1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quan hệ thương mại và đầu tư pháp – việt thực trạng và triển vọng.doc

89 469 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Quan hệ thương mại và đầu tư pháp – việt thực trạng và triển vọng

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNGKHOA KINH TẾ NGOẠI THƯƠNG

Trang 2

LỜI NÓI ĐẦU 1

III Quá trình phát triển quan hệ hợp tác Pháp - Việt 13

IV Năm lĩnh vực hợp tác cần được chú trọng trong việc phát triển quan hệ

II Thực trạng của quan hệ thương mại Pháp - Việt 32

2 Cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang 34Pháp

3 Cơ cấu các mặt hàng nhập khẩu từ Pháp 40III Quan hệ đầu tư trực tiếp Pháp - Việt 44

4 Phân bổ các dự án đầu tư theo địa bàn 50IV Viện trợ phát triển chính thức của Pháp cho Việt Nam 53

Trang 3

1 Các hình thức viện trợ phát triển chính thức 552 Tình hình viện trợ phát triển chính thức của Pháp cho Việt Nam 55V Đánh giá chung về quan hệ thương mại và đầu tư Pháp - Việt 58

HỆ THƯƠNG MẠI VÀ ĐẦU TƯ PHÁP - VIỆT

I Triển vọng quan hệ thương mại và đầu tư Pháp - Việt 631 Định hướng phát triển quan hệ thương mại và đầu tư Pháp - 63Việt

2 Dự báo triển vọng phát triển quan hệ thương mại và đầu tư 64Pháp - Việt

II Những giải pháp cụ thể nhằm thúc đẩy quan hệ thương mại và 66đầu tư Pháp - Việt

1.2 Có chính sách hỗ trợ hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Pháp 671.3 Có chính sách thu hút mạnh mẽ hơn nữa và nâng cao hiệu quả 68sử dụng vốn FDI

1.4 Có chính sách thu hút mạnh mẽ hơn nữa và nâng cao hiệu quả 71sử dụng nguồn vốn ODA

2.1 Các doanh nghiệp nên đẩy mạnh xúc tiến bán hàng sang thị 72trường Pháp

2.2 Nâng cao hiệu quả hàng nhập khẩu từ Pháp 73

2.4 Quan hệ hợp tác chặt chẽ với Phòng thương mại và công 75nghiệp Pháp tại Việt Nam

Trang 4

Lời nói đầu

Kể từ khi tiến hành đổi mới đến nay, Đảng ta luôn khẳng định chính sáchđa phương hoá, đa dạng hoá về mọi mặt chính trị - kinh tế - văn hoá - xã hộitrên tinh thần hợp tác, phát triển bình đẳng cùng có lợi với tất cả các quốc giatrên thế giới không phân biệt chế độ chính trị - xã hội Trong đó chúng ta luôncoi trọng các quốc gia có mối quan hệ truyền thống lâu đời Trong những nướccó mối quan hệ hữu hảo với Việt Nam, phải kể đến Cộng hoà Pháp Là một nướclớn trong liên minh Châu Âu với số dân hơn 60 triệu người, Pháp là một thị

Trang 5

trường lớn, có sức hấp dẫn cao đối với không chỉ nền kinh tế Việt Nam Ngượclại Việt Nam là một trong số những nước đang phát triển có mức tăng trưởngkinh tế cao nhất nhì thế giới, dân số lại khá đông nên nhu cầu về hàng hoá củaPháp về tiêu dùng và phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá là rất cao

Kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao với nước ta đến nay (1973), kimngạch buôn bán hai chiều giữa hai quốc gia ngày càng gia tăng Cụ thể là kimngạch buôn bán hai chiều giữa Việt Nam và Pháp là 677 triệu FRF (năm 1990)đến nay kim ngạch ngoại thương hai chiều giữa Việt Nam và Cộng hoà Pháp là737,8 triệu USD (năm 2002).

Trải qua 30 năm quan hệ ngoại giao, hiện nay có thể nói quan hệ về chínhtrị, văn hoá và nhiều mặt khác với Pháp là một trong những mối quan hệ tốt đẹpnhất của Việt Nam Tuy nhiên quan hệ về kinh tế giữa hai quốc gia vẫn chưa thậttương xứng với tiềm năng của cả hai nước Chính vì vậy mà Đảng và Nhà nướcta đang cố gắng tìm nhiều biện pháp để có thể thúc đẩy mối quan hệ thương mại- đầu tư giữa hai nước lên tầm cao mới.

Chính vì lí do đó mà em đã lựa chọn đề tài: “Quan hệ thương mại và đầutư Pháp – Việt: thực trạng và triển vọng” để viết Khoá luận tốt nghiệp trườngĐại học Ngoại thương của mình.

Nội dung Khoá luận bao gồm các chương sau:

Chương 1: Khái quát về quan hệ Pháp – Việt

Chương 2: Quan hệ thương mại và đầu tư Pháp – Việt

Chương 3: Các giải pháp nhằm thúc đẩy quan hệ thương mại và đầu tư

Pháp – Việt

Với một thời gian không dài và việc thu thập tài liệu còn gặp nhiều hạn chếnên Khoá Luận Tốt Nghiệp này không tránh khỏi những thiếu sót Em kính mong

Trang 6

nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo, các bạn sinh viên để Khoá Luậnđược hoàn thiện hơn.

Cuối cùng em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô Vũ Thị Hiền, Giáo viênkhoa Kinh tế ngoại thương, người đã trực tiếp và nhiệt tình hướng dẫn em viếtKhoá luận tốt nghiệp này

Hà Nội, tháng 11 năm 2003 Sinh viên

Hoàng Cẩm Vân

Chương 1: Khái quát về quan hệ Pháp-Việt

I KHÁI QUÁT VỀ NƯỚC CỘNG HOÀ PHÁP 1 Vị trí địa lý, dân số

Nước Pháp nằm ở phía Tây Châu Âu với diện tích là 551.965 km², thủ đô làParis Pháp là đất nước rộng lớn nhất Tây Âu (chiếm gần 20% diện tích của liênminh Châu Âu) có vùng biển rộng lớn (vùng đặc quyền kinh tế trải rộng trên 11triệu km²) Diện tích đồng bằng chiếm hai phần ba tổng diện tích

Trang 7

Dân số nước Pháp là 60 triệu người, trong đó có khoảng gần 30 triệu người ởđộ tuổi lao động Mật độ dân số là 105 người/km², mức thấp nhất liên minh ChâuÂu (EU).

2 Về Chế độ Chính trị

Nhà nước Pháp theo chế độ cộng hoà tư sản Hiến pháp ngày 4 tháng 10 năm1958 điều chỉnh sự vận hành của các thể chế của nền Cộng Hoà thứ năm Hiếnpháp đã được sửa đổi nhiều lần: bầu cử Tổng Thống Cộng Hoà theo phương thứcphổ thông đầu phiếu trực tiếp (1962), đưa thêm một mục mới liên quan đến tráchnhiệm hình sự của các thành viên Chính Phủ (1993), thiết lập kỳ họp duy nhất ởNghị Viện và mở rộng quy mô trưng cầu dân ý (1995), rút ngắn nhiệm kỳ TổngThống từ 7 năm xuống 5 năm (2000).

Theo Hiến pháp năm 1958, người đứng đầu Nhà nước là trụ cột cho các thểchế Đó là người đảm bảo để các thể chế vận hành tốt Là người đứng đầu quânđội, chịu trách nhiệm cho độc lập dân tộc, Tổng Thống có một số quyền đặc biệttrong thời kỳ khủng hoảng nghiêm trọng Tổng Thống có thể đưa ra trưng cầu dâný một số dự thảo luật và giải tán Quốc Hội Trên thực tế, Tổng Thống có một vaitrò hàng đầu trong việc xác định các phương hướng của chính sách đối ngoại.Tổng Thống bổ nhiệm Thủ Tướng, cũng như các thành viên của Chính Phủ theođề nghị của Thủ Tưóng, và chủ trì Hội Đồng Bộ Trưởng.

Thủ Tướng Chính Phủ, người chịu trách nhiệm về quốc phòng và có nhiệm vụthực thi các đạo luật, lãnh đạo hoạt động của Chính Phủ Chính Phủ xác định vàthi hành chính sách quốc gia Chính Phủ có bộ máy hành chính và lực lượng vũtrang Chính Phủ chịu trách nhiệm trước Nghị Viện.

Người đứng đầu Nhà nước được nhân dân Pháp bầu trực tiếp Người đứng đầuChính Phủ được bầu theo hình thức đa số tại Nghị Viện Trong trường hợp cùng

Trang 8

chung sống, Tổng Thống và Thủ Tướng được bầu theo các hình thức đa số khácnhau.

Với một Nghị Viện có hai Viện, Pháp có một hệ thống lưỡng viện đóng mộtvai trò chính trong sự vận hành dân chủ Thật vậy, thông qua hai viện, nhữngkhác biệt về chính trị và tranh luận ý kiến được diễn ra một cách rộng rãi Quốchội được bầu theo hình thức phổ thông đầu phiếu trực tiếp, đơn danh quá bán haivòng, cho nhiệm kỳ 5 năm Thượng Viện được bầu cho nhiệm kỳ 9 năm, theohình thức phổ thông đầu phiếu gián tiếp và không thể bị giải tán như Quốc Hội.Cứ ba năm thì có một phần ba các Thượng Nghị Sĩ được bầu lại Kỳ bầu cử gầnđây nhất là vào tháng 9 năm 2001.

Hội Đồng Hiến Pháp: cơ quan này là một trong những phát kiến lớn của nềnCộng Hoà thứ V Hội đồng hiến pháp gồm chín thành viên, được bổ nhiệm chonhiệm kỳ chín năm và không thể được tái bổ nhiệm Ba thành viên, trong đó cóChủ Tịch Hội đồng do Tổng Thống bổ nhiệm, trong đó sáu thành viên còn lại, bathành viên do Chủ Tịch Quốc Hội bổ nhiệm và ba thành viên do Chủ TịchThượng Viện bổ nhiệm.

Khởi đầu với chức năng đảm trách theo dõi việc phân chia quyền lực giữaNghị Viện và Chính Phủ, vai trò của Hội đồng hiến pháp ngày càng tăng lên Hộiđồng hiến pháp ngày càng tăng cường kiểm tra tính hợp hiến của các đạo luật, trởthành cơ quan bảo vệ các quyền tự do cơ bản.

Mặt khác, Hiến pháp nhiều lần được sửa đổi để phù hợp hơn với những đòihỏi mới của Nhà nước pháp quyền và những vấn đề bức thiết của Châu Âu.

Được xây dựng dựa trên những nguyên tắc của nền Cộng Hoà, chính sách đốingoại của Pháp nhằm hai mục đích là gìn giữ độc lập quốc gia đồng thời phấn đấuvì sự phát triển của tình đoàn kết khu vực và quốc tế.

Trang 9

Pháp, một cường quốc thứ tư trên thế giới luôn muốn xây dựng và cải cáchChâu Âu Châu Âu luôn là trung tâm trong chính sách đối ngoại của Pháp TướngDe Gaulle, các Tổng Thống Pompidou, Giscard d’Estaing, F.Mitterrand vàJ.Chirac đã không ngừng phấn đấu cho việc xây dựng và phát triển liên minhChâu Âu để biến tổ chức này thành một cường quốc kinh tế và một cơ cấu chính

trị được tôn trọng.

Mười lăm nước thành viên Liên minh Châu Âu tập hợp 380 triệu dân Khốinày sánh ngang với lục địa Bắc Mỹ về kinh tế và nhân lực và là một trong nhữngkhu vực kinh tế quan trọng nhất của thế giới Liên minh Châu Âu có đồng tiềncủa riêng mình là đồng Euro, có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2002 ở mười hainước (Đức, Áo, Bỉ, Tây Ban Nha, Phần Lan, Pháp, Hy Lạp, Ai len, Ý,Luxembourg, Hà Lan và Bồ Đào Nha): là sự cụ thể hoá của Liên minh tiền tệ,đồng tiền quốc tế mới này đang phải đương đầu với những thử thách của quátrình toàn cầu hoá.

Liên minh 15 nước Châu Âu cũng cần phải tăng cường bản sắc chính trị vàchuẩn bị cho sự mở rộng của liên minh đối với nhiều Nhà nước ứng cử viên.Nghiên cứu về tương lai của Châu Âu và về những cải cách về mặt thể chế đượctrao cho một uỷ ban do cựu Tổng Thống Cộng Hoà Pháp Valery Giscardd’Estaing làm Chủ Tịch

Về đảm bảo an ninh quốc tế và đấu tranh chống khủng bố: những năm chiếntranh lạnh cũng như thời kỳ bất ổn kế tiếp sau đó đã đặt lên vai nước Pháp và cácquốc gia dân chủ khác những trọng trách lớn Tham gia vào khối liên minh BắcĐại Tây Dương (OTAN), Pháp cũng là thành viên của tổ chức Hợp tác và Anninh Châu Âu (OSCE) và Quân đội Châu Âu Ngoài ra, là một trong năm cườngquốc hạt nhân, Pháp đảm bảo việc duy trì và đưa đường lối răn đe của mình phù

Trang 10

hợp với những thực tế chiến lược mới, đồng thời nỗ lực phấn đấu cho việc cấmhoàn toàn các vụ thử hạt nhân.

Mặt khác, sau thảm họa ngày 11 tháng 9 tại Mỹ, nước Pháp đã khẳng địnhtình đoàn kết của mình trong cuộc chiến chống khủng bố quốc tế Pháp đã thamgia vào các chiến dịch gìn giữ hoà bình chống lại tổ chức Al Qaeda do lực lượngquốc tế trợ giúp an ninh (ISAF) tiến hành tại Afghanistan.

Trên trường quốc tế, chính sách đối ngoại của Pháp là tôn trọng các nguyêntắc và mục tiêu của tổ chức Liên Hiệp Quốc, vốn như hình thức phản ánh các lýtưởng Cộng Hoà Chính vì vậy từ năm 1945, nước Pháp không ngừng bảo vệ tổchức này với khoản đóng góp tài chính đứng hàng thứ 4 Pháp là một trong sốnăm thành viên thường trực Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, cơ quan quyềnlực cao nhất của Liên Hiệp Quốc.

Ngày nay các công cụ của chính sách hợp tác của Pháp đã được thay đổi đểthích nghi với những mục tiêu mới.

Hoạt động chủ yếu của các dự án và chương trình viện trợ cho phát triển đượcgiao cho Cơ quan phát triển Pháp (AFD), cơ quan tài chính đóng vai trò điều phốichủ chốt Tổng số tiền viện trợ công cộng của Pháp cho phát triển lên tới 4,6 tỉEuro trong năm 2001, chiếm 0,32% tổng sản phẩm quốc nội (đứng đầu trong sốcác nước G8 trong lĩnh vực này).

Chính sách hợp tác của Pháp cũng nhằm vào việc tăng cường các hoạt động vănhoá và gia tăng các dự án song phương về khoa học kỹ thuật Sự hiện diện củanước Pháp được thể hiện qua đông đảo các trung tâm và học viện văn hoá, cáctrường trung học và trường học theo chương trình Pháp (150.000 học sinh) và quaAlliance Française, có mặt ở trên 140 nước (hơn 1200 văn phòng) Hợp tác khoahọc kỹ thuật cũng rất tích cực Các tổ chức như Trung Tâm Nghiên Cứu Khoahọc Quốc Gia (CNRS), Viện Y tế và Nghiên cứu Y học Quốc Gia (INSERM) hay

Trang 11

Viện Nghiên cứu Nông nghiệp thực phẩm Quốc gia (INRA) hoạt động tại nhiềunước.

Khi dành một vị trí đặc biệt cho hoạt động nhân đạo trong chính sách đốingoại, nước Pháp thể hiện mong muốn được tiếp tục ở cấp độ cao nhất những giátrị mà Pháp đã là nước đi tiên phong Các tổ chức Phi Chính Phủ của Pháp (ONG)hoạt động thường xuyên tại những nơi xảy ra thiên tai và trong các cuộc xung độtvũ trang Trong số đó, có các tổ chức Bác sỹ không biên giới (MSF), Bác sỹ thếgiới (MDM), Dược sỹ không biên giới (PSF), Hoạt động Quốc tế chống lại nạnđói (AICF).

3 Về tiềm lực kinh tế

Pháp là nước có nền kinh tế tăng trưởng mạnh nhất châu Âu Năm 2003, tăngtrưởng kinh tế của Pháp đã dần lấy lại được nhịp độ tăng trưởng (khoảng 2%) sovới 1,2% của năm 2002 Mặc dù kinh tế có sự giảm sút, chủ yếu do sự suy giảmcủa môi trường quốc tế (tác động của các cuộc khủng bố ngày 11 tháng 9 năm2001) và do nhu cầu giảm đi của các doanh nghiệp, Pháp vẫn là nước có tổng sảnphẩm quốc nội (GDP) cao hơn mức trung bình của khu vực đồng Euro và của liênminh Châu Âu cụ thể là GDP của Pháp năm 2001 là 20.635 USD/người và năm2002 đã tăng lên đạt 22.690 USD/người.

Tuy trong bối cảnh nền kinh tế không được phát triển như trước nhưng tiêudùng của các hộ gia đình Pháp vẫn thể hiện những khả năng giữ vững mạnh mẽso với toàn bộ các nước trong khu vực đồng Euro và là động lực chính của tăngtrưởng kinh tế Pháp.

Nhìn chung, sức tiêu thụ vẫn giữ tốc độ tăng trưởng như năm vào khoảng+2,9%/năm Cụ thể là các chi tiêu tiêu dùng các sản phẩm chế biến và dịch vụvẫn năng động với mức gia tăng 3,1% và 3,3%/năm.

Trang 12

Ngoài ra, việc giảm và bình ổn giá dầu lửa và các sản phẩm chế biến củanước ngoài đã đóng góp vào việc kiềm chế lạm phát Việc chuyển sang sử dụngđồng tiền Euro vào tháng một năm 2002 chỉ có tác dụng không đáng kể tới việcgia tăng giá cả (+0,1%).

Tóm lại, Pháp là nước có tất nhiều tiềm lực để duy trì sự ổn định và phát triểncủa nền kinh tế đồng thời còn có khả năng thúc đẩy nền kinh tế phát triển nhanhhơn nữa nhờ vào các thành phần kinh tế trong nước vốn đã rất phát triển, cộngthêm một yếu tố căn bản để phát triển kinh tế đó là yếu tố con người Pháp lànước có nguồn nhân lực có trình độ cao kết hợp với trình độ công nghệ phát triển,nguồn chất xám từ các nước Châu Á chảy vào, lại có thêm chính sách các thànhphần kinh tế của Nhà nước chúng ta có thể thấy rằng Pháp có rất nhiều điều kiệnđể phát triển nền kinh tế.

Một số ngành chủ đạo trong nền kinh tế Pháp:

Nước Pháp sở hữu 13 trong số một trăm doanh nghiệp đa quốc gia lớn nhất.Những năm gần đây, lĩnh vực dịch vụ trở thành hướng đầu tư trực tiếp chủ yếucủa Pháp ra nước ngoài Thống kê cho thấy có khoảng 19.177 chi nhánh doanhnghiệp Pháp ở nước ngoài, trong số đó 52% hoạt động trong lĩnh vực công nghiệpvà 48% trong các lĩnh vực thương mại và dịch vụ Liên minh Châu Âu là đối tácđứng đầu, sau đó là Bắc Mỹ trong số các đối tác chính của doanh nghiệp Pháp.Tổng đầu tư của Pháp ở nước ngoài so với GDP tương đương với số tiền đầu tưPháp tiếp nhận, vào khoảng 19% Con số này khiến Pháp vượt lên trên Đức(15%), Nhật Bản (7%), nhưng đứng sau Mỹ (25%) và Anh (36%).

Ngành xe hơi và vận tải với số lượng xe hơi bán ra tại thị trường nội địa cũngnhư xuất khẩu đã tăng lên đáng kể Xe hơi của Pháp thâm nhập mạnh thị trườngChâu Âu Hiện nay xu thế chung trên thế giới là các hãng sản xuất ô tô sát nhậplại với nhau để tạo thành các tập đoàn khổng lồ và tháng 3 năm 1999, Renault đã

Trang 13

nắm quyền kiểm soát Nissan-Nhật chiếm 9,1% thị phần đứng hàng thứ 4 thế giớisau GM-Isuzu-Forel, Volvo-Mazda, Toyota-Daihatsu.

Công nghiệp hàng không vũ trụ của Pháp đứng vào hàng thứ ba trên thế giớisau Mỹ và Anh Hiện nay ba đặc trưng lớn của ngành này là có nhiều triển vọngđối với việc sản xuất máy bay dân dụng, cạnh tranh ngày càng gay gắt trongngành vũ trụ và khó khăn trong việc sản xuất, tiêu thụ máy bay quân sự

Về lĩnh vực vận tải hàng không và đường bộ, đã có một số công ty của Phápcó mặt tại Việt Nam như: Air France (vận tải hành khách và hàng hoá theo đườnghàng không), Cica (vận tải đường bộ), Graveleau (vận tải), SDV Vietnam,Cargoteam.

Chúng ta có thể thấy rằng đối với ngành này, Pháp có rất nhiều triển vọng đểphát triển như sự phát triển của công nghệ, đội ngũ kỹ thuật viên lành nghề vàquan trọng hơn cả là thị trường để phát triển.

Ngành công nghiệp điện tử viễn thông: hai động lực chính thúc đẩy ngànhnày của Pháp là Quốc Phòng và thị trường công cộng về viễn thông Công nghiệpđiện tử và viễn thông Pháp có những tập đoàn lớn như SCS-Thomson, Bull,Alcatel, Alstom Các công ty điện tử viễn thông của Pháp đã có mặt tại Việt Namlà FCR Vietnam, EDF, Schneider Electric, Thales International Asia Holding Ngành hoá dược của Pháp có uy tín và sức mạnh truyền thống, đứng hàngthứ tư trên thế giới Các tập đoàn lớn trong ngành dược của Pháp là Roussel-Uclaf, Sanofi, Rhône-Poulenc Các tập đoàn này hiện cũng đã có mặt tại ViệtNam : Aventis Pharma, Bio-Rad Laboratoires, Pierre Fabre, Sanofi Synthelabo,Sanpromex, Servier Vietnam

Lĩnh vực thực phẩm của Pháp rất phát triển với các mặt hàng chủ yếu là ngũcốc, các sản phẩm sữa, thịt gia súc do có được những điều kiện thuận lợi trong

Trang 14

nuôi trồng cũng như sản xuất Bên cạnh đó, rượu vang và sâm banh cũng là thếmạnh của Pháp Có mặt tại Việt Nam là các công ty như Aqua Service Vietnam,Groupe Bourbon, La Vie Joint Venture Company, Tobaccor

Ngành da giầy và dệt may là ngành gặp nhiều khó khăn do hàng Châu Á trànngập, doanh số không tăng và các xí nghiệp phải chuyển sản xuất ra nước ngoài.Một nguyên nhân nữa giải thích tại sao ngành da giầy và dệt may ngày càng thuhẹp hoạt động là do khó khăn về đời sống, người Pháp có khuynh hướng muaquần áo và giầy dép rẻ tiền và tận dụng đồ đã có sẵn Một số tập công ty của Phápvề lĩnh vực này đã thâm nhập thị trường Việt Nam như FLD Vietnam, PhoenixWorldwide, Pierre Cardin Vietnam, S.N.E Weil Besancon

Về ngành nông nghiệp: mặc dù không còn là một nước nông nghiệp, Phápvẫn đứng thứ hai về xuất khẩu nông sản sau Mỹ Người làm nông nghiệp ở Phápchỉ chiếm 5% dân số lao động Nhờ đẩy mạnh chuyên môn hoá trong nôngnghiệp, năng suất lao động nông nghiệp Pháp thuộc loại cao trên thế giới Hoạtđộng khuyến nông chủ yếu do các nhóm nông dân đảm nhận Nhà nước tập trungvào các hoạt động nghiên cứu cơ bản và đào tạo

Lĩnh vực dịch vụ là một trong những thế mạnh của kinh tế Pháp gồm các

ngành du lịch, tài chính-ngân hàng, phân phối, bảo hiểm, dịch vụ cho các xínghiệp

- Du lịch : Pháp vẫn là điểm du lịch đứng đầu trên thế giới nhờvào các danh lam thắng cảnh nổi tiếng, khí hậu ôn hoà Các công ty du lịch củaPháp hoạt động tại Việt Nam là Exotissimo, Phoenix Vietnam.

Bên cạnh đó còn phải kể đến hệ thống các khách sạn của Pháp tại Việt Nam nhưHilton Hanoi Opera, Sofitel Metropole Hanoi, Sofitel Plaza Saigon, Sofitel PlazaHanoi, Sunway Hotel Hanoi, Victoria Hotel & Ressorts.

Trang 15

- Tài chính ngân hàng: Pháp đã tiến hành tư hữu hoá các ngânhàng nhà nước như Crédit Lyonnais, BNP Hiện nay có những ngân hàng làm ăncó lãi như: CCF, Société Générale, Crédit Agricole Các ngân hàng của Pháp đãcó mặt tại Việt Nam là BNP Paris, Crédit Agricole Indosuez, Crédit Lyonnais,Natexis, Société Générale.

- Về phân phối: Các siêu thị của Pháp phát triển khá mạnh trongthời gian ba thập kỷ lại đây Ngành phân phối của Pháp hiện nay là một ngànhđang trên đường Châu Âu hoá bằng cách hợp nhất thông qua việc ký các hợpđồng hợp tác với các công ty nước ngoài Các hãng lớn như Carrefour, Auchan,Intermarché, Lelerc Pháp đã xây dựng hai đại siêu thị Cora tại Việt Nam mà cụthể là tại thành phố Hồ Chí Minh và hiện nay đang trong giai đoạn xây dựng mộtđại siêu thị là Bourbon tại Hà Nội.

II SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN QUAN HỆ HỢP TÁCPHÁP-VIỆT

1 Về phía Pháp

Kể từ đầu thập kỷ 90, Pháp thực hiện một chính sách nhất quán đối với ViệtNam, coi Việt Nam là một ưu tiên trong chính sách đối ngoại của mình ở khuvực Với chính sách đó, Pháp mong duy trì và đẩy mạnh ảnh hưởng truyền thốngcủa họ ở ba nước thuộc địa cũ ở Đông Dương và hy vọng Việt Nam đóng vai tròcầu nối cho sự hợp tác giữa Pháp và các nước khác trong khu vực Pháp thấy ởViệt Nam:

 Một xã hội ổn định lâu dài về chính trị Sức lao động, trí tuệ, đất đai dồidào là những lợi thế của Việt Nam mà Pháp có thể khai thác, các doanhnghiệp Pháp có thể yên tâm làm ăn lâu dài.

Trang 16

 Hệ thống pháp luật kinh tế, các cơ chế chính sách đang được từng bướcđồng bộ hoá nhằm tạo thuận lợi cho đầu tư, kinh doanh đã thực sự có sứchấp dẫn các nhà đầu tư Pháp.

 Quan hệ kinh tế đối ngoại được tăng cường nhằm mở rộng thị trường ngoàinước, thu hút nguồn nhân lực bên ngoài theo phương châm: Việt Nam làbạn của tất cả các nước, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển Trênthực tế, các nước bạn bè quốc tế luôn coi Việt Nam là một nhân tố của hoàbình, ổn định, là một đối tác giàu tiềm năng và đáng tin cậy Việt Nam cónhững bước đi vững chắc nhằm hoà nhập vào sân chơi chung của quan hệkinh tế quốc tế đương đại Tại hội nghị cấp cao Á-Âu, Việt Nam sẽ là mộttiếng nói có trọng lượng ủng hộ quan điểm của Pháp.

Những kết quả đáng khích lệ thu được trong những năm đổi mới đó là kinh tếtăng trưởng cao liên tục trong nhiều năm, lạm phát được kiềm chế, đời sống củanhân dân được cải thiện đã giúp chúng ta giành được niềm tin và sự ủng hộ củacộng đồng quốc tế nói chung và của Pháp nói riêng Thêm vào đó là Việt Namđược coi là một thị trường tiềm năng với hơn 80 triệu dân với sức mua ngày càngđược nâng cao sẽ là điều kiện thuận lợi để Pháp tăng cường xuất khẩu hàng hoácủa mình.

Ngay từ đầu những năm 90, Pháp đã dành cho Việt Nam một sự hỗ trợ chínhtrị và tài chính quan trọng, tạo điều kiện cho Việt Nam tái hội nhập về chính trị,thực hiện chuyển đổi và phát triển kinh tế.

Để làm được điều này, Pháp đã huy động toàn bộ các công cụ hợp tác củachính phủ: nghị định thư hợp tác về tài chính, hỗ trợ của Cơ quan Phát triển Pháp,tín dụng, hợp tác và phát triển văn hóa của Bộ Ngoại Giao, xoá nợ viện trợ lươngthực, viện trợ khẩn cấp Hiện nay, Pháp là nhà tài trợ đứng hàng thứ tư ở Việt

Trang 17

Nam (với 106 triệu Euro cam kết cho năm 2002), chỉ đứng sau Nhật Bản, Ngânhàng Phát triển Châu Á và Ngân hàng Thế Giới.

Việt Nam đã trở thành thành viên của Cộng đồng Pháp ngữ từ năm 1995 vàđăng cai tổ chức Hội nghị thượng đỉnh Pháp ngữ năm 1997 Đặc biệt sau khi cảicách cơ cấu hợp tác phát triển ở Pháp, Việt Nam đã được xếp vào “Khu vực đoànkết ưu tiên” và vì thế có thể nhận được những khoản tín dụng hợp tác lớn hơn Xã hội công dân của Pháp cũng đã được huy động tham gia thúc đẩy quan hệhợp tác Pháp-Việt Với 300.000 người Pháp gốc Việt, nước Pháp là nước có cộngđồng người Việt lớn thứ hai trên thế giới sau Hoa Kỳ Gần 40 tỉnh, thành phố,vùng của Pháp và hơn 100 hiệp hội đoàn kết quốc tế đã thiết lập mối quan hệ hợptác với Việt Nam.

2 Về phía Việt Nam

Để đẩy mạnh quá trình hội nhập quốc tế, Việt Nam đã gia nhập tổ chứcASEAN và AFTA và các hội nghị cấp cao EU-ASEAN (ASEM) Tháng 11 năm1998, Việt Nam chính thức là thành viên của Diễn Đàn Hợp Tác Kinh Tế ChâuÁ-Thái Bình Dương (APEC) mở ra một không gian mới cho sự hợp tác về kinh tếvà thương mại Như vậy, Việt Nam không còn bị phân biệt đối xử cả trên bìnhdiện đa phương lẫn song phương Hiện nay, Việt Nam đang trong quá trình phấnđấu trở thành thành viên WTO Pháp sẽ ủng hộ tích cực đơn xin gia nhập WTOcủa Việt Nam Đối với Việt Nam, hội nhập vào nền kinh tế quốc tế và khu vựcvừa là xu thế tất yếu, vừa là một yêu cầu khách quan Đây là một quá trình đầykhó khăn và thử thách nhưng mang lại những lợi ích to lớn.

Việt Nam coi Pháp là một đối tác quan trọng trong các nước phương Tây.Đẩy mạnh quan hệ với Pháp về mọi mặt, Việt Nam có thể hoà nhập vào thịtrường EU và tạo ra một sự hài hoà cân bằng trong quan hệ với các nước tư bản

Trang 18

lớn khác như Anh, Mỹ, Đức Pháp sẽ là cầu nối Việt Nam với EU để mở rộngquan hệ kinh tế, thương mại với các nước EU khác.

Pháp là một tiếng nói trọng lượng trong đàm phán của Việt Nam với EU.Hơn nữa, vào tháng 6 năm 2000 Pháp giữ vai trò Chủ Tịch EU, vì vậy Việt Namđã tranh thủ sự ủng hộ của Pháp để mở rộng khả năng xuất khẩu hàng dệt maybằng cách thuyết phục EU tăng thêm hạn ngạch Việt Nam có thể tăng kim ngạchxuất khẩu thuỷ sản bằng việc EU đưa thêm vào danh sách những xí nghiệp đượcphép xuất khẩu thuỷ sản vào EU Riêng đối với mặt hàng da giầy không bị EU ápdụng hạn ngạch sẽ là một thuận lợi lớn.

Pháp là thị trường với 60 triệu người tiêu dùng, một thị trường có khả năngthanh toán cao, nhu cầu lớn và ổn định đối với nhiều mặt hàng xuất khẩu củaViệt Nam.

Qua phân tích trên, chúng ta có thể thấy được tầm quan trọng của việc mởrộng quan hệ hợp tác thương mại và đầu tư giữa hai nước Việt Nam và Pháp.

III QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN QUAN HỆ HỢP TÁC VIỆT.

PHÁP-1 Giai đoạn trước năm 1973

Năm 1885, Pháp đã hoàn thành việc xâm lược và biến Việt Nam thành thuộcđịa Trong thời kỳ đô hộ Việt Nam, thực dân Pháp đã tổ chức chế độ quản lý vàkhai thác thuộc điạ với ba điểm đáng lưu ý sau:

 Thiết lập một bộ máy quản lý hành chính và ban hành các văn bản phápluật phục vụ yêu cầu quản lý ba miền Việt Nam

 Khai thác một cách có hệ thống tài nguyên của Việt Nam như: gạo, cao su,cà phê, than đá

Trang 19

 Xây dựng một số cơ sở hạ tầng: đường xá, thành phố và nhà máy, xínghiệp

Cho đến năm 1954, sau thất bại ở Điện Biên Phủ và với việc ký kết hiệp địnhGenève, Pháp buộc phải rút ra khỏi nước ta Khi rút khỏi Việt Nam, Pháp thiếtlập quan hệ ngoại giao chính thức với chính quyền tay sai ở Sài Gòn, từ chối bìnhthường hoá quan hệ với Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà trên cơ sở bình đẳng và haibên cùng có lợi

Tháng 12/1954, Chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà đã chấp nhận choChính phủ Pháp lập cơ quan Tổng đại diện tại Hà Nội Ngày 14/10/1954 Hiệpđịnh thương mại đầu tiên được ký kết mở đầu quan hệ chính thức trao đổi hànghoá giữa hai nước Việt Nam - Pháp Nhưng cho đến tận tháng 3/1956, Pháp mớithoả thuận về việc lập cơ quan đại diện thương mại của Việt Nam tại Paris vàtháng 8/1966 quan hệ này được nâng lên cấp Tổng đại diện

Trong thời kỳ Mỹ xâm lược Việt Nam, đặc biệt từ khi Pháp chủ trương thựchiện chính sách đối ngoại độc lập tự chủ đối với Mỹ, chính phủ Pháp đã nhiều lầnlên tiếng phản đối chính sách can thiệp của Mỹ ở Đông Dương Ngày 29/8/1963,Tổng Thống De Gaulle tuyên bố mong muốn: “Một Việt Nam độc lập với bênngoài, hoà bình thống nhất bên trong, hoà hợp với các nước láng giềng” và chorằng chính sự can thiệp của Mỹ là nguồn gốc gây ra chiến tranh và đòi Mỹ chấmdứt mọi hành động chiến tranh trên lãnh thổ Việt Nam Sau khi Pháp nâng cấpquan hệ với nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà, quan hệ giữa Chính quyền SàiGòn và Pháp xấu đi và thậm chí đã bị gián đoạn cho đến tận năm 1973

Trước việc leo thang chiến tranh của Mỹ, Pháp đồng ý cho Mặt trận Dân TộcGiải Phóng Miền Nam Việt Nam lập phòng thông tin tại Paris năm 1968 Năm1973, Pháp đã tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc đàm phán tại Paris giữa Việt Namvà Mỹ về việc chấm dứt chiến tranh và lập lại hoà bình ở Việt Nam

Trang 20

Xét về thực chất, trong suốt giai đoạn từ 1955 đến 1973, mối quan hệ thươngmại giữa hai nước chỉ dừng lại ở con số rất khiêm tốn Tuy trao đổi hàng hoákhông bao giờ bị gián đoạn ngay cả trong những năm tháng mà quan hệ chính trịvà ngoại giao hai nước căng thẳng, kim ngạch buôn bán rất nhỏ và tăng hết sứcchậm chạp Tổng kim ngạch trao đổi hai chiều hàng năm đạt khoảng từ 1 đến 5triệu FRF

2 Giai đoạn từ 1973 tới nay

Ngay sau khi Hiệp định Paris về Việt Nam được ký kết năm 1973, hai nướcViệt Nam và Pháp đã nâng quan hệ ngoại giao lên cấp Đại sứ và năm 1976, saukhi nước ta thống nhất, Pháp đã chính thức công nhận nước Cộng Hoà Xã HộiChủ Nghĩa Việt Nam

Năm 1977, chuyến thăm chính thức Cộng Hoà Pháp của Chủ Tịch Hội ĐồngBộ Trưởng Phạm Văn Đồng mở ra một trang mới trong quan hệ giữa hai nướcViệt Nam và Pháp Hiệp định hợp tác kinh tế và công nghiệp và Hiệp định hợptác khoa học kỹ thuật đã được ký kết Nhờ vậy, hợp tác giữa hai nước trong cáclĩnh vực văn hoá, giáo dục, đào tạo, giảng dạy tiếng Pháp bắt đầu được thúc đẩy.Đồng thời, quan hệ kinh tế, thương mại song phương cũng có những chuyển biến.Ngay từ lúc đó, chính phủ Pháp đã dành cho Việt nam một khoản viện trợ ODAkhá lớn tài trợ cho việc xây dựng một số công trình và cung cấp thiết bị toàn bộgiúp Việt Nam khôi phục và phát triển kinh tế sau chiến tranh Về đầu tư, các xínghiệp cũ của Pháp ở lại miền Nam sau giải phóng đã thành lập các liên doanhnước ngoài đầu tiên tại Việt Nam như Vinaspecia và Roussel - Việt Nam

Tuy nhiên trong những năm 70 đầu thập kỷ 80, những chiến dịch vu cáoxung quanh việc Việt Nam giúp nhân dân Campuchia lật đổ chế độ diệt chủng vàvấn đề thuyền nhân tỵ nạn đã có ảnh hưởng tiêu cực đến quan hệ giữa hai nước.

Trang 21

Ngoại trừ quan hệ văn hoá, giáo dục và đào tạo, các quan hệ khác đều bị đóngbăng

Hợp tác giữa hai nước được nối lại vào cuối những năm 80 và ngày càng pháttriển đa dạng, đặc biệt là từ năm 1991, khi chính sách đổi mới của Việt Nam thuđược những thành tựu bước đầu quan trọng và Việt Nam bắt đầu tái hội nhập vàocộng đồng quốc tế

Tháng 7 năm 1993, Chính phủ Pháp đã viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam50 triệu USD để trả nợ cho IMF nhằm giải toả mối quan hệ với các tổ chức tàichính quốc tế

Năm 1993, Tổng Thống Mitterrand thăm Việt Nam và sau đó Thủ Tướng VõVăn Kiệt thăm Pháp Qua hai chuyến viếng thăm ở cấp cao, Pháp đã tỏ rõ thái độủng hộ Việt Nam hoà nhập vào cộng đồng tài chính quốc tế Điều đáng lưu ý làcuối năm 1993, Pháp đã giúp Việt Nam giải quyết vấn đề nợ nhà nước tại Câu lạcbộ Paris bằng cách thuyết phục các chủ nợ thông qua phương án trả nợ có lợi chota Bản thân Pháp đã xoá nợ cho Việt Nam 1,215 tỷ FRF trong số 2,2 tỷ FRF vàgiải toả 34 triệu FRF thuộc tài sản của Việt Nam bị phong toả tại Ngân khố Pháptừ năm 1954 Tháng 10/1994 tại Hội nghị đầu tiên các nhà tài trợ quốc tế, Pháp đãvận động các nước cam kết tài trợ cho Việt Nam 2 tỷ USD Để hỗ trợ cho các xínghiệp Pháp làm ăn ở Việt Nam, Pháp đã nối lại bảo hiểm tín dụng xuất khẩuCOFACE cho Việt Nam và đưa Việt Nam từ nhóm 4 (nhóm nhiều rủi ro nhấttrong đầu tư) lên nhóm 3

Để tỏ rõ mối quan tâm của mình muốn thúc đẩy quan hệ Pháp – Việt và coiViệt Nam là cầu nối giữa Pháp và các nước khác ở khu vực này, tháng 11/1994,Bộ Trưởng Ngoại Giao Pháp lúc đó, Alain Juppé khi đi thăm Việt Nam đã tuyênbố: “Nước Pháp nằm ở giữa lục địa Châu Âu, một châu lục đang ngày càng trởnên thống nhất và nước Việt Nam nằm ở giữa lục địa Châu Á, một châu Á đã

Trang 22

được hoà giải và đang tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ Hai nước chúng ta có thểcùng nhau làm nên nhiều việc lớn”

Tháng 12 năm 1996, khi đến thăm Singapore, Tổng Thống Pháp Chirac đãphát biểu: “Tôi đặc biệt chào mừng Việt Nam gia nhập ASEAN Với việc tìm lạivị trí của mình trong tổ chức khu vực này, Việt Nam có thể sử dụng tài năng tuyệtvời của người dân và sự năng động kỳ diệu của dân tộc mình vào sự phát triển đấtnước”

Tháng 12 năm 1999 Pháp giảm danh sách các đối tượng được nhận viện trợtừ 100 nước xuống còn 53 nước nhưng vẫn giữ Việt Nam trong danh sách này

Với Pháp, cho đến nay, Việt Nam đã ký nhiều hiệp định hợp tác quan trọngnhư Hiệp định hợp tác kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật (1989) Hiệp địnhkhuyến khích và bảo hộ đầu tư (1992) Hiệp định về hợp tác y tế (1992) Hiệpđịnh tránh đánh thuế hai lần (1993) Hiệp định hợp tác về dược (1994) Hiệp địnhhợp tác về du lịch (1996) Thoả thuận về quan hệ hai nước trong lĩnh vực kinh tếquốc phòng (1997)

Đặc biệt là quan hệ giữa hai nước đã tiến những bước dài sau khi Việt Namgia nhập ASEAN tháng 7/1995, Việt Nam là thành viên đầy đủ tham gia tích cựcvào hội nghị Á - Âu (ASEM) Đồng thời, Việt Nam đã ký hiệp định khung về hợptác với EU mà theo đó Việt Nam và EU cùng trao cho nhau quy chế đãi ngộ tốihuệ quốc Năm 1996 Việt Nam và EU đã ký kết văn bản “Tiến tới hợp tác trongmọi lĩnh vực” giai đoạn 1996 - 2000 với 6 mục tiêu trong đó có 3 mục tiêu về hợptác kinh tế đó là :

 Tạo điều kiện thuận lợi cho chuyển giao và trao đổi công nghệ trong nhữngngành kinh tế chủ chốt, tăng cường trao đổi thương mại và đầu tư

 Đẩy nhanh quá trình cải cách kinh tếvà hành chính đang được tiến hành ởViệt Nam

Trang 23

 Giúp Việt Nam hội nhập kinh tế khu vực và thế giới

Như Tổng Thống Pháp Chirac đã nói trong chuyến viếng thăm nước ta vào

tháng 11 năm 1997 : “Từ rất lâu người Việt Nam và người Pháp đã gặp nhau.

Ngay từ thế kỷ XVII, các nhà thông thái Pháp đã tìm cách hiểu biết cặn kẽ hơnnền văn minh lâu đời và ngôn ngữ Việt Nam Kể từ đó, hai dân tộc chúng ta đãdệt nên những sợi dây liên kết bền vững nhất giữa hai dân tộc với nhau Nhữngliên kết ấy đã tồn tại bất chấp những đối đầu và sự xa cách về địa lý giữa hainước chúng ta

Trong tất cả các lĩnh vực, các quan hệ giữa chúng ta đã không ngừng củng cố vàmở rộng

Đối thoại giữa hai nước phát triển, gặp gỡ giữa các nhà lãnh đạo Việt Nam vàPháp được tăng cường

Chúng ta hãy cùng nhau đi xa hơn nữa hãy tăng cường sự hợp tác về ngôn ngữ,khoa học và y tế Hãy nhân rộng các chương trình về hỗ trợ sư phạm và đào tạođại học Hãy mở thêm các trường trung học và các lớp song ngữ Chúng ta hãycùng nhau phát triển các cơ sở giáo dục mới, bao trùm tất cả các khu vực của đờisống kinh tế, hành chính và công nghệ.

Các doanh nghiệp Pháp, lớn cũng như nhỏ, có kỹ năng và kinh nghiệm về tăngtrưởng và luôn sẵn sàng chia sẻ với Việt Nam những kỹ năng và kinh nghiệm đó,tất nhiên là sẵn sàng hợp tác với các bạn Tôi kêu gọi các nhà lãnh đạo kinh tế,các doanh nghiệp, các nhà đầu tư Pháp hãy tiếp tục những cố gắng của họ trênđất nước Việt Nam, hãy tới Việt Nam đông đảo hơn và nắm lấy những thời cơ màViệt Nam đã trao cho.”

Mặc dù có những thăng trầm của lịch sử, sự có mặt của Pháp ở Việt Nam vẫncòn để lại nhiều dấu ấn trong các lĩnh vực như giáo dục, hành chính và thiết kế hạtầng cơ sở mà ba mươi năm chiến tranh không làm mất đi hoàn toàn Người ViệtNam luôn có tín nhiệm với những thành tựu kỹ thuật của Pháp và ngược lại,

Trang 24

người Pháp tìm thấy ở người Việt Nam những đức tính quý báu: cần kiệm, thôngminh, dũng cảm Mối quan hệ lâu đời giữa hai nước, mặc dù trải qua chiến tranhđã tạo nên những giao lưu kinh tế, văn hoá và khoa học kỹ thuật Nhân dân hainước có những hiểu biết sâu sắc về văn hoá, ngôn ngữ, thói quen và phong tục tậpquán của nhau Phát triển các mối quan hệ song phương về mọi mặt giữa hai nướcnói chung và quan hệ kinh tế nói riêng mang lại những lợi ích lớn lao cho cả haiphía.

Trao đổi giữa Pháp và Việt Nam đã được nhân lên năm lần trong vòng mườinăm, điều đó chứng tỏ sức mạnh của mối liên hệ thương mại giữa chúng ta vớiđất nước này Năm 2001, Việt Nam là nhà cung cấp thứ 43 của Pháp, đứng trướcAustralia, Côte d’Ivoire, Hy Lạp nhưng Việt Nam chỉ đứng hàng thứ 71 trong sốcác khách hàng của Pháp.

Trao đổi giữa Việt Nam và các nước có đồng tiền có thể chuyển đổi từ năm1987 đã dần thay chỗ các trao đổi với các nước Liên Xô cũ và Đông Âu Ngoạithương Việt Nam chủ yếu hướng tới các nước trong khu vực, nhưng nước Phápđã sớm biết tận dụng sự biến chuyển này trước các cường quốc thương mại khác,với những trao đổi thương mại tăng nhanh kể từ khi đất nước chúng ta mở cửa trởlại năm 1986 Trong vòng mười năm, trao đổi giữa chúng ta với Pháp đã tăng gấpnăm lần, xuất khẩu của chúng ta (tăng gấp mười lần) đã tăng nhanh hơn nhậpkhẩu (tăng trung bình 8% mỗi năm) Đáng chú ý trong hai năm 1995 và 1996 làviệc chúng ta mua mười máy bay Airbus 320 của Pháp Cán cân thương mại củaPháp từ xuất siêu hơn 100 triệu Euro đầu những năm 90 chuyển sang nhập siêuhơn 500 triệu Euro năm 2001.

Theo số liệu thống kê của Việt Nam, năm 2001, nước Pháp là nhà cung cấpđứng thứ 11 của Việt Nam với 2% thị phần, đứng sau các nước Châu Á (Xingapo,Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, Trung Quốc ), những nước chiếm tới hơn 80%

Trang 25

hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam Tuy nhiên, Pháp vẫn đứng sau Mỹ, nhà cungcấp hàng thứ 8 trong số tất cả các nước, nhưng lại là nhà cung cấp phương Tâyhàng đầu mới đây ký với Việt Nam một hiệp định thương mại Chúng ta cũngthấy là lần đầu tiên Đức đứng trước Pháp trong vai trò nước xuất khẩu Châu Âusố một tại Việt Nam 54% hàng xuất khẩu của nước này là máy móc, thiết bị vàlinh kiện rời Tuy nhiên, trong các số liệu này, ảnh hưởng của Pháp có phần bịgiảm đi trước việc các cảng Xingapo và Hồng Kông đóng vai trò tái phân phốitrong khu vực, nhất là với rượu vang và các loại rượu nặng Tuy nhiên, sự mở cửadần dần của Việt Nam ra bên ngoài sẽ làm gia tăng sự cạnh tranh và để duy trìđược một vị thế mạnh trên thị trường Việt Nam, các doanh nghiệp của Pháp cầnphải có sự nỗ lực thường xuyên.

Xuất khẩu của Pháp sang Việt Nam giảm dần Dược phẩm có vị trí chiếm

lĩnh trong cơ cấu ngành của trao đổi thương mại song phương là nhờ vào nỗ lựcđào tạo của Pháp trong giới y khoa và sự hiện diện của các phòng thí nghiệmPháp ở Việt Nam.

Xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp thực phẩm của Pháp cũng giảm dần Sựgiảm sút này gắn với tình hình giảm nhu cầu nội địa Xuất khẩu rượu vang vàsâmpanh (4 triệu Euro) giảm một triệu Euro đã chứng minh cho điều này, ngoàira các sản phẩm này cùng với rượu mạnh đều bị làm giả với số lượng lớn Thâmhụt thương mại xuất hiện lần đầu tiên năm 1999 vẫn tiếp tục diễn tiến xấu.

Nhập khẩu của Pháp từ Việt Nam năm 2001 tăng so với năm 2000, nhưng

đến năm 2002 thì lại giảm so với năm 2001 Từ năm 1993, nhập khẩu từ ViệtNam của Pháp liên tục tăng Sự gia tăng này gắn với việc thiết lập một Hiệp Địnhsong phương với Liên minh Châu Âu năm 1995, điều này cho phép Việt Namphát triển việc bán các sản phẩm chế biến, dệt và nhất là các sản phẩm từ da Nếu

Trang 26

thêm vào đó các sản phẩm nông nghiệp thực phẩm, ba loại sản phẩm trên chiếmtới 90% hàng nhập khẩu của Pháp.

Trong lĩnh vực may mặc và các sản phẩm từ da, nhập khẩu của Pháp tiếp tụctăng Chỉ riêng ba loại hàng hoá này đã chiếm gần 2/3 nhập khẩu của Pháp Nhậpkhẩu các sản phẩm nông nghiệp và thực phẩm của Pháp tăng chủ yếu nhờ vào hảisản, một ngành đang phát triển mạnh ở Việt Nam.

Về đầu tư thì Pháp là nước đầu tư hàng đầu của phương Tây tại Việt Nam.

Với giá trị đầu tư cộng dồn từ năm 1988, Pháp giữ vị trí thứ sáu trong số các nhàđầu tư nước ngoài với 115 dự án đầu tư lên tới hơn 1,8 tỷ đô la, chiếm 5, 6% tổnggiá trị các giấy phép được cấp trong thời kỳ này Có khoảng 200 xí nghiệp Pháphoạt động tại Việt Nam, trong đó một nửa là các văn phòng đại diện Có 5 chinhánh ngân hàng Pháp và 4 văn phòng luật sư.

Đa số các dự án đầu tư của Pháp được thực hiện dưới hình thức liên doanh.Các công ty liên doanh chiếm 40% tổng số giá trị đầu tư của Pháp đựoc cấp giấyphép, gần 20% thuộc về các công ty 100% vốn của Pháp

Đầu tư của Pháp được phân phối tương đối cân bằng trên lãnh thổ Việt Nam.Nếu đa số đầu tư của Pháp tập trung tại miền Nam (78%) thì Hà Nội và các tỉnhphía Bắc (20%) chiếm một tỉ trọng không nhỏ Trái lại, miền Trung tỏ ra ít hấpdẫn (2% đầu tư)

Qua đó chúng ta có thể thấy được rằng quan hệ giữa Việt Nam và Pháp ngàycàng phát triển và chúng ta cần có những biện pháp để duy trì mối quan hệ tốt nàyđồng thời cũng phải mở rộng hơn nữa trao đổi thương mại và đầu tư giữa hainước.

Trang 27

IV NĂM LĨNH VỰC HỢP TÁC CẦN ĐƯỢC CHÚ TRỌNG TRONGVIỆC PHÁT TRIỂN QUAN HỆ HỢP TÁC PHÁP-VIỆT.

Quan hệ hợp tác Pháp – Việt được phát triển dựa trên năm lĩnh vực hợp tácưu tiên Những ưu tiên này hoàn toàn phù hợp với những mục tiêu phát triển kinhtế và xã hội của Việt Nam cũng như phù hợp với những mục tiêu đề ra trongchính sách của Pháp ở Việt Nam là củng cố tình đoàn kết, mở rộng ảnh hưởng vàkhẳng định sự có mặt về kinh tế.

1 Hỗ trợ Việt Nam về mặt pháp luật và chính sách trong thờikỳ quá độ

Hội nhập khu vực và quốc tế đòi hỏi Việt Nam phải hiện đại hoá hệ thốngpháp luật, xây dựng những chính sách phát triển mới và tăng cường đào tạo cáccán bộ quản lý Các dự án hợp tác của Pháp được triển khai trong lĩnh vực pháplý từ đầu những năm 90 sẽ mang laị những đóng góp tích cực cho công cuộc cảicách hiện nay: cải cách hệ thống ngân hàng (các khoản tín dụng của Bộ NgoạiGiao thông qua Cơ Quan Phát Triển Pháp), hội nhập của Việt Nam vào quá trìnhtrao đổi kinh tế quốc tế Trong năm 2002, Pháp đã triển khai các dự án hỗ trợ chocác cơ quan tài chính của Việt Nam (Bộ Tài Chính, Tổng Cục Thống Kê).

Thành lập năm 1993, Nhà Pháp Luật Việt-Pháp là cơ quan hợp tác liên chínhphủ được sự bảo trợ của Bộ Tư Pháp hai nước Với một đội ngũ nhân viên ViệtNam, hoạt động của nhà Pháp luật Việt-Pháp đã thu hút sự tham gia của mọithành viên trong giới luật gia, cán bộ ngành tư pháp, cán bộ nhà nước, giáo viên.Nhà Pháp luật Việt-Pháp tham gia hỗ trợ kỹ thuật cho chính phủ Việt Nam trongchương trình hiện đại hoá hệ thống pháp luật Việt Nam

Sự hỗ trợ kỹ thuật này được thực hiện thông qua các buổi làm việc, trao đổigiữa các chuyên gia Pháp và đại diện các bộ ngành Việt Nam có nhiệm vụ soạnthảo các văn bản pháp quy mới Mới đây, nhà Pháp luật Việt-Pháp đã hỗ trợ cho

Trang 28

Việt Nam trong việc soạn thảo Bộ luật tố tụng dân sự và cải cách Luật Bưu ChínhViễn Thông.

Bên cạnh các hoạt động kể trên, hàng năm, nhà Pháp luật Việt-Pháp còn tổchức một khoá đào tạo 7 tháng về tiếng Pháp pháp lý (với 200 học viên một năm).Đây cũng là cơ quan đầu mối tuyển chọn các sinh viên theo học ngành luật tạiPháp và được cấp học bổng của chính phủ Pháp Nhà Pháp luật cũng tham giatriển khai các dự án được Quỹ Đoàn kết Ưu tiên tài trợ: đào tạo thẩm phán, hỗ trợvề mặt pháp lý cho Việt Nam trong quá trình hội nhập vào nền thương mại thếgiới.

Thư viện của Nhà Pháp luật bao gồm các sách nguyên bản và sách dịch sẽgiúp các độc giả Việt Nam hiểu rõ hơn luật pháp của Pháp và các nước khác trênthế giới, cũng như các độc giả Pháp có thể tiếp cận các văn bản pháp luật cơ bảncủa Việt Nam.

2 Hỗ trợ cải cách hệ thống giáo dục và nghiên cứu

Việt Nam đang phải cải cách hệ thống giáo dục để đáp ứng các yêu cầu về sốlượng (mỗi năm hệ thống giáo dục Việt Nam tiếp nhận thêm khoảng một triệulượt học sinh) và về chất lượng (phát triển công tác giảng dạy ngoại ngữ, cải cáchquy trình đào tạo, phát triển nghiên cứu) Để hỗ trợ Việt Nam, nước Pháp đã thamgia tài trợ cho các chương trình giáo dục trong khuôn khổ song phương (đào tạođại học, nghiên cứu khoa học) hay đa phương (các lớp song ngữ và các lớp đạihọc Pháp ngữ chuyên ngành) Các chương trình này chủ yếu thuộc các lĩnh vựcđào tạo quản lý kinh tế (Trung tâm Đào tạo Quản lý Pháp-Việt, CFVG), đào tạokỹ sư (Chương trình đào tạo kỹ sư chất lượng cao, PFIEV), đào tạo chuyên đềnghiên cứu khoa học (Dự án ESPOIR), hoặc dưới hình thức cấp học bổng (tínhđến ngày 31/10/2001 đã có 649 sinh viên và nghiên cứu sinh Việt Nam đượcnhận học bổng của Chính phủ Pháp) Trong số các chương trình và dự án hợp tác

Trang 29

bắt đầu vào năm 2002, có thể kể đến: dự án đào tạo các cán bộ và thanh tra củaBộ Giáo Dục và Đào Tạo, Trung tâm đào tạo kỹ sư bảo trì công nghiệp tại Hà Nộivà một dự án hỗ trợ phát triển các hoạt động hợp tác trong lĩnh vực khoa học xãhội.

3 Tăng cường hợp tác văn hoá trên cơ sở trao đổi và chuyểngiao tri thức

Việt Nam có một nhu cầu lớn về phát triển văn hoá và gìn giữ bản sắc Cácdự án hợp tác của Pháp trong lĩnh vực này nhằm hỗ trợ các hoạt động sáng tạonghệ thuật, phát triển kinh nghiệm tổ chức các hoạt động văn hoá (Festival Huế)và góp phần bảo tồn di sản văn hoá Để thực hiện điều này, Pháp đã thực hiệnchương trình Hỗ trợ xuất bản (PAP) Chương trình hỗ trợ xuất bản được triểnkhai từ năm 1990 nhằm mục tiêu trợ giúp các nhà xuất bản Việt Nam thực hiệnmột chính sách dài hạn trong việc xuất bản các ấn phẩm bằng tiếng Pháp, tiếngđịa phương hoặc song ngữ của các tác giả Pháp trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt vềvăn học, khoa học xã hội và nhân văn Các khoản trợ giúp của Đại sứ quán Pháptại Hà Nội nhằm hạ giá bán, tạo điều kiện cho đông đảo độc giả có thể tiếp cậnvới các tác phẩm của các tác giả Pháp Hiện nay, hơn một nửa trong tổng sốkhoảng năm mươi nhà xuất bản tại Việt Nam than gia vào chương trình này.

 Hoạt động của Quỹ Dự trữ dành cho các Nước Mới nổi (RPE) là quỹcung cấp các khoản tài chính ưu đãi cho các dự án phát triển ưu tiên và có tính

Trang 30

khả thi Hoạt động của Quỹ này chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực liên quan đếncơ sở hạ tầng như hệ thống nước, điện, y tế, giao thông đường bộ và đường biển.

Ngoài ra, từ năm 1998, hỗ trợ dự án của Bộ Kinh tế, Tài chính và Côngnghiệp Pháp tập trung nhiều vào các lĩnh vực đòi hỏi các công nghệ hiện đại hơn,đáp ứng nhu cầu hỗ trợ quá trình hiện đại hoá của Việt Nam.

 Hoạt động của Cơ quan phát triển Pháp tai Việt Nam thông qua cáckhoản vay ưu đãi cho Nhà nước Việt Nam phục vụ các dự án và chương trình liênquan đến lĩnh vực sản xuất.

Chương 2 Quan hệ Thương Mại và Đầu TưPháp-Việt

HỆ THƯƠNG MẠI VÀ ĐẦU TƯ PHÁP-VIỆT1 Thuận lợi

a Quan hệ Việt Nam và Pháp đã có từ lâu đời, là mối quan hệ xuất pháttừ những liên hệ lịch sử và hiểu biết giữa hai dân tộc

Theo một số sách lịch sử ghi chép lại, người Pháp đã có mặt tại Việt Nam từthế kỷ 17 với sự có mặt của thầy tu dòng xứ Avignon ở miền Bắc Việt Nam vớimục đích truyền bá đạo Thiên chúa giáo vào Việt Nam Ông cũng chính là ngườiđã La-tinh hoá thành công tiếng Việt Thành tựu này đã giúp người Việt Nam cóđiều kiện tiếp thu nhanh nền văn minh thế giới Cùng với các nhà truyền giáo, cácnhà buôn Pháp đã cập bến ở cảng phố Hiến và cảng Hội An để trao đổi vũ khí,thuốc súng và các đồ vật dụng khác để lấy các sản vật của Việt Nam Hoạt độnggiao lưu thương mại này đặc biệt phát triển vào đầu thế kỷ 18.

Sau khi kết thúc chiến tranh giữa hai nước Việt Nam và Pháp, ngày 20 tháng12 năm 1954, chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hoà đã chấp nhận cho Chính

Trang 31

phủ Pháp lập văn phòng Tổng đại diện thương mại tại Hà Nội Tháng 3 năm1956, Pháp đồng ý cho Việt Nam lập cơ quan đại diện thương mại tại Paris vàngày 12/4/1973 Việt Nam và Pháp lập quan hệ ngoại giao chính thức Từ năm1973-1978 quan hệ giữa hai nước đã được đẩy mạnh Quan hệ này được chuyểnsang một bước phát triển mới sau chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Văn Đồngsang Pháp vào tháng 4/1997, tiếp đến hai bên đã ký kết Hiệp định văn hoá-khoahọc kỹ thuật làm cơ sở hợp tác giữa hai nước Từ năm 1979-1988 quan hệ hainước bị gián đoạn do có vấn đề Campuchia Từ năm 1989 đến nay, quan hệ hainước đã được cải thiện và ngày càng phát triển và mở rộng thể hiện ở nhiều thoảthuận quan trọng như Hiệp định khung về Hợp tác kinh tế-văn hoá-khoa học kỹthuật (1989), Hiệp định khuyến khích và bảo đảm đầu tư (1992), Hiệp định tránhđánh thuế hai lần (1993), Hiệp định hợp tác về du lịch (1996).

Bước tiến trong quan hệ giữa hai nước được đánh dấu sau chuyến thăm củaTổng thống F.Mitterrand và hầu hết các nhân vật chủ chốt về ngoại giao, tài chínhthương mại, tư pháp, y tế và đô thị của Pháp đều đã sang thăm Việt Nam Và từđó cho tới nay, quan hệ thương mại và đầu tư giữa hai nước đã không ngừngđược cải thiện.

b Pháp coi Việt Nam là một ưu tiên trong chính sách đối ngoại của Phápở Châu Á

Pháp rất ưu tiên trong việc nối lại viện trợ phát triển, tăng cường và mởrộng quan hệ với Việt Nam, hỗ trợ giải toả quan hệ của Việt Nam với các tổ chứctài trợ quốc tế, ủng hộ việc Việt Nam thiết lập và tăng cường quan hệ với EU.

Chuyến thăm chính thức nước ta của Tổng thống Pháp J.Chirac và Hộinghị cấp cao lần thứ 7 các nước có sử dụng tiếng Pháp tại Hà Nội tháng 11/1997đã đánh dấu cột mốc mới trong quan hệ hợp tác nhiều mặt giữa hai nước Đặc

Trang 32

biệt, sau khi cải cách cơ cấu hợp tác phát triển ở Pháp, Việt Nam đã được xếp vào“Khu vực Đoàn kết Ưu tiên” và vì thế có thể nhận được những khoản tín dụnghợp tác lớn Trong năm 1997, hai bên đã ký nhiều thoả thuận quan trọng nhưNghị định thư tài chính, Hiệp định viện trợ không hoàn lại 2900 tấn lương thực,thoả thuận CFD về phát triển cây cà phê chè Pháp tiếp tục ủng hộ và vận độngcác nước khác ủng hộ nỗ lực của Việt Nam hội nhập quốc tế, tăng cường quan hệvới EU trên nhiều phương diện và gia nhập WTO

Sự ủng hộ của Pháp đối với Việt Nam còn được thể hiện thông qua Mạnglưới hỗ trợ xuất khẩu của Pháp bao gồm hai mạng lưới chính đó là mạng lưới hỗtrợ của Nhà nước và mạng lưới các Phòng Thương Mại và Công nghiệp

Mạng lưới hỗ trợ của Nhà nước

Tổng vụ kinh tế đối ngoại (gọi tắt là DREE) là một tổng vụ thuộc Bộ Kinh tế,Tài chính và Công nghiệp Pháp có chức năng vừa hoạch định vừa thực thi chínhsách quan hệ kinh tế đối ngoại của Pháp Trong bộ máy hỗ trợ xuất khẩu củaPháp, DREE là cơ quan quản lý các mạng lưới đó là mạng lưới 176 “Bốt khuyếchtrương kinh tế Pháp” đặt tại nước ngoài (gọi tắt là PEE) với hai nhiệm vụ chính làngoại giao kinh tế và hỗ trợ doanh nghiệp Pháp; mạng lưới 24 “Ban ngoại thươngvùng” (gọi tắt là DRCE) có chức năng hướng dẫn thông tin và liên kết các hoạtđộng xúc tiến thương mại và đầu tư nước ngoài giúp các cơ quan, tổ chức chínhquyền địa phương và doanh nghiệp địa phương mở rộng hoạt động kinh tế đốingoại; Trung tâm ngoại thương Pháp (gọi tắt là CFCE) hợp tác chặt chẽ với mạnglưới các PEE ở nước ngoài trong việc thu thập thông tin về tình hình kinh tế vàthương mại của nước ngoài và sau khi tổng hợp, giám định và phân tích pháthành các thông tin đó qua nhiều con đường phục vụ cho các doanh nghiệp xuấtkhẩu, Cơ quan khuyếch trương kỹ nghệ và doanh nghiệp Pháp (gọi tắt là CFME-ACTIM) trực tiếp hỗ trợ doanh nghiệp tham gia các cuộc hội chợ ở nước ngoàihay trực tiếp tổ chức các hội chợ, triển lãm chuyên ngành của Pháp tại nước

Trang 33

ngoài, hướng dẫn các doanh nghiệp nước ngoài tiếp cận doanh nghiệp và kỹ nghệPháp Ngoài ra còn có sự tham gia của công ty bảo hiểm tín dụng xuất khẩu củaPháp (gọi tắt là COFACE) tuy đã đứng ra tư nhân hoá nhưng công ty vẫn mangsứ mạng được giao đó là đứng ra bảo hiểm các hoạt động xúc tiến và xuất khẩu,Hải quan Pháp

Mạng lưới các Phòng Thương mại và Công nghiệp

Đó là những tổ chức công cộng, hoạt động theo luật định và dưới sự giámsát của Nhà nước với sứ mệnh phục vụ các doanh nghiệp thành viên Trên thực tế,Phòng Thương Mại và Công nghiệp Pháp tại Việt Nam đã giúp được rất nhiềucho các doanh nghiệp trong việc đưa ra những lời khuyên, những thông tin cầnthiết về mọi phương diện tức là tất cả các dịch vụ liên quan đến các quá trình hoạtđộng khác nhau của doanh nghiệp; giúp các doanh nghiệp đào tạo thông quamạng lưới các trường do Phòng Thương Mại quản lý hoặc có sự hỗ trợ; tổ chứccác buổi tọa đàm về tình hình phát triển kinh tế tại Việt Nam, quan hệ thương mạigiữa Pháp và Việt Nam đồng thời cũng đưa ra những giải pháp nhằm thúc đẩyquan hệ giữa hai bên.

c Các định hướng cũng như biện pháp đảm bảo đầu tư của Chính phủViệt Nam

 Khuyến khích mạnh mẽ đầu tư nước ngoài vào các ngành côngnghiệp chế biến, sản xuất hàng xuất khẩu, và phục vụ phát triển nông nghiệp vàkinh tế nông thôn; khuyến khích mạnh mẽ các dự án ứng dụng công nghệ thôngtin, công nghệ sinh học, dầu khí, điện tử, vật liệu mới, viễn thông, sản xuất vàphát triển cơ sở hạ tầng kinh tế-xã hội và các ngành mà Việt Nam có nhiều lợi thếcạnh tranh gắn với công nghệ hiện đại, tạo thêm nhiều việc việc làm, góp phầnchuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Trang 34

 Tiếp tục thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào những địa bànnguồn lực chưa được khai thác Tạo thêm các ưu đãi trong các địa bàn có điềukiện kinh tế xã hội còn khó khăn và đẩy mạnh việc xây dựng cơ sở hạ tầng ở cácđịa bàn này bằng nhiều nguồn vốn khác nhau Thu hút đầu tư nước ngoài vào cáckhu công nghiệp đã hình thành theo quy hoạch được phê duyệt.

 Thu hút đầu tư trực tiếp từ tất cả các nước và vùng lãnh thổ vào ViệtNam, nhất là các nhà đầu tư nước ngoài có tiềm năng lớn về tài chính và từ nhữngnước có công nghệ tiên tiến, đồng thời tiếp tục thu hút các nhà đầu tư trực tiếpnước ngoài trong khu vực.

 Đồng thời chính phủ Việt Nam cũng đưa ra các biện pháp bảo đảmđầu tư như: bảo đảm đối xử công bằng và bình đẳng giữa các nhà đầu tư nướcngoài và dần tiến tới đảm bảo không phân biệt đối xử giữa các nhà đầu tư ViệtNam và các nhà đầu tư nước ngoài; vốn và tài sản thường xuyên của các nhà đầutư nước ngoài không bị quốc hữu hoá bằng các quyết định hành chính; việcchuyển lợi nhuận thu được từ hoạt động thường xuyên, từ thu nhập do chuyểngiao công nghệ hoặc dịch vụ và tất cả các khoản tiền và tài sản phù hợp với phápluật được đảm bảo.

d Pháp là một nước lớn và khá trụ cột trong Liên minh Châu Âu

Pháp là một nước lớn trong Liên minh Châu Âu với dân số khoảng 60 triệungười Với số dân đông thứ nhì Châu Âu, Pháp là một thị trường rất lớn của hànghoá Việt Nam Do Pháp và Việt Nam có mối quan hệ truyền thống, lâu đời nênngười dân Pháp từ lâu đã có thói quen tiêu dùng các sản phẩm của Việt Nam.Hiện nay, thị hiếu của người Pháp rất phù hợp với cơ cấu xuất khẩu của ViệtNam Đó là các sản phẩm thuỷ sản, may mặc, giày dép, hàng thủ công mỹ nghệ,thêu ren Trong tiềm thức của người dân Pháp, khi nói tới Việt Nam là họ cảmthấy rất gắn bó, nên việc lựa chọn các sản phẩm có xuất xứ từ Việt Nam thườngđược họ ưu tiên Các sản phẩm của Việt Nam từ lâu bằng chất lượng của mình đã

Trang 35

tạo ra một tâm lí tốt cho người dân Pháp Mặt khác, số kiều dân Việt Nam ở Phápcũng khá đông cùng với lượng học sinh có xu hướng sang Pháp du học như hiệnnay thì nhu cầu về các sản phẩm nông sản, thực phẩm mang tính chất quê hươngở một bộ phận người này là rất lớn Chính vì vậy mà trong tương lai, với sự nỗlực của Chính phủ và các doanh nghiệp, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vàothị trường Pháp sẽ tăng trưởng mạnh.

Pháp là một nước được Chính phủ Việt Nam rất coi trọng trong việc củngcố và tăng cường mối quan hệ hữu nghị hợp tác cùng phát triển Pháp là nướccông nghiệp phát triển nên lĩnh vực công nghệ sản xuất của họ rất phát triển cũngnhư lực lượng kỹ sư lành nghề Điều này tạo rất nhiều thuận lợi cho quan hệ hợptác thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và Pháp Quan hệ tốt đẹp giữa Việt Namvà Pháp sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho Việt Nam trong quan hệ với thị trường EUvì Pháp được coi là cửa ngõ của EU đối với Việt Nam và ngược lại, quan hệ tốtvới Việt Nam sẽ tạo thuận lợi cho Pháp khi vào thị trường Châu Á

e Tiềm năng tiêu thụ của thị trường Việt Nam

Với dân số hơn 80 triệu người, thu nhập đầu người lại đang gia tăng, ViệtNam là một thị trường rất lớn của Pháp Theo đáng giá của Ngân Hàng thế giới,sức tiêu thụ của người dân Việt Nam là khoảng 2000 USD/năm, đồng thời, nhucầu và thị hiếu của người Việt Nam đang dần thích ứng với các sản phẩm chấtlượng cao của Pháp như mỹ phẩm, rượu, thực phẩm, thuốc men Đây là mộtthuận lợi rất lớn đối với quan hệ thương mại giữa hai nước

Với một thị trường rộng lớn như Việt Nam cùng với nguồn lao động dồidào, tài nguyên phong phú, môi trường chính trị ổn định thì Việt Nam ngày càngtrở nên hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư Pháp

2 Khó khăn

Trang 36

Thứ nhất là hai nước có chế độ chính trị xã hội khác nhau Sau thất bại của

Pháp năm 1954 tại Việt Nam nói riêng và Đông Dương nói chung, Việt Nam trởthành nước tuyến đầu của hệ thống xã hội chủ nghĩa đi ngược lại hệ thống tư bảnchủ nghĩa do đó quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Pháp trước năm 1975 hầu nhưrất hạn chế Sau năm 1975 quan hệ kinh tế giữa hai nước mới từng bước đượcphát triển song rất chậm chạp Kim ngạch buôn bán hai chiều giữa hai nước rấtnhỏ so với kim ngạch buôn bán của Pháp với các nước trong khu vực do ViệtNam từ trước đến nay chủ yếu chỉ trao đổi buôn bán với các nước trong khối SEVtheo hiệp định kinh tế ký kết hàng năm giữa các nước trong khối ngoài ra còn dohàng hoá sản xuất không đủ tiêu chuẩn, thanh toán chậm do thiếu ngoại tệ vềphía Pháp chưa chú ý buôn bán thực sự với Việt Nam.

Thứ hai là do chủ nghĩa bá quyền công nghệ của Pháp Cũng như một số

nước tư bản công nghiệp hàng đầu khác, các tập đoàn tư bản Pháp thực hiệnchính sách bá quyền công nghệ, tức là họ giữ độc quyền các thành tựu khoa họcvà công nghệ mới nhất để phục vụ lợi ích và duy trì địa vị độc tôn của họ Phápchỉ chuyển giao cho các nước đang phát triển những công nghệ thứ yếu-côngnghệ loại hai, những công nghệ sử dụng nhiều nhân công, thậm chí là những côngnghệ gây ô nhiễm môi trường sinh thái

Thứ ba là do hai nước có khoảng cách địa lý rất xa nhau nên việc vận

chuyển hàng hoá gặp nhiều khó khăn nên chi phí vận chuyển và bảo hiểm cao.Thực tế khi vận chuyển hàng hoá từ Việt Nam sang Pháp và ngược lại bằngđường biển phải mất 1 tháng Do đó việc hàng hoá bị hư hao, tổn thất, gặp các sựcố dọc đường là không thể tránh khỏi Điều này làm cho giá thành hàng hoá tăngcao, khó cạnh tranh Mặt khác vận chuyển hàng hoá thông thường lại không thểdùng đường hàng không vì chi phí quá đắt trong khi đó các phương thức vận

Trang 37

chuyển khác như đường sắt thì lại không có Đây có thể nói là một trở ngại lớnnhất trong buôn bán của hai nước Việt Pháp

Thứ tư là, đối với phía Việt Nam, một trở ngại cũng rất lớn đó chính làsự cạnh tranh gay gắt của các nước khác trong khu vực Đông Nam Á vàTrung Quốc Bởi vì các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Pháp

hầu hết đều trùng với các sản phẩm của các nước trên Do đó việc tranh giành thịtrường và khách hàng là không thể tránh khỏi Chất lượng hàng hoá của ViệtNam những năm qua đã có nhiều cải thiện đáng kể, hàng trăm doanh nghiệp đượcnhận các chứng chỉ về quản lí chất lượng hàng hoá nhưng khả năng cạnh tranhcủa hàng hoá Việt Nam trên thị trường thế giới vẫn chưa được nâng lên Vì vậycác doanh nghiệp của chúng ta cần phải nỗ lực rất nhiều để có thể chiếm lĩnhđược thị trường Pháp.

Một trở ngại nữa đối với Việt Nam là Việt Nam mới bước vào nền kinh tế

thị trường chưa được bao lâu, thị trường Việt Nam còn rất nhỏ bé và hàng hoá cóchất lượng chưa cao Mặt khác thị trường Pháp cũng là một thị trường tương đốikhó tính Yêu cầu về chất lượng hàng hoá của người dân Pháp khá cao so với mộtsố nước khác Hơn nữa hiện nay EU (trong đó có Pháp) đang có nhiều chính sáchbảo hộ chặt chẽ nền nông nghiệp trong nước Họ đặt ra nhiều hàng rào cảnthương mại và phi thương mại như chính sách thuế quan nhập khẩu, chính sáchkiểm dịch thực vật, các qui định về nhãn mác hàng hoá, vệ sinh an toàn thựcphẩm, đo lường… để hạn chế nhập khẩu từ các nước có cơ cấu sản xuất giống họ.Đây cũng là một trở ngại khá lớn đối với các nhà xuất khẩu của Việt Nam

Một trở ngại khác nữa cũng cần phải kể đến là cơ cấu xuất khẩu của tacòn khá bất cập Hiện nay chúng ta vẫn chủ yếu xuất khẩu các mặt hàng nông

sản, thực phẩm, giày dép, dệt may, khoáng sản, than đá…Các sản phẩm này chủyếu dựa vào lợi thế có sẵn của Việt Nam như tài nguyên thiên nhiên, sức lao

Trang 38

động rẻ mạt mà các lợi thế này sẽ có lúc cạn kiệt Do đó chúng ta cần phải cóchiến lược lâu dài cho xuất khẩu Cần phải đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩmchất lượng cao, chứa nhiều chất xám hơn nữa.

Cuối cùng phải nói đến một trở ngại luôn làm nản lòng các nhà đầu tưlà thủ tục hành chính của Việt Nam mặc dù đã được cải thiện rất nhiều nhưng vẫn

bị kêu là rườm rà Vì vậy cải cách thủ tục hành chính cho thông thoáng hơn làmột việc làm cần thiết của Chính phủ.

II THỰC TRẠNG CỦA QUAN HỆ THƯƠNG MẠI PHÁP-VIỆT1 Kim ngạch buôn bán hai chiều

Sau khi Việt Nam thống nhất đất nước, quan hệ chính trị giữa hai nước đượccải thiện, thúc đẩy quan hệ hợp tác nói chung và quan hệ buôn bán nói riêng Tuynhiên, trao đổi hàng hoá chỉ dừng ở mức thấp và không ổn định do sức ép của cácthế lực thù địch chống đối Việt Nam về vấn đề Campuchia và do chính sách cấmvận của Mỹ.

Cuối những năm 80, những năm đầu tiên của công cuộc đổi mới, hàng xuấtkhẩu của Việt Nam sang Pháp chỉ chiếm 3-5% tổng giá trị hàng xuất khẩu củaViệt Nam vì Việt Nam gặp nhiều khó khăn trong việc chuyển đổi cơ cấu kinh tếđồng thời vẫn bị gây sức ép chính trị về vấn đề Campuchia.

Sau khi vấn đề Campuchia được giải quyết (năm 1991) trao đổi thương mạigiữa hai nước đã được tăng cường

Để hiểu rõ hơn về tình hình trao đổi thương mại giữa hai nước từ năm 1996 đến nay, chúng ta có thể xem xét bảng số liệu sau:

Bảng 1: Kim ngạch thương mại Pháp - Việt từ năm 1996 đến nay.

Đơn vị: triệu USD

NămTổng kim ngạchViệt Nam xuất khẩu Việt Nam nhậpkhẩu

Xuất siêu

Trang 39

Xu thế chủ đạo trong quan hệ thương mại Pháp-Việt là Việt Nam giảm đànnhập siêu để đạt được xuất siêu từ năm 1997 Giá trị xuất khẩu của Việt Namsang Pháp tăng nhanh hơn nhiều so với giá trị nhập khẩu Pháp là bạn hàng ChâuÂu quan trọng của Việt Nam Nếu tính cả 10 năm từ 1990 đến 1999, Pháp là bạnhàng Châu Âu lớn thứ hai của Việt Nam sau Đức (Đức nhập khẩu 30% tổng sốhàng xuất khẩu của Việt Nam sang EU) nhưng trong hai năm 98 và 99 Pháp lại làbạn hàng Châu Âu lớn nhất của Việt Nam Có được điều này là do:

- Thứ nhất, Việt Nam đã thành công trong việc đẩy mạnh xuất khẩu, nhất làđối với mặt hàng da-giầy, tạo nền kinh tế hướng ngoại, tận dụng tối đahạn ngạch của EU cấp cho hàng dệt may để xuất sang Pháp là chủ yếu.- Thứ hai, tuy bị sức ép cạnh tranh ngày càng tăng từ các nước Châu Á do

khủng hoảng tài chính và tiền tệ, Việt Nam vẫn phát huy được những lợi

Trang 40

thế so sánh về giá rẻ của hàng hoá so với hàng hoá các nước Châu Ákhác.

- Thứ ba, đối với thị trường Pháp, có thể nói là những nỗ lực trong các hoạtđộng xung quanh Hội nghị cấp cao các nước có sử dụng tiếng Pháp đãphát huy tác dụng một cách tích cực và hiệu quả, từ việc tổ chức Diễn đàncác nhà doanh nghiệp đến việc doanh nghiệp hai nước tích cực tìm hiểuthị trường của nhau.

Trong những năm tiếp theo từ 2000 đến nay, Việt Nam đều xuất siêu với giátrị ngày càng lớn Điều này có được là do những nỗ lực của Chính phủ cũng nhưcác doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam Số lượng mặt hàng xuất khẩu của ViệtNam ngày càng được đa dạng hoá và nâng cao chất lượng, đồng thời chúng ta đãcó được một chính sách xuất nhập khẩu thông thoáng hơn rất nhiều so với trướcđây Tuy nhiên chúng ta vẫn cần cố gắng nhiều hơn nữa nhằm nâng cao giá trịtrao đổi thương mại giữa hai nước.

2 Cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sangPháp

Nhìn vào bảng dưới đây, chúng ta sẽ thấy được nhóm mặt hàng xuất khẩu củaViệt Nam sang Pháp ngày càng được đa dạng hoá, và chúng ta cũng sẽ đi tìm hiểunguyên nhân của việc này.

Bảng 2: Nhóm mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang Pháp từ năm1996 đến năm 1999

Ngày đăng: 25/10/2012, 16:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Để hiểu rõ hơn về tình hình trao đổi thương mại giữa hai nước từ năm 1996 đến nay, chúng ta có thể xem xét bảng số liệu sau:  - Quan hệ thương mại và đầu tư pháp – việt thực trạng và triển vọng.doc
hi ểu rõ hơn về tình hình trao đổi thương mại giữa hai nước từ năm 1996 đến nay, chúng ta có thể xem xét bảng số liệu sau: (Trang 39)
Bảng 1: Kim ngạch thương mại Pháp - Việt từ năm 1996 đến nay. - Quan hệ thương mại và đầu tư pháp – việt thực trạng và triển vọng.doc
Bảng 1 Kim ngạch thương mại Pháp - Việt từ năm 1996 đến nay (Trang 39)
Bảng 2: Nhóm mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang Pháp từ năm 1996 đến năm 1999 - Quan hệ thương mại và đầu tư pháp – việt thực trạng và triển vọng.doc
Bảng 2 Nhóm mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang Pháp từ năm 1996 đến năm 1999 (Trang 41)
Nhìn vào bảng dưới đây, chúng ta sẽ thấy được nhóm mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Pháp ngày càng được đa dạng hoá, và chúng ta cũng sẽ đi tìm hiểu  nguyên nhân của việc này. - Quan hệ thương mại và đầu tư pháp – việt thực trạng và triển vọng.doc
h ìn vào bảng dưới đây, chúng ta sẽ thấy được nhóm mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Pháp ngày càng được đa dạng hoá, và chúng ta cũng sẽ đi tìm hiểu nguyên nhân của việc này (Trang 41)
Bảng 2: Nhóm mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang Pháp từ năm  1996 đến năm 1999 - Quan hệ thương mại và đầu tư pháp – việt thực trạng và triển vọng.doc
Bảng 2 Nhóm mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang Pháp từ năm 1996 đến năm 1999 (Trang 41)
Qua bảng trên, chúng ta có thể thấy rằng trong 4 năm từ 1996 đến 1999, cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của chúng ta cũng không có gì thay đổi lớn trong vòng 4  năm - Quan hệ thương mại và đầu tư pháp – việt thực trạng và triển vọng.doc
ua bảng trên, chúng ta có thể thấy rằng trong 4 năm từ 1996 đến 1999, cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của chúng ta cũng không có gì thay đổi lớn trong vòng 4 năm (Trang 42)
Bước sang năm 2000, tình hình xuất khẩu của Việt Nam sang Pháp đã có những thay đổi đáng kể. - Quan hệ thương mại và đầu tư pháp – việt thực trạng và triển vọng.doc
c sang năm 2000, tình hình xuất khẩu của Việt Nam sang Pháp đã có những thay đổi đáng kể (Trang 44)
Bảng 3: Nhóm mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang Pháp từ  năm 2000 đến nay - Quan hệ thương mại và đầu tư pháp – việt thực trạng và triển vọng.doc
Bảng 3 Nhóm mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang Pháp từ năm 2000 đến nay (Trang 44)
Bảng 4: Nhóm các mặt hàng Việt Nam nhập khẩu từ Pháp giai đoạn 1996 - 1999 - Quan hệ thương mại và đầu tư pháp – việt thực trạng và triển vọng.doc
Bảng 4 Nhóm các mặt hàng Việt Nam nhập khẩu từ Pháp giai đoạn 1996 - 1999 (Trang 46)
Bảng 4: Nhóm các mặt hàng Việt Nam nhập khẩu từ Pháp giai đoạn  1996 - 1999 - Quan hệ thương mại và đầu tư pháp – việt thực trạng và triển vọng.doc
Bảng 4 Nhóm các mặt hàng Việt Nam nhập khẩu từ Pháp giai đoạn 1996 - 1999 (Trang 46)
5 Nguyên phụ - Quan hệ thương mại và đầu tư pháp – việt thực trạng và triển vọng.doc
5 Nguyên phụ (Trang 49)
Nhìn vào bảng trên, ta có thể thấy rằng cơ cấu mặt hàng nhập khẩu của chúng ta từ năm 2000 cho đến nay đã thay đổi so với giai đoạn những năm  1996-1999 - Quan hệ thương mại và đầu tư pháp – việt thực trạng và triển vọng.doc
h ìn vào bảng trên, ta có thể thấy rằng cơ cấu mặt hàng nhập khẩu của chúng ta từ năm 2000 cho đến nay đã thay đổi so với giai đoạn những năm 1996-1999 (Trang 49)
Tiếp đó là đến hình thức BOT, đây là hình thức phù hợp với loại hình kinh doanh dịch vụ như khách sạn, khu nhà nghỉ.. - Quan hệ thương mại và đầu tư pháp – việt thực trạng và triển vọng.doc
i ếp đó là đến hình thức BOT, đây là hình thức phù hợp với loại hình kinh doanh dịch vụ như khách sạn, khu nhà nghỉ (Trang 53)
Bảng 6 : Lĩnh vực phân bổ nguồn vốn đầu tư của Pháp tại Việt Nam tính  đến cuối năm 2002 - Quan hệ thương mại và đầu tư pháp – việt thực trạng và triển vọng.doc
Bảng 6 Lĩnh vực phân bổ nguồn vốn đầu tư của Pháp tại Việt Nam tính đến cuối năm 2002 (Trang 53)
: Tập đoàn France Telecom đầu tư 467 triệu USD dưới hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh để xây đựng hơn 540.000 đường dây điện  thoại ở thành phố Hồ Chí Minh. - Quan hệ thương mại và đầu tư pháp – việt thực trạng và triển vọng.doc
p đoàn France Telecom đầu tư 467 triệu USD dưới hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh để xây đựng hơn 540.000 đường dây điện thoại ở thành phố Hồ Chí Minh (Trang 54)
Bảng 7: Số các dự án đầu tư nước ngoài của Pháp được cấp phép từ năm 1988 cho đến nay. - Quan hệ thương mại và đầu tư pháp – việt thực trạng và triển vọng.doc
Bảng 7 Số các dự án đầu tư nước ngoài của Pháp được cấp phép từ năm 1988 cho đến nay (Trang 57)
Bảng 7 : Số các dự án đầu tư nước ngoài của Pháp được cấp phép từ năm  1988 cho đến nay. - Quan hệ thương mại và đầu tư pháp – việt thực trạng và triển vọng.doc
Bảng 7 Số các dự án đầu tư nước ngoài của Pháp được cấp phép từ năm 1988 cho đến nay (Trang 57)
Nhìn vào bảng trên, ta thấy được ngay sự khác biệt trong việc phân bổ vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Pháp vào Việt Nam - Quan hệ thương mại và đầu tư pháp – việt thực trạng và triển vọng.doc
h ìn vào bảng trên, ta thấy được ngay sự khác biệt trong việc phân bổ vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Pháp vào Việt Nam (Trang 60)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w