0
Tải bản đầy đủ (.doc) (48 trang)

Giao lưu kinh tế song song với giao lưu văn hoá:

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN HÓA NHẬT BẢN TỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU VIỆT NAM - NHẬT BẢN THỜI GIAN QUA.DOC (Trang 39 -40 )

Trong bối cảnh hội nhập và giao lưu rộng rãi với các nước trong khu vực và trên thế giới, việc giao lưu văn hóa là không thể tách rời khỏi giao lưu kinh tế để giao lưu kinh tế đạt được hiệu quả cao. Nhà nước có thể kết hợp với các Bộ ngành liên quan tổ chức các cuộc hội thảo về văn hóa, các cuộc giới thiệu về văn hóa của Việt Nam với Nhật Bản hoặc gửi các phái đoàn doanh nghiệp Việt Nam sang Nhật tìm hiểu văn hóa nước đối tác. Có thể lấy Nhật Bản hoặc Hàn Quốc làm ví dụ: họ đã quan tâm và đã làm rất tốt việc quảng bá văn hóa của nước mình đến các nước khác trong khu vực và trên thế giới, thông qua việc tổ chức các triển lãm về văn hóa, chiếu các bộ phim nói về đời sống của người dân nước mình, khiến cho người nước ngoài dễ dàng có cái nhìn về văn hóa và lối sống của người Nhật Bản hay Hàn Quốc hiện đại.

Về phía Việt Nam, Nhà nước ta đã bước đầu có những hoạt động nhằm mục đích giới thiệu văn hóa Việt Nam với các bạn Nhật Bản. Năm 2003, nhân kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản, đã có khoảng 100 hoạt động kỷ niệm với quy mô khác nhau được tổ chức ở cả hai nước với hơn 70 hoạt động ở Việt Nam và hơn 30 hoạt động ở Nhật Bản. Đỉnh cao của đợt hoạt động này là tháng 9 - “Tháng Việt Nam tại Nhật Bản” và “Tháng Nhật Bản tại Việt Nam”. Trong “Tháng Việt Nam tại Nhật Bản”, Việt Nam tổ chức “Lễ hội Việt Nam” tại công viên Hibiya, một công viên lớn của trung tâm Tokyo từ 19-23/9. Đây là sự kiện lớn bao gồm nhiều hoạt động phong phú như biểu diễn văn nghệ, triển lãm ảnh nghệ thuật, xúc tiến du lịch, hàng không, xúc tiến thương mại... Nhiều chương trình văn hóa được tổ chức trong năm kỷ niệm này đã tạo cơ hội cho nhân dân hai nước Nhật Bản và Việt Nam tiếp xúc và tìm hiểu văn hóa của nhau.

c. Tiến hành tốt công tác nghiên cứu thị trường, định hướng thị trường trọng điểm

Nhà nước kết hợp với các cơ quan có liên quan tiến hành phân tích kỹ tình hình và quan hệ buôn bán với thị trường Nhật Bản, trên cơ sở đó xây dựng đối sách với thị trường này; khảo sát và tìm cơ hội thâm nhập mở rộng thị trường đối với từng mặt hàng. Ví dụ, ngày 23/9/2003, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (Chi nhánh thành phố Hồ Chí

Minh) phối hợp với Liên đoàn Kinh tế Nhật Bản (Keidanren) và Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản đã tổ chức cuộc hội thảo “Kinh doanh với thị trường Nhật - Cơ hội và thách thức”, tại dó đưa ra một số nguyên tắc giúp thâm nhập thị trường Nhật Bản.

Trên tầm vĩ mô, Bộ Thương mại cần chỉ đạo cụ thể cho tham tán thương mại trong việc thu thập thông tin thị trường, phối hợp với JETRO (Japan External Trade Organisation - Tổ chức Ngoại thương Nhật Bản) tại Việt Nam để tăng cường hơn nữa công tác thu thập và phổ biến thông tin về thị trường Nhật với các doanh nghiệp, đặc biệt là các thông tin có liên quan đến phương thức phân phối, văn hóa, thị hiếu tiêu dùng, v.v. hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam trong việc đặt văn phòng đại diện, triển lãm hàng hóa và đưa hàng hoá của Việt Nam lên giới thiệu trên các website, tổ chức đoàn thương mại Việt Nam sang Nhật tìm hiểu thị trường và mời chuyên gia Nhật sang tư vấn sản xuất hàng xuất khẩu, v.v.

3.3.2.Về phía doanh nghiệp

Trong bối cảnh kinh tế thị trường cạnh tranh tự do, các doanh nghiệp phải tự mình có những biện pháp thích nghi với thị trường và đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Do đó, việc tiếp cận với thị trường nước ngoài nói chung và thị trường Nhật Bản nói riêng là việc mà doanh nghiệp phải chủ động tiến hành nhằm mục đích thâm nhập và nâng cao hơn nữa thị phần của mình tại Nhật Bản. Dưới đây là kiến nghị một số giải pháp về văn hóa đối với các doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN HÓA NHẬT BẢN TỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU VIỆT NAM - NHẬT BẢN THỜI GIAN QUA.DOC (Trang 39 -40 )

×