãi Tồng cộng 294 68,5 22,97 326,72 50 978 12 7 1. 867 ,19 Chi phí ứng phó, thu gom, vận chuyển, xử lý (triệu đồng) 899,92 942,00 76, 51 506,04 51, 50 1. 0 21, 265 36,00 3.4 81, 735 Nguồn: Uỷ ban Quốc... chính xác nguyên nhân của sự cố tràn dầu xảy ra vào đầu năm 2007 Uỷ ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu Nạn mới chỉ đưa nhận định ban đầu về nguyên nhân gây ra sự cố dựa trên sở tổng hợp các kết quả phân mẫu, ảnh viễn thám, mô hình lan truyền dầu ô nhiễm và các điều kiện khí hậu, thuỷ văn trong khu vực tại thời điểm phát hiện sự cố tràn dầu trong các tỉnh miền Trung như sau: - Sự cố tràn dầu thô từ các hoạt động... vận chuyển dầu khí hoặc các hoạt động xúc rửa đổ xuống biển dầu thô cặn từ các tàu chứa, vận chuyển ở khu vực Biển Đông, đặc biệt là vùng biển phía Đông, Đông Nam đảo Hải Nam, Trung Quốc - Sự cố dò, tràn dầu thô từ giếng dầu đã ngừng khai thác và đã đóng miệng giếng Do điều kiện bất thường về địa chất, giếng dầu đã bị ảnh hưởng của chấn động làm tăng áp suất trong giếng gây hiện tượng rò rỉ dầu ra bên... cỏ biển bị giảm khoảng 50% diện tích, san hô độ phủ giảm 50 – 95% 2.2.4 Các tác động môi trường do sự cố tràn dầu gây ra 2.2.4 .1 Tác động của dầu đến môi trường sống Theo Viện Sinh thái và Môi trường biển Hải Phòng, kết quả phân tích các tiêu chí môi trường trong nước và trầm tích của các HST đều chỉ ra rằng, sau sự cố tràn dầu môi trường sinh thái bị suy giảm nghiêm trọng - Nhiệt độ nước biển: Tại. .. nhiễm dầu (2,5 .10 2tb/ml) trong đợt khảo sát này 2.2.4.2 Tác động của dầu tràn làm biến đổi cấu trúc - Biến đổi thành phần loài: Số loài trong từng nhóm sinh vật tại một địa điểm sau khi sự cố tràn dầu thể hiện rõ nhất ở nhóm động vật đáy Sau sự cố tràn dầu năm 2007, quần xã động vật đáy đã suy giảm về số loài, mật độ, khối lượng và chỉ số đa dạng sinh học - Số loài trung bình trong và ngoài HST cỏ biển. .. và Môi trường biển Hải Phòng, phạm vi chịu tác động của kéo dài dọc bờ biển gần 10 0km (từ Cửa Đại đến An Hoà) cùng với chiều rộng của sự ảnh hưởng vào sâu trong cửa sông 3km và ra ngoài biển tận đảo Cù Lao Chàm (toạ độ địa lý 15 057’’N và 10 80 31 ’) cách bờ biển khoảng 15 hải lý Các biểu hiện của phạm vi ảnh hưởng gồm các dấu vết của dầu còn đọng trên bãi cát, vách đá, đồng hành cùng với sự gia tăng của... độ nước biển tầng mặt trong thời điểm khảo sát nằm trong khoảng từ 25,5 – 270C, trung bình là 26,40C, dừng ở mức độ bình thường - Hàm lượng dầu trong nước tại khu vực Cửa Đại dao động khá lớn từ 0,3mg/l đến 1, 56 mg/l Càng vào sâu trong lục địa, hàm lượng dầu trong nước càng cao gấp từ 3 – 15 lấn giới hạn cho phép và giới hạn phông nền đã nghiên cứu trước sự cố tràn dầu Tại Cù Lao Chàm, nồng độ dầu trung... trước khi dầu tràn Hàm lượng Zn dao động trong môi trường nước biển ven bờ của khu vực Cửa Đại từ 8,3 đến 27,62µg/l Trong khi đó khu vực Cẩm Thanh phát hiện được là 72,87 (TCVN 10 µg/l) - Vi sinh vật: số lượng tế bào phân huỷ hydrocacbon dao động mạnh từ 2,5 .10 2tb/ml đến 8 .10 4tb/ml HST cửa sông (8 .10 4tb/ml) và cỏ biển (2,9 .10 4tb/ml) bị ô nhiễm dầu cao, bãi cát Hoà An dấu hiệu bị ô nhiễm dầu (3,2 .10 3tb/ml)... của hàm lượng dầu trong nước biển tại khu vực này Qua hình ảnh chụp ngoài hiện trường và sự mô tả của các quan, dân địa phương thì sự cố tràn dầu đã kết tủa thành các cục nhỏ, to khác nhau và phủ kín bề mặt các bãi biển, bám đen các vách đá Do chính quyền địa phương đã nhanh chóng huy động các lực lượng thu gom dầu, nên chỉ sau vài ngày bãi biển bản được dọn sạch Tuy vậy, các loại dầu chứa... mặt cắt của các tác giả Võ Sỹ Tuấn và cộng sự (2004); Nguyễn Văn Quân và cộng sự (2005) cho thấy tỷ lệ suy giảm về thành phần loài này ở Bãi Bắc doa động từ 28, 57 – 34, 21% và Bãi Hương là 18 , 51 – 22, 35% - Số lượng: Mật độ động vật đáy sau khi tràn dầu biến động từ 52 – 13 6 con/m 2, bằng 38% mật độ trung bình trước khi tràn dầu Xu hướng chung cho thấy sự giảm sút về mật độ của quần xã cá trên các . THỰC TRẠNG SỰ CỐ TRÀN DẦU TẠI VÙNG BIỂN QUẢNG NAM 1/ 2007 2 .1 GIỚI THIỆU VỀ QUẢNG NAM Quảng Nam là một tỉnh ven biển thuộc vùng phát triển. tổng hợp mức độ thiệt hại này. 2.2 SỰ CỐ TRÀN DẦU THÁNG 1 NĂM 2007 TẠI BIỂN QUẢNG NAM 2.2 .1 Diễn biến Sự cố tràn dầu tháng 1 năm 2007 được đánh giá có quy

Ngày đăng: 18/10/2013, 02:20

Hình ảnh liên quan

Hình 2.1: Bản đồ tỉnh Quảng Nam - THỰC TRẠNG SỰ CỐ TRÀN DẦU TẠI VÙNG BIỂN QUẢNG NAM 1

Hình 2.1.

Bản đồ tỉnh Quảng Nam Xem tại trang 2 của tài liệu.
Bảng 2.1: Dự báo dân số tỉnh Quảng Nam - THỰC TRẠNG SỰ CỐ TRÀN DẦU TẠI VÙNG BIỂN QUẢNG NAM 1

Bảng 2.1.

Dự báo dân số tỉnh Quảng Nam Xem tại trang 5 của tài liệu.
Bảng 2. 2: Số lượng dầu thu gom và chi phí ứng phó  tại các địa phương thuộc đợt 1 - THỰC TRẠNG SỰ CỐ TRÀN DẦU TẠI VÙNG BIỂN QUẢNG NAM 1

Bảng 2..

2: Số lượng dầu thu gom và chi phí ứng phó tại các địa phương thuộc đợt 1 Xem tại trang 11 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan