0
Tải bản đầy đủ (.doc) (48 trang)

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP VỀ VĂN HÓA THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM – NHẬT BẢN

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN HÓA NHẬT BẢN TỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU VIỆT NAM - NHẬT BẢN THỜI GIAN QUA.DOC (Trang 34 -36 )

NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM – NHẬT BẢN

3.1. Nhận thức của thương nhân Việt Nam – Nhật Bản về vai trò của Văn hóa trong hoạt động ngoại thương

3.1.1.Thành công tại Nhật Bản - Nhận thức của thương nhân Việt Nam

Bài học thành công tại thị trường Nhật Bản có thể kể đến các trường hợp sau:

Nhượng quyền thương mại của cà phê Trung Nguyên:

Trong năm 2002, thương hiệu Cà phê Trung Nguyên tiến ra thị trường thế giới với bước tiến dài – nhượng quyền thương mại. Cơ sở đầu tiên của Trung Nguyên là đặt tại Tokyo. Lúc này, đối thủ cạnh tranh lớn nhất của Trung Nguyên tại thị trường này là Starbucks – một thương hiệu cà phê pha chế của Mỹ.

Sự thành công của Trung Nguyên ở thị trường nội địa cũng giống như Starbucks ở Mỹ, ngoại trừ việc Trung Nguyên thống trị thị trường nội địa của mình chỉ trong 4 năm, trong khi Starbucks phải mất đến 15 năm. Tại Nhật, Starbucks đã có đến gần 400 cửa hàng trong tổng số hơn 6000 cửa hàng của nó trên khắp thế giới. Tuy nhiên, điều đáng ngạc nhiên là đại lý nhượng quyền Trung Nguyên tại Nhật Bản lại ấn định giá mỗi tách cà phê Trung Nguyên cao hơn 50% so với Starbucks và cao hơn 25% so với các cà phê nội địa khác.

Thành công của Trung Nguyên ở Nhật Bản đã thực sự giúp nó nhảy vọt. Đến nay, thương hiệu Trung Nguyên đã có mặt ở Nhật Bản, Thái Lan, Singapore, Trung Quốc và Cộng hòa Séc. Cà phê rang Trung Nguyên cũng có mặt trong siêu thị và các cửa tiệm ở Mỹ, Đức, Đông Âu, Pháp và Nga. Hiện Đặng Lê Nguyên Vũ đang triển khai các hợp đồng nhằm tìm kiếm thị phần cho Cà phê Trung Nguyên tại 15 nước như Đức, Úc, Canada, Đài Loan, Malaysia, Philippin…

FPT software Japan

Tuy mới thành lập cách đây hai năm nhưng FPT Software Japan, công ty con 100% vốn của Công ty FPT Software Vietnam thuộc Tập đoàn FPT đã gặp hái những thành công bước đầu trên đất Nhật Bản.

Ước tính, doanh thu thị trường Nhật Bản mang lại cho FPT Software Vietnam đến cuối năm 2007 khoảng 15 triệu USD, trong đó FPT Software Japan đóng góp 5 triệu USD, tăng 5 lần so với năm ngoái. Dự kiến, thị trường Nhật Bản sẽ mang lại cho FPT Software Vietnam nguồn thu 30 triệu USD vào năm tới. Khách hàng của FPT Software Japan là những công ty hàng đầu Nhật Bản như Fujifilm, Panasonic, Hitachi Soft, Sanyo Electric.

Hiện FPT Software Japan có 120 nhân viên, trong đó 90 nhân viên làm việc tại thị trường Nhật Bản và khoảng 30 nhân viên qua lại giữa Việt Nam và Nhật Bản. Mục tiêu của FPT Software Japan là năm 2008 sẽ có 200 nhân viên và đến năm 2010 là 300- 400 nhân viên. Ngoài văn phòng đại diện tại Osaka, FPT Software Japan dự định năm 2008 sẽ mở thêm văn phòng tại Kyushu và nỗ lực duy trì tỷ lệ đóng góp 50% doanh thu cho FPT Software Vietnam.

Phở 24 thâm nhập thị trường Nhật Bản

Ngày 1/7/2011, công ty Seven&I Food Systems Co. Ltd. của Nhật Bản và Công ty Cổ phần sản xuất thương mại dịch vụ Phở 24 của Việt Nam đã khai trương cửa hàng Phở 24 ở quận Shinjuku, trung tâm thủ đô Tokyo, đánh dấu sự xuất hiện của một trong những thương hiệu nổi tiếng Việt Nam tại thị trường Nhật Bản.

Trong năm nay, Seven&I Food Systems Co. Ltd. dự định sẽ mở ba cửa hàng Phở 24 tại thủ đô Tokyo. Công ty này đặt mục tiêu sẽ mở rộng hệ thống Phở 24 ra khắp Nhật Bản.

Ông Jeff Dinh, giám đốc điều hành của Phở 24 cho biết, trước khi thâm nhập vào thị trường Nhật Bản, công ty Phở 24 đã có 11 cửa hàng nhượng quyền tương tự ở Indonesia, 2 ở Philippines, 3 ở Hong Kong và 2 ở Campuchia. Ngoài Nhật Bản, Mỹ được kỳ vọng là những điểm đến tiếp theo của Phở 24.

Và còn khá nhiều thương hiệu của Việt Nam dần khẳng định được vị thế của mình trên thị trường Nhật Bản như Gilimex – dệt may, Việt Tiến – dệt may, Kymdan – nệm, Gỗ Đức Thành – đồ gỗ gia dụng, Gốm Bát Tràng… đã khẳng định mối quan tâm của doanh nghiệp Việt tới yếu tố giá trị cốt lõi lâu dài – thương hiệu Việt. Sự nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của văn hóa, đặc biệt là văn hóa doanh nghiệp đối với định hướng phát triển kinh doanh dài hạn của doanh nghiệp; thực sự coi đó là một vũ khí cạnh tranh hữu hiệu trên thị trường thế giới.

Theo một cuộc điều tra do bản thân tác giả tiến hành tại các doanh nghiệp Việt Nam cũng như tại một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (vốn đầu tư của Nhật Bản), nhận thức của đại bộ phận doanh nhân, nhân viên người Việt vẫn còn hạn chế, những hiểu biết đó chủ yếu dựa vào các trung tâm xúc tiến thương mại hoặc tham tán thương mại tại Nhật chứ bản thân doanh nghiệp còn rất thụ động trong vấn đề tìm hiểu thị trường.

Ngoài ra, trên thị trường xuất khẩu thủy sản, chúng ta có thể kể đến sự thành công của Minh Phu Seafood, Agrifish hay Vĩnh Hoàn Seafood. Trên thị trường xuất khẩu hàng may mặc, chúng ta biết tới các thương hiệu quốc tế như Vinatex, Garco 10, Việt Tiến. Đối với mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ xuất khẩu có thể nhắc tới các nhãn hiệu gỗ của công ty AA, hay các làng nghề gỗ Đồng Kỵ…

3.1.2.Đánh giá nhận thức về văn hóa của thương nhân Nhật Bản

Văn hóa doanh nghiệp khởi nguồn từ nước Mỹ, sau đó được Nhật Bản xây dựng và phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, văn hóa doanh nghiệp phải bám sâu vào nền văn hóa dân tộc mới phát huy được tối đa hiệu quả. Nhận thức được tầm quan trọng của mối quan hệ giữa văn hóa doanh nghiệp với bản sắc văn hóa dân tộc, người ta đã hình thành khái niệm văn hóa giao thoa, theo đó, các công ty đa quốc gia luôn biết kết hợp lợi ích của mình với văn hóa doanh nghiệp của nước chủ nhà.

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và sự chuyển đổi cơ chế kinh doanh, các doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp nhà nước phải trở thành đơn vị sản xuất kinh doanh tự chủ. Doanh nghiệp muốn đứng vững trong cạnh tranh thị trường gay gắt nhất thiết phải tiến hành xây dựng văn hóa doanh nghiệp.

Vì thế không chỉ đối với Việt Nam mà còn cả với tất cả các quốc gia trên thế giới, khi bắt đầu hoạt động kinh doanh, các doanh nghiệp Nhật Bản luôn quan tâm tới việc tìm hiểu văn hóa kinh doanh của nước sở tại, tuy nhiên, họ vẫn giữ vững những nguyên tắc kinh doanh của chính mình.

Một đất nước vốn dĩ nghèo nàn về tài nguyên, có nhiều thiên tai, kinh tế chủ yếu là nông - ngư nghiệp và sự ảnh hưởng của Tam Giáo Đồng nguyên du nhập nên người Nhật Bản coi trọng: - Tinh thần tập thể - Hài hòa Thiên Nhân Địa - Đề cao sự hợp lí - Sự ứng xử theo thứ tự coi trọng Lễ, Tín, Nghĩa, Trí, Nhân. Xã hội Nhật Bản tự biết mình thiếu rất nhiều các điều kiện nhưng cần phải khẳng định mình, nên có khuynh hướng du nhập và cải hóa những gì du nhập vào để chúng biến thành Kiểu Nhật Bản. Bởi vậy Văn hóa Doanh nhân Nhật Bản có sự giao thoa đỉnh cao các yếu tố Tây / Đông/ Nhật Bản. Tuy nhiên đến một lúc nào đó sự phát triển làm cho chiếc áo đó bộc lộ nhiều bất cập và mâu thuẫn. Tất cả cái đó cũng phản ánh trong tính cách phức tạp của người Nhật Bản.

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN HÓA NHẬT BẢN TỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU VIỆT NAM - NHẬT BẢN THỜI GIAN QUA.DOC (Trang 34 -36 )

×