1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoạt động đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào miền Bắc Việt Nam thực trang và triển vọng.doc

94 909 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 94
Dung lượng 616 KB

Nội dung

Hoạt động đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào miền Bắc Việt Nam thực trang và triển vọng

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU:1.Lý do lựa chọn đề tài:

Trong giai đoạn hiện nay với xu thế toàn cầu hóa, khu vực hóa, đầu tư trựctiếp nước ngoài đóng vai trò rất quan trọng trong việc phát triển đất nước góp phầnđẩy nhanh quá trình hội nhập của các nước vào nền kinh tế thế giới Nhận thức rõđiều này, liên tục trong những năm vừa qua, Chính phủ Việt Nam với mục tiêu đưaViệt Nam sớm trở thành nước công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã thực hiện nhiềuchính sách, biện pháp nhằm đẩy mạnh thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nướcngoài vào Việt Nam Trong những năm gần đây, Việt Nam cùng với các nướcASEAN đang là điểm đến đầy hấp dẫn của các nhà đầu tư nước ngoài

Nhật Bản là trong những nước phát triển nhất ở châu Á, là cường quốc kinhtế lớn thứ hai thế giới sau Mỹ Mặc dù là một nước nghèo tài nguyên thiên nhiên,thiếu nguyên liệu cho sản xuất nhưng bù lại Nhật Bản lại có công nghệ hiện đại vàtrình độ quản lý tiên tiến Chính vì thế họ có xu hướng đầu tư ra bên ngoài, đặc biệtlà các nước đang phát triển ở châu Á, để khai thác các nguồn lực sẵn có của nhữngnước này Với nền tảng vững chắc là quan hệ hữu nghị hợp tác suốt hơn 30 nămtrên tinh thần “đối tác tin cậy, ổn định lâu dài”, trong nhiều năm qua, Nhật Bản làđối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nướcngoài của Nhật Bản luôn nằm trong nhóm 5 nước đứng đầu, các dự án đầu tư củaNhật Bản được đánh giá là thành công nhất về phương diện vốn đầu tư thực hiện vàhiệu quả triển khai

Khu vực phía Bắc Việt Nam với thủ đô Hà Nội là trung tâm văn hóa, chínhtrị , kinh tế của cả nước, với vùng đồng bằng sông Hồng là vùng trọng điểm kinh tế

Trang 2

đặc biệt là từ các nhà đầu tư Nhật Bản Trong những năm qua, Nhật Bản đã đầu tưmột lượng vốn một lượng vốn đầu tư đáng kể góp phần vào sự nghiệp phát triểnkinh tế xã hội của khu vực này Tuy nhiên, quy mô đầu tư vẫn chưa thực sự tươngxứng với tiềm lực kinh tế của Nhật Bản và miền Bắc Việt Nam và xuất hiện nhiềukhó khăn đối với các doanh nghiệp Nhật Bản khi đầu tư trực tiếp vào khu vực này

Vì vây, nghiên cứu hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài của các doanhnghiệp Nhật Bản tại khu vực phía Bắc Việt Nam nhằm phân tích thực trạng đầu tưcũng như triển vọng của nguồn vốn đầu tư để rút ra một số giải pháp cho việc tăngcường thu hút đầu tư vào miền Bắc Việt Nam là rất cần thiết Vì vậy, em đã lựachọn “Hoạt động đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào miền Bắc Việt Nam: thực trangvà triển vọng” là đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình.

Thứ ba, triển vọng của hoạt động đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào khu vựcphía Bắc Việt Nam và đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút FDI NhậtBản vào khu vực này trong thời gian tới.

3 Kết cấu của khóa luận:

Ngoài lời mở đầu, kết luận, phần phụ lục, nội dung của khóa luận bao gồm 3chương sau:

Trang 3

Chương I: Lý luận chung về đầu tư trực tiếp

Chương II: Thực trạng hoạt động đầu tư trực tiếp của các doanh nghiệp Nhật Bảntại khu vực phía Bắc Việt Nam

Chương III: triển vọng và giải pháp tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoàicủa Nhật Bản vào khu vực phía Bắc Việt Nam.

Do hạn chế về thời gian, tài liệu cũng như lượng kiến thức còn hạn chế nênkhóa luận chắc chắn vẫn còn nhiều thiếu sót nhất định, Kính mong nhận được sựgóp ý, nhận xét của thầy cô và độc giả để khóa luận được hoàn chỉnh thêm.

Em xin chân thành cảm ơn cô giáo – ThS Trần Thị Ngọc Quyên đã tận tìnhgiúp đỡ em trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành khóa luận này.

Trang 4

Chương I: Lý luận chung về đầu tư trực tiếp:1.1 Cơ sở lý luận về FDI:

1.1.1 Khái niệm FDI:

Đầu tư trực tiếp nước ngoài là một khái niệm quen thuộc đối với tất cả cácquốc gia trên thế giới Tuy nhiên, do hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vậnđộng đa dạng, phong phú nên vẫn chưa có một khái niệm thống nhất về đầu tư trựctiếp nước ngoài giữa các tổ chức, các quốc gia trên thế giới.

Bởi vậy, nhiều tổ chức kinh tế quốc tế đã đưa ra khái niệm đầu tư trực tiếpnước ngoài nhằm mục đích giúp cho các quốc gia hoạch định chính sách kinh tế vĩmô về FDI, sử dụng trong công tác thống kế quốc tế.

Quỹ tiền tệ thế giới (IMF) đưa ra khái niệm về FDI Theo đó thì “FDI là hoạtđộng đầu tư được thực hiện nhằm đạt được những lợi ích lâu dài trong một doanhnghiệp hoạt động trên lãnh thổ của một nền kinh tế khác nền kinh tế nước chủ đầutư, mục đích của chủ đầu tư là giành quyền quản lý thực sự doanh nghiệp”.(BPM5,fifth edition) Theo khái niệm này, có thể thấy FDI gắn liền với hai yếu tố: lợi íchlâu dài và quyền quản lý thực sự doanh nghiệp Lợi ích lâu dài chính là mối quantâm lâu dài của nhà đầu tư khi tiến hành đầu tư trực tiếp nước ngoài trên lãnh thổcủa một nền kinh tế khác Để đạt được mục tiêu này đòi hỏi phải có mối quan hệlâu dài giữa nhà đầu tư trực tiếp và doanh nghiệp nhận đầu tư trực tiếp, đồng thờicó một mức độ ảnh hưởng đáng kể đối với việc quản lý doanh nghiệp này Quyềnquản lý thực sự doanh nghiệp chính là quyền kiểm soát doanh nghiệp Cùng vớiquyền kiểm soát doanh nghiệp, các nhà đầu tư có thể tham gia vào các quyết định

Trang 5

quan trọng ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp như thông quachiến lược hoạt động của công ty, thông qua, phê chuẩn kế hoạch hành động dongười quản lý hàng ngày của doanh nghiệp lập ra, quyết định việc phân chia lợinhuận doanh nghiệp, quyết định phần vốn góp giữa các bên.

Theo khái niệm do tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế OECD đưa ra thì:“FDI là hoạt động đầu tư được thực hiện nhằm thiết lập các mối quan hệ kinh tếlâu dài với một doanh nghiệp, đặc biệt là những khoản đầu tư mang lại khả năngtạo ảnh hưởng đối với việc quản lý doanh nghiệp nói trên bằng cách: thành lậphoặc mở rộng một doanh nghiệp hoặc một chi nhánh thuộc toàn quyền quản lý củachủ đầu tư, mua lại toàn bộ doanh nghiệp đã có, tham gia vào một doanh nghiệpmới, cấp tín dụng dài hạn (trên 5 năm), nắm quyền kiểm soát ( nắm từ 10% cổphiếu thường hoặc quyền biểu quyết trở lên)” Khái niệm của OECD về cơ bảncũng giống như khái niệm của IMF, cũng nhấn mạnh đến hai yếu tố cấu thành nênđặc trưng của FDI là mối quan hệ lâu dài và tạo ảnh hưởng đối với việc quản lýdoanh nghiệp Tuy nhiên, khái niệm này chỉ ra cụ thể hơn các cách thức để nhà đầutư tạo ảnh hưởng đối với hoạt động quản lý doanh, đó là hoặc “ thành lập hoặc mởrộng một doanh nghiệp hoặc một chi nhánh thuộc toàn quyền quản lý của chủ đầutư” hoặc “mua lại toàn bộ doanh nghiệp đã có” hoặc “tham gia vào một doanhnghiệp mới” Về quyền kiểm soát doanh nghiệp FDI, OECD quy định rõ là từ 10%cổ phiếu thường hoặc quyền biểu quyết trở lên.

Luật Đầu tư năm 2005 được Quốc hội khóa XI nước Cộng hòa xã hội chủnghĩa Việt Nam đã thông qua có các khái niệm về “đầu tư”, “đầu tư trực tiếp”,“đầu tư nước ngoài” tại điều 3 nhưng không trực tiếp đưa ra khái niệm “đầu tư trựctiếp nước ngoài” Tuy nhiên, thông qua các khái niệm đó, có thể gộp lại và hiểurằng: Đầu tư trực tiếp nước ngoài là hình thức đầu tư do nhà đầu tư nước ngoài bỏvốn đầu tư và tham gia quản lý hoạt động đầu tư ở Việt Nam hoặc nhà đầu tư ViệtNam bỏ vốn đầu tư và tham gia quản lý hoạt động đầu tư ở nước ngoài theo quy

Trang 6

định của luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan Như vậy, quamột số khái niệm về FDI, ta có thể kết luận đầu tư trực tiếp nước ngoài là mộtkhoản đầu tư đòi hỏi một mối quan tâm lâu dài và phản ánh lợi ích dài hạn vàquyền kiểm soát của một chủ thể cư trú ở một nền kinh tế (được gọi là chủ đầu tưtrực tiếp nước ngoài hoặc doanh nghiệp mẹ) trong một doanh nghiệp cư trú ở mộtnền kinh tế khác nền kinh tế của chủ đầu tư nước ngoài (được gọi là doanh nghiệpFDI hay doanh nghiệp FDI hay doanh nghiệp chi nhánh hay chi nhánh nướcngoài) FDI chỉ ra rằng chủ đầu tư phải có một mức độ ảnh hưởng đáng kể đối vớiviệc quản lý doanh nghiệp cư trú ở một nền kinh tế khác Tiếng nói hiệu quả trongquản lý phải đi kèm với một mức sở hữu cổ phần nhất định thì mới được cơi làFDI.

1.1.2 Đặc điểm của FDI:

1.1.2.1FDI chủ yếu là đầu tư tư nhân với mục đích hàng đầu là tìm kiếm lợinhuận ở nước tiếp nhận đầu tư

Theo quan điểm về FDI của IMF, OECD và Việt Nam thì cho thấy FDI làđầu tư tư nhân vì vậy nó có mục đích ưu tiên hàng đầu là tìm kiếm lợi nhuận Các tổchức, cá nhân nước ngoài đầu tư trực tiếp vào một tổ chức trên lãnh thổ của mộtnền kinh tế khác luôn muốn tối đa hóa lợi ích, muốn tối đa hóa lợi nhuận Vì thế,các nước nhận đầu tư, nhất là các nước đang phát triển cần lưu ý điều này khi tiếnhành thu hút FDI, phải xây dựng cho mình một hành lang pháp lý đủ mạnh và cácchính sách thu hút FDI hợp lý để hướng FDI vào phục vụ cho các mục tiêu pháttriển kinh tế, xã hội của nước mình, tránh tình trạng FDI chỉ phục vụ cho mục đíchtìm kiếm lợi nhuận của các chủ đầu tư.

1.1.2.2 Các chủ đầu tư nước ngoài phải đóng góp một tỷ lệ vốn tối thiểu trongvốn pháp định hoặc vốn điều lệ tùy theo quy định của luật pháp từngnước để giành quyền kiểm soát hoặc tham gia kiểm soát doanh nghiệpnhận đầu tư.

Trang 7

Đây là đặc điểm quan trọng để phân biệt FDI với các hình thức khác Quyềnkiểm soát ở đây là quyền tham gia vào các quyết định quan trọng ảnh hưởng lớnđến sự phát triển, sống còn của doanh nghiệp Các nhà đầu tư phải đóng góp một tỷlệ vốn nhất định thì mới có tiếng nói hiệu quả trong quản lý doanh nghiệp nhận đầutư Tỷ lệ đóng góp của các bên trong vốn điều lệ hoặc vốn pháp định sẽ quy địnhquyền và nghĩa vụ của mỗi bên, đồng thời kéo theo đó là các quyền lợi, sự phânchia lợi nhuận, rủi ro cũng theo tỷ lệ này Tỷ lệ vốn tùy theo quy định của luật pháptừng nước Luật Mỹ quy định tỷ lệ này là 10%, Pháp và Anh là 20% Trước đây,trong điều 8 Luật đầu tư nước ngoài 1996 có quy định tỷ lệ này là 30%, trừ nhữngtrường hợp do Chính phủ quy định thì nhà đầu tư nước ngoài có thể góp vốn với tỷlệ thấp hơn nhưng không dưới 20% (điều 14 mục 2 Nghị định 24/2000 NĐ-CP), tuynhiên, theo Luật đầu tư 2005 thì không quy định vốn tối thiểu của chủ đầu tư nướcngoài nữa

1.1.2.3 FDI thường kèm theo chuyển giao công nghệ cho các nước tiếp nhậnđầu tư.Thông qua hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài, nước chủ nhà có thể tiếp

nhận công nghệ, kỹ thuật tiên tiến, học hỏi kinh nghiệm quản lý…

1.1.2.4Chủ đầu tư tự quyết định đầu tư, quyết định sản xuất kinh doanh và tựchịu trách nhiệm về lỗ lãi

Nhà đầu tư nước ngoài được quyền tự lựa chọn lĩnh vực đầu tư, hình thứcđầu tư, thị trường đầu tư, quy mô đầu tư cũng như công nghệ cho mình, do đó sẽ tựđưa ra những quyết định có lợi nhất cho họ Vì thế, hình thức này mang tính khả thivà hiệu quả kinh tế cao, không có những ràng buộc về chính trị, không để lại gánhnặng nợ nần cho nền kinh tế nước nhận đầu tư

1.1.3 Hình thức của FDI:

1.1.3.1Theo hình thức thâm nhập

Trang 8

Theo hình thức thâm nhập, FDI được thực hiện dưới hai hình thức chủ yếulà: đầu tư mới(Greenfield Investment - GI) và Mua lại và sát nhập qua biêngiới(Cross-border Merger and Acquisition – M&A)

Đầu tư mới (Greenfield Investment): là hoạt động đầu tư trực tiếp vào các cơ

sở sản xuất kinh doanh hoàn toàn mới ở nước ngoài, hoặc mở rộng một cơ sở sảnxuất kinh doanh đã tồn tại Hình thức này được các nước tiếp nhận đầu tư ưuchuộng hơn bởi hình thức đầu tư này tạo ra năng lực cạnh tranh mới, tạo ra nhà máysản xuất mới, tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động ở trong nước, vàchuyển giao công nghệ Bên cạnh đó hình thức GI còn có ưu điểm là không tạo rahiệu ứng cạnh tranh gây ra tình trạng độc quyền trong ngắn hạn đe dọa đến cácthành phần kinh tế nước nhận đầu tư, nhất là nước đang và kém phát triển Tuynhiên, hình thức này cũng có điểm hạn chế là trong thời gian dài, đầu tư theo hìnhthức này sẽ làm cho nền sản xuất trong nước lao đao vì không có sức cạnh tranh,làm mất thị phần của các công ty trong nước, tài nguyên thiên nhiên nước nhận đầutư cũng bị cạn kiệt trong khi lợi nhuận của hoạt động đầu tư chảy về nước đầu tư

Mua lại và sáp nhập qua biên giới (M&A) là một hình thức FDI liên quan

đến việc mua lại hoặc hợp nhất với một doanh nghiệp nước ngoài đang hoạt động.Theo Luật cạnh tranh năm 2004 điều 17 có đưa ra khái niệm sáp nhập và mua lạinhư sau: Sáp nhập doanh nghiệp là việc một hoặc một số doanh nghiệp chuyển toànbộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình sang một doanh nghiệpkhác, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp bị sáp nhập.Mua lại doanhnghiệp được hiểu là việc một doanh nghiệp mua toàn bộ hoặc một phần tài sản củadoanh nghiệp khác đủ để kiểm soát, chi phối toàn bộ hoặc một ngành nghề củadoanh nghiệp bị mua lại Nếu như GI phổ biến hơn ở các nước đang phát triển vàđược các nước nhận đầu tư ưa chuộng hơn, thì M&A chủ yếu mạnh ở các nước pháttriển vì có môi trường pháp lý tốt, thị trường vốn và tài chính được tự do hóa, cácdoanh nghiệp trong nước cũng có tiềm lực mạnh, có danh tiếng Hình thức này cũng

Trang 9

được các chủ đầu tư ưu tiên hơn bởi ưu thế tiết kiện thời gian tìm hiểu thị trường,phân phối sản phẩm, đồng thời cũng tiết kiệm chi phí vì tận dụng được danh tiếngvốn có của doanh nghiệp trong nước, quan trọng hơn cả là chủ đầu tư tận dụngđược các lợi thế sẵn có của các đối tác nước nhận đầu tư như hình ảnh doanhnghiệp, hình ảnh sản phầm, mối quan hệ mới khách hàng, mạng cung cấp và hệthống phân phối sẵn có…

1.1.3.2Theo quy định của pháp luật Việt Nam

Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài được quy định trong điều 21, 22,23, 24 và 25 Luật đầu tư 2005 của Việt Nam như sau:

 Thành lâp tổ chức kinh tế 100% vốn của nhà đầu tư trong nước.

 Thành lập tổ chức kinh tế liên doanh giữa các nhà đầu tư trong nướcvà nhà đầu tư nước ngoài

 Đầu tư theo hình thức hợp đồng BBC, hợp đồng BOT, hợp đồngBTO, hợp đồng BT.

 Đầu tư phát triển kinh doanh

 Mua cổ phần hoặc góp vốn để tham gia quản lý hoạt động đầu tư Đầu tư thực hiện việc sáp nhập và mua lại doanh nghiệp

 Các hình thức đầu tư trực tiếp khác

1.1.4 Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài:1.1.4.1Đối với nước chủ đầu tư:

FDI giúp nước chủ đầu tư sử dụng lợi thế của nơi tiếp nhận vốn giảm chiphí, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và tỷ suất lợi nhuận, khắc phục được tìnhtrạng thừa vốn tương đối Khi việc đầu tư ở nước mình không còn mang lại hiểu

quả đầu tư, tỷ suất lợi nhuận đang giảm dần trong khi các nước khác lại xuất hiệnlợi thế mà có thể khai thác thì để thực hiện mục đích tối đa hóa lợi nhuận củamình, tất yếu các chủ đầu tư sẽ chuyển vốn của mình ra đầu tư ở nước ngoài Vớiviệc chuyển vốn đầu tư ra nước khác, nước chủ đầu tư sẽ tận dụng lợi thế sẵn có

Trang 10

của nước tiếp nhận đầu tư như nguồn lao động dồi dào, tài nguyên thiên nhiên,nhân công giá rẻ kèm theo thị trường tiêu thụ rộng lớn… để giảm chi phí sản xuất,đồng thời hưởng những ưu đãi đầu tư của nước nhận đầu tư như được giảm chi phívận chuyển, giảm được chi phí cho ngân hàng, giảm đươc thuế, tránh được các ràocản thương mại từ đó sẽ tăng được lợi nhuận

Đầu tư trực tiếp nước ngoài giúp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm,khắc phục tình trạng lão hóa sản phẩm Hiện nay cùng với xu hướng toàn cầu hóa

thì chủ nghĩa bảo hộ cũng trỗi dậy Bởi vậy FDI được coi là biện pháp tối ưu, đượcsử dụng phổ biến để thâm nhập vào thị trường nước ngoài Nhờ hệ thống các côngty con, các chi nhánh được đặt tại chính nước sở tại, sản phẩm được thâm nhậpmột cách dễ dàng hơn và tránh được các biện pháp bảo hộ mậu dịch của nước sởtại Đồng thời nhờ hoạt động đầu tư trực tiếp chủ đầu tư mở rộng được thị trườngtiêu thụ sản phẩm của mình không chỉ sang nước sở tại mà còn có thể mở rộng thịtrường sang các nước trong khu vực hay khối hợp tác kinh tế với nước nhận đầu tư.

FDI giúp nước chủ đầu tư bành trướng sức mạnh về kinh tế và nâng cao uytín chính trị trên thị trường quốc tế FDI giúp các nước chủ đầu tư mở rộng thị

trường tiêu thụ sản phẩm ở nước ngoài, đồng thời tăng mức độ ảnh hưởng đến nềnkinh tế của nước nhận đầu tư Thông qua đó tác động chi phối đến đời sống chínhtrị nước nhận đầu tư theo hướng có lợi cho nước nhận đầu tư Vì vậy mà uy tíncũng như thế lực của họ ngày càng được mở rộng hơn Hiện nay, cùng với xuhướng toàn cầu hóa là sự hình thành các liên kết, hợp tác quốc tế song phương, đaphương cùng với các khối hợp tác kinh tế như EU, NAFTA, AFTA…Trong điềukiện này, khi các nhà đầu tư đầu tư trực tiếp vào một nước thành viên của khối nàođó, thì họ cũng có thêm điều kiện để có thể mở rộng thị trường tiêu thụ hay đầu tưvới những nước cùng khối có quan hệ với nước nhận đầu tư Như vậy, FDI đã trởthành con đường hữu hiệu nhất giúp nước đầu tư nâng cao sức mạnh kinh tế cũngnhư uy tín chính trị của mình trên thị trường quốc tế.

Trang 11

Các chủ đầu tư nước ngoài được cung cấp nguồn nguyên, nhiên liệu ổnđịnh Thông qua hoạt động đầu tư trực tiếp, các nhà đầu tư tận dụng được nguồn

nguyên, nhiên liệu dồi dào ở các nước tiếp nhận đầu tư Hầu hết các nước tiếp nhậnđầu tư là nước đang và chậm phát triển vì thế họ không có điểu kiện khai thác dothiếu vốn và công nghệ Khi đầu tư vào nước này, các chủ đầu tư có thể thu đượcnguồn nguyên liệu thô với giá rẻ sau đó chế biến và bán sản phẩm với giá cao

FDI giúp các chủ đầu tư nước ngoài đổi mới cơ cấu sản xuất, áp dụng côngnghệ mới, nâng cao năng lực cạnh tranh Thông qua FDI, nước chủ đầu tư đã

chuyển một số bộ phận sản xuất công nghiệp mà phần lớn đã lạc hậu sang cácnước nhận đầu tư kém phát triển hơn để tiếp tục sử dụng, kéo dài thêm chu kỳ sốngsản phẩm ở thị trường mới, tăng sản xuất tiêu thụ, giúp thu hồi vốn Nhờ vậy, màcác chủ đầu tư có thể nhanh chóng đổi mới cơ cấu sản xuất, áp dụng công nghệmới nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của mình

1.1.4.2Đối với nước nhận đầu tư:

FDI giúp các nước nhận đầu tư bổ sung vốn để phát triển kinh tế Trong thời

kì đầu mới phát triển, trình độ kinh tế của các nước đang phát triển thấp vì vậy khảnăng tích lũy vốn trong nội bộ nền kinh tế rất hạn chế Trong khi đó nhu cầu vốnđầu tư để phát triển nhằm rút ngắn khoảng cách với các nước công nghiệp pháttriển lại rất lớn Và đầu tư nước ngoài, với vai trò là một nguồn vốn bổ sung từ bênngoài, giúp các nước đang phát triển giải được bài toán về thiếu vốn đầu tư và dầnthoát ra khỏi vòng luẩn quẩn

Trong các nguồn vốn nước ngoài thì nguồn vốn FDI được đánh giá là rấtquan trọng đối với nhiều nước FDI chiếm một tỷ trọng đáng kể trong tổng vốn đầutư toàn xã hội của các nước đang và kém phát triển FDI có nhiều ưu điểm nổi trộihơn các nguồn vốn đầu tư nước ngoài khác FDI là nguồn vốn đầu tư dài hạn, tồntại chủ yếu dưới hình thức công nghệ, đất đai, nhà xưởng… nên có độ ổn định caohơn rất nhiều so với đầu tư chứng khoán nước ngoài, vì vậy FDI ít khả năng gây

Trang 12

sốc cho nền kinh tế Thêm vào đó FDi chủ yếu là vốn đầu tư tư nhân, các chủ đầutư tự tiến hành hoạt động đầu tư và tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động vì vậyhiệu quả sử dụng nguồn vốn này (đặc biệt là hiệu quả tài chính) thường cao hơncác nguồn vốn khác, đồng thời FDI không để lại gánh nặng nợ nần cho ngân sáchnước nhận đầu tư như vay thương mại, cũng không gây ép về kinh tế, chính trị, xãhội như ODA Và đi kèm cùng với nguồn vốn này thường có công nghệ chảy vàocác nước nhận đầu tư, đây cũng là một yếu tố mà các nước đang và phát triển đangthiếu và rất cần cho quá trình phát triển của mình

Bên cạnh góp phần bổ sung vốn cho nền kinh tế, sự có mặt của nguồn vốnFDI còn góp phần tạo điều kiện cho nguồn vốn Nhà nước tập trung vào các vấn đềkinh tế xã hội ưu tiên như cơ sở hạ tầng, các công trình phúc lợi xã hội…Nguồnvốn này cũng góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả các nguồn vốn trong nước.

Các nước nhận đầu tư có thể được tiếp nhận công nghệ, kỹ thuật hiện đại từnước ngoài Các nước đang phát triển rất cần vốn cũng như công nghệ để phát

triển kinh tế và công nghệ có được thông qua FDI có nhiều ưu điểm Thứ nhất,doanh nghiệp có thể có được “công nghệ trọn gói”, thứ hai, nó giúp phá vỡ sự cânbằng hiện thời của thị trường và buộc các hãng nội địa đổi mới, thứ ba, công nghệmới và hiện đại thường chỉ có được thông qua quan hệ nội bộ công ty, thứ tư, lợithế của một công ty đa quốc gia giúp cho khai thác tiềm lực công nghệ hiệu quả.Bên cạnh việc chuyển giao công nghệ sẵn có, hoạt động của các doanh nghiệp FDIcòn góp phần tích cực đối với việc đổi mới công nghệ nhằm tăng năng lực cạnhtranh đối với các doanh nghiệp trong nước

FDI giúp phát triển nguồn nhân lực, tạo việc làm

FDI giúp các nước đang phát triển tận dụng được lợi thế về nguồn lao độngdồi dào, ở nhiều nước, khu vực có vốn FDI tạo ra số lượng lớn việc làm cho ngườilao động đặc biệt là trong lĩnh vực chế tạo Nhìn chung, số lượng việc làm trongkhu vực có vốn FDI và tỷ trọng trong tổng lao động ở các nước đang phát triển có

Trang 13

xu hướng tăng lên Bên cạnh đó, FDI còn góp phần vào việc đào tạo, nâng caotrình độ cho người lao động Các doanh nghiệp có vốn FDI có đội ngũ công nhân,nhân viên lành nghề, có tác phong công nghệp, có kỷ luật cao Phần lớn các laođộng cấp cao trong các dự án FDI được tham gia đào tạo, huấn luyện ở trong vàngoài nước, được tiếp thu những kinh nghiệm quản lý điều hành của các nhà kinhdoanh nước ngoài Bộ phận lao động trong khu vực FDI đã tác động lan truyềnsang các bộ phận lao động khác trong nước Các cán bộ quản lý và cán bộ kỹ thuậttrong nước được kích thích nâng cao trình độ khi giao dịch với các đối tác nướcngoài Người lao động, nhất là lực lượng lao động trẻ, mong muốn tìm việc làmtrong các doanh nghiệp có vốn FDI để được thử sức trong một môi trường năngđộng hơn và có thu nhập cao hơn đã quan tâm hơn đến việc nâng cao trình độ vàtay nghề

FDI giúp tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực ở cácnước nhận đầu tư FDI chủ yếu được tiến hành bởi các TNCs và thường tập trung

vào các ngành công nghiệp và dịch vụ, vì vậy FDI đáp ứng được nhu cầu phát triểncác ngành này của các nước đang phát triển Với tỷ trọng vốn FDI vào các ngànhcông nghiệp và dịch vụ ngày càng tăng, nguồn vốn này đã góp phần tăng nhanh tỷtrọng về sản lượng, việc làm, xuất khẩu,…của các ngành công nghiệp, dịch vụtrong nền kinh tế của các nước đang phát triển Tỷ trọng của các ngành kinh tếtruyền thống như nông nghiệp, khai thác,…giảm mạnh.

FDI góp phần tích cực vào các cán cân đối lớn của nền kinh tế

Các dự án FDI góp phần ổn định kinh tế vĩ mô của các nước đang phát triển.Các cân đối lớn của nền kinh tế như cung cầu hàng hóa trong nước, xuất nhậpkhẩu, thu chi ngân sách đều thay đổi theo chiều hướng tích cực nhờ sự đóng gópcủa FDI Trong giai đoạn đầu mới phát triển, do trình độ phát triển thấp, côngnghệ, máy móc thiết bị lạc hậu, thiếu vốn…nên năng lực sản xuất của khu vực kinhtế trong nước của các nước đang phát triển rất yếu kém, không đáp ứng được nhu

Trang 14

cầu tiêu dùng trong nước, nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu Nguồn vốnFDI vào đã giúp các nước giải quyết được khó khăn trên Khu vực có vốn FDI đápứng một phần nhu cầu hàng hóa trong nước, làm giảm căng thẳng cung cầu, giảmsự phụ thuộc hàng nhập khẩu Không chỉ đáp ứng nhu cầu nội địa, FDI ngày cànghướng mạnh vào xuất khẩu Nguồn ngoại tệ đáng kể từ xuất khẩu đã giúp các nướcđang phát triển cải thiện cán cân thương mại Do nhu cầu hàng hóa trong nướcđược đáp ứng tốt hơn và có nguồn ngoại tệ từ xuất khẩu mà nhập khẩu cũng thayđổi theo hướng tích cực Ngoài ra, FDI còn góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triểnvà tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy các thành phần kinh tế khác phát triển FDI cũnggóp phần tăng thu cho ngân sách nước nhận đầu tư thông qua thuế và tiêu dùng cácdịch vụ công cộng.

FDI tạo điều kiện mở rộng thị trường xuất khẩu và nâng cao năng lực cạnhtranh trên thị trường thế giới Sự xuất hiện của các dự án FDI đi kèm với công

nghệ, máy móc, thiết bị hiện đại đã giúp các nước nâng cao chất lượng và đa dạnghóa các mặt hàng xuất khẩu Các dự án FDI tạo ra những sản phẩm có chất lượngcao hơn, phù hợp tiêu chuẩn quốc tế hơn Bên cạnh đó, thông qua các mối quan hệsẵn có của các nhà đầu tư nước ngoài, hàng hóa của các doanh nghiệp có vốn FDItiếp cận được thị trường thế giới Như vậy, FDI đã vừa làm tăng năng lực xuấtkhẩu vừa mở rộng thị trường xuất khẩu cho các nước nhận đầu tư

FDI giúp củng cố và mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, đẩy nhanh tiến trìnhhội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới Trong các hoạt đông kinh tế đối

ngoại, hoạt động đầu tư nước ngoài ngày càng có ý nghĩa và vai trò quan trọng.Quan hệ đầu tư góp phần thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại khác phát triển.Cam kết bảo đảm cho hoạt động FDI và hiệu quả của các dự án FDI là cơ sở để cácnước đang phát triển thu hút các nguồn vốn đầu tư nước ngoài khác như ODA, tíndụng quốc tế…Quan hệ thương mại của các nước mở rộng theo quá trình phát triểncủa các doanh nghiệp có vốn FDI Thông qua các dự án FDI, các nước đang phát

Trang 15

triển từng bước tham gia vào phân công lao động quốc tế và vào hệ thống sản xuấtthế giới Nền kinh tế trong nước dần dần tham gia sâu rộng hơn vào nền kinh tếkhu vực và thế giới Điều này tạo điều kiện cho các nước tham gia vào các hiệpđịnh hợp tác kinh tế song phương, đa phương

1.2 Kinh nghiệm thu hút FDI Nhật Bản của một số quốc gia:1.2.1 Trung Quốc:

Trong những năm gần đây, Trung Quốc luôn đứng đầu trong danh sách đầutư của Nhật Bản Theo Công tác điều tra trong 605 doanh nghiệp Nhật Bản đượctiến hành vào mùa hè năm 2010 về mảnh đất hứa đầu tư trung kỳ có triển vọngtrong 3 năm tới thì Trung Quốc giữ ngôi vị đầu tiên

Để trở thành quốc gia thu hút nhiều vốn FDI trên thế giới như hiện nay,Trung Quốc đã không ngừng cải thiện môi trường đầu tư thông qua việc cải tạo,xây dựng cơ sở hạ tầng và tạo dựng mội trường pháp lý cho đầu tư trực tiếp nướcngoài Trung Quốc chủ động bỏ vốn ra xây dựng và cải tạo đường sá, bến bãi, cảngnước sâu, sân bay, hệ thống thông tin Trung Quốc chú trọng xây dựng nhiều đặckhu kinh tế và các thành phố duyên hải Tại các đặc khu này, Trung Quốc tập trungxây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển đô thị, nhà ở, trường học, bệnh viện, trung tâmcông cộng Nhà nước cho phép điạ phương tự khai thác mọi khả năng để có vốn đầutư cơ sở hạ tầng, để khuyến khích nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào quá trình táicơ cấu, đổi mới doanh nghiệp nhà nước.

Trung Quốc xây dựng một hệ thống phát luật đồng bộ, đảm bảo quyền lợicho các nhà đầu tư Trung Quốc thể hiện sự quan tâm đến những quyền lợi của nhàđầu tư nước ngoài bằng cách thường xuyên bổ sung, sửa đổi Luật đầu tư nướcngoài, đảm bảo tính thực thi nghiêm túc Những hoạt động thanh tra trái phép, thulệ phí hay áp đặt thuế sai quy định đối với các doanh nghiệp nước ngoài bị xử lýnghiêm khắc.Nhiều quy định được xóa bỏ để phù hợp với pháp luật kinh doanh

Trang 16

quốc tế như tỷ lệ nội địa hóa, cân đối ngoại tệ Phạm vi ngành nghề được phép đầutư được mở rộng, từ 186 lên đến 262 khoản mục được đầu tư

Nhằm thu hút FDI, Trung Quốc đã đề ra nhiều chính sách ưu đãi thuế và luậtpháp hoá chúng

Ưu đãi đối với khu vực đầu tư: Biện pháp này được để ra theo chiến lược mở

cửa khu vực của Trung Quốc: Những doanh nghiệp đầu tư nước ngoài mang tínhsản xuất có thể được giảm thuế thu nhập doanh nghiệp tới 24%.

Ưu đãi về kỳ hạn kinh doanh: Đối với những doanh nghiệp đầu tư nước

ngoài mang tính sản xuất, nếu kỳ hạn kinh doanh tren 10 năm, tính từ năm bắt đầucó lãi, năm thứ nhất và năm thứ 2 được miễn thuế thu nhập, từ năm thứ 3 đến nămthứ 5 học được giảm một nửa thuế thu nhập.

Đãi ngộ cho hành vi tái đầu tư

- Đãi ngộ dành cho hành vi tái đầu tư thông thường: người đầu tư nước ngoàidung số lợi nhuận thu được của xí nghiệp để tái đầu tư trực tiếp cho doanh nghiệpdó hoặc đầu tư xây dựng doanh nghiệp khác nếu kỳ hạn kinh doanh không dưới 5năm thì được trả lại 40% thuế thu nhập đã nạp đối với phần tái đầu tư

- Ưu đãi dành cho hành vi tái đầu tư đặc biệt: đối với một số lĩnh vực đặcbiệt, nhà đầu tưcó thể được trả lại toàn bộ số thuế thu nhập đối với phần tái đầu tư

Ngoài ra, trong chiến lược thu hút FDI của mình, Trung Quốc còn dành ưuđãi khác cho các doanh nghiệp FDI như các dự án đầu tư vào đặc khu kinh tế, khucông nghệ cao sẽ được ưu đãi về thuế, các dự án đầu tư vào các vùng kinh tế khókhăn như miền Tây, miền Trung - sẽ được thuê đất miễn phí, miễn thuế thu nhậptrong vòng 10 năm Trung Quốc còn mở rộng các quy định về ngoại hối, vay ngoạitệ: Doanh nghiệp FDI được cấp giấy chứng nhận quản lý ngoại hối, mở tài khoản

Trang 17

ngoại tệ, vay vốn từ các ngân hàng Trung quốc nếu được bảo lãnh bởi các cổ độngnước ngoài Ngoài ra, nước này còn cho phép nhà đầu tư nước ngoài được mua cổphần của doanh nghiệp nhà nước như các ngân hàng (ngoại trừ các doanh nghiệpđặc biệt quan trọng đến kinh tế và an ninh quốc gia)

1.2.2 Malaysia:

Theo đánh giá của UNCTAD, Malaysia lọt vào Top 10 nước thu hút FDI nhiềunhất trong số các nước đang phát triển Malaysia được coi là một trong những quốcgia có môi trường đầu tư hấp dẫn bởi: sự ổn định của chính trị xã hội, sự phát triểncủa kết cấu hạ tầng cơ sở, sự nhanh nhạy linh hoạt của chính phủ trong việc banhành các chính sách kinh tế phù hợp với đặc điểm thực tế của từng thời kỳ So vớinhiều nước đang phát triển ở khu vực và trên thế giới, chính sách mở cửa và hộinhập KTQT của Malaysia diễn ra khá sớm Để thu hút được nguồn vốn FDI, Malaixiađã xây dựng và không ngừng hoàn thiện hệ thống chính sách thu hút FDI tương đối đồngbộ, thông thoáng, nhất quán và minh bạch Bên cạnh những cam kết bảo đảm sởhữu, Malaixia có những chính sách khuyến khích ưu đãi về tài chính tiền tệ; tạo lập môitrường chính trị - xã hội ổn định; nâng cấp cơ sở hạ tầng kinh tế - kỹ thuật; chútrọng đào tạo phát triển nguồn nhân lực; thúc đẩy hoạt động nghiên cứu và chuyểngiao công nghệ… Qua đó, đã tạo được môi trường đầu tư hấp dẫn đối với các nhàđầu tư nước ngoài.

Về chế độ ưu đãi đầu tư, chính phủ Malaysia đã căn cứ vào đặc điểm, vị trí,trình độ công nghệ, danh mục khuyến khích của ngành nghề, quy mô xuất khẩu sảnphầm, quy mô và khu vực đầu tư để đề ra các chính sách, trong đó quy định rõ cácmức ưu đãi.

Ưu đãi thuế dành cho lĩnh vực sản xuất gồm 2 loại: ưu đãi dành cho doanhnghiệp đi tiên phong và hỗ trợ cho hoạt động đầu tư Các ưu đãi này được cấp chodoanh nghiệp trên cơ sở giá trị gia tăng của hoạt động sản xuất, công nghệ áp dụng,

Trang 18

hay mức độ liên kết công nghiệp mà dự án đầu tư đem lại Các dự án được hưởng ưuđãi được coi là các hoạt động hay sản phẩm khuyến khích đầu tư

Doanh nghiệp đạt các tiêu chuẩn của doanh nghiệp đi tiên phong sẽ đượcgiảm thuế TNDN trong vòng 5 năm, theo đó, doanh nghiệp chỉ phải nộp 30% số thunhập chịu thuế bắt đầu từ ngày đi vào sản xuất ngày mà số lượng sản phẩm đạt ítnhất 30% công suất.

Ngoài các ưu đãi cơ bản như trên, doanh nghiệp đầu tư vào các lĩnh vực sảnxuất còn được hưởng một số ưu đãi đặc thù theo ngành như: (i) Ưu đãi dành choviệc chuyển các hoạt động sản xuất vào địa bàn ưu đãi đầu tư; (ii) Ưu đãi dành chodoanh nghiệp công nghệ cao; (iii) Ưu đãi dành cho các dự án chiến lược có tầmquan trọng quốc gia; (iv) Ưu đãi cho doanh nghiệp vừa và nhỏ; (v) Ưu đãi đối vớicác dự án có tính chất liên kết công nghiệp; (vi) Ưu đãi cho công nghiệp sản xuấtmáy móc và thiết bị; (vi) Ưu đãi dành cho công nghiệp chế biến vùng cọ nguyênliệu Ngoài ra, còn có một số ưu đãi khác dành cho lĩnh vực sản xuất như hỗ trợ táiđầu tư, hỗ trợ mua sắm trang thiết bị để duy trì chất lượng nguồn điện (nhằm giảmchi phí sản xuất cho doanh nghiệp do sự cố mất điện gây ra)

Hiện nay, Malaysia áp dụng chính sách đào tạo lao động theo yêu cầu củachủ đầu tư tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động Thêm vào đó, mọi thủ tụcnên sự phiền hà về đầu tư nước ngoài dần dần được loại bỏ và thay vào đó là cơchế, thủ tục nhanh, gọn, thông thoáng và hiệu quả Với chiến lược thu hút FDI hiệuquả, dòng vốn FDI vào Malaysia ngày càng tăng lên trong những năm gần đây vànhững năm sắp tới

1.2.3 Ấn Độ:

Với ưu thế là những thị trường lớn, lại đang nổi lên, Ấn Độ rất hấp dẫn đốivới các nhà đầu tư nước ngoài, trong đó có Nhật Bản Theo kết quả điều tra “vốn

Trang 19

đầu tư trực tiếp nước ngoài năm 2010” các doanh nghiệp chế tạo do Ngân hàng hợptác Quốc tế Nhật Bản thực hiện cho thấy, Ấn Độ là vùng đất đầu tư có triển vọngtrong 10 năm tới và sẽ vượt qua Trung Quốc chiếm ngôi vị số 1.

Để thu hút được lượng vốn FDI lớn từ các nước phát triển, Ấn độ đã có mộtquá trình hoạch định chính sách theo một quy trình thống nhất, đứng đầu là Chínhphủ, sau đó đến Bộ Công thương, tiếp theo là Uỷ ban thúc đẩy đầu tư nước ngoài.Ngoài ra còn có Uỷ ban chuyên trách về phát triển công nghiệp thực hiện Cơ chếnày được thực hiện thông suốt, một cửa, không chồng chéo, tạo nhiều thuận lợi choviệc phê chuẩn, cấp giấy phép, giám sát việc thực hiện Mặt khác, các chính sáchthu hút đầu tư nước ngoài được điều chỉnh hàng năm cho phù hợp với tình hìnhthực tiễn

Ấn Độ đã có nhiều nỗ lực điều chỉnh, cải thiện các thủ tục đầu tư hàng nămđể thúc đẩy thu hút đầu tư FDI Năm 1991, Chính phủ đã chính thức huỷ bỏ sựkiểm soát hành chính đối với các ngành công nghiệp Việc cấp giấy phép cho cácngành công nghiệp năm 1951 đã được huỷ bỏ hoàn toàn trừ một số ngành như nănglượng nguyên tử, đường sắt, sản xuất rượu, hoá chất độc hại, thiết bị cháy nổ,thuốc lá, thiết bị quốc phòng Năm 1994 Chính phủ tiến hành tự do kiểm soát ngoạihối, thời hạn phê chuẩn đầu tư nước ngoài giảm từ 90 ngày xuống chỉ còn 4 đên 6tuần Năm 1998, RBI thông báo đơn giản hoá hoá các thủ rục phê chuẩn tự độngcác dự án FDI, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư trong các hoạtđộng giao dịch ngoại hối.

Ấn Độ cũng chú trọng tạo điều kiện thuận lợi về thuế cho các nhà đầu tưnước ngoài Thuế nhập khẩu hàng hoá, vốn trong các dự án FDI hầu như được miễnhoàn toàn, đồng thời danh mục các hàng hoá được miễn thuế nhập khẩu tăng lênhàng năm Những thay đổi vể thuế nhập khẩu được thực hiện thông qua chươngtrình như Giấy phép Nhập khẩu đặc biệt (SIL) và Giấy phép Nhập khẩu chung mở(OGL), áp dụng miễn thuế cho cả nhập khẩu hàng hoá sản xuất và tiêu dùng Chínhphủ áp dụng chế độ miễn giảm thuế thu nhập cho các doanh nghiệp đầu tư nướcngoài trong thời hạn 3-5 năm tuỳ từng ngành ưu tiên.

Trang 20

Để thúc đẩy dòng vốn FDI chảy vào, Ấn Độ cũng đã chú trọng phát triển cơsở hạ tầng, xây dựng nhiều khu kinh tế Các khu kinh tế này chuyên sản xuất hàngxuất khẩu và được hưởng các ưu đãi đặc biệt, trong đó có việc cho phép sở hữu củangười nước ngoài lên 100%

Ngoài ra, Chính phủ Ấn Độ đã nới lỏng luật lệ đối với các tiêu chuẩn về thuhút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài Việc nới lỏng chủ yếu thuộc về các lĩnh vựcthông tin tài chính, chứng khoán, hàng không dân dụng và tăng mức trần đầu tư cholĩnh vực dầu khí.

Ấn Độ là tiên phong tiến hành các thủ tục phê chuẩn vốn đầu tư tự độngkhông thông qua giấy phép do Chính phủ trực tiếp phê chuẩn, ngoại trừ một số dựán đặc biệt Đơn xin đầu tư được gửi lên Ban thư ký hỗ trợ Công nghiệp hoặc thôngqua các cơ sở ngoại giáo Ấn Độ Chính phủ Ấn Độ cũng đạt hộp thư để tiếp nhậnđơn xin đầu tư thông qua mạng Internet, đồng thời qua mạng Internet cung cấp chocác nhà đầu tư nước ngoài những hiểu biết về chính sách và thủ tục đầu tư tại ẤnĐộ Ban thư ký Hỗ trợ công nghiệp sẽ chịu trách nhiệm giải quyết Hình thức phêchuẩn tự động này được đánh giá là mang tính chất tự do nhất trên thế giới.

Trong chiến lược thu hút FDI của mình, Ấn Độ cũng chú trọng phát triểnnguồn nhân lực trình độ cao Số người tốt nghiệp đại học ở Ấn Độ chỉ sau TrungQuốc và Mỹ Và đặc biệt, Ấn Độ được coi là cái nôi của nguồn nhân lực có trình độcao trong lĩnh vực công nghệ thông tin

1.2.4 Thái Lan:

Là một nước có khá nhiều điểm tương đồng với Việt Nam, nhưng Thái Lanđã sớm có những nhận thức đúng đắn về nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vàđã tận dụng nó để phát triển đất nước Để tăng cường thu hút FDI, Thái Lan đã tiếnhành thúc đẩy cải cách chính trị, tăng cường đoàn kết quốc gia, thu hẹp khoảngcách về thu nhập và củng cố pháp quyền nhằm hạn chế tham nhũng, tăng cườngtính minh bạch hóa, phát triển cơ sở hạ tầng với những dự án khổng lồ, tìm nguồntài chính từ lĩnh vực tư, cải thiện giáo dục

Trang 21

Thái Lan đã tiến hành đơn giản hóa thủ tục, quy trình đầu tư, công khai các

kế hoạch phát triển kinh tế Thủ tục đầu tư đều là thủ tục một cửa đơn giản, với

những hướng dẫn cụ thể tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư Ở Thái Lan có Luật xúctiến thương mại quy định rõ ràng cơ quan nào, ngành nào có nhiệm vụ gì trong việcxúc tiến đầu tư Thái Lan thực hiện tốt công tác quy hoạch và công khai các kếhoạch phát triển đất nước từng giai đoạn, ngắn và trung hạn.

Để thu hút FDI, Thái Lan đã đưa ra các chính sách cắt giảm thuế hấp dẫnđối với các dự án đầu tư nước ngoài Thái Lan miễn thuế thu nhập doanh nghiệp từ 3đến 8 năm, miễn thuế nhập khẩu 90% đối với nguyên liệu, 50% đối với máy mócmà Thái Lan chưa sản xuất được Ngoài ra Thái Lan còn có các chính sách ưu đãivề dịch vụ như: giảm giá thuê nhà đất, văn phòng, cước viễn thông, vận tải Giádịch vụ ở Thái Lan thuộc loại hấp dẫn nhất với việc thu hút FDI.

Trong chiến lược thu hút FDI, Thái Lan cũng tập trung xây dựng cơ sở hạtầng: nhà xưởng, đường giao thông, viễn thông, dịch vụ nhằm tạo môi trường hấpdẫn và dễ dàng cho các nhà đầu tư khi hoạt động trên đất nước mình.Thái Lan chútrọng đầu tư cơ sở hạ tầng: hệ thống đường bộ, đường sắt, hệ thống sân bay, bếncảng, khu công nghiệp, kho bãi hiện đại, thuận lợi cho phát triển kinh tế và du lịch.Nước này cũng xây dựng thành công hệ thống viễn thông, bưu điện, mạng internetthông suốt cả nước phục vụ cho hoạt động kinh doanh quốc tế.

Cũng giống như một số nước châu Á khác, Thái Lan cũng coi trọng việcphát triển nguồn nhân lực có trình độ cao nhằm thu hút FDI Hiện nay, Thái Lan cótới 21% sinh viên tốt nghiệp đại học các ngành toán, máy tính.

Thái Lan đặc biệt áp dụng chính sách khuyến khích ưu đãi về thuế nhậpkhẩu đối với các chính sách đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực nông nghiệp.Các dự án FDI trong nông nghiệp được miễn giảm đến 50% thuế nhập khẩu đối vớicác loại máy móc, thiết bị để thực hiện dự án mà được cơ quan quản lý đầu tư côngnhận là thuộc loại thiết bị được khuyến khích đầu tư Riêng đối với các dự án đầu tưvào các lĩnh vực đặc biệt khó khăn và có sản phẩm xuất khẩu, được miến hoàn toàn

Trang 22

thuế thu nhập doanh nghiệp trong vòng 5 năm.Là một quốc gia có nền nông nghiệptương đồng với Việt Nam,thậm chí có những điều kiện còn hạn chế hơn so với ViệtNam, tuy nhiên, Thái Lan đã vươn lên trở thành một nước đứng đầu về xuất khẩunông sản và với giá trị nông sản xuất khẩu cao hơn hẳn so với Việt Nam Nguyênnhân có được điều đó là do Thái Lan đã biết định hướng đầu tư trực tiếp nước ngoàivào việc khai thác đặc sản của từng vùng thậm chí cả những vùng khó khăn nhất.Chính chính sách này đã làm cho nền nông nghiệp Thái Lan có được những lợi thếvề chất lượng và giá cả trên thị trường nông sản thế giới và hơn nữa, nông sản TháiLan đã tạo được một thương hiệu tốt trên thị trường, điều mà nông sản Việt Namvẫn đang tìm kiếm.

Ngoài ra, để thúc đẩy dòng vốn FDI chảy vào nước mình, Thái Lan còn tậptrung phát triển công nghiệp Chính phủ đã có sự kết hợp khéo léo giữa mục tiêucông nghiệp hoá và thu hút đầu tư nước ngoài Để thu hút các nhà đầu tư nướcngoài, chính phủ Thái Lan đã có những chính sách nhằm giảm thiểu chi phí đầu vàonhư nhiên liệu, nguyên liệu, vật liệu, cước viễn thông quốc tế, giá thuê đất chi phílưu thông hàng hoá, nới lỏng chính sách thuế thu nhập của người nước ngoài Mộtđặc điểm nữa trong chính sách công nghiệp phục vụ thu hút FDI của Thái Lan đó làChính phủ rất chú ý phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ Thái Lan đã thànhlập ủy ban hỗ trợ về vấn đề này và cùng với các tổ chức chuyên môn lo phát triển,xây dựng, hình thành những mối liên kết công nghiệp hỗ trợ trong nước Hiện nay,Thái Lan có tới 19 ngành công nghiệp phụ trợ ở ba cấp: Lắp ráp, cung cấp thiết bị –phụ tùng – linh kiện và dịch vụ.

Trang 23

Chương II: Thực trạng hoạt động đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào miền Bắc Việt Nam:

2.1 Cơ sở pháp lý điều chỉnh hoạt động FDI của Nhật Bản vào Việt Nam:2.1.1 Luật Đầu tư 2005 của Việt Nam:

Ngày 29 tháng 11 năm 2005, tại kỳ họp thứ VII, Quốc hội khóa XI đã thôngqua Luật đầu tư có hiệu lực từ ngày 01/07/2006, áp dụng đối với nhà đầu tư trongnước, nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam, và nhà đầu tư Việt Nam đầu tưra nước ngoài Luật đầu tư 2005 thay thế Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm1996, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đầu tư nước ngoài năm 2000 vàLuật khuyến khích đầu tư trong nước năm 1998 Sự ra đời của luật đầu tư này đãđánh dấu sự phát triển đặc biệt của hệ thống pháp luật liên quan đến đầu tư nướcngoài Luật đầu tư 2005 đối xử bình đẳng với tất cả các doanh nghiệp, đầu tư nướcngoài, đầu tư trong nước hay doanh nghiệp nhà nước Đồng thời, Luật đầu tư 2005đảm bảo tự do trong kinh doanh, theo đó doanh nghiệp được phép kinh doanh tất cảnhững gì mà pháp luật Việt Nam không cấm, chuyển từ cách tiếp cận “các ngànhđược phép” sang “danh sách loại trừ và hạn chế” Hơn nữa, hệ thống ưu đãi đầu tưtheo hướng đơn giản hóa thủ tục cũng trở thành một điều khoản bổ sung cơ bản

Tiếp theo sau sự ra đời của luật này, ngày 22 tháng 9 năm 2006, Nghị định108/NĐ-CP được ban hành hướng dẫn cụ thể Luật Đầu tư 2005 Sự ra đời của bộluật này đã tạo điều kiện thuận lợi để thu hút và sử dụng hiệu quả các nguồn vốnđầu tư; đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế; tăng cường sự quản lý của Nhànước đối với hoạt động đầu tư Việc ban hành Luật đầu tư 2005 đã là mốc quantrọng trong định hướng phát triển đối ngoại Việt Nam, phù hợp với thời kỳ hội nhập

Trang 24

và tạo cơ sở pháp lý thúc đẩy hoạt động FDI tại Việt Nam cũng như thúc đẩy nềnkinh tế Việt Nam phát triển mạnh mẽ

2.1.2 Sáng kiến chung Việt Nam-Nhật Bản (2003)

Ngày 7 tháng 4 năm 2003, Thủ tướng Phan Văn Khải và Thủ tướng Nhật BảnJunichiro Koizumi đã thống nhất và quyết định thực hiện Sáng kiến chung NhậtBản - Việt Nam nhằm cải thiện môi trường đầu tư và tăng cường sức cạnh tranh củaViệt Nam, đồng thời giúp giải quyết tốt các vướng mắc của các nhà đầu tư NhậtBản Kế hoạch hành động Sáng kiến chung Việt Nam – Nhật Bản được thông quavà đã được báo cáo lên thủ tướng Chính phủ Nhật Bản, Việt Nam tại cuộc hội đàmcấp cao Nhật Việt diễn ra vào ngày 10 tháng 12 năm 2003 nhân dịp Hội nghịthượng đỉnh Nhật Bản - ASEAN tại Tokyo Trong giai đoạn I thực hiện sáng kiếnchung Việt Nam – Nhật Bản (2003-2005), hai bên đã cùng nhau đề xuất 125 giảipháp để giải quyết 44 vấn đề vướng mắc của môi trường đầu tư như: thủ tục hànhchính, đất đai, tài chính…

Ngày 29 tháng 11 năm 2005, sau hai năm thực hiện, cuộc họp lần thứ hai củaỦy ban đánh giá – xúc tiến sáng kiến chung đã được họp và tại đây đã tiến hành cácđánh giá cuối cùng về Sáng kiến chung Việt Nam- Nhật Bản Kết quả được công bốcho thấy có 105 hạng mục trong số 125 mục đã được thực hiện theo tiến độ Kếhoạch hành động đã thu được kết quả lớn với tỷ lệ hoàn thành đạt 85%(báo cáo việcthực hiện sáng kiến chung Việt Nam-Nhật Bản giai đoạn I, đại sứ quán Nhật Bản tạiViệt Nam)

Giai đoạn II(2005-2007), hai bên sẽ cùng nhau giải quyết 7 vấn đề lớn khác là46 giải pháp về thuế, luật pháp, tài chính, sở hữu trí tuệ, xây dựng kết cấu hạ tầng…Kết quả của giai đoạn II đã giúp cho môi trường đầu tư và kinh doanh Việt Nam cóbước đột phá tích cực và không ngừng được hoàn thiện

Trang 25

Giai đoạn III (2008-2010) của Sáng kiến chung Việt Nam- Nhật Bản gồm 7nhóm vấn đề với 37 hạng mục và 62 tiểu mục, liên quan đến một số vấn đề có tínhtrước mắt và dài hạn về thực thi chính sách, luật pháp về đầu tư, thuế lao động, tiềnlương, đình công, hải quan, công nghiệp, truyền thông, giao thông đô thị… Sau 2năm thực hiện thì 81% các hạng mục đề ra trong kế hoạch hành động đã thực hiệntốt, mặc dù tỷ lệ này không cao bằng giai đoạn 1 và 2 đã làm trước đó, nhưng giaiđoạn 3 rất nhiều những hạng mục khó nên đó cũng là kết quả tương đối khả quan

Thời gian tới, Việt Nam và Nhật Bản sẽ tiếp tục khởi động giai đoạn 4 củaSáng kiến chung Việt Nam-Nhật Bản Trong giai đoạn 4 này, ngoài việc quan tâmgiải quyết nốt các hạng mục còn lại ở giai đoạn 3, 2 bên sẽ tập trung tháo gỡ nhữngkhó khăn và đưa ra biện pháp nhằm phát triển công nghiệp phụ trợ

Như vậy, tính đến nay, Việt Nam và Nhật Bản đã trải qua 6 năm thực hiệnSáng kiến chung Việt Nam-Nhật Bản, với sự nỗ lực của Chính phủ hai nước, nhữngkết quả đạt được phù hợp với mục tiêu đề ra Sau 6 năm thực hiện, môi trường đầutư của Việt Nam ngày càng được cải thiện được điều chỉnh theo hướng phù hợp vớitình hình thực tế và thông lệ quốc tế, vì thế những vướng mắc về quy trình, thủ tụcđầu tư đã được cải thiện đáng kể Việt Nam đã và đang trở thành một địa điểm hấpdẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài

2.1.3 Hiệp đinh về tự do, xúc tiến và bảo hộ đầu tư giữa CHXHCN Việt Namvà Nhật Bản:

Ngày 14 tháng 11 năm 2003, tại Tokyo, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch – đầu tưViệt Nam ông Võ Hồng Phúc thay mặt chính phủ Việt Nam và Bộ trưởng Bộ Ngoạigiao Nhật Bản ngài Yoriko Kawaguchi thay mặt chính phủ Nhật Bản đã ký kết hiệpđịnh về tự do, xúc tiến và bảo hộ đầu tư giữa CHXHCN Việt Nam và Nhật Bản.Hiệp định thể hiện mong muốn của Chính phủ hai nước là thúc đẩy hơn nữa đầu tư

Trang 26

nhằm tăng cường mối quan hệ kinh tế giữa hai quốc gia Mục tiêu của hiệp định nàylà nhằm cung cấp cơ sở pháp lý để đảm bảo việc cải thiện hơn nữa môi trường đầutư tại Việt Nam, thông qua việc thúc đẩy hoàn thiện hệ thống pháp luật trong nướccủa Việt Nam, nới lỏng và bãi bỏ các quy định hạn chế đầu tư.

Theo hiệp định này, hai bên sẽ thực hiện cách đối xử quốc gia và đối xử tốihuệ quốc theo điều kiện từng nước Cụ thể trong khu vực của mình sẽ dành cho cácnhà đầu tư của mỗi bên những đối xử không kém thuận lợi hơn so với đối xử dànhcho các nhà đầu tư nước ngoài và những đầu tư trong nước mình trong cùng mộthoàn cảnh tương tự như nhau trong việc thành lập, mua lại, mở rộng hoạt động,quản lý, sử dụng, thu lợi Việt Nam cũng cam kết sẽ từng bước tạo dựng một môitrường thông thoáng và cởi mở, mở rộng dần các khả năng tiếp cận thị trường đầutư cho các nhà đầu tư Nhật Bản theo các lộ trình được thống nhất Hiệp định này cóvai trò như “một bước đầu tiên” góp phần tăng cường sự thống nhất khối ASEANthông qua việc xóa bỏ chênh lệch khu vực, là bước tiến tượng trưng trong việc cụthể hóa “Sáng kiến liên kết kinh tế toàn diện Nhật Bản – ASEAN”.

2.1.4 Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam-Nhật Bản (VJEPA)

Ngày 25 tháng 12 năm 2008, tại Tokyo (Nhật Bản) được sự ủy quyền của thủtướng hai nước, Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam Vũ Huy Hoàng và Bộtrưởng Bộ Ngoại Giao Nhật Bản đã ký hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam – NhậtBản (VJEPA) Đây là hiệp định tự do hóa thương mại song phương đầu tiên củaViệt Nam và là hiệp định đối tác kinh tế thứ mười của Nhật Bản VJEPA là mộtthoả thuận song phương mang tính toàn diện bao gồm các lĩnh vực như thương mạihàng hóa, thương mại dịch vụ, đầu tư, cải thiện môi trường kinh doanh, di chuyểnlao động, hợp tác về tiêu chuẩn kỹ thuật Hiệp định sẽ khuyến khích hoạt động hợptác kinh tế, trao đổi thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và Nhật Bản, qua đó phát

Trang 27

huy hiệu quả các tiềm năng và lợi thế của hai nước trong mối tương quan chung vớinền kinh tế khu vực và thế giới Hiệp định này có ý nghĩa quan trọng, tạo ra mộtkhuôn khổ pháp lý thuận lợi cho cả Việt Nam và Nhật Bản Vì đây là Hiệp định cóphạm vi rộng, bao gồm nhiều lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư, công nghiệp,nông nghiệp, lao động, sở hữu trí tuệ Doanh nghiệp sẽ có nhiều điều kiện xúc tiếncác hoạt động thương mại, đầu tư và các lĩnh vực khác Về Thương mại, theo quiđịnh, trong vòng 10 năm tới, hai nước tiến tới đưa hơn 92% giá trị xuất nhập khẩuđược hưởng chế độ miễn thuế Khoảng 94,53% kim ngạch xuất khẩu của Việt Namvào Nhật Bản sẽ hưởng chế độ giảm thuế và kim ngạch xuất khẩu của Nhật Bản vàoViệt Nam được hưởng chế độ này là 87,66% Nhóm mặt hàng được hưởng ưu đãithuế mạnh nhất gồm thủy sản, nông sản, dệt may, sắt thép, hóa chất và linh kiệnđiện tử.

Như vậy, hiệp định VJEPA là một sự kiện kinh tế, chính trị có ý nghĩa quantrọng Việc triển khai VJEPA sẽ góp phần đưa mối quan hệ hợp tác nhiều mặt giữachính phủ, các doanh nghiệp và người dân hai nước lên một bước phát triển mới,tạo nền tảng vững chắc để thực hiện mục tiêu hướng tới quan hệ đối tác chiến lượcvì hòa bình và thịnh vượng ở châu Á.

2.2 Tổng quan FDI của Nhật Bản vào Việt Nam2.2.1 Quy mô vốn đầu tư:

Lúc đầu các nhà đầu tư Nhật Bản còn khá dè dặt khi đầu tư vào Việt Nam.Năm 1989, các nhà đầu tư Nhật Bản bắt đầu thăm dò thị trường Việt Nam với dòngvốn FDI mới chỉ có khoảng 1 triệu USD Bước sang năm 1992, vấn đề Campuchiađược giải quyết, quá trình đổi mới của Việt Nam gia tăng trên tất cả các lĩnh vực đãtạo điều kiện thúc đẩy quan hệ kinh tế giữa hai nước Dòng vốn FDI Nhật Bản vàoViệt Nam gia tăng mạnh mẽ, với 10 dự án và tổng số vốn đăng kí lên tới gần 106

Trang 28

triệu USD Năm 1994, với những chuyển biến của tình hình quốc tế, cộng với việcđồng Yên tăng giá đã thúc đẩy các nhà đầu tư Nhật Bản đầu tư vào Việt Nam Theothống kê của cục Đầu tư nước ngoài, năm 1994, FDI của Nhật Bản vào Việt Namtăng mạnh với 35 dự án đầu tư và 347 triệu USD tổng vốn đăng ký Năm 1995, FDINhật Bản vào Việt Nam tiếp tục tăng vọt Chỉ tính riêng năm 1995, Nhật Bản đã có50 dự án với tổng số vốn đầu tư đạt khoảng 1,3 tỷ USD Với những con số đáng kểnày Nhật Bản đã dần trở thành nhà đầu tư quan trọng hàng đầu của Việt Nam.Nhưng bước sang năm 1997, do cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á ảnhhưởng nặng nề đến nền kinh tế Nhật Bản khiến cho vốn đầu tư của nước này vàoViệt Nam sụt giảm đáng kể từ 657,3 triệu USD (năm 1997) xuống chỉ còn 108 triệuUSD (năm 1998) Năm 2000 và năm 2001, FDI của Nhật Bản bắt đầu có dấu hiệucủa sự phục hồi, tuy nhiên các dự án FDI chủ yếu tập trung vào ngành sản xuất quymô nhỏ Đến năm 2002, nguồn vốn FDI lại một lần nữa giảm-giảm 37,6 % so vớinăm 2001.

Biểu đồ 1: Quy mô FDI của các doanh nghiệp Nhật Bản vào Việt Nam

(Đơn vị: Triệu USD)

Trang 29

Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài- Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Qua biểu đồ, ta thấy bắt đầu từ năm 2003, dòng vốn FDI của Nhật Bản vàoViệt Nam liên tục tăng trưởng mãnh mẽ, đạt được những con số đáng kể Sáng kiếnchung Việt Nam- Nhật Bản được kí kết vào ngày 10 tháng 12 năm 2003 và Hiệpđịnh về tự do, xúc tiến và bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam và Nhật Bản được kí kếtngày 14 tháng 11 năm 2003 là bước đệm thúc đẩy dòng vốn FDI của Nhật Bản vàoViệt Nam tăng mạnh Thêm vào đó, luật đầu tư thống nhất được Quốc hội thôngqua ngày 29 tháng 11 năm 2005 cùng với việc Việt Nam và Nhật bản khởi độngtiến trình đàm phán về Hiệp định Thương mại tự do đầu năm 2006 đã thúc đẩy lànsóng đầu tư mới từ Nhật Bản tràn sang Việt Nam Năm 2006, ngân hàng lớn nhấtNhật Bản Mitsubishi Tokyo UFJ đã ký thỏa thuận hợp tác với Việt Nam nhằm thúcđẩy các kế hoạch đầu tư của doanh nghiệp Nhật Bản và tăng cường vốn cho doanhnghiệp đang hoạt động tại Việt Nam

Trang 30

Với các động thái trong quan hệ đầu tư của Nhật Bản và Việt Nam kể trên đãthúc đẩy mạnh mẽ hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp Nhật Bản sang ViệtNam Năm 2005, vốn đầu tư của Nhật Bản giành vị trí thứ ba trong số các nhà đầutư vào Việt Nam, chỉ sau Hàn Quốc và Hồng Kông với 107 dự án cấp mới đưa tổngvốn tích lũy lên 6,3 tỷ USD Theo cục đầu tư nước ngoài, trong năm 2007, tổng sốvốn cấp mới của Nhật Bản vào Việt Nam đạt trên 909 triệu USD với 156 dự án,đứng thứ năm trong danh sách đối tác đầu tư vào Việt Nam và tỷ lệ vốn thực hiệnđạt 54,25 %.

Cùng với chiến lược “Trung Quốc +1” các TNCs Nhật Bản đang thực hiệnchiến lược chuyển dịch đầu tư từ Trung Quốc sang một số nước khác trong khuvực, và Việt Nam được xem là điểm đến lý tưởng ở Châu Á Hiện nay, hầu hết cáctập đoàn lớn của Nhật Bản đã có mặt tại Việt Nam như: Yamaha, Canon, Honda,Sony, Toyota, Toshiba…Năm 2008, Nhật Bản vươn lên dành vị trí thứ ba trongdanh sách đối tác đầu tư của Viêt Nam với 7,28 tỷ USD, chiếm 12,1% tổng vốn đầu tư.Bước sang năm 2009, trong bối cảnh khủng hoảng nền kinh tế toàn cầu, dòng vốn đầu tưcủa Nhật Bản vào Việt Nam sụt giảm đáng kể chỉ có 141 triệu USD với 76 dự án Năm2010, nền kinh tế thế giới thoát khỏi khủng hoảng, nền kinh tế Nhật Bản đang dần dầnphục hồi, khiến cho dòng vốn đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam có xu hướng tăng lên.Theo báo cáo của Cục đầu tư nước ngoài- Bộ Kế hoạch Đầu tư, năm 2010 Nhật Bản đầutư với 212 dự án được cấp mới với số vốn cấp mới và tăng thêm hơn 2 tỷ USD Xét vềquy mô dự án, tính đến ngày 23 tháng 2 năm 2011, Nhật Bản đứng thứ ba trong danh sáchđối tác đầu tư vào Việt Nam (sau Đài Loan và Hàn Quốc) với 1431 dự án với tổng số vốnđầu tư là 20,962 tỷ USD

Qua các số liệu trên cho ta thấy Nhật Bản đã dần trở thành đối tác đầu tưquan trọng của Việt Nam và các nhà đầu tư Nhật Bản ngày càng tin tưởng đầu tưvào Việt Nam Theo kết quả khảo sát thường niên của Tổ chức Xúc tiến thương mại

Trang 31

Nhật Bản (JETRO) tại Việt Nam, có hơn 70% DN ĐTNN có kế hoạch tăng vốn, mởrộng sản xuất trong thời gian tới, thể hiện sự tin tưởng và an tâm của nhà ĐTNNvào môi trường kinh doanh ở Việt Nam.

2.2.2 Cơ cấu đầu tư

2.2.2.1 Cơ cấu đầu tư theo ngành:

Là một quốc gia khan hiếm tài nguyên thiên nhiên, nền kinh tế Nhật Bản pháttriển chủ yếu dựa vào sự phát triển của công nghệ và các lĩnh vực công nghiệp Dođó, hầu hết các dự án của Nhật Bản vào Việt Nam đều có trình độ công nghệ cao,tập trung phần lớn vào các lĩnh vực công nghiệp mũi nhọn mà Việt Nam đang chútrọng phát triển như: sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp ô tô, xe máy; hàngđiện tử và cơ khí cao cấp

Thời gian đầu các dự án đầu tư của Nhật Bản chủ yếu tập trung vào lĩnh vựckhai thác tài nguyên thiên nhiên và phát triển dịch vụ Từ thập kỉ 70-80, Nhật Bảngặp phải tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng do hậu quả của quá trình côngnghiệp hóa rút ngắn theo phương thức cổ điển, khai thác thiên nhiên cũng đồng thờitàn phá thiên nhiên Vì vậy, chiến lược đầu tư của Nhật Bản cuối thập niên 80 vàoChâu Á nói chung và Việt Nam nói riêng đều nhằm vào khai thác nguyên liệu, đồngthời chú trọng vào chuyển giao những ngành mà Nhật Bản mất lợi thế cạnh tranh vànhững ngành gây ô nhiễm môi trường Hơn thế nữa, trong giai đoạn thời kì đầu mớimở cửa để thu hút đầu tư, cơ sở hạ tầng, kĩ thuật của Việt Nam còn lạc hậu đã làmhạn chế việc đầu tư vào ngành công nghiệp chế tạo Chính vì thực trạng của nềnkinh tế Việt Nam giai đoạn này nên đã không khuyến khích được nguồn FDI củaNhật Bản vào lĩnh vực công nghiệp chế tạo

Từ nửa sau thập kỷ 90, cơ cấu đầu tư theo ngành của FDI Nhật Bản đã cónhững chuyển biến tích cực, phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế -xã hội của

Trang 32

Việt Nam Các nhà đầu tư chú trọng phát triển ngành công nghiệp điện tử, vật liệuxây dựng, sản xuất lắp ráp ô tô, xe máy Môi trường đầu tư Việt Nam ngày càngphù hợp cho sự phát triển các ngành công nghiệp nặng như: nhân lực dồi dào, tàinguyên phong phú, các ưu đãi về thuế suất…và sức hút từ một thị trường Việt Namtiềm năng với nhu cầu ngày càng lớn về nguyên vật liệu phục vụ cho quá trình pháttriển và đô thị hóa đã kích thích dòng vốn đầu tư của Nhật Bản chuyển hướng sangđầu tư vào các ngành công nghiệp của Việt Nam.

Năm 2000, số dự án vào công nghiệp chiếm 1/3 tổng số dự án Nhật Bản đầutư vào Việt Nam Chỉ sau 3 năm tỷ lệ này đã tăng lên đáng kể, có 296 dự án củaNhật Bản đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp với tổng số vốn đầu tư 3,4 tỷ USD(chiếm hơn 2/3 số dự án và 76,1 % tổng số vốn đầu tư) Tỷ lệ này tăng nhanh chóngthể hiện sự quan tâm của các nhà đầu tư Nhật Bản vào lĩnh vực công nghiệp

Tính đến ngày 24 tháng 2 năm 2011, vốn đầu tư của Nhật Bản tập trung chủ yếu vào lĩnh vực côngnghiệp với 917 dự án có tổng số vốn đầu tư là 18,79 tỷ USD (chiếm 67,85% số dự án và 89,65% tổng sốvốn đầu tư) Các nhà đầu tư Nhật Bản ngày càng có nhiều dự án có quy mô lớn, đặc biệt là các dự án ởkhu vực phía Bắc Việt Nam, điều này phản ánh doanh nghiệp Nhật có sự tìm hiểu thị trường rất kỹ lưỡngcũng như có niềm tin vào hiệu quả đầu tư tại Việt Nam từ đó thực hiện những dự án đầu tư quy mô lớnhơn.

Bảng 1: FDI của Nhật Bản vào Việt Nam phân theo ngành

(Từ ngày 01/01/1988 đến ngày 24/02/2011)

1 CN chế biến,chế tạo 884 18,115,579,335 4,478,700,9252 Thông tin và truyền thông 162 1,022,201,753 533,648,2913 Xây dựng 28576,475,941113,129,5024 Bán buôn,bán lẻ;sửa chữa 72324,132,129151,336,7515 Tài chính,ngân hàng,bảo hiểm 7175,789,474166,989,474

Trang 33

6 KD bất động sản 16158,203,94462,858,1307 Nông,lâm nghiệp;thủy sản 29114,558,56060,257,5678 Vận tải kho bãi 41106,506,82759,554,2729 Khai khoáng 599,991,62699,441,62610 Dịch vụ lưu trú và ăn uống 2298,967,67457,271,74011 HĐ chuyên môn, KHCN 11795,775,25236,748,01512 Nghệ thuật và giải trí 834,755,39415,182,57213 Cấp nước;xử lý chất thải 510,094,0006,794,00014 Dịch vu khác 810,094,0003,114,00015 Hành chính và dvu hỗ trợ 97,578,3615,688,36116 SX,phân phối điện,khí,nước,đhòa35,730,0005,030,00017 Giáo dục và đào tạo 134,289,4001,673,00018 Y tế và trợ giúp XH 21,700,000400,000

Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài –Bộ Kế Hoạch đầu tư

Một đặc điểm đáng chú ý trong cơ cấu đầu tư của FDI Nhật Bản vào Việt Namlà xu hướng đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ ngày càng gia tăng Từ năm 2004 trở lạiđây, tỷ trọng ngành dịch vụ trong vốn FDI của Nhật Bản vào Việt Nam có dấu hiệutăng trưởng trở lại Trong nỗ lực chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệphóa hiện đại hóa, Chính phủ Việt Nam đã có những chủ trương, chính sách tạo điềukiện thuận lợi thu hút FDI nói chung và FDI Nhật Bản nói riêng vào các ngành dịchvụ Do đó, các doanh nghiệp Nhật Bản đang dần quan tâm trở lại tới lĩnh vực này.Năm 2005, số dự án đầu tư vào ngành dịch vụ là 117 dự án, chiếm 19,5% số dự án.Đến năm 2008, con số này tăng lên đáng kể với 265 dự án chiếm 26% số dự án NhậtBản đầu tư vào Việt Nam Theo ông Koichi Takano, Phó trưởng đại diện Tổ chứcXúc tiến Thương mại Nhật Bản (Jetro) tại Hà Nội đánh giá về xu hướng đầu tư củacác doanh nghiệp Nhật Bản trong những năm gần đây thì các doanh nghiệp NhậtBản ngày càng quan tâm đến các ngành như xây dựng, phân phối bán lẻ và dịch vụkhác trong khi quan tâm phát triển hoạt động chế biến, chế tác đã giảm hơn so vớigiai đoạn trước Tính đến ngày 24 tháng 2 năm 2011, tổng số dự án Nhật Bản đầu tưvào lĩnh vực dịch vụ là 485 dự án với tổng số vốn đầu tư 2,05 tỷ USD

Trang 34

Riêng đối với ngành nông-lâm-ngư nghiệp, sự phân bổ nguồn vốn đầu tư cònrất hạn chế, chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong tổng đầu tư trực tiếp của Nhật vàoViệt Nam Điều này cũng dễ lý giải bởi đây là lĩnh vực đầu tư mang rủi ro cao dochịu tác động của thiên nhiên, cơ sở hạ tầng, kỹ thuật còn lạc hậu và do chính sáchthu hút đầu tư vào nông nghiệp chưa có những định hướng rõ ràng, cụ thể để hấpdẫn các nhà đầu tư.

2.2.2.2 Cơ cấu đầu tư theo địa phương:

Giai đoạn đầu, FDI của Nhật Bản vào Việt Nam chủ yếu ở khu vực đồngbằng, nơi tập trung nhiều dân cư và nhu cầu tiêu dùng cao, còn các tỉnh miền núi,vùng sâu, vùng xa thì không được đầu tư đáng kể Vào những năm đầu thập kỷ 90,dòng vốn FDI Nhật Bản chủ yếu tập trung vào các tỉnh Đông Nam Bộ với gần 62%tổng FDI cả nước Thời gian này, các nhà đầu tư Nhật chủ yếu quan tâm vào cácngành công nghiệp đòi hỏi nhiều lao động, cần cơ sở hạ tầng tương đối hoàn thiện,nên cơ cấu đầu tư theo địa phương của Nhật có xu hướng thiên về những khu vực,địa phương có môi trường thuận lợi, cơ sở hạ tầng đảm bảo và nguồn nhân lực dồidào, đặc biệt là các khu đô thị lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh Theo CụcĐầu tư nước ngoài, đến cuối năm 1993, trong số khoảng 50 dự án đầu tư thì thànhphố Hồ Chí Minh là địa bàn chiếm tỷ lệ cao nhất: 17 dự án với tổng số vốn đầu tưgần 150 triệu USD, số còn lại rải rác ở một số địa phương phía Bắc và vùng venbiển như: Bà Rịa-Vũng Tàu, Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Đồng Nai…

Phạm vi đầu tư FDI của Nhật Bản dần dần được mở rộng ra Năm 1999, FDIcủa Nhật Bản đã có mặt tại 25 tỉnh thành phố trong cả nước Và đến cuối năm 2005,có 34 tỉnh thành trong cả nước có dự án FDI Nhật Bản đăng kí trong đó đã triểnkhai thực hiện tại 30 tỉnh thành.

Trang 35

Cùng với xu hướng mở rộng phạm vi đầu tư ra khắp các tỉnh thành trong cảnước là xu hướng dịch chuyển các dự án đầu tư ra miền Bắc của các nhà đầu tưNhật Bản ngày càng trở nên rõ rệt và mạnh mẽ Năm 2005, tổng số vốn đầu tư củaNhật Bản vào miền Bắc chiếm 65% cả nước, và năm 2006 là 77% Miền Nam vớithành phố Hồ Chí Minh là khu vực trọng điểm vẫn duy trì mức độ thu hút trực tiếptừ Nhật Bản như trước Tuy vậy số vốn đầu tư trên một dự án của các doanh nghiệpđầu tư vào miền Nam ít hơn so với miền Bắc Hầu hết các doanh nghiệp đầu tư vàomiền Bắc là các doanh nghiệp lớn với những dự án đầu tư có quy mô lớn Ngượclại, các doanh nghiệp Nhật ở miền Nam có quy mô đầu tư nhỏ Tại khu vực miềnBắc, các nhà đầu tư Nhật Bản chủ yếu tập trung đầu tư ở Hà Nội, Hải Phòng, VĩnhPhúc, Hải Dương, Bắc Ninh, đặc biệt Hà Nội là nơi tập trung nhiều dự án đầu tưnhất Nguyên nhân chủ yếu của xu hướng này là sự hình thành và phát triển mạnhmẽ của các khu công nghiệp, khu chế xuất tại miền Bắc như: khu công nghiệpThăng Long, khu công nghệ cao Hòa Lạc(Hà Nội), khu công nghiệp Tiên Sơn, khucông nghiệp Quế Võ(Bắc Ninh)…đã kích thích dòng vốn đầu tư của Nhật Bản chảyvào những nơi này.

Khu vực miền Trung ngày càng thu hút được sự chú ý của các nhà đầu tưNhật Bản Đặc biệt là tỉnh Nghệ An và Thanh Hóa Tỉnh Thanh Hóa hiện đang dẫnđầu cả nước về số vốn đăng ký (hơn 6 tỷ USD), nổi bật nhất là công ty TNHH lọchóa dầu Nghi Sơn với tổng vốn đầu tư đăng ký khoảng 6 tỷ USD Nghệ An hiệnđang nằm trong top đứng đầu cả nước về vốn đầu tư của Nhật Bản Năm 2009,Nghệ An chỉ mới có duy nhất 1 dự án FDI của Nhật Bản, trong vòng hơn 1 năm đếntháng 2 năm 2011, đã có thêm 4 dự án đầu tư vào tỉnh với tổng số vốn đầu tư lênđến 1,3 tỷ USD Trong đó, dự án lớn nhất đưa tổng số vốn đầu tư của Nghệ An lênđứng thứ 5 cả nước là dự án của tập đoàn thép Kobe với tổng số vốn đăng ký 1 tỷUSD

Trang 36

Bảng 2: FDI của Nhật Bản vào Việt Nam phân theo địa phương

Trang 37

Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài-Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Tính đến tháng 2 năm 2011, trừ dầu khí, các dự án đầu tư của Nhật Bản đã cómặt tại 45 tỉnh thành của Việt Nam nhưng tập trung chủ yếu ở Hà Nội, thành phốHồ Chí Minh, Thanh Hóa, Đồng Nai, Bình Dương, Hải Phòng, Hải Dương, VĩnhPhúc, Bắc Ninh Sở dĩ dòng vốn đầu tư của Nhật Bản tập trung ở những khu vực,địa phương này là do môi trường thuận lợi, có điều kiện cơ sở hạ tầng, thông tinliên lạc thuận lợi hơn, nguồn nhân lực dồi dào và có trình độ.

2.2.2.3 Cơ cấu đầu tư theo hình thức đầu tư:

Cũng như các đối tác khác, Nhật Bản vẫn thường đầu tư chủ yếu dưới bahình thức: 100% vốn nước ngoài, liên doanh và hợp đồng hợp tác kinh doanh Thờikì đầu, Nhật Bản chủ yếu đầu tư theo hình thức liên doanh, nửa sau những năm1990 các công ty của Nhật chú ý hơn đến loại hình đầu tư 100% vốn Sau đó, số dựán theo loại hình 100% vốn dần tăng mạnh Năm 1998 loại hình này mới chỉ chiếm42%, đến năm 2008 con số này đã là 77% Trong thời gian gần đây, dự án theo hìnhthức 100% vốn là chủ yếu Điều này phản ánh các nhà đầu tư Nhật Bản ngày càngtin tưởng vào môi trường đầu tư tại Việt Nam, sẵn sàng thúc đẩy mạnh dạn hơn nữahoạt động đầu tư theo hình thức này

Bảng 3: FDI của Nhật Bản vào Việt Nam phân theo hình thức đầu tư

Trang 38

(chỉ tính các dự án còn hiệu lực đến ngày 31 tháng 12 năm 2010)

dự án

Tổng số vốn đầutư (USD)

Vốn điều lệ(USD)1100% vốn nước ngoài1125 9.912.512.2353.485.612.986

3Hợp đồng hợp tác kinh doanh19447.660.356447.660.3564Hợp đồng BT, BOT, BTO19.375.0003.125.000

Tổng cộng1397 20.835.957.7765.783.685.712

Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài-Bộ Kế Hoạch và Đầu tư

Tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2010, các dự án FDI của Nhật Bản tại ViệtNam theo hình thức 100% vốn nước ngoài chiếm 80,52% số dự án và 47,57% vốnđầu tư Tiếp theo là đầu tư theo hình thức liên doanh với 234 dự án, tổng số vốn đầutư là 9,43 tỷ USD (chiếm 16,75% số dự án và 45,3% vốn đầu tư) Còn lại là các dựán đầu tư theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh, hợp đồng BT, BOT, BTO vàcông ty cổ phần 3 hình thức này chiếm một lượng rất nhỏ trong tổng số dự án đầutư (tổng cả 3 hình thức chiếm 2,64% số dự án và 6,6% vốn đầu tư) Đặc biệt, năm2005, Nhật Bản đã có công ty hoạt động với hình thức công ty Mẹ-Con đầu tiên cóvốn FDI đầu tiên tại Việt Nam Đó là công ty Panasonic của tập đoàn Matsushia củaNhật Bản.

2.3 Tình hình đầu tư của các doanh nghiệp Nhật Bản vào miền Bắc Việt Nam:2.3.1 Quy mô đầu tư:

Hầu hết các dự án đầu tư của Nhật Bản vào địa bàn các địa phương miền Bắccó quy mô đầu tư lớn với sự tham gia của nhiều các tập đoàn lớn có tên tuổi của

Trang 39

Nhật Bản như Canon, Toyota, Honda, Yamaha, Panasonic, Sumidenso, Sumitomo,…Tính đến năm 2008, có 291 công ty đang đầu tư vào khu vực phía Bắc chiếm44% số công ty Nhật trong cả nước

Bảng 4 : Quy mô FDI của Nhật Bản vào khu vực miền Bắc

nước 156 909.665 104 7.275.529 76 141.110 212 2.076.400

Nguồn: Bộ Kế hoạch và đầu tư

Qua bảng trên ta thấy nguồn vốn đầu tư của Nhật Bản vào miền Bắc tăng lênqua các năm với số lượng dự án đáng kể luôn chiếm tỷ lệ khá cao so với tổng số dựán của Nhật vào cả nước Từ năm 2007 đến năm 2009, tổng số dự án cấp mới củaNhật Bản vào miền Bắc luôn chiếm khoảng 45% tổng số dự án của cả nước Đếnnăm 2010 tuy số lượng dự án chỉ chiếm còn 25% trong khi miền Nam chiếm tới70% tổng số dự án nhưng tổng vốn đầu tư của Nhật Bản vào miền Bắc vẫn lớn hơnmiền Nam (tổng số đầu tư vào miền Nam 332 triệu USD còn miền Bắc là 350 triệu

Trang 40

USD) Quy mô vốn đầu tư trung bình một dự án của miền Bắc lớn hơn miền Nam.Trong thời gian gần đây, số dự án và tổng vốn đầu tư của Nhật Bản vào miền Bắccó xu hướng chiếm tỷ lệ nhỏ hơn trong tổng số dự án và nguồn vốn đầu tư vào cảnước Tính đến ngày 24 tháng 12 năm 2011, Nhật Bản đầu tư vào miền Bắc với 570dự án và tổng số vốn đầu tư 6,47 tỷ USD, chiếm 39,8% số dự án của cả nước và30,9% tổng số vốn đầu tư vào cả nước Nguyên nhân của hiện tượng này là do NhậtBản đang thực hiện cơ cấu lại vốn đầu tư của mình theo lãnh thổ Việt Nam, đầu tưmột vài dự án quy mô lớn vào các tỉnh miền Trung Tuy nhiên, đến thời điểm hiệnnay Hà Nội, trung tâm của khu vực phía Bắc vẫn đang dẫn đầu cả nước về tổng sốvốn đăng ký và số vốn thực hiện.

2.3.2 Cơ cấu đầu tư:

2.3.2.1 Cơ cấu đầu tư theo lĩnh vực đầu tư:

Cơ cấu đầu tư của Nhật Bản vào miền Bắc Việt Nam cũng giống như cơ cấuđầu tư của cả nước Về lĩnh vực đầu tư, các nhà đầu tư Nhật Bản chủ yếu đầu tư vàongành công nghiệp, dịch vụ Sở dĩ các nhà đầu tư Nhật Bản chủ yếu tập trung đầutư vào lĩnh vực công nghiệp ở khu vực này bởi đồng bằng sông Hồng, trung tâmcủa miền Bắc, là nơi công nghiệp phát triển vào loại sớm nhất nước ta Ở đây tậptrung nhiều xí nghiệp công nghiệp hàng đầu của cả nước Còn khu vực miền núitrung du phía Bắc thì có tài nguyên phong phú thuận lợi cho khai thác khoáng sản,bổ sung một lượng nguyên vật liệu lớn cho các ngành công nghiệp nặng Thêm vàođó là sự xuất hiện và phát triển mạnh mẽ một loạt cụm, khu công nghiệp, khu chếxuất như KCN cao Hòa Lạc, KCN Thăng Long, KCN Quế Võ, đã thu hút đáng kểnguồn vốn đầu tư nước ngoài của Nhật Bản chảy vào lĩnh vực này Lượng vốn FDIngành công nghiệp chế biến chế tạo vào khu vực phía Bắc chiếm đến 58,7% lượngvốn đầu tư vào cả nước

Ngày đăng: 27/10/2012, 16:44

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Cục đầu tư nước ngoài: http://www.fia.mpi.gov.vn Link
3. Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam: http://www.vn.emb-japan.go.jp Link
4. Tổng cục thống kê: http://www.gso.gov.vn Link
5. Tổ chức xúc tiến thương mại Nhật Bản JETRO http://www.jetro.go.jp Link
9. Khu công nghiệp Việt Nam http://www.khucongnghiep.com.vn/ Link
10. Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội http://www.hapi.gov.vn/ Link
11. Khu công nghiệp Bắc Ninh http://www.izabacninh.gov.vn/ Link
12. Trung tâm văn hóa thông tin tư vấn và xúc tiến đầu tư Bắc Ninh:http://www.ipcbacninh.gov.vn Link
13. Ngân hàng hợp tác quốc tế Nhật Bản http://www.jbic.go.jp/en/ Link
15. Vietnam bussiness forum http://vccinews.vn/ Link
16. Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nhật http://vn.vinajapan.com/ Link
1. Vũ Chí Lộc (1997), Giáo trình đầu tư nước ngoài, NXB Giáo dục, Hà Nội 2. TS Phùng Xuân Nha, Giáo trình đầu tư quốc tế, ĐH Quốc gia Hà Nội Khác
3. PGS-TS Hoàng Thị Chính, giáo trình kinh tế quốc tế, ĐH Kinh tế-ĐH Quốc gia TPHCM Khác
4. Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam, Hiệp định giữa CHXHCN Việt Nam và Nhật Bản về tự do, xúc tiến và bảo hộ đầu tư Khác
5. Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam, Sáng kiến chung Việt Nam – Nhật Bản Khác
6. Bộ Kế hoạch và đầu tư, cục đầu tư nước ngoài : Báo cáo tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam Khác
7. Luật đầu tư 2005, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội Khác
1.JBIC(2010), Survey Report on overseas business operations by Japanese Manufacturing companies Khác
2. (2010) Survey of Japanese-affiliated firms in Asia and Oceania Khác
3. Yukiko Fukunaga, Shifting FDI Trends in Vietnam: Broadening Beyond Manufacturing Base to Consumer MarketIII. Tài liệu website Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: FDI của Nhật Bản vào Việt Nam phân theo ngành - Hoạt động đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào miền Bắc Việt Nam thực trang và triển vọng.doc
Bảng 1 FDI của Nhật Bản vào Việt Nam phân theo ngành (Trang 33)
Bảng 2: FDI của Nhật Bản vào Việt Nam phân theo địa phương - Hoạt động đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào miền Bắc Việt Nam thực trang và triển vọng.doc
Bảng 2 FDI của Nhật Bản vào Việt Nam phân theo địa phương (Trang 37)
Bảng 2: FDI của Nhật Bản vào Việt Nam phân theo địa phương - Hoạt động đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào miền Bắc Việt Nam thực trang và triển vọng.doc
Bảng 2 FDI của Nhật Bản vào Việt Nam phân theo địa phương (Trang 37)
2.2.2.3 Cơ cấu đầu tư theo hình thức đầu tư: - Hoạt động đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào miền Bắc Việt Nam thực trang và triển vọng.doc
2.2.2.3 Cơ cấu đầu tư theo hình thức đầu tư: (Trang 38)
STT Hình thức đầu tư Số - Hoạt động đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào miền Bắc Việt Nam thực trang và triển vọng.doc
Hình th ức đầu tư Số (Trang 39)
Bảng 3: FDI của Nhật Bản vào Việt Nam phân theo hình thức đầu tư - Hoạt động đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào miền Bắc Việt Nam thực trang và triển vọng.doc
Bảng 3 FDI của Nhật Bản vào Việt Nam phân theo hình thức đầu tư (Trang 39)
Bảng 3: FDI của Nhật Bản vào Việt Nam phân theo hình thức đầu tư - Hoạt động đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào miền Bắc Việt Nam thực trang và triển vọng.doc
Bảng 3 FDI của Nhật Bản vào Việt Nam phân theo hình thức đầu tư (Trang 39)
Bảng 4: Quy mô FDI của Nhật Bản vào khu vực miền Bắc - Hoạt động đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào miền Bắc Việt Nam thực trang và triển vọng.doc
Bảng 4 Quy mô FDI của Nhật Bản vào khu vực miền Bắc (Trang 40)
Bảng 4 : Quy mô FDI của Nhật Bản vào khu vực miền Bắc - Hoạt động đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào miền Bắc Việt Nam thực trang và triển vọng.doc
Bảng 4 Quy mô FDI của Nhật Bản vào khu vực miền Bắc (Trang 40)
Nguồn: Tổng hợp theo báo cáo tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam của Cục đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và đầu tư - Hoạt động đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào miền Bắc Việt Nam thực trang và triển vọng.doc
gu ồn: Tổng hợp theo báo cáo tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam của Cục đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và đầu tư (Trang 43)
Bảng 5: FDI của Nhật Bản vào khu vực phía Bắc xét theo địa phương: - Hoạt động đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào miền Bắc Việt Nam thực trang và triển vọng.doc
Bảng 5 FDI của Nhật Bản vào khu vực phía Bắc xét theo địa phương: (Trang 44)
Bảng 5: FDI của Nhật Bản vào khu vực phía Bắc xét theo địa phương: - Hoạt động đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào miền Bắc Việt Nam thực trang và triển vọng.doc
Bảng 5 FDI của Nhật Bản vào khu vực phía Bắc xét theo địa phương: (Trang 44)
Bảng 6:Các dự án có vốn đầu tư lớn của Nhật Bản vào địa bàn Bắc Ninh - Hoạt động đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào miền Bắc Việt Nam thực trang và triển vọng.doc
Bảng 6 Các dự án có vốn đầu tư lớn của Nhật Bản vào địa bàn Bắc Ninh (Trang 51)
Bảng 7: Một số quốc gia đầu tư chính vào Hải Dương - Hoạt động đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào miền Bắc Việt Nam thực trang và triển vọng.doc
Bảng 7 Một số quốc gia đầu tư chính vào Hải Dương (Trang 52)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w