ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa đến nông thôn ở Việt Nam.DOC

19 15.5K 42
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa đến nông thôn ở Việt Nam.DOC

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa đến nông thôn ở Việt Nam

Trang 1

LỜI NÓI ĐẦU

Đô thị hóa là quá trình tất yếu diễn ra không chỉ đối với nước ta mà cònđối với các nước trên thế giới, nhất là các nước châu Á Nền kinh tế càng pháttriển thì quá trình đô thị hóa diễn ra với tốc độ ngày càng nhanh Đô thị hóagóp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế – xã hội của khu vực, nâng cao đời sốngnhân dân

Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, quá trình đô thị hóa cũng phátsinh nhiều vấn đề cần giải quyết như: vấn đề việc làm cho nông dân bị mấtđất, phương pháp đền bù khi giải phóng mặt bằng, cách thức di dân, dãndân… Nếu không có một chiến lược và giải pháp cụ thể, chung ta sẽ gặpnhiều vướng mắc và lúng túng trong quá trình giải quyết, đôi khi làm nảy sinhnhững vấn đề ngày càng phức tạp

Trong những năm qua, tốc độ đô thị hóa ở nước ta diễn ra khá nhanh.Vì vậy, việc đánh giá những vấn đề phát sinh trong quá trình đô thị hóa, từ đóđề xuất những giải pháp nhằm giải quyết vấn đề một cách cơ bản là việc làmcần thiết Đó là cơ sở quan trọng cho việc nghiên cứu hoạch định chính sáchphát triển kinh tế - xã hội trong quá trình đô thị hóa ở nước ta hiện nay

Chính vì vậy, việc nghiên cứu, vấn đề đô thị hóa theo quan điểm củatriết học là công việc vô cùng thiết thực và cần thiết, có ý nghĩa to lớn đối vớimỗi nhà nghiên cứu hoạch định phát triển kinh tế trong thời đại hiện nay.Xuất phát từ tầm quan trọng đó nên tôi quyết định chọn đề tài nghiên cứu:

” ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa đến nông thôn ở Việt Nam”

Đây là một đề tài rất rộng mang tính khái quát cao, mặc dù rất cố gắng,song bài viết của tôi sẽ không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót về nội dungcũng như hình thức Kính mong các thầy cô xem xét và góp ý để bài viết củatôi được hoàn thiện hơn.

Trang 2

I MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐÔ THỊ HÓA

1 Đô thị và vai trò của đô thị trong quá trình phát triển nền kinh tế quốcdân

1.1 Khái niệm về đô thị hóa theo quan điểm quản lý

Đô thị là một khu dân cư tập trung có đủ hai điều kiện:

- Về phân cấp quản lý, đô thị là thành phố, thị xã, thị trấn được cơ quannhà nước có thẩm quyền thành lập.

- Về trình độ phát triển, đô thị phải đạt được những tiêu chuẩn sau:

o Là trung tâm tổng hợp hoặc trung tâm chuyên ngành, có vai trò thúcđẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước hoặc một vùng lãnh thổ.

o Đối với khu vực nội thành phố, nội thị xã, thị trấn tỷ lệ lao động phinông nghiệp tối thiểu phải đạt 65% tổng số lao động; kết cấu hạ tầng phục vụcác hoạt động của dân cư tối thiểu phải đạt 70% mức tiêu chuẩn; quy mô dânsố ít nhất là 4.000 người và mật độ dân số tối thiểu phải đạt 2.000 người/km2.

1.2 Khi nghiên cứu đô thị cần chú ý những vấn đề sau:

Thứ nhất, chức năng của đô thị

* Vị trí của đô thị trong hệ thống đô thị cả nước:

- Vị trí của một đô thị trong hệ thống đô thị cả nước phụ thuộc vào cấpquản lý của đô thị và phạm vi ảnh hưởng của đô thị như: đô thị - trung tâmquốc gia; đô thị – trung tâm cấp vùng; đô thị trung tâm cấp tỉnh; đô thị trungtâm cấp huyện và đô thị trung tâm cấp tiểu vùng.

- Ngoài ra, theo tính chất, một đô thị có thể là trung tâm tổng hợp hoặctrung tâm chuyên ngành của một hệ thống đô thị

* Các chỉ tiêu kinh tế – xã hội của đô thị bao gồm:- Tổng thu ngân sách trên địa bàn,

- Thu nhập bình quân đầu người/năm,- Mức tăng trưởng kinh tế trung bình năm,- Cân đối thu, chi ngân sách…

Thứ hai, tỷ lệ lao động phi nông nghiệp trong tổng số lao động:

Trang 3

Thứ ba, kết cấu hạ tầng đô thị

Kết cấu hạ tầng đô thị gồm hạ tầng xã hội (nhà ở, các công trình thươngnghiệp, dịch vụ công cộng, ăn uống, nghỉ dưỡng, y tế, văn hóa, giáo dục…)và hạ tầng kĩ thuật (giao thông, thông tin – liên lạc, cấp thoát nước, vệ sinhmôi trường) Mỗi loại phải đạt được tiêu chuẩn tối thiểu từ 70% trở lên so vớiquy định của quy chuẩn thiết kế quy hoạch xây dựng đô thị.

Thứ tư, quy mô dân số đô thị.

Quy mô dân số đô thị bao gồm số dân thường trú và số dân tạm trú trên 6tháng tại khu vực nội thành phố, nội thị xã và thị trấn.

Trong đó: D: Mật độ dân số (người/km2)

N: dân số đô thị (người) S: diện tích đất đô thị (km2)

1.3 Vai trò của đô thị trong quá trình phát triển kinh tế xã hội

- Đô thị tượng trưng cho thành quả kinh tế, văn hóa của một quốc gia là sảnphẩm mang tính kế thừa của nhiều thế hệ cả về cơ sở vật chất kỹ thuật và vănhóa.

- Đô thị là một bộ phận của nền kinh tế quốc dân có vai trò thúc đẩy sự pháttriển kinh tế xã hội của cả nước.

- Đô thị có vai trò to lớn trong việc tạo ra thu nhập quốc dân của cả nước.

2 Đô thị hóa và sự hình thành các đô thị mới ở Việt Nam

Đô thị hóa và các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình đô thị hóa

a Khái niệm về đô thị hóa

- Trên quan điểm một vùng, đô thị hóa là một quá trình hình thành, phát

triển các hình thức và điều kiện sống theo kiểu đô thị.

Trang 4

những vùng không phải đô thị thành đô thị, đồng thời phát triển các đô thịhiện có theo chiều sâu.

- Đô thị hóa là quá độ từ hình thức sống nông thôn lên hình thức sống đô thị

của các nhóm dân cư.

- Đô thị hóa nông thôn là xu hướng bền vững có tính quy luật; là quá trình

phát triển nông thôn và phổ biến lối sống thành phố cho nông thôn.

- Đô thị hóa ngoại vi là quá trình phát triển mạnh vùng ngoại vi của thành

phố do kết quả phát triển công nghiệp và kết cấu hạ tầng…

- Đô thị hóa giả tạo là sự phát triển thành phố do tăng quá mức dân cư đô

thị và do dân cư từ các vùng khác đến

Tóm lại, đô thị hóa là quá trình biến đổi và phân bố các lực lượng sản

xuất trong nền kinh tế quốc dân, bố trí dân cư, hình thành, phát triển cáchình thức và điều kiện sống theo kiểu đô thị đồng thời phát triển đô thị hiệncó theo chiều sâu trên cơ sở hiện đại hóa khoa học kỹ thuật và tăng quy môdân số.

b Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình đô thị hóa

- Điều kiện tự nhiên: những vùng có khí hậu thời tiết tốt, có nhiều khoáng

sản, giao thông thuận lợi và những lợi thế khác sẽ thu hút dân cư mạnh hơnvà do đó sẽ được đô thị hóa sớm hơn, quy mô lớn hơn Ngược lại nhữngvùng khác sẽ đô thị hóa chậm hơn, quy mô nhỏ hơn.

- Điều kiện xã hội: mỗi phương thức sản xuất sẽ có một hình thái đô thị

tương ứng và do đó quá trình đô thị hóa có những đặc trưng riêng của nó.Kinh tế thị trường đã mở đường cho lực lượng sản xuất phát triển mạnh Sựphát triển của lực lượng sản xuất là điều kiện để công nghiệp hóa, hiện đạihóa và là tiền đề cho đô thị hóa.

- Văn hóa dân tộc: mỗi dân tộc có một nền văn hóa riêng của mình và nền

văn hóa đó có ảnh hưởng đến tất cả các vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội… nóichung và các hình thái đô thị nói riêng.

- Trình độ phát triển kinh tế: phát triển kinh tế là yếu tố có tính quyết định

trong quá trình đô thị hóa Bởi vì nói đến kinh tế là nói đến vấn đề tài chính.Để xây dựng, nâng cấp hay cải tạo đô thị đòi hỏi phải có nguồn tài chính lớn.- Tình hình chính trị: ở Việt Nam từ sau 1975, tốc độ đô thị hóa ngày càng

cao, các đô thị mới mọc lên nhanh chóng… Đặc biệt trong thời kì đổi mới,với các chính sách mở cửa nền kinh tế, thu hút đầu tư nước ngoài, phát triểnnền kinh tế nhiều thành phần thì đô thị hóa đã tạo ra sự phát triển kinh tế vượtbậc.

Trang 5

2.2 Hình thái biểu hiện của đô thị hóa

- Mở rộng quy mô diện tích các đô thị hiện có trên cơ sở hình thành các khuđô thị mới, các quận, phường mới.

- Hiện đại hóa và nâng cao trình độ các đô thị hiện có.

2.3.Xu hướng đô thị hóa ở Việt Nam

- Hình thành các trung tâm công nghiệp, thương mại, dịch vụ trong các đô

thị lớn: sự hình thành trung tâm có tính chất chuyên ngành trong các đô thị

lớn là xu thế nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của đô thị, là biểu hiện củatính chuyên môn hóa cao trong sản xuất.

- Hình thành các trung tâm công nghiệp, thương mại, dịch vụ ở các vùng

ngoại ô: sự hình thành các trung tâm của mỗi vùng có tính khách quan đáp

ứng những nhu cầu của sản xuất và đời sống ngày càng tăng lên của chínhvùng đó Đó là biểu hiện của tính tập trung hóa trong sản xuất.

- Mở rộng các đô thị hiện có: góp phần tạo sự ổn định tương đối và giải

quyết các vấn đề quá tải do đô thị hiện có.

- Chuyển một số vùng nông thôn thành đô thị: đây là một xu hướng hiện đại

được thực hiện trong điều kiện có sự đầu tư lớn của Nhà nước Vấn đề cơbản là tạo nguồn tài chính để cải tạo đất, xây dựng kết cấu hạ tầng hiện đại.

Trang 6

3.2 Ảnh hưởng của quá trình đô thị hoá đến lao động, việc làm

- Nhiều địa phương, tùy theo tình hình thực tế đã có cách làm hay để tạoviệc làm cho lao động nông thôn bị mất đất Điển hình như ở Đ à Nẵng,người dân sau khi được nhận tiền đền bù đã được hướng dẫn trồng hoa vàtrồng rau, đem lại thu nhập cao hơn trồng lúa Hay như ở Bình Dương,phương án cấp đất dịch vụ đã thu được kết quả khả quan Bình Dương đã tổchức quy hoạch ngay đất tái định cư nằm trong khu công nghiệp, khuthương mại dịch vụ tạo điều kiện cho dân làm dịch vụ Mỗi lao động táiđịnh cư đủ 18 tuổi trở lên sẽ được giao 300m2 đất với giá ưu đãi để ở và làmdịch vụ Người dân đã cơ bản ổn định cuộc sống nhờ chuyển sang buôn bán,làm dịch vụ nhà trọ cho công nhân trong các khu công nghiệp.

-

- Tại tỉnh Hải Dương, dù quá trình đô thị hóa chưa diễn ra mạnh mẽ,nhưng cũng đang chịu sức ép về việc giải quyết lao động dôi dư do đất canhtác bị thu hẹp Ông Nguyễn Văn Nam, Giám đốc Sở Lao động Thương binvà Xã hội tỉnh cho hay, 4 khu công nghiệp đóng trên địa bàn đã lấy mất hơn1.000ha đất nông nghiệp, đi kèm theo đó là 8.500 nông dân không có việclàm Để giải quyết vấn đề này, Sở chủ động liên hệ với các trung tâm dạynghề miễn phí cho con em nông dân, đồng thời đẩy mạnh xuất khẩu laođộng.

3.3 Ả nh hưởng của đô thị hoá đến sự phát triển hạ tầng kỹ thuật

+ Phát triển nhanh mạng lưới điện + Cung cấp nguồn nước sách.b) Những vấn đề đặt ra

Trang 7

- Tuy cơ sở vật chất kỹ thuật, kết cấu hạ tầng nông thôn đã được đầu tưnhưng chưa đáp ứng được yêu cầu.

- Với đầu tư cho công trình hạn tầng của nông thôn hầu hết là từ ngân sách,việc huy động vốn của các thành phần kinh tế còn bị hạn chế.

- Việc quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội ở các xã, các làng nghề truyềnthống chưa được chú trọng đúng mức.

- Hệ thống hạ tầng kinh tế đô thị còn lạc hậu

3.4 Ảnh hưởng của đô thị hoá đến môi trường sinh thái vùng nôngthôn

b) Ô nhiễm không khí: Đô thị hoá ô nhiễm không khí do - Khí thải từ các khu công nghiệp, các nhà máy.

- Tại các khu vực đông dân, lượng khí thải từ xe cộ cũng rất nhiều.c) Rác thải: Tăng nhanh cúng quá trình đô thị hoá

II PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP XỬ LÝ NHỮNG ẢNH HƯỞNGCỦA QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA ĐỐI VỚI NÔNG THÔN HIỆN NAY

1 Các quan điểm định hướng

Trang 8

1.1 Việc xử lý những ảnh hưởng của đô thị hóa đến nông thôn phảitheo hướng thúc đẩy quá trình đô thị hóa diễn ra thuận lợi, bởi vì:

- Thứ nhất, xuất phát từ vai trò của đô thị đối với nền kinh tế và quá trình phát

triển kinh tế – xã hội Đô thị hóa có tác động kích hoạt kinh tế – xã hội nôngthôn ngoại thành phát triển theo hướng hiện đại hóa: cơ cấu sản xuất nôngnghiệp, cơ cấu kinh tế nông thôn ngày càng tiên tiến; trình độ thâm canh sảnxuất nông nghiệp ngày càng cao; hiệu quả sản xuất nông nghiệp ngày càngtăng Đồng thời, đô thị hóa cũng làm thay đổi từng giờ, từng ngày diện mạođời sống xã hội ở nông thôn ngoại thành, làm thay đổi các nội dung của đờisống xã hội nông thôn ngoại thành theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

- Thứ hai, bên cạnh những tác động tích cực và toàn diện của đô thị hóa đến

nông nghiệp, nông thôn, quá trình đó cũng gây ra một số tác động tiêu cực.Tuy nhiên, nếu so sánh lợi ích do nhiều tác động tích cực đem lại với chi phído những tác động tiêu cực gây ra, thì phần lợi ích là to lớn và cơ bản Dovậy, không thể vì một số khó khăn do tác động tiêu cực của đô thị hóa gây ramà hạn chế quá trình đô thị hóa.

1.2 Những giải pháp xử lý ảnh hưởng của đô thị hóa đến nông thônphải đảm bảo cho quá trình đô thị hóa diễn ra trong tầm kiểm soát củaNhà nước

Quá trình đô thị hóa chỉ đạt hiệu quả kinh tế – xã hội cao khi nó diễn ra phùhợp với quy luật Tính phù hợp này phải được xem xét cả về xu thế, quy môvà tốc độ Cả ba khía cạnh đó, thông thường đã được nhà nước nhận thức vàđược thể chế hóa trong các văn bản Điều đó có nghĩa là quá trình đô thị hóaphải phù hợp với các văn bản pháp quy của nhà nước, phải nằm trong tầmkiểm soát của nhà nước.

2 Phương hướng xử lý những ảnh hưởng của đô thị hóa đến nông thôn

2.1 Xử lý những vấn đề của đô thị hóa đến nông thôn theo cơ chế thịtrường định hướng xã hội chủ nghĩa

Hiện nay nền kinh tế ở nước ta đã cơ bản chuyển sang kinh tế thị trường,trong đó các bộ phân cấu thành cũng như cơ chế vận hành của nền kinh tế đãcơ bản theo kinh tế thị trường Tuy nhiên một số người vẫn cho rằng Nhà

Trang 9

nước phải chịu trách nhiệm giải quyết những ảnh hưởng của đô thị hóa theophương thức bao cấp, một số khác lại cho rằng cần giải quyết hoàn toàn theocơ chế thị trường Nhưng nếu để cho các quy luật thị trường quyết định sẽ dễdẫn đến tình trạng lộn xộn, chỉ đáp ứng được yêu cầu trước mắt mà không đápứng được yêu cầu lâu dài Ngược lại nếu giải quyết theo hướng bao cấp, Nhànước sẽ không thể đủ tiềm lực tài chính Do vậy, phương hướng đúng đắn đểgiải quyết ảnh hưởng cử đô thị hóa đến nông thôn ngoại thành là phải phù hợpvới cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Trong phương hướng trên, định hướng xã hội chủ nghĩa được thực hiện trướchết ở mục tiêu chiến lược của việc giải quyết ảnh hưởng của đô thị hóa làkhông chỉ đáp ứng yêu cầu trước mắt, mà còn phải đáp ứng yêu cầu lâu dài.Không chỉ đáp ứng yêu cầu từng bộ phận, mà còn phải đáp ứng yêu cầu củatoàn cục Tiếp đó là sự thực hiện vai trò quản lý của Nhà nước đối với quátrình đô thị hóa, phải đảm bảo để quá trình đô thị hóa nằm trong tầm kiểmsoát của các cấp chính quyền.

2.2 Xử lý ảnh hưởng của đô thị hóa đến nông thôn một cách đồng bộ,có trọng điểm, có trạt tự

Đô thị hóa là quá trình ảnh hưởng toàn diện đến tất cả các mặt, các lĩnh vựccủa đời sống kinh tế - xã hội ở nông thôn ngoại thành Do vậy, khi đề xuấtvà thực hiện giải pháp nào đó, cần phải đặt nó trong tổng thể các vấn đềcủa quá trình đô thị hóa để giải quyết.

Tuy vậy, cũng cần lưu ý rằng, tính đồng bộ ở đây không có nghĩa là tiếnhành song song nhất loạt ngang nhau bằng mọi giải pháp, mà cần thực hiệnnhững giải pháp đó theo một trật tự trước sau nhất định và có trọng điểm.

2.3.Xử lý những ảnh hưởng của đô thị hóa đến nông thôn theo hướnghuy động tổng hợp mọi nguồn lực của xã hội

Để huy động mọi nguồn lực của xã hội trong quá trình giải quyết nhữngảnh hưởng của đô thị hóa, trước hết cần tạo ra được cơ chế để huy động cácnguồn lực tài chính của nhiều thành phần kinh tế Do vậy cần huy động cáccấp, các ngành có liên quan tham gia vào quá trình giải quyết ảnh hưởngcủa đô thị hóa đến nông nghiệp, nông thôn ngoại thành Điều đó cho phépphát huy tốt những tác động tích cực và hạn chế tác động tiêu cực của quátrình đó đến nông nghiệp, nông thôn.

Trang 10

3 Những giải pháp chủ yếu xử lý ảnh hưởng của đô thị hóa đến nông thôn

Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội các huyện ngoại thành

Đảm bảo tính đồng bộ trong phát triển vùng ngoại thành:

- Đô thị hóa dẫn đến mất đất nông nghiệp mà chưa có kế hoạch thích ứng đểđiều chỉnh đồng bộ lại cơ cấu sử dụng đất, cơ cấu sản xuất cho phù hợp.

- Cần tổ chức một cách đồng bộ, có quy hoạch, kế hoạch cụ thể để tái địnhcư cho nông dân khi bị lấy đất nông nghiệp.

- Phải có kế hoạch hợp lý giải quyêt việc làm mới và đào tạo ngành nghềcho nông dân khi bị lấy đất nông nghiệp.

- Nâng cao số lượng cũng như chất lượng nguồn thực phẩm cung cấp từngoại thành cho đô thị.

- Phải có giải pháp xử lý khắc phục kịp thời theo xu hướng tái chế thành cácthành các sản phẩm phục vụ sản xuất nông nghiệp.

- Phải có giải pháp cụ thể nhằm nâng cao dân trí và giáo dục cộng đồng ởnông thôn phù hợp với điều kiện sống mới.

- Đô thị hóa cũng đã tạo ra dòng di dân nông thôn - đô thị ngày càng tăng.

- Kết hợp phân bố lực lượng sản xuất một cách hợp lý với các loại trung tâmdịch vụ công cộng hợp lý cho toàn thành phố.

- Tổ chức chặt chẽ quá trình hình thành các mô hình đô thị hóa ngay trongkhu vực nông thôn: phát triển đô thị cần gắn với cơ cấu lại lao động và pháttriển các điểm dân cư kiểu đô thị ở khu vực nông thôn ngoại thành.

- Xây dựng nông thôn mới phù hợp với quy hoạch đô thị: đây là vấn đề mớivà hết sức phức tạp, đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ của nhiều ngành, nhiều cấp.Việc xây dựng các vùng nông thôn mới phải đảm bảo yêu cầu cơ bản là: vănminh, hiện đại, đồng bộ, giữ gìn bản sắc văn hóa từng vùng.

- Đô thị hóa gắn với bảo vệ thiên nhiên môi trường và bản sắc làng xómnông thôn ngoại thành với hệ thống du lịch nghỉ ngơi ngắn ngày.

- Hòa nhập và hiện đại hóa hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế giữa nội vàngoại thành, hạn chế dần sự cách biệt giữa đô thị và nông thôn, tạo ra mốigiao lưu liên kết trong môi trường cộng sinh và cùng phát triển.

Ngày đăng: 27/10/2012, 16:37

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan