Từ phía Tổng công ty

Một phần của tài liệu Hoạt động nhập khẩu phôi thép tại Văn phòng Tổng công ty Thép Việt Nam trong điều kiện hội nhập.DOC (Trang 83 - 95)

3.3.2.1. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kết hợp với các hình thức huy động vốn

Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn

Một trong những khó khăn của Cơ quan văn phòng là vấn đề vốn cho kinh doanh. Trong điều kiện nhu cầu về vốn thì quá cao mà vốn cho hoạt động nhập khẩu phôi thép lại eo hẹp. Yêu cầu được đặt ra là Cơ quan phải sử dụng vốn sao cho có hiệu quả. Trước hết Cơ quan phải làm tốt công tác quản lý vốn, cụ thể là:

- Chấp hành nghiêm chỉnh chế độ quản lý tài chính, ngoại hối của Nhà nước mà trước tiên là hoàn thành các loại thuế phải nộp

- Tính toán lỗ, lãi, thời gian thu hồi vốn trong kinh doanh cũng như dự tính trước những rủi ro có thể xảy ra để có biện pháp phòng ngừa.

Để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn Cơ quan có thể thực hiện một số biện pháp sau:

+ Đẩy mạnh tốc độ lưu chuyển hàng hoá để không cần tăng thêm lượng vốn lưu động mà hiệu quả sử dụng vốn vẫn tăng lên

+ Lựa chọn phương thức thanh toán an toàn, tránh tình trạng ứ đọng vốn. + Tổ chức theo dõi và thu hồi công nợ.

+ Quản lý tốt lượng hàng dự trữ, thanh lý kịp thời hàng tồn kho ứ đọng để giải phóng vốn

Song song với công tác trên Cơ quan cần phải:

+ Thường xuyên phân tích, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn

+ Phải xây dựng được các phương án kinh doanh đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn cao.

Ngoài ra Cơ quan cần giao vốn cho từng phòng để họ thực hiện chế độ tự hạch toán, đồng thời có kế hoạch giám sát, kiểm tra để cho các phòng chủ động hơn trong kinh doanh

Huy động vốn

Công ty có thể huy động vốn bằng các hình thức sau:

- Khai thác nguồn vốn từ liên doanh liên kết, phần lớn các doanh nghiệp liên doanh liên kết với Tông công ty Thép Việt Nam đều là các doanh nghiệp nước ngoài, họ có tiềm lực tài chính rất mạnh như: công ty thép VinaKyoei, công ty

thép VSC-Posco, công ty sản xuất thép Vinaustell,... Cơ quan văn phòng có thể dựa vào mối quan hệ này để tăng nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh của mình

- Huy động vốn từ các thành viên trong Tổng công ty Thép Việt Nam. Trong Tổng công ty Thép có rất nhiều đơn vị kinh doanh đạt hiệu quả cao, số lượng vốn lớn như: công ty Gang thép Thái Nguyên, công ty thép Miền Nam, công ty thép Đà Nẵng…

- Huy động vốn từ Hiệp Hội Thép Việt Nam (VSA). Hiệp Hội Thép Việt Nam được thành lập nhằm điều phối hoạt động sản xuất thép của các doanh nghiệp Việt Nam, bên cạnh đó nó còn có chức năng hỗ trợ sản xuất kinh doanh cho các doanh nghiệp như: về vốn, công nghệ sản xuất, dự báo thị trường thép trong nước cũng như quốc tế…Vì vậy Cơ quan văn phòng có thể tiến hành vay vốn từ VSA.

- Tới đây Cơ quan văn phòng sẽ tiến hành cổ phần hoá, đây cũng là một trong những điều kiện thuận lợi cho Cơ quan văn phòng có thể vay vốn từ các cổ đông trong công ty, từ các cán bộ nhân viên của Cơ quan.

3.3.2.2. Đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ cho nhân viên

Hiện nay trong hoạt động thực hiện hợp đồng nhập khẩu Công ty vẫn phải thuê đại lý trung gian thực hiện việc thông quan và giao nhận hàng hoá, điều này làm Công ty thiếu đi sự chủ động xử lý tình huống cũng như phát sinh thêm một khoản chi phí làm ảnh hưởng tới lợi nhuận của công ty, tuy nhiên để thực hiện các công việc này yêu cầu cán bộ nhập khẩu phải có chuyên môn trong lĩnh vực này và phải có mối quan hệ tốt đẹp vơi cơ quan hải quan. Trong thời gian tới Công ty nên có các chính sách đào tạo, nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ nhập khẩu của mình để có thể tự mình làm được các công việc này cũng như có thể chủ động nhập khẩu theo điều kiện FOB để giảm chi phí. Để là được như vậy công ty cần thực hiện các công việc sau:

- Cấp kinh phí đào tạo để nâng cao năng lực và trình độ chuyên môn và trình độ về ngoại ngữ cho cán bộ nhập khẩu. Đồng thời có kế hoạch tuyển dụng thêm các cán bộ trẻ để đội ngũ cán bộ luôn có sự trẻ hoá và được đào tạo để có đủ năng lực để trở thành đội ngũ kế cận xứng đáng.

- Cử cán bộ tham gia các cuộc họp, các hội thảo chuyên ngành về nghiệp vụ ngoại thương. Thường xuyên tạo điều kiện cho nhân viên có cơ hội cập nhật tin tức và sự thay đổi của chính sách, các văn bản pháp lý và xu thế vận động của nền kinh tế trong nước cũng như nước ngoài.

- Cơ quan cũng cần sử dụng các hình thức khuyến khích vật chất và tinh thần để động viên cán bộ công nhân viên khiến họ nhiệt tình hoàn thành tốt công việc được giao. Các hình thức ấy có thể là: quy định mức tiền thưởng cho cán bộ, nhân viên khi họ ký kết được một hợp đồng hay tổ chức tặng quà nhân nhân ngày lễ, tết hay tổ chức các chuyến đi nghỉ trong dịp hè...

- Bên cạnh việc tổ chức các khoá học để nâng cao trình độ nghiệp vụ Công ty cũng nên tổ chức các cuộc thi nghiệp vụ để mỗi cán bộ, nhân viên tự chủ trau dồi kiến thức. Đây là một trong những phương pháp tốt, trực tiếp để bản thân mỗi người phải tự nỗ lực vươn lên.

3.3.2.3. Đầu tư trang thiết bị, tạo môi trường làm việc tốt cho cán bộ công nhân viên

Trong những năm vừa qua Cơ quan đã rất chú trọng đến công tác này, hiện tại các phòng đều đã được trang bị đầy đủ những máy móc cần thiết, các phòng đều có máy tính nối mạng, máy in… tuy nhiên lượng máy fax chưa nhiều làm tốn thời gian và sức lực cho nhân viên. Trong tương lai Cơ quan cần đầu tư thêm trang thiết bị để phục vụ tốt cho hoạt động kinh doanh.

Bên cạnh đó công ty cần tạo nên bầu không khí phấn khởi, thoải mái, đoàn kết trong quá trình làm việc. Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa lãnh đạo và nhân viên để có thể phát huy hết khả năng của mỗi người trong công việc chung.

3.3.2.4. Tạo lập một hệ thống thu thập thông tin, phân tích dự báo

Hiện nay ở Cơ quan văn phòng Tổng Công ty hệ thống thông tin, phân tích dự báo vẫn chưa thực sự tốt, vẫn chưa có những dự báo dài hạn và những thông tin chính xác về tình hình cung cầu phôi thép trên thế giới. Nếu Công ty thực hiện tốt hơn công tác này thì hoạt động nhập khẩu của Công ty sẽ có thể tốt hơn, hiệu quả hơn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.3.2.5. Phân công chuyên môn hoá trong quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu

Hiện nay việc thực hiện hợp đồng nhập khẩu của Cơ quan văn phòng là mỗi người sẽ phụ trách một mặt hàng nhất định và sẽ tự mình thực hiện tất cả các khâu trong quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu như tự đi mở L/C, giải quyết khiếu nại đối với những lô hàng về mặt hàng đó. Như vậy rất mất thời gian và không chuyên nghiệp, do đó Công ty có thể chuyên môn hoá các công đoạn của quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu thành các khâu như sẽ giao việc mở L/C cho phòng kế toán, cử ra một người chuyên phụ trách phần giải quyết khiếu nại... như vậy công việc sẽ được chuyên môn hoá và tiến độ thực hiện sẽ nhanh hơn rất nhiều.

KẾT LUẬN

Mặc dù vẫn phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên liệu bên ngoài nhưng ngành thép Việt Nam sau 50 phát triển cũng đã có những đóng góp không nhỏ vào sự phát triển chung của đất nước. Là trung tâm của ngành thép hiện nay, Tổng công ty Thép đang đứng trước những thách thức từ vấn đề hội nhập đặc biệt là sự cạnh tranh từ các đối thủ trong ngành.

Năm 2007 vừa qua, với những biến động của thì trường thép thế giới, Tổng công ty vẫn hoạt động tốt. Đó là kết quả đáng mừng cho ngành thép nói chung và Tổng công ty Thép nói chung. Tuy nhiên với những biến động bất ngờ từ thị trường thép thế giới như hiện nay thì chưa thể nói gì nhiều cho ngành thép Việt Nam. Thời kỳ trước mắt là thời kỳ thử thách lớn cho ngành thép nói chung và cho Tổng công ty Thép nói riêng. Và để tiến tới hình thành tập đoàn thép trong những năm sắp tới, đòi hỏi Tổng công ty Thép phải tiếp tục hoàn thiện mình hơn nữa.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình “Kinh tế quốc tế” - PGS.TS Đỗ Đức Bình và TS Nguyễn Thường Lạng . 2. “Kỹ thuật kinh doanh xuất nhập khẩu” – GS. TS Võ Thanh Thu- NXB Thống kê, năm 2002.

3. Giáo trình “Kinh tế ngoại thương” - PGS.TS Bùi Xuân Lưu và PGS. TS Nguyễn Hữu Khải

4. Các bản tin các tháng trong nước và quốc tế năm 2006, 2007,2008 của Hiệp hội thép Việt Nam: www.vsa.com.vn

5. Các bài nghiên cứu: “Tăng cường năng lực cạnh tranh ngành thép” _ Viện chính sách và chiến lược công nghiệp.

6. “Công nghiệp gang thép Việt Nam: Một giai đoạn phát triển và chuyển đổi chính sách”_Nozomu Kawabata.

7. Viện gang thép thế giới: www.worldsteel.org

http://www.worldsteel.org/pictures/storyfiles/WSIF07web%20v6.pdf 8. Website Tổng công ty Thép Việt Nam: www.vsc.com.vn

9. Tin tổng hợp từ các trang web.

- Ngành thép Việt Nam tự cứu mình trước khi quá muộn http://www.tcvn.gov.vn/web_pub_pri/magazine/index.php? p=show_page&cid=8&parent=173&sid=181&iid=4341 - Ngành thép Việt Nam lãi khá nhưng hội nhập còn yếu

http://www.smenet.com.vn/TiengViet/ThongTinNganh/ThongTinNganh.asp?id=11 - Ximang “nóng”, sắt thép “lạnh” http://dinhnhansteel.com/detail_message.asp? fold=504&SubCatID=504&msgID=1249&lang=1 - Bất cập trong quản lý ngành thép http://www.bacninh.gov.vn/Story/XaHoiPhatTrien/QuanLyNhaNuoc/2008/4/1142 2.html PHỤ LỤC 89

DANH MỤC CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ CHỦ YẾU CỦA NGÀNH THÉP VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2007 - 2025

(Ban hành kèm theo Quyết định số 145/2007/QĐ-TTg ngày 04 tháng 9 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ)

TT Nội dung Địa điểm dự kiến Dự kiến khởi công- hoàn thành Vốn đầu tư (tr. USD) Sản phẩm (1.000 tấn) Gang ThépPhôi Thép cán a b c d đ e g h

I Các dự án quy hoạch trong giai đoạn 2007-2015 I.1 Các dự án trọng điểm

1Liên hợp thép Hà Tĩnh Vũng Áng 2010-17 3.000

2

Liên hợp thép Quảng Ngãi:

GĐ1 Dung Quất 2008-10 539

Liên hợp thép Quảng Ngãi:

GĐ2 Dung Quất 2011-17 500 Sp chu chuyển 4.500 4.000 2.000 1.860 2500 2.200 3 Dự án POSCO: GĐ1- cán nguội BR- VT 2007-09 340 700 Dự án POSCO: GĐ2- cán nóng BR- VT 2010-12 660 3.000

4 Luyện cán thép không rỉ Thiên Hưng BR- VT 2006-10 650 720 5Dự án cán nóng ESSA-VSC BR- VT 2007-09 525 2.000

I.2 Các dự án chủ yếu khác 1

Cải tạo mở rộng sản xuất công ty Gang thép Thái Nguyên GĐ2 (gồm cả mỏ) Thái Nguyên 2006-1 0 237 Sp chu chuyển 500 500 2Liên hiệp gang thép Lào Cai Lào Cai 2006-10 150 500 430 500 3N/m gang Lào Cai (ViMiCo, Lào Cai 2006-0 26,3 100

TKV) 8 4LD Khoáng nghiệp Hằng Nguyên Tuyên Quang 2006-1 0 43,5 220 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

5Công ty CP gang thép Cao Bằng

Cao Bằng

2006-1

0 25,0 140

6N/m gang thép Yên Bái Yên Bái 2006-1 0

32,5-35,

0 160

7Dự án sản xuất phôi thép cty CPGT VN miền Bắc 2006-1 0 70 330 350 8N/m phôi thép POMINA (Thép Việt) BR- VT 2008 70 400 9N/m phôi thép dẹt (công ty Cửu Long) Hải Phòng 2006-1 0 60 400 10N/m phôi thép Phú Mỹ GĐ2 (TMN) BR- VT 2011-1 5 60 500 11N/m thép tấm cán nóng cty Cửu Long Hải Phòng 2007 30 300 12N/m thép tấm cán nóng VINASHIN Quảng Ninh 2008 35 300 13N/m thép cuộn cán nguội LILAMA Vĩnh Phúc 2006-1 0 37,8 250

14N/m thép cuộn cán nguội cty Hoa Sen Bình Dương 2006-1 0 28 120 15N/m thép cán nguội Phú Mỹ: GĐ 2 BR- VT 2006-1 0 25 200 16N/m thép cán nguội Fomosa Steel BR- VT 2006-1 0 28 120 17N/m thép cán nguội Sun Steel Bình Dương 2006-1 0 28 120 18N/m thép cán nguội công ty Bạch Đằng Hải Phòng 2011-1 5 35 200

II Các dự án định hướng trong giai đoạn 2016- 2025 1Dự án minimill (DR- EAF- phôi): PA1 BR- VT 2016-2 0 800 Dự án minimill (DR- EAF- tấm): PA2 Bình Thuận 2016-2 5 1.000 Sp chu chuyển 1.450 1.450 1450 1450 91

2Các dự án luyện cán thép tấm, thép ống không hàn (2-3 dự án) 3Các dự án luyện cán thép xây dựng, thép hình lớn chất lượng cao (2 - 3 dự án) Ven biển ở 3 miền Bắc, Trung, Nam 2016-2 5 1.000 1.500- 2.000 1.500- 2.000 2016-2 5 1.000 2.000 1.500 92

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU ... 1

MỘT SỐ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU ...3

VÀ VAI TRÒ CỦA HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU PHÔI THÉP ĐỐI VỚI NGÀNH THÉP VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP...3

1.1. TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP 3 1.1.1. Nhập khẩu và vai trò của nhập khẩu trong điều kiện hội nhập ... 3

1.1.2. Các hình thức nhập khẩu ... 6

1.2. CÁC BƯỚC TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NHẬP KHẨU ... 9

1.2.1. Nghiên cứu thị trường ... 9

1.2.2. Lập phương án kinh doanh ... 10

1.2.3. Giao dịch, đàm phán và ký kết hợp đồng ... 12

1.2.4. Tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu ... 13

1.2.5. Tổ chức triển khai bán hàng nhập khẩu ... 14

1.2.6. Đánh giá kết quả nhập khẩu ... 16

1.3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU ... 18

1.3.1. Các nhân tố bên trong ... 18

1.3.2. Các nhân tố bên ngoài ... 21

1.4. VAI TRÒ CỦA HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU PHÔI THÉP ĐỐI VỚI NGÀNH THÉP VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP ... 24

1.4.1. Sơ lược ngành thép Việt Nam ... 24

1.4.2. Công nghệ sản xuất thép ... 25 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1.4.3. Sự cần thiết phải nhập khẩu phôi thép đối với ngành thép Việt Nam ... 26

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU PHÔI THÉP ...30

TẠI TỔNG CÔNG TY THÉP VIỆT NAM ...30

DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP...30

2.1. NHỮNG CAM KẾT CỦA NGÀNH THÉP VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP ... 30

2.1.1. Cam kết trong khu vực mậu dịch tự do (AFTA) ... 30

2.1.2. Hiệp định thương mại tự do ASEAN – Trung Quốc (ACFTA) ... 31

2.1.3. Cam kết trong WTO ... 33

2.2. TÌNH HÌNH NHẬP KHẨU PHÔI THÉP TẠI VĂN PHÒNG TỔNG CÔNG TY THÉP ... 35

2.2.1. Tổng quan về Tổng công ty Thép Việt Nam ... 35

2.2.2. Cơ chế quản lý nhập khẩu và quy trình kinh doanh nhập khẩu tại Tổng công ty Thép ... 40

2.2.3. Hoạt động nhập khẩu phôi thép qua văn phòng Tổng công ty Thép ... 42

2.2.4. Những yếu tố thị trường tác động đến ngành thép nói chung và nhập khẩu phôi thép nói riêng ... 48

2.3. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU PHÔI THÉP TẠI VĂN PHÒNG TỔNG CÔNG TY NÓI RIÊNG VÀ CẢ NƯỚC NÓI CHUNG DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP ... 61

2.3.1. Tác động của quá trình hội nhập đến ngành thép nói chung và hoạt động nhập khẩu phôi thép nói riêng ... 61

2.3.2. Đánh giá hoạt động nhập khẩu phôi thép tại Văn phòng Tổng công ty ... 65

CHƯƠNG III...72

MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHO HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU PHÔI THÉP ....72

TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP...72

3.1. MỘT SỐ DỰ BÁO VỀ THỊ TRƯỜNG THÉP TRONG THỜI GIAN TỚI ... 72

3.1.1. Thị trường thép thế giới trong thời gian tới ... 72

3.1.2. Thị trường Việt Nam ... 73

3.2. ĐỊNH HƯỚNG CHO HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU NGÀNH THÉP TRONG NHỮNG NĂM TỚI ... 75

3.2.1. Định hướng phát triển ngành thép của chính phủ Việt Nam đến năm 2025 ... 75

3.2.2. Định hướng cho hoạt động nhập khẩu phôi thép tại Tổng công ty thép ... 78

Một phần của tài liệu Hoạt động nhập khẩu phôi thép tại Văn phòng Tổng công ty Thép Việt Nam trong điều kiện hội nhập.DOC (Trang 83 - 95)