1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Ảnh hưởng của biến động tỷ giá hối đoái tới hoạt động xuất nhập khẩu ở việt nam trong thời gian qua.doc

99 4,1K 19
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 99
Dung lượng 1,03 MB

Nội dung

Ảnh hưởng của biến động tỷ giá hối đoái tới hoạt động xuất nhập khẩu ở việt nam trong thời gian qua

Trang 1

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Trang 2

HÀ NỘI, 12/2002

MỤC LỤC

Trang

Lời nói đầu - 4

Chương I: Lý luận chung về tỷ giá hối đoái - 6

I: Tỷ giá hối đoái - 6

1 Khái niệm - 6

2 Phương pháp yết tỷ giá - 7

3 Phân loại tỷ giá hối đoái - 8

4 Sự hình thành và phát triển của hệ thống tỷ giá hối đoái trên thế giới- 9II Mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và hoạt động xuất nhập khẩu -14

1 Nhập khẩu, xuất khẩu và tỷ giá hối đoái -14

1.1.Sự hình thành đường cung tiền tệ -14

1.2.Sự hình thành đường cầu tiền tệ -15

2 Các nhân tố ảnh hưởng tới tỷ giá hối đoái -17

2.1.Sự ổn định trong tốc độ tăng trưởng kinh tế -17

2.2.Trạng thái cán cân thanh toán quốc tế -18

2.3 Mức chênh lệch lạm phát -20

2.4.Sự thay đổi lãi suất trong nước -25

2.5 Đầu tư nước ngoài, dịch vụ, chuyển tiền -26

2.6 Kiểm soát của chính phủ -27

2.7 Một số nhân tố khác -29

3 Ảnh hưởng của biến động tỷ giá tới hoạt động xuất nhập khẩu -30

3.1 Khi tỷ giá biến động tăng, đồng bản tệ giảm giá -30

3.2 Khi tỷ giá biến động giảm, đồng bản tệ lên giá -32

Chương II: Tỷ giá hối đoái với hoạt động xuất nhập khẩu của việt namtrong thời gian qua -34

Trang 3

I Tổng quan về xuất nhập khẩu của việt nam từ 1989 tới nay -34

II.Tác động của biến động tỷ giá tới hoạt động xuất nhập khẩu trong thời gian vừa qua -39

1.Giai đoạn trước 1989 -39

2.Giai đoạn 1989- 1992 -44

3.Giai đoạn1993- 1996 -50

4.Giai đoạn 1997-1999 -55

5.Giai đoạn 2000 đến nay -57

III Các quan điểm về tỷ giá từ góc độ tác động đến hoạt động xuất nhập khẩu -61

1.Thực tế kinh tế Việt Nam hạn chế sự phát huy vái trò của chính sách tỷ giá trong hoạt động xuất nhập khẩu -61

2.Các quan điểm về tỷ giá -63

Chương III: Xu hướng và các giải pháp nhằ nâng cao vai trò của tỷ giá hối đoái trong hoạt động xuất nhập khẩu -68

I Xu hướng biến động của tỷ giá USD/VND trong thời gian tới -68

II.Những giải pháp nhằm nâng cao vai trò của tỷ giá hối đoái trong hoạt động xuất nhập khẩu ở việt nam -70

1.Những giải pháp mang tính vĩ mô -71

2.Những giảp pháp đối với những doanh nghiệp kinh doanh XNK -74

Trang 4

LỜI NÓI ĐẦU

Lịch sử phát triển và vai trò của tỷ giá hối đoái gắn liền với qúa trình lớnmạnh không ngừng của nền kinh tế thế giới và quan hệ kinh tế quốc tế Cũnggiống như vai trò của giá cả trong nền kinh tế thị trường, tỷ giá hối đoái có tácđộng quan trọng tới những biến đổi của nền kinh tế thế giới nói chung và nềnkinh tế của mỗi quốc gia nói riêng Nó có thể thay đổi vị thế và lợi ích của cácnước trong quan hệ kinh tế quốc tế.

Tỷ giá hối đoái trực tiếp tác động đến sự thăng bằng trong cán cân thanhtoán quốc tế của một quốc gia, mà trước hết là những thay đổi trong cán cântài khoản vãng lai Người ta thường nhận thấy rằng cán cân thương mại (Nộidung chủ yếu của cán cân tài khoản vãng lai) của một nước có thể xấu đi haytốt lên khi có những biến động của tỷ giá hối đoái, nếu tỷ giá hối đoái tăng(đồng nội tệ mất giá) thì sẽ khuyến khích xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu nhưvậy cán cân thanh toán quốc tế của một nước sẽ được cải thiện và ngược lạinếu tỷ giá hối đoái giảm (đồng nội tệ lên giá) thì sẽ hạn chế xuất khẩu vàkhuyến khích nhập khẩu làm cho cán cân thanh toán trở nên xấu đi.

Trong điều kiện giới hạn về thời gian cũng như nhận thức, với bản khoáluận tốt nghiệp này em muốn phác họa bức tranh chung về tình hình tỷ giá hốiđoái và hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam trong từng giai đoạn pháttriển Và qua việc phân tích mối quan hệ mật thiết giữa hai nhân tố này muốnphần nào thể hiện vai trò của chính sách tỷ giá trong việc nâng cao hiệu quảcủa hoạt động xuất nhập khẩu ở nước ta Từ đó mạnh dạn đề ra những điểmcòn yếu trong chính sách tỷ giá của Việt Nam hiện nay cần phải khắc phục vàmột số giải pháp, kiến nghị nhằm giải quyết vấn đề còn tồn tại đó cho phù

Trang 5

hợp với nhịp độ phát triển và đổi mới kinh tế chính trị trong tương lai của đấtnước cũng như trong khu vực và trên thế giới.

Tuy nhiên vấn đề tỷ giá hối đoái và tác động của nó tới nền kinh tế nóichung và tới hoạt động xuất nhập khẩu nói riêng ở Việt Nam hiện nay còn làmột vấn đề phức tạp và cần được nghiên cứu kỹ càng bởi vậy bản khoá luậntốt nghiệp này chỉ đề cập được một khía cạnh nào đó của vấn đề và không thểkhông tránh khỏi những điểm khiếm khuyết Em rất mong nhận được những ýkiến đóng góp quý báu của các thầy cô giáo và bè bạn.

Hoàn thành bản khoá luận tốt nghiệp này xin cho phép em được bày tỏlòng biết ơn chân thành tới cô giáo Phạm Thu Hương đã tận tình chỉ bảohướng dẫn em trong suốt quá trình làm bản khoá luận này.

Đồng thời em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo của trường Đại họcNgoại Thương, những người đã cung cấp cho em những kiến thức quý báutrong suốt khoá học vừa qua.

Hà Nội, tháng 11/ 2002Nguyễn Văn Tuệ

Trang 6

CHƯƠNG I

LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI

Một điều hiển nhiên là, nếu tỷ giá hối đoái không biến động, mà luôn làmột giá trị cố định, thì chẳng ai cần phải bận tâm nghiên cứu Hơn nữa, nếu tỷgiá không thay đổi, thì các ngân hàng, các công ty và cá nhân không cần phảitốn kém nhiều thời gian quý báu vào việc xử lý các giao dịch, quản trị rủi rongoại hối, các chính phủ cũng chẳng cần phải quan tâm tới vấn đề này Tiếcthay, tỷ giá hối đoái lại là một trong nhưng nhân tố hay biến động nhất, vàtrong nhiều giai đoạn sự biến động của nó là vô lối và khủng khiếp Chúng tacó thể nêu ví dụ đối với những đồng tiền được biết đến rộng rãi và được sửdụng nhiều nhất trên thế giới là USD và JPY, như sau: vào tháng 12/1978, 1USD đổi được 195 JPY, đã tăng 36% vào tháng 12/1982 để 1 USD đổi được265 JPY, và sau đó lại giảm 53% vào tháng 12/1987 để 1 USD đổi được 124JPY; chỉ tính từ giữa năm 1990 đến đầu năm 1991, tỷ giá của USD đang từ160 JPY đã giảm xuống còn 135 JPY.v.v.

Trong phạm vi một bản khoá luận tốt nghiệp, chương này chúng ta tậptrung nghiên cứu những vấn đề liên quan tới tỷ giá hối đoái như tỷ giá hốiđoái là cái gì? lịch sử hình thành và phát triển của nó ra sao? Những nhân tốnào tác động đến sự thay đổi của tỷ giá hối đoái và khi tỷ giá hối đoái biếnđộng thì nó tác động tới hoạt động xuất nhập khẩu của một quốc gia như thếnào?

I TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI1.Khái niệm.

Trang 7

Cho đến nay, mặc dù nền kinh tế thế giới đã được quốc tế hoá mạnh mẽ,vấn đề mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại đã trở thành quy luật tất yếu trongqúa trình phát triển kinh tế của bất kỳ quốc gia nào trên thế giới, nhưng hầuhết các quốc gia hay nhóm các quốc gia vẫn sử dụng đồng tiền riêng củamình Vì vậy, để giải quyết và thực hiện các mối quan hệ kinh tế, mà trướchết là quan hệ mua bán trao đổi hàng hoá- dịch vụ và đầu tư giữa các nướchay các nhóm nước với nhau, đồng tiền của các quốc gia vẫn phải đượcchuyển hoá lẫn cho nhau Mối tương quan theo đó mà đồng tiền các nướcđược chuyển đổi cho nhau theo một tỷ lệ nhất định nào đó để thực hiện cácthanh toán phục vụ cho việc giao dịch, buôn bán, trao đổi và chuyển vốn quốctế thì được gọi là tỷ giá hối đoái:

Tỷ giá hối đoái là giá cả của một đơn vị tiền tệ nước này được đo lường

bằng những đơn vị tiền tệ khác.

Ví dụ: Vào ngày 17/7/2002 tỷ giá bán ra của các ngoại tệ - Đồng tại ngânhàng ngoại thương Việt Nam là 1 EUR =15.596 VND, 1 USD = 15.303VND.

2.Phương pháp yết giá.

Theo tập quán kinh doanh tiền tệ của ngân hàng, tỷ giá hối đoái thườngđược yết giá như sau:

USD/DEM = 1,4125/35USD/VND = 15.303/503

Trong đó USD đứng trước gọi là tiền yết giá và là một đơn vị ngoại tệ.Các đồng DEM, VND đứng sau gọi là tiền định giá và là một số đơn vị ngoạivà thường thay đổi phụ thuộc vào thời giá của đồng tiền yết giá Tỷ giá đứngtrước 15.303 là tỷ giá mua đô là và trả bằng VND, và được gọi là tỷ giá muavào của ngân hàng (BID RATE) Tỷ giá đứng sau 15.503 là tỷ giá bán đô lavà thu VND, gọi là tỷ giá bán ra của ngân hàng (OFER RATE) Trên thực tếcó nhiều các yết tỷ giá nhưng chủ yếu là hai phương pháp: yết tỷ giá trực tiếpvà yết tỷ giá gián tiếp.

2.1 Phương pháp yết giá trực tiếp.

Trang 8

Là phương pháp yết tỷ giá sao cho: giá cả một đơn vị ngoại tệ, đóng vai tròlà

hàng hoá được yết giá một cách trực tiếp thông qua đồng bản tệ Ví dụ: USD/VND = 15.303, tức là 1 USD bằng 15.303 VND

2.2 Phương pháp yết giá gián tiếp.

Là phương pháp yết giá đồng bản tệ bằng khối lượng ngoại tệ, sao cho giácả của một đơn vị ngoại tệ không được bộc lộ ra bên ngoài, chúng ta khôngthể biết ngay được giá cả của một đơn vị ngoại tệ.

Ví dụ : Tại Luân đôn, tỷ giá được công bố như sau:GBP/DEM = 1,4275/25

GBP/FRF = 4,8595/15.

Như vậy với cách yết tỉ giá này, người ta chưa biết trực tiếp giá một ngoạitệ như DEM, FRF là bao nhiêu, mà chỉ biết giá ngoại tệ DEM thể hiện trên thịtrường London là 1,427 DEM bằng 1 GBP, tức là mới chỉ thể hiện gián tiếpmà thôi.

Muốn tìm 1 DEM, ta phải làm phép chia:

1 DEM = 1/ 1,4225 = 0,7029 GBP1 DEM = 1/1,475 = 0,7005 GBPDo đó, DEM/GBP = 0,7005/29.

2.3 Yết giá trên thực tế.

Tuy nhiên trong thực tế cho đến nay chưa có quy định bắt buộc nào quyđịnh một đồng tiền cụ thể của một nước đó phải đóng vai trò là đồng tiền yếtgiá Ngày nay, với vai trò nổi bật của nền kinh tế Mỹ, thì trên thị trường ngoạitệ liên ngân hàng hầu hết các tỷ giá giao dịch đều được yết với USD và trongđó USD thường đóng vai trò là đồng tiền yết giá Mặt khác, nếu xét trên thịtrường ngoại hối quốc tế, chỉ có hai đồng tiền quốc tế là hoàn toàn được yếtgiá trực tiếp đó là SDR và EURO, và trong một chừng mực nhất định thì đồngUSD cũng được coi là đồng tiền yết giá trực tiếp Còn từ góc độ thị trườngngoại hối quốc gia thì các nước Mỹ Anh, Ireland, New Zealand và Úc là dùng

Trang 9

phương pháp yết tỷ giá gián tiếp: còn các quốc gia khác đều dùng cách yết tỷgiá ngoại tệ trực tiếp.

Ngoài hai cách yết giá chủ yếu trên chúng ta còn có thể gặp một số cáchyết giá khác chẳng hạn như yết giá kiểu Bắc Mỹ, kiểu châu Âu, quy tắc số 1,yết giá theo phương pháp rổ tiền tệ, nhưng do giới hạn trong phạm vi bảnkhoá luận tốt nghiệp tôi xin phép không trình bày ở đây, sẽ đề cập đến trongmột dịp khác.

3 Phân loại tỷ giá hối đoái.

Trên thực tế phát triển của nền kinh tế thị trường hiện nay cho thấy cùngmột lúc có sự tồn tại đồng thời của nhiều tỷ giá khác nhau

- Dựa trên tiêu thức là đối tượng quản lý có tỷ giá chính thức (là tỷ giáđược Ngân hàng Trung ương (NHTW) chính thức công bố lấy làm căn cứ chocác hoạt động giao dịch, kinh doanh, thống kê, kế toán.) và tỷ giá thị trường(tỷ giá được hình thành dựa trên các giao dịch thực tế trên thị các trường như:thị trường hối đoái liên ngân hàng, thị trường hối đoái tự do, thị trường tàisản )

- Dựa trên kỹ thuật giao dịch, về cơ bản, có hai loại tỷ giá: Tỷ giámua/bán ngay (việc trao đổi - mua /bán kéo theo việc thanh toán ngay trên cáckhoản tiền) và tỷ giá mua/bán kỳ hạn (việc trao đổi - mua/bán không đi cùngvới việc thanh toán ngay các khoản tiền mà chúng được thanh toán vào mộtngày tương lai xác định nào đó)

- Nghiên cứu về sự vận động và tác động của tỷ giá, tỷ giá được thôngqua các khái niệm: tỷ giá danh nghĩa (được biểu hiện cụ thể ở tỷ giá giữa cácđồng tiền với nhau, đồng tiền này bằng bao nhiêu đồng tiền kia) và tỷ giá thực(là giá trị tính bằng cùng một đồng tiền của hàng hoá xuất khẩu so với hànghoá nhập khẩu) phản ánh sức mua thực tế của mỗi đồng tiền hoặc tỷ giá hữuhiện thực là tỷ giá thực có ảnh hưởng của trọng số ngoại thương.

Trang 10

- Căn cứ vào phương pháp chuyển ngoại hối có tỷ giá điện hối (là tỷ giáchuyển ngoại hối bằng điện tín Đây chính là tỷ giá được niêm yết tại cácngân hàng) và tỷ giá thư hối (là tỷ giá chuyển ngoại tệ bằng thư)

- Tỷ giá xuất khẩu (được tính bằng tỷ số giữa bán buôn xí nghiệp cộngthuế xuất khẩu tính bằng nội tệ và giá bán hàng xuất khẩu theo điều kiệnF.O.B tính bằng nội tệ) và tỷ giá nhập khẩu (là tỷ giá được tính bằng tỷ sốgiữa giá bán hàng nhập khẩu tại cảng bằng nội tệ và giá cả nhập khẩu theođiều kiện CIF).

4 Sự hình thành và phát triển của hệ thống tỷ giá hối đoái trên thế giới

Tỷ giá hối đoái đã có một lịch sử phát triển lâu dài Có thể nói, quá trìnhhình thành và phát triển của tỷ giá hối đoái gắn liền với lịch sử phát triển củanền kinh tế và thương mại thế giới Cho đến nay, có thể chia lịch sử phát triểncủa tỷ giá hối đoái thành 3 loại chế độ tỷ giá khác nhau: chế độ tỷ giá hối đoái

cố định "bản vị vàng", chế độ tỷ giá cố định "bản vị hối đoái đồng Đô

la"(còn gọi là chế độ tỷ giá Bretton Woods), chế độ tỷ giá "thả nổi" hay còn

gọi là chế độ tỷ giá linh hoạt.

4.1 Chế độ bản vị vàng 1875 - 1944.

Trước chiến tranh thế giới lần thứ nhất, thương mại và thanh toán quốctế được thực hiện dựa trên chế độ tỷ giá hối đoái "bản vị vàng" Chế độ tỷ giáhối đoái "bản vị vàng" có 3 đặc điểm nổi bật:

- Một là, chính phủ mỗi nước cố định giá vàng tính bằng đồng tiền trongnước của họ

- Hai là chính phủ mỗi nước duy trì khả năng chuyển đổi đồng tiền trongnước ra vàng.

- Ba là, các chính phủ cố tuân theo quy tắc gắn liền việc phát hành đồngtiền với lượng dự trữ vàng nhà nước nắm giữ Những đặc điểm này của chếđộ tỷ giá hối đoái "bản vị vàng" tạo nên chế độ tỷ giá hối đoái danh nghĩa cốđịnh.

Trang 11

Ví dụ: vào thời gian đó, 1 Đô la tiền giấy của Mỹ có thể quay trở lạiKho bạc Mỹ và được đổi ra gần bằng 1/20 lạng vàng Cũng như vậy, Kho bạcAnh sẽ đổi 1/4 lạng vàng cho 1 Bảng Anh Từ đó tỷ giá giữa Bảng Anh và Đôla Mỹ được ấn định ở mức 5 Đô la bằng 1 Bảng Anh Chế độ tỷ giá hối đoái"bản vị vàng" có những ưu điểm nổi bật là thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽcủa thương mại thế giới vì nó không chịu sự cản trở được gây ra bởi yếu tố rủiro hối đoái Chế độ tỷ giá hối đoái "bản vị vàng" cũng góp phần tạo ra mộtmôi trường giá cẩ ổn định để thu hút đầu tư nước ngoài và thúc đẩy nền kinhtế phát triển Nhưng việc gắn chặt các đồng tiền vào vàng đã làm cho chế độtỷ giá hối đoái "bản vị vàng" ngày càng trở nên không phù hợp với sự pháttriển của nền kinh tế thế giới Khối lượng vàng thế giới sản xuất ra ngày càngkhông đủ để đo lường khối lượng hàng hoá- dịch vụ mà các nước sản xuất ra.Dần dần đồng tiền của các nước không còn được đảm bảo bằng vàng trênthực tế Nhưng điều quan trọng hơn đã dẫn đến yêu cầu phải thay đổi chế độtỷ giá hối đoái "bản vị vàng" là vì chế độ tỷ giá này không còn phản ánh đượcmối quan hệ kinh tế thay đổi mạnh mẽ giữa các nước

4.2 Chế độ tỷ giá Bretton Woods 1945-1972.

Chế độ tỷ giá hối đoái "bản vị vàng" đã thực sự làm thương tổn đến nềnkinh tế nhiều nước và góp phần gây ra những giai đoạn suy thoái lâu dài, sâusắc vào những năm đầu của thế kỷ 20, như cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 -1933 có tính chất hệ thống của các nước Tư bản chủ nghĩa Trên thực tế thìsau cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất, chế độ tỷ giá hối đoái "bản vịvàng" đã thực sự sụp đổ, đẩy hệ thống thanh toán quốc tế rơi vào giai đoạnkhủng hoảng cho đến kết thúc cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai Trước khikết thúc chiến tranh thế giới lần thứ hai, hội nghị 44 nước họp tại BrettonWoods, bang New Hampshise của Mỹ, để thiết lập một hệ thống tiền tệ thếgiới mới nhằm thúc đẩy sự phát triển của thương mại quốc tế Chế độ tỷ giáhối đoái mới "bản vị hối đoái vàng" đã cố gắng đổi mới việc đo lường giá trịđồng tiền của các nước trong quan hệ kinh tế quốc tế bằng cách gắn nó vào

Trang 12

đồng Đô la Mỹ với phạm vi dao động cho phép 1%, thay thế cho vàng Quyước dự trữ ngoại tệ của các nước có thể đổi thành vàng thông qua tỷ giá vớiđồng Đô la Mỹ, trên cơ sở giá 1 Ounce vàng = 35 USD Hệ thống tỷ giá hốiđoái Bretton Woods đã tồn tại suốt một thời gian dài cho đến đầu những năm70 Về cơ bản cũng giống như chế độ "bản vị vàng", chế độ tỷ giá hối đoáiBretton Woods là chế độ tỷ giá cố định, trong đó tỷ giá hối đoái danh nghĩađược duy trì không thay đổi trong dài hạn Bằng cơ chế can thiệp của ngânhàng trung ương và các thể chế tài chính vào thị trường ngoại hối, thông quaviệc thay đổi quỹ dự trữ ngoại tệ để duy trì tỷ giá cố định Khi tỷ giá thay đổicó xu hướng làm giảm giá đồng tiền một nước thì Ngân hàng Trung ươngnước đó sẽ tung dự trữ ngoại tệ của mình ra để giảm bớt sức ép cung tiền trênthị trường ngoại tệ, ngăn chặn sự thay đổi tỷ giá hối đoái nhằm duy trì sự ổnđịnh trong giá trị danh nghĩa của đồng nội tệ và ngược lại.Trong trường hợpngân hàng trung ương không còn khả năng để can thiệp, các thể chế tài chínhquốc tế cụ thể là Quỹ tiền tệ thế giới (IMF) sẽ cho vay ngoại tệ để các nướcgiữ ổn định tỷ giá và nếu vẫn không giữ được thì IMF sẽ buộc đồng tiền cácnước này phải phá giá Không những thế, chế độ tỷ giá hối đoái BrettonWoods trong khi biến đồng Đô la Mỹ thành đồng tiền dự trữ và thanh toánquốc tế, đã cột chặt nền kinh tế và thương mại thế giới vào những thăng trầmcủa nền kinh tế Mỹ Vì vậy, ngoài những nhược điểm chung của chế độ tỷ giácố định như: không phản ánh được những thay đổi trong sức mua thực tế củacác nước, do đó làm sai lệch lợi thế và ảnh hưởng đến lợi ích kinh tế quốc tếthực tễ của mỗi nước; làm tê liệt khả năng sử dụng chính sách tiền tệ để canthiệp vào nền kinh tế của các chính phủ; chế độ tỷ giá hối đoái Bretton Woodscòn có nhược điểm riêng là gây ra những thiệt hại rất lớn đối với các nướcchậm phát triển (IMF có thể buộc các nước chậm phát triển phá giá đồng tiềncủa mình nhưng lại không thể buộc các nước phát triển tăng giá nhanh đồngtiền của họ) và chịu sự chi phối rất mạnh của nền kinh tế Mỹ.

Trang 13

Chính vì vậy, khi nền kinh tế Mỹ rơi vào tình trạng suy thoái nghiêmtrọng đầu những năm 70, đồng USD đã phải phá giá liên tiếp 2 lần vào năm1971 và 1972 (tháng 12/ 1971 đồng USD phá giá lần 1), từ 1USD = 0,888671gram vàng giảm xuống còn 1USD = 0,818513 gram vàng, tương đương 8,6%;tháng 2/1972 đồng USD phá giá lần thứ 2, giảm xuống 1 USD = 0,736662gram vàng, tương đương 9,9%) Kết hợp với sự sa lầy của Mỹ trong cuộcchiến tranh với Việt Nam, vào thời gian này hệ thống tỷ giá hối đoái BrettonWoods chỉ còn tồn tại trên danh nghĩa Ngày 15/08/1971 chính phủ Mỹ đơnphương tuyên bố "thả nổi" đồng USD, mặc nhiên vô hiệu hoá thoả thuậnBretton Woods và giải thoát đồng USD khỏi sự ràng buộc với vàng trong

công thức 35 USD = 1 Ounce vàng.

4.3.Chế độ tỷ giá hối đoái linh hoạt từ 1973 đến nay.

Và đến ngày 15/07/1976, hội nghị các nước thành viên quỹ tiền tệ thế giới

hợp tại Jamaica, đã chính thức xác nhận cuộc "ly hôn" giữa các đồng tiềnquốc gia với vàng, xóa bỏ vĩnh viễn thoả thuận Bretton Woods về tỷ giá hốiđoái cố định và chuyển sang chế độ tỷ giá “thả nổi”.

Cơ sở cơ bản được dùng làm căn cứ xác định tỷ giá thả nổi là quan hệ cânbằng cung cầu ngoại tệ trên thị trường ngoại hối Nó cũng chính là lý lẽ cănbản của các nhà kinh tế tán thành phát triển kinh tế dựa vào cạnh tranh tự do.Chế độ tỷ giá này cho phép xác định một tỷ giá danh nghĩa gần với sức muathực tế của đồng tiền các nước Nó phản ánh tương đối sát thực những biếnđổi kinh tế của mỗi nước và sự thay đổi tương quan kinh tế giữa các nước vớinhau Chính sách sách tỷ giá này cũng là cơ sở để thực hiện mong muốn củanhững nước có khả năng theo đuổi chính sách tài chính - tiền tệ độc lập, táchrời khỏi sự ràng buộc một cách chặt chẽ với đồng USD như trong chế độ tỷgiá hối đoái Bretton Woods Nhưng trong khi phản ánh được sự thay đổitrong sức mua thực tế của các đồng tiền, có khả năng thích ứng với nhữngbiến động của nền kinh tế và tạo khả năng thực thi chính sách tiền tệ chủ độngcủa chính phủ thì tỷ giá hối đoái thả nổi lại gây ra những biến động tỷ giá hết

Trang 14

sức bất thường, làm cho sự lên giá- xuống giá của các đồng tiền không sao dựđoán được (làm tăng tính rủi ro của tỷ giá hối đoái) Điều này làm tăng thêmnhững yếu tố gây mất ổn định trong các nền kinh tế, cản trở khả năng kiểmsoát quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế của các chính phủ.

Vì vậy trên thực tế không có sự tồn tại một chế độ tỷ giá hoàn toàn thả nổimà thường chỉ tồn tại chể độ tỷ giá phối hợp giữa "thả nổi" và "cố định" Đólà chế độ tỷ giá hối đoái "thả nổi có quản lý" hay còn gọi là chế độ tỷ giá linhhoạt- chế độ tỷ giá mà nhiều nước hiện nay đang theo đuổi Đây là, một chếđộ tỷ giá trung gian giữa tỷ giá cố định với tỷ giá thả nổi, trong đó tỷ giá hốiđoái cần có khả năng phản ánh được những biến động thường xuyên và độtngột của các nhân tố ngắn hạn để duy trì được khả năng ổn định trong dàihạn Một tỷ giá hối đoái như thế đòi hỏi phải được điều chỉnh để duy trì ổnđịnh xung quanh một vùng mục tiêu nhất định Vùng mục tiêu này được xácđịnh thay đổi ở những mức khác nhau, tuỳ thuộc vào điều kiện và trạng tháicủa nền kinh tế trong những thời kỳ khác nhau.Việc áp dụng chế độ tỷ giá thảnổi có quản lý hiện nay ở các nước không chỉ khác nhau về vùng mục tiêu,mà còn khác nhau về sự lựa chọn các cực và cơ sở xác định tỷ giá Khi cácnước sử dụng một hệ thống các công cụ để tác động vào thị trường ngoại hốinhằm đạt được mục tiêu về tỷ giá hối đoái, chính là quá trình điều hành chínhsách tỷ giá hối đoái của mỗi quốc gia trong giai đoạn hiện nay.

II MỐI QUAN HỆ GIỮA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀ HOẠT ĐỘNG XUẤTNHẬP KHẨU

1 Nhập khẩu, xuất khẩu và tỷ giá hối đoái

1.1 Sự hình thành đường cung tiền tệ.

Cung ngoại tệ của một nước phụ thuộc vào nhu cầu từ phía nước ngoài vềhàng hoá, dịch vụ và các tài sản của nước sở tại Chẳng hạn, khi một ngườinước ngoài đi du lịch tại một nước nào đó, để chi tiêu và sinh hoạt, người đókhông thể sử dụng ngoại tệ trong việc thanh toán trên thị trường nước sở tại.Anh ta cần phải bán ngoại tệ trên thị trường ngoại hối để đổi lấy một lượng

Trang 15

nội tệ tương ứng của nước này để thanh toán cho những nhu cầu về hàng hoávà dịch vụ của mình Hành vi này đã thực hiện việc cung ứng ngoại tệ chonước sở tại Tương tự như vậy hành vi mua tài sản (ví dụ hàng hoá, cổ phiếu,trái khoán ) của một nước nào đó của của các thương nhân nước ngoài lànhững hành vi cung ngoại tệ trên thị trường ngoại hối của nước sở tại Ngoàira mức cung ngoại tệ tiềm tàng của một nước còn bị ảnh hưởng bởi lượng tiềngửi của những người từ nước ngoài cho người thân của họ ở nước đó dướinhiều hình thức khác nhau Chúng ta có thể mô hình hoá những nhân tố cơbản tạo nguồn cung ngoại tệ của một nước bằng một hàm toán học:

S$ = ƒ(cầu của người nước ngoài về hàng hoá, dịch vụ và tài sản của mộtnước, ), như vậy cung ngoại tệ của một nước bằng tổng số ngoại tệ do xuấtkhẩu hàng hoá và dịch vụ của nước mình và các nguồn thu ngoại tệkhác Các nhân tố trong mô hình này có tương quan thuận với khả năng cungngoại tệ của một nước Khi một trong các nhân tố trong mô hình trên tăng lên(Các nhân tố khác không thay đổi), cung ngoại tệ của một nước sẽ tăng lên vàngược lại.

Nhưng mức độ tham gia của mỗi nhân tố vào cơ cấu cung ngoại tệ củamỗi nước thì rất khác nhau, tuỳ thuộc vào cơ cấu kinh tế đối ngoại của mỗinước trong từng giai đoạn và độ co giãn của các nhân tố đó với tỷ giá hốiđoái.

Mức cung ngoại tệ vào một thời điểm nhất định luôn được xác định tươngứng với một mức giá cụ thể Khi tỷ giá thay đổi mức cung ngoại tệ trên thịtrường ngoại hối cũng thay đổi theo Hướng thay đổi của cung ngoại tệ trênthị trường ngoại hối thường tương quan thuận với tỷ giá hối đoái (với điều

kiện là các hàng hoá xuất khẩu phải có co giãn với tỷ giá hối đoái Xem xét

mối quan hệ giữa cung ngoại tệ và tỷ giá hối đoái trên thị trường ngoại hối,chúng ta có thể xác định được đường cung ngoại tệ có hình dạng dốc lên nhưđồ thị ở hình1

Trang 16

Đường cung dốc lên thể hiện, ứng với một mức tỷ giá cao hơn là một mứccung ngoại tệ trên thị trường ngoại hối cao hơn và ngược lại, một sự suy giảmtrong tỷ giá hối đoái là một mức cung ngoại tệ thấp hơn.

Hình 1: Đồ thị đường cung ngoại tệ.

1.2.Sự hình thành đường cầu tiền tệ.

Cầu tiền tệ một nước phụ thuộc vào nhu cầu của dân chúng (chính phủ,các hãng và các cá nhân.) nước đó về hàng hoá, dịch vụ và tài sản nước ngoài Ví dụ, khi người Việt Nam muốn mua hàng hoá của nước ngoài, họ cầncó một lượng ngoại tệ để chi trả cho số hàng hoá đó Do vậy, họ mang tiềnđồng đến thị trường ngoại hối để đổi ra số ngoại tệ tương ứng Chúng ta cóthể mô hình hoá quan hệ giữa các nhân tố xác định cầu ngoại tệ với cầu tệbằng một hàm đại số tương tự như đối với cung ngoại tệ:

D$ = ƒ( cầu của dân chúng một nước về hàng hoá, dịch vụ và tài sản của nướcngoài, ) Như vậy cầu về ngoại tệ của một nước sẽ bằng tổng nhu cầu ngoạitệ để nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ và những nhu cầu về ngoại tệ khác Các nhân tố trong hàm cầu ngoại tệ có tương quan thuận với lượng cầungoại tệ Sự gia tăng của bất cứ nhân tố nào trong hàm cầu ngoại tệ cũng làmcho lượng cầu ngoại tệ trên thị trường ngoại hối gia tăng và ngược lại Giốngnhư mức cung ngoại tệ, mức cầu ngoại tệ cũng luôn được xác định ở một mứctỷ giá cụ thể vào một thời điểm xác định Mối quan hệ giữa lượng cầu ngoạitệ và tỷ giá hối đoái là đường cầu ngoại tệ Trong mối quan hệ này, khi tỷ giáhối đoái tăng lên, giá hàng hoá nhập khẩu trên thị trường nội địa trở nêntương đối đắt hơn, do đó nhu cầu về hàng hoá nhập khẩu của nước có đồng

Trong đó:

E (USD/VND) là tỷ giá hối đoái

VND: là đồng Vn đại diện cho đồng nội tệUSD: là đồng đô la Mỹ đại diện cho ngoại tệS$ : Đường cung ngoại tệ

Q$ : Lượng ngoại tệ

E (USD/VND)

Q$ Q1 Q2E1

E2

Trang 17

nội tệ sẽ giảm xuống, mức cầu ngoại tệ cũng giảm theo Ngược lại với mộtmức tỷ giá thấp hơn, giá của hàng hoá nhập khẩu sẽ trở lên tương đối rẻ hơnlàm cho nhu cầu nhập khẩu hàng hoá của nước ngoài có xu hướng tăng lên,kéo theo mức cầu ngoại tệ tăng theo Như vậy, giữa mức cầu ngoại tệ và tỷgiá hối đoái có quan hệ nghịch, đường cầu có hình dạng dốc xuống.

Hình 2: Đồ thị đường cầu ngoại tệ

Ứng với một mức tỷ giá hối đoái cụ thể trên thị trường ngoại hối là nhữngmức cung cầu ngoại tệ khác nhau Trong khi tương quan giữa tỷ giá với cungngoại vận động cùng hướng với nhau thì tương quan giữa tỷ giá với cầu ngoạitệ lại vận động ngược chiều nhau Nhưng chúng sẽ tương tác với nhau để xácđịnh được một tỷ giá mà cả cung và cầu ngoại tệ cùng chấp nhận Giao điểmgiữa đường cung và đường cầu ngoại tệ chỉ ra mức tỷ giá hối đoái cân bằng.Tại đó, mức cung ngoại tệ bằng với mức cầu ngoại tệ A(E* Q*) Đây là kếtquả tác động qua lại giữa hai nhân tố, quan hệ cung và quan hệ cầu về ngoạitệ trên thị trường ngoại hối.

Hình 3: Đồ thị cung- cầu ngoại tệ và tỷ giá cân bằng

2 Các nhân tố ảnh hưởng tới tỷ giá hối đoái.

2.1.Sự ổn định trong tốc độ tăng trưởng kinh tế.

Ngày nay khoa học kinh tế đã chỉ rõ, đối với mỗi quốc gia, sự ổn định sứcmua đối nội của đồng tiền có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp

Trong đó:

E (USD/VND) là tỷ giá hối đoái

VND: là đồng Vn đại diện cho đồng nội tệUSD: là đồng đô la Mỹ đại diện cho ngoại tệD$ : Đường cầu ngoại tệ

Q$ : Lượng ngoại tệ

E (USD/VND)

D$Q$ Q1 Q2E1

Trong đó:

Q2 Q3: Mức cung ngoại tệQ1 Q4 : Mức dư cầu ngoại tệ

Lượng ngoại tệ Q1 Q2 Q* Q3 Q4

Trang 18

đến sức mua đối ngoại của nó Tuy nhiên sự ổn định này chỉ có thể là kết quảcủa hàng loạt những mối liên hệ tương tác lẫn nhau giữa các nhân tố nội tạicủa nền kinh tế, trong đó nổi lên hàng đầu và có tính chất quyết định vẫn làtốc độ tăng trưởng kinh tế.

Trong điều kiện hiện nay, nền kinh tế đất nước đạt được tốc độ tăngtrưởng cao khi và chỉ khi nó thực sự được hướng ngoại, mà đã nói đến nềnkinh tế hướng ngoại tức là nói đến việc mở rộng và đa dạng hoá các hình thứchoạt động ngoại thương, tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu hàng hoá và dịchvụ, tạo nguồn thu ngoại tệ cho ngân sách, đáp ứng nhu cầu chi tiêu thườngxuyên và liên tục cho đầu tư phát triển kinh tế.

Trong bối cảnh tình hình chính trị - kinh tế thế giới đầy biến động phứctạp như hiện nay, theo đuổi mục tiêu tăng trưởng kinh tế nhanh, mạnh và ổnđịnh luôn là trọng tâm chính yếu trong chiến lược phát triển của mỗi quốc gia,đặc biệt là với những quốc gia đang phát triển thường có mức tích luỹ thấp,song nhu cầu đầu tư lại cao, do vậy để tăng trưởng kinh tế nhất thiết phải dựavào nguồn vốn vay nước ngoài Về cơ bản, phần vốn thuần tuý chuyển từ bênngoài vào cho phép một nước duy trì khoản thiếu hụt trong tài khoản vãng lai.Số thiếu hụt đó cho thấy, tổng chi tiêu cao hơn tổng thu nhập Điều này cóảnh hưởng lớn tới cán cân thanh toán (sẽ nghiên cứu ở mục sau), tới cung cầungoại tệ và tỷ giá hối đoái.

Giả sử trong điều kiện nền kinh tế phát triển bình thường, đường cung Svà đường cầu D1 về ngoại tệ giao nhau tại điểm A, xác định mức tỷ giá hốiđoái là E1 Tốc độ tăng trưởng cao của nền kinh tế khiến cho nhu cầu vốn đầutư tăng vọt, đẩy đường cầu ngoại tệ dịch chuyển sang phải, trong khi đó cungngoại tệ chưa đủ để đáp ứng kịp thời do đó đẩy tỷ giá lên mức E2 Ngoàiphạm vi ảnh hướng có tính hướng ngoại nói trên, tăng trưởng kinh tế còn tạora một loạt những tác động bên trong đối với tỷ giá hối đoái, có thể kể đếnnhư: tình hình thu chi ngân sách Nhà nước, thu nhập và lòng tin của côngchúng vào đồng tiền quốc gia.

Trang 19

Hình 4 : Ảnh hưởng của tăng trưởng kinh tế tới tỷ giá hối đoái.

Với trường hợp ngân sách Nhà nước rơi vào tình trạng bội chi ở quy môlớn, buộc chính phủ đứng trước một sự lựa chọn: hoặc phải phát hành tiền,hoặc phải huy động vốn và dự trữ ngoại tệ trong nước và vay nợ nước ngoàiđể bù đắp thâm hụt ngân sách Tuy nhiên biện pháp nào cũng dẫn tới làm thayđổi khối lượng tiền mặt trong lưu thông, lượng cung cầu ngoại tệ khiến cho tỷgiá biến động mạnh Quá trình mất giá của USD gắn liền với tình trạng bộichi ngân sách và thâm hụt nghiêm trọng cán cân thanh toán của nước Mỹtrong thời gian qua là một minh chứng cụ thể cho vấn đề này.

Hiển nhiên, nếu nền kinh tế luôn duy trì tốc độ tăng trưởng càng cao baonhiêu thì mức thu nhập và lòng tin của công chúng vào đồng tiền quốc gia sẽcàng tăng bấy nhiêu Đây chính là hai yếu tố đồng hành tác động vào tỷ giáhối đoái Cùng với sự gia tăng của hai nhân tố này, xu hướng sử dụng đồngbản tệ cũng tăng nhanh và nhu cầu tích trữ ngoại tệ không còn nữa Điều nàyhỗ trợ cho giá trị đồng tiền quốc gia tăng ổn định trong nước và có sức mạnhhơn nữa trên thị trường quốc tế.

2.2 Trạng thái cán cân thanh toán quốc tế.

Để thực hiện tốc độ tăng trưởng kinh tế đúng như dự kiến, mỗi quốc giacần hết sức coi trọng việc xác lập, theo dõi và phân tích chiều hướng pháttriển của cán cân thanh toán quốc tế Trong thời đại ngày nay, cán cân thanhtoán quốc tế giữ vai trò chủ đạo trong hệ thống cán cân của các nước Tìnhtrạng của nó ảnh hưởng quyết định đến sự biến động của tỷ giá hối đoái, đến

Q1Q2Lượng ngoại tệTỷ giá(USD/VND)

B

Trang 20

trạng thái ngoại hối, và cuối cùng ảnh hưởng tới toàn bộ nền kinh tế của mộtnước.

Cán cân thanh toán là những ghi chép về các giao dịch mà dân cư vàchính phủ một nước thực hiện với thế giới bên ngoài trong một khoảng thờigian nhất định, thường là một năm Trong đó ghi chép mọi khoản thu (có) -chi (nợ) ngoại tệ của một nước trong quan hệ kinh tế với các nước khác trênthế giới Một sự tăng lên trong tài sản có của cán cân thanh toán được ghi vớidấu (+) biểu hiện nguồn thu ngoại tệ của một nước tăng lên Ngược lại, mộtsự tăng lên trong tài sản nợ của một nước cho nước ngoài và làm giảm lượngngoại tệ của nước đó.

Cán cân thanh toán bao gồm các khoản mục chủ yếu có liên quan trựctiếp đến những thay đổi của tỷ giá hối đoái Đó là: tài khoản vãng lai, tàikhoản vốn và tài khoản dự trữ chính thức Phương pháp bút toán kép của cáncân thanh toán, làm cho cán cân thanh toán tại bất cứ thời điểm nào cũng luônthăng bằng, không hàm ý xảy ra sự cân bằng với từng khoản mục của nó.

2.2.1 Tác động của tài khoản vãng lai tới tỷ giá hối đoái

Tài khoản vãng lai ghi chép các hoạt động mua bán hàng hoá - dịch vụ,thu nhập từ đầu tư và các khoản chuyển giao có liên quan đến tiền tệ của mộtnước với các nước khác Trong đó, cán cân thương mại thể hiện những biếnđộng trong xuất nhập khẩu của một nước là nội dung quan trọng nhất của tàikhoản vãng lai Những thay đổi của cán cân thương mại có tác động trực tiếpvà quan trọng đến tỷ giá hối đoái Vì vậy mọi yếu tố có khả năng tác độnglàm thay đổi tình hình xuất nhập khẩu đêu là những nhân tố cơ bản tác độngtới tỷ giá hối đoái.

Cách tiếp cận xác đinh tỷ giá đã cho chúng ta thấy những nhân tố tácđộng làm thay đổi cung cầu ngoại tệ có liên quan trực tiếp đến sự thay đổi củacán cân thương mại chính là: mức giá cả tương đối, chính sách bảo hộ, sởthích của người tiêu dùng về hàng hoá nội so với hàng ngoại và năng suất laođộng của một nước Mọi sự biến động của các nhân tố này, tương tác lẫn nhau

Trang 21

làm thay đổi cầu về xuất nhập khẩu (sẽ nghiên cứu ở phần sau) Những thayđổi về cầu xuất nhập khẩu, nếu làm cho cán cân thương mại dịch chuyển vềphía thặng dư, nước có điều kiện tăng dự trữ ngoại tệ, sẽ có tác động làmgiảm tỷ giá hối đoái và tăng giá đồng nội tệ Ngược lại, nếu những thay đổi vềcầu xuât nhập khẩu làm tăng sự thâm hụt của cán cân thương mại sẽ có tácđộng làm tăng tỷ giá hối đoái và giảm giá trị đồng nội tệ.

2.2.2 Tác động của tài khoản vốn đến tỷ giá hối đoái

Tài khoản vốn ghi chép các giao dịch có liên quan đến việc mua bán tàisản giữa nền kinh tế một nước với nước ngoài, bao gồm sự di chuyển của cácnguồn vốn vay và các nguồn vốn đầu tư trực tiếp Mọi nguồn vốn chảy vàomột nước sẽ làm tăng tài sản ngoại tệ của nước đó và bất cứ lượng vốn nào từnước đó chảy ra nước ngoài cũng làm suy giảm tài sản ngoại tệ của nước đó.Các nhân tố làm thay đổi luồng di chuyển của dòng vốn, do đó làm thay đổicán cân tài khoản vốn có tác động làm thay đổi quan hệ cung cầu trên thịtrường tài sản Quan hệ cung cầu tài sản đến lượt nó sẽ là thay đổi tỷ giá hốiđoái và giá trị của các đồng tiền Các nhân tố cơ bản có tác động làm thay đổisự di chuyển của dòng vốn được phản ánh trong công thức xác định điều kiệncân bằng mở trên thị trường tài sản

Không giống như tài khoản vãng lai có tác động trực tiếp đến những thayđổi của tỷ giá hối đoái, tài khoản vốn có cơ chế tác động phức tạp hơn và phảithông qua cơ chế tác động của lý thuyết lượng cầu tài sản với các nhân tố rấtphức tạp (thu nhập, tỷ suât lợi tức, rủi ro, tính lỏng) Cụ thể, bất kỳ nhân tốnào có tác động làm thay đổi tỷ suất lợi tức của các tài sản theo hướng làmtăng giá trị của tài sản nội tệ cao hơn tài sản nước ngoài thì đều có tác động làgiảm tỷ giá hối đoái và ngược lại, mọi nhân tố tác động làm tăng tỷ suất lợitức của tài sản ngoại tệ cao hơn tài sản nội tệ thì có tác động làm tăng tỷ giáhối đoái.

2.3 Mức chênh lệch lạm phát.

2.3.1 Sự hình thành đường cung xuất khẩu và đường cầu nhập khẩu

Trang 22

Q1 Q2

Q2 Q3 Q1 Q4Q Q3 Q4

* Sự hình thành đường cầu nhập khẩu.

Ứng với mỗi mức giá nhất định, thì số lượng hàng hoá phải nhập khẩu làphần phụ trội của nhu cầu tiêu dùng so với khả năng sản xuất hàng hoá đó củamột nước, nhu cầu nhập khẩu hàng hoá của một nước được biểu diễn bằngkhoảng cách giữa đường cầu về hàng hoá đó và đường cung hàng hoá đó bởinhững nhà sản xuất trong nước.

Tại mức giá P1 thì cầu về hàng hoá A là Q4 nhưng các nhà sản xuất trongnước chỉ đáp ứng được ở mức Q1 như vậy nhu cầu nhập khẩu là Q1Q4, còntại mức giá P2 thì cầu về hàng hoá A là Q3 nhưng sản xuất ở trong nước chỉđáp ứng ở mức Q2, như vậy nhu cầu nhập khẩu hàng hoá A tại mức giá P2 làQ2Q3, (xem hình 5a) Từ đó ta có đường cầu nhập khẩu như hình 5.b.

Hình 5a: Cung cầu hàng hoá A Hình5b cầu nhập khẩu hàng hoá A

* Sự hình thành đường cung xuất khẩu.

Ứng với mỗi mức giá nhất định, thì số lượng xuất khẩu một hàng hoá làphần phụ trội của mức sản xuất và nhu cầu tiêu dùng hàng hoá đó của một

Trang 23

Q1 Q2

Q2 Q3 Q1 Q4Q Q3 Q4

Hình 6a: Cung cầu hàng hoá A Hình6b cầu nhập khẩu hàng hoá A

* Lạm phát và cung cầu hàng hoá

Giả thiết rằng Việt Nam có tỷ lệ lạm phát là 25% năm Nếu toàn bộ giácả hàng hoá và tiền lương cũng tăng 25%, thì đường cầu hàng hoá A và hànghóa B của Việt nam cũng tăng 25% so với thời điểm đầu năm Do giá hànghoá và tiền lương cùng tăng 25%, cho nên thu nhập thực tế không thay đổi,nghĩa là khối lượng hàng hoá của xã hội không thay đổi so với trước và saukhi có lạm phát xảy ra Điều này khiến đường cầu về hàng hoá A và đườngcầu hàng hoá B dịch chuyển lên phía trên với tỷ lệ 25% Trong khi đó thìđường cung hàng hoá A và đường cung hàng hoá B cũng dịch chuyển lênphía trên với cùng tỷ lệ 25%.

Trang 24

Hình 7: Lạm phát và cung cầu hàng hoá.

2.3.2 Tác động của lạm phát tới tỷ giá hối đoái.

Chúng ta sử dụng hình 7 để biểu diễn ảnh hưởng của lạm phát đến đườngcung và đường cầu tiền tệ và qua đó ảnh hưởng tới tỷ giá hối đoái Ảnh hưởng

Q1 Q2Q

SA 2

Giá cả hàng hoá A

Q1 Q2Q

SB 2

Giá cả hàng hoá A

Lượng hàng hoá A hàng năm

Trang 25

của lạm phát sẽ khác nhau trong trường hợp lạm phát chỉ xuất hiện ở nướcnhập khẩu hay còn xuất hiện ở cả nước xuất khẩu nữa Bây giờ chúng ta sẽxem xét từng trường hợp cụ thể.

* Lạm phát chỉ xảy ra ở nước nhập khẩu.

Hình 8.a biểu diễn đường cung và cầu USD, được bắt nguồn từ đườngcung cầu xuất khẩu trong trường hợp lạm phát chỉ xảy ra ở Việt Nam với tỷ lệ25%, còn ở Mỹ thì lạm phát vẫn chưa xảy ra Trường hợp lạm phát chỉ xảy raở một nước, khối lượng xuất khẩu không thay đổi sau khi lạm phát xảy ra,nhưng tỷ lệ giảm giá đồng nội tệ tương đương với tỷ lệ lạm phát của nướcnày, với khối lượng xuất khẩu không đổi nhưng được bán với giá cao hơn saukhi có lạm phát, do đó giá trị xuất khẩu tăng tương ứng với tỷ lệ lạm phát,điều đó có nghĩa là đường cầu tiền tệ di chuyển xuống dưới và sang phảitương đương với tỷ lệ lạm phát Đối với đường cung tiền tệ cũng lý luậntương tự Bởi vì đồng tiền của nước có lạm phát giảm giá tương đương với tỷlệ lạm phát, cho nên lượng tiền được trao đổi cũng tăng tương ứng với tỷ lệlạm phát Như vậy khi lạm phát chỉ xảy ra ở một nước làm cho đồng tiềnnước này giảm giá(tỷ giá giảm) với tỷ lệ xấp xỉ tỷ lệ lạm phát.

Hình 8a: Lạm phát chỉ xảy ra ở một nước

* Lạm phát xảy ra ở cả hai nước.

Trong trường hợp lạm phát cũng xuất hiện ở nước khác, thì sau khi lạmphát số lượng nhập khẩu cũng không thay đổi so với trước khi lạm phát, mặcdù giá cả sau khi lạm phát tăng lên Do giá cả tăng, nên giá trị xuất khẩu và

: Đường cầu ngoại tệ khi chưa có lạm phát Đường cầu ngoại tệ sau khi có lạm phát Đường cung ngoại tệ khi chưa có lạm phát Đường cung ngoại tệ sau khi có lạm phát

D$1D$2S$1S$2

Trang 26

nhập khẩu cũng tăng lên tương ứng với tỷ lệ lạm phát Điều đó có nghĩa làđường cung và đường cầu tiền tệ di chuyển sang phải với tỷ lệ như tỷ lệ lạmphát, do đó tỷ giá không bị ảnh hưởng, vẫn giữ nguyên như trước khi có lạmphát

Hình 8b.Lạm phát xảy ra tại cả hai nước.

2.4 Sự thay đổi lãi suất trong nước.

Với tư cách là phạm trù thuộc hệ thống tài chính tiền tệ, sự thay đổi lãisuất có liên quan trực tiếp tới biến động tỷ giá hối đoái Yếu tố lãi suất xét đếnở đây là lãi suất tiền gửi bằng đồng nội tệ và ngoại tệ trong điều kiện chuyểnđổi tự do giữa nội tệ và ngoại tệ

Trong nền kinh tế thị trường khi Nhà nước điều chỉnh tăng lãi suất tiềngửi nội tệ những người có ngoại tệ sẽ đem ngoại tệ ra bán đổi lấy nội tệ để gửivào ngân hàng hưởng mức lãi suất cao như vậy sẽ làm cho cung cầu về nội tệtăng làm cho đồng nội tệ được giá hơn Nhưng trong trường hợp lãi suất tiềngửi nội tệ tăng do yếu tố trượt giá (lạm phát tăng), thì sẽ không làm cho giá trịlàm cho giá trị nội tệ tăng mà chỉ là sự bù đắp lại mức giảm giá của đồng nộitệ

Trong trường hợp này, những người có ngoại tệ vì sợ rủi ro do yếu tố lạm phát, nên sẽ tìm cách cất giữ, chứ không bán ngoại tệ đi.

Hình 9a: Ảnh hưởng của lãi suất tới tỷ giá E(VND/USD)

RETD 2Khi lãi suất tiền gửi nội tệ tăng lê, tỷ suất lợi tức

dự tính tiền gửi nội tệ tăng đường RETD dịch phải,tỷ giá hối đoái giảm, đồng nội tế tăng giá, ngượclại khi lãi suất giảm đồng nội tệ sẽ phá giá.

- Trong đó : RETD là tỷ suất lợi tức tiền gửi bằng đồngViệt Nam.

RET$ là tỷ suất lơi tức tiền gửi bằng đồng USD.

RETD 1Trong đó:

: Đường cầu ngoại tệ khi chưa có lạm phát Đường cầu ngoại tệ sau khi có lạm phát Đường cung ngoại tệ khi chưa có lạm phát Đường cung ngoại tệ sau khi có lạm phát

Triệu USD

Tỷ giá USD/VND

Trang 27

Khi có sự thay đổi trong lãi suất tiền gửi ngoại tệ chẳng hạn khi Ngânhàng Nhà nước điều chỉnh tăng lãi suất tiền gửi ngoại tệ, người ta sẽ muangoại tệ để gửi vào ngân hàng để hưởng mức lãi xuất cao Như vậy sẽ làmcho cầu về ngoại tệ tăng lên và tỷ giá hối đoái cũng tăng theo.

Hình 9b.Thay đổi lãi suất tiền gửi ngoại tệ

Những thay đổi trong lãi suất thường được coi là nhân tố chính tác độngđến tỷ giá Nhưng để dự đoán được chiều hướng và khả năng biến đổi của tỷgiá trong tương lai thì cần phải nắm rõ nguồn gốc sinh ra những thay đổitrong lãi suất Bởi vì, mỗi nguồn gốc khác nhau sẽ dẫn đến những thay đổikhác nhau trong tỷ giá Nếu sự tăng của lãi suất trong nước là so sự tăng lêncủa lãi suất thực tế, thì tỷ giá sẽ biến đổi theo hướng tăng giá đồng nội tệ vàngược lại Nếu nó lại có nguyên nhân tăng lên của lạm phát dự tính, thì chúngta sẽ thấy tỷ giá biến đổi theo hướng giảm giá đồng nội tệ.

2.5 Đầu tư nước ngoài, dịch vụ, chuyển tiền.

Xuất nhập khẩu dịch vụ của một nước, như du lịch, ngân hàng, tư vấn,bảo hiểm v.v… ảnh hưởng tới tỷ giá cũng giống như ảnh hưởng của hoạtđộng xuất nhập khẩu Nếu xuất khẩu dịch vụ nhiều hơn nhập khẩu dịch vụ thìđường cung ngoại tệ sẽ dịch chuyển sang phải do đó tỷ giá sẽ giảm xuống vàngược lại, nếu nhập khẩu dich vụ nhiều hơn xuất khẩu thì đường cầu về ngoạitệ sẽ dịch chuyển sang phải và tỷ giá sẽ tăng lên.

Khi có sự thay đổi trong lãi suất tiền gửi ngoại tệ, chẳng hạn lãi suất tiền gửi ngoại tệ tăng lên, tỷ suất lợi tức ngoại tệ (RET$) dịch phải, kéo tỷ giá cân bằng từ E1 đến E2 và đồng nội tệ giảm giá Ngược lại khi lãi suất tiền gửi ngoại tệ giảm xuống thì đồng tệ lại tăng giá.

RET(VND)

Trang 28

Trường hợp thu nhập thì do cung cầu tiền tệ phát sinh do nhu cầu thanhtoán thu nhập ra nước ngoài và nhân thu nhập từ nước ngoài như lãi suất, cổtức, tiền thuế, lợi nhuận… ảnh hưởng đến tỷ giá không giống như cung cầungoại tệ phát sinh do hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ Nếu giátrị nhập khẩu thu nhập lớn hơn so với giá trị xuất khẩu thu nhập thì tỷ giá sẽtăng Từ đó suy ra nếu một trong quá khứ đầu tư ra nước ngoài càng nhiều vàvay nước ngoài càng ít, thì tỷ giá đồng tiền nước này sẽ tăng.

- Về chuyển tiền, chuyển tiền rất dễ thích nghi với mô hình cung cầu tiềntệ Chúng ta chỉ việc cộng lượng tiền nhận được từ nước ngoài vào đường cầutiền tệ và cộng lượng tiền chuyển ra nước ngoài vào đường cung Như vậynếu các yếu tố khác không thay đổi, thì trong trường hợp chuyển tiền ròngvào một quốc gia, thì tỷ giá đồng tiền này sẽ tăng và ngược lại

- Về đầu tư nước ngoài: khi đầu tư nước ngoài tại một nước được thực hiệnthì phát sinh về cầu đồng tiền nước đó Việc trả lãi suất, cổ tức, hoặc chuyểnlợi nhuận ra nước ngoài sau khi đầu tư biểu hiện cung cầu của đồng tiền nướcđó Do đó đầu tư nước ngoài tại một nước sẽ dịch chuyển đường cầu tiền tệcủa nước này sang bên phải.Vì vậy, trong điều kiện các nhân tố khác khôngthay đổi thì tỷ giá của đồng tiền của một nước sẽ tăng nếu có luồng đầu tưròng chạy vào nước này và ngược lại tỷ giá sẽ giảm nếu có luồng đầu tư ròngchuyển ra nước ngoài.

2.6 Kiểm soát của chính phủ.

Đối với những đồng tiền có cơ chế tỷ giá cố định, thì can thiệp của Chínhphủ thông qua hoạt động của NHTW trên thị trường mở là bắt buộc, nhằmduy trì tỷ giá chỉ được biến động trong một biên độ nhất định Đối với nhữngđồng tiền có tỷ giá thả nổi, can thiệp của chính phủ là tuỳ ý, không bắt buộc.Trong hai trường hợp NHTW mua và bán ra đồng bản tệ nhằm cố gắng duytrì ổn định tỷ giá của đồng bản tệ NHTW sẽ mua vào đồng bản tệ khi nógiảm giá và bán ra khi nó lên giá trong giới hạn dự trữ chính thức và khả năngđi vay của mình Về mặt lý thuyết, do lượng dự trữ ngoại hối chỉ có hạn, cho

Trang 29

nên nhìn chung, hoạt động can thiệp của NHTW trên thị trường ngoại hối gâyảnh hưởng trực tiếp lên tỷ giá trong ngắn hạn, chứ không ảnh hưởng trong dàihạn Tuy nhiên, thực tế đã chứng minh, các chính phủ và các NHTW có thểtác động làm cho tỷ giá danh nghĩa thay đổi trong dài hạn thông qua việc thực hiện chính sách tài khoá và tiền tệ.

2.6.1 Chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ.

Chính sách tài khoá và tiền tệ có thể ảnh hưởng đến cán cân thương mại,do đó, ảnh hưởng lên cung cầu đồng bản tệ thông qua hiệu ứng giá cả và thunhập Tăng cung tiền trong nước sẽ làm cho mặt bằng giá cả trong nước tănglên, dẫn đến kích thích nhập khẩu Thặng dư kinh tế sẽ kìm hãm các hoạtđộng kinh tế, giảm thu nhập, do đó giảm nhu cầu nhập khẩu, kích thích xuấtkhẩu Hiệu quả của chính sách này phụ thuộc vào độ co giãn của giá cả và thunhập về nhu cầu hàng hoá xuất nhập khẩu.

Chính sách tài khoá và tiền tệ có thể ảnh hưởng tới tỷ giá thông qua cáncân vốn Như đã trình bày ở trên, với mức lãi suất thực cao hơn sẽ hấp dẫncác luồng vốn đầu tư chảy vào, luồng vốn ròng chảy vào sẽ hỗ trợ trực tiếp sựlên giá của đồng bản tệ.

2.6.2.Tiền lương, kiểm soát giá cả, ngang giá sức mua.

Các chính phủ duy trì giá cả ổn định thông qua điều chỉnh lượng tiềncung ứng, và trong những trường hợp đặc biệt, thông qua tiền lương và kiểmsoát giá cả Các biện pháp này cũng ảnh hưởng lên tỷ giá thông qua mối liênkết giữa lạm phát và giá trị đồng bản tệ Mối liên hệ này được gọi là nganggiá sức mua (Purchasing power parity - PPP) Thuyết ngang giá sức mua đòihỏi tỷ giá giữa bất kỳ 2 đồng tiền nào cũng sẽ được điều chỉnh để phản ánhnhững thay đổi trong mức giá cả hàng hoá, dịch vụ của hai nước.

Ví dụ: Giả sử gạo Việt nam được sản xuất với giá là 3,6 triệu VND/ tấnvà gạo Mỹ được sản xuất với giá là 205 USD/tấn và tỷ giá giữa đồng Việtnam và đô la Mỹ là 14.400 VND/ USD Do điều kiên thời tiết thuận lợi vànhững cố gắng cải tiến quản lý, đổi mới kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp,

Trang 30

giá gạo của Việt Nam giảm đi 10% (từ 3,6 triệu VND/ tấn xuống còn 3,24triệu VND/tấn) trong khi giá gạo Mỹ vẫn là 250 USD/ tấn Để cho quy luậtmột giá có hiệu lực thì tỷ giá phải giảm xuống 10 % nghĩa là tỷ giá giảmxuống mức 12960 VND/USD, [(14.400 -12.960)/14.400 x100% = 10%].Ngược lại, nếu các điều kiện sản xuất thay đổi làm giá gạo của Việt nam tănglên 105, trong khi giá gạo của Mỹ vẫn giữ nguyên thì tỷ giá sẽ biến đổi theohướng tăng lên ở mức 10%.

Điều này có nghĩa là khi mức giá cả hàng hoá dịch vụ của một nước tăngso với mức giá cả của hàng hoá - dịch vụ nước ngoài thì các hãng sản xuấthàng xuất khẩu nói riêng, các hãng sản xuất của một nước nói chung có xuhướng thu hẹp quy mô sản xuất do chi phí đầu vào tăng; xuất khẩu giảm, cungngoại tệ giảm và đường cung ngoại tệ dịch chuyển vào phía trong đồng thờicầu về hàng nội cũng giảm và cầu về hàng nhập khẩu tăng lên làm cho cầungoại tệ tăng kéo theo đường cầu ngoại tệ dịch chuyển sang phía bên phải vàtỷ giá hối đoái sẽ tăng và đồng tiền nước đó sẽ giảm giá trị và ngược lại, khigiá cả hàng hoá dịch vụ của một nước giảm, tỷ giá hối đoái sẽ biến đổi theohướng giảm và làm tăng giá trị đồng tiền của nước đó.

Hình 10: Tác động của nhân tố mức giá tới tỷ giá hối đoái.

2.6.3 Kiểm soát ngoại hối, thuế quan, hạn ngạch.

Trong những tình huống khẩn cấp, các Chính phủ có thể điều chỉnh quanhệ cung cầu trên thị trường ngoại hối bằng cách can thiệp trực tiếp Sự tăng

E1: Là tỷ giá ban đầu

E2: Tỷ giá sau khi mức giá gia tăng Là các đường cầu ngoại tệ Là các đường cung ngoai tệ

D$1 D$2 S$1S$2

Trang 31

cường trong việc áp đặt bảo hộ dưới các hình thức như thuế quan, quota, quảnlý ngoại hối làm hạn chế khối lượng hàng hoá- dịch vụ nhập khẩu, do đó làmgiảm cầu về ngoại tệ, dịch chuyển đường cầu ngoại tệ xuống phía dưới, về lâudài kéo tỷ giá hối đoái giảm xuống và đẩy giá trị của đồng nội tệ tăng lên(xem hình 11).

Hình11.Tác động của nhân tố thuế quan đến tỷ giá hối đoái.

2.7.Một số nhân tố khác.

Ngoài những nhân tố trên tỷ giá hối đoái còn chịu ảnh hưởng của một sốnhân tố khác như yếu tố tâm lý của công chúng, năng suất lao động của quốcgia Trên thực tế, mỗi khi tình hình kinh tế chính trị xã hội thay đổi đều tạo ranhững tác dộng về mặt tâm lý của công chúng khiến cho tỷ giá có thể bị độtbiến Cơn sốt đô la sau cuộc khủng hoảng kinh tế trong khu vực năm 1997 làmột trong những ví dụ điển hình Nâng cao năng suất lao động và giảm thiểuchi phí sản xuất là cơ sở cho việc hạ giá thành sản phẩm, qua đó thực hiệngiảm giá tương đối các hàng hoá sản xuất trong nước so với hàng ngoại nhậpmà nhà sản xuất vẫn có lãi Nói cách khác, năng suất lao động của một nướccao hơn tương đối so với nước khác sẽ giúp tăng giá đồng tiền nước đó.

Như vậy, về mặt dài hạn tăng năng suất lao động trong nước tác độngtrước nhất đến mặt bằng giá cả nội đia và qua đó tác động đến tỷ giá hối đoái.Tóm lại, có thể nói sự biến động của tỷ giá hối đoái là kết quả tổng hợp củacác mối tác động từ nhiều nhân tố trong nền kinh tế Ngược lại mỗi biến độngcủa tỷ giá hối đoái lại ảnh hưởng trở lại đến nền kinh tế và điều này tạo nênmột mối tổng hoà phụ thuộc lẫn nhau của các yếu tố trong nền kinh tế.

Trang 32

3 Ảnh hưởng của tỷ giá đối với hoạt động xuất nhập khẩu.

3.1 Khi tỷ giá hối đoái tăng, đồng bản tệ giảm giá.

Khi đồng bản tệ của một nước giảm giá sẽ làm tăng giá nhập khẩu tínhbằng đồng bản tệ, giá tăng lên khối lượng nhập khẩu sẽ giảm Tuy khối lượng nhập khẩu giảm, song giá trị nhập khẩu lại có thể tăng.

Ví dụ: trong trường hợp đường cầu tiền tệ không co giãn có nghĩa là giáhàng hoá nhập khẩu tăng với tỷ lệ cao hơn so với tỷ lệ giảm khối lượng nhậpkhẩu, thì giá trị nhập khẩu sẽ tăng Như vậy, khi đồng tiền giảm giá và đườngnhập khẩu không co giãn, thì cán cân thương mại có thể bị ảnh hưởng xấu.Đồng thời, đồng tiền giảm giá tuy khiến chi tiêu bằng đồng bản tệ cho nhậpkhẩu tăng, song do giá xuất khẩu tính bằng ngoại tệ giảm đã kích thích tăngđược khối lượng và giá trị xuất khẩu, do đó cán cân thương mại không nhấtthiết phải xấu đi Khối lượng xuất khẩu tăng nhưng giá hàng hoá xuất khẩutính bằng đồng nội tệ không thay đổi trong thời gian ngắn, nên giá trị xuấtkhẩu tăng.

Tựu trung lại, khi một đồng tiền một nước giảm giá cán cân thương mạichỉ trở nên xấu hơn khi giá trị xuất khẩu không tăng đủ bù đắp cho giá trị tăngcủa nhập khẩu (trường hợp giá hàng nhập khẩu tăng với tỷ lệ cao hơn so vớitỷ lệ giảm khối lượng nhập khẩu) Tuy nhiên, đa số trường hợp đều chứng tỏrằng đồng tiền giảm giá để nhập khẩu giảm, tăng xuất khẩu, cải thiện cán cânthương mại là hợp lý.

* Độ co giãn về thương mại và tuyến J trong ngắn hạn và dài hạn.

Khi đồng tiền giảm giá, cán cân thương mại sẽ yếu đi, nhưng chỉ mangtính tạm thời Và như vậy, sự không bình ổn của tỷ giá cũng chỉ có tính chấtngắn hạn… Nếu ảnh hưởng của sự giảm giá đồng tiền lên cán cân thương mạivà tỷ giá kéo dài thì thật đáng lo ngại Vì vậy, có thể nó rằng tình hình cungcầu thương mại sẽ trở nên xấu hơn chỉ có tính chất ngắn hạn, tạm thời Kếtquả phân tích sẽ đưa ta đến với tuyến J (tuyến J được đề cập một cách sâu sắckể từ cuối những năm 1980).

Trang 33

Tuy giá nhập khẩu tăng, song việc điều chỉnh ưu tiên hàng thay thế cầnphải mất một thời gian nhất định Do đó có thể nói rằng cầu trong ngắn hạn cóđộ co giãn thấp hơn so với cầu trong dài hạn Vì vậy sau khi đồng tiền giảmgiá, giá hàng hóa nhập khẩu sẽ tăng nhưng người tiêu dùng trong nước vẫntiếp tục mua hàng nhập khẩu với hai lý do sau:

- Thứ nhất, người tiêu dùng vẫn chưa điều chỉnh ngay việc ưu tiên mua hàngnội địa thay vì mua hàng nhập khẩu (cầu nhập khẩu không co giãn).

- Thứ hai, các nhà sản xuất trong nước cần phải có một thời gian nhất định để

mới sản xuất được hàng có thể thay thế hàng nhập khẩu (cung không co giãn) Như vậy chỉ sau khi những nhà sản xuất trong nước thực sự cung cấphàng thay thế nhập khẩu và người tiêu dùng ưu tiên dùng hàng nội thay vìdùng hàng ngoại thì cầu về hàng hoá nhập khẩu mới giảm.

Tương tự như vậy, sau khi đồng tiền giảm giá, việc mở rộng xuất khẩu chỉtrở thành hiện thực khi các nhà sản xuất đã sản xuất được nhiều hàng hóa hơnđể xuất khẩu và người tiêu dùng nước ngoài đã thực sự chuyển hướng ưu tiênmua hàng hoá của nước này.

Hình 12: Tuyến J

Hiệu ứng tuyến J trong trường hợp đồng tiền giảm giá đối với cán cânthương mại Theo thời gian, cán cân thương mại có hình dáng như chữ J nếuđộ co giãn của cầu nhập khẩu và cung xuất khẩu nhỏ hơn trong thời gianngắn hạn so với thời gian dài hạn.

Trang 34

Vì cầu nhập khẩu và cung về xuất khẩu có độ giãn trong ngắn hạn thấphơn so với dài hạn, nên khi đồng tiền giảm giá thì cán cân thương mại trở nênxấu đi trong ngắn hạn, nhưng sau đó sẽ được cải thiện Theo thời gian, sự thayđổi của cán cân thương mại được mô tả như hình 12(a).

Hình này nói lên, đồng tiền giảm giá tại thời điểm 0, và sau do người tiêudùng tạm thời chi tiêu nhiều hơn cho hàng nhập khẩu, xuất khẩu cũng tăngnhưng chỉ bù đắp phần chi tiêu phụ trội cho nhập khẩu, do đó cán cân thươngmại trở nên xấu hơn ngay sau khi đồng tiền giảm giá Sau một thời gian, khinhập khẩu và xuất khẩu co giãn, thì cán cân thương mại dần dần được cảithiện và cuối cùng là tăng lên Điều này được mô tả bằng tuyến J trên hình12(a) và còn được gọi là hiệu ứng tuyến J.

3.2 Khi tỷ giá hối đoái giảm, đồng bản tệ lên giá.

Hình 12(b) diễn tả những gì xảy ra trong trường hợp khi một đồng tiềnlên giá so với những ngoại tệ khác Sau khi đồng nội tệ tăng giá tại thời điểm0, giá hàng hoá nhập khẩu giảm, nên chi tiêu để mua hàng nhập khẩu giảm.Nếu giá trị xuất khẩu giảm ít hơn so với giá trị nhập khẩu, thì cán cân thươngmại trở nên tốt hơn, đây cũng là điều thường được dự tính trong thực tế saukhi đồng tiền lên giá.Tuy nhiên, sau một thời gian nhất định, xuất khẩu vànhập khẩu trở nên co giãn hơn, dẫn đến tốc độ tăng giá trị nhập khẩu nhanhhơn tốc độ giảm giá và xuất khẩu giảm đủ để cho cán cân thương mại trở nênxấu đi Chúng ta thấy rằng tuyến J trong trường hợp đồng tiền lên giá, như

Trang 35

hình 12(b) và ngược lại với tuyến J trên hình 11a trong trường hợp đồng tiềngiảm giá Qua phân tích trên ta thấy rằng tuyến J xuất hiện đồng thời: tỷ giákhông bình ổn và cán cân thương mại tạm thời trở nên xấu đi hay tốt lên hơnsau khi đồng tiền giảm giá hoặc lên giá.

Tóm lại, tác động của tỷ giá với hoạt động xuất nhập khẩu thường cónhững hiệu ứng tích cực nhanh chóng trong điều kiện nền kinh tế thị trườngphát triển tương đối cao, đồng bộ, nguyên tắc thị trường được đảm bảo, khôngcó sự can thiệp của nhà nước vào quá trình xuất nhập khẩu.

Trong điều kiện Việt Nam ảnh hưởng của việc tăng giảm tỷ giáUSD/VND chưa thể so sánh với ảnh hưởng của sự biến động của tỷ giá hốiđoái tới hoạt động xuất nhập khẩu của một số cặp tỷ giá như USD/JPY, USD/NDT vì điều kiện thị trường chưa cao, vì chính sách can thiệp bảo hộ sảnxuất, vì năng lực cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam, đặc biệt vì năng lực sảnxuất hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam khác xa so với điều kiện của Mỹ, Nhậtdo đó chính sách tỷ giá của Việt Nam thường bị động, không phát huy hết tácdụng như mong muốn.

Trang 36

Qua việc xem xét thực tế tình hình phát triển của hoạt động ngoại thươngvà cơ chế điều hành tỷ giá ở Việt Nam trong những năm qua, ta sẽ thấy đượcmối quan hệ tương hỗ giữa tỷ giá ở hoạt động xuất nhập khẩu Từ đó ta sẽ đềra những biện pháp hữu hiệu để phát huy tác động tích cực và hạn chế nhữngtác động tiêu cực của tỷ giá đến việc cải thiện cán cân thương mại phù hợpvới mục tiêu phát triển hiện nay của đất nước.

I TỔNG QUAN VỀ XUẤT NHẬP KHẨU CỦA VIỆT NAM TỪ 1989TỚI NAY.

Qua gần hai mươi năm đổi mới, từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam khởisướng trong hội nghị Trung ương lần thứ 6 (khoá 6) họp vào năm 1986, nềnkinh tế nước ta đã thực sự có những chuyển biến sâu sắc Trong đó các hoạtđộng ngoại thương đã có những bước tiến vượt bậc Nhờ thực hiện chính sáchmở cửa, đa dạng hoá, đa phương hoá quan hệ kinh tế đối ngoại, đến nay nướcta đã có quan hệ với trên 100 nước và lãnh thổ thuộc đủ các châu lục trên thếgiới Việt Nam đã ký Hiệp định thương mại với EU, với Hoa Kỳ, Việt Namđã gia nhập ASEAN (18- 07-1995) Nước ta cũng đã tham gia nhiều tổ chứckinh

Trang 37

tế quốc tế, do vậy kim ngạnh xuất nhập khẩu không ngừng gia tăng lên với một tốc độ tăng trung bình 20% năm ( Xem hình 13).

Hình 13: Tăng trưởng kim ngạch xuất nhập khẩu từ 1989 - 2001

t¨ng tr ëng kim ng¹ch xuÊt nhËp khÈu

TriÖu USD

XuÊt khÈuNhËp khÈu Tæng kim ng¹ch

Nhìn lại hoạt động xuất nhập khẩu từ năm 1989 đến nay, chúng ta có thểđưa ra một số nhận xét sau.

-Về xuất khẩu: Từ năm 1988 trở về trước, kim ngạch xuất khẩu hàng

năm không lớn: dưới 1.000 triệu USD/năm, tốc độ bình trong thời gian nàychỉ đạt 13,15/năm Từ sau 1988 khi nền kinh tế bắt đầu chuyển mình theo xuhướng đẩy mạnh xuất khẩu do đó xuất khẩu đã đạt được nhịp độ tăng trưởngkhá cao, tốc độ tăng xuất khẩu luôn cao hơn so với tốc độ tăng GDP, và củatổng kim ngạch xuất nhập khẩu và kim ngạch nhập khẩu Trong toàn thời kỳ,kim ngạch xuất khẩu tăng 18 lần, trong khi đó tổng kim ngạch xuất nhập khẩuchỉ tăng

tương ứng là 10 lần và 7 lần Nhờ vậy trong vòng 13 năm (từ 1989 đến 2001,kim ngạch xuất khẩu tăng lên 11 lần từ 1320 đến 15100 triệu USD, với tốc độtăng trung bình hàng năm là 21,2%/năm ( Xem bảng 1).

Trang 38

Bảng 1: Tổng kết kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam từ 1990 đến nay.

Đơn vị:Triệu USD

Nguồn: - Niên giám thống kê năm 2000

- Ngân hàng Nhà nước và các dự đoán của Ngân hàng thế giới.

-Về nhập khẩu: Kim ngạch nhập khẩu hàng năm tương đối lớn so với

GDP, từ năm 1988 trở về trước nhập khẩu hàng năm đều ở mức trên 1.3 tỷUSD và đạt nhịp tăng bình quân hàng năm là 9,7% Nhưng từ năm 1989 trởlại đây, tăng tốc độ tăng trưởng nhập khẩu trung bình hàng năm là 19,7%/năm, trong thời gian này do công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá đấtnước yêu cầu chúng ta phải nhập khẩu nhiều máy móc thiết bị, hơn nữa tỷ lệhàng nhập khẩu trong giá thành hàng xuất khẩu của ta còn khá cao do đótrong thời gian này nhập khẩu nguyên vật liệu đáp ứng cho quá trình sản xuấthàng xuất khẩu cũng gia tăng Tuy nhiên do một số lý do nên trong thời gian

Năm Xuất khẩu Nhập khẩu thương mạiCán cân Tỷ lệ nhậpsiêu (%)

Trang 39

vừa qua có năm nhập khẩu của ta còn giảm đi (năm 1991, năm 1999) (xemhình 13).

-Về cán cân thương mại: Cùng với sự thay đổi trong kim ngạch xuất khẩu

và nhập khẩu, cán cân thương mại cũng có một sự thay đổi đặc biệt (xemhình2) Từ năm 1988 trở về trước chúng ta luôn ở trong tình trạng nhập siêutriền miên Nhập siêu không ngừng tăng lên và đạt đến đỉnh cao là năm 1988giá trị nhập siêu bằng 67,18% tổng giá trị xuất khẩu của năm đó Từ năm1989 đến 1992 giá trị nhập siêu giảm dần, đặc biệt vào năm 1992 Việt Namlần đầu tiên đã có xuất siêu (40 triệuUSD) Nhưng sau đó giá trị nhập siêu lạikhông ngừng gia tăng từ 1993 tới 1998 với tỷ lệ nhập siêu trung bình trên30%/năm

Hình 14: Cán cân thương mại của Việt Nam từ 1989 - 2001

Nguồn: Niên giám thống kê 2000

Tỷ lệ cũng nhập siêu trong những năm gần đây có xu hướng giảm mạnhchỉ chiếm trên dưới 5% giá trị xuất khẩu (Xem bảng 1).

Sự tiến bộ trong xuất nhập khẩu không chỉ thể hiện ở tổng kim ngạchxuất nhập khẩu, mà còn biểu hiện ở cơ cấu mặt hàng xuất nhập khẩu

- Về hàng xuất khẩu; cơ cấu đã có chuyển biến theo chiều hướng tốt, trước

năm 1989 trên 40 mặt hàng xuất khẩu của chúng ta thuộc nhóm mặt hànglương thực, thực phẩm tươi sống, gần 20% là nguyên liệu phi lương thực vàtrên 20% là sản phẩm hàng hoá thành phẩm khác.

C¸n c©n th ¬ng m¹i

C¸n c©n th ¬ng m¹i

Trang 40

Chỉ riêng nhóm hàng xuất khẩu thuộc nguyên liệu thô và thành phẩm ítcông nghệ đã chiếm tới 82% tổng giá trị xuất khẩu Từ 1991 trở lại đây cơ cấuhàng xuất khẩu của chúng ta có những thay đổi đáng kể, một số mặt hàngxuât khẩu của chúng ta đã được kim ngạch trên 1 tỷ USD/năm, trong đó đángchú ý nhất là dầu thô, luôn chiếm trên 20 % tổng kim ngạch xuất khẩu trongthời gian qua, tiếp đó là một số mặt hàng như dệt may từ 800 triệu USD năm1995 lên tới gần 2 tỷ USD năm 2001, giầy dép, gạo, thuỷ sản.

Tuy nhiên cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của chúng ta vẫn chủ yếu là hàngnông sản và hàng chưa qua chế biến hoặc là sơ chế Cho nên về thực chấtchúng ta vẫn chỉ xuất các hàng nông nghiệp tươi sống, các nguyên liệukhoáng sản, dầu thô, và một số hàng có gia công chế biến công nghệ thấp.Điều đó có ý nghĩa là, cơ cấu mặt hàng xuất khẩu tuy có thay đổi theo chiềuhướng tích cực nhưng chưa phải là một cơ cấu mong muốn

Bảng2:Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam trong thời gian qua.

Đơn vị triệu USD

Nguồn: -Niên giám thống kê 1996, 1997, 2000

-Về hàng nhập khẩu; Cơ cấu hàng nhập khẩu trong thời gian qua cũng

có những thay đổi theo chiều hướng tiến bộ Tuy nhiên về cơ bản nhập khảuvẫn như trước đây Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu thuộc các nhóm hàng

Ngày đăng: 25/10/2012, 16:07

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
14.Tạp chí “Tài chính và thị trường tiền tệ” số 1,2,3 năm 1995,1996 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài chính và thị trường tiền tệ
15. Thông tin chuyên đề “ Dự trữ bắt buộc và tỷ giá hối đoái” – Viện khoa học Ngân hàng 6/6/1996 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dự trữ bắt buộc và tỷ giá hối đoái
3. Lý thuyết tài chính tiền tệ (II)- Khoa ngân hàng đại học Kinh tế Quốc dân – 1994 Khác
4. Cẩm nang thị trường ngoại hối và các giao dịch kinh doanh ngoại hối – TS Nguyễn Văn Tiến – Nhà xuất bản Thống kê -11/1999 Khác
6. Thương mại và việc xác định tỷ giá trên thị trường hối đoái – Perter Fisher và Erlach – Văn phòng dự án Đức – Ngân hàng Nhà nước Khác
7. Tiền tệ ngân hàng và thị trường tài chính – Frederic. S. Mishkin – Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật – 1994 Khác
8. Văn bản pháp quy về quản lý ngoại hối ở Việt Nam- Nhà xuất bản thế giới – 1995 Khác
9. Bàn về tỷ giá và khả năng thực hiện phá giá ở nước ta- Lê Việt Đức và Trần Thị Thu Hằng- Tạp chí nghiên cứu kinh tế số 3 – 6/ 1995 Khác
10.Tỷ giá hối đoái và vấn đề tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu- Vũ Thu Giang và Lê Minh Tâm – Tạp chí Kinh tế kế hoạch số 1- 1995 Khác
11.Cán cân thanh toán quốc tế và mối quan hệ của nó với tỷ giá hối đoái- Nguyễn Đình Tài – Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương Khác
12. Niên giám Thống kê Việt Nam 1994/1997/2000/2001 Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2: Đồ thị đường cầu ngoại tệ - Ảnh hưởng của biến động tỷ giá hối đoái tới hoạt động xuất nhập khẩu ở việt nam trong thời gian qua.doc
Hình 2 Đồ thị đường cầu ngoại tệ (Trang 17)
Hình 5a: Cung cầu hàng hoá A       Hình5b cầu nhập khẩu hàng hoá A - Ảnh hưởng của biến động tỷ giá hối đoái tới hoạt động xuất nhập khẩu ở việt nam trong thời gian qua.doc
Hình 5a Cung cầu hàng hoá A Hình5b cầu nhập khẩu hàng hoá A (Trang 22)
Hình 6a: Cung cầu hàng hoá A      Hình6b cầu nhập khẩu hàng hoá A - Ảnh hưởng của biến động tỷ giá hối đoái tới hoạt động xuất nhập khẩu ở việt nam trong thời gian qua.doc
Hình 6a Cung cầu hàng hoá A Hình6b cầu nhập khẩu hàng hoá A (Trang 23)
Hình 7: Lạm phát và cung cầu hàng hoá. - Ảnh hưởng của biến động tỷ giá hối đoái tới hoạt động xuất nhập khẩu ở việt nam trong thời gian qua.doc
Hình 7 Lạm phát và cung cầu hàng hoá (Trang 24)
Hình 8b.Lạm phát xảy ra tại cả hai nước. - Ảnh hưởng của biến động tỷ giá hối đoái tới hoạt động xuất nhập khẩu ở việt nam trong thời gian qua.doc
Hình 8b. Lạm phát xảy ra tại cả hai nước (Trang 26)
Hình 14: Cán cân thương mại của Việt Nam từ 1989 - 2001 - Ảnh hưởng của biến động tỷ giá hối đoái tới hoạt động xuất nhập khẩu ở việt nam trong thời gian qua.doc
Hình 14 Cán cân thương mại của Việt Nam từ 1989 - 2001 (Trang 39)
Bảng 4- Thị trường xuất nhập chính của Việt Nam thời kỳ 1976-1988. - Ảnh hưởng của biến động tỷ giá hối đoái tới hoạt động xuất nhập khẩu ở việt nam trong thời gian qua.doc
Bảng 4 Thị trường xuất nhập chính của Việt Nam thời kỳ 1976-1988 (Trang 42)
Hình 17:   Diễn biến tỷ giá VND/USD từ 1992- 1996. - Ảnh hưởng của biến động tỷ giá hối đoái tới hoạt động xuất nhập khẩu ở việt nam trong thời gian qua.doc
Hình 17 Diễn biến tỷ giá VND/USD từ 1992- 1996 (Trang 54)
Bảng 15: Tỷ trọng của XK trong GDP của Việt Nam một số năm qua. - Ảnh hưởng của biến động tỷ giá hối đoái tới hoạt động xuất nhập khẩu ở việt nam trong thời gian qua.doc
Bảng 15 Tỷ trọng của XK trong GDP của Việt Nam một số năm qua (Trang 72)
Hình 20 b: Chiến lược tự bảo hiểm của nhà nhập khẩu. - Ảnh hưởng của biến động tỷ giá hối đoái tới hoạt động xuất nhập khẩu ở việt nam trong thời gian qua.doc
Hình 20 b: Chiến lược tự bảo hiểm của nhà nhập khẩu (Trang 86)
Hình 21 a : Nhà xuất khẩu không thực hiện chiến lược tự bảo hiểm. - Ảnh hưởng của biến động tỷ giá hối đoái tới hoạt động xuất nhập khẩu ở việt nam trong thời gian qua.doc
Hình 21 a : Nhà xuất khẩu không thực hiện chiến lược tự bảo hiểm (Trang 87)
Hình 21b: Nhà xuất khẩu thực hiện chiến lược tự bảo hiểm. - Ảnh hưởng của biến động tỷ giá hối đoái tới hoạt động xuất nhập khẩu ở việt nam trong thời gian qua.doc
Hình 21b Nhà xuất khẩu thực hiện chiến lược tự bảo hiểm (Trang 88)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w