1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Ảnh hưởng của văn hóa nhật bản tới hoạt động xuất khẩu Việt Nam - Nhật Bản thời gian qua.doc

48 2,7K 11
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 48
Dung lượng 881,5 KB

Nội dung

Ảnh hưởng của văn hóa nhật bản tới hoạt động xuất khẩu Việt Nam - Nhật Bản thời gian qua

Trang 1

CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ VĂN HÓA VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN HÓAĐẾN HOẠT ĐỘNG NGOẠI THƯƠNG

1.1.Khái niệm văn hóa1.1.1 Định nghĩa văn hóa

Theo các nghiên cứu của các nhà nhân loại học Mỹ là Alfred Kroeber và ClydeKluckhohn thống kê vào năm 1952, trên thế giới có tới 164 định nghĩa khác nhau về vănhóa trong các công trình nổi tiếng thế giới

Theo nghĩa ban sơ từ tiếng Hán, Văn hóa là những nét xăm mình qua đó người khácnhìn vào để nhận biết và phân biệt mình với người khác, biểu thị sự quy nhập vào thần linhvà các lực lượng bí ấn của thiên nhiên, chiếm lĩnh quyền lực siêu nhiên Theo ngôn ngữ củaphương Tây, từ “Culture” – Văn hóa có nguồn gốc từ các dạng của động từ Latin colere làcolo, colui, cultus với hai nghĩa: (1) giữ gìn, chăm sóc, tạo dựng trong trồng trọt; (2) cầucúng.

Vào năm 2002, UNESCO đã đưa ra định nghĩa về văn hóa như sau: Văn hóa nênđược đề cập đến như là một tập hợp của những đặc trưng về tâm hồn, vật chất, tri thức vàxúc cảm của một xã hội hay một nhóm người trong xã hội và nó chứa đựng, ngoài văn họcvà nghệ thuật, cả cách sống, phương thức chung sống, hệ thống giá trị, truyền thống và đứctin.

Vậy tóm lại, Văn hóa là sản phẩm của loài người, văn hóa được tạo ra và phát triển

trong quan hệ qua lại giữa con người và xã hội Văn hóa được truyền từ thế hệ này sang thếhệ khác thông qua quá trình xã hội hóa Văn hóa được tái tạo và phát triển trong quá trình hànhđộng và tương tác xã hội của con người

1.1.2 Đặc trưng của văn hóa

Văn hóa có bốn đặc trưng cơ bản sau:

Tính hệ thống: Mọi hiện tượng, sự kiện thuộc một nền văn hóa đều có liên quan

mật thiết với nhau, chứ không thể coi văn hóa như một phép cộng đơn thuần củanhững tri thức bộ phận.

Tính giá trị: Văn hóa chứa cái đẹp, chứa các giá trị, là thước đo mức độ nhân bản

của xã hội và con người Dựa vào văn hóa, người ta có thể đánh giá trình độ vănminh của một cộng đồng người, một đất nước và một thời đại.

Trang 2

Tính nhân sinh: Văn hóa là một hiện tượng xã hội, là sản phẩm hoạt động thực tiễn

của con người Theo đó, văn hóa đối lập với tự nhiên - văn hóa là cái nhân tạo, tuyvậy, nó là cái tự nhiên đã được biến đổi dưới tác động của con người.

Tính lịch sử: Văn hóa bao giờ cũng hình thành trong một quá trình và được tích lũy

qua nhiều thế hệ Tính lịch sử tạo cho văn hóa một bề dày, một chiều sâu, buộc vănhóa thường xuyên tự điều chỉnh, phân loại và phân bố lại các giá trị.

1.2.Các thành tố chính của văn hóa1.2.1 Ngôn ngữ

Theo giáo trình ngôn ngữ đại cương của Trần Xuân Hạo, NXB Giáo dục 2005 thì“Ngôn ngữ là một hệ thống dấu hiệu nhiều tầng được người bản ngữ chấp nhận, ghi nhớ,hiểu và sử dụng trong khi giao tiếp với cộng đồng”.

Sự xuất hiện của ngôn ngữ đã biến nhân loại mông muội trở thành những xã hội vănminh với sự phát triển toàn diện cả về tinh thần và vật chất Ngày nay, trong quá trình hộinhập quốc tế, sự ảnh hưởng và thâm nhập lẫn nhau trong các phạm vi kinh tế, chuyển giaocông nghệ và kĩ thuật, văn hóa và ngôn ngữ đã tạo ra bức tranh hết sức phong phú và phứctạp Ngôn ngữ trên mọi phương diện có vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển củamột quốc gia Thậm chí đôi khi ngôn ngữ là nhân tố quyết định đảm bảo sự ổn định và tiếnbộ của một quốc gia bằng cách giữ vai trò tác nhân giao tiếp, thống nhất dân tộc, pháp luật,quản lí Nhà nước, chính trị và v.v

Cùng với quá trình phát triển và giao thương giữa các nền kinh tế trên thế giới, ngônngữ giữ vai trò quan trọng trong việc nâng cao khả năng giao tiếp giữa các quốc gia và làchất xúc tác quan trọng cho việc phát triển các quan hệ ngoại giao và kinh tế.

1.2.2 Đời sống tinh thần

a) Giá trị và quan điểm

Các giá trị và quan điểm đều là những yếu tố cần được nhắc đến khi nói tới văn hóa,bởi chúng có mối liên hệ rất lớn đến con người Những ý tưởng, niềm tin và nghi thức màcon người gắn bó về mặt tình cảm là những giá trị Giá trị bao gồm những thứ như sự trungthực, sự chân thành, tự do và tính trách nhiệm Giá trị cũng là điều quy định cái gì là đúng,cái gì là sai Hệ thống giá trị được hình thành qua quá trình giao tiếp, được duy trì và ủnghộ bởi một nhóm người nhất định Những giá trị ấy ảnh hưởng đến cách tư duy của conngười trong một nền văn hóa, và từ đó nó có tác động đến giao tiếp, đến cách thức làm việccủa con người.

Trang 3

Quan điểm là sự thể hiện giá trị tích cực hoặc tiêu cực, là những cảm xúc và khuynhhướng của các cá nhân đối với những sự vật hay khái niệm Quan điểm có ảnh hưởng đếngiá trị Có thể nói, quan điểm định hướng cho sự hình thành giá trị Ví dụ, người Mỹ quanniệm trong cuộc sống cần có hưởng thụ, do đó họ coi trọng các giá trị vật chất cũng như đềcao sự sở hữu vật chất.

b) Văn học và nghệ thuật

Văn hóa - văn học, nghệ thuật luôn là nền tảng tinh thần đảm bảo sự phát triển bềnvững của xã hội Tư duy văn học, nghệ thuật là tư duy được thể hiện và thực hiện trong quátrình sáng tạo và thụ cảm nghệ thuật Sáng tạo và thụ cảm nghệ thuật là hình thái đặc trưngvà là hình thái cao nhất của hoạt động thẩm mỹ; trong sáng tạo và thụ cảm bao hàm cả đánhgiá giá trị Do đó, nói đến vai trò của tư duy nghệ thuật đối với lối sống là nói đến vai tròcủa nó đối với lối sống cả ở người nghệ sĩ, lẫn ở công chúng, tức lối sống của con ngườinói chung trong những điều kiện xã hội, lịch sử nhất định

Là hình thái kết tinh và là hình thái cao nhất của tư duy thẩm mỹ, tư duy nghệ thuậtcó một vai trò độc đáo không thể thay thế đối với lối sống con người Bên cạnh ngôn ngữ,thì văn học và nghệ thuật chính là sự phản ánh mức độ phát triển văn hóa của một quốc gia.Văn học nghệ thuật giúp hình thành, phản ánh và miêu tả chi tiết đời sống tinh thần củangười dân một nước.

c) Phong tục tập quán và thói quen

Phong tục tập quán và thói quen được hình thành qua một quá trình lâu dài của đờisống xã hội, quy định cách thức con người ứng xử phù hợp với một nền văn hóa nhất định.Trước hết chúng ta xét đến nghi thức Nghi thức là những cách thức đúng đắn trongcư xử, nói năng và ăn mặc trong một nền văn hóa Chẳng hạn như, trong nền văn hóa A-rậptừ vùng Trung Đông cho đến miền Tây Bắc nước Mỹ, một người sẽ không chìa tay ra chàongười lớn tuổi hơn nếu như người lớn hơn đó không giơ tay ra chào trước.

Khi những thói quen và cách ứng xử trong những hoàn cảnh cụ thể được truyền từthế hệ này sang thế hệ khác thì chúng trở thành phong tục tập quán Chúng khác nghi thứcở chỗ chúng xác định những thói quen hoặc cách ứng xử phù hợp trong những tình huốngcụ thể Ví dụ như người Nhật có truyền thống mở những bữa tiệc đặc biệt cho những cô gáivà chàng trai bước sang tuổi 20.

d) Tôn giáo

Tôn giáo là bất cứ hệ thống tín ngưỡng và phong tục nào có chức năng đề cập đếnnhững câu hỏi căn bản về đặc tính loài người, đạo đức, sự chết và sự tồn tại của thần thánh(nếu có) Định nghĩa rộng ngày bao gồm mọi hệ thống tín ngưỡng, kể cả những hệ thống

Trang 4

không tin tưởng vào thần thánh nào, những hệ thống đơn thần, những hệ thống đa thần vànhững hệ thống không đề cập đến vấn đề này vì không có chứng cớ.

Tôn giáo là một phổ quát văn hóa nên nó đóng vai trò quan trọng trong xã hội loàingười tôn giáo có các giá trị, tiêu chuẩn của nó, vì thế những người có cùng một tôn giáogắn bó với nhau hơn nhờ những giá trị và tiêu chuẩn chung ấy Và tôn giáo có chức năngtích hợp xã hội và đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống tinh thần của xã hội loài người

1.2.3 Đời sống vật chất

Đời sống vật chất của con người là một phần của nền văn hóa, cụ thể hơn, đó là mộtphần trong văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên Đời sống vật chất bao gồm những gìđáp ứng nhu cầu thể chất và sinh lý của con người, từ ăn uống, mặc, ở, sinh hoạt, đi lại chođến tiêu dùng

Đời sống vật chất của con người còn bao hàm ý nghĩa thích nghi với môi trường tựnhiên Việc ăn uống, mặc, ở, đi lại của con người chịu ảnh hưởng từ địa lý, khí hậu, môitrường, v.v Những yếu tố này cũng có ảnh hưởng đến thói quen tiêu dùng của con ngườitrong mỗi nền văn hóa

Tất cả những công nghệ được sử dụng trong một nền văn hóa để sản xuất ra hànghóa và cung cấp dịch vụ được gọi là văn hóa vật chất Sự thay đổi trong văn hóa vật chấtdẫn tới nhiều thay đổi trong những khía cạnh khác của văn hóa con người Chẳng hạn, việcra đời các phương tiện liên lạc hiện đại phục vụ cuộc sống và công việc như máy điệnthoại, máy fax, thư điện tử đã tạo nên những thay đổi trong cách thức tiếp xúc, trò chuyện,trao đổi công việc của con người.

1.3.Vai trò của văn hóa trong hoạt động kinh doanh và ngoại thương1.3.1 Ảnh hưởng tới tư duy và phong cách làm việc

- Ảnh hưởng tới hoạt động của não bộ: Theo những nghiên cứu mới nhất về não bộ

dựa trên công nghệ cao do giáo sư John Gabrieli và Trey Hedden thuộc Viện nghiêncứu não bộ McGovern - Học viện công nghệ Massachussets (MIT); Sarah Ketay vàArthur Aron - Đại học Stony Brook, New York; Hazel Rose Markus - Đại họcStanford khẳng định rằng: “văn hóa không chỉ tác động tới ngôn ngữ, phong tục màcòn ảnh hưởng tới cách mà con người cảm nhận về thế giới xung quanh ở mức độcơ bản nhất - thí dụ như những điều con người quan sát và tìm kiếm trên đườngphố, hoặc thậm chí đơn giản chỉ là cách nhận biết một đoạn thẳng nằm trong hìnhvuông.

Trang 5

- Văn hóa ảnh hưởng tới cách bạn tư duy và giải thích hiện tượng xung quanh: "Văn

hóa không thay đổi cách bạn quan niệm, đúng hơn văn hóa điều khiển cách bạn tưduy và giải thích thế giới xung quanh"

Các nhà nghiên cứu cũng cho biết, ở những cá nhân gần gũi về văn hóa xuất hiệnnhững hiệu ứng lớn hơn, họ ưa thích những câu hỏi và giá trị trong những quan hệ xã hội.Thí dụ như một cá nhân có chịu trách nhiệm hay không về những thất bại của một thànhviên trong gia đình, phản ánh sự can dự của yếu tố văn hóa Trong cả hai nhóm, não bộhoạt động mạnh mẽ hơn khi ghi nhận những kích thích phù hợp với văn hóa.

"Mọi người sử dụng cùng một cơ chế chú ý cho nhiều hoạt động nhận thức phức tạpnhưng họ được dạy bảo để sử dụng nó trong những cách khác nhau, đó chính là nhiệm vụcủa văn hóa" Gabrieli nói: "Thật hấp dẫn khi xem xét cách mà não bộ phản hồi những hìnhvẽ đơn giản, một trong những hướng có thể tiên đoán, đó là cách mà cá nhân suy nghĩ vềnhững mối quan hệ tự chủ hay phụ thuộc trong xã hội" Nhóm các nhà nghiên cứu đượcdẫn dắt bởi Trey Hedden và John Gabrieli tại Học viện công nghệ Massachusetts, đã chỉ rarằng hoạt động não bộ của con người bị ảnh hưởng sâu sắc bởi tập quán vốn ăn sâu trong ýthức

Vì thế, những suy nghĩ và hành động của con người phụ thuộc phần lớn vào nền vănhóa giáo dục và đào tạo nên họ Nền văn hóa ảnh hưởng đó có thể là văn hóa gia đình, xãhội, nền giáo dục quốc gia và cả nền văn hóa vật chất sẵn có… của mỗi quốc gia.

1.3.2 Ảnh hưởng tới kinh doanh và tiêu dùng

Như đã phân tích ở trên, văn hóa ảnh hưởng sâu sắc tới cách tư duy và làm việc củacon người, vì thế nó ảnh hưởng trực tiếp tới các hoạt động kinh doanh và tiêu dùng của xãhội.

1.3.2.1.Ảnh hưởng của văn hóa tới kinh doanh

Quá trình kinh doanh, mua sắm của một doanh nghiệp được miêu tả như sau:

Hình 1.3.2.1.1: quy trình mua sắm của tổ chức

Nguồn: Internet

Trang 6

Văn hóa ảnh hưởng sâu sắc tới mọi thành tố của quy trình này từ việc xác định nhucầu, tìm kiếm bạn hàng cho tới quyết định của doanh nghiệp từ cả hai phía người mua vàngười bán.

- Ảnh hưởng của văn hóa tới tìm kiếm đối tác kinh doanh Ví dụ như khi tìm kiếmđối tác kinh doanh tại Mỹ, chúng ta cần quan tâm tới suy nghĩ độc lập của họ, luônquan tâm tới chi tiết hơn là quan sát tổng thể Từ đó có thể phán đoán các phươngpháp tiếp cận thông tin của người Mỹ là sử dụng các phương tiện kỹ thuật số: máytính, điện thoại thông minh Các thông tin của họ phần lớn được tiếp nhận từ mạngInternet Do vậy, nếu muốn xuất khẩu đồ gỗ sang thị trường này, các doanh nghiệpViệt Nam cần phát triển thương mại điện tử, đăng ký truy cập tại các trang webB2B, các cổng thông tin thương mại toàn cầu

- Văn hóa ảnh hưởng tới cách người ta xử lý thông tin, đặc biệt trong kinh doanh, nóảnh hưởng tới cách đối tác của bạn đánh giá khả năng cạnh tranh, uy tín, thươnghiệu cũng như nhận xét về những giá trị đạo đức kinh doanh của công ty bạn Lấy vídụ tại Nhật Bản, do tiến hành công nghiệp sớm và nhanh chóng nên đã để lại nhiềuhậu quả về môi trường tại nước này Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, đờisống nhân dân được cải thiện, vì thế mà người dân Nhật và các đối tác Nhật Bảnquan tâm nhiều tới khía cạnh môi trường của sản phẩm Hầu hết các công ty sảnxuất công nghiệp (ví dụ như linh kiện điện tử) của Nhật đều được yêu cầu đạt tiêuchuẩn ISO 14001 - là tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý môi trường Mặt khác,các sản phẩm được nhập khẩu vào thị trường Nhật Bản phải trải qua các kiểm địnhngặt nghèo về các tiêu chuẩn này Văn hóa ảnh hưởng tới hệ thống phân phối hànghóa trên thị trường nói riêng và hoạt động marketing quốc tế nói chung Tại ViệtNam khi mà nền kinh tế nhỏ lẻ, manh mún, quan hệ làng xã vẫn được duy trì thì hệthống phân phối chủ yếu tới tay người tiêu dùng là hệ thống bán lẻ Vì thế nếu cácdoanh nghiệp muốn tiếp cận thị trường bán lẻ này họ phải đẩy mạnh hoạt độngquảng bá và thay đổi chính sách lợi nhuận, hoa hồng cho các đại lý bán lẻ này.Ngoài việc tác động tới hình thức của hệ thống phân phối, văn hóa còn ảnh hưởngnhiều tới thời gian, lợi nhuận phân phối và vị thế của người sản xuất – nhà phânphối trên thị trường.

Ví dụ như để thâm nhập thị trường sản xuất đồ gỗ châu Âu, chiến lược phân phốimà các doanh nghiệp Việt Nam cần phân phối theo một trong các hướng chính sau:

 Phân phối qua đại lý

 Phân phối qua các công ty thiết kế, chuyên ngành

Trang 7

 Phân phối qua các hệ thống bán lẻ (là tổ chức hoặc các tổ chức phân phối khôngchuyên như siêu thị, bách hóa…

Hình 1.3.2.1.2: Kênh phân phối gỗ tại thị trường Châu Âu

Đại lý Franc

Hệ thống

cửa hàng

Nhà sản xuất nội địaĐại lý bán hàng

Phòng

Trong nước

NHÀ SẢN XUẤT

NGƯỜI MUA HÀNG

Bách hóa

Phân phối không chuyên

Phân phối chuyên ngành

Siêu thị / DY

Mua hàng bằng

Nhà nhập khẩu/Bán buôn

Dòng phân phối chínhDòng phân phối phụ

Cửa hàng bán lẻBán lẻ lớnTập đoàn mua

Nguồn: www.cbi.nl

1.3.2.2.Ảnh hưởng của văn hóa tới tiêu dùng

Văn hóa rất có ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng, đến quyết định mua hàng của mỗingười.

Do vậy, hành vi tiêu dùng đã được xem là một nghiên cứu về đặc điểm của ngườitiêu dùng, về nhân khẩu học, tâm thần học và những biến chuyển của nhu cầu con người.Ngoài ra, đây còn được dùng để đánh giá mức độ ảnh hưởng của một nhóm người như giađình, bạn bè và xã hội lên một cá thể Do tất cả các khía cạnh của hành vi tiêu dùng đềuđược yếu tố văn hóa bao trùm, nên những người làm marketing cần phải xác định và thấuhiểu nhân tố này và tầm ảnh hưởng của nó lên marketing toàn cầu để đạt được thành côngtrong kinh doanh.

Tháp nhu cầu của Maslow

Khi nhắc đến hành vi tiêu người tiêu dùng, không thể không nhắc đến Tháp nhucầu của Maslow (Maslow’s hierachy of needs) Maslow đã phân chia nhu cầu của conngười theo 5 giai đoạn: Giai đoạn đầu tiên là các nhu cầu cơ bản con người như văn, uống,duy trì nòi giống… để đảm bảo sự tồn tại của con người Khi đã thỏa mãn nhu cầu cơ bảnnày, vấn đề con người quan tâm lúc này là sự an toàn, an ninh của chính bản thân Kế đếnlà nhu cầu giao tiếp, những mối quan hệ và gắn bó trong xã hội Nhu cầu tiếp tục tiến lênđến giai đaọn được nhận biết và tôn trọng, để cuối cùng nhu cầu cao nhất là nhu cầu đượcthể hiện chính mình Hành vi người tiêu dùng sẽ thể hiện rất khác nhau qua các giai đoạncủa tháp Maslow và văn hóa có tầm ảnh hưởng mạnh mẽ ở 2 điểm sau:

Trang 8

- Thứ nhất: Một điều cơ bản trong thuyết Maslow nhưng không hoàn toàn đúng ở tấtcả các nền văn hóa là nhu cầu không nối tiếp nhu cầu theo một trật tự nhất định - Thứ hai: Các nhu cầu có tính chất tương đồng sẽ được thỏa mãn bởi nhiều sản phẩm

khác nhau hay loại hình tiêu thụ khác nhau.

Trong một phạm vi xã hội, hành vi tiêu dùng của cá nhân sẽ thể hiện cá tính riêngvà sẽ xây dựng mối quan hệ xã hội dưới sự dẫn dắt của yếu tố văn hóa Tôi chỉ lấy ví dụthông qua chỉ số đo lường Hofsted ở các quốc gia đa văn hóa Tại Indonesia, dân số thừahưởng một di sản Malay quan trọng nhưng đã bị thay đổi thành hơn 300 nền văn hóa khácnhau trên lãnh thổ Văn hóa khác biệt này bắt nguồn từ sự xung đột giữa các quốc gia, vănhóa, tín ngưỡng mà sản sinh ra các hành vi tiêu dùng khác nhau

Sự tồn tại của văn hóa ảnh hưởng đến sở thích của từng cá nhân và đồng thời ảnhhưởng đến hành vi tiêu dùng Văn hóa là một kinh nghiệm được chia sẽ bao gồm nhữnghành vi đã được trải nghiệm và ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định của từng cá nhân trongxã hội Việc tiêu dùng trở thành một tiến trình xã hội tích cực bắt nguồn từ các yếu tố vănhóa Văn hóa ảnh hưởng đến sự lựa chọn sản phẩm của người tiêu dùng và đồng thời ảnhhưởng đến đức tin và thái độ của cá nhân.

1.3.3 Ảnh hưởng tới lợi thế cạnh tranh quốc gia

Khi nghiên cứu mối liên hệ giữa văn hóa và lợi thế cạnh tranh quốc gia, chúng tacần loại bỏ yếu tố điều kiện tự nhiên bởi những ngành sản xuất vật chất dựa nhiều vào tàinguyên thiên nhiên (trừ ngành hóa chất và sản xuất giấy) không thể tạo ra những ngànhkinh tế xương sống của quốc gia Những yếu tố văn hóa được đề cập chính ở đây là conngười và tư duy, trí tuệ của họ.

Trước tiên cần hiểu rõ, lợi thế cạnh tranh quốc gia là gì?

Một cách tổng quát, lợi thế cạnh tranh quốc gia được thể hiện ở năng suất lao độngquốc gia đó trong một thời điểm nhất định Mục tiêu chính yếu của một quốc gia là tạo ramức sống ngày càng cao cho công dân mình Tuy nhiên năng suất lao động lại bị ảnhhưởng bởi những yếu tố sau:

- Giới hạn tâm sinh lý của người lao động

- Giới hạn phục vụ của công nghệ, máy móc và các yếu tố khoa học kỹ thuật- Giới hạn trình độ quản lý, kinh nghiệm quản lý

Nói tóm lại, năng suất bị giới hạn bởi trình độ phát triển của lực lượng sản xuất –vốn được xây dựng và phát triển theo tiến trình phát triển của nền văn hóa và lịch sử đấtnước cũng như hình thái xã hội hiện tại.

Trang 9

Lợi thế cạnh tranh của một quốc gia, của một ngành phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố:- Đổi mới lợi thế cạnh tranh khi nhận thức được một cơ hội thị trường hoàn toàn mới.

Đó là những phát minh, những phát hiện về lỗ hổng thị trường và tạo ra lợi thế dẫnđầu thị trường.

- Lợi thế cạnh tranh quốc gia không chỉ phụ thuộc vào thương mại quốc tế mà cònphụ thuộc vào đầu tư quốc tế Thương mại và đầu tư quốc tế tạo điều kiện chuyểngiao công nghệ mới, hiện đại hoặc tạo điều kiện khai thác các nguồn lực sản xuất rẻhơn, tạo ra lợi nhuận và năng suất vượt trội.

- Để có thể duy trì mức độ cạnh tranh, các quốc gia, các hãng phải không ngừng nângcấp lợi thế đó, chuyển sang loại hình tinh tế hơn, phức tạp hơn Đây cũng là mộtloại hình đổi mới, đa dạng hóa sản phẩm trên cơ sở sản phẩm có sẵn.

Tốc độ và mức độ tăng năng lực cạnh tranh lại phụ thuộc khá nhiều vào nền vănhóa hiện tại của quốc gia đó:

- Nguồn nhân lực chính là yếu tố quan trọng bậc nhất, quyết định tới tốc độ và nhịpđộ tăng trưởng của năng lực sản xuất Đây là yếu tố quyết định tới khả năng tiếp thuKH – KT mới cũng như tạo ra các phát minh, sáng kiến sản xuất…

- Thể chế chính trị và xã hội Ngoài nguồn lực con người thì thể chế chính trị và xãhội ảnh hưởng trực tiếp tới môi trường thuận lợi cho ngành sản xuất phát triển haykìm hãm chúng.

- Các trở lực khác như tôn giáo có thể ảnh hưởng tới sự ổn định chính trị, ổn địnhkinh tế và sản xuất

1.3.4 Ảnh hưởng tới hoạt động ngoại thương

Theo lý thuyết quản trị kinh tế quốc tế, cơ sở để xuất hiện hoạt động ngoại thươnggiữa các quốc gia bao gồm:

- Phản ứng chủ động do các nhân tố bên trong (vấn đề quản trị, hiệu quả kinh tế theoquy mô, hiệu quả kinh tế theo phạm vi, hiệu ứng kinh nghiệm) và bên ngoài (cơ hộisinh lợi, cơ hội gia tăng sản lượng, lợi thế của phân bố địa lý, kiểm soát đối thủcạnh tranh).

- Phản ứng thụ động do các nhân tố bên trong (tác động kéo, tồn kho quá mức, dưathừa công suất và yêu cầu phân tán rủi ro), và bên ngoài (cấu trúc thị trường, sựkém hấp dẫn của môi trường nội địa, áp lực chính trị…)

Trong hoạt động ngoại thương, các doanh nhân và các công ty luôn vươn tới nhữngthị trường mới, mong muốn đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng thuộc những nền

Trang 10

văn hóa mới Việc quan trọng đầu tiên mà họ phải làm là tìm hiểu nền văn hóa của địaphương nơi họ định thâm nhập hoặc định tiến hành kinh doanh Việc tìm hiểu này khôngchỉ bao gồm những vấn đề liên quan đến giao tiếp, cách thức tư duy và phong cách làmviệc, mà thương nhân hay doanh nghiệp còn phải có hiểu biết đầy đủ về những gì được coilà tốt, là đẹp trong nền văn hóa mà họ đang dần dần tiếp cận Chính vì thế, còn có thể kểđến vai trò của hiểu biết về mỹ học trong hoạt động ngoại thương Mỹ học là những gì màvăn hóa coi là “hợp thị hiếu” trong nghệ thuật (bao gồm cả âm nhạc, hội họa, khiêu vũ vàkiến trúc), là hình ảnh gợi nên bởi những sự biểu đạt cụ thể, và thậm chí cả tính hình tượngcủa một số màu sắc nhất định cũng được gọi là mỹ học Mỹ học có vai trò quan trọng khimột công ty tính đến chuyện kinh doanh ở một nền văn hóa khác Rất nhiều sai phạm cóthể xảy ra từ việc chọn màu sắc không phù hợp trong quảng cáo, đóng gói hàng hóa vàngay cả màu sắc của đồng phục làm việc Ví dụ, màu xanh lá cây là màu yêu thích đối vớicư dân đạo Hồi và là màu sắc trên hầu hết quốc kỳ các nước theo đạo Hồi, kể cả Jordani,Pakistan và Cộng hòa A-rập Điều đó dẫn tới việc hàng hóa thường được đóng gói màuxanh lá cây để lợi dụng thông điệp về màu sắc này Ngược lại, một loạt các nước châu á,màu xanh lá cây thường gây liên tưởng tới sự ốm yếu.

Như vậy, chúng ta thấy rằng văn hóa có vai trò không nhỏ trong kinh doanh nóichung và hoạt động ngoại thương nói riêng Chúng ta sẽ xem xét ảnh hưởng cụ thể của vănhóa trong hoạt động ngoại thương giữa Việt Nam và Nhật Bản trong chương tiếp theo.

TÓM TẮT CHƯƠNG I

Trong chương I, sau khi phân tích khái niệm văn hóa, các thành tố chính của vănhóa, tác giả đi sâu vào phân tích mối liên hệ của văn hóa tới tư duy và ý thức của con ngườinói chung Từ đây, theo logic, mở rộng dần ra phân tích ảnh hưởng của văn hóa tới tiêudùng, kinh doanh, tới lợi thế cạnh tranh quốc gia cũng như hoạt động ngoại thương haythương mại quốc tế theo tính chất bắc cầu Nhờ đó, có thể đưa ra các luận điểm, luận cứdùng để phân tích ảnh hưởng của văn hóa Việt Nam – Nhật Bản (trong đó chủ yếu là vănhóa Nhật Bản) tới hoạt động ngoại thương của hai nước trong chương II.

Trang 11

CHƯƠNG II: ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN HÓA TRONG HOẠT ĐỘNG NGOẠITHƯƠNG VIỆT NAM – NHẬT BẢN

2.1.Giới thiệu chung về Việt Nam và Nhật Bản2.2.1 Việt Nam

a) Đất nước

Nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một dải đất hình chữ S, nằm ởtrung tâm khu vực Đông Nam Á, ở phía đông bán đảo Đông Dương, phía bắc giáp TrungQuốc, phía tây giáp Lào, Campuchia, phía đông nam trông ra biển Đông và Thái BìnhDương Bờ biển Việt Nam dài 3 260 km, biên giới đất liền dài 4.510 km Trên đất liền,từ điểm cực Bắc đến điểm cực Nam (theo đường chim bay) dài 1.650km.

Về khí hậu, Việt Nam nằm hoàn toàn trong vòng đai nhiệt đới của nửa cầu bắc,thiên về chí tuyến hơn là phía xích đạo Vị trí đó đã tạo cho Việt Nam có một nền nhiệt độcao Về địa hình, lãnh thổ Việt Nam bao gồm ba phần tư là đồi núi nhưng chủ yếu là đồinúi thấp, hai đồng bằng lớn, nhiều sông, ngòi và có bờ biển dài Về tài nguyên, Việt Namcó nguồn tài nguyên phong phú như: tài nguyên rừng, tài nguyên thủy hải sản, tài nguyênnước, tài nguyên khoáng sản và tài nguyên du lịch.

Dân số: Theo số liệu tổng điều tra dân số, tính đến 0 giờ ngày 1/4/2009, dân số của

Việt Nam là 85.789.573 người, tăng 9.47 triệu người so với năm 1999.

b) Văn hóa

Ngôn ngữ: Tiếng Việt thuộc về ngôn ngữ Việt-Mường, hiện nay là ngôn ngữ chính

thức của nước Việt Nam, là tiếng mẹ đẻ của người Việt và đồng thời là ngôn ngữ hànhchính chung của 54 dân tộc sống trên đất nước Việt Nam, tiếng Việt được 86% người dânsử dụng Về nguồn gốc, tiếng Việt được xem là có nguồn gốc với ngôn ngữ Nam Á về mặttừ vựng kết hợp với ngôn ngữ Tày-Thái về mặt thanh điệu

Trong buổi đầu dựng nước, người Việt đã vay mượn chữ Hán làm chữ viết củamình, phải tới khoảng thế kỷ thứ 15 thì chữ Nôm mới ra đời, tuy nhiên trong xã hội vẫnsong song sử dụng 2 loại chữ viết này Từ thế kỷ 17, khi các nhà truyền giáo phương Tâyvào Việt Nam truyền đạo Công giáo đã dựa trên ký tự Latinh để chuyển âm tiếng Việt sangchữ Lalinh và đây là cơ sở cho sự ra đời của chữ Quốc ngữ hiện nay của Việt Nam.

Giá trị và quan điểm: Cộng đồng người Việt được tổ chức theo các đơn vị cơ bản

là làng Làng là một tổ chức khá khép kín Làng thường có đình làng là nơi thờ cúng các vịthành hoàng và hội họp dân làng, nơi tổ chức các lễ hội quan trọng Đơn vị xã hội nhỏ hơnlàng là các gia đình Khác với người phương Tây, gia đình ở Việt Nam được hiểu là một

Trang 12

gia đình lớn, gồm có nhiều thế hệ có quan hệ máu mủ ruột thịt cùng chung sống Gia đìnhđược tổ chức theo thứ bậc chặt chẽ, người dưới phải có hiếu và kính trọng người trên,người trên có nghĩa vụ phải chăm lo dạy dỗ con cháu nên người.

Vì nền tảng văn hóa là nông nghiệp nên người Việt có quan niệm ứng xử hài hòavới thiên nhiên Kinh thành Huế được xây dựng theo quan niệm hòa hợp với cảnh quanxung quanh Người Việt có hiểu biết lớn về thiên nhiên, đặc biệt là về điều kiện tự nhiênthích hợp cho nông nghiệp Người Việt có nhiều kinh nghiệm trong việc chống chọi vớithiên nhiên để phát triển nông nghiệp, như việc đắp đê phòng chống lũ lụt.

Tôn giáo và tín ngưỡng: Tín ngưỡng dân gian Việt Nam từ cổ xưa đã bao hàm: tín

ngưỡng phồn thực, tín ngưỡng sùng bái tự nhiên và tín ngưỡng sùng bái con người Conngười cần sinh sôi, mùa màng cần tươi tốt để duy trì và phát triển sự sống, nên đã nảy sinhtín ngưỡng phồn thực

Phong tục tập quán và thói quen: Dân tộc Việt Nam hình thành sớm và luôn luôn

phải thực hiện các cuộc chiến tranh giữ nước, từ đó tạo nên một đặc trưng văn hóa nổi bật:tư tưởng yêu nước thấm sâu và bao trùm mọi lĩnh vực Các yếu tố cộng đồng có nguồn gốcnguyên thuỷ đã sớm được cố kết lại, trở thành cơ sở phát triển chủ nghĩa yêu nước và ýthức dân tộc.

Sinh hoạt lễ hội là loại hình văn hóa dân gian đặc trưng tại mọi miền trên đất nướcViệt Nam Trong tâm lý và tình cảm, lễ hội mang lại sự thanh thản cho con người ViệtNam, gạt đi những lo toan thường nhật, tăng thêm sự gắn bó và tình yêu đối với thiênnhiên, đất nước Là một nước nông nghiệp, nên hầu hết các lễ hội diễn ra vào lúc “nôngnhàn” - mùa xuân và mùa thu, trong đó có một số lễ hội chung cho mọi người trên khắp đấtnước như Tết Nguyên Đán, Rằm Tháng Bẩy, Rằm Tháng Tám, Giỗ tổ Hùng Vương

Về văn học, Việt Nam có một nền văn học phát triển khá sớm mang bản sắc riêng.

Là một quốc gia có nhiều dân tộc sinh sống, mỗi dân tộc đều có nền văn học riêng củamình, tất cả tạo nên một nền văn học Việt Nam đa bản sắc Văn học cổ, gồm dòng văn họcdân gian, văn học chữ Dòng văn học dân gian xuất hiện trong quá trình lao động sản xuất,xây dựng và đấu tranh ngay từ thuở sơ khai, còn dòng văn học chữ được bắt đầu du nhậpvào Việt Nam từ đầu thời kỳ Bắc thuộc lần thứ nhất Văn học hiện đại chỉ thực sự xuất hiệnchi chữ Quốc ngữ được sử dụng và phát triển mạnh mẽ.

Nghệ thuật biểu diễn: Trong nghệ thuật biểu diễn của Việt Nam, có nhiều thể loại

như chèo, tuồng, cải lương, rối nước, ca múa nhạc cung đình, hát quan họ, chầu văn, ca trù,hát then, lý Nam Bộ… nhưng phổ biến nhất và thường được biểu diễn nhiều nhất là chèo,

Trang 13

tuồng, cải lương, hát quan họ, rối nước, lý Nam Bộ và nhã nhạc (một hình thức của ca múanhạc cung đình)

Kiến trúc: Gồm kiến trúc dân gian và kiến trúc ngoại du Về kiến trúc dân gian như

kiến trúc gỗ, kiến trúc gạch đá, kiến trúc tre nứa lá khá phổ biến ở khắp mọi nơi trên đấtnước Việt Nam Kiến trúc ngoại du được chuyển hóa và hòa trộn giữa hai trường phái kiếntrúc của Châu Âu, Bắc Mỹ và kiến trúc truyền thống Á Đông từ thế kỷ 19.

Hội họa và điêu khắc: Tranh dân gian gồm hai loại, tranh Tết và tranh Thờ Tranh

dân gian gắn liền với tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên và các vị thần linh Tranh dân gianthường được in với kỹ thuật khắc ván để in với số lượng lớn Trong khi đó hội họa đươngđại chỉ mới được phát triển từ khoảng những năm 20 của thế kỷ 20

Đời sống vật chất

Hiện nay, Việt Nam là nền kinh tế lớn thứ 60 trong các nền kinh tế thành viên củaQuỹ Tiền tệ Quốc tế xét theo quy mô tổng sản phẩm nội địa danh nghĩa năm 2009 và đứngthứ 133 xét theo tổng sản phẩm nội địa danh nghĩa bình quân đầu người Đây là nền kinh tếhỗn hợp, phụ thuộc cao vào xuất khẩu và đầu tư trực tiếp nước ngoài, đặc biệt nền kinh tếvẫn chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, sản xuất công thương nghiệp và dịch vụ có pháttriển tuy nhiên chưa thực sự nắm vai trò chủ đạo trong nền kinh tế

Theo số liệu sơ bộ của Tổng cục Thống kê, năm 2007, khu vực kinh tế nhà nước làkhu vực lớn nhất, chiếm 36,43 % GDP thực tế của Việt Nam, tiếp theo lần lượt là kinh tế cáthể (29,61 %), kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (17,66 %), kinh tế tư nhân (10,11 %).1

Kinh tế Việt Nam được chia thành 3 khu vực kinh tế, đó là: 1) nông nghiệp, lâmnghiệp, thủy sản; 2) công nghiệp (bao gồm công nghiệp khai thác mỏ và khoáng sản, côngnghiệp chế biến, xây dựng và sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất và phân phối khí, điện,nước); 3) thương mại, dịch vụ, tài chính, du lịch, văn hóa, giáo dục, y tế.2

Hội nhập kinh tế của Việt Nam diễn ra càng ngày càng nhanh và càng sâu sắc Chođến giữa năm 2007, Việt Nam đã có quan hệ kinh tế với 224 nước và vùng lãnh thổ trên thếgiới, đã ký hơn 350 hiệp định hợp tác phát triển song phương, 87 hiệp định thương mại, 51hiệp định thúc đẩy và bảo hộ đầu tư, 40 hiệp định tránh đánh thuế hai lần, 81 thoả thuận vềđối xử tối huệ quốc.3

1Tổng cục Thống kê (Việt Nam): “Cơ cấu tổng sản phẩm trong nước theo giá thực tế phân theo thành phần

2Tổng cục Thống kê (Việt Nam): “Cơ cấu tổng sản phẩm trong nước theo giá thực tế phân theo thành phần

3Bui Quang Tuan (2007), “Economic Integration of Vietnam,” paper presented at the 32nd FAEA Annual Conference "Politics and Economic Development of ASEAN", Bangkok, December 7-8; Lưu Ngọc Trịnh và Trần Thị Lan Hương (2007), “Hội nhập đa tuyến: Kinh nghiệm của Việt Nam”, Những vấn đề Kinh tế và Chính trị Thế giới, số 11(139), trang 45-51, tháng 11.

Trang 14

2.2.2 Nhật Bản

a) Đất nước

Là tên của một quốc gia hải đảo hình vòng cung, có diện tích tổng cộng là 379.954km² nằm xoải theo bên sườn phía đông lục địa châu Á Đất nước này nằm ở phía đông củaHàn Quốc, Nga và Trung Quốc và trải từ biển Okhotsk ở phía bắc đến biển đông TrungQuốc ở phía nam Nhật Bản thuộc vùng ôn đới, có 4 mùa rõ rệt Nhật Bản là quốc gia dẫnđầu thế giới về khoa học và công nghệ Nhật Bản cũng là nền kinh tế lớn thứ ba toàn cầutính theo tổng sản phẩm nội địa chỉ sau Hoa Kỳ.

Dân số: dân số Nhật Bản ước tính vào năm 2010 lên 129,5 triệu người, và là một

trong mười nước đông dân nhất thế giới, với mật độ dân cư rất cao, đặc biệt tại các khu vựcthành thị như Tokyo, Osaka…

b) Văn hóa

Ngôn ngữ: Tiếng Nhật Bản, hay tiếng Nhật, là một ngôn ngữ được hơn 130 triệu

người sử dụng ở Nhật Bản và những cộng đồng dân di cư Nhật Bản khắp thế giới Nó làmột ngôn ngữ chắp dính và nổi bật với một hệ thống các nghi thức nghiêm ngặt và rànhmạch, đặc biệt là hệ thống kính ngữ phức tạp thể hiện bản chất thứ bậc của xã hội NhậtBản, với những dạng biến đổi động từ và sự kết hợp một số từ vựng để chỉ mối quan hệgiữa người nói, người nghe và người được nói đến trong cuộc hội thoại Kho ngữ âm củatiếng Nhật khá nhỏ, với một hệ thống ngữ điệu rõ rệt theo từ Tiếng Nhật được viết trong sựphối hợp ba kiểu chữ: Hán tự hay Kanji và hai kiểu chữ đơn âm mềm Hiragana và đơn âmcứng Katakana.

Giá trị, quan điểm và tính cách con người: Do sống biệt lập với các quốc gia khác

tại châu Á trong nhiều thế kỷ cho tới thời kỳ mở cửa vào năm 1868, Nhật Bản đã có các nétriêng về phong tục, tập quán, chính trị, kinh tế và văn hóa trong đó gia đình đã giữ mộtvai trò trọng yếu Trước Thế Chiến thứ Hai, phần lớn người Nhật sống trong loại gia đìnhgồm ba thế hệ, sau đó, do sự phát triển nhanh chóng về kinh tế, kỹ thuật và đô thị cũng làmgia tăng loại gia đình hạt nhân chỉ gồm cha mẹ và các con, khiến cho loại đại gia đình giảmtừ 44% vào năm 1955 xuống còn 13,7% vào năm 1991.

Người ta cho rằng khó có thể dò xét được tình cảm và suy nghĩ của người Nhật bởicách cư xử kín đáo, ít bộc lộ cảm xúc ra bên ngoài của họ Nhưng khi đã quen, bạn sẽ thấuhiểu được những tình cảm của họ thông qua sự khác nhau rất tinh tế chứa đựng trong từngcử chỉ giao thiệp

Trang 15

Người Nhật thường kiềm chế bản thân, họ không dễ dàng sung sướng khi nhận đượcnhững lời khen ngợi Về tính khiêm nhường, có thể ví dụ như khi tặng quà, người Nhậtthường nói “chỉ là chút quà mọn của tôi” Người nước ngoài nghe được câu này thường rấtngạc nhiên Thực ra, đó là cách diễn đạt tế nhị dù quà tặng luôn được chọn hết sức cẩnthận Đó là sự nhã nhặn, khiêm tốn thật sự đúng cách của người Nhật Tuy nhiên, có sựkhác biệt trong suy nghĩ giữa các thế hệ, ngày càng có nhiều quan điểm cho rằng nên bộc lộtình cảm của mình

Văn hóa nghệ thuật: Nói đến nghệ thuật truyền thống Nhật Bản, người ta thường

liên tưởng đến nghệ thuật cắm hoa Ikebana, trà đạo, thư đạo Hầu hết các loại hình nghệthuật này đều có nguồn gốc từ nước ngoài và khi du nhập vào Nhật Bản, được người dânnước này tiếp thu một cách khéo léo để trở thành nghệ thuật Nhật Bản nổi tiếng trên khắpthế giới

Một đặc điểm nổi bật của nghệ thuật truyền thống Nhật Bản là chất trầm lắng nhưngrất dễ lan tỏa, lay động lòng người một cách tinh tế Đó là thứ nghệ thuật ẩn chứa cái đẹpcần được khám phá Một cái quạt trong tay diễn viên sân khấu kịch có thể gợi lên hình ảnhcủa cây kiếm (khi xếp quạt lại) hoặc trở thành trang giấy viết thư tình, thành cây dù xòe chetrên đầu Sự tích hợp này bao gồm trong một cử chỉ đẹp nhẹ nhàng, trong một cái nhìn kínđáo vào phần sâu thẳm nơi mỗi con người Cái phong thái tĩnh lặng, tâm tư chứa chan cháybỏng mà trầm mặc đã được người Nhật thể hiện thành công qua nhiều hình thức nghệ thuậtnhư trà đạo, cung đạo, kiếm đạo

Nghi thức trà đạo bao hàm cả sự thưởng thức cả căn phòng nơi nghi lễ được tổ chức,cả mảnh vườn sát phòng, cả bộ đồ trà, cả cách trang hoàng sắp đặt như những bức tranh dàitreo tường hay cách cắm hoa Đó cũng là tính thẩm mỹ – chuẩn mực của tất cả những hìnhthái nghệ thuật truyền thống Nhật Bản Hơn thế, các kiểu cách được tuân thủ trong nghithức dùng trà và các loại hình nghệ thuật truyền thống khác đều ảnh hưởng đến sự pháttriển các thói quen của người Nhật: coi trọng hình thức, cư xử kín đáo, ít bộc lộ cảm xúc rabên ngoài

Cũng theo truyền thống Shinto (thần đạo), bản chất con người và toàn bộ thế giớivạn vật vốn là sự thanh khiết và lành mạnh Không có một sự đối nghịch hay phân ranh nàogiữa con người với thế giới tự nhiên.

Mặt khác, tư tưởng Thiền tông đã đem lại cho người Nhật một quan điểm hợp lý hơnvề cái đẹp, bởi vì mục đích của những người theo Thiền tông là loại bỏ sự chi phối của lýtrí để hòa nhập thiên nhiên Họ quan tâm đến sự vĩnh hằng đằng sau các đổi thay chứkhông phải sự vận động ồn ào, náo nhiệt diễn ra trên bề mặt cuộc sống Do đó, các nghệ

Trang 16

thuật truyền thống của Nhật Bản như trà đạo, cắm hoa và các thể loại sân khấu của NhậtBản thường toát lên một ý niệm về tình yêu sâu sắc đối với thiên nhiên.

Đời sống vật chất

Kinh tế Nhật Bản là một nền kinh tế thị trường phát triển, quy mô nền kinh tế nàytheo thước đo GDP với tỷ giá thị trường lớn thứ hai trên thế giới sau Mỹ, còn theo thước đoGDP ngang giá sức mua lớn thứ ba sau Mỹ và Trung Quốc.

Nhật Bản là nước rất nghèo nàn về tài nguyên ngoại trừ gỗ và hải sản, trong khi dânsố thì quá đông, phần lớn nguyên nhiên liệu phải nhập khẩu GDP trên đầu người là 36.218USD (1989) Cán cân thương mại dư thừa và dự trữ ngoại tệ đứng hàng đầu thế giới, nênnguồn vốn đầu tư ra nước ngoài rất nhiều, là nước cho vay, viện trợ tái thiết và phát triểnlớn nhất thế giới Giao thông ở Nhật Bản rất phát triển, vào năm 2004 ở Nhật Bản cókhoảng 1.177.278 km (731.683 miles) đường bộ, 173 sân bay, 23.577 km (14.653 miles)đường sắt

Những đối tác xuất khẩu chính của Nhật là Hoa Kỳ 22.9%, Trung Quốc 13.4%, HànQuốc 7.8%, Đài Loan 7.3% và Hồng Kông 6.1% (2005) Những mặt hàng xuất khẩu chínhcủa Nhật là thiết bị giao thông vận tải, xe cơ giới, hàng điện tử, máy móc điện tử và hóachất

Đối tác nhập khẩu chính của Nhật là Trung Quốc 21%4, Hoa Kỳ 12.7%, A Rập XêÚt 5.5%, UAE 4.9%, Australia 4.7%, Hàn Quốc 4.7% và Indonesia 4% (số liệu 2005).Những mặt hàng nhập khẩu chính của Nhật Bản là máy móc, thiết bị, chất đốt, thực phẩm(đặc biệt là thịt bò), hóa chất, nguyên liệu dệt may và những nguyên liệu cho các ngànhcông nghiệp của đất nước đang tăng trưởng, nhưng cũng nảy sinh không ít vấn đề

2.2.Quan hệ ngoại thương Việt Nam – Nhật Bản

Năm 2010, tổng kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam-Nhật Bản đạt kimngạch hơn 16 tỷ USD, tăng gần 24% so với cùng kỳ năm 2009; trong đó, kim ngạch xuấtkhẩu của Việt Nam sang Nhật Bản đạt 4,8 tỷ USD, tăng hơn 24% so với cùng kỳ nămngoái.

Cán cân thương mại giữa hai nước tương đối cân bằng Từ năm 2000-2004, ViệtNam nhập siêu khoảng trên 50 triệu USD/năm; Năm 2005-2006 Việt Nam xuất siêu trên300 triệu USD/năm và đến năm 2007, nhập siêu khoảng 108 triệu USD (chủ yếu là do nhậpkhẩu máy móc thiết bị gia tăng do có sự gia tăng trong đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vàoViệt Nam)

4 Blustein, Paul "China Passes U.S In Trade With Japan: 2004 Figures Show Asian Giant's Muscle".The Washingtn Post (2005-01-27) Retrieved on 2006-12-28

Trang 17

Các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản trong năm 2010chủ yếu là nông sản thực phẩm, hải sản, may mặc, gỗ và sản phẩm từ gỗ (Tham khảo phụlục số 1) Bên cạnh đó, Nhật Bản còn là thị trường quan trọng đối với ngành dệt may và dagiày của Việt Nam (đứng thứ ba sau Hoa Kỳ và EU).

Việt Nam và Nhật Bản đã thiết lập quan hệ thương mại từ rất lâu, nhưng kể từ, khimà hiệp định đối tác kinh tế toàn diện ASEAN – Nhật Bản (AJCEP) và hiệp định đối táctoàn diện Việt Nam Nhật Bản VJEPA vào ngày 1/4/2008 Bản có hiệu lực, mối quan hệ củahai nước được nâng lên tầm cao mới

Biểu 2.2.1: Cán cân xuất nhập khẩu Việt Nam – Nhật Bản (2001 – 2010)

Nguồn: phòng Đông Bắc Á- Vụ Thị Trường Châu Á TBD, Bộ Công Thương

Hiệp định được xây dựng phù hợp với các chuẩn mực và nguyên tắc của Tổ chứcthương mại thế giới (WTO) Đối với thương mại hàng hóa, Việt Nam đồng ý tự do hóa đốivới 87,66% kim ngạch thương mại trong vòng 10 năm Nhật Bản cam kết tự do hóa94,53% kim ngạch thương mại trong vòng 10 năm Đây là cơ hội để các doanh nghiệp cóthể tận dụng những ưu đãi này để nhập khẩu nguồn nguyên vật liệu và công nghệ của NhậtBản để sản xuất các sản phẩm có giá trị gia tăng cao, hàm lượng công nghệ cao phục vụcho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.5

Những ngành hàng của Việt Nam được hưởng lợi nhiều từ VJEPA là Thủy sản(thuế suất giảm từ 5.4% xuống còn 1.31%), dệt may (từ thuế suất 7% xuống còn 0%) Tuynhiên trong 2 năm 2009 và 2010 vừa qua, cán cân thương mại Việt Nam – Nhật Bản ngàycàng bị thâm hụt trầm trọng, một mặt là do sự tăng lên của tỷ giá Yên, nhưng phần lớn cho

Xuất khẩu2,5092,4382,9093,5024,4115,2326,0698,5386,2927,778Nhập khẩu2,2152,5092,9933,5524,0924,7006,1778,2417,4689,141

2001200220032004200520062007200820092010 (E)

Trang 18

chúng ta thấy được rằng giá trị nhập khẩu vượt quá xa so với giá trị xuất khẩu sang thịtrường này.

Quan hệ thương mại giữa hai nước còn rất nhiều tiềm năng phát triển, bên cạnh độlớn về dung lượng thị trường, có thể thấy, do ở trình độ phát triển khác nhau nên hai nềnkinh tế có tính chất bổ sung, hỗ trợ cho nhau nhiều hơn là cạnh tranh với nhau Nhật Bảndành ưu đãi GSP cho một số mặt hàng của các nước đang phát triển và kém phát triển,trong đó có Việt Nam khi xuất khẩu hàng hóa sang nước này

Tuy nhiên, trong quan hệ ngoại thương với Nhật Bản, các DN Việt Nam chưa tậndụng hết được những lợi thế và ưu đãi mà các hiệp định thương mại, đầu tư song phương,đa phương giữa hai nước Nguyên nhân chủ yếu là trình độ thấp kém của các DN hầu nhưchưa đáp ứng được các yêu cầu nhập khẩu khắt khe (thông qua các hàng rào kỹ thuật nhưquy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, dư lượng kháng sinh trong thủy sản xuất khẩu,nhãn môi trường ecomark…)

Biểu 2.2.2: Phân tích SWOT (chủ yếu về mặt văn hóa) đối với các DN Việt Nam

Điểm mạnh

- Nhân công rẻ, giá đầu vào nguyênliệu chế biến giá thấp, dồi dào

- Có những ngành nghề truyền thống,mặt hàng xuất khẩu đặc trưng trên thịtrường thế giới

- Ưu đãi của nhà nước đối với xuấtkhẩu (thuế suất xuất khẩu 0%, ưu đãi vayvốn sản xuất phục vụ xuất khẩu…)

Điểm yếu

- Khả năng, trình độ quản lý yếu kém - Năng suất lao động thấp, chi phí sản

xuất và giá thành sản phẩm cao.

- Năng lực cạnh tranh tài chính cònyếu

- Yếu kém về thương hiệu (chưa XDthương hiệu)

- Chưa đáp ứng và vượt qua được hàngrào phi thuế quan: chống bán phá giá, ràocản kỹ thuật (TBT)

Cơ hội

- Hội nhập mở ra cơ hội tham gia phâncông lao động quốc tế, học hỏi côngnghệ và kinh nghiệm quản lý

- Có cơ hội đổi mới máy móc, trangthiết bị và nhận vốn đầu tư từ nướcngoài, mở rộng ngành nghề lĩnh vực xuấtkhẩu

- Sự phát triển của công nghệ thông tincho phép tìm kiếm cơ hội kinh doanhnhiều hơn

Thách thức

- Các nguồn lực thiên nhiên đang dầncạn kiệt vì thế các ngành xuất khẩu sảnphẩm thô sẽ gặp khó khăn trong thờigian tới

- Không đáp ứng yêu cầu về tiêuchuẩn chất lượng, môi trường, do vậy bịmất dần thị trường (ví dụ như thủy sản)

à Phá sản

- Khủng hoảng trong chuyển đổinguồn lực hoặc tìm phải tìm hướng kinhdoanh mới, lạc hâu nhanh về công nghệsản xuất

Nguồn: Tự tổng kết

Khó khăn lớn nhất mà các DN xuất khẩu Việt Nam gặp phải khi kinh doanh tại thịtrường này chính là việc vấp phải quá nhiều hàng rào phi thuế quan (đặc biệt là hàng rào kỹ

Trang 19

thuật - TBT đối với các sản phẩm tiêu dùng, thực phẩm…) Theo thống kê của tổ chứcCopenhagen Economics hiện tại ở Nhật Bản có khoảng 104 biện pháp được áp dụng cholĩnh vực sản xuất, số lượng TBT chiếm đa số (65/104) biện pháp

Hình 2.2.1: Thống kê các rào cản phi thuế quan áp dụng cho lĩnh vực sản xuấttại Nhật Bản trong thời gian qua

Nguồn: Báo cáo của Copenhagen Economics

Lấy ví dụ trong ngành sản xuất và chế biến thủy hải sản, theo Cục Quản lý Chấtlượng Nông lâm sản và Thủy sản (Nafiqad, Bộ NN&PTNT) trong năm 2010, cơ quan thẩmquyền Nhật Bản đã cảnh báo 57/5.070 lô hàng thủy sản của Việt Nam do có các dư chấtTrifluralin, Nitrofurans, Chloramphenicol Riêng 7 tháng đầu năm nay, Nhật tiếp tục cảnhbáo 49/2.939 lô hàng cao hơn so cùng kỳ năm 2010 Trong đó, lô hàng cảnh báo về chấtTrifluralin chiếm 53%, còn Enrofloxacin chiếm 22% Cho tới thời điểm hiện tại, đã cókhoảng 68 lô hàng thủy sản của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản bị Bộ Y tế,Lao động và An sinh xã hội nước này cảnh báo dư lượng kháng sinh vượt quá mức chophép, chủ yếu là các mặt hàng tôm, mực ống, cá ngừ và cá hồi, trong đó tôm chiếm tỷ lệcao nhất với 43 lô Số lượng hàng bị trả về trong năm 2010 lên tới con số 275 lô hàng vớigần 9.000 tấn sản phẩm thủy sản chưa đáp ứng yêu cầu chất lượng, chủ yếu là sản phẩm cátra, tôm, mực, bạch tuộc

Nhận thức về vấn đề an toàn thực phẩm và việc áp dụng quy trình, kỷ luật côngnghiệp vào lĩnh vực chế biến và xuất khẩu vẫn chưa được người xuất khẩu Việt Nam chútrọng, một mặt là vì nền kinh tế của chúng ta đang phát triển ở trình độ thấp, mặt khác là donhận thức về các giá trị tiêu dùng (chất lượng sản phẩm, mẫu mã, tiêu chuẩn công

Trang 20

nghiệp…) vẫn còn khá mới mẻ, khó nắm bắt đối với đa số người dân Việt – những ngườixuất phát từ nền nông nghiệp lạc hậu.

2.3.Ảnh hưởng của văn hóa trong hoạt động ngoại thương Việt Nam – NhậtBản

2.3.1 Những nét khác biệt trong văn hóa hai nước

Nét khác biệt cơ bản trong văn hóa Việt Nam và Nhật Bản chính là nguồn gốc củavăn hóa Trong khi văn hóa Việt Nam được bắt nguồn từ nông nghiệp thì văn hóa Nhật Bảnlại là sự pha trộn độc đáo giữa văn hóa du mục và văn hóa nông nghiệp Vì thế mặc dù làmột quốc gia châu Á nhưng Nhật Bản có nền công nghiệp hiện đại và tác phong côngnghiệp không kém gì các quốc gia phương Tây.

Sự khác biệt đó dẫn tới lối sống, cách suy nghĩ và tác phong làm việc khác nhau vềcăn bản Bắt nguồn từ văn hóa du mục, người Nhật Bản có tính khắc nghiệt và hiếu chiến,thích sự cưỡng đoạt với óc độc tôn độc hữu Tính hiếu thắng của người Nhật Bản được thểhiện rõ nhất vào cuộc cải cách Minh Trị Sau thời gian dài “Bế quan tỏa cảng” Nhật Bản trởnên lạc hậu nhiều so với thế giới Sự xâm lấn của tư bản Phương Tây khiến cho Minh trịThiên Hoàng phải tiến hành cải cách nhằm đổi mới đất nước Lúc này, phái đoàn Nhật Bảndo đại thần Iwakyra Tomoni dẫn đầu đã đến thăm và học hỏi 12 nước Âu – Mỹ Về sau,Nhật Bản tiến hành cách mạng công nghiệp thành công, một số thói quen của người NhậtBản cũng được thay đổi cho phù hợp với cải cách này Trong số đó, tính đúng giờ củangười Nhật là điểm khá nổi bật Người Nhật Bản luyện được tính đúng giờ là nhờ vào (i)việc sớm áp dụng hệ thống thời gian hiện đại của Phương Tây, (ii) áp dụng phương phápquản lý khoa học của Mỹ Tính chính xác về thời gian cũng ảnh hưởng tới mọi mặt của đờisống xã hội từ sản xuất tới sinh hoạt thường ngày

Hệ thống quản lý JIT (Just In Time) là một minh chứng tiêu biểu cho tính đúng giờcủa người Nhật JIT là triết lý quản lý được đề xuất bởi ông Taiichi Ohno – Nhà quản lý,đồng thời là Phó Chủ tịch Công ty Toyota Hệ thống này hiện được áp dụng rộng rãi trêntoàn thế giới, và trở thành khuôn mẫu cho mọi mô hình sản xuất

Với đặc điểm địa lý bị chia cắt, văn hóa du mục phát triển đã giúp con người Nhậtbản phát triển tư duy phân tích, tạo cơ hội phát triển các ngành công nghiệp chế tạo tại NhậtBản Bên cạnh đó, lối sống du mục cũng tạo cho con người Nhật Bản đức tính lạc quantrước nghịch cảnh Đối với một đất nước luôn phải chịu nhiều thiên tai như động đất, núilửa, sóng thần, trong khó khăn, người Nhật Bản vẫn đoàn kết, gắn bó và giúp đỡ lẫn nhau.Tinh thần này cũng rất được giới doanh nhân tôn trọng.

Trang 21

Vì thế khi tiến theo mô hình kinh tế hai tầng, Nhật Bản đã sớm hình thành mô hìnhkinh tế độc đáo Tại Nhật Bản, số lượng các DN lớn của Bản chỉ chiếm không đến 2%trong tổng số các DN mà đại bộ phận là các DN vừa và nhỏ Nhưng sự liên kết giữa chúngthì rất đa dạng và hiệu quả Đó là sự liên kết hàng ngang giữa các công ty mẹ (loại lớn)nhằm phát huy lợi thế tuyệt đối của các công ty thành viên, tăng khả năng cạnh tranh vàocác thị trường lớn, với các đối thủ lớn của quốc tế Nhưng dưới mỗi công ty mẹ là vô số cáccông ty con (loại vừa và nhỏ) liên kết theo chiều dọc nhằm phát huy các lợi thế tương đốicủa các công ty thành viên, khai thác lợi thê tiềm năng của thị trường tại chỗ, tăng lợi thếtuyệt đối cho công ty mẹ, và uyển chuyển thích nghi khi có biến động kinh tế Sự liên kếtđó thấy rất rõ qua hình thức cổ phần chéo, gắn kết về tài chính, nghiên cứu phát triển, hệthống kênh phân phối, cung ứng đầu vào, hỗ trợ nhân sự

Các doanh nhân Nhật Bản luôn đề cao chất lượng thỏa mãn nhu cầu khách hàng,các cam kết kinh doanh, đi trước thị trường và kết hợp hài hòa các lợi ích Cải tiến liên tục,ở từng người, từng bộ phận trong các doanh nhân Nhật Bản để tăng tính cạnh tranh củadoanh nhân và thỏa mãn khách hàng tốt hơn là điều rất nhiều người nước ngoài đã từngbiết

Một cuộc điều tra khảo sát do tác giả tiến hành tại 23 doanh nghiệp của Việt Namvà 1 cơ quan Nhà Nước cho thấy, trong trao đổi và giao dịch với người Nhật điều trở ngạinhất đối với doanh nghiệp Việt Nam chính là (1) Ngôn ngữ, (2) Chất lượng, tiếp sau đó làtới tính nguyên tắc và cứng nhắc, thái độ im lặng trong đàm phán và cuối cùng là thời gianđể ra quyết định.

Biểu 2.3.1: % Yếu tố cản trở giao dịch thương mại Việt Nam – Nhật Bản

Nguồn: kết quả điều tra – Phụ Lục 02

Bên cạnh đó, lối sống du mục cũng giúp hình thành tư duy siêu hình, giúp conngười Nhật Bản tư duy logic hơn

Trang 22

Tuy nhiên về mặt ngôn ngữ, có nhiều mặt hạn chế (như rất ít các nguyên âm, phụâm luôn đặt trước nguyên âm, một tỉ trọng lớn từ ngữ gốc ngoại nhập được thể hiện dướidạng chữ Kanji và chữ Katakana) góp phần khiến người Nhật Bản rất cẩn trọng khi phátbiểu, thể hiện chính kiến, và thường thông qua thái độ ngầm định, những yếu tố phi ngônngữ, sự nỗ lực thể hiện của bản thân để điền vào chỗ trống của ngôn từ Bởi vậy để hiểu họthường phải kết hợp nghe họ nói, quan sát những gì họ thể hiện và thấu hiểu tính cách củahọ.

Ngược lại, đối với Việt Nam, nền văn hóa thuần chất nông nghiệp lúa nước, vì thếtư tưởng, văn hóa và nền kinh tế có nhiều sự khác biệt Con người Việt Nam thường thụđộng hơn trong cách xử lý tình huống và đối phó với các bất trắc Họ coi trọng sự hiếu hòavà ít khi có những hành động gây hấn Xuất phát từ nền nông nghiệp lúa nước, cuộc sốngcủa người Việt Nam trọng tĩnh, thiên về định canh, định cư Trong quan hệ giữa người vớingười thì trọng tình nghĩa, cả nể Trong dân gian còn truyền tụng những câu ca dao như“Một trăm cái lý không bằng một tí cái tình”, hay như “luật vua còn thua lệ làng” Điều nàyphản ánh sự coi trọng tình cảm, không tuân thủ nghiêm các quy định luật lệ Hệ quả làngười lao động Việt Nam thiếu kỷ luật , thiếu tập trung cũng như sự nhiệt tình trong mọiviệc làm.

Nền nông nghiệp lạc hậu chiếm tỷ trọng cao khiến cho tích lũy của nền kinh tế thấp.Cộng với việc nhà nước phải cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội, nênviệc phát triển nền kinh tế thị trường còn rất nhiều hạn chế Các doanh nghiệp thiếu vốn,thiếu kỹ năng quản lý để thay đổi công nghệ, thay đổi mô hình kinh doanh và tiến tới xuấtkhẩu hàng hóa Kỹ thuật chế biến nông lâm sản còn lạc hậu, phương thức canh tác thiếukhoa học khiến cho hàng Việt Nam dễ bị từ chối khi thâm nhập vào các thị trường khó tínhnhư Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản.

Tâm lý thời bình “đèn nhà ai nhà nấy rạng” cũng ảnh hưởng nhiều tới các doanhnghiệp kinh doanh cùng một ngành, các doanh nghiệp cạnh tranh gay gắt với nhau mà quênđi thái độ hợp tác để cùng phát triển, cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài Ở ViệtNam, vai trò của các hiệp hội ngành nghề vì vậy chưa thực sự rõ nét, chưa có tiếng nóiquyết định, hạn chế việc hình thành những thế lực mạnh, những đối trọng với doanh nghiệpnước ngoài trên thị trường cả trong và ngoài nước.

2.3.2 Những nét tương đồng trong văn hóa hai nước

Văn hóa Nhật Bản là sự pha trộn giữa một bên là văn hóa nông nghiệp, một bên làvăn hóa du mục Vì vậy mà trong tương quan với văn hóa Việt Nam, hai nền văn hóa này

Trang 23

có sự giao thoa với nhau Điểm tương đồng lớn nhất đó chính là việc chú trọng tới tính tổngthể của vấn đề, phân tích vấn đề một cách tổng hợp Cả người Việt Nam và người Nhật Bảnđều rất xem trọng mối quan hệ với tập thể, họ luôn cố gắng giữ thể diện cho tập thể

Các công ty Nhật đã chú trọng tới công tác quản trị từ rất lâu, vì thế họ luôn xâydựng mô hình công ty như những cộng đồng thu nhỏ Mọi thành viên gắn kết với nhau trêntinh thần chia sẻ trách nhiệm Sự dìu dắt của lớp trước đối với lớp sau, sự gương mẫu củanhững người lãnh đạo làm cho tinh thần cộng đồng ấy càng bền chặt Trong nhiều chụcnăm chế độ tuyển dụng chung thân suốt đời và thăng tiến nội bộ đã làm sâu sắc thêm điềunày.

Tại Việt Nam, tuy công tác quản trị chưa thực sự được chú trọng, nhưng các công tycũng nhấn mạnh việc nhân viên đối xử với nhau như người trong gia đình, quan hệ côngviệc như vậy mới phát sinh ra sự “nhờ vả” Người Việt Nam cũng có tinh thần gắn bó vớicông ty, ngại sự thay đổi, chuyển việc.

Tôn ti trật tự trong gia đình và xã hội luôn được chú trọng tại hai nước này Trongcông ty, tinh thần tập thể của người Nhật biểu hiện rất cao Người ta so sánh một ngườinước ngoài có thể làm hơn một người Nhật, nhưng ba người nước ngoài sẽ làm thua ngườiNhật Khi làm việc tập thể, người Nhật rất tôn trọng ý kiến tập thể Một cá nhân thườngkhông quyết định thay cho công ty dù cho là những người đứng đầu công ty như shachouhay buchou mà đều phải thông qua tất cả ý kiến của nhân viên trong hội họp Do đó, mọicông việc thường được tiến hành rất tốt đẹp Hơn nữa, các cá nhân đều có ý thức làm việccho tập thể, cộng đồng Họ luôn sẵn sàng hi sinh cá nhân vì tập thể, hướng tới lợi ích chungcủa cộng đồng Từ tính tập thể này mà người Nhật thường dễ dung hòa tránh xung đột, mâuthuẫn trong tập thể.

Quan điểm này cũng được quán triệt trong đời sống của đại bộ phận người Việt Tưtưởng “dĩ hòa vi quý” hay “một điều nhịn chín điều lành” cho thấy người Việt trọng tinhthần hòa hảo Tinh thần đoàn kết dân tộc của người Việt luôn được thể hiện cao độ, nhất làkhi đất nước gặp phải những thách thức lớn (ví dụ như trong kháng chiến chống thực dânxâm lược trước đây)

2.3.3 Ảnh hưởng của văn hóa tới hoạt động ngoại thương giữa hai nước

2.3.3.1.Ảnh hưởng tích cực

Theo những lý thuyết cơ bản về Marketing, sự tương đồng văn hóa giữa hai nước sẽlàm giảm những yếu tố bài trừ, sự bất hòa về văn hóa Trong hệ thống các giá trị văn hoá,các giá trị văn hoá tinh thần, văn hoá phi vật thể có tác động mạnh mẽ và phổ biến đến hoạt

Trang 24

động marketing thông qua rất nhiều các biến số khác nhau Ảnh hưởng trực tiếp của vănhoá lên hoạt động marketing của DN là tác động lên chính hành vi của các chủ thể kinhdoanh hay hành vi của các nhà hoạt động thị trường Những hành vi đó sẽ in dấu lên cácbiện pháp marketing mà họ thực hiện Theo đó sự tương đồng văn hóa giữa Việt Nam vàNhật Bản thể hiện rõ nhất là trong:

 Lựa chọn ngành nghề, lĩnh vực để thực hiện thương mại quốc tế Phương pháp lựachọn ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh với Nhật Bản chủ yếu dựa vào sở thích, tâmlý tiêu dùng tương đồng giữa hai nền văn hóa.

Theo thống kê trong lịch sử, những loại hình kinh doanh mà các doanh nghiệp ViệtNam lựa chọn để giao thương với Nhật Bản thường là các ngành thủ công nghiệp truyềnthống (đồ gỗ mỹ nghệ, các đồ chế tác truyền thống…), các mặt hàng nông thủy sản và maymặc, gia công hàng điện tử, xuất khẩu dây cáp điện…

Xuất phát từ một nền kinh tế nông nghiệp chiếm vai trò chủ yếu, các lĩnh vực truyềnthống của Nhật cũng rất phát triển, tuy nhiên với tâm lý yêu thích những đồ tinh xảo, cácmặt hàng thủ công mỹ nghệ, đồ gỗ, gốm sứ của Việt Nam vẫn chiếm được cảm tình củangười tiêu dùng Nhật Bản vốn có gu thẩm mỹ cao và tâm hồn yêu cái đẹp.

Trong thời gian gần đây, Nhật Bản là thị trường lớn nhất nhập khẩu các sản phẩmthủ công mỹ nghệ của Việt Nam Hiện nay, Việt Nam đang xuất khẩu 11 nhóm hàng thủcông mỹ nghệ, trong đó có 5 loại chính là đồ gốm mỹ thuật, hàng mây song, hàng thêu ren,hàng gỗ mỹ thuật và hàng thảm Hàng năm, Nhật Bản nhập của Việt Nam khoảng 60 triệuUSD đồ dùng gia đình, trong đó chủ yếu là gỗ Nhu cầu gốm sứ của thị trường này cũng rấtlớn và người tiêu dùng khá yêu thích đồ gốm sứ của Việt Nam

Một trong những mặt hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đang tìm được chỗ đứngtrên thị trường Nhật Bản là quạt Chàng Sơn Đây là sản phẩm truyền thống của Việt Namcó từ hàng trăm năm nay, được làm theo lối truyền thống vừa cầu kỳ vừa bền đẹp QuạtChàng Sơn được trang trí bằng phong cảnh đất nước, thơ văn, câu đối Vì thế, mặc dùngười Nhật cũng có nghề làm quạt truyền thống lâu đời, nhưng vẫn ưa thích quạt ViệtNam Bên cạnh đó, các mặt hàng nông sản và thực phẩm chế biến của Việt Nam cũng đượcthị trường này đón nhận.

Theo thống kê, năm 2009, Việt Nam xếp hàng thứ 7 trong tốp 10 nước có lượng thủyhải sản xuất khẩu vào Nhật Bản và đứng thứ 8 về kim ngạch Những mặt hàng chủ lực xuấtkhẩu vào thị trường này phải kể đến là tôm, tôm đông lạnh, mực đông lạnh, mực khô, mựcngâm muối và các loại cá File động lạnh như cá kiếm, cá răng cưa…

Ngày đăng: 27/10/2012, 16:40

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w