Thuế xuất nhập khẩu ở việt nam trong thời kỳ hội nhập.

44 3.3K 18
Thuế xuất nhập khẩu ở việt nam trong thời kỳ hội nhập.

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Luận văn : Thuế xuất nhập khẩu ở việt nam trong thời kỳ hội nhập.

LỜI MỞ ĐẦU Xuất nhập khẩu (XNK) có vai trò quan trọng trong nền kinh tế của tất cả các nước trên thế giới. Việt Nam, nguồn thu từ thuế xuất nhập khẩu đóng góp một phần đáng kể vào ngân sách nhà nước. Chính sách thuế XNK không ngừng biến đổi, đặc biệt là sau khi Việt Nam gia nhập WTO đã ảnh hưởng nhiều đến quá trình phát triển đất nước. Với mục đích hiểu rõ hơn về ảnh hưởng chính sách thuế XNK của Việt Nam trước và sau khi gia nhập WTO tới nền kinh tế, chúng em đã quyết định làm tiểu luận về đề tài này. Mục tiêu của bài tiểu luận mà chúng em hướng tới đó là:•So sánh chính sách thuế XNK của nhà nước trước và sau khi gia nhập WTO để thấy được điểm đổi mới trong quá trình phát triển kinh tế đất nước.•Từ những chính sách thuế mới thì cơ hội, khó khăn cho Việt Nam là gì.•Tìm hiểu một một ví dụ về thuế xuất nhập khẩu đối với mặt hàng ô tô để thấy rõ sự biến đổi của nó trước, sau khi gia nhập WTO, ảnh hưởng của chính sách đó.Phương pháp nghiên cứu: tổng hợp, thống kê, phân tích.Phạm vi nghiên cứu : 10 năm trở lại đâyVì thời gian có hạn và kinh nghiệm thực tế chưa nhiều nên bài viết của chúng em không tránh khỏi những thiếu sót. Qua đây, chúng em mong thầy chỉ bảo để bài viết của chúng em được hoàn thiện hơn. Chúng em xin chân thành cảm ơn!Nhóm s inh viên: Vũ Thị Kiều HoaTrần Thị Hương GiangNguyễn Thị Quỳnh AnhNguyễn Thanh HiềnNguyễn Thị HạnhLớp Anh 5-TCQTB-K46 MỤC LỤC•LỜI MỞ ĐẦU:………………………………………………………3•MỤC LỤC: …………………………………………………………4•THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP: ……………………………………………………… .5I/ Thực trạng thuế XNK Việt Nam trước khi gia nhập WTO: .…….6•Tổng quan: .… ………………………………………………… 6• Những chính sách của Nhà nước:.…………………………… 6• Những mặt tích cực:… .……………………………………… .7• Những mặt hạn chế: .……………………………………… …8•Sơ hở trong chính sách ưu đãi và miễn giảm thuế của Nhà nước:…………………………………………………8•Khâu quản lý khai báo và thu thuế còn chưa hiệu quả: 10•Mức thuế suất còn khá cao : .… ……… ………………11•Một số cải cách về thuế XNK trên tiến trình gia nhập WTO:.….12I I/ Những đổi mới thuế XNK sau khi Việt Nam gia nhập WTO : .… ….20•Đổi mới trong các chính sách của Nhà nước: .…………… .20•Khung thuế xuất nhập khẩu 2008: .… ………………………… 23•Thành công của những đổi mới: .… …………………………….28•Những mặt còn hạn chế trong các chính sách đổi mới: .……… .30•Ví dụ về thuế nhập khẩu ô tô có ảnh hưởng đối với tiêu dùng:… 34III/ Thuế XNK Việt Nam trong tương lai sẽ như thế nào? …………44•KẾT LUẬN: .… …………………………………………………48 THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬPTrước khi đi nghiên cứu về các biến động về thuế xuất nhập khẩu Việt Nam trong những năm gần đây chúng ta cần hiểu sơ lược thế nào là thuế, thuế xuất nhập khẩu.Thuế là hình thức động viên bắt buộc một phần thu nhập của cá nhân, doanh nghiệp cho Nhà nước nhằm đảm bảo nhu cầu chi tiêu của Nhà nước.Thuế XNK là thuế đánh vào hàng hóa XNK, kể cả phi mậu dịch và làm thủ tục kê khai nộp thuế tại cửa khẩu, nên còn gọi là thuế quan. những nước có khu chế xuất, đối tượng đánh thuế gồm cả hàng hóa từ khu chế xuất, đối tượng đánh thuế gồm cả hàng hóa từ khu chế xuất đưa vào thị trường trong nước và từ thị trường trong nước đưa ra khu chế xuất.Thuế XNK được tính theo công thức: Thuế XNK = (Số lượng hàng XNK x Giá tính thuế đơn vị) x Thuế suấtGiá tính thuế đơn vị là giá xuất, giá nhập tại cửa khẩu. Nếu vận chuyển bằng đường biển là giá FOB, giá CIF. Giá xuất không bao gồm cả chi phí vận tải và bảo hiểm tới cửa khẩu đến.Thuế suất là số tiền thuế phải nộp trên một đơn vị đối tượng tính thuế. Sau khi xác định đối tượng tính thuế là gì ta có thể xác định nội dung, cách quy định mức thuế suất.Tiếp đến chúng ta sẽ xem xét tình hình chung về thuế xuất nhập khẩu Việt Nam những năm trước khi gia nhập WTO. I/ Thực trạng thuế XNK Việt Nam trước khi gia nhập WTO.1.Tổng quan:1.1 Những chính sách của Nhà nước:Về số lượng hàng nhập khẩu, Nhà nước áp dụng các chính sách hạn chế định lượng XNK đối với mặt hàng ô tô, các mặt hàng điện tử, điện lạnh, phân bón, thuốc lá, thực phẩm và các mặt hàng xa xỉ phẩm; cấm nhập khẩu một số mặt hàng như xe đạp, xe hai bánh, ba bánh gắn máy cũ, các vật tư, phương tiện đã qua sử dụng. Hàng tiêu dùng như dệt may, giày dép, quần áo, đồ điện tử, điện lạnh, điện gia dụng, hàng trang trí nội thất, thiết bị y tế, đồ gia dụng, các sản phẩm công nghệ thông tin đã qua sử dụng cũng nằm trong danh mục hàng cấm nhập. Nhà nước còn quy định hạn ngạch XNK đối với mặt hàng thuốc lá nguyên liệu, bông, sữa nguyên liệu cô đặc, sữa nguyên liệu chưa cô đặc, muối, ngô hạt và trứng gia cầm, . Số lượng hàng hóa nhập khẩu sẽ được điều chỉnh thuế suất dựa trên sự cân đối giữa nhu cầu và năng lực sản xuất trong nước. Ngoài ra còn có những quy định về việc cấp phép nhập khẩu tùy ý đối với một số mặt hàng (đường,…)Về xác định trị giá tính thuế nhập khẩu, chủ trương áp dụng bảng giá tối thiểu và giá tham khảo để tính thuế nhập khẩu với một số mặt hàng: rượu vang, rượu mạnh, gạch lát, v.v…Về quyền kinh doanh XNK của các doanh nghiệp, quy định rõ: doanh nghiệp FDI và cá nhân nước ngoài không được chuyên kinh doanh XNK, mà doanh nghiệp FDI chỉ được nhập khẩu những mặt hàng qui định trong giấy phép đầu tư nhằm phục vụ mục đích sản xuất của mình.Về biểu thuế nhập khẩu: Ban hành biểu thuế xuất khẩu theo danh mục nhóm hàng chịu thuế và khung thuế suất đối với từng nhóm hàng, biểu thuế nhập khẩu ưu đãi theo danh mục nhóm hàng chịu thuế và khung thuế suất ưu đãi đối với từng nhóm hàng. 1.2 Những mặt tích cựcNhững chính sách trên đã có tác động không nhỏ tới nền kinh tế đất nước. Thực tế cho thấy những chính sách này được đặt ra có rất nhiều mặt phù hợp với tình hình kinh tế Việt Nam trong những năm đầu thờihội nhập.•Trước tiên các chính sách trên giúp hạn chế những mặt hàng xa xỉ phẩm vì một số mục đích xã hội. Nếu chính phủ cho phép nhập khẩu những mặt hàng xa xỉ phẩm một cách tràn lan, không đánh thuế suất cao thì tài sản đất nước (bao gồm cả tài sản của toàn dân, của các hãng, và của nhà nước) sẽ không thể tập trung vào phát triển nền sản xuất. Trong khi đất nước còn kém phát triển điều này sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ tới tăng trưởng kinh tế.• Thứ hai, nhà nước có những qui định khắt khe về các mặt hàng như rượu, thuốc lá, xì gà, . vì đây là những mặt hàng thực tế nếu nhập nhiều sẽ gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe con người.•Thứ ba, Nhà nước có những chính sách hạn chế nhập với những mặt hàng dệt may, ô tô, . đã góp phần làm giảm cạnh tranh cho các doanh nghiệp trong nước. Khi các doanh nghiệp trong nước chưa tạo được chỗ đứng cho mình mà nhà nước cho phép các mặt hàng này được phép nhập với thuế xuất thấp, không có hạn ngạch thì chắc chắn sản phẩm nhập sẽ tràn lan trên thị trường, các doanh nghiệp trong nước không thể cạnh tranh nổi và tất yếu đi đến phá sản!•Thứ tư, nó còn giúp Nhà nước quản lý lượng dự trữ tài nguyên quốc gia như: than đá, kim loại màu, điện,…. Có thể thấy rõ các chính sách như trên không chỉ đem lại nguồn thu ngân sách cho nhà nước mà còn bảo vệ các doanh nghiệp trong nước, phục vụ một số vấn đề vĩ mô của đất nước. Tuy nhiên, những chính sách này còn quá nhiều những hạn chế.• Những mặt hạn chế•Sơ hở trong chính sách ưu đãi và miễn giảm thuế của Nhà nước.Để khuyến khích hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, nhà nước đã có những chính sách ưu đãi và miễn giảm thuế xuất nhập khẩu. Nhưng những thiếu sót trong các ưu đãi này đã tạo kẽ hở cho doanh nghiệp lách luật và gây một số điểm bất bình đẳng.Một ví dụ là chính sách ân hạn thuế trong Luật thuế XNK có phần hơi “thông thoáng”. Cụ thể, thời hạn nộp thuế nhập khẩu đối với hàng xuất khẩu là 15 ngày, với nguyên phụ liệu nhập khẩu để làm hàng xuất khẩu là 275 ngày kể từ ngày ra thông báo nộp thuế. Đây là kẽ hở cho doanh nghiệp cho những doanh nghiệp nhập khẩu nguyên phụ liệu. Họ có thể bán hết số nguyên phụ liệu đã nhập về cho thị trường trong nước khi chưa hết hạn nộp thuế. Sau đó họ giải tán doanh nghiệp để trốn cả thuế tiêu thụ nội địa lẫn thuế nhập khẩu.Bên cạnh đó, việc áp dụng nhiều mức thuế khác nhau với các nhãn sản phẩm khác nhau cũng tạo điều kiện cho việc thừa cơ chuộc lợi của nhiều công ty. Việc áp thuế cho xe 6 – 9 chỗ ngồi thấp hơn xe từ 6 chỗ trở xuống làm doanh nghiệp hạn chế nhập xe con vì sợ chịu thuế cao. Hay đơn cử việc áp dụng Bảng giá tối thiểu tính thuế nhập khẩu cũng dẫn đến doanh nghiệp nhập hàng giá cao không có trong danh sách bảng giá này để hưởng lợi nhuận. Minh chứng cho điều này là trường hợp của công ty Đông Nam. Theo Quyết định 177 của Tổng cục Hải quan thì Bảng giá tối thiểu tính thuế chỉ quy định các loại Nokia 3210, 5110, 5510 (90 USD/chiếc), 6110, 6150, 8210 (120 USD/chiếc), 8810, 8850 (190 USD/chiếc), 9910 (400 USD/chiếc); còn các loại khác (chưa quy định) chỉ chịu thuế 80 USD/chiếc. Doanh nghiệp Đông Nam đã lợi dụng kẽ hở này, cho nhập ạt các nhãn điện thoại Nokia như 8250, 8855, 8310,8910 là những sản phẩm giá cao nhưng chỉ chịu thuế 80 USD/chiếc. Như vậy áp dụng bảng giá tính thuế còn nhiều bất cập vì các sản phẩm thường ra các dòng mới liên lục và thường đắt hơn những loạt trước đấy. Trong khi đó, bảng giá chậm cập nhập nên những mặt hàng mới này lại chỉ chịu thuế thấp. Một sơ hở nữa là vấn đề thanh toán. Tại các công văn số 1482/TC/TCT ngày 11-4-2000, số 5957/TC/TCT ngày 9-6-2003, số 8282/TC/TCT ngày 12-6-2003, Bộ Tài chính có đưa ra ưu đãi thuế GTGT với hàng xuất nhập khẩu: Nếu được thanh toán qua ngân hàng thì chỉ chịu mức thuế suất 0%. Nhiều hợp đồng kinh doanh có giao dịch bằng giấy tờ có giá nhưng làm hợp đồng danh nghĩa là thanh toán qua ngân hàng để không phải chịu thuế. Ví dụ: Tại Nghệ An, khi kiểm tra sau thông quan 6 doanh nghiệp nhập khẩu hàng hoá qua cửa khẩu Móng Cái, ô 20 đều ghi thanh toán qua ngân hàng nhưng khi cán bộ hải quan đến ngân hàng thương mại Móng Cái để xác minh thì đã phát hiện một số doanh nghiệp không thanh toán qua ngân hàng.1.3.2 Khâu quản lý khai báo và thu thuế còn chưa hiệu quảHiện nay thủ tục khai báo và thu nộp thuế tại Hải quan còn khá rườm rà. Việc càng nhiều khâu, nhiều quy trình đồng nghĩa với càng nhiều khe hở để xảy ra hiện tượng gian lận và trốn thuế. Tại hầu hết các khâu, các lĩnh vực trong quá trình làm thủ tục Hải quan đều xảy ra hiện tượng gian lận thương mại, cụ thể như: Khai báo không đúng tên hàng, khai báo nhiều chủng loại hàng hoá với một tên hàng để áp mã có mức thuế suất thấp; làm giả C/O để được hưởng thuế suất ưu đãi đặc biệt; Khai báo không đúng giá trị thực thanh toán để gian lận trị giá; bán nguyên phụ liệu, thành phẩm ra thị trường nội địa đối với loại hình nhập khẩu đầu tư gia công sản xuất - xuất khẩu để trốn thuế với số lượng lớn…Ngoài ra, sự thiếu nhất quán trong quản lý cũng gây khó khăn cho việc nộp thuế của các doanh nghiệp, khiến cho nguy cơ gian lận thuế càng tăng. Đơn cử như trường hợp Bảng giá tính thuế tối thiểu nói trên, Tổng cục Hải quan cho phép: ''Đối với mặt hàng nhập khẩu không có hợp đồng, mặt hàng nhập khẩu có hợp đồng có trị giá tính thuế ước tính dưới 20 triệu đồng, thì Cục trưởng uỷ quyền cho Chi cục trưởng ra quyết định xây dựng, sau đó báo cáo Cục Hải quan tổng hợp ban hành áp dụng thống nhất trong Cục và báo cáo Tổng cục Hải quan''. Các doanh nghiệp ái ngại không chỉ vì mỗi chi cục tính giá mỗi khác, mà ngay khi Cục Hải quan tổng hợp từ các chi cục để ban hành bảng giá áp dụng thống nhất thì cũng không áp dụng hồi tố, các doanh nghiệp đã đóng thuế rồi thì không được áp mức giá thống nhất ấy. Việc xây dựng giá cũng tạo kẻ hở cho tiêu cực. Thêm nữa, nhiều cán bộ hải quan còn thiếu sự nhạy bén và hiểu biết tường tận về Luật thuế XNK. Điều này dẫn đến không phát hiện được hành vi gian lận thuế.1.3.3 Mức thuế suất còn khá caoTác động của thuế nhập khẩu đến nền kinh tế Mức thuế còn khá cao so với nhiều nước trong ASEAN và trên thế giới. Để bảo vệ sức mạnh của hàng hoá trong nước, nhà nước đã áp dụng mức thuế cao. Nhưng điều này gây khó khăn cho nhiều mặt hàng nhập khẩu có nhu cầu lớn.Có thể xem xét mặt hàng sữa nhập khẩu tại Việt Nam là một ví dụ. Theo đánh giá của Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn, giá sữa bán lẻ Việt Nam đứng mức cao nhất thế giới. Tính bình quân cho các nước Bắc Mỹ, châu Đại Dương, Trung Quốc, Israel và EU là 0,8 USD/kg; các nước thuộc khu vực Đông Âu, Nam Mỹ có mức giá trung bình thấp nhất là 0,4 USD/kg. Trong khi đó, giá sữa bán lẻ Việt Nam lại lên đến 0,82 USD/kg.Tóm lại các chính sách như trên đã kìm hãm sự phát triển của các doanh nghiệp chuyên kinh doanh XNK, hạn chế sự phát triển một số mặt hàng, làm tăng giá cả trên thị trường, giảm tính cạnh tranh của thị trường. Ngoài ra, cách tính trị giá nhập khẩu chưa hợp lý sẽ làm mất đi sự công bằng của luật thuế. • Một số cải cách về thuế XNK trên tiến trình gia nhập WTOTrong quá trình đàm phán đa phương để gia nhập WTO, các thành viên đã đưa ra những đề xuất điều chỉnh chính sách kinh tế Việt Nam. Trong đó có rất nhiều đề xuất liên quan đến thuế xuất nhập khẩu và hải quan. Đó là:•Xúc tiến việc thành lập hệ thống thuế hải quan minh bạch dựa trên Biểu thuế thống nhất của ASEAN. •Thông tin và giải thích cụ thể về cụm từ "Những khoản thuế và phụ thu khác", như các loại thuế và khoản thu tài chính (Ngoài thuế hải quan) áp dụng đối với nhập khẩu những sản phẩm không sản xuất trong nước. •Áp dụng thuế nội địa - đặc biệt là các mức thuế đặc biệt đánh vào các mặt hàng thuốc lá và bia. . •Huỷ bỏ mức giá nhập khẩu tối thiểu. áp dụng những qui định về xác định mức giá hải quan theo WTO. Và trên thực tế để đẩy nhanh quá trình vào WTO, Việt Nam đã thực hiện một số cải cách quan trọng về thuế nói chung và thuế XNK nói riêng. Tính đến cuối năm 2002, Việt Nam đã chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao với 167 nước, quan hệ ngoại thương với hơn 155 nước; khai thông các quan hệ với các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế như IMF, WB, ADB (1992);gia nhập các tổ chức khu vực và quốc tế như ASEAN (1995); gia nhập APEC (1998) . Việt Nam cũng đã kết được 82 hiệp định thương mại song phương, 42 hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư, đã thiết lập được mối quan hệ thương mại với nhiều nước lớn trên thế giới, đặc biệt là kết Hiệp định thương mại Việt Mỹ vào 7/2000 [...]... đổi mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với mặt hàng xe ô tô chở người trong Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi Theo cam kết hội nhập, Việt Nam phải thực hiện cắt giảm thuế nhập khẩu đối với một số mặt hàng, trong đó có ô-tô Vậy tại sao mới đây Bộ Tài chính lại quyết định tăng thuế nhập khẩu đối với ô tô nguyên chiếc? Thứ trưởng Trương Chí Trung: ‘‘Trước hết phải khẳng định, cắt giảm thuế là một trong những... cấm nhập khẩu, hạn ngạch, cấp phép nhập khẩu tùy ý Sau khi gia nhập WTO, không được tăng thuế nhập khẩu lên cao hơn mức đã ràng buộc Biểu cam kết thuế Về thương mại công bằng, cấm áp dụng trợ cấp dựa vào thành tích xuất khẩu hoặc sử dụng hàng nội địa thay cho hàng nhập khẩu; áp dụng thuế đối kháng khi hàng nhập khẩu được trợ cấp gây thiệt hại vật chất cho ngành sản xuất trong nước của nước nhập khẩu; ... Việt Nam đã được cải cách theo xu hướng hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới • Về cơ chế nhập khẩu: Chính phủ đã sử dụng những công cụ chính sách thông thường như thuế quan, côta, cấp giấy phép nhập khẩu Thuế quan: Việt Nam đã đạt được những bước cắt giảm thuế quan rất quan trọng kể từ năm 1996 khi tiến hành gia nhập AFTA Trong quá trình hội nhập kinh tế khu vực, Việt Nam đã cam kết cắt giảm thuế. .. phẩm, trong đó có 80% sản phẩm cắt giảm mức thuế 0-5% và 20% sản phẩm mức thuế trên 5% Khi hiệp định thương mại Việt - Mỹ chính thức có hiệu lực, Việt Nam đã cam kết giảm thuế nhập khẩu đối với 244 mặt hàng trong vòng 3-6 năm với mức thuế giảm bình quân từ 35% xuống còn 26% (trong đó có 80% là sản phẩm nông nghiệp) Cũng theo cam kết này, Việt Nam đang tiến hành bãi bỏ ưu đãi về thuế nhập khẩu theo... lợi nhuận đầu tư vào sản xuất hàng xuất khẩu thì được giảm thuế lợi tức Các doanh nghiệp sản xuất hàng cần thay thế nhập khẩu được xét giảm thuế doanh thu, thuế lợi tức trong thời gian sản xuất ban đầu; các doanh nghiệp gia công hàng hoá cho nước ngoài được nhập khẩu miễn thuế thiết bị vật tư phục vụ sản xuất Kể từ năm 1998, những ưu đãi đối với doanh nghiệp xuất khẩu được mở rộng hơn Theo Nghị định... doanh xuất khẩu, nhập khẩu như doanh nghiệp và cá nhân VN kể từ khi gia nhập (trừ một số trường hợp cụ thể); được đăng quyền XNK tại VN mà không cần có hiện diện; có quyền nhập khẩu (không bao gồm quyền phân phối) tức là được nhập khẩu hàng hóa và bán cho doanh nghiệp, cá nhân có quyền phân phối ở Việt Nam Về thuế nội địa, Việt Nam cam kết: trong vòng 3 năm kể từ khi gia nhập WTO: áp dụng một mức thuế. .. nước nhất là về khung thuế suất để vẫn đảm bảo an ninh tài nguyên sau khi gia nhập WTO Thực tế ảnh hưởng của những chính sách thuế mới sau khi Việt Nam gia nhập WTO đã tác động rất lớn tới đời sống của người dân cũng như toàn bộ nền kinh tế Việt Nam Sau đây chúng ta sẽ xét một ví dụ điển hình ảnh hưởng của sự thay đổi thuế xuất nhập khẩu ô tô •Ví dụ về thuế nhập khẩu ô tô có ảnh hưởng đối với tiêu dùng... xuất hoặc các hàng hoá lắp ráp sử dụng để xuất khẩu Hệ thống pháp luật phục vụ các hoạt động chế biến xuất khẩuViệt Nam được thành lập năm 1991 thông qua những quy định về việc thành lập các khu chế xuất Hệ thống này đang dần dần đưa Việt Nam lại gần với thị trường thế giới hơn, tránh được sự bóp méo và kiểm soát nhập khẩu như trước đây Nhờ đó, hoạt động sản xuất và chế biến xuất khẩu của Việt Nam. .. khi tăng trưởng nhập khẩu đạt 10,8%/năm Trong xu thế giá cả thế giới ngày càng giảm sút, xuất khẩu hàng hoá của Việt nam có nguy cơ càng sản xuất nhiều càng thua lỗ nặng Trong khi đó, khu vực doanh nghiệp nhà nước còn chiếm tỷ lệ khá lớn cũng là một nguyên nhân ảnh hưởng đến mô hình thương mại của Việt nam trong thời gian qua Xu hướng bảo hộ mậu dịch đi ngược với định hướng chiến lược trong thời gian... Nhà nước đã thực hiện xóa bỏ biện pháp hạn chế nhập khẩu; không ưu đãi giảm thuế cho xe sản xuất trong nước; cho nhập khẩu tự do đối với các loại xe; áp dụng mức thuế TTÐB thống nhất cho cả xe nhập khẩu và xe sản xuất trong nước Chủ trương này còn thể hiện việc Bộ Tài chính đã giảm thuế ba lần liên tiếp trong năm 2007 đối với xe ô-tô chở người và giảm thuế tuyệt đối đối với ô tô đã qua sử dụng Ô . LUẬN:...…..…………………………………………………48 THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU Ở VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬPTrước khi đi nghiên cứu về các biến động về thuế xuất nhập khẩu ở Việt Nam trong những. 5-TCQTB-K46 MỤC LỤC•LỜI MỞ ĐẦU:………………………………………………………3•MỤC LỤC:..…………………………………………………………4•THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU Ở VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP:..………………………………………………………...5I/

Ngày đăng: 08/12/2012, 10:20

Hình ảnh liên quan

Bảng 1: Mức thưởng theo kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng năm 2002 - Thuế xuất nhập khẩu ở việt nam trong thời kỳ hội nhập.

Bảng 1.

Mức thưởng theo kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng năm 2002 Xem tại trang 16 của tài liệu.
Bảng 2: Mối quan hệ giữa xuất nhập khẩu với tăng trưởng kinh tế (%) - Thuế xuất nhập khẩu ở việt nam trong thời kỳ hội nhập.

Bảng 2.

Mối quan hệ giữa xuất nhập khẩu với tăng trưởng kinh tế (%) Xem tại trang 17 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan