Nghiên cứu các quy định của pháp luật lao động về trách nhiệm của Nhà nước, của người sử dụng lao động, của tổ chức dịch vụ việc làm, việc làm cho lao động đặc thù cũng như thực trạng ph
Trang 1Pháp luật lao động về việc làm và giải quyết việc làm ở Việt Nam trong thời kỳ hội nhập
Đinh Thị Nga Phượng
Khoa Luật Luận văn Thạc sĩ ngành: Luật Kinh tế; Mã số: 60 38 50
Người hướng dẫn: TS Lê Thị Hoài Thu
Năm bảo vệ: 2011
Abstract: Trình bày những vấn đề lý luận chung về việc làm, giải quyết việc làm,
pháp luật về việc làm và giải quyết việc làm Nghiên cứu các quy định của pháp luật lao động về trách nhiệm của Nhà nước, của người sử dụng lao động, của tổ chức dịch
vụ việc làm, việc làm cho lao động đặc thù cũng như thực trạng pháp luật trong lĩnh vực việc làm và giải quyết việc làm Tổng quát bối cảnh hội nhập quốc tế, trong nước,
cơ hội và thách thức cũng như thực trạng về việc làm, giải quyết việc làm ở Việt Nam, tồn tại và bất cập của pháp luật lao động về việc làm và giải quyết việc làm trong thời
kỳ hội nhập để làm rõ sự cần thiết phải hoàn thiện pháp luật lao động về việc làm và giải quyết việc làm ở Việt Nam trong thời kỳ hội nhập Đưa ra một số kiến nghị nhằm góp phần hoàn thiện pháp luật lao động về việc làm và giải quyết việc làm ở Việt Nam
trong thời kỳ hội nhập
Keywords: Pháp luật Việt Nam; Luật lao động; Việc làm; Thời kỳ hội nhập
Content
MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Việc làm và giải quyết việc làm là một trong những vấn đề quan trọng đối với mỗi quốc gia trên thế giới, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển có lực lượng lao động lớn như Việt Nam Giải quyết việc làm cho người lao động trong sự phát triển của thị trường lao động
là tiền đề quan trọng để sử dụng có hiệu quả nguồn lao động, góp phần tích cực vào việc hình thành thể chế kinh tế thị trường, đồng thời tận dụng lợi thế để phát triển, tiến kịp khu vực và thế giới
Nhận thức rõ tầm quan trọng của vấn đề, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam giai
đoạn 2001 - 2010 đã được thông qua tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng: "Giải
quyết việc làm là yếu tố quyết định để phát huy nhân tố con người, ổn định và phát triển kinh tế, làm lành mạnh xã hội, đáp ứng nguyện vọng chính đáng và yêu cầu bức xúc của nhân dân"
Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X cũng đã xác định rõ: "Phát triển thị trường lao
động trong mọi khu vực kinh tế, tạo sự gắn kết cung - cầu lao động, phát huy tính tích cực của người lao động trong học nghề, tự tạo và tìm việc làm"
Trong những năm qua, các cơ chế, chính sách về lao động - việc làm được kịp thời đánh giá,
bổ sung và sửa đổi bảo đảm ngày càng thông thoáng, phù hợp với cơ chế thị trường và hội nhập,
Trang 2đảm bảo quyền và lợi ích của người lao động, người sử dụng lao động và tuân thủ các quy luật kinh tế thị trường Hệ thống các văn bản quản lý nhà nước về lao động - việc làm ngày càng hoàn thiện, nhiều luật mới ra đời và đi vào cuộc sống, nhiều văn bản hướng dẫn được ban hành nhằm từng bước hoàn thiện thể chế, tạo hành lang pháp lý cho các hoạt động trong lĩnh vực lao động - việc làm Nhằm hạn chế những tác động tiêu cực của thị trường, Nhà nước đã ban hành các chính sách cho nhóm lao động yếu thế, góp phần hỗ trợ người lao động tạo việc làm, nhanh chóng ổn định cuộc sống
Hòa theo xu thế chung của thời đại, Việt Nam đã gia nhập và chính thức là thành viên thứ
150 của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) Hội nhập kinh tế quốc tế, bên cạnh các cơ hội, chúng ta cũng phải đối mặt với những thách thức to lớn tác động tới việc làm và giải quyết việc làm cho người lao động
Nhận thức được tầm quan trọng và ý nghĩa của việc làm và giải quyết việc làm, đã có nhiều tác giả đề cập đến vấn đề này, nhưng hiện nay chưa có công trình nghiên cứu khoa học nào khái lược một cách hệ thống, cơ bản về pháp luật lao động về việc làm và giải quyết việc làm trong thời kỳ hội nhập, trên cơ sở đó đề ra phương hướng hoàn thiện đáp ứng yêu cầu thời kỳ hội nhập Trong khi đó, việc nghiên cứu những bất cập, tồn tại, vướng mắc của pháp luật trong thời kỳ hội nhập để hoàn thiện pháp luật lao động, không những có ý nghĩa lý luận
và còn có ý nghĩa thực tiễn to lớn đối với phát triển thị trường lao động việc làm ở Việt Nam, tạo cơ sở pháp lý đối với việc làm bền vững cho người lao động nói riêng, sự phát triển của quốc gia nói chung
Vì những lý do nói trên, tôi đã chọn đề tài "Pháp luật lao động về việc làm và giải quyết
việc làm ở Việt Nam trong thời kỳ hội nhập" làm đề tài luận văn thạc sỹ luật học của mình
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Nghiên cứu chung về việc làm và giải quyết việc làm, chúng ta không thể không tìm hiểu
tác phẩm Về chính sách giải quyết việc làm ở Việt Nam của PGS Nguyễn Hữu Dũng - PTS
Trần Hữu Trung (chủ biên), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1997 Một số sinh viên cũng đã chọn đề tài pháp luật lao động về việc làm, giải quyết việc làm cho người lao động làm khóa luận tốt nghiệp tuy nhiên đã nhiều năm trôi qua, với rất nhiều biến động và thay đổi
về cơ sở lý luận và thực tiễn, kết quả nghiên cứu của khóa luận đã không còn cập nhật và phù hợp so với tình hình hiện nay
Với tính chất là cơ quan chủ quản và quản lý chuyên ngành về vấn đề việc làm và giải quyết việc làm, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã có khá nhiều các công trình nghiên cứu
khoa học cũng như tổ chức nhiều hội thảo về vấn đề này Cụ thể như Báo cáo kết quả thực hiện
Chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo và việc làm các năm 2001 - 2005; Đánh giá thực trạng xây dựng và thực hiện các chính sách việc làm ở Việt Nam năm 2008; Chương trình Luận cứ khoa học xây dựng Chiến lược Việc làm Việt Nam và phát triển quan hệ lao động năm
2009; Hội thảo Chính sách việc làm, thị trường lao động và đề xuất nghiên cứu xây dựng
Luật Việc làm, Hà Nội
Nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của việc làm và giải quyết việc làm, đã có nhiều tác giả quan tâm, tìm hiểu và nghiên cứu ở nhiều góc độ, khía cạnh Dưới góc độ pháp luật thì cho đến nay đã có một số tác giả công bố các tác phẩm khoa học nghiên cứu một vấn đề, khía cạnh,
bộ phận hay một số quy định pháp luật về việc làm và giải quyết việc làm chẳng hạn như TS Lê
Thị Hoài Thu, "Vấn đề xây dựng pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam", Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 11, 2002; PGS.TS Phạm Công Trứ, "Một số vấn đề pháp lý về việc làm và
giải quyết việc làm ở Việt Nam", Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 6, 2003; ThS Bùi Thị Kim
Ngân, "Hướng hoàn thiện những quy định của pháp luật về lao động nữ", Tạp chí Khoa học pháp
lý, số 3, 2004; Phạm Kim Nhuận, "Quản lý cho vay Quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm của Ngân hàng
Trang 3chính sách xã hội và những kiến nghị", Tạp chí Lao động Xã hội, số 265, 2005; TS Nguyễn Hữu
Chí, "Quỹ bảo hiểm xã hội và một số vấn đề về bảo toàn, phát triển Quỹ bảo hiểm xã hội", Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 6, 2006; TS Nguyễn Hữu Chí, "Vai trò của Nhà nước trong lĩnh
vực giải quyết việc làm", Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 1, 2006; ThS Phạm Trọng Nghĩa,
"Pháp luật lao động trong quá trình toàn cầu hóa", Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 11(135),
2008; TS Lưu Bình Nhưỡng, "Thực tiễn áp dụng Bộ luật Lao động và hướng hoàn thiện pháp
luật lao động", Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 5(142), 2009; TS Phạm Đình Thành, "Việc làm
và chính sách thị trường lao động", Tạp chí Bảo hiểm xã hội, số 2B và 3A, 2009; Nguyễn Thị
Thúy Vân, "Vấn đề lao động mất việc làm và chính sách bảo hiểm thất nghiệp ở nước ta hiện
nay", Tạp chí Quản lý nhà nước, số 174, 2010;
Nhìn chung, để có góc nhìn tương đối khái quát, hệ thống và chi tiết về chính sách việc làm và giải quyết việc làm nói chung, pháp luật lao động về việc làm và giải quyết việc làm nói riêng, nhất là đi sâu phân tích một số vấn đề nổi bật để có phương hướng hoàn thiện đáp ứng yêu cầu hội nhập, đòi hỏi phải có nhiều hơn các công trình nghiên cứu chuyên sâu Vì vậy, việc lựa chọn đề tài này là khá mới mẻ, vừa có giá trị lý luận, vừa có ý nghĩa thực tiễn, như một sự bổ sung cần thiết vào khoa học luật lao động
3 Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ của luận văn
- Mục đích:
Khái quát pháp luật về việc làm và giải quyết việc làm, nghiên cứu các quy định của pháp luật lao động về việc làm và giải quyết việc làm để tìm ra các vướng mắc, tồn tại, bất cập để trên cơ sở đó, đề xuất một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật lao động đáp ứng yêu cầu trong thời kỳ hội nhập
- Nhiệm vụ:
Để thực hiện được mục đích trên, nhiệm vụ của luận văn là:
+ Nghiên cứu những vấn đề lý luận chung về việc làm, giải quyết việc làm, pháp luật về việc làm và giải quyết việc làm;
+ Nghiên cứu các quy định của pháp luật lao động về trách nhiệm của Nhà nước, của người sử dụng lao động, của tổ chức dịch vụ việc làm, việc làm cho lao động đặc thù cũng như thực trạng pháp luật trong lĩnh vực việc làm và giải quyết việc làm;
+ Nghiên cứu tổng quát bối cảnh hội nhập quốc tế, trong nước, cơ hội và thách thức cũng như thực trạng về việc làm, giải quyết việc làm ở Việt Nam, tồn tại và bất cập của pháp luật lao động
về việc làm và giải quyết việc làm trong thời kỳ hội nhập để làm rõ sự cần thiết phải hoàn thiện pháp luật lao động về việc làm và giải quyết việc làm ở Việt Nam trong thời kỳ hội nhập; + Đưa ra một số kiến nghị nhằm góp phần hoàn thiện pháp luật lao động về việc làm và giải quyết việc làm ở Việt Nam trong thời kỳ hội nhập
4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Luận văn được thực hiện trên cơ sở vận dụng những quan điểm cơ bản của Đảng và Nhà nước ta cũng như những quy định pháp luật trong lĩnh vực việc làm và giải quyết việc làm Ngoài ra, luận văn vận dụng chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử làm phương pháp luận cho việc nghiên cứu Hơn nữa trong quá trình nghiên cứu, luận văn còn sử dụng các phương pháp cụ thể khác như: phân tích, thống kê, tổng hợp, so sánh, đối chiếu để giải quyết các vấn đề mà đề tài đặt ra
5 Phạm vi nghiên cứu của luận văn
Trang 4Luận văn chủ yếu tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận chung về việc làm và giải quyết việc làm, đặc biệt là các quy định của pháp luật lao động về việc làm và giải quyết việc làm của Việt Nam, trên cơ sở tham khảo pháp luật lao động của một số nước trên thế giới Với các nội dung cụ thể của pháp luật về việc làm và giải quyết việc làm, theo tác giả sẽ còn được nghiên cứu trong những công trình khoa học tiếp theo
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
- Cách tiếp cận của đề tài và hướng nghiên cứu của đề tài có những đóng góp nhất định vào việc nghiên cứu pháp luật lao động về việc làm và giải quyết việc làm, nhất là trong thời
kỳ hội nhập
- Kết quả nghiên cứu có thể sử dụng làm tài liệu phục vụ và nghiên cứu cho sinh viên, học sinh
- Kết quả nghiên cứu cũng có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các nhà nghiên cứu, những nhà hoạch định chính sách và những ai quan tâm
7 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm
3 chương:
Chương 1: Khái quát chung về việc làm và giải quyết việc làm
Chương 2: Thực trạng pháp luật lao động Việt Nam về việc làm và giải quyết việc làm
trong thời kỳ hội nhập
Chương 3: Hoàn thiện pháp luật lao động Việt Nam về việc làm và giải quyết việc làm
trong thời kỳ hội nhập
Chương 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ VIỆC LÀM VÀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM
1.1 Quan niệm việc làm và giải quyết việc làm
1.1.1 Khái niệm việc làm, giải quyết việc làm
1.1.1.1 Khái niệm việc làm
Luận văn đề cập đến nhiều quan niệm khác nhau về việc làm trên thế giới và tại Việt Nam Trong đó, phải kể đến khái niệm việc làm theo quan niệm của Tổ chức lao động quốc tế ILO Nhất là trong thời kỳ hội nhập và toàn cầu hóa hiện nay, ILO còn khuyến cáo và đề cập tới việc làm nhân văn hay việc làm bền vững Theo chúng tôi, đây là một khái niệm rất cần thiết để Việt Nam tham khảo và hướng đến Còn ở Việt Nam, khái niệm việc làm đã được quy định
tại Điều 13 Bộ luật Lao động như sau: "Mọi hoạt động lao động tạo ra nguồn thu nhập không
bị pháp luật cấm đều được thừa nhận là việc làm"
Bên cạnh đó, luận văn còn đề cập đến các khái niệm có liên quan mật thiết đến việc làm như thất nghiệp, thiếu việc làm, người có việc làm, người thất nghiệp…
1.1.1.2 Khái niệm giải quyết việc làm
Phần này luận văn đã phân tích và đưa ra một cách hiểu khái quát về giải quyết việc làm
đó là: Giải quyết việc làm là quá trình tạo ra điều kiện và môi trường bảo đảm cho mọi người trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động, đang có nhu cầu tìm việc làm với mức tiền công thịnh hành trên thị trường đều có cơ hội làm việc
1.1.2 Tầm quan trọng của việc làm và giải quyết việc làm
Trang 5Phần này luận văn tập trung vào việc nêu ra tầm quan trọng của việc làm và giải quyết việc làm về các mặt kinh tế, chính trị - xã hội và pháp lý Bởi lẽ, việc làm và giải quyết việc làm là một trong những vấn đề quan trọng đối với mỗi quốc gia trên thế giới, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển có lực lượng lao động lớn như Việt Nam Giải quyết việc làm cho người lao động trong sự phát triển của thị trường lao động là tiền đề quan trọng để sử dụng có hiệu quả nguồn lao động, góp phần tích cực vào việc hình thành thể chế kinh tế thị trường, đồng thời tận dụng lợi thế để phát triển, tiến kịp khu vực và thế giới
1.2 Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật về việc làm và giải quyết việc làm
Luận văn trình bày về các nguyên tắc cơ bản của pháp luật về việc làm và giải quyết việc làm Theo đó, để quy định và điều chỉnh lĩnh vực việc làm và giải quyết việc làm, pháp luật lao động về việc làm và giải quyết việc làm cần phải áp dụng và tuân thủ một số nguyên tắc như sau:
1.2.1 Đảm bảo quyền và nghĩa vụ lao động của công dân
1.2.2 Nhà nước thống nhất quản lý về việc làm và giải quyết việc làm
1.2.3 Cấm cưỡng bức, ngược đãi người lao động
1.2.4 Bình đẳng trong lĩnh vực việc làm
1.2.5 Ưu đãi một số đối tượng đặc thù
1.2.6 Nhà nước khuyến khích mọi hoạt động tạo ra việc làm và hỗ trợ tạo ra việc làm
Những nguyên tắc pháp lý trên đây là những quan điểm tư tưởng chỉ đạo toàn bộ quá trình giải quyết việc làm ở nước ta, phù hợp với những nguyên tắc của pháp luật lao động quốc tế về việc làm và đặc điểm cũng như thực trạng kinh tế - xã hội ở Việt Nam
1.3 Lược sử quá trình hình thành và phát triển pháp luật về việc làm và giải quyết việc làm ở Việt Nam
Phần này khái lược về các quá trình hình thành và phát triển pháp luật về việc làm và giải
quyết việc làm ở Việt Nam ở các thời kỳ đó là: Pháp luật về giải quyết việc làm thời kỳ trước
khi có Bộ luật Lao động và pháp luật về giải quyết việc làm theo Bộ luật Lao động
Chương 2 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG
VỀ VIỆC LÀM VÀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM Ở VIỆT NAM
TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP 2.1 Thực trạng pháp luật về lao động - việc làm
2.1.1 Thực trạng về lao động - việc làm
2.1.1.1 Thực trạng nguồn lao động
Nước ta có nguồn lao động rất dồi dào, tốc độ phát triển nguồn lao động vẫn ở mức cao, lại phân bố không đều, phần lớn tập trung ở khu vực nông thôn; chất lượng nguồn lao động vẫn còn thấp, đặc biệt chưa qua đào tạo, hoặc được đào tạo nhưng chất lượng chưa đảm bảo yêu cầu, lại trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế, nên dẫn đến tình trạng còn nhiều khó khăn
về vấn đề việc làm cũng như tạo ra cơ cấu việc làm hợp lý, đáp ứng yêu cầu của thời kỳ hội nhập, tăng năng suất lao động và hiệu quả kinh tế - xã hội
2.1.1.2 Hiện trạng về việc làm
Nhìn chung, thực tế thị trường lao động hiện nay cho thấy, cung lao động vẫn lớn hơn cầu lao động rất nhiều, sức ép của cung lao động đối với cầu lao động vẫn lớn Số doanh nghiệp hàng năm thu hút khoảng 500.000 lao động/năm trong khi đó số người bước vào tuổi lao động
Trang 6khoảng trên 1 triệu người/năm chưa kể số lao động dôi ra do thất nghiệp, đang đi tìm việc làm trước đó Trong khi đó, do ảnh hưởng của suy giảm kinh tế, nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn buộc phải thu hẹp sản xuất dẫn đến nhiều người lao động bị mất việc làm, thiếu việc làm Thị trường lao động kém phát triển, sức cạnh tranh yếu và có nguy cơ tụt hậu ngày càng xa so với các loại thị trường khác trong nước cũng như so với thị trường lao động các nước trong khu vực
2.1.2 Thực trạng pháp luật về lao động - việc làm
Trong những năm qua, các cơ chế, chính sách về lao động - việc làm được kịp thời đánh giá, bổ sung và sửa đổi bảo đảm ngày càng thông thoáng, phù hợp với cơ chế thị trường và hội nhập, đảm bảo quyền và lợi ích của người lao động, người sử dụng lao động và tuân thủ các quy luật kinh tế thị trường Hệ thống các văn bản quản lý nhà nước về lao động - việc làm ngày càng hoàn thiện, nhiều Luật mới ra đời và đi vào cuộc sống như Bộ luật Lao động, Luật Dạy nghề, Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, nhiều văn bản hướng dẫn… được ban hành nhằm từng bước hoàn thiện thể chế, tạo hành lang pháp lý cho các hoạt động trong lĩnh vực lao động - việc làm Nhằm hạn chế những tác động tiêu cực của thị trường, Nhà nước đã ban hành các chính sách cho nhóm lao động yếu thế, như các chế độ ưu đãi đối với lao động là người tàn tật, các cơ sở sản xuất kinh doanh của người tàn tật, lao động là người dân tộc thiểu số, chính sách về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, hỗ trợ lao động dôi dư góp phần hỗ trợ người lao động tạo việc làm, nhanh chóng ổn định cuộc sống
Tuy nhiên, có thể thấy mặc dù các văn bản, chính sách về việc làm và giải quyết việc làm ra đời nhưng việc ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện chưa đầy đủ, chưa thực sự theo sát thực tiễn, hiệu quả triển khai thực hiện chính sách cũng chậm và thấp Văn bản quy phạm pháp luật về việc làm còn có tính pháp lý chưa cao, còn tản mát ở nhiều văn bản nên việc thực hiện gặp khó khăn
Trước hết là khái niệm việc làm, Bộ luật Lao động đã đưa ra một quan niệm mới so với
trước đây đó là: "Mọi hoạt động lao động tạo ra nguồn thu nhập không bị pháp luật cấm đều
được thừa nhận là việc làm" (Điều 13) Nó phù hợp với thực tiễn Việt Nam đang ở giai đoạn
thấp của sự phát triển Theo nhiều ý kiến cho rằng khái niệm việc làm cần được quy định phù hợp với điều kiện, yêu cầu của việc làm thời kỳ hội nhập
Có thể thấy các quy định về việc làm còn thiếu hoặc đã được quy định trong các văn bản dưới luật nhưng chỉ mang tính chung chung, chưa rõ ràng, cụ thể gây khó khăn đối với hoạt
động quản lý và tổ chức thực hiện trong lĩnh vực việc làm Chẳng hạn như "thị trường lao
động", "bình đẳng việc làm", "việc làm an toàn", "dịch vụ việc làm"… trong khi đây là những
khái niệm cần phải được quan tâm đối với lao động trong thời kỳ hội nhập, cần phải được quy định trong văn bản luật
Các tiêu chuẩn việc làm mặc dù đã được quy định ở nhiều văn bản hiện tại nhưng còn nằm rải rác, tính pháp lý không cao, tổ chức thực hiện còn yếu Điều cần thiết là quy định thống nhất về tiêu chuẩn việc làm với các tiêu chuẩn về việc làm đầy đủ, việc làm bán thời gian, việc làm thêm ngoài giờ, thất nghiệp…
Bên cạnh đó, thực trạng về chỉ tiêu việc làm cho thấy vẫn còn đó những vướng mắc Hiện nay, chúng ta đang sử dụng chỉ tiêu tạo việc làm, tạo việc làm mới để phản ánh chỉ tiêu về
việc làm của Việt Nam Tuy nhiên, chỉ tiêu "tạo việc làm", "tạo việc làm mới" không còn phù
hợp, đáp ứng yêu cầu hiện tại Số việc làm, việc làm mới được tạo ra trong một năm khó xác định và so sánh với những năm trước đó Hầu hết các tỉnh, thành phố không thực hiện được con số thống kê chính xác về chỉ tiêu này
Trang 7Bộ luật lao động đang được sửa đổi, bổ sung, tuy nhiên theo dự thảo thì điều chỉnh đối tượng có quan hệ lao động, còn những đối tượng khác như lao động khu vực phi chính thức, nông thôn, lao động phục vụ gia đình, làm việc bán thời gian… chưa được đưa vào Dẫn tới thị trường lao động Việt Nam chưa có độ gắn kết, các đối tượng chưa được điều chỉnh trong các văn bản pháp luật về việc làm nên rơi vào việc làm thiếu tính bền vững, dễ bị ảnh hưởng Các quy định về việc làm trong Bộ luật lao động còn quá ít và chung chung, hoặc nằm rải rác và phân tán ở các văn bản dưới luật chưa thể hiện được vai trò và vị trí quan trọng của vấn
đề việc làm Các nghị định như Nghị định 39/2003/NĐ-CP, Nghị định số 19/2005/NĐ-CP… vẫn chỉ là số ít văn bản hướng dẫn cụ thể về việc làm, chưa tính đến nội dung của các văn bản này còn chưa đầy đủ, chưa theo kịp thực tiễn đời sống Điều này gây khó khăn cho quá trình
áp dụng và thực thi pháp luật lao động về việc làm trên thực tế Chẳng hạn như về quản lý lao động bằng sổ, yêu cầu báo cáo lao động hàng năm, về đào tạo lao động thay thế người nước ngoài…
Một số quy định pháp luật về vấn đề xuất khẩu lao động thất nghiệp, thị trường lao động, bảo hiểm thất nghiệp, lao động nông thôn di cư, chuyển đổi mục đích nông nghiệp, đào tạo lại lao động… còn bỏ ngỏ, thiếu hệ thống và thiếu sự đồng bộ
Vì vậy, đối với vấn đề việc làm, pháp luật lao động cần phải luật hóa các nội dung về việc làm, chương trình quốc gia về việc làm, quản lý lao động - việc làm và tuyển dụng lao động, dịch vụ việc làm, thông tin thị trường lao động, bảo đảm việc làm, việc làm với các đối tượng lao động đặc thù, thanh tra, giám sát pháp luật về việc làm Trên cơ sở đó mới tiếp tục ban hành những văn bản hướng dẫn thi hành cụ thể
2.2 Thực trạng pháp luật về giải quyết việc làm ở Việt Nam
2.2.1 Trách nhiệm giải quyết việc làm của nhà nước
Điều 13 Bộ luật Lao động ghi nhận: "Giải quyết việc làm, đảm bảo cho người lao động có
khả năng lao động đều có cơ hội có việc làm là trách nhiệm của Nhà nước, của các doanh nghiệp và của toàn xã hội"
Bên cạnh những quy định có tính nguyên tắc chung, Bộ luật Lao động và các văn bản hướng dẫn cũng đã đưa ra các biện pháp cơ bản giải quyết việc làm có liên quan đến trách nhiệm của Nhà nước Một trong những biện pháp quan trọng nhằm giải quyết việc làm đó là
"Chính phủ lập Chương trình quốc gia về việc làm, lập Quỹ quốc gia về việc làm từ ngân
sách nhà nước và các nguồn khác" (khoản 1 Điều 15)
Cho đến nay, đã có 4 Chương trình mục tiêu quốc gia giải quyết việc làm được Chính phủ phê duyệt trong 4 giai đoạn: 1992 - 1997, 1998 - 2000, 2001 - 2005, 2006 - 2010 Qua các giai đoạn, Chương trình giải quyết việc làm đạt được nhiều kết quả khả quan Tuy nhiên, việc thực hiện chương trình cho đến nay vẫn không tránh khỏi những khó khăn, bất cập Nguyên nhân khiến tỷ lệ việc làm mới còn thấp là do vốn đầu tư trên một lao động ngày càng cao và một số vướng mắc từ quy định của pháp luật cho đến điều hành, quản lý
Giải quyết việc làm thời gian qua mới chỉ chú trọng tới khía cạnh số lượng, chất lượng việc làm được tạo mới còn thấp Số lao động được giải quyết việc làm hằng năm khá lớn, song đa số làm việc trong khu vực nông nghiệp với trình độ tay nghề, năng suất lao động và thu nhập thấp Chính sách di chuyển lao động chưa phù hợp với tình hình nền kinh tế thị trường và hội nhập, chậm đổi mới, trước tiên là các chính sách sách liên quan đến hỗ trợ trực tiếp và cho vay vốn tạo việc làm cho đối tượng di dân, xây dựng địa bàn định cư gắn kinh tế với quốc phòng, phát triển kinh tế hộ gia đình, cho lao động vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp
Trang 8Từ thực trạng cho thấy các quy định về trách nhiệm của Nhà nước vẫn còn nhiều những vướng mắc và lỗ hổng Pháp luật lao động về giải quyết việc làm vẫn còn nêu những nội dung
mang nặng tính quan điểm, chủ trương, đạo lý hơn là tính pháp lí như "chuyển dần", "khuyến
khích", "quan tâm", "hỗ trợ"… Do vậy, cần có quy định mạnh mẽ hơn như "cấm", "phải",
"không được"… tránh tình trạng quyền lợi chỉ là trên giấy, mang tính hình thức, khó khăn
trong quá trình thực hiện trên thực tế Bộ luật Lao động quy định về trách nhiệm của Nhà nước vẫn còn mang tính chung chung Các nghị định, thông tư thì được ban hành nhưng chưa điều chỉnh hết các lĩnh vực trong giải quyết việc làm hoặc đã quy định nhưng không phù hợp với thực tiễn, dẫn tới việc thực hiện không được tổ chức cũng như kiểm soát tốt, tạo ra nhiều bất cập và vướng mắc trên thực tiễn
2.2.2 Trách nhiệm giải quyết việc làm của người sử dụng lao động
Theo quy định của Bộ luật lao động, người sử dụng lao động trong các doanh nghiệp có trách nhiệm như: Các doanh nghiệp (không phân biệt nhà nước hay tư nhân ) với khả năng
và điều kiện của mình có trách nhiệm cùng với Nhà nước giải quyết việc làm cho người lao động Nghị định 39/2003/CP cũng quy định các doanh nghiệp phải lập quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm để chi cho các mục đích Đối với trợ cấp mất việc làm, theo quy định tại Nghị định 39/2003/NĐ-CP, trợ cấp mất việc làm được tính trên cơ sở quy định tại Nghị định
số 114/2002/NĐ-CP ngày 31/12/2002 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về tiền lương
Tuy nhiên, khoản 5 Điều 6 Nghị định 44/2003/NĐ-CP ngày 9/5/2003 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về hợp đồng lao động không phân định
rõ ràng trách nhiệm của người sử dụng lao động cũ và mới, vì vậy, có thể làm phát sinh các tranh chấp trên thực tế Tương tự như Điều 17, Điều 31 Bộ luật Lao động cũng không quy
định rõ "trường hợp không sử dụng hết số lao động hiện có" (tức là có trình trạng dôi dư về
lao động) là gì, dẫn tới người sử dụng lao động có thể lạm dụng lý do tổ chức lại doanh nghiệp để cho người lao động thôi việc Hơn nữa, người lao động bị cắt giảm vì lý do tổ chức lại doanh nghiệp không được người sử dụng lao động báo trước như các trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động quy định tại Điều 38 Bộ luật Lao động
Phù hợp hơn với thông lệ quốc tế và sự phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa, trách nhiệm của người sử dụng trong giải quyết việc làm còn thể hiện ở nghĩa vụ nộp bảo hiểm thất nghiệp đối với những doanh nghiệp có trên 10 lao động trở lên theo Nghị định số 127/2008/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm thất nghiệp Tuy nhiên, xét về lâu dài, quy định này gây nên nhiều thiệt thòi cho người lao động đang làm việc cho các doanh nghiệp sử dụng ít lao
động
2.2.3 Giải quyết việc làm cho lao động đặc thù
Tại mục này, luận văn đã đi sâu tìm hiểu các quy định về một số đối tượng đặc thù theo chúng tôi là tiêu biểu, đặc trưng nhất, là những đối tượng lao động yếu thế và chịu nhiều tác động khi Việt Nam gia nhập WTO, đó là lao động nữ và lao động tàn tật Còn các đối tượng lao động đặc thù khác cần được nghiên cứu thêm trong những công trình nghiên cứu chuyên khảo
sâu hơn
2.2.3.1 Đối với lao động nữ
Xuất phát từ những đặc điểm đặc thù nên Bộ luật Lao động quy định về chính sách việc làm đối với lao động nữ ở Điều 5 và dành hẳn Chương X gồm 10 điều (Điều 109 đến Điều 118) Đồng thời, Nhà nước cũng đã ban hành Nghị định số 23/CP ngày 18/4/1996 quy định chi tiết và
Trang 9hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về những quy định riêng đối với lao động nữ và một số thông tư hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ y tế… cùng một số chính sách về hỗ trợ giải quyết việc làm cho lao động nữ
Tuy nhiên, qua một thời gian dài, có thể nhận thấy một số những hạn chế và vướng mắc, tồn tại như sau: các quy định về vấn đề giải quyết việc làm cho lao động nữ còn mang tính chung chung, gần với những tuyên bố về chính sách của Nhà nước hơn là quy định của pháp luật Vì thế, việc xác định trách nhiệm pháp lý với chủ thể cụ thể thông qua các quy định này
là không dễ dàng Về đào tạo, pháp luật lao động quy định doanh nghiệp có trách nghiệm đào tạo nghề dự phòng cho lao động nữ theo Điều 10 Bộ luật Lao động trong thực tế quy định này hầu như không được thực hiện, hoặc nếu có việc đào tạo thì chỉ đặt ra nhằm mục đích nâng cao tay nghề, chuyên môn lao động nữ đang đảm nhiệm Các quy định về ưu đãi doanh nghiệp, đơn vị sử dụng nhiều lao động nữ còn ít nhiều có sự bất cập làm hạn chế ý nghĩa của các quy định pháp luật Cần phải xem xét đối với vấn đề quy định chế tài xử phạt đối với các doanh nghiệp vi phạm các quy định nói trên Bởi lẽ, hiện nay chế tài áp dụng đối với lĩnh vực lao động là quá nhẹ, không đảm bảo tính răn đe, phòng ngừa, chưa kể tới việc giám sát, kiểm tra rất lỏng lẻo, sơ sài, thậm chí không được thực hiện
2.2.3.2 Lao động là người tàn tật
Trong những năm qua Việt Nam đã quan tâm nhiều đến lĩnh vực việc làm của người khuyết tật Nhiều văn bản pháp quy đã được ban hành nhằm đảm bảo quyền học nghề và làm việc của người khuyết tật, cũng như tạo những ưu đãi cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh nhận người khuyết tật vào làm việc Tuy nhiên, quá trình thực hiện các quy định về việc làm cho người tàn tật cũng nảy sinh nhiều vướng mắc Cụ thể như: Quy định một tỷ lệ khác nhau đối với một số ngành, nghề chưa hợp lý; Mức tiền mà các doanh nghiệp phải nộp vào Quỹ việc làm cho người tàn tật rất thấp theo quy định tại Thông tư liên tịch số 19/2005/TTLT/BLĐTBXH-BTC-BKHĐT hướng dẫn thi hành Nghị định số 81/CP ngày 23 tháng 11 năm 1995 và Nghị định số 116/2004/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2004 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 81/CP ngày 23 tháng 11 năm 1995 Vì vậy, các doanh nghiệp có xu hướng nộp tiền thay vì nhận người lao động tàn tật (bởi chi phí cho việc sử dụng lao động là người tàn tật cao hơn rất nhiều như chi phí cải tạo nhà xưởng, công trình vệ sinh…); về hoạt động dạy nghề cho người lao động khuyết tật còn tồn tại nhiều…
Mặt khác, hiện nay cũng xuất hiện những đối tượng lao động có tính chất đặc biệt như lao động dân tộc thiểu số, lao động nông thôn, lao động giúp việc trong gia đình, lao động nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam… nhưng pháp luật lao động chưa quan tâm đề cập chi tiết,
cụ thể và thiết thực
2.2.4 Thực trạng pháp luật về tổ chức giới thiệu việc làm
Tại Việt Nam, quy định của pháp luật về hoạt động của tổ chức này ngày càng được hoàn thiện Với khung pháp lý về tổ chức giới thiệu việc làm, hiện nay cả nước có 130 tổ chức giới thiệu việc làm được thành lập mới hoặc thành lập lại với tên gọi Trung tâm giới thiệu việc làm và khoảng 100 doanh nghiệp đăng ký kinh doanh giới thiệu việc làm Từ năm 2006 đến nay, các Trung tâm đã tư vấn, giới thiệu việc làm cho khoảng 4,8 triệu lượt lao động Hàng năm các trung tâm giới thiệu việc làm cho khoảng 400 nghìn lao động
Để siết chặt quản lý các trung tâm giới thiệu việc làm, Chính phủ đã ban hành Nghị định
số 19/2005/NĐ-CP về quy định điều kiện, thủ tục thành lập và hoạt động của tổ chức giới thiệu việc làm Theo đó, hàng loại các cơ sở giới thiệu việc làm không đủ điều kiện kinh
Trang 10doanh sẽ phải đóng cửa hoạt động Tuy nhiên, trên thực tế, các trung tâm này đã tìm mọi cách thức để lẩn tránh thực hiện quy định của pháp luật
Quy định về nguồn tài chính của Trung tâm giới thiệu việc làm vẫn còn một số vướng mắc Các trung tâm giới thiệu việc làm gặp phải những khó khăn trong việc thu phí từ hoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm, thông tin thị trường lao động Việc rà soát, quy hoạch, quản
lý hệ thống Trung tâm giới thiệu việc làm, các doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm của các địa phương, Bộ, ngành, tổ chức chính trị - xã hội còn chưa được chú trọng đúng mức nên gây ra nhiều vấn đề bức xúc và mất lòng tin của người dân Do đó, thiếu sự thống nhất và mối quan hệ chặt chẽ trong hệ thống giới thiệu việc làm trên cả nước và từng địa phương
Chương 3 HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG
VỀ VIỆC LÀM VÀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM Ở VIỆT NAM
TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP 3.1 Sự cần thiết phải hoàn thiện pháp luật lao động về việc làm và giải quyết việc làm ở Việt Nam
Từ bối cảnh quốc tế, trong nước cùng với thực trạng của pháp luật mà chúng ta đã tìm hiểu ở chương II của luận văn, đồng thời những dự báo về tính hình lao động - việc làm trong những năm tới có thể thấy rõ những cơ hội đồng thời đi kèm là những thách thức, tồn tại ảnh hưởng rất lớn tới việc làm và giải quyết việc làm trong thời kỳ hội nhập Trong khi đó, nội dung Chương trình nghị sự việc làm toàn cầu do Tổ chức lao động quốc tế khởi xướng đòi hỏi phải đảm bảo việc làm bền vững cho người lao động Vì những lý do trên, việc hoàn thiện pháp luật lao động về việc làm và giải quyết việc làm ở Việt Nam trong thời kỳ hội nhập là hết sức cần thiết nhằm đáp ứng yêu cầu đảm bảo việc làm bền vững và an ninh việc làm cho người lao động trong bối cảnh hội nhập
3.2 Phương hướng hoàn thiện pháp luật lao động về việc làm và giải quyết việc làm
ở Việt Nam
Để hoàn thiện pháp luật lao động về việc làm và giải quyết việc làm trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, cần quán triệt các quan điểm về giải quyết việc làm để kịp thời thể chế hóa và ban hành các quy định kịp thời thúc đẩy quá trình giải quyết việc làm cho người lao động Việt Nam Theo đó, cần quán triệt và tiếp tục thể chế hóa đường lối đổi mới của Đảng về thúc đẩy xây dựng đồng bộ thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của Nhà nước Tiếp tục hoàn thiện các cơ chế, chính sách về lao động - việc làm: Sửa đổi, bổ sung Bộ Luật Lao động, nghiên cứu xây dựng Luật Việc làm, Luật Tiền lương tối thiểu; xây dựng các văn bản hướng dẫn Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; Pháp luật lao động lao động về việc làm và giải quyết việc làm cần có các quy định tận dụng thời cơ của hội nhập theo hướng: ưu tiên phát triển những ngành sản xuất hàng hóa và dịch vụ xuất khẩu, những ngành mà Việt Nam có lợi thế trong hội nhập; những ngành kinh tế mũi nhọn, sử dụng lao động có trình độ
kỹ thuật cao đồng thời tăng đầu tư, khuyến khích những ngành công nghiệp đòi hỏi ít vốn, sử dụng nhiều lao động, đòi hỏi trình độ chuyên môn kỹ thuật không cao; thu hút mạnh đầu tư nước ngoài, hình thành những khu công nghiệp, khu chế xuất; đầu tư, đẩy mạnh các ngành du lịch, dịch vụ và thương mại ; tăng cường sự hỗ trợ của Nhà nước trong giải quyết việc làm và phát triển thị trường lao động thông qua việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm đến năm 2020; phải đẩy mạnh công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn; từng bước chuyển lao động nông nghiệp sang khu vực phi nông nghiệp; bố trí các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động, nhu cầu đào tạo không cao về nông thôn; khôi phục và phát triển các làng nghề sản xuất tiểu, thủ