Xây dựng văn hóa doanh nghiệp, triết lý kinh doanh thống nhất

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của văn hóa nhật bản tới hoạt động xuất khẩu Việt Nam - Nhật Bản thời gian qua.doc (Trang 40 - 42)

Doanh nghiệp cần xác định rằng văn hoá doanh nghiệp là sản phẩm của những người làm trong cùng một doanh nghiệp và phải đáp ứng được nhu cầu về giá trị bền vững. Nó xác lập một hệ thống các giá trị được mọi người làm trong doanh nghiệp chia sẻ, chấp nhận, đề cao và ứng xử theo các giá trị đó. Văn hoá doanh nghiệp còn góp phần tạo nên sự khác biệt giữa các doanh nghiệp và được coi là truyền thống của riêng mỗi doanh nghiệp.

Văn hoá doanh nghiệp có vị trí và vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của mỗi doanh nghiệp, bởi bất kỳ một doanh nghiệp nào nếu thiếu đi yếu tố văn hoá, ngôn ngữ, tư liệu và thông tin nói chung được gọi là tri thức thì doanh nghiệp đó khó có thể đứng vững và tồn tại được. Muốn vậy, doanh nghiệp cần từng bước thay đổi suy nghĩ về vấn đề kinh doanh theo hướng sau:

Bảng 3.3.2.1: Thay đổi nhận thức về kinh doanh và giá trị của doanh nghiệp

Vai trò tiến triển của chương trình tuân thủ thành chương trình dựa trên giá trị đạo đức Theo truyền thống Theo chiều hướng tiến bộ (những thói quen tốt nhất) Chú trong vào sự thanh tra Chú trọng vào kinh doanh

Dựa trên hạot động tác nghiệp Dựa trên quy trình Chú trọng vào báo cáo tài chính Chú trọng vào khách hàng

Mục tiêu là sự tuân thủ Mục tiêu là nhận dạng rủi ro, cải tiến quy trình Chú trọng vào chính sách và thủ tục Chú trọng vào quản lý rủi ro

Bao hàm sự kiểm tra nhiều năm Bao hàm sự liên tục đánh giá lại rủi ro Gắn bó chặt chẽ với chính sách Tạo điều kiện thuận lợi cho sự thay đổi

Trung tâm chi phí dự toán Trách nhiệm giải trình về những kết quả cải thiện hiệu quả hoạt động

Các kiểm tra viên chuyên nghiệp Những cơ hội về những cương vị quản lý khác Phương pháp luận: Chú trọng vào chính

sách, HĐ tác nghiệp và sự tuân thủ

Phương pháp luận: Chú trọng vào mục tiêu, chiến lược và quy trình quản lý rủi ro

Nguồn: Bài giảng chương 4 – Môn Đạo đức kinh doanh

Các bước thực hiện thay đổi văn hóa doanh nghiệp phải được tiến hành thận trọng, kiên nhẫn, không nóng vội dễ dẫn đến những xung đột văn hóa trong thời kỳ quá độ:

- Bước 1: Thay đổi tư tưởng và thể chế tiến bộ phù hợp với yêu cầu đổi mới. Đây là điều kiện tiên quyết cho xây dựng văn hóa doanh nghiệp nhằm tăng cường năng lực cạnh tranh, hướng vào bền vững. Những quan điểm, mục tiêu kết quả của cải cách hành chính những năm qua chính là điều kiện nền tảng cho đổi mới văn hóa doanh nghiệp theo nghĩa tích cực và tiêu cực. Chẳng hạn, sự nhất quán về quan điểm trong các chính sách, pháp luật của nhà nước, sự minh bạch, công khai và mẫn cán của các công chức nhà nước trong việc cung cấp các dịch vụ hành chính cho các doanh nghiệp, giám sát trách nhiệm của doanh nghiệp đối với người lao động, người tiêu dùng, với môi trường... là tạo nền tảng, tạo khuôn khổ về môi trường thể chế tốt cho xây dựng văn hóa doanh nghiệp theo hướng tăng chất lượng đầu ra.

- Bước 2: Lãnh đạo của doanh nghiệp nhận thức ra sự cần thiết phải thay đổi văn hóa tổ chức để phù hợp với thay đổi của môi trường bên ngoài. Những thay đổi lớn trong thương mại quốc tế đặt ra nhu cầu cần tới sự định hướng, sự sáng tạo của các cá nhân, các tổ chức để biến cải cái cũ, tinh tuyển cái mới cho văn hóa doanh nghiệp và cũng là cho văn hóa dân tộc. Đây là điều kiện tiên quyết cho những thay đổi của doanh nghiệp. Lãnh đạo của doanh nghiệp cần đưa ra đưa được những tuyên bố rõ ràng về sứ mệnh, về mục tiêu và nhiệm vụ của doanh nghiệp, gây được ấn tượng về quan điểm, giá trị mới mà doanh nghiệp hướng tới. Những định hướng này nếu không phù hợp với yêu cầu đổi mới, hoặc không rõ ràng sẽ khiến các thành viên

trong doanh nghiệp mất phương hướng, lúng túng như người phương tây dùng đũa khi ăn.

- Bước 3: Xây dựng Văn hóa doanh nghiệp không chỉ là bài phát biểu hay khẩu hiệu được trưng bày. Công việc này đặc biệt cần tới sự cam kết, gương mẫu đi đầu của cấp lãnh đạo trong doanh nghiệp. Các công ty muốn đạt được hiệu quả kinh tế - xã hội trong kinh doanh thì lãnh đạo công ty chẳng những đưa ra được những tuyên bố công khai về những giá trị mà công ty phải hướng tới mà các giá trị này còn được nhóm lãnh đạo cao nhất cam kết thực hiện bằng việc gương mẫu và chuyển tải chúng thường xuyên, liên tục vào các hoạt động của công ty. Thực tế này sẽ tạo dựng niềm tin và hành vi noi theo cho nhân viên.

- Bước 4: Doanh nghiệp còn phải có các can thiệp hướng vào luồng công việc và cơ cấu của tổ chức để có sự phù hợp giữa giá trị và nhiệm vụ mới của tổ chức. Khi có sự định hướng lại các giá trị cơ bản thì doanh nghiệp cũng cần rà soát lại các văn bản quy định. Các văn bản này phải thực tế, rõ ràng, khả thi. Hơn nữa phải lôi kéo được sự tham gia của các thành viên vào việc xây dựng văn bản này, khắc phục tính thụ động trông chờ vào cấp trên - tàn dư của thời bao cấp. Điều này có ý nghĩa: giới hạn thói quen “tự điều chỉnh” của cá nhân vào khuôn khổ chung của doanh nghiệp.

- Bước 5: Cuối cùng, một điều kiện không thể thiếu được là cần một thời gian thích hợp cho sự thay đổi văn hóa của doanh nghiệp: từ 5 đến 10 năm. Vì cái mới đưa vào doanh nghiệp phải trở thành cái được các thành viên chấp nhận, chia sẻ và áp dụng. Do đó cần độ dài thời gian cần thiết đủ cho sự kiểm nghiệm của cộng đồng doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của văn hóa nhật bản tới hoạt động xuất khẩu Việt Nam - Nhật Bản thời gian qua.doc (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(48 trang)
w