MỤC LỤC
Khi tỷ giá thay đổi có xu hướng làm giảm giá đồng tiền một nước thì Ngân hàng Trung ương nước đó sẽ tung dự trữ ngoại tệ của mình ra để giảm bớt sức ép cung tiền trên thị trường ngoại tệ, ngăn chặn sự thay đổi tỷ giá hối đoái nhằm duy trì sự ổn định trong giá trị danh nghĩa của đồng nội tệ và ngược lại.Trong trường hợp ngân hàng trung ương không còn khả năng để can thiệp, các thể chế tài chính quốc tế cụ thể là Quỹ tiền tệ thế giới (IMF) sẽ cho vay ngoại tệ để các nước giữ ổn định tỷ giá và nếu vẫn không giữ được thì IMF sẽ buộc đồng tiền các nước này phải phá giá. Vì vậy, ngoài những nhược điểm chung của chế độ tỷ giá cố định như: không phản ánh được những thay đổi trong sức mua thực tế của các nước, do đó làm sai lệch lợi thế và ảnh hưởng đến lợi ích kinh tế quốc tế thực tễ của mỗi nước; làm tê liệt khả năng sử dụng chính sách tiền tệ để can thiệp vào nền kinh tế của các chính phủ; chế độ tỷ giá hối đoái Bretton Woods còn có nhược điểm riêng là gây ra những thiệt hại rất lớn đối với các nước chậm phát triển (IMF có thể buộc các nước chậm phát triển phá giá đồng tiền của mình nhưng lại không thể buộc các nước phát triển tăng giá nhanh đồng tiền của họ) và chịu sự chi phối rất mạnh của nền kinh tế Mỹ.
Đây là, một chế độ tỷ giá trung gian giữa tỷ giá cố định với tỷ giá thả nổi, trong đó tỷ giá hối đoái cần có khả năng phản ánh được những biến động thường xuyên và đột ngột của các nhân tố ngắn hạn để duy trì được khả năng ổn định trong dài hạn. Vùng mục tiêu này được xác định thay đổi ở những mức khác nhau, tuỳ thuộc vào điều kiện và trạng thái của nền kinh tế trong những thời kỳ khác nhau.Việc áp dụng chế độ tỷ giá thả nổi có quản lý hiện nay ở các nước không chỉ khác nhau về vùng mục tiêu, mà còn khác nhau về sự lựa chọn các cực và cơ sở xác định tỷ giá.
S$ = ƒ(cầu của người nước ngoài về hàng hoá, dịch vụ và tài sản của một nước,.), như vậy cung ngoại tệ của một nước bằng tổng số ngoại tệ do xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ của nước mình và các nguồn thu ngoại tệ khác..Các nhân tố trong mô hình này có tương quan thuận với khả năng cung ngoại tệ của một nước. Trong mối quan hệ này, khi tỷ giá hối đoái tăng lên, giá hàng hoá nhập khẩu trên thị trường nội địa trở nên tương đối đắt hơn, do đó nhu cầu về hàng hoá nhập khẩu của nước có đồng nội tệ sẽ giảm xuống, mức cầu ngoại tệ cũng giảm theo.
Trường hợp lạm phát chỉ xảy ra ở một nước, khối lượng xuất khẩu không thay đổi sau khi lạm phát xảy ra, nhưng tỷ lệ giảm giá đồng nội tệ tương đương với tỷ lệ lạm phát của nước này, với khối lượng xuất khẩu không đổi nhưng được bán với giá cao hơn sau khi có lạm phát, do đó giá trị xuất khẩu tăng tương ứng với tỷ lệ lạm phát, điều đó có nghĩa là đường cầu tiền tệ di chuyển xuống dưới và sang phải tương đương với tỷ lệ lạm phát. Điều này có nghĩa là khi mức giá cả hàng hoá dịch vụ của một nước tăng so với mức giá cả của hàng hoá - dịch vụ nước ngoài thì các hãng sản xuất hàng xuất khẩu nói riêng, các hãng sản xuất của một nước nói chung có xu hướng thu hẹp quy mô sản xuất do chi phí đầu vào tăng; xuất khẩu giảm, cung ngoại tệ giảm và đường cung ngoại tệ dịch chuyển vào phía trong đồng thời cầu về hàng nội cũng giảm và cầu về hàng nhập khẩu tăng lên làm cho cầu ngoại tệ tăng kéo theo đường cầu ngoại tệ dịch chuyển sang phía bên phải và tỷ giá hối đoái sẽ tăng và đồng tiền nước đó sẽ giảm giá trị và ngược lại, khi giá cả hàng hoá dịch vụ của một nước giảm, tỷ giá hối đoái sẽ biến đổi theo hướng giảm và làm tăng giá trị đồng tiền của nước đó.
Trong chế độ tỷ giá thả nổi hoàn toàn hay có điều tiết ở mức nhỏ (đối với các nước phát triển có một thị trường tài chính và ngoại hối hoàn thiện, cơ chế thị trường và các cơ chế quản lý ngoại hối hoạt động có hiệu quả) thì tỷ giá dường như được quyết định hoàn toàn bởi tương quan giữa cung và cầu ngoại hối. Nếu để tiền tệ vận động đúng như các nhu cầu phát sinh của nền kinh tế, thì mức tỷ giá hình thành trên thị trường ngoại hối được xem là mức cơ sở thể hiện tương quan giá trị thực giữa các đồng tiền. Trong điều kiện các lượng cung và cầu của các thành viên khác trên thị trường không biến động mạnh, một sự chủ động can thiệp của nhà nước bằng cách tung thêm ngoại tệ ra để bán chính là nhằm mục đích kéo giá ngoại tệ xuống là nâng giá đồng nội tệ) hay ngược lại, liên tiếp mua ngoại tệ để đẩy giá ngoại tệ lên (là phá giá đồng nội tệ). Về vấn đề này hiện nay tồn tại hai quan điểm khác nhau, ý kiến thứ nhất cho rằng nên phá giá đồng Việt Nam để duy trì và nâng cao sức cạnh tranh của các mặt hàng xuất khẩu, bởi vì hiện nay lạm phát đang ở mức thấp nếu không phá giá nội tệ sẽ làm xói mòn sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam do cơ cấu xuất khẩu của ta cũng giống với các nước đang phát triển, mặt khác chất lượng, mẫu mã, khả năng Marketing của ta còn kém nên phải lấy giá để tăng thêm sức cạnh tranh.
Mọi giải pháp đều bắt nguồn từ những vấn đề liên quan đến tiền và hàng (khái niệm trong sơ đồ tái sản xuất của một doanh nghiệp Tiền => Hàng => Tiền’). Cụ thể là:. + Các giải pháp liên quan đến yếu tố tiền tệ được thể hiện trong quá trình xây dựng các điều kiện thanh toán quốc tế trong các hợp đồng ngoại thương. + Các giải pháp liên quan đến việc sử dụng các dịch vụ của hệ thống ngân hàng thương mại. + Các giải pháp liên quan đến yếu tố hàng hoá được thể hiện trong quá trình tạo nguồn hàng. + Giải pháp phối hợp chính là giải pháp về tổ chức sản xuất kinh doanh sao cho có lợi nhất trong điều kiện quản lý ngoại hối như hiện nay. 2.2.1 Các giải pháp nghiệp vụ trong quá trình ký kết hợp đồng ngoại thương. Bước khởi đầu một thương vụ ở bất kỳ doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu là việc ký kết hợp đồng ngoại thương. Chính những điều khoản trong hợp đồng này sẽ chi phối toàn bộ quá trình thực hiện hợp đồng và ảnh hưởng tới lợi nhuận của doanh nghiệp. Mặt khác, hiện nay phần lớn các nước trên thế giới đang áp dụng một chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi, do đó những biến động của tỷ giá hối đoái trên thị trường là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng tới sự ổn định giá trị của nguồn vốn, lợi nhuận và các khoản phải thu phải chi bằng ngoại tệ của các. doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu. Chính vì vậy, trong mỗi thương vụ các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu phải đặc biệt quan tâm tới các khả năng biến động của tỷ giá hối đoái và ảnh hưởng của nó đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mình. Bằng cách chú ý tới các điều khoản thanh toán trong hợp đồng ngoại thương các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu có thể phần nào tránh được rủi ro do biến động của tỷ giá hối đoái đem lại. a) - Giải pháp lựa chọn đồng tiền tính giá và đồng tiền thanh toán. Các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu cần chú ý chọn những đồng tiền có giá trị tương đối ổn định và có khả năng chuyển đổi để làm cơ sơ tính toán và thanh toán trong hợp đồng ngoại thương. Tất nhiên, việc lựa chọn đồng tiền này cũng phải phù hợp với tập quán thương mại quốc tế và khu vực. Ví dụ, đồng tiền tính toán phổ biến cho thương vụ xuất nhập khẩu dầu mỏ luôn là USD, cho cao su RSS1 là GBP, cho cao su RSS2 là SGD. b) - Giải pháp trong lựa chọn hình thức chuyển tiền trong thanh toán. Chi phí để mua 1 triệuUSD(tỷ VND). Hình 21b: Nhà xuất khẩu thực hiện chiến lược tự bảo hiểm. Tuy nhiên nếu tỷ giá giao ngay tại thời điểm thanh toán không tăng đến 14.550 trong trường hợp nhập khẩu và không giảm đến mức 14.200 trong trường hợp xuất khẩu thì các biện pháp tự bảo hiểm này không những không có kết quả mà còn làm tăng thêm chi phí cho doanh nghiệp nhập khẩu và mất đi một phần phải thu của doanh nghiệp xuất khẩu. Như vậy, qua ví dụ trên ta thấy rằng mặc dù hợp đồng mua bán ngoại tệ cố định được giá trị các khoản thu nhập hay chi trả bất luận sự biến động tỷ giá trên thị trường nhằm giúp công ty có thể xác định chắc chắn hiệu quả kinh doanh nhưng nó vẫn chưa hoàn toàn thuận lợi cho công ty nếu tỷ giá biến động ngược lại với dự kiến, do đó hợp đồng kỳ hạn chưa phải là cách phòng chống rủi ro hối đoái tốt nhất. b) Sử dụng thị trường tiền tệ phòng chống rủi ro hối đoái.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ tài chính và Ngân hàng Nhà nước với sự phân biệt rừ trỏch nhiệm của mỗi cơ quan, nhưng trong thực tế hiện nay chưa cú sự thống nhất và phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan hữu quan, Chính phủ nên thành lập một cơ quan chức năng chuyên trách với các thành viên đại diện cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước, Bộ tư pháp và các cơ quan có liên quan khác để xây dựng kế hoạch và quản lý việc vay, trả nợ nước ngoài của tất cả các khoản vay nợ nước ngoài của khu vực nhà nước lẫn khu vực tư nhân. Bên cạnh đó, Bộ Tài chính và các ban ngành có liên quan phải thường xuyên kiểm tra kiểm soát chặt chẽ hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu này để đảm bảo tính chính xác và kịp thời của các nguồn thông tin phản hồi từ các doanh nghiệp xuất khẩu về mức tỷ giá xuất khẩu và tỷ giá nhập khẩu để từ đó Ngân hàng Nhà nước có cơ sở đánh giá, xem xét điều chỉnh tỷ giá sao cho phù hợp với mục tiêu và chiến lược phát triển kinh tế đối ngoại ở Việt Nam.