Hiệp định thương mại hàng hoá ASEAN – Trung Quốc được ký kết với mục tiêu thiết lập một khu mậu dịch tự do giữa các nước ASEAN với Trung Quốc trong vòng 10 năm tới.
Trong cam kết cắt giảm thuế của Việt Nam đối với mặt hàng thép trong khu vực ACFTA, ngành thép có tổng số 446 mặt hàng, trong đó, 24 mặt hàng cam kết ở mức độ nhạy cảm cao và 11 mặt hàng nhạy cảm thông thường. Các mặt hàng nhạy cảm sẽ không có lộ trình cắt giảm hàng năm, nhưng Việt Nam phải cam kết cắt giảm xuống thuế suất 20% vào năm 2015 và xuống 0 - 5% vào năm 2020 đối với các mặt hàng nhạy cảm
thông thường; các mặt hàng còn lại của ngành Thép được thực hiện cắt giảm theo lộ trình của các mặt hàng thông thường.
Thuế suất và lộ trình cắt giảm mặt hàng thép của Việt Nam trong hiệp định ACFTA cụ thể như sau:
Bảng 4: Lộ trình cắt giảm thuế suất của Việt Nam đối với mặt hàng sắt thép trong ACFTA.
X = Thuế xuất
MFN áp dụng Mức thuế suất ACFTA (%)Ở thời điểm không muộn hơn 01/01 của năm
2005 2006 2007 2008 2009 2011 2013 2015 X ≥ 60% 60 50 40 30 25 15 10 0 45% ≤ X< 60% 40 35 35 30 25 15 10 0 35% ≤ X < 45% 35 30 30 25 20 15 5 0 30% ≤ X < 35% 30 25 25 20 17 10 5 0 25% ≤ X < 30% 25 20 20 15 15 10 5 0 20% ≤ X < 25% 20 20 15 15 15 10 0 - 5 0 15% ≤ X < 20% 15 15 10 10 10 5 0 - 5 0 10% ≤ X < 15% 10 10 10 10 8 5 0 - 5 0 7% ≤ X < 10% 7 7 7 7 5 5 0 - 5 0 5% ≤ X < 7% 5 5 5 5 5 5 0 - 5 0 X < 5% Giữ nguyên 0
(Nguồn: Cam kết trong ACFTA của Việt Nam)
Đây là lộ trình cụ thể cho từng mức thuế suất đã áp dụng MFN sẽ được cắt giảm từ năm 2005 cho đến 2015 sẽ đồng loạt xuống còn 0%. Theo đó, cho đến năm 2015, thép Việt Nam sẽ phải áp dụng mức thuế 0% với các sản phẩm thép nhập vào từ Trung Quốc.
Riêng đối với hai mặt hàng phôi thép và thép xây dựng thì mức độ cam kết cắt giảm với Trung Quốc của Việt Nam là
Bảng 5: Thuế suất của Việt Nam với mặt hàng sẳt thép trong ACFTA.
Mã HS Mô tả hàng hoá Thuế suất thời điểm
Thuế suất cam kết cắt giảm
Thời hạn thực hiện 32
hiện tại
7207 Phôi thép 3 3 2014
7214 Thép XD 35 10 2014
(Nguồn: Cam kết của Việt Nam trong ACFTA)