Những yếu tố thị trường tác động đến ngành thép nói chung và nhập khẩu phô

Một phần của tài liệu Hoạt động nhập khẩu phôi thép tại Văn phòng Tổng công ty Thép Việt Nam trong điều kiện hội nhập.DOC (Trang 48 - 61)

khẩu phôi thép nói riêng

Với mục tiêu của hoạt động nhập khẩu tại Tổng công ty Thép đó là cung cấp đủ nguyên liệu cho nhu cầu sản xuất trong nước nên hoạt động nhập khẩu tại Tổng công ty phụ thuộc lớn vào khả năng sản xuất của ngành thép, trên cơ sở năng lực sản xuất cũng như nhu cầu và diễn biến thị trường, mới tiến hành nhập khẩu phôi thép.

2.2.4.1. Những cam kết của quá trình hội nhập

Trong thương mại quốc tế, thuế quan luôn là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động nhập khẩu cũng như là yếu tố được quan tâm nhiều nhất trong các cam kểt hội nhập. Tác động của quá trình hội nhập được thể hiện rõ nhất qua biểu thuế quan cam kết của các ngành. Riêng đối với ngành thép có biểu thuế suất nhập khẩu như sau:

Bảng 13: Mức thuế suất cam kết một số sản phẩm thép Việt Nam theo các cam kết hội nhập

Mã HS

Mô tả hàng

hoá

Mức thuế hiện tại Mức thuế cam kết tại thời điểm 2014

WTO MFN ACFTA AFTA WTO MFN ACFTA AFTA 7207 Phôi

thép 20 5 5 0 10 5 5 0

7214 Thép

XD 40 10 35 5 25 10 10 5

(Nguồn: Tổng hợp từ các cam kết của Việt Nam trong ngành thép)

Như vậy, đối với phôi thép, chúng ta chỉ còn phải thực hiện cắt giảm theo lộ trình cam kết với WTO, đến 2014 mức thuế suất là 10%. Với việc giảm thuế suất

nhập khẩu phôi thép sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nhập khẩu giảm bớt chi phí và thu được nhiều lợi ích hơn.

Tuy nhiên, phôi thép lại là một mặt hàng đặc biệt. Nó là bán thành phẩm. Đối với các doanh nghiệp sản xuất thép thành phẩm, việc đánh thuế thấp với phôi thép sẽ tạo điều kiện cho sản xuất trong nước giảm chi phí và thu lợi nhuận. Nhưng đối với các doanh nghiệp có công nghệ sản xuất phôi thép thì điều này lại dẫn đến những bất lợi cho họ. Là một doanh nghiệp nắm trong tay cả dây chuyền sản xuất phôi thép và sản xuất thép thành phẩm, tác động của thuế nhập khẩu phôi thép lên Tổng công ty thép đồng thời theo cả hai xu hướng đó.

2.2.4.2. Giá các nguyên liệu đầu vào cho sản xuất thép tăng cao.

Nguyên liệu là yếu tố khác biệt chi phí chính trong ngành công nghiệp thép. Trong ngành công nghiệp thép, các yếu tố đầu vào chính được kể đến đó là quặng sẳt, than mỡ, than cốc, dầu, thép phế… và các nguyên liệu khác. Thông thường, chi phí nguyên liệu trực tiếp chiếm tới 90% giá thành sản phẩm thép (bảng dưới).

Bảng 14: Cơ cấu giá thành phôi thép và thép cán của công ty Thép Thái Nguyên ( năm 2005)

Yếu tố cấu thành giá phôi thép Phôi thép Thép cán Giá trị (VND/T) Tỷ lệ (%) (VND/T)Giá trị Tỷ lệ (%) Chi phí NVL trực tiếp 4.618.997 91,1 5.810.671 91,8 Chi phí nhân công trực

tiếp 100.272 2,0 81.494 1,3

Chi phí sản xuất chung 349.898 6,9 440.569 7,0 Giá thành đơn vị 5.069.168 100 6.332.733 100

(Nguồn: Viện nghiên cứu chiến lược và chính sách công nghiệp)

Vào thời điểm 2005, cơ cấu giá thành phôi thép và thép cán của nhà máy Gang thép Thái Nguyên là như vậy, tuy những năm gần đây giá thành phôi thép, thép cán có nhiều biến động và tăng liên tục nhưng cơ cấu giá trị không có nhiều thay đổi do

công nghệ sản xuất không thay đổi. Dựa vào đây, chi phí cho nguyên vật liệu chính quyết định 90% giá thành sản phẩm trên thị trường.

Tuy nhiên, trong giai đoạn 2003 - 2007 các yếu tố này lại tăng lên một cách đột biến khiến cho chi phí sản xuất tăng lên kéo theo hàng loạt các biến động của thị trường thép thế giới.

Chi phí nguyên liệu/tấn cuộn cán nóng đã tăng lên gấp đôi tại nhiều nước thế giới trong giai đoạn 2002 – 2005. Điển hình như giá quặng sắt tăng thêm 8,5 % năm 2003, tăng 71,5% năm 2005 đến đầu năm 2008 tăng 65% so với 2007, giá hợp đồng hàng năm than luyện cốc tăng 119% năm 2005. (Nguồn: Bài tổng hợp “Thực tế cạnh tranh mới trong ngành thép”)

Biểu 2: Chi phí nguyên liệu (dựa trên chi phí bình quân của các công ty sản xuất cuộn nóng tại từng quốc gia)

(Nguồn: Bài tổng hợp “thực tế cạnh tranh mới trong ngành thép”)

Thêm vào đó, năm qua, giá dầu lửa tăng kỷ lục, có lúc đạt mức 100 USD/thùng. Xu hướng tăng giá dầu lửa sẽ còn tiếp tục trong những năm tới. Giá dầu tăng do nguồn tài nguyên này của thế giới ngày càng cạn đi, lượng mỏ tìm mới ít, mà nhu cầu năng lượng của kinh tế thế giới ngày càng gia tăng do nhu cầu năng lượng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

ngày càng gia tăng của các nền kinh tế khổng lồ mới là Trung Quốc và Ấn Độ.Giá dầu tăng dẫn đến chi phí năng lượng tăng, chi phí vận chuyển quặng, nguyên liệu, hàng hóa tăng kéo theo giá quặng, thép xuất nhập khẩu tăng. Giá dầu tăng làm giá nhiên liệu khác như than, khí đốt tăng dẫn đến chi phí sản xuất điện, luyện thép tăng. Giá quặng sắt tăng do tăng chi phí khai thác, năng lượng, và nhu cầu thép tăng cao trên toàn cầu. Tất cả ảnh hưởng dây chuyền làm giá thành sản xuất thép tăng, giá thép xuất xưởng tăng hàng loạt.

Rõ ràng chi phí nguyên liệu tăng sẽ có tác động làm tăng chi phí sản xuất dẫn đến làm tăng giá các mặt hàng nhập khẩu, gây khó khăn cho các nhà nhập khẩu.

Hiện các nguyên liệu phục vụ sản xuất thép như than mỡ, than cốc, phôi thép, sắt thép vụn, các loại vật liệu chịu lửa... đều tăng mạnh, trong khi đó ngành thép nước ta phụ thuộc tương đối nhiều vào nguyên vật liệu và bán thành phẩm nhập khẩu nên tất yếu phải chịu tác động mạnh của thị trường thép thế giới. Xu hướng tăng giá này vẫn chưa dừng lại và vẫn còn dấu hiệu biến động trong thời gian tới.

Phôi thép sản xuất trong nước đã được các công ty thép lò điện sản xuất ở mức tối đa, có nhiều lò điện gần đạt mức công suất thiết kế, tuy nhiên do giá thép phế nhập khẩu cũng tăng theo giá phôi, nên giá phôi sản xuất trong nước cũng được các công ty chào bán tăng tới gần 11 triệu VNĐ/tấn và cũng không dễ mua.

2.2.4.3. Sự thay đổi trong chính sách của Trung Quốc

Ngành công nghiệp thép được coi là thước đo sự phát triển của một nền kinh tế. Đó có lẽ cũng là nguyên nhân khiến cho cách đây gần 50 năm, Trung Quốc đã đầu tư ồ ạt để phát triển ngành công nghiệp này trong Chiến lược “Đại nhảy vọt” của mình khiến cho cung vượt quá cầu gây khủng hoảng thừa cho nền kinh tế Trung Quốc. Tuy nhiên, không chịu bỏ cuộc Trung Quốc vẫn tiếp tục đẩy mạnh phát triển ngành công nghiệp gang thép của mình. Thập niên 1990, Chính phủ Trung Quốc đã áp dụng nhiều biện pháp khuyến khích phát triển ngành thép để gia tăng lượng cung trong nước như hoàn thuế, trợ cấp trực tiếp, cho vay ưu đãi, trợ giúp kỹ thuật, cấp vốn nghiên cứu và ứng dụng khoa học, cung cấp tín dụng xuất khẩu... Sang đầu thế kỷ

XXI, ngành thép thế giới đã chứng kiến sự phát triển vượt bậc của ngành thép Trung Quốc. Hiện nay, Trung Quốc là một trong 10 nước có tốc độ tăng trưởng sản lượng thép cao nhất thế giới, năm 2005 tốc độ tăng là 25%, năm 2006 tốc độ tăng trưởng sản lượng thép có giảm nhưng vẫn ở mức cao 18,5% trong khi mức tăng của thế giới 2006 là 9% (Nguồn: ww.doanhnghiep24g.com.vn/cms/detail.php?id=8017 - 64k).

Lượng thép tiêu thụ ở Trung Quốc trong năm qua cũng tăng lên không ngừng.

Biểu đồ 3: Tiêu thụ thép thành phẩm thế giới

270 703 315 698 356 731 399 751 0 100 200 300 400 500 600 700 800 2004 2005 2006 2007

Trung Quốc Thế giới

(Nguồn: Viện chiến lược và chính sách công nghiệp)

Mức tiêu thụ thép thành phẩm của Trung Quốc tăng không ngừng, năm 2005 tăng 16,8% năm 2006 tăng 13%, năm 2007 tăng 12%.

Trung Quốc là một trong những nước sản xuất và tiêu thụ nhiều sản phẩm thép nhất thế giới. Mức sản xuất và tiêu thụ thép của Trung Quốc tương đương với 1/3 lượng tiêu thụ và sản xuất của cả thế giới.

52

Biểu đồ 4: Cơ cấu sản xuất thép Thế giới năm 2006

Biểu đồ5: Cơ cấu tiêu thụ thép Thế giới năm 2006

(Nguồn: http://www.worldsteel.org/?action=storypages&id=199)

Như vậy năm 2006 Trung Quốc đã tạo ra tới 34% sản lượng thép toàn cầu trong năm 2006, trong khi chỉ tiêu thụ khoảng 30,9% sản lượng thép toàn cầu. Điều này có nghĩa là năm qua, Trung Quốc đã làm dôi ra so với khả năng tiêu thụ của mình tới 38 triệu tấn thép. 38 triệu tấn thép tương đương với tổng sản lượng năm 2006 của Ukraine, nước sản xuất thép lớn thứ 8 thế giới.

Đồng thời, Trung Quốc còn là quốc gia xuất và nhập khẩu sản phẩm thép lớn trên thế giới. Xuất khẩu thép của nước này vẫn tiếp tục đà tăng trong thời gian này, với việc tăng 132%, lên tới 21,28 triệu tấn trong 4 tháng đầu năm 2007. Với việc lo

53 Af r i c a Middle East

Central and South America Australia and New Zealand

1.5% 1.2% 3.7% 0.7% Africa 1.8% Middle East 3.2%

Central and South America 3.4% Australia and New Zealand 0.7%

ngại sự phát triển quá nóng của ngành thép, Chính phủ Trung Quốc đang phải liên tiếp áp dụng các biện pháp kiểm soát nghiêm ngặt ngành này.

Tháng 7 năm 2005, Chính phủ Trung Quốc đã công bố chính sách phát triển công nghiệp thép nhằm hướng tới sự phát triển bền vững nền kinh tế đất nước. Để đảm bảo cho phát triển bền vững và hiện đại ngành Công nghiệp thép, Trung Quốc đã đưa ra các tiêu chuẩn, các chỉ tiêu về kinh tế, công nghệ cũng như chất lượng như sau: Diện tích lắp đặt một máy thiêu kết ít nhất phải là 180 m2, chiều cao một buồng lò cốc ít nhất là 6 m, thể tích hữu dụng của một lò cao ít nhất là 1.000 m3, công suất danh định của một lò thổi ô xy (BOF) ít nhất là 120 tấn và của một lò điện hồ quang (EAF) là 70 tấn; Xây dựng các nhà máy thép mới ở cảng nước sâu phải có lò cao với dung tích hữu ích ít nhất là 3.000 m3, lò thổi ô xy ít nhất 200 tấn, và công suất nhà máy với ít nhất 8 triệu tấn thép thô/năm. Các nhà máy thép phải đạt được các chỉ tiêu kinh tế sau: Tiêu thụ năng lượng để sản xuất 1 tấn thép thô là 0,7 tấn than qui đổi, hoặc thấp hơn đối với lò cao, 0,4 tấn hoặc ít hơn đối với lò điện hồ quang; Tiêu thụ nước để sản xuất 1 tấn thép thô là 6 tấn hoặc thấp hơn đối với lò cao, 3 tấn đối với lò điện hồ quang, tỷ lệ nước tuần hoàn là 95 % hoặc cao hơn… Các chỉ tiêu khác liên quan đến tiêu thụ điện ít nhất bằng mức trung bình tiên tiến trong sản xuất thép. Ngoài ra, tất cả các nhà máy thép phải đáp ứng tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường theo các quy định của quốc gia và các địa phương. Với việc áp dụng những quy định nay, hàng loạt các nhà máy có công suất thấp và công nghệ lạc hậu đã bị đóng cửa.

Chính phủ Trung Quốc quản lý đầu tư trong công nghiệp thép bằng những hình thức khác nhau bao gồm cả đầu tư trong nước cũng như đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực sản xuất thép. Tất cả việc đầu tư sản xuất thép phải được ủy ban Phát triển - Cải cách Nhà nước Trung Quốc phê duyệt. Các khoản vay tín dụng cho đầu tư trung và dài hạn để sản xuất gang thép, cán thép được các tổ chức tài chính Trung Quốc cho vay phù hợp với chính sách phát triển công nghiệp thép. Đối với những khoản vay để xây dựng các nhà máy thép, gang và cán thép mới thì các hồ sơ, giấy uỷ quyền liên quan phải trình lên Uỷ ban Phát triển - Cải cách Nhà nước Trung Quốc.

Chính phủ Trung Quốc trong thời gian này cũng bắt đầu áp dụng các biện pháp hạn chế xuất khẩu bán thành phẩm. Theo đó, Trung Quốc sẽ bỏ việc hoàn thuế xuất khẩu phôi thép, gang và bán thành phẩm 13% có hiệu lực từ 01/04/2005; giảm tỷ lệ hoàn thuế xuất khẩu thép thành phẩm từ 13% xuống còn 11% có hiệu lực từ 01/05/2005. Trung Quốc cũng quyết định bỏ việc gia công quặng sắt, gang, thép phế, phôi thép, quặng thô, phốt pho…có hiệu lực từ ngày 19/05/2005.

Năm 2006, Trung Quốc tiếp tục áp dụng chính sách mới để điều chỉnh ngành thép theo hướng hạn chế xuất khẩu bán thành phẩm (gang, phôi thép, ferro) từ 01/11/2006 bằng cách tăng thuế xuất khẩu các sản phẩm này lên 10%, đồng thời khuyến khích xuất khẩu thành phẩm bằng thoái thu thuế VAT vào thành phẩm xuất khẩu 8%. Như vậy, Việt Nam và các nước Đông Nam Á nhập phôi thép Trung Quốc về cán, ngoài việc phải tăng chi phí bình quân 50 USD/tấn để gia công từ phôi ra thành phẩm còn phải gánh chịu mức chênh lệch 18% do chính sách điều chỉnh về thuế xuất khẩu của Trung Quốc.

Do áp lực của các nước Đông Nam Á và của nhiều nước khác đối với chính sách hỗ trợ xuất khẩu thép ở Trung Quốc trong việc thoái thu 8% thuế VAT đối với thép thành phẩm xuất khẩu, từ ngày 15-4-2007, chính phủ Trung Quốc đã bãi bỏ biện pháp này. Với giá thép hiện tại, thì giá thép xuất khẩu của Trung Quốc sẽ tăng lên khoảng 35USD/T(trên 500.000VNĐ/T). Điều này có thể làm cho tình hình xuất khẩu thép Trung Quốc có thể thay đổi trong thời gian tới. Tuy nhiên đối với các hợp đồng xuất khẩu thép đã ký trước ngày 15/4 và thép đã ký cho các công trình trúng thầu sẽ vẫn được thoái thu thuế. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đối với thị trường Thép Việt Nam, thép cuộn nhập khẩu từ Trung Quốc đã chiếm lĩnh thị trường thép cuộn ở Việt Nam và làm cho sản xuất thép cuộn của các công ty bị đình đốn nghiêm trọng. Nếu như cả năm 2006, Việt Nam nhập thép cuộn của Trung Quốc là 150.000T thì tính từ đầu năm 2007 tới 15/4/2007, lượng thép cuộn nhập từ Trung Quốc đã lên đến gần 190 nghìn tấn. Do giá bán thấp hơn so với thép cuộn Việt Nam khoảng 300.000đ/tấn làm cho thép cuộn Việt Nam không thể tiêu thụ được. Vì các công ty thép Việt Nam hầu hết phải nhập phôi thép của Trung Quốc về

sản xuất mà giá phôi lại cao hơn thép cuộn. Hiệp Hội Thép Việt Nam đang thu thập số liệu và theo theo dõi các diễn biến sau khi Trung Quốc bãi bỏ thoái thu thuế VAT cho thép xuất khẩu để có đủ bằng chứng kiến nghị Nhà Nước Việt Nam áp dụng biện pháp tự vệ để bảo vệ sản xuất trong nước. Ngày 21/5/2007 Bộ Tài Chính Trung Quốc đã chính thức ra quyết định áp thuế xuất khẩu từ 5-10% với 83 sản phẩm thép gồm thép vằn, thép cuộn, thép cán nóng, thép tấm, băng thép hẹp và 1 số sản phẩm thép hình, bắt đầu có hiệu lực từ 01/6/2007. Riêng với sản phẩm thép thanh và thép cuộn thuế suất là 10%, phôi thép và các bán sản phẩm thép, tăng thuế xuất khẩu từ 10% lên 15%. Giấy phép có hiệu lực trong 3 tháng kể từ ngày ban hành. Mục đính chính là để hạn chế xuất khẩu các sản phẩm có giá trị gia tăng không lớn. Theo số liệu xuất khẩu trong 2 tháng đầu năm 2007, lượng xuất khẩu sản phẩm thép thuộc hệ thống giấy phép mới này chiếm 50% lượng thép xuất khẩu của Trung Quốc.

Ngày 26/12/2007, Uỷ ban Nhà nước Trung Quốc đã phê chuẩn biểu thuế xuất khẩu thép có hiệu lực từ 01/01/2008 như sau:

Bảng 15: Biểu thuế xuất khẩu sản phẩm thép của Trung Quốc từ 01/01/2008

TT Tên Sản phẩm

Thuế Xuất khẩu hiện

tại (%)

Thuế Xuất khẩu áp dụng 01/01/2008 (%) ± (%) 1. Cuộn Cán nóng 5 5 0 2. Tấm cán nóng 5 5 0 3. Thép cuộn 10 15 +5 4. Thép thanh 10 15 +5 5. Thép hình 10 10 0

6. Phôi vuông, phôi dẹt, phôi thỏi, gang, quặng sắt hoàn nguyên trực tiếp

15 25 +10

7. Than cốc & than bán cốc 15 25 +10

8. Hợp kim sắt 15 20 +5

9. Băng thép dải hẹp (cán nóng &

cán nguội) 5 15 +10

Một phần của tài liệu Hoạt động nhập khẩu phôi thép tại Văn phòng Tổng công ty Thép Việt Nam trong điều kiện hội nhập.DOC (Trang 48 - 61)