Năm 2007 là năm đầu Việt Nam gia nhập WTO, và là năm thứ hai triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 - 2010 theo nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X. Chính vì vậy, nhiệm vụ của ngành công nghiệp trong năm 2007 hết sức nặng nề, việc phấn đấu thực hiện được các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế một cách bền vững, nâng cao hơn nữa khả năng cạnh tranh và hiệu quả của nền kinh tế, chủ động hội nhập quốc tế đòi hỏi toàn ngành phải có những nỗ lực rất lớn.
Năm 2007 đồng thời cũng là năm Tổng công ty Thép chính thức chuyển từ mô hình tổng công ty 90, 91 sang hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - con. Hoạt động nhập khẩu tại Văn phòng Tổng công ty Thép không chỉ tính riêng cho khu vực phía Bắc mà bao gồm cả khu vực phía Nam. Hoạt động nhập khẩu phôi thép tại Văn phòng Tổng công ty Thép đã có những đóng góp nhất định vào hoạt động kinh doanh chung của Tổng công ty cũng như vào việc thực hiện các mục tiêu mà nhà nước giao cho Tổng công ty.
2.3.2.1. Những thành công đạt được
Hoạt động nhập khẩu phôi thép của Văn phòng Tổng công ty trong những năm qua đều có lãi mặc dù lãi không thật lớn.
Bảng 16: Kết quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu phôi thép tại Văn phòng TCY Thép Việt Nam (2005 – 2007)
Năm Trị giá NK (USD) Doanh thu (VND) Lợi nhuận (VND) Tỷ suất lợi nhuận Tỷ suất ngoại tệ (RNK) 2005 40.362.459,12 682.506.223.547 48.815.615.320 0,0774 16.909,43 2006 41.203.053,58 667.075.302.722 14.006.903.460 0,0214 16.189,95 2007 124.041.000,00
(Nguồn: Phòng vật tư XNK_Tổng công ty Thép Việt Nam)
Năm 2007, do phải nhập khẩu cho cả khu vực phía Nam nên doanh thu chưa thống kê hết.
Dựa vào tỷ suất ngoại tệ NK ta thấy rõ ảnh hưởng của những biến động thị trường thép lên hoạt động nhập khẩu phôi thép như thế nào.
Năm 2005, RNK là 16.909,43 cho biết cứ một đồng USD bỏ ra sẽ thu về
16.909,43 VND, với tỷ giá USD/VND năm 2005 giao động trong khoảng 15.650 – 15.775 thì cứ 1 USD văn phòng bỏ ra nhập khẩu thì lãi được từ 1.134,43 - 1.259,43 VND. Tỷ suất lợi nhuận là 0,0774 cho biết cứ một đồng chi phí bỏ ra sẽ thu về được 1,0774 đồng.
Năm 2006, RNK = 16.189,95 cho biết cứ 1 USD bỏ ra thì thu về 16.189,95 VND, tỷ giá trong thời điểm này giao động từ 15.775 – 15.900, như vậy rõ ràng chi phí bỏ ra để tiến hành hoạt động nhập khẩu đã tăng nhanh nhưng doanh thu lại tăng chậm. Tỷ suất lợi nhuận năm 2006 chỉ còn 0.0214 giảm 3 lần so với năm 2005.
Dựa vào kết quả phân tích trên có thể thấy rõ hoạt động nhập khẩu phôi thép tại Văn phòng Tổng công ty thép nếu xét trên phương diện là hoạt động kinh doanh đơn thuần thì không đem lại hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, nếu xét ở khía cạnh khác thì hoạt động này thực sự đã đem lại những hiệu quả nhất định sau:
Ngay từ đầu, hoạt động nhập khẩu phôi thép đã được xác định là hoạt động phụ trợ cho sản xuất thép thành phẩm cho toàn bộ hệ thống Tổng công Ty Thép Việt Nam, do đó, nếu bán cho các đơn vị thành viên trong Tổng công ty với giá cao sẽ làm chi phí để sản xuất thép thành phẩm của Tổng công ty tăng lên làm giảm sức cạnh tranh của tổng công ty trên thị trường cũng như góp phần làm đẩy giá thép trên thị trường nội địa tăng cao. Do có sự cân nhắc đến tính chất bình ổn thị trường thép nội địa mà Văn phòng Tổng công ty đưa ra mức giá gần ngang bằng với chi phí bỏ ra. Xét về hiệu quả kinh tế thì hoạt động này được coi là không mấy có hiệu quả nhưng xét trên toàn bộ hoạt động của Tổng công ty thì hoạt động nhập khẩu tại Văn phòng Tổng công ty đã có những đóng góp nhất định trong thành công chung của Tổng công ty Thép. Đó là:
- Bổ sung nguyên liệu cho quá trình sản xuất trong nước cho các đơn vị thuộc VSC.
Trong những năm qua, nguồn nguyên liệu nhập khẩu phục vụ cho sản xuất trong nước của ngành thép Việt Nam chiếm tới 70%. Với năng lực tự sản xuất được phôi thép, VSC cũng chỉ cung cấp được 70% nhu cầu của mình còn lại 30% - 40% là phải nhập khẩu. Như vậy hoạt động nhập khẩu rõ ràng đã tạo ra một nguồn cung cho sản xuất trong nước.
- Nhờ hoạt động nhập khẩu mà đặc biệt là nhập khẩu phôi thép, Tổng công ty Thép mở rộng quan hệ với nhiều nước trên thế giới từ đó nâng cao uy tín và vị thế của doanh nghiệp kinh doanh thép hàng đầu của Việt Nam.
- Dựa trên nguyên tắc quản lý nhập khẩu của mình, VSC kiểm soát và tự chủ được nguồn hàng nhập khẩu cũng như khối lượng nhập khẩu, tránh được phần nào sự phụ vào thị trường bên ngoài. Ngoài ra VSC là doanh nghiệp nhà nước nắm chủ đạo trong ngành thép Việt Nam, với năng lực tự cung cấp 60 – 70% phôi thép đã giúp VSC phần nào giảm bớt những tác động của thị trường thép những năm qua.
- Với vị trí là trung tâm của ngành thép Việt Nam, ngoài nhiệm vụ hoạt động kinh doanh có lãi thì VSC còn nhiệm vụ giúp nhà nước bình ổn thị trường thép trong nước, hoạt động nhập khẩu phôi thép qua tổng công ty cũng góp phần giảm bớt những sức ép cho thị trường thép nội địa.
Nhờ những đóng góp này, VSC luôn giữ được vị trí là doanh nghiệp hàng đầu của Việt Nam trong lĩnh vực kinh doanh thép.
Biểu đồ 7: Thị phần VSC tại Việt Nam
22
41 37 VSC
Liên doanh với VSC Ngoài VSC
(Nguồn: Phòng vật tư XNK_Tổng công ty Thép Việt Nam)
Bên cạnh những thành công chung của Tổng công ty, về nghiệp vụ XNK cũng đã có những bước tiến nhất định.
Trong những năm qua, công tác nhập khẩu tại Văn phòng Tổng công ty đã có những cải thiện rõ rệt, về mặt nghiệp vụ đã không ngừng được nâng cao.
Nguồn hàng chủ yếu của văn phòng là nguồn hàng nhập khẩu, hoạt động kinh doanh chủ yếu là nhập khẩu nên có ảnh hưởng tới doanh thu của văn phòng. Điều này khẳng định tầm quan trọng của quy trình tổ chức và thực hiện hợp đồng nhập khẩu. Nó không những ảnh hưởng lớn tới hoạt động kinh doanh mà còn tác động cả vào việc tạo nên uy tín của Tổng công ty.
- Nhìn chung quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu của văn phòng là khá tốt, trong suốt thời gian hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của mình, tất cả các hợp đồng nhập khẩu mà doanh nghiệp đã từng thực hiện đều tuân thủ đúng theo quy định của luật quốc tế, luật trong nước và các điều khoản đã thỏa thuận trong hợp đồng. Hơn nữa văn phòng còn có sự nỗ lực không ngừng trong việc giảm thiểu số lượng các sai sót, vi phạm, hạn chế các rủi ro và tránh được các tranh chấp, khiếu nại xảy ra trong quy trình thực hiện hợp đồng.
- Văn phòng luôn cố gắng đảm bảo thực hiện nhanh chóng các giai đoạn trong quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu : mở L/C, làm thủ tục hải quan để nhập hàng…và giải quyết các vấn đề phát sinh đẩy nhanh tiến độ thực hiện hợp đồng nhập khẩu nhằm hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ được giao.
- Văn phòng ngày càng tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong việc tổ chức tiếp nhận hàng hóa, giảm được các chi phí phụ như chi phí lưu kho, lưu bãi bằng cách chuyển thẳng hàng đến cho khách hàng trong nước có nhu cầu ngay tại cảng dỡ hàng.
- Mặt khác, văn phòng cố gắng xây dựng và tạo uy tín đối với bên ngoài không chỉ là với bạn hàng mà còn cả đối với hệ thống các ngân hàng, các công ty bảo hiêm để tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động nhập khẩu của mình. Chính vì thế mà khi mở L/ C công ty không phải ký quỹ tại ngân hàng và tỷ lệ bảo hiểm mà văn phòng có được với công ty bảo hiểm là rất thấp (0.08%), đây là nhữn thuận lợi
mà không phải công ty nào cũng có được. Việc tạo uy tín được công ty rất chú trọng và đặt lên hàng đầu trong danh mục các công việc cần phải làm. Chính vì thế, việc đảm bảo thanh toán đúng thời hạn, hay giao hàng đúng hạn, đúng số lượng, đảm bảo chất lượng cho khách hàng trong nước hoặc ngày càng nâng cao hiệu quả kinh doanh…là các yếu tố cơ bản tạo nên uy tín cho văn phòng nói riêng và Tổng công ty nói chung.
- Về công tác tổ chức cán bộ : Là một Tổng công ty lớn của nhà nước có truyền thống làm việc nghiêm túc, Tổng công ty luôn quan tâm đến công tác tổ chức cán bộ với ý thức con người là nhân tố quan trọng quyết định tất cả. Tổng công ty có chính sách ưu tiên trong lĩnh vực đào tạo lại cán bộ, có chương trình rõ ràng, dành nguồn chi phí hợp lý cho đào tạo. Hàng năm Tổng công ty đều tổ chức các khóa học về nghiệp vụ ngoại thương cho các nhân viên để nâng cao chuyên môn và cập nhật các kiến thức mới. Bên cạnh đó chính sách tiền lương cao, các chính sách khen thưởng cho các nhân viên tích cực và làm việc hiệu quả cũng như chế tài phạt giành cho các nhân viên làm sai sót, làm việc thiếu tinh thần trách nhiệm.
2.3.2.2. Những hạn chế
Trong điều kiện hiện nay, khi nguồn cung về phôi thép không ổn định và thường xuyên có biến động, các doanh nghiệp đang tích cực xây dựng các nhà máy sản xuất phôi trên cả nước. Năm 2006, 2007 là năm bùng nổ những dự án xây dựng các nhà máy luyện phôi. Trong tương lai, chúng ta hi vọng có thể tự cung được nguồn phôi thép phục vụ xuất khẩu. Tuy nhiên, trước mắt, phôi thép nhập khẩu vẫn là cứu cánh cho ngành công nghiệp thép Việt Nam. Với những gì đã diễn ra trong những năm qua, chúng ta có thể dễ dàng nhìn ra nhược điểm của ngành thép Việt Nam là ở sự mất cân đối giữa khâu sản xuất thượng nguồn và hạ nguồn, cũng như chúng ta có thể nhìn thấy yếu điểm của hoạt động nhập khẩu nói chung cũng như nhập khẩu phôi thép nói riêng của Việt Nam chính là khả năng dự báo thị trường. Không chỉ có các doanh nghiệp vừa và nhỏ mắc phải mà ngay cả Tổng công ty Thép cũng chung số phận.
Hoạt động nhập khẩu phôi thép tại Văn phòng Tổng công ty chỉ mang tính phụ trợ cho sản xuất của các đơn vị trong Tổng công ty chứ chưa được coi là một hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu thực sự.
Trong những năm qua, những hạn chế của hoạt động này chủ yếu nằm ở khâu nghiên cứu thị trường và thực hiện quy trình hợp đồng ngoại thương.
Với những biến động của thị trường thép gần đây thì nghiên cứu thị trường là vô cùng quan trọng nhưng công tác nghiên cứu thị trường lại được giao cho phòng vật tư xuất nhập khẩu mà chưa hình thành một phòng ban riêng. Phòng vật tư xuất nhập khẩu của Tổng công ty với nguồn nhân lực chỉ gồm 7 cán bộ phải kiêm hết các công việc xuất nhập khẩu thêm cả công tác nghiên cứu thị trường khiến cho khối lượng công việc của họ quá lớn. Do đó, khâu nghiên cứu chỉ dự báo được trong ngắn hạn còn trung hạn và dài hạn thì không dự báo được.
Về quy trình thực hiện nhập khẩu, mặc dù vẫn tồn tại sai sót nhưng số lượng không đáng kể.
Trong quá trình ký kết và tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu, các cán bộ ngoại thương luôn cố gắng thoả thuận, đàm phán với đối tác để giành được các điều khoản có lợi, hạn chế đến mức thấp nhất các sai sót. Quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu của công ty diễn ra trong môi trường luôn biến động nên có một số tồn tại cần khắc phục để hoàn thiện hơn nữa các nghiệp vụ ngoại thương như :
- Tất cả các hợp đồng của Cơ quan văn phòng hầu hết được ký theo điều kiện CFR hoặc CIF, bởi thế Cơ quan chưa giành được thế chủ động trong việc thuê phương tiện vận tải, mà việc làm này nếu được triển khai sẽ giảm được chi phí nhập khẩu nâng cao lợi nhuận cho Cơ quan. Khi có được thế chủ động trong phương tiện vận tải Cơ quan nên kết hợp các loại hình vận chuyển, các loại hình này sẽ hỗ trợ cho nhau và giảm chi phí.
- Trong quá trình thực hiện hợp đồng tình trạng thiếu hàng xảy ra là khá nhiều do đó văn phòng cần có những biện pháp để hạn chế điều này để giảm bớt những chi phí và tổn thất có thể xảy ra.
- Việc thanh toán tiền hàng của văn phòng sử dụng L/C trả tiền ngay là chủ yếu điều này có thể gây một số rủi ro và chi phí phát sinh nếu có sự thay đổi trong hợp đồng ngoại.
- Cơ quan văn phòng thuê các công ty, đại lý uỷ quyền cho họ nhận hàng và tiến hành làm thủ tục hải quan. Nhưng đây chỉ là giải pháp trước mắt bởi chi phí thuê sẽ ảnh hưởng tới lợi nhuận sau này. Thực tế khi pháp luật Việt Nam đã giảm thiểu cho những thủ tục hải quan khiến chúng trở nên đơn giản hơn thì công ty nên tự mình tiến hành công đoạn này