MỤC LỤC
FDi chủ yếu là vốn đầu tư tư nhân, các chủ đầu tư tự tiến hành hoạt động đầu tư và tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động vì vậy hiệu quả sử dụng nguồn vốn này (đặc biệt là hiệu quả tài chính) thường cao hơn các nguồn vốn khác, đồng thời FDI không để lại gánh nặng nợ nần cho ngân sách nước nhận đầu tư như vay thương mại, cũng không gây ép về kinh tế, chính trị, xã hội như ODA. Thứ nhất, doanh nghiệp có thể có được “công nghệ trọn gói”, thứ hai, nó giúp phá vỡ sự cân bằng hiện thời của thị trường và buộc các hãng nội địa đổi mới, thứ ba, công nghệ mới và hiện đại thường chỉ có được thông qua quan hệ nội bộ công ty, thứ tư, lợi thế của một công ty đa quốc gia giúp cho khai thác tiềm lực công nghệ hiệu quả.
Ngoài các ưu đãi cơ bản như trên, doanh nghiệp đầu tư vào các lĩnh vực sản xuất còn được hưởng một số ưu đãi đặc thù theo ngành như: (i) Ưu đãi dành cho việc chuyển các hoạt động sản xuất vào địa bàn ưu đãi đầu tư; (ii) Ưu đãi dành cho doanh nghiệp công nghệ cao; (iii) Ưu đãi dành cho các dự án chiến lược có tầm quan trọng quốc gia; (iv) Ưu đãi cho doanh nghiệp vừa và nhỏ; (v) Ưu đãi đối với các dự án có tính chất liên kết công nghiệp; (vi) Ưu đãi cho công nghiệp sản xuất máy móc và thiết bị; (vi) Ưu đãi dành cho công nghiệp chế biến vùng cọ nguyên liệu. Để thu hút FDI, Thái Lan đã đưa ra các chính sách cắt giảm thuế hấp dẫn đối với các dự án đầu tư nước ngoài Thái Lan miễn thuế thu nhập doanh nghiệp từ 3 đến 8 năm, miễn thuế nhập khẩu 90% đối với nguyên liệu, 50% đối với máy móc mà Thái Lan chưa sản xuất được..Ngoài ra Thái Lan còn có các chính sách ưu đãi về dịch vụ như: giảm giá thuê nhà đất, văn phòng, cước viễn thông, vận tải..Giá dịch vụ ở Thái Lan thuộc loại hấp dẫn nhất với việc thu hút FDI.
Giai đoạn III (2008-2010) của Sáng kiến chung Việt Nam- Nhật Bản gồm 7 nhóm vấn đề với 37 hạng mục và 62 tiểu mục, liên quan đến một số vấn đề có tính trước mắt và dài hạn về thực thi chính sách, luật pháp về đầu tư, thuế lao động, tiền lương, đình công, hải quan, công nghiệp, truyền thông, giao thông đô thị… Sau 2 năm thực hiện thì 81% các hạng mục đề ra trong kế hoạch hành động đã thực hiện tốt, mặc dù tỷ lệ này không cao bằng giai đoạn 1 và 2 đã làm trước đó, nhưng giai đoạn 3 rất nhiều những hạng mục khó nên đó cũng là kết quả tương đối khả quan. Cụ thể trong khu vực của mình sẽ dành cho các nhà đầu tư của mỗi bên những đối xử không kém thuận lợi hơn so với đối xử dành cho các nhà đầu tư nước ngoài và những đầu tư trong nước mình trong cùng một hoàn cảnh tương tự như nhau trong việc thành lập, mua lại, mở rộng hoạt động, quản lý, sử dụng, thu lợi.
Trong những năm gần đây, Nhật Bản cũng có nhiều dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng KCN lớn ở khu vực phía Bắc như công ty Nomura đầu tư xây dựng khu công nghiệp rộng 153 ha tại Hải Phòng với số vốn đầu tư 163 triệu USD, công ty Sumimoto đầu tư 53 triệu USD xây dựng khu công nghiệp Thăng Long rộng 128 ha ở Hà Nội, công ty Sumimoto đầu tư xây dựng khu công nghiệp Thăng Long 2 ở Hưng Yên rộng 220 ha với tổng vốn đầu tư 80 triệu USD…Các dự án này đã góp phần thúc đẩy nguồn vốn FDI của các nhà đầu tư Nhật Bản tiềm năng khác vào khu vực này. Nhật Bản đầu tư vào Hà Nội chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực công nghiệp chế tạo, công nghệ điện tử, viễn thông, vật liệu như công ty Yamaha Motor Việt Nam (sản xuất lắp ráp xe máy) với tổng số vốn đầu tư 127 triệu USD, công ty Canon Việt Nam (sản xuất lắp ráp máy in màu) có tổng số vốn đầu tư 76,7 triệu USD, công ty TNHH Panasonic Home Appliances Việt Nam với tổng vốn đầu tư 93,4 triệu USD, dự án hợp đồng hợp tác kinh doanh giữa Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam với Tập đoàn NTT với tổng vốn đầu tư là 332 triệu USD ..Các dự án công nghệ cao này có vai trò quan trọng trong việc đổi mới công nghệ, thiết bị tiên tiến, nâng cao trình độ quản lý và sản xuất, góp phần thay đổi bộ mặt công nghệ Thủ đô.
Khi kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp FDI Nhật Bản đã và đang tốt dần lên ở khu vực phía Bắc sẽ khiến các nhà đầu tư khác đến từ xứ sở hoa anh đào đặt niềm tin vào môi trường đầu tư tại đây và tạo động lực cho các nhà đầu tư tìm hiểu thị trường để đầu tư vào khu vực này. Năm nay, Nhật Bản vừa mới trải qua trận động đất, sóng thần mạnh nhất trong lịch sử ảnh hưởng rất nhiều đến nền kinh tế Nhật Bản cũng như có thể ảnh hưởng đến FDI của nước này ra nước ngoài bởi vậy chúng ta cần có những biện pháp để duy trì lượng vốn ổn định, đi trước đón đầu những thách thức.
Quan hệ đầu tư giữa hai nước đang phát triển tốt đẹp với những cam kết liên quan đến đầu tư được ký kết như sáng kiến chung Việt Nam- Nhật Bản, hiệp định về tự do xúc tiến và bảo hộ đầu tư giữa Nhật và Việt Nam, hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam- Nhật Bản (VJEPA). Các cam kết đầu tư này đã tạo điều kiện thuận lợi cho thu hút FDI từ Nhật Bản vào Việt Nam và nó tạo được nền tảng vững chắc cho việc hình thành khu vực thương mại tự do song phương giữa hai nước. Quan hệ tốt đẹp giữa hai nước sẽ là bước đệm cho quan hệ giữa Nhật Bản vào miền Bắc nước ta. Bên cạnh những thuận lợi mà miền Bắc Việt Nam có được để thu hút FDI của Nhật Bản thì vẫn còn nhiều những trở ngại đối với nhà đầu tư Nhật Bản nói riêng và các nhà đầu tư nước ngoài nói chung khi hoạt động đầu tư trực tiếp tại đây. Trong số những trở ngại đó, đặc biệt phải kể đến một số những vấn đề sau đây:. Trong những năm vừa qua, nền kinh tế Việt Nam đã thành công trong việc chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Tuy nhiên, nền kinh tế thị trường của Việt Nam còn rất sơ khai, chưa hoàn chỉnh. Thị trường hàng hóa, dịch vụ còn nhiều biểu hiện tiêu cực như xuất hiện nhiều hàng giả, hàng nhái, hàng lậu, hàng kém chất lượng…, hiện tượng bất cân xứng thông tin còn phổ biến. Thị trường hàng hóa sức lao động và thị trường khoa học-công nghệ mới manh nha. Thị trường tiền tệ và thị trường vốn cũng chưa phát triển đúng với tiềm năng. Tỷ lệ thanh toán bằng tiền mặt còn quá lớn. Doanh nghiệp tư nhân gặp nhiều khó khăn hơn trong việc tiếp xúc với nguồn vốn vay so với doanh nghiệp nhà nước. Vai trò, chức năng và nguyên tắc hoạt động khách quan của thị trường chưa được tôn trọng đầy đủ, vận dụng hợp lý. Sự phân biệt đối xử với các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế vẫn còn khá phổ biến. Tình trạng độc quyền doanh nghiệp trong khu vực kinh tế nhà nước còn kéo dài, với những hình thức mới được. “hợp thức hoá” nhưng thiếu những biện pháp cần thiết để được khắc phục.. www.mofahcm.gov.v n)Với những tác động của khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế toàn cầu, những yếu kộm vốn cú của Việt Nam cũng bộc lộ rừ hơn, lạm phỏt tăng cao, tình trạng thất nghiệp ngày càng tăng. Ngoài ra, sức cạnh tranh của các cơ sở sản xuất công nghiệp phụ trợ còn thấp, thiếu sự phối kết hợp, phân giao chuyên môn hóa giữa các cơ sở sản xuất phụ trợ và hầu như thiếu hẳn sự phối hợp, phân giao sản xuất, liên kết giữa nhà sản xuất chính với các nhà thầu phụ, giữa các nhà thầu phụ với nhau, giữa các doanh nghiệp FDI với các doanh nghiệp nội địa.
Dòng vốn FDI Nhật Bản đổ vào thị trường này chủ yếu nhằm mục tiêu mở rộng thị trường tiêu thụ tại Trung Quốc và có xu hướng mở rộng thị trường tiêu thụ sang các nước trong khu vực nhằm phân tán rủi ro theo chiến lược đầu tư “Trung Quốc+1”. Điều này được giải thích là do Việt Nam có một số lợi thế về vị trí địa lý kết nối hai thị trường Trung Quốc và ASEAN, ổn định chính trị, lương nhân công thấp, lao động cần cù và Việt Nam rất có thiện cảm với Nhật Bản đã trở thành ứng cử viên sáng giá nhất trong chiến lược “Trung Quốc+1” của Nhật Bản.
Nhiều hiệp định song phương được ký kết giữa hai nước như hiệp định đối tác kinh tế (EPA), hiệp định về tự do xúc tiến và bảo hộ đầu tư giữa Nhật và CHXHCN Việt Nam, hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam-Nhật Bản(VJEPA) cùng với Sáng kiến chung Việt Nam-Nhật Bản tạo điều kiện thúc đẩy dòng vốn FDI của Nhật Bản vào Việt Nam hiện nay và trong thời gian sắp tới. Ông Marugani, trưởng văn phòng nghiên cứu quốc tế của JBIC cho biết các doanh nghiệp Nhật Bản đang dần thay đổi quan niệm không chỉ coi Việt Nam là một cơ sở sản xuất mà còn là một thị trường tiềm năng để tiêu thụ các sản phẩm của doanh nghiệp Nhật.
Tuy nhiên, hệ thống cảng biển ở đây vẫn chưa được đầu tư xây dựng và phát triển xứng với tiềm năng của nó do vậy thành phố Hải Phòng và tỉnh Quảng Ninh cần phối hợp với các cơ quan liên ngành để lên kế hoạch vận động, khuyến khích và kêu gọi dự án đầu tư xây dựng và nâng cấp cảng, từ đó có thể tận dụng tốt hơn vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên thuận lợi sẵn có của các thành phố này. Ở Việt Nam, ở các tỉnh phía Nam có thể dễ dàng nhận thấy sự thành công trong việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài nói chung và đầu tư trực tiếp Nhật Bản nói riêng của hệ thống khu công nghiệp như KCN ở Bình Dương, Đồng Nai, thành phố Hồ Chí Minh…Chính vì thế, đầu tư xây dựng khu công nghiệp nhằm thu hút các nhà đầu tư Nhật Bản trên địa bàn các tỉnh miền Bắc là một chiến lược hết sức quan trọng.