0
Tải bản đầy đủ (.doc) (48 trang)

Phương hướng phát triển ngoại thương Việt Nam – Nhật Bản 1.Chiến lược chung

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN HÓA NHẬT BẢN TỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU VIỆT NAM - NHẬT BẢN THỜI GIAN QUA.DOC (Trang 36 -38 )

3.2.1.Chiến lược chung

- Tiếp tục mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại theo hướng đa phương hóa, đa dạng hóa, chủ động hội nhập KTQT theo lộ trình phù hợp với điều kiện kinh tế nước ta vừa đảm bảo những cam kết quốc tế

- Nhà nước có chính sách khuyến khích sản xuất hướng về xuất khẩu với mục tiêu thu hút nguồn thu ngoại tệ, giảm chi ngoại tệ, tăng tỷ trọng nội địa hóa của sản phẩm xuất khẩu lên cao. Thực hiện chính sách bảo hộ có chọn lọc. Đẩy mạnh cách lĩnh vực dịch vụ thu ngoại tệ.

- Chủ động thâm nhập thị trường quốc tế, đẩy mạnh hoạt động tiếp thị, xúc tiến thương mại. Thông qua đó có thể tăng cường cơ hội giao lưu hợp tác và ký kết các hợp đồng khung về hợp tác kinh tế, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có thể ký kết các hợp đồng cụ thể sau này.

3.2.2.Chiến lược phát triển thị trường Nhật Bản 3.2.2.1.Nhập khẩu

Cơ cấu hàng hóa NK từ Nhật Bản của Việt Nam không có nhiều thay đổi theo năm. Định hướng nhập khẩu từ Nhật Bản trong một vài năm tới cũng vẫn dựa trên 3 nhóm hàng chính.

- Nhóm nguyên nhiên liệu: là các sản phẩm hóa chất hữu cơ, chất dẻo, sắt thép, xi măng, các sản phẩm từ dầu mỏ, băng sợi cho ngành dệt, luyện kim. Đây là những mặt hàng đòi hỏi kỹ thuật cao mà Việt Nam chưa đáp ứng được.

- Nhóm máy móc thiết bị: tập trung vào các máy móc thiết bị hiện đại nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa - hiện đại hóa của Việt Nam, rút ngắn khoảng cách lạc hậu về công nghệ của Việt Nam với các nước trong khu vực.

- Nhóm hàng tiêu dùng: Nhà nước Việt Nam không khuyến khích nhập khẩu quá nhiều hàng hóa tiêu dùng từ bên ngoài, nhất là các hàng hóa xa xỉ, nhằm tiết kiệm ngoại tệ và khuyến khích nhân dân tiêu dùng hàng hóa sản xuất trong nước. Tuy nhiên, việc nhập khẩu một số hàng tiêu dùng của Nhật Bản là cần thiết, thứ nhất nhằm đáp ứng nhu cầu trong nước, vì hàng hóa tiêu dùng Nhật Bản vốn đa dạng về chủng loại, phong phú về mẫu mã và có chất lượng rất cao; hai là tạo ra sự cạnh tranh khiến cho các nhà sản xuất trong nước quan tâm hơn nữa đến việc đa dạng hóa chủng loại hàng, nâng cao chất lượng sản phẩm và tính thẩm mỹ của hàng hóa.

3.2.2.2.Xuất khẩu

Theo Ban Kinh tế thế giới của Viện Chiến lược phát triển thì những mặt hàng có khả năng đạt giá trị kim ngạch xuất khẩu lớn nhất và là trọng tâm đẩy mạnh xuất khẩu vào Nhật Bản đến năm 2010 gồm có: dầu thô, hàng dệt may, thủy hải sản, giày dép và sản phẩm da, rau quả, thực phẩm chế biến và chè xanh, đồ gốm sứ, hàng thủ công mỹ nghệ, cà phê, cao su, than đá. Định hướng phát triển một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực trong một vài năm tới như:

- Dầu thô: không chỉ còn xuất khẩu dầu thô mà còn phải gia tăng xuất khẩu các sản phẩm chế biến từ dầu thô

- Dệt may: tăng cường tỷ lệ hàng dệt kim trong cơ cấu xuất khẩu, đa dạng hóa mẫu mã, thiết kế sản phẩm đáp ứng thị hiếu của thị trường.

- Thủy hải sản: chú trọng tới quy trình nuôi trồng đúng tiêu chuẩn, đáp ứng tiêu chuẩn của thị trường (đặc biệt là an toàn vệ sinh thực phẩm) nằm nâng cao giá bán và tăng tính cạnh tranh.

- Dày dép và sản phẩm da: mcuj tiêu phấn đấu là tăng thị phần.

- Rau quả thực phẩm và chè xanh: đáp ứng nhu cầu giao hàng, và đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm (đạt được JIS và JSA)

- Đồ gốm sứ: đa dạng hóa chủng loại sản phẩm, thay đổi mẫu mã thường xuyên để bắt kịp xu hướng, thị hiếu của thị trường.

- Hàng thủ công mỹ nghệ: đảm bảo chất lượng ổn đinh, gia tăng mẫu mã để chiếm lĩnh thị trường lớn hơn.

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN HÓA NHẬT BẢN TỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU VIỆT NAM - NHẬT BẢN THỜI GIAN QUA.DOC (Trang 36 -38 )

×