Hoa Kỳ và Nhật Bản từ năm 1995 đến nay của Bộ ngoại giao; Chiến lược xâm nhập thị trường Mỹ may mặc, thủy sản, nông sản của Võ Thanh Thu; Tìm hiểu để hợp tác và kinh doanh với Hoa Kỳ của
Trang 1NGUYỄN XUÂN TĨNH
TÁC ĐỘNG CỦA HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI VIỆT
– MỸ VÀ VIỆC VIỆT NAM GIA NHẬP
TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI ĐỐI VỚI
QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT _MỸ
LUẬN VĂN THẠC SĨ: LỊCH SỬ THẾ GIỚI
TP HỒ CHÍ MINH, NĂM 2011
Trang 2NGUYỄN XUÂN TĨNH
TÁC ĐỘNG CỦA HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI VIỆT
– MỸ VÀ VIỆC VIỆT NAM GIA NHẬP
TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI ĐỐI VỚI
QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT_MỸ
Chuyên ngành: Lịch sử thế giới
Mã số ngành: 602250 Người hướng dẫn khoa học T.s: Nguyễn Ngọc Dung
TP Hồ Chí Minh, năm 2011
Trang 3LỜI CẢM ƠN
-
Qua bản luận văn này, tôi xin gửi lời cảm ơn tới tất cả các thầy cô đã dạy tôi trong suốt thời gian học tại trường Đồng thời tôi xin gửi lời cảm ơn tới Thư viện Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, Thư viện Quốc gia Việt Nam, Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Thư viện Quân đội Hà Nội, đã giúp tôi tìm được nguồn tài liệu đầy đủ nhất
Đặc biệt, với lòng chân thành, tôi xin gửi tới thầy Nguyễn Ngọc Dung _người trực tiếp hướng dẫn tôi bản luận văn này, lời cảm ơn sâu sắc Sự tận tình của thầy, đã giúp tôi có được kết quả tốt nhất cho bản luận văn
Cuối cùng tôi gởi lời cảm ơn tới gia đình người thân đã động viên tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu
Mặc dù đã rất cố gắng nhưng cũng không tránh khỏi những sai sót Rất mong nhận được
sự góp ý của các thầy cô và độc giả về những thiếu sót nếu có, để bản luận văn này thêm hoàn thiện
Học viên thực hiện
Nguyễn Xuân Tĩnh
Trang 4MỤC LỤC
BẢNG VIẾT TẮT 3
DẪN LUẬN 5
1 Lý do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu 5
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 6
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 7
4 Phương pháp nghiên cứu 8
5 Nguồn tư liệu 8
6 Bố cục luận văn 9
Chương 1 11
KHÁI QUÁT LỊCH SỬ MỐI QUAN HỆ 11
VIỆT NAM - HOA KỲ TRƯỚC NĂM 2001 11
1.1 Những vấn đề lịch sử trong quan hệ hai nước 11
1.1.1 Sơ lược lịch sử 11
1.2 Tồn tại trong quan hệ hai nước 18
1.2.1.Tiến trình bình thường hóa quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ 20
1.3 Hiệp định thương mại song phương Việt Nam_ Hoa Kỳ 33
1.3.1 Tình hình quốc tế và khu vực tác động đến chính sách thương mại của hai nước 33
1.4 Thị trường Hoa Kỳ –Việt Nam trước thềm BTA 53
1.4.1 Thị trường Hoa Kỳ 53
1.4.2 Thị trường Việt Nam 55
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 57
Chương 2 59
TÁC ĐỘNG CỦA BTA ĐỐI VỚI QUAN HỆ THƯƠNG MẠI 59
VIỆT NAM - HOA KỲ 59
2.1 Quan hệ thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ trước khi có BTA 59
Trang 52.1.1 Vài nét về quan hệ thương mại Việt Nam _ Hoa Kỳ trước khi bình thường
hóa 59
2.1.2 Quan hệ thương mại Việt Nam-Hoa Kỳ từ 1995-2001 67
2.2 Tác động của BTA đối với hoạt động xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ 82 2.3 Tác động của BTA đối với hàng xuất khẩu từ Hoa Kỳ vào Việt Nam 118
2.3.1 Vài nét về nhập khẩu từ Hoa Kỳ trước khi bình thường hóa 118
2.3.2 Giai đoạn từ 1995 - 2006 122
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 127
Chương 3 129
TÁC ĐỘNG CỦA WTO ĐỐI VỚI QUAN HỆ THƯƠNG MẠI 129
VIỆT NAM - HOA KỲ 129
3.1 Vấn đề gia nhập WTO của Việt Nam 129
3.1.1 Vài nét về tiến trình đàm phán 129
3.2 Tác động của WTO lên giá trị hàng xuất khẩu Việt Nam sang Hoa Kỳ 139
3.2 Tác động của WTO lên cơ cấu hàng xuất khẩu Việt Nam sang Hoa Kỳ 145
3.3 Tác động của WTO lên cơ cấu hàng nhập khẩu từ Hoa Kỳ vào Việt Nam 167
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 170
Chương 4 173
TRIỂN VỌNG QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM - HOA KỲ 173
4.1 Những khó khăn thách thức 173
4.2 Những bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam 184
4.3 Đánh giá triển vọng quan hệ thương mại Việt Nam _ Hoa Kỳ 188
4.4 Kiến nghị cho quan hệ thương mại Việt Nam_ Hoa Kỳ 199
TIỂU KẾT CHƯƠNG 4 201
KẾT LUẬN 202
TÀI LIỆU THAM KHẢO 207
TÀI LIỆU TỪ BÁO ĐIỆN TỬ 214
PHỤ LỤC 215
Trang 6BẢNG VIẾT TẮT
********
AD Luật chống bán phá giá_Antidumping
ADB Ngân hàng phát triển châu Á _Asian Development Banh
APEC Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á_Thái Bình Dương
_Asia-Pacific Economic Cooperation
APTA Khu vực mậu dịch tự do ASEAN _ASEAN Free Trade Area
ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á_National Association of
Southeast Asian ASEM Hội nghị thượng đỉnh Á_Âu _Asia Europe Meeting
BTA Hiệp định thương mại song phương
_Bilateral Trade Agreements CVD Luật thuế đối kháng _Countervailing Duty
DOC Bộ thương mại Mỹ _U.S Department of Commerce
GATT Hiệp định khung về mậu dịch và thương mại _Genneral
Agreement on Tariffs and Trade
GSP Chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập_Generalized System of
Preferences IMF Quỹ tiền tệ quốc tế _International Monetary Fund
ITC Ủy ban thương mại quốc tế _International Trade Commission
FTD Phòng thương mại nước ngoài_Foreign Trade Division
MIA Quân nhân Hoa Kỳ mất tích trong chiến tranh _U.S soldier
missing in war MIA
MFN Quy chế tối huệ quốc _Most Favored Nation
Non-MFN Quy chế không tối huệ quốc _Non_ Most Favored Natio NTR Quy chế quan hệ thương mại bình thường_ Regulation normal
trade relations OPIC Công ty đầu tư tư nhân ở hải ngoại _Private companies invest
overseas
PNTR Quy chế thương mại bình thường vĩnh viễn_ Permanent
Normal Trade Relations
POW Tù nhân chiến tranh chưa rõ tung tích
_Prisoners of war may be unidentified
USAID Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ_Agency for International
Development United States
Trang 7VACC Phòng thương mại Việt Nam_Hoa Kỳ_ Vietnam Nam_Hoa
States Chamber of Commerce
WB Ngân hàng thế giới _World Bank
WTO Tổ chức thương mại thế giới _World Trade Organization
Trang 8DẪN LUẬN
******
1 Lý do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu
Nền kinh tế Việt Nam đang trong quá trình hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế
thế giới Với phương châm “đa dạng hóa thị trường, đa dạng hóa quan hệ quốc tế”, thông qua chiến lược “hướng mạnh ra xuất khẩu” để từng bước nâng cao tính
cạnh tranh và hiệu quả Một trong những thị trường có ảnh hưởng lớn đối với nền kinh tế thế giới nói chung và khu vực nói riêng là Hoa Kỳ Đẩy mạnh quan hệ thương mại với Mỹ không những tạo điều kiện thuận lợi để Việt Nam đẩy nhanh quá trình hội nhập vào sự phát triển chung của toàn thế giới, mà còn góp phần nâng cao tính cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam, làm cho quá trình công nghiệp hóa_hiện đại hóa của Việt Nam được thực hiện một cách hiệu quả và bền vững
Ngày 20/12/2001, Hiệp định thương mại song phương (BTA) chính thức được Quốc hội hai nước thông qua và đi vào thực hiện; tiếp đó, ngày 07/11/2006 Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) Những sự kiện này, là minh chứng rõ nét cho quyết tâm hội nhập sâu rộng vào đời sống kinh tế, chính trị thế giới của Việt Nam Đến nay, đã trải qua 8 năm hai nước bước vào thực thi bản hiệp định, 3 năm thực hiện cam kết WTO, cả hai bên đã đạt được những kết quả to lớn Đặc biệt, về phía Việt Nam, những kết quả đạt được trong quan hệ với Mỹ đã góp phần đáng kể vào sự gia tăng tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước (luôn chiếm trên, dưới 20%) Tuy nhiên, càng đi vào thực thi những điều khoản đã cam kết trong hai bản Hiệp định, Việt Nam càng bộc lộ và gặp phải nhiều khó khăn thách thức Vì vậy, muốn xuất khẩu hơn nữa sang thị trường
Mỹ trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam đang trong quá trình chuyển đổi, đang ở mức phát triển thấp, tính cạnh tranh yếu kém, cần tiếp tục nghiên cứu thị trường này; đánh giá chính xác khả năng xâm nhập thị trường Mỹ của hàng hóa Việt Nam,
từ đó đưa ra những giải pháp cụ thể, cùng những dự báo chiến lược để đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ, cũng như nhìn nhận một cách thỏa đáng vai trò của Mỹ đối với sự hội nhập và phát triển của Việt Nam Trên cơ sở đó, chúng tôi
quyết định chọn đề tài: TÁC ĐỘNG CỦA HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI
Trang 9VIỆT_MỸ VÀ VIỆC VIỆT NAM GIA NHẬP TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI ĐỐI VỚI QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT _MỸ
Đây là công việc mang tính cấp thiết và hữu ích đối với các nhà quản lý ở tầm
vĩ mô và đối với các doanh nghiệp trực tiếp làm công tác xuất khẩu vào thị trường
Mỹ nói chung
Mục đích của luận văn tập trung đi sâu vào tìm hiểu, phân tích quan hệ thương mại hai nước dưới tác động của BTA và WTO, chủ điểm là xuất khẩu hàng hóa hữu hình của Việt Nam sang Hoa Kỳ, những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang nước này và những mặt hàng sẽ trở thành thế mạnh của Việt Nam trong tương lai Cùng đưa ra những giải pháp thiết thực nhất để thúc đẩy hơn nữa việc xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ, tận dụng thành công hơn nữa những lợi thế từ BTA và WTO
Tiếp đó, luận văn nghiên cứu đưa ra giải pháp đẩy mạnh nhập khẩu những mặt hàng phục vụ công cuộc đổi mới đất nước của Việt Nam từ Hoa Kỳ Cũng như đánh giá triển vọng quan hệ thương mại Việt_Mỹ, góp phần thúc đẩy quan hệ thương mại hai nước lên một tầm cao mới trong điều kiện có mặt của cả BTA và WTO
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Về nghiên cứu quan hệ thương mại Việt Nam_Hoa Kỳ, từ những năm gần đây đã trở thành đề tài nóng, vì vậy đã có nhiều công trình đề cập đến Tuy nhiên, phần lớn chỉ là những bài báo, tạp chí phản ánh quan hệ hai nước ở một mặt nào đó, còn những công trình lớn không nhiều, tản mạn chỉ tập trung vào nghiên cứu giai đoạn trước khi có BTA Một phần, do Mỹ là thị trường mới mẻ, hai nước mới bình thường hóa trong thời gian 15 năm, sự hiểu biết về thị trường này còn hạn chế, cộng với thời gian hai nước quan hệ buôn bán bằng MFN lại quá gần, nhất là WTO mới chỉ có ba năm nên chưa đủ thời gian nhìn nhận đánh giá Hơn nữa, quan hệ với
Mỹ còn là vấn đề hết sức tế nhị, luôn bị quan điểm chính trị chi phối Mặc dù vậy,
các nhà nghiên cứu cũng cho ra đời một số công trình như: Việt Nam_Hoa Kỳ quan
hệ kinh tế thương mại của Nguyễn Thiết Sơn; Quan hệ kinh tế của Việt Nam với
Trang 10Hoa Kỳ và Nhật Bản từ năm 1995 đến nay của Bộ ngoại giao; Chiến lược xâm nhập thị trường Mỹ (may mặc, thủy sản, nông sản) của Võ Thanh Thu; Tìm hiểu để hợp tác và kinh doanh với Hoa Kỳ của Tổng cục thống kê; gần đây có công trình Quan
hệ Việt Nam_Hoa Kỳ hướng về phía trước của Nguyễn Mại cũng rất thành công…
Những công trình này phần nào tái hiện được bức tranh quan hệ hai nước nói chung
và quan hệ thương mại nói riêng nhưng trong thời gian ngắn nên phần lớn các công trình này chỉ mang tính định hướng cho giai đoạn sau, chưa đi sâu vào phân tích thực trạng xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang Mỹ, phân tích những tác động của BTA và WTO lên quan hệ thương mại hai nước, cũng như rút ra những bài học kinh nghiệm từ những nước có truyền thống xuất khẩu sang thị trường Mỹ như Nhật Bản, Trung Quốc…
Đây là đề tài có ý nghĩa khoa học và thực tiễn cao, nghiên cứu thành công đề tài này chúng tôi hy vọng đem đến một cách nhìn mới về mối quan hệ hai bên Qua
đó, nâng cao hiểu biết về quan hệ thương mại giữa hai nước, góp phần phát triển toàn diện các mối quan hệ khác trên cơ sở phù hợp với lợi ích của mỗi bên
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Quan hệ thương mại với Hoa Kỳ là một mảng rộng lớn, bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau như kinh doanh, dịch vụ, sở hữu trí tuệ, dịch vụ kiều hối, ngân hàng… Tuy nhiên, trong đề tài này chúng tôi chỉ tập chung nghiên cứu những vấn
đề liên quan đến xuất nhập khẩu và khả năng xuất nhập khẩu hàng hóa hữu hình giữa hai nước dưới tác động của BTA và WTO
Chúng tôi cũng nghiên cứu các cơ chế chính sách ảnh hưởng tới khả năng xuất khẩu các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam cũng như khả năng nhập khẩu của các doanh nghiệp có hoạt động xuất khẩu sang Mỹ nói chung Mặc dù tên
đề tài là dưới tác động của BTA va WTO; song, việc thực hiện WTO mới trong thời gian ngắn nên số liệu chưa được công bố nhiều, nếu có cũng chỉ mang tính dự báo
vì ở thời điểm viết đề tài này, các số liệu xuất nhập khẩu thực hiện về thị trường Mỹ của các doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường này chưa được công bố rộng khắp
Trang 114 Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài này, chúng tôi đã sử dụng nhiều phương pháp khác nhau như phương pháp thống kê, phương pháp phân tích, phương pháp so sánh, phương pháp lịch sử và phương pháp logic
Việc sử dụng nhiều phương pháp khác nhau giúp chúng tôi nhìn nhận và đánh giá vấn đề một cách chính xác và khách quan những thành tựu cũng như những tồn tại trong quan hệ thương mại hai chiều, qua đó đưa ra những giải pháp cũng như những dự báo bước đầu được xác thực
5 Nguồn tư liệu
Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi đã sử dụng tư liệu khai thác từ nhiều nguồn khác nhau, nhưng chủ yếu là lấy từ các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học đi trước; các loại báo, tạp chí; đặc biệt là báo Nhân dân nơi cung cấp nguồn tài liệu chính thống và rất đáng tin cậy; Tạp chí Thương mại, Thời báo kinh
tế Việt Nam, báo điện tử Internet…
Dựa trên nguồn tư liệu đã thu thập được, chúng tôi cố gắng tái hiện mối quan
hệ Việt Nam_Mỹ nói chung và mối quan hệ thương mại nói riêng một cách sinh động, nhất là hoạt động xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ đã đem về những cung bậc thực sự giàu cảm xúc Quá trình thực hiện đề tài này, chúng tôi đã gặp khá nhiều thuận lợi: thừa hưởng được nhiều thành quả những công trình của những người đi trước, nguồn tư liệu báo, tạp chí khá phong phú cùng sự giúp đỡ tận tình của các bên liên quan về mặt tư liệu như thư viện Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, thư viện Quân đội Hà Nội, thư viện Quốc gia Việt Nam, Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh Sự tận tình của các thư viện đã giúp chúng tôi tìm được những nguồn tư liệu đầy đủ nhất Bên cạnh những thuận lợi trên, trong quá trình thực hiện đề tài này chúng tôi cũng gặp những khó khăn trở ngại sau: chưa có công trình nào nghiên cứu về quan hệ thương mại hai nước trong nhiều năm liên tục, những công trình chỉ mang tính chất nhỏ lẻ; tài liệu lại chủ yếu thu thập qua sách báo, tạp chí nên tản mạn nhiều khi không thống nhất phải qua sử lý khá phức tạp, hơn nữa chỉ được tiếp xúc qua tài liệu thành văn, không được qua khảo sát điều tra
Trang 12thực tế Nhất là, phần nhập khẩu hàng hóa từ Mỹ về rất ít tài liệu đề cập đến Bên cạnh đó, còn có những nguyên nhân chủ quan: đây là lần đầu tiên chúng tôi làm quen với đề tài về kinh tế nên cách xử lý phân tích số liệu chưa sắc sảo Những hạn chế xuất phát từ những nguyên nhân chủ quan và nội tại đã phần nào hạn chế thành công của đề tài
6 Bố cục luận văn
Trên cơ sở nguồn tư liệu đã được chuẩn bị, cùng sự giúp đỡ của Giáo sư hướng dẫn, đề tài này ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phần phụ lục; luận văn có nội dung chính như sau:
Chương 1: Bối cảnh lịch sử của mối quan hệ Việt Nam_Hoa Kỳ
Chương 2: Tác động của BTA đối với quan hệ thương mại Việt Nam_Hoa Kỳ
Chương 3: Tác động của WTO đối với quan hệ thương mại Việt Nam_Hoa Kỳ
Chương 4: Đánh giá triển vọng quan hệ thương mại Việt Nam_Hoa Kỳ
7 Đóng góp của luận văn
Qua việc nghiên cứu đề tài này, bằng những tài liệu thu thập được chúng tôi
sẽ đưa ra cái nhìn toàn cảnh về mối quan hệ hai nước nói chung và quan hệ thương mại Việt Nam _ Mỹ nói riêng, mà trọng tâm là quan hệ thương mại dưới tác động của BTA và WTO
Bằng những kết quả cụ thể của quan hệ thương mại hai bên trong thời gian qua, qua đối chiếu so sánh với một số nước lớn khác để thấy được vai trò to lớn của Hoa Kỳ trong công cuộc hiện đại hóa nền kinh tế và với việc hội nhập với bên ngoài của Việt Nam Từ đó, đưa ra khuyến cáo cho việc lựa chọn đối tác chiến lược, cùng
đề xuất giải pháp ở tầm vĩ mô và vi mô để đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Mỹ nói riêng, thị trường thế giới nói chung Chúng tôi cũng đưa ra cách nhìn nhận, đánh giá, những bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam trong quá trình này theo quan điểm riêng của mình nhằm thúc đẩy quan hệ Việt Nam_Mỹ
Trang 13tiếp tục phát triển trong tương lai
Cũng qua đề tài này, chúng tôi đem đến một nguồn tư liệu phong phú cho những ai quan tâm tới quan hệ Việt Nam_ Hoa Kỳ nói chung và quan hệ thương mại nói riêng Bằng cách đánh giá, nhìn nhận vấn đề theo quan điểm riêng sẽ đem đến một cách nhìn mới mẻ, đa chiều về mối quan hệ Việt Nam_Hoa Kỳ ở cả quá khứ, hiện tại và tương lai theo hướng tích cực Góp phần làm sáng tỏ hơn nữa những vấn đề trong quan hệ giữa hai nước, vai trò của Hoa Kỳ đối với sự phát triển của Việt Nam và cuối cùng làm tăng cường tình hữu nghị giữa hai dân tộc
Tác giả
Trang 14Sự tò mò, chính là cơ duyên đầu tiên mở ra trang đầu của quan hệ hai nước Người mở ra mối cơ duyên này, chính là Thomas Jefferson, vị Tổng thống thứ ba và cũng là cha đẻ của bản Tuyên ngôn độc lập bất hủ của Hoa Kỳ Khi còn là đại sứ
Mỹ tại nước Pháp, ông thường để tâm tới việc tìm ra những giống lúa mới đem về gieo trồng ở Mỹ Qua tìm hiểu ông được biết ở Việt Nam có những giống lúa này Thật trùng lặp, lúc này Hoàng tử Cảnh theo Bá_Đa_Lộc sang làm con tin cầu viện pháp về quân sự để tiêu diệt Tây Sơn, cũng vừa đặt chân tới Pháp Không bỏ lỡ cơ hội, vị Đại sứ đã tìm Hoàng tử Cảnh và mong muốn được giúp đỡ để có những giống lúa cạn của Việt Nam Tuy nhiên, sau cuộc gặp này, vì nhiều lý do khác nhau, Jefferson không đạt được mong muốn này Về nước, vị Hoàng tử trẻ không còn nhớ
gì tới cuộc gặp gỡ với viên Đại sứ trên đất Pháp; phần vì tuổi trẻ, phần do cách nhìn; quan trọng là khi về nước bị cuốn vào những toan tính chính trị, làm Hoàng tử không còn để tâm tới chuyện đó nữa
Năm năm sau, mối cơ duyên Việt Nam_Mỹ lại được chắp nối bởi một công
ty tàu biển lớn ở New England, Công ty Crowninshields of Salem, đã phái một chiếc tàu mang tên Fame do thuyền trưởng J Briggs chỉ huy, tàu ra đi mang theo sứ mệnh sang Việt Nam tìm nguồn hàng mới là đường và cà phê Trải qua cuộc hành trình dài, cuối tháng 05/1803, tàu đến cảng Đà Nẵng, nhờ người Pháp giúp đỡ, dẫn đường, sau nhiều thủ tục cuối cùng Briggs đã được vua Gia Long cấp cho giấy phép kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam Cầm giấy phép trên tay, Briggs đi dọc bờ biển nước ta tìm chỗ buông neo buôn bán nhưng vì gió mùa thổi mạnh, tàu không vào
Trang 15được bờ Do đó, vào giữa tháng 10/1803, tàu rời Việt Nam đi Manila
Chuyến đi này của Briggs có thể coi là rất thuận lợi vì vua Gia Long vừa lên ngôi, chính sách đối ngoại của ông chưa khắt khe với người nước ngoài Ông cũng chẳng ưa thích việc làm đó, nhưng vì không dám qua mặt người Pháp vừa giúp ông giành lại ngai vàng Chính vì thế, Briggs mới dễ dàng xin được giấy phép kinh doanh Song, đây là chuyến đi đầu tiên cũng là chuyến đi cuối cùng của Briggs tới Việt Nam Rời Việt Nam, ông đã không bao giờ quay trở lại nữa Bỏ qua một cơ hội tốt và hiếm hoi nhất mà, một tàu buôn nước ngoài không phải Pháp có được trong thiết lập quan hệ buôn bán với Việt Nam Mối quan hệ Việt Nam_Mỹ lại một lần nữa lỗi hẹn
Sau chuyến đi của Briggs, đến cuối thời Gia Long mới lại có những chiếc tàu
Mỹ tới Việt Nam Tuy nhiên, cũng như những lần trước tất cả đều thất bại vì thời điểm này đang diễn ra sự chuyển giao quyền lực và chuyển giao luôn cả phương thức đối ngoại của vị vua mới Dưới thời Minh Mạng, nhà Nguyễn đã cho thi hành
chính sách cấm đạo, thực hiện gần như triệt để chính sách “bế quan tỏa cảng” - một
chính sách mà Gia Long muốn nhưng không làm được vì còn mắc nợ người Pháp Ông đành gửi gắm vào hậu duệ của mình Minh Mạng - một người rất trung thành với Nho giáo, không có lý do gì ràng buộc để ông không thực hiện chính sách ấy Đây là nguyên nhân quan trọng dẫn đến những tàu Mỹ tới Việt Nam trong thời gian này xin lập quan hệ buôn bán đều thất bại
Vào cuối thập niên 20 đầu thập niên 30 của thế kỷ XIX, quan hệ hai nước
được đặt trong một bối cảnh mới để phát triển Khi vào lúc này: “Nhu cầu buôn bán của các công ty tư nhân với các nước phương Đông đã phát triển và trở thành nhu cầu của nước Mỹ, bởi hàng năm nước Mỹ thu về tới 5 triệu USD trong việc buôn bán với Ấn Độ và Trung Hoa Vì thế từ năm 1826 đến năm 1831, John Shillaber lãnh sự Mỹ tại Batavia (Indonesia) đã gửi nhiều thư cho Bộ ngoại giao thúc giục xem xét việc gửi đội tàu Mỹ tới biển Ấn Độ để bảo vệ mậu dịch Mỹ và ký kết các
hiệp định thương mại với Xiêm La, Nhật Bản và Việt Nam [34:27] Chính vì ý nghĩa
đó, đã có nhiều nhân vật tên tuổi cũng như quan chức trong chính quyền Mỹ lúc bấy giờ hối thúc chính quyền Mỹ nên sớm thiết lập quan hệ với Việt Nam Trong đó nổi bật nhất là Edmund Robert, một con người từng trải và có kinh nghiệm, đã được
Trang 16Tổng thống Andrew Jackson tin tưởng giao sứ mệnh mang quốc thư sang thương
lượng và ký kết hiệp định thương mại với Việt Nam Bức thư này có đoạn: “Người dâng bức thư này lên Hoàng thượng là E.Robert, một công dân đáng kính của Hoa
Kỳ, được cử làm đặc phái viên của chính phủ Hoa Kỳ thương thuyết những công việc quan trọng với Hoàng thượng Mong Hoàng thượng che chở cho anh ta, và tin
vào những điều nhân danh chúng tôi mà anh ta sẽ tâu lên Hoàng thượng” [34:30]
Cùng với Quốc thư, còn kèm theo bản dự thảo Hiệp ước với Việt Nam gồm 8 điều khoản, trong đó có nhiều điều khoản đề cập tới một nền hòa bình bền vững giữa Mỹ
và Việt Nam Chuyến đi này, được chuẩn bị khác hẳn những lần trước nhưng cuối cùng Robert cũng thất bại do nhiều nguyên nhân khác nhau
Thất bại đầu tiên không làm Robert nản lòng Tin tưởng vào tài năng và kinh nghiệm của Robert, lần thứ hai Tổng thống Jackson vẫn giao cho ông đảm nhận sứ mệnh này, và chuyến đi đã được thực hiện vào tháng 03/1835 Rút kinh nghiệm lần trước, lần này chuyến đi được chuẩn bị chu đáo hơn, quyết tâm cao và thể hiện thiện
chí của người Mỹ là rõ ràng: “Phần cốt lõi của chính sách của chúng ta là tránh sự
lệ thuộc về chính trị đối với bất cứ một chính phủ nào khác, rằng chúng ta là một quốc gia hùng mạnh, có nguồn tài nguyên dồi dào, một nền mậu dịch phát đạt và một hạm đội mạnh, toàn bộ lịch sử quá khứ của chúng ta chứng tỏ rằng chúng ta không có tham vọng chinh phục, rằng tất cả chúng ta không thèm khát thuộc địa, rằng chúng ta chỉ tìm mối quan hệ tự do và thân thiện với tất cả các nước trên thế giới và rằng lợi ích và xu hướng của chúng ta đưa chúng ta tới phản đối tiến hành
chiến tranh với bất kỳ quốc gia nào[34:33] Tuy vậy, cũng như những lần trước tất
cả mọi cố gắng của Robert đều kết thúc trong tuyệt vọng Robert thì chết sau đó gần một tháng ở Ma Cao vì dịch bệnh sau những nỗ lực bất thành, đem theo khát vọng hòa bình, phát triển thịnh vượng cho quan hệ Việt - Mỹ Tất cả những ý tưởng tốt đẹp của Robert, cùng thiện chí của chính phủ Mỹ đành phải dừng bước trước bánh
xe nghiệt ngã của lịch sử lúc bấy giờ
Hơn mười năm sau, quan hệ hai nước lại được nhen nhóm trong chuyến công
du của Joseph Balestier, một lãnh sự quán ở Singapore, được Tổng thống Taylor ủy nhiệm đến Việt Nam thảo luận với nhà Nguyễn về bồi thường vụ tàu chiến Mỹ gây
áp lực mở cửa và dàn xếp một hiệp ước hữu nghị và thương mại giữa hai nước Tàu
Trang 17đến Đà Nẵng ngày 25/02, chờ đợi một thời gian dài Đoàn mới được đón tiếp Nhưng vừa bước chân lên bờ, Đoàn nhận được thông báo, rằng nhà Vua không tiếp nhận Quốc thư của Tổng thống Hoa Kỳ, mặc cho Balestier giải thích, phân trần Thất vọng, nhưng vị Lãnh sự còn buông neo đợi thêm một thời gian nữa nhưng tất
cả những nỗ lực đó đều bất thành
Trải qua hơn nửa thế kỷ tìm đường thiết lập quan hệ hữu hảo, thông thương với Việt Nam Dù đã cố gắng hết sức nhưng tất cả những cố gắng của người Mỹ đều thất bại, quan hệ hai nước thực sự gặp bế tắc Những thất bại này thật khó đổ lỗi cho người Mỹ mà trách nhiệm trước hết thuộc về Việt Nam Với cái nhìn bảo thủ, thiển
cận triều đình Huế đã không đủ dũng cảm rũ bỏ chiếc áo “bế quan tỏa cảng”, thiết
lập quan hệ với các nước phương Tây nói chung và Mỹ nói riêng, coi đó là thuốc đề kháng tốt nhất chống lại sức ép từ bên ngoài như cách làm của Nhật Bản và Thái Lan
Sau những sự kiện đó, quan hệ Việt - Mỹ bị đóng băng trong suốt 2/3 thế kỷ Mãi tới những năm đầu thế kỷ XX, mối cơ duyên này mới được manh nha nối lại, chỉ khác lần này không phải xuất phát từ phía Mỹ, mà gắn liền với tên tuổi của một người con yêu nước của dân tộc Việt Nam: Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh Chính người đã mở ra một giai đoạn mới cho quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ
Trên con đường bôn ba tìm đường cứu nước, Nguyễn Ái Quốc đã đến Mỹ; sau đó người đến, rồi ở lại rất lâu Boston_nơi khởi đầu cách mạng Mỹ vào rạng sáng ngày 17/12/1773 Một chi tiết rất đáng được chú ý khi Nguyễn Tất Thành đến Boston và trở thành Nguyễn Ái Quốc khi trở lại Paris
Trong Hội nghị Versailles, có rất nhiều cường quốc tới dự để chia phần chiếc bánh ngọt nhưng Người lại tin tưởng và viết thư gửi tổng thống Mỹ, kèm theo Bản yêu sách của nhân dân An Nam Đây được coi như những trang viết đầu tiên trong
sự nghiệp cầm bút của người
Song, tất cả những điều đó không đủ để tạo nên mối quan hệ Việt - Mỹ tốt đẹp, lâu dài Hai dân tộc chỉ có thể sát cánh bên nhau trong một khoảnh khắc của thời điểm lịch sử nhạy cảm - giai đoạn cuối của cuộc Chiến tranh thế giới lần hai,
với mối quan hệ: Đồng minh bất ngờ
Nhận ra vai trò ngày càng quan trọng của Hoa Kỳ trong việc giải quyết các
Trang 18vấn đề quốc tế, nhất là chính sách của Tổng thống Roosevelt bênh vực cho các nước thuộc địa làm Nguyễn Ái Quốc chú ý Roosevelt lập luận, sau gần một trăm năm thống trị của Pháp, người dân nơi đây đã cùng quẫn hơn trước khi Pháp tới Quan
điểm của Ông là: “Đông Dương thuộc Pháp sẽ phải đặt dưới một chế độ quản trị quốc tế ngay sau khi chiến tranh kết thúc và để cho xứ này được độc lập càng sớm
càng hay”[1:65] Những sự kiện đó đã đưa Người tới lựa chọn: “Trong tất cả
những năm tiếp theo, không một trong những phần tử gọi là tự do này đã đi tới giúp
đỡ cho các dân tộc thuộc địa Tôi đặt nhiều tin tưởng vào Mỹ trong việc ủng hộ cho nền độc lập của Việt Nam, trước khi tôi có thể hy vọng vào sự giúp đỡ của Liên
Xô”[1:708]
Nhận thức rõ vấn đề đó, Hồ Chí Minh đã tìm mọi cách để đến với người Mỹ
Người giải thích “về danh nghĩa, Anh, Mỹ tuy cũng là đế quốc như Nhật nhưng trong cuộc chiến tranh này Nhật đứng về phe xâm lược (với Đức), còn Anh, Mỹ đứng về phe chống xâm lược (với Liên Xô) nên phe Anh, Mỹ là chính
đáng…[37:104] Tìm mọi cơ hội để tiếp xúc với Mỹ nhưng mãi tới cuối năm 1944,
cơ hội đó mới đến với Người Trong lúc cho máy bay do thám quân Nhật, một chiếc máy bay Mỹ đã bị trúng đạn và rơi xuống Cao Bằng, trước sự lùng sục gắt gao của Pháp, Nhật; viên phi công William Saw đã được Việt Minh cứu thoát Cơ hội đã đến, Hồ Chí Minh liền trực tiếp đưa viên phi công này sang tận Côn Minh trao trả cho người Mỹ Lúc này hoạt động chống Nhật của Mỹ trong khu vực cũng đang gặp khó khăn, đang cần kết nối hệ thống để hoạt động được thuận lợi, khi mà cuộc chiến tranh đang đi vào giai đoạn ác liệt, vì thế Hồ Chí Minh đã nhanh chóng đạt được mục đích Từ đây, mối giao lưu Việt - Mỹ mới chính thức được bắt đầu, và chính nhờ hành động này của Hồ Chí Minh đã tạo nên mối quan hệ Đồng Minh bất ngờ đầy thú vị giữa Việt Minh và toán Con Nai trong tổ chức OSS của Mỹ ở Côn Minh
Sau nhiều lần gặp gỡ, hai bên ngày càng hiểu nhau và bắt đầu có những trao đổi, giúp đỡ nhau những vấn đề cần thiết Việt Nam giúp Mỹ các hoạt động tình báo, Mỹ giúp Việt Nam trang bị vũ khí điện đài, thuốc men và huấn luyện du kích cho Việt Nam… Neil Sheehan, trong cuốn hồi ký nổi tiếng của mình đã nói rằng Chính phủ Mỹ đã viện trợ cho Việt Nam phần lớn vũ khí các loại để trang bị cho
Trang 19hơn năm ngàn chiến sỹ của ông Giáp[11:205] Về mặt số liệu chưa thể khẳng định
con số trên là đáng tin cậy hoàn toàn nhưng sự viện trợ của Mỹ là chắc chắn có thật
Thế chiến II kết thúc, Cách mạng tháng Tám của Việt Nam thành công, đánh dấu những khó khăn sắp tới cho quan hệ hai nước OSS đã kết thúc sứ mệnh lịch sử của mình và chuẩn bị về nước Trong thư gửi Trung úy Charles Fenn, Chủ tịch Hồ
Chí Minh đã tỏ ra rất băn khoăn: “Tôi cảm thấy áy náy khi những người bạn Mỹ phải rời chúng tôi quá nhanh Việc ra đi của họ khỏi đất nước này có nghĩa là mối quan hệ giữa ông và chúng tôi sẽ khó khăn hơn… Tôi trông chờ ngày hạnh phúc được gặp ông và những người bạn Mỹ của chúng ta ở Đông Dương hay trên đất
Mỹ[7:270] Mặc dù vậy, quan hệ hai nước vẫn phát triển rất tốt đẹp Trên cơ sở đó,
ngày 17/10/1945, Hội hữu nghị Việt Mỹ được thành lập tại Hà Nội Hội ra đời với
mục tiêu: “làm thế nào cho người Mỹ ở Hoa Kỳ hiểu người Việt Nam, Biết tới Việt Nam Trái lại, người Việt Nam cũng phải biết tới địa dư, lịch sử, văn hóa, kỹ nghệ Hoa Kỳ - một nước văn minh nhất toàn cầu” Đây là kết qủa của sự nỗ lực chung
của cả Việt Nam, gồm những người yêu nước có cảm tình với nước Mỹ, và những người Mỹ trong nhóm Con Nai đã sát cánh bên nhau trong những ngày chống Nhật Như vậy, sau hơn 150 năm mong mỏi, đợi chờ, quan hệ hai nước mới có được một
tổ chức chính thức Tuy nhiên, Hội ra đời vẫn chỉ là mong muốn của những cá nhân từng vào sinh, ra tử với nhau để chống lại kẻ thù chung, chưa phải là mong muốn của hai chính phủ, chỉ thuần túy mang tính chất tình cảm, Hội thực sự chưa có đóng góp gì đáng kể cho quan hệ hai nước Đặc biệt, khi quan hệ hai nước đóng băng thì, hoạt động của Hội cũng chỉ trên danh nghĩa Và phải đến cuối thập niên 80 của thế
kỷ XX, Hội Việt Mỹ mới lại được tái lập trong bối cảnh hai bên đang tiến hành đàm phán để thiết lập quan hệ ngoại giao và đến giữa thập niên đầu của thế kỷ XXI, một
tờ báo là cơ quan ngôn luận của Hội - Tạp chí Việt Mỹ mới được ra đời
Riêng về chủ tịch Hồ Chí Minh, bằng trực giác của một thiên tài, Người hiểu
rõ Mỹ là một cường quốc có vai trò cực kì quan trọng trong thế giới đương đại Người hiểu rằng, một mối liên hệ với Mỹ là cần thiết Người đã làm tất cả những gì
có thể để đạt được điều đó Sau ngày độc lập, Người viết thư cho Tổng thống Truman, trong bức thư người đòi hỏi Hoa Kỳ phải có một trách nhiệm rõ ràng đối với Việt Nam_một nước đã cùng Đồng minh đánh bại phát xít Nhật trong những
Trang 20năm chiến tranh thế giới thứ hai Người khẳng định: “về mặt pháp lý thì giữa Pháp
và Việt Nam không còn một bổn phận nào nữa[8:82] Người đã viết nhiều bức thư
bày tỏ tình cảm với nhân dân Mỹ, nói lên sự nghiệp chính nghĩa của dân tộc Việt Nam, đòi Mỹ công nhận nước Việt Nam mới và đứng ra bênh vực Việt Nam Người còn tiếp nhiều đoàn đại biểu, nhà báo Mỹ… Yêu cầu Mỹ tiếp nhận lưu học sinh Việt Nam sang học, nghiên cứu về khoa học kỹ thuật Bên cạnh mục tiêu chính trị, việc liên hệ với Mỹ còn chứng tỏ tầm nhìn xa trông rộng của Người là xây dựng
một Việt Nam phát triển sau ngày độc lập: “không có tự do thông thương, Việt Nam
sẽ không bao giờ phồn vinh về kinh tế, và nhân dân Việt Nam như trước đây, sẽ bị chặn lại chỉ để làm những công việc thủ công tầm thường và buôn bán vụn
vặt[1:699]
Từ cuối năm 1945, đầu năm 1946, việc thiết lập quan hệ với Mỹ ngày càng trở nên khó khăn Lúc này, Truman đã thay đổi lập trường, không thèm đếm xỉa đến chính sách của người tiền nhiệm, mà ủng hộ Pháp quay lại thống trị Đông Dương Trật tự quốc tế lúc này đã phân chia thành hai khối hệ tư tưởng Tư bản chủ nghĩa –
Xã hội chủ nghĩa rõ ràng Nghi ngờ Chủ tịch Hồ Chí Minh thân Liên Xô nên mọi cố gắng của người đều tuyệt vọng Lúc đầu, Mỹ còn tỏ ra trung lập vấn đề Đông
Dương, một thời gian sau Mỹ tuyên bố thẳng thừng: Việt Nam Dân chủ Cộng hòa không được Mỹ công nhận Cuộc tiếp xúc được coi là cuối cùng giữa hai nước trong
giai đoạn này là cuộc viếng thăm Hà Nội và Chủ tịch Hồ Chí Minh của ngài A.L Moffat, Vụ trưởng Vụ Đông Nam Á, Bộ Ngoại giao Mỹ Dù không còn kỳ vọng vào mối liên hệ với Mỹ nhưng trong cuộc gặp này Việt Nam vẫn bày tỏ mong muốn hợp tác về hàng không, hàng hải với Mỹ và sau cùng là sự can thiệp của Mỹ về vấn
đề Pháp ở Việt Nam[34:175] Nhưng Moffat đã không muốn bàn đến chính trị Đây
là cuộc gặp gỡ cuối cùng khép lại khoảnh khắc ngắn ngủi trong quan hệ hai bên Bất lực trước lập trường của Mỹ nhưng Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn tin tưởng vào tương
lai mối quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ sẽ phát triển tốt đẹp: Ngày hôm nay chúng ta chỉ có thể làm được tới đây, ngày mai chúng ta sẽ làm được nhiều việc hơn
Từ chỗ ủng hộ Pháp tái chiếm Đông Dương, Mỹ đã can thiệp trực tiếp vào cuộc chiến tranh này Rồi sau đó đưa quân vào tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam Lúc này hai nước thực sự đứng ở hai đầu chiến tuyến Chiến tranh kết
Trang 21thúc, thắng lợi thuộc về nhân dân Việt Nam Cuộc chiến tranh đã khoét sâu thêm mâu thuẫn giữa hai dân tộc Trở thành đề tài nóng, và nhức buốt của cả hai bên mỗi khi nhắc đến Không dừng lại, Mỹ đã tiến hành chính sách cấm vận toàn diện và triệt để chống lại nhân dân Việt Nam Chỉ đến giữa thập niên 80 của thế kỷ XX, quan hệ hai nước mới lại được nhen nhóm thắp sáng, do hai nước cùng có nhu cầu hợp tác để giải quyết di sản do quá khứ để lại; và hai nước đã bình thường hóa quan
hệ ngoại giao vào năm 1995, rồi ký kết BTA vào năm 2000
Sau hơn 200 năm, trải qua nhiều cung bậc thăng trầm, quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ mới được thiết lập Từ chỗ chỉ là sự tò mò của cá nhân; đến thiện chí tích cực của người Mỹ; sau đó là quan hệ Đồng minh bất ngờ đầy triển vọng nhưng luôn đứng trước ngưỡng cửa bế tắc; tiếp đến là quan hệ trong xung đột; và cuối cùng là
đến thời điểm của “hàn gắn và tái thiết” Chặng đường đã qua, có thể thấy rằng quan hệ Việt - Mỹ là một quá trình phát triển tuần tự với nhiều xúc cảm “Ngày mai” mà Chủ tịch Hồ Chí Minh dự đoán đã phải trải qua quãng thời gian 50 năm
sau mới trở thành hiện thực Quan hệ hai nước giờ đây thực sự bước sang một giai đoạn mới Giai đoạn của tái thiết và xây dựng, giai đoạn của hòa bình, hữu nghị và phát triển vì lợi ích của mỗi nước
1.2 Tồn tại trong quan hệ hai nước
Quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ có những bước phát triển mạnh mẽ, đã vượt ra ngoài khuôn khổ của quan hệ kinh tế như chính trị, an ninh, quốc phòng… Song, trong mối quan hệ này vẫn tồn tại một số vấn đề của quá khứ, lịch sử, chúng ảnh hưởng không nhỏ tới mối quan hệ hai bên đang diễn tiến
Về văn hóa Trong quan hệ quốc tế hiện đại thì vấn đề văn hoá có vai trò cực
kỳ to lớn Nếu quan hệ kinh tế, thương mại có vai trò làm giảm khoảng cách phát triển của các nước, làm cho các nước nghèo tiếp cận với nền văn minh công nghiệp Văn hoá, với ảnh hưởng to lớn của nó sẽ là cầu nối quan trọng kéo các quốc gia lại gần nhau hơn, sự hiểu biết về văn hoá của nhau có thể xua tan được những bất đồng, tạo điều kiện hay mở đường cho hợp tác và phát triển
Hoa Kỳ, đại diện cho nền văn hoá công nghiệp Ở đây luật pháp là nhân tố đầu tiên mà con người muốn tồn tại, thành công phải tôn trọng Ngược lại, văn hoá
Trang 22Việt Nam là văn hoá nông nghiệp, luật pháp không được xem là quan trọng, điều
kiện cần và đủ để con người tồn tại và phát triển là “linh hoạt", “ở bầu thì tròn, ở ống thì dài” Lối sống này đã trờ thành con dao hai lưỡi khi làm ăn với người Mỹ
Đang quen với lối sống nông nghiệp tuỳ tiện, xin cho… phải làm ăn với một đối tác động vào đâu cũng liên quan tới luật nên các doanh nghiệp Việt Nam luôn có thái độ chống đối, làm cho xong Lối làm việc quan liêu, rườm rà đã là vật cản lớn đối với các nhà đầu tư Mỹ muốn sang làm ăn tại Việt Nam
Về hệ tư tưởng: hệ tư tưởng chính là nguyên nhân trực tiếp nhất trong quan
hệ hai nước ở cả quá khứ và hiện tại Với đường lối đối ngoại phân biệt, đối xử với các nước cộng sản, Mỹ đã gây ra cho Việt Nam bao khó khăn, với mục tiêu
“thúc đẩy phong trào tự do ở Việt Nam như đã diễn ra ở Đông Âu và Liên Bang
Xô Viết” Để làm được điều đó Mỹ đã sử dụng nhiều hình thức để can thiệp vào
công việc nội bộ của Việt Nam, như bảo trợ cho những cá nhân và tổ chức trong nước và nước ngoài chống đối lại đảng và nhà nước Việt Nam, hàng năm Quốc hội
Mỹ luôn đưa ra đạo luật nhân quyền và đưa Việt Nam vào nước được quan tâm đặc biệt về tôn giáo (Cuối năm 2006, sau chuyến thăm Việt Nam của tổng thống Mỹ G.Bush, Việt Nam đã được đưa ra khỏi danh sách này.)
Việc này là cản trở lớn trong quan hệ hai nước, nhất là phía Viêt Nam luôn
tỏ ra cảnh giác khi quan hệ với Mỹ, làm quan hệ hai bên luôn thiếu tính cởi mở
Về mặt lịch sử, cũng đã để lại cho quan hệ hai nước một “di sản” không dễ vượt qua “Vấn đề Việt Nam” như cách gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đã trở
thành vấn đề nhạy cảm trong quan hệ hai nước mấy chục năm qua, cả hai bên đều không dễ bỏ qua khi nhắc đến quá khứ không mấy tốt đẹp này Từ vết thương da
thịt đã trờ thành “vết thương lòng” âm ỉ, nhức buốt của cả hai dân tộc Hiện nay,
để xích lại gần nhau cả Mỹ và Việt Nam đang làm tất cả những gì có thể với tinh thần thiện chí cùng hướng về nhau Với Mỹ, hàn gắn vết thương bằng cách giúp đỡ
các nạn nhân chất độc màu da cam - dioxin theo tinh thần “nhân đạo” và giúp Việt
Nam rà soát số lượng bom, mìn, vật liệu nổ còn sót lại trong lòng đất, tẩy rửa những vùng đất nhiễm chất độc nghiêm trọng Còn với Việt Nam, là nỗ lực hết mình để giải quyết vấn đề MIA/POW Như phía Mỹ đã khẳng định từ khi chương
trình này mới khởi động: Tiến bộ trong tiến trình bình thường hoá quan hệ Việt Mỹ
Trang 23… và việc tìm kiếm thông tin đầy đủ nhất về tù binh và binh lính Mỹ Đây là điều
kiện Mỹ đưa ra trong tiến trình bình thường hoá, nhưng bất cứ lúc nào sự tiến triển nhanh hay chậm trong các vấn đề mà hai bên cùng quan tâm cũng đều xuất phát từ
nỗ lực của Việt Nam trong vấn đề đó
Mối quan hệ Việt- Mỹ đang phát triển mạnh mẽ, kinh tế thương mại chính là lực lượng tiên phong khai thông bế tắc Song, để gác lại hoàn toàn câu chuyện quá khứ thì xem ra cũng phải trải qua nhiều giấc mơ dài
1.2.1.Tiến trình bình thường hóa quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ
Ngày 11/7/1995, tại Washington, Tổng thống Bill Clinton đã tuyên bố về việc
bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Việt Nam Đây là một sự kiện chính trị đặc biệt trong quan hệ ngoại giao hai nước Lần đầu tiên sau 22 năm, những cam kết
trong Hiệp định Paris mới được thừa nhận là đúng: “Việc chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam và việc thực hiện triệt để Hiệp định này sẽ tạo điều kiện thiết lập quan hệ mới, bình đẳng và cùng có lợi: Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Hoa Kỳ trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền của nhau Đồng thời những việc đó
sẽ bảo đảm hòa bình vững chắc ở Việt Nam và góp phần giữ gìn hòa bình lâu dài ở
Đông Dương và Đông Nam Á”[6:402] Và phải đúng nửa thế kỷ sau (1945-1995),
mong muốn của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong việc thiết lập quan hệ với Hoa Kỳ mới trở thành hiện thực Nếu dân tộc Việt Nam, phải đi một chặng đường gần 2.000 km trong vòng 21 năm để thống nhất đất nước, thì Việt Nam và Hoa Kỳ cũng phải đi
trong ngần ấy thời gian trên con dường dài hơn một vạn km để tìm “một tiếng nói chung”, để “xác định một cách nhìn”, trước hết về quan hệ thương mại
Tuy nhiên, để đạt được những kết quả đó hai bên đã phải trải qua quá trình đàm phán lâu dài, gay go phức tạp, nhiều lúc tưởng như không thể xoa dịu được những bất đồng, mâu thuẫn khi một trong hai phía không chịu thay đổi quan điểm của mình
Chiến tranh kết thúc, phía Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam tiến hành thống nhất đất nước về mặt chính trị, kinh tế, lãnh thổ và nhà nước, đưa đất nước phát triển theo con đường chủ nghĩa xã hội Mỹ, sau khi rút quân về nước đã không thi hành theo những điều khoản hai bên ký kết trong Hiệp
Trang 24định Paris, mà thực hiện cấm vận Việt Nam toàn diện về kinh tế chính trị, ngoại giao, cô lập Việt Nam với cộng đồng quốc tế
Nếu lần cấm vận trước chỉ mang tính chất cục bộ thì lần cấm vận này đã được
mở ra toàn bộ đất nước Việt Nam Chính sách cấm vận này được Freeman mô tả như
sau: có hai yếu tố cấu thành trong các biện pháp trừng phạt kinh tế mà Hoa Kỳ đã
áp đặt chống Việt Nam Thứ nhất là, quy chế kiểm sóat tài sản ở nước ngoài áp dụng cho Việt Nam, quy chế này có hiệu lực dựa vào luật cấm buôn bán với kẻ thù năm
1917 Trừ một số ngoại lệ còn tất cả các giao dịch thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, giữa các công dân và người thường trú của Hao Kỳ, bất kể họ ở đâu, tất cả mọi người và tổ chức tồn tại về mặt vật chất ở trên khắp thế giới có quan hệ với Việt Nam đều bị coi là phạm pháp, theo các quy định trên Mức phạt tối đa với các trường hợp này là 12 năm tù, 500.000 USD với công ty và 250.000 USD đối với cá nhân… Điều đó làm cho cả các công ty xét về bề ngoài không phải là của Hoa Kỳ cũng phải xem xét các hậu quả mà các quan hệ thương mại với Việt Nam có thể gây
ra cho họ trên thị trường Hoa Kỳ và ảnh hưởng tới các hoạt động của họ trên đất nước Hoa Kỳ Chính vì điều đó mà một số chính phủ là đồng minh của Hoa Kỳ, nổi bật nhất là Tokyo đã ngầm thực hiện theo các điều cấm của Hoa Kỳ đối với đầu tư
tư nhân của họ ở Việt Nam Ít nhất cho tới thời gian gần đây Yếu tố cơ bản thứ hai
là Washington thực hiện cấm vận của mình bằng cách bỏ phiếu phủ quyết các khoản cho vay tại các thể chế tài chính quốc tế Mặc dù bị ban thư ký và các nước thành viên khác phản đối, Washinton đã dùng quyền phủ quyết của mình để ngăn cản không cho IMF,ADB, WB cung cấp các khỏan tài chính cho hầu hết các dự án ở Việt
Nam… đang khẩn cấp chờ hỗ trợ vốn…[3:101,102]
Việc thực hiện chính sách cấm vận toàn diện và triệt để đó, làm cho Việt Nam đã khó khăn sau chiến tranh, lại càng trở nên khó khăn hơn trong thế bị các nước Tư bản chủ nghĩa cô lập Nguồn buôn bán, viện trợ chính từ phía Liên Xô và Đông Âu cũng dần bị cắt giảm và đến đầu thập kỷ 90 thì gần như quan hệ đó chỉ còn mang tính tư tưởng Tình hình đó, làm cho Việt Nam rơi vào tình trạng khủng hoảng kinh tế, chính trị một cách toàn diện và sâu sắc Công cuộc xây đựng chủ nghĩa xã hội theo mô hình cũ quan liêu, sau hai kỳ Đại hội IV và V đã không đủ xung lực để rút ngắn khoảng cách giữa trì trệ, khủng hoảng và phát triển Lạm phát
Trang 25lên tới con số kỷ lục 700_ 800%, lương thực, thực phẩm và hàng tiêu dùng thiếu trầm trọng phải nhập khẩu hàng triệu tấn mỗi năm, thất nghiệp rồi tệ nạn xã hội tràn
lan không thể kiểm soát nổi, lại thêm chính sách kinh tế “duy ý chí”, nóng vội
muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội thành công trong một, hai kế hoạch năm năm Những khó khăn nội tại, chính là mảnh đất màu mỡ cho chính sách cấm vận của Hoa Kỳ phát huy tác dụng Những vết thương mà Hoa Kỳ gây ra trong chiến tranh chưa đủ thời gian hàn gắn, chưa kịp phủ lên vết thương làn da mới, lại phải đối đầu với chính sách cấm vận, nó như con dao sắc khoắt sâu thêm vào vết thương lòng
vốn rất khó hàn gắn, vốn rất nhạy cảm mỗi khi trái gió trở trời
Mọi chuyện tưởng như cứ diễn ra trong không khí ảm đạm, thù địch Nhưng rồi Đại hội lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam, với đường lối đối ngoại rộng
mở, đa dạng hóa, đa phương hóa các quan hệ quốc tế Việc nhìn nhận lại, phải và cần thiết tái thiết lập quan hệ với Hoa Kỳ cho con dường phát triển đất nước đã trở nên ngày càng thắng thế Cùng với lúc này, ở Hoa Kỳ bắt đầu có hoạt động tìm kiếm quân nhân Hoa Kỳ mất tích trong chiến tranh (MIA) và Tù binh chiến tranh chưa rõ tung tích (POW) Hai hoạt động này không thể thành công nếu không có sự hợp tác của Việt Nam Cùng với đó là sự thay đổi nhanh chóng của tình hình thế giới và khu vực Việt Nam ngày càng nổi lên là nhân tố quan trọng, đóng góp và có ảnh hưởng đến ổn định và phát triển khu vực Đông Nam Á và khu vực châu Á - Thái Bình Dương Xuất phát từ những lý do theo cách hiểu thông thường đó, Hoa
Kỳ và Việt Nam bắt đầu thay đổi cách nhìn và bắt đầu những hoạt động nhằm tiến tới bình thường hóa quan hệ hai nước
Vào đầu những năm 1980, để tiến tới quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ, phía Hoa
Kỳ đưa ra điều kiện đối với Việt Nam là phải rút toàn bộ quân tình nguyện Việt Nam ở Campuchia về nước, phải hợp tác với Mỹ trong vấn đề MIA, POW, lấy đó làm cơ sở để từng bước nới lỏng cấm vận chống Việt Nam Hai nước bắt đầu những họat động tìm kiếm để đáp ứng những yêu cầu của nhau Nhất là về phía Việt Nam làm việc với tinh thần trách nhiệm cao, đã đạt được những kết quả lớn, đặc biệt về vấn đề MIA, những kết quả đó đã được phía Hoa Kỳ thừa nhận và từng bước có những động thái tích cực để hai dân tộc xích lại gần nhau Như hội đàm Việt Nam - Hoa Kỳ về việc tái định cư tại Mỹ, những người được tha từ những trung tâm cải
Trang 26tạo, ngày 14 - 15/7/1988 tại Hà Nội[67:4]
Cuối năm 1988, sau khi lên đắc cử Tổng thống Hoa Kỳ, Tổng thống H W Bush đã thể hiện mối quan tâm của mình trong quan hệ với Việt Nam, bằng việc yêu cầu Việt Nam phải tích cực hợp tác hơn nữa trong vấn đề MIA, POW, và yêu cầu Việt Nam phải rút hết số quân còn lại tại Campuchia Đến ngày 26/09/1989, Việt Nam đã thực hiện rút toàn bộ quân tình nguyện Việt Nam về nước sau khi đã
hoàn thành sứ mệnh cao cả của mình Đồng thời, cũng năm này Hội đồng Thương
mại Việt Nam - Hoa Kỳ được thành lập, đánh dấu quan hệ kinh tế hai nước bước sang giai đoạn mới Tuy rằng, việc thành lập hội đồng mới chỉ dừng lại ở việc xúc tiến tìm kiếm thị trường của nhau, nhưng chắc chắn sự tác động của nó với mối quan hệ hai bên nói chung là tích cực
Việc bình thường hóa quan hệ ngoại giao Việt Nam - Hoa Kỳ dường như đã trở thành xu thế không hể cưỡng lại, khi các tổ chức chính phủ, phi chính phủ, tư nhân các nhà doanh nghiệp ở Hoa Kỳ ngày càng hoạt động và ủng hộ mạnh mẽ tiến trình này Họ đều cho rằng đã đến lúc chính quyền Mỹ bỏ cấm vận đối với Việt
Nam Tờ nhật báo Thương mại Mỹ số ra ngày 04/07/1990 đăng bài xã luận trong đó viết: “Sau 15 năm có hiệu lực, lệnh cấm vận kinh tế của Mỹ chống Việt Nam đang
bị mất dần mục đích khi mà Mỹ đẩy nỗi đau của cuộc chiến tranh Việt Nam vào quá
khứ và Hà Nội mở cửa ra thế giới bên ngoài”[68:4] Đặc biệt đó là bức thư của một
thiếu niên mới 10 tuổi gửi Tổng thống H W Bush, bức thư viết: “Cháu tên là Xăm Stơlin, 10 tuổi, cháu muốn bày tỏ với ông những ý kiến của cháu về việc bình thường hoá quan hệ với Việt Nam sẽ có lợi Cháu nghe nói nhân dân Việt Nam coi các công dân Mỹ là những người bạn của họ còn chính phủ Mỹ thì không như vậy
Vì vậy, nếu ông bình thườngg hoá quan hệ (với Việt Nam) thì việc đó sẽ xoá bỏ sự không hài lòng đối với chính phủ Mỹ Ông cứ thử mà xem, ông có mất gì đâu? Cháu
hy vọng ông sẽ xem xét bức thư này một cách thiện chí” Bức thư này đã được thư
ký riêng của tổng thống trả lời rất thiện chí: “Tổng thống đã yêu cầu tôi trả lời bức thư của cháu, Tổng thống luôn luôn sẵn sàng lắng nghe ý kiến của những người Mỹ trẻ tuổi và hài lòng được biết về cháu và những mối quan tâm của cháu, cháu có thể
tin tưởng rằng những ý kiến của cháu đã được lưu ý đầy đủ”[69:4]
Trên cơ sở đạt được những tiến bộ giữa hai bên, nhất là về phía Việt Nam đã
Trang 27tích cực các hoạt động MIA và trao cho Hoa Kỳ những tài liệu quan trọng liên quan đến MIA và POW Tháng 04/1991, Tổng thống H W Bush đã đưa ra Lộ trình 4 điểm - Roach Map để tiến tới thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Hoa Kỳ Mặc
dù xét về quan điểm bình đẳng thì Lộ trình có phần mang tính áp đặt, vì bản thân nó
do một bên đưa ra, để bắt buộc bên kia thực hiện Vấn đề MIA, POW như đã thoả thuận thì Việt Nam chỉ coi đó là vấn đề nhân đạo không thể lấy đó gắn với vấn đề chinh trị, không thể coi đó là tiền đề, điều kiện cho tiến trình bình thường hoá Tuy nhiên, xét cả tiến trình thì sự tiến triển của bình thường hoá hoàn toàn do phía Việt Nam quyết định Mỗi khi phía Việt Nam đạt được những bước tiến trong tìm kiếm người Mỹ mất tích, thì chính phủ Hoa Kỳ ngay lập tức bằng những hành động có thiện cảm nới lỏng hơn vòng cấm vận Việc này cũng khó có thể trách người Mỹ, vì
xét một cách toàn diện thì việc đưa ra điều kiện cũng chứng tỏ “thiện chí” của họ
Và việc nhanh hay chậm hoàn toàn tuỳ thuộc vào phía Việt Nam, nó không thể khác
vì như vậy mới đủ thời gian để cho người Mỹ quên đi điều đáng quên đã xảy ra
trong quá khứ Còn Việt Nam, cũng xuất phát từ tư duy “thực tế”, biết rằng không
thể làm khác ngoài tích cực hơn nữa trong việc đáp ứng những điều kiện mà Hoa
Kỳ đưa ra Quan điểm của Hoa Kỳ về vấn đề này, như Bộ trưởng Bộ ngoại giao Mỹ
ra thông báo ngày 28/1/1992 nêu rõ: “Mỹ sẽ nhấn mạnh rằng: tiến bộ trong tiến trình bình thường hoá quan hệ Mỹ - Việt có liên quan tới bước tiến bộ tích cực trong công việc thực hiện hoà bình về Campuchia và việc tìm kiếm thông tin đầy đủ
nhất về tù binh và binh lính Mỹ”[74:4] Quan điểm này được hai bên duy trì trong
suốt quá trình đàm phán về bình thường hoá quan hệ ngoại giao
“Lộ trình” đưa ra chỉ sáu tháng sau, với sự hợp tác tích cực của Việt Nam
Ngày 30/07/1989, tại phố Cléber thủ đô Pari, Hội nghị về Campuchia đã được triệu tập Và đến ngày 23/10/1991, Hiệp định về hòa bình ở Campuchia đã được ký kết
Và chỉ một tháng sau, ngày 21/11, để triển khai “Lộ trình”, cuộc đàm phán giữa thứ trưởng ngoại giao Việt Nam Lê Mai và trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ Solomon được
tổ chức tại Trụ sở phái đoàn thường trực ở Liên hiệp quốc Đây là “cuộc tọa đàm đầu tiên giữa Việt Nam và Hoa Kỳ để bàn về phương thức bình thường hóa quan hệ
hai nước”[70:4] Với nội dung cơ bản là hủy bỏ giới hạn 25 dặm trong khu vực
New York mà Mỹ đã áp đặt đối với các quan chức ngoại giao và nhà báo Việt Nam
Trang 28đang làm việc tại trụ sở Liên Hiệp quốc Tại cuộc toạ đàm này, phía Việt Nam một lần nữa khẳng định việc bình thường hoá quan hệ Việt Nam_ Hoa Kỳ không điều kiện tiên quyết là phù hợp với lợi ích của nhân dân hai nước và của hoà bình ở Đông Nam Á, thế giới Việt Nam khẳng định lại với Hoa Kỳ, đẩy nhanh hơn nữa vấn đề MIA, POW trên tinh thần nhân đạo Đáp lại sự hợp tác tích cực của Việt Nam, Hoa Kỳ cũng có những động thái tương ứng với những kết quả đó Như việc bãi bỏ Luật cấm các cơ quan du lịch Mỹ tổ chức các chuyến du lịch sang Việt Nam
ngày 30/11/1991[71:4]
Kết thúc năm 1991, đầu năm 1992, thông qua hai tổ chức nhân đạo tầm nhìn thế giới và PLS Steatle của Mỹ Cơ quan phát triển quốc tế (USAID) của chính phủ Hoa Kỳ viện trợ nhân đạo cho nhân dân ta 1 triệu USD để phẫu thuật chỉnh hình,
phục hồi chức năng cho người tàn tật Việt Nam[72:4] Lần đầu tiên kể từ sau khi
chiến tranh kết thúc, chính phủ Mỹ đã quyết định cấp học bổng cho người Việt Nam
sang học tập tại Mỹ, theo chương trình Fulbright[73:4] Và chỉ ba tháng sau, ngày
13/04, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã thiết lập lại đường dây liên lạc viễn thông liên lạc
với Việt Nam Hoạt động này của Hoa Kỳ, theo bà Fetwaita là: “nhằm đáp lại những bước đi tích cực của Việt Nam trong vấn đề tù binh và người mất tích Cũng
như việc Việt Nam ủng hộ giải pháp hoà bình ở Campuchia[75:4]
Ngày 29/04/1992, Mỹ cho phép xuất khẩu sang Việt Nam các loại hàng phục
vụ nhu cầu thiết yếu của con người, bỏ các hạn chế đối với các tổ chức phi chính
phủ Mỹ trong các hoạt động viện trợ nhân đạo cho Việt Nam[17:15] Một hoạt động
thiện chí cuối cùng trên cương vị người đứng đầu nước Mỹ đối với việc bình thường hoá quan hệ Việt - Mỹ, là ngày 14/12/1992, Tổng thống H W Bush đã cho phép các công ty Mỹ được ký hợp đồng kinh doanh với Việt Nam; được lập văn phòng tại Việt Nam, thuê người làm việc, chuẩn bị kế hoạch triển khai hành động tiến hành nghiên cứu khả thi… để khi cấm vận được bãi bỏ là đi vào hoạt
động[17:15]
Năm 1992 kết thúc, cũng là điểm đánh dấu nỗ lực lớn nhất của Việt Nam (tính từ thời điểm hai nước bắt đầu các hoạt động nhằm hướng tới bình thường hoá) trong vấn đề MIA bằng việc trao 20 hài cốt cùng di vật quân nhân chết trong chiến tranh cho Hoa Kỳ ngày 25/02/1992, nâng tổng số lần Việt Nam trao cho Hoa Kỳ lên
Trang 2939, với tổng số 502 trường hợp[76:4] Đặt trong hoàn cảnh Việt Nam lúc này là cả
một cố gắng phi thường, vì điều kiện khí hậu, địa lý rất phúc tạp, những nơi mà đoàn làm việc phần lớn là đồi núi khô cằn, đó là chưa kể những khó khăn về vật chất Với những kết quả mà phía Việt Nam đạt được như vậy, đòi hỏi phía Hoa Kỳ cũng phải có những bước đi tương ứng Năm 1992 kết thúc, cũng là thời điểm khởi đầu một nhiệm kỳ cùa một tổng thống mới Dư luận Việt Nam - Hoa Kỳ và thế giới
hy vọng rằng chính quyền mới lên sẽ làm nhiều hơn những gì mà lẽ ra chính quyền trước đó phải làm Lên kế nhiệm chiếc ghế tổng thống trong bối cảnh mà thế giới đang diễn ra những biến đổi mau lẹ; chắc chắn Tổng thống Bill Clinton sẽ phải có những thay đổi mới trong chính sách đối ngoại của mình và trong chính sách đối ngoại chung đó, với Việt Nam, việc ông chủ mới của Nhà trắng có đi tiếp “Lộ trình”
mà người tiền nhiệm đề ra, là một vấn đề được dư luận dành một sự chú ý đặc biệt
Năm 1993 bắt đầu với những kết quả tích cực trong quan hệ hai nước Đầu tiên là việc thành lập Phòng thương mại Việt Nam_ Hoa Kỳ (UACC) tại New York Đây là tổ chức độc lập hoàn toàn, bao gồm các nhà kinh doanh, chủ ngân hàng, … ở
Mỹ muốn làm ăn với Việt Nam[77:4] Không lâu sau, ngày 11/09 chính phủ Việt
Nam lại cho phép Ngân hàng Hoa Kỳ (BA) mở văn phòng đại diện tại Hà
Nội[78:4] Việc thành lập VACC và BA, chứng tỏ việc bình thường hoá quan hệ
ngoại giao Việt Nam_ Hoa Kỳ không chỉ là ý muốn của những người đứng đầu hai chính phủ, mà còn là ý muốn khách quan, tất yếu diễn ra trong thời đại hội nhập và phát triển
Một cử chỉ được dư luận coi là một bước tiến đầu tiên tiến tới sự hoà giải là, ngày 02/7/1993 tại Văn phòng Tổng thống Mỹ, Tổng thống Bill Clinton đã quyết định chấm dứt sự phản đối của Mỹ đối với những nỗ lực của những nước khác
nhằm giải tỏa những món nợ của Việt Nam tại IMF Hành động này được báo Dân tộc Thái Lan bình luận: “Giờ đây điều khích lệ thật sự là cuối cùng đã có một sự khai thông Việc Mỹ không ngăn cản IMF cho Việt Nam vay tiền sẽ giải toả nguồn vốn để hiện đại hoá nền kinh tế Việt Nam”; báo này bình luận tiếp: “Tổng thống Bill
có cơ hội làm hơn nữa chứ không chỉ mở ra một thị trường mới cho buôn bán và đầu tư của Mỹ Ông ta cần phải chìa tay của mình đối với Việt Nam với sự thành thật chứ không phải sự nhân nhượng miễn cưỡng_ cuộc chiến tranh Việt Nam là cả
Trang 30một thảm kịch cho tất cả những ai có liên quan và vết thương vẫn còn đau đớn và hai bên cần phải xây dựng trên cơ sở của sự hiểu biết và quyết định của Mỹ bỏ việc cấm IMF cho Việt Nam vay tiền là một bước tiến đầu tiên tiến tới sự hoà
giải”[79:4]
Việc làm này của Tổng thống Bill Clinton mang tính đột phá trong quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ Riêng với Việt Nam đã mang lại những lợi ích lớn từ các trung tâm khổng lồ này Chỉ ba tháng sau tuyên bố của Tổng thống Mỹ, Việt Nam đã xoá xong nợ cho IMF, đàm phán và ký 2 hiệp định cho dự án đường giao thông số 1 và
dự án giáo dục tiểu học, tổng cộng lên đến 287,5 triệu USD (dự án đường giao thông số 1 là 158,5 triệu USD, và dự án tiểu học là 70 triệu USD)[80:4] Và được
Ngân hàng châu Á (ADB) cam kết sẵn sàng viện trợ khi cam kết của tổng thống Bill Clinton có hiệu lực Phía Mỹ cũng đẩy mạnh viện trợ cho Việt Nam Ngày 15/8/1993, USAID tuyên bố viện trợ nhân đạo giai đoạn 2 dành cho Việt Nam là 3,5 triệu USD, 2,5 triệu dành cho dự án chỉnh hình và cung cấp chân tay giả cho nạn
nhân chiến tranh, 1,25 triệu cho dự án giúp trẻ mồ côi tàn tật lang thang[81:4] Rồi
hợp tác hai bên về phẫu thuật nụ cười ngày 20/10/1993 Đến ngày 16/12 cùng năm, Hoa Kỳ tiếp tục trợ giúp bổ sung 2 triệu USD cho chương trình tái hội nhập người tị
nạn Việt Nam và 25.000 USD cho vùng lũ lụt miền Trung[82:4]
Ngày 25/12/1993, đánh dấu thiện chí của Hoa Kỳ trong quan hệ với Việt Nam, khi phía Hoa Kỳ công bố quyết định cụ thể về lới lỏng cấm vận kinh tế đối
với Việt Nam[83:4] Tuyên bố này được Bộ tài chính Mỹ đưa ra gồm những quy
định cụ thể về việc thi hành quyết định của Tổng thống Bill Clinton, cho phép các công ty Mỹ tham gia các dự án phát triển do quốc tế tài trợ cho Việt Nam Mà nội dung chính là: Các công ty Mỹ trong khuôn khổ cho phép của các tổ chức tài chính
Mỹ được quyền cung cấp dịch vụ và được quyền đầu tư cho các dự án ở Việt Nam Được phép kinh doanh, lập các công ty tư vấn với các công ty của Việt Nam Người dân là đối tượng rất nhạy cảm với các vấn đề xã hội, trước đây khi nói đến việc thiết lập quan hệ với Việt Nam họ thường phản đối rất quyết liệt Nhưng trong cuộc thăm
dò dư luận đầu năm 1994, do hãng AP thực hiện cho thấy: 58% số người Mỹ ủng hộ việc Washington lập quan hệ bình thường với Việt Nam, số người phản đối chỉ còn
32% và 10% cho biết họ bàng quan với vấn đề này[84:4]
Trang 31Rào cản khó tính nhất là Thượng viện Hoa Kỳ, vì trong Thượng viện có nhiều Thượng nghị sĩ đã từng trực hay gián tiếp tham chiến tại Việt Nam Do đó, họ thường mang tư tưởng bảo thủ, cực đoan hơn khi nói đến tái thiết lập với một đất nước đã làm họ trở thành người thất bại đau đớn trong lịch sử chiến tranh Hoa Kỳ Thì đến sáng ngày 27/1/1994, trong một buổi họp của Thượng viện, các Thượng nghị sĩ đã thông qua nghị quyết kêu gọi Tổng thống hủy bỏ cấm vận buôn bán với Việt Nam để giải quyết số phận người Mỹ mất tích trong cuộc chiến tranh Việt Nam
với đa số phiếu áp đảo: 62 phiếu thuận, 38 phiếu trống[85:4] Điều này chứng tỏ
rằng, việc bình thường hoá các quan hệ với Việt Nam chỉ còn là vấn đề của người đứng đầu nước Mỹ
Trên cơ sở đó, 17 giờ ngày 03/2/1994, tại Nhà Trắng thủ đô Washington, Tổng thống Bill Clinton đã thông báo quyết định bỏ lệnh cấm vận buôn bán với
Việt Nam và mở phòng liên lạc tại Hà Nội Ông nói: Hôm nay, tôi bỏ lệnh buôn bán với Việt Nam bởi vì tôi hoàn toàn tin tưởng rằng việc làm đó sẽ tạo ra cách tốt nhất
để giải quyết số phận của những người vẫn bị coi là mất tích và những người chưa
được biết tin chắc chắn[86:4] Quyết định này của Tổng thống Bill Clinton được
coi là bước đi quan trọng nhất để tiến tới hai nước lập quan hệ ngoại giao bình
thường Nhận xét về quyết định này, tờ diễn đàn thông tin quốc tế nói: Bằng quyết định bỏ cấm vận chống Việt Nam, Tổng thống Bill đã tác động cho đất nước đưa
toàn bộ sự thách đố đáng buồn và lo sợ vào nơi sâu kín nhất của ký ức[87:4] Còn
tờ thời báo Anh thì nhận xét: Cùng với việc chuẩn bị đón mừng năm mới, nhân dân Việt Nam hy vọng năm 1994 sẽ là năm có bước ngoặt quan trọng; chiến tranh bị
quên đi và người ta hướng tới một tương lai thịnh vượng[88:4]
Tuy nhiên, để hướng tới quan hệ ngoại giao bình thường, hai bên cần có những bước tiến nhanh hơn nữa Lệnh cấm buôn bán với Việt Nam vừa được tuyên
bố bãi bỏ , thì các Bộ thương mại và tài chính Hoa Kỳ đã công bố các quyết định thực hiện quyết định ngày 03/02 của Tổng thống Bill Clinton Cơ quan kiểm soát tài sản ở nước ngoài của Bộ Tài chính đã công bố sửa đổi các quy định nhằm cho phép tiến hành các cuộc giao dịch về tài chính, buôn bán và những giao dịch khác với Việt Nam Cơ quan quản lý xuất khẩu của Bộ Thương mại Mỹ đã sửa đổi các quy định nhằm đưa Việt Nam từ nhóm các nước bị hạn chế (z) lên nhóm (y) (gồm các
Trang 32nước Liên Xô, Đông Âu, Mông Cổ, Campuchia , Lào)[89:4] Tiếp theo đó là lệnh
cấm vận chuyển hàng hóa bằng tàu biển và máy bay sang Việt Nam của Bộ Vận tải, Thương mại Hoa Kỳ ngày 22/02/1994, theo đó các công ty Lep PRDYLT International, và Conflo Line,… sẽ cung cấp các dịch vụ đường không và đường
biển cho các nhà buôn Mỹ, chở hàng từ Mỹ tới Việt Nam và ngược lại[90:4]
Một sự kiện đánh dấu bước nhảy vọt trong quan hệ hai nước là việc mở các
cơ quan liên lạc của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Hoa Kỳ tại thủ đô hai nước Hình thức đại diện chính thức mở đầu của Việt Nam tại Mỹ và của Mỹ tại Việt Nam sẽ là cơ quan liên lạc và người đứng đầu sẽ mang chức danh là “Trưởng
cơ quan liên lạc”, hai cơ quan sẽ hoạt động trong khuôn khổ công ước Viên năm
1963 về quan hệ lãnh thổ mà hai bên đều là thành viên ký kết[91:4] Hoạt động của
hai cơ quan này sẽ là hình thức quá độ lên cấp đại sứ khi Việt Nam_ Hoa kỳ chính thức bình thường hóa quan hệ ngoại giao Sự kiện này đánh dấu một bước tiến quan trọng, tạo điều kiện để chính phủ hai nước tiếp tục giải quyết những vấn đề liên quan khắc phục những bất đồng, tìm ra một tiếng nói chung phù hợp với lợi ích của hai dân tộc, và lợi ích của hòa bình, phát triển trong khu vực
Ngày 21/04, cuộc triển lãm hàng thủ công mỹ nghệ Expo đã chính thức mở cửa tại Trung tâm triển lãm quốc gia (Giảng Võ, Hà Nội) Bên cạnh đó còn có 4 cuộc hội thảo quan trọng giới thiệu sản phẩm và một cuộc gặp gỡ giữa doanh nghiệp hai nước Cuộc triển lãm này thu hút 50 công ty Mỹ, trong đó có các hãng là
thương hiệu nổi danh như: Electric, IBM, General, Microsoft[92:4] Các nhà kinh
doanh rất hài lòng về cuộc triển lãm này, và cho rằng thị trường Việt Nam đã thực
sự xuất hiện cạnh tranh giữa các công ty hàng đầu của Mỹ với nhau và cho đến thời điểm này của năm 1994 đã có 60 văn phòng đại diện cho 40 công ty Mỹ đang hoạt động tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh Trong hai ngày 19_20/05, đã diễn ra cuộc hội thảo về đầu tư và kinh doanh ở Việt Nam, do tổ chức Hội nghị phát triển kinh tế thế giới tổ chức tại thủ đô Washington Đoàn Việt Nam do phó thủ tướng Trần Đức Lương dẫn đầu tới dự hội thảo này, thu hút trên 250 đại diện các công ty
Mỹ, trong đó có nhiều công ty lớn của Mỹ[93:4] Hội thảo này, được coi là bước
tiến trong quan hệ kinh tế Việt Nam - Hoa Kỳ, từ khi lệnh bãi bỏ cấm vận buôn bán với Việt Nam được công bố Tại Hội nghị, những người có trách nhiệm của hai bên,
Trang 33một lần nữa bày tỏ mối quan tâm sâu sắc cần thiết phải đi tới bình thường hoá quan
hệ ngoại giao một cách đầy đủ Phát biểu trong Hội thảo, trưởng phái đoàn Việt
Nam nêu rõ: “Chính sách đối ngoại đúng đắn của Việt Nam vài năm qua đã góp phần quan trọng vào sự nghiệp đổi mới và những thành tựu kinh tế của Việt Nam, đồng thời ngày càng gắn bó Việt Nam với cộng đồng quốc tế… Chính phủ Việt Nam cho rằng, quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ là tốt đẹp nếu cả hai bên đều tôn trọng những nguyên tắc của hợp tác bình đẳng và cùng có lợi, đều hướng mọi nỗ lực cho mục tiêu chung là hoà bình, ổn định hợp tác và phát triển” Đại diện các công ty Mỹ cũng bày tỏ sự quan tâm của họ với thị trường Việt Nam, cho rằng: “Đã đên lúc mở quan hệ thương mại với Việt Nam và quan hệ thương mại Việt - Mỹ sẽ có lợi cho cả hai bên”
Cuối tháng 2/1995, tại Hoa Kỳ liên đoàn Thương mại Việt-Mỹ được thành
lập, nhằm thúc đẩy quá trình bình thường hóa kinh tế đầy đủ giữa hai nước[94:4]
Đây là một tổ chức rộng rãi gồm 46 công ty lớn, đại diện cho các ngành Công nghiệp Mỹ và các hội buôn bán như Hội đồng Thương mại Việt - Mỹ và Phòng Thương mại Việt - Mỹ, liên đoàn ủng hộ việc bình thường hóa quan hệ ngoại giao
Mỹ - Việt Để tạo diều kiện tiến hành các hoạt động của công ty đầu tư tư nhân ở hải ngoại (OPIC), ngân hàng xuất nhập khẩu (EximBanh) và cơ quan buôn bán phát triển Mỹ (DTA) ở Việt Nam ủng hộ mở cuộc thương lượng về một Hiệp định buôn bán tay đôi, bao gồm cả quy chế tối huệ quốc (MFN) có đi có lại
Song song với việc đẩy mạnh quá trình bình thường hóa quan hệ với Hoa Kỳ, trên cơ sở những những quan điểm mới trong đường lối đối ngoại mà Cương lĩnh
xây dựng chủ nghĩa xã hội trong thời kỳ quá độ, nêu ra là: “Việt Nam sẵn sàng thiết lập và mở rộng quan hệ hữu nghị, hợp tác với tất cả các nước, không phân biệt chế
độ chính trị_ xã hội khác nhau, trên cơ sở năm nguyên tắc cùng tồn tại hòa bình, tôn trọng độc lập chủ quyền, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, không dùng vũ lực và đe dọa dùng vũ lực trong quan hệ quốc tế, mở rộng sự hợp tác bình
đẳng cùng có lợi”[69:3] Việt Nam đã mở rộng quan hệ ngoại giao với các nước
bằng nhiều con đường khác nhau, như qua các tổ chức quốc tế và qua các chuyến thăm viếng lẫn nhau Đó là chuyến thăm viếng Nhật Bản, Hàn Quốc của Tổng bí thư Đỗ Mười, từ 11- 21/04/1995; chuyến thăm Pháp của Chủ tịch nước Lê Đức Anh
Trang 34từ 07- 12/05/1995 và chuyến thăm Luxembourg cùng bốn nước Bắc Âu (Đan Mạch,
Na Uy, Thụy Điển, Iceland) của Thủ tướng Võ Văn Kiệt từ 08/05 - 10/05/1995 Qua các chuyến viếng thăm này, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế càng được khẳng định; sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội không những không bị các nước tẩy chay mà còn được cổ vũ nồng nhiệt Qua đó Việt Nam tranh thủ được nhiều hơn
sự ủng hộ từ bên ngoài, ký kết nhiều hiệp định đầu tư và viện trợ từ các chuyến thăm đó
Đường lối đối ngoại rộng mở đã thu hút nhiều nhà kinh doanh, đầu tư trên thế giới vào Việt Nam Trong khi các doanh nghiệp, nhà kinh doanh Mỹ vẫn bị ràng buộc bởi lệnh cấm vận chưa được xóa bỏ hoàn toàn Họ cảm thấy quyền lợi, địa vị làm ăn ở Việt Nam có nguy cơ bị đe dọa, nếu không nhanh họ sẽ là những người đứng ngoài cuộc chơi ở một thị trường lớn và đang rộng mở này Đặt những nhà doanh nghiệp, đầu tư Hoa Kỳ trong bối cảnh đó, vô hình chung đã dẫn tới một hệ lụy là họ trở thành một lực lượng đấu tranh quyết liệt, tác động mạnh mẽ tới chính quyền Mỹ phải gạt bỏ những gì là rào cản, ngăn cách họ đến với thị trường Việt
Nam Họ phàn nàn, kêu ca với chính phủ rằng: “Lệnh buôn bán với Việt Nam đã được hủy bỏ từ tháng 02/1994 Và cơ quan liên lạc của Mỹ và Việt Nam đã được
mở tháng 02/1995 Tuy nhiên quan hệ ngoại giao vẫn chưa được thiết lập Thiếu quan hệ bình thường hóa, sẽ đặt các nhà kinh doanh Mỹ vào thế bất lợi trong việc phát triển các mối quan hệ kinh tế và thương mại Mỹ nên bình thường hóa ngay lập tức các mối quan hệ với Việt Nam và tạo điều kiện cho chương trình buôn bán xuất khẩu và đầu tư Mỹ ở Việt Nam có thể thực hiện được nhằm tăng khả năng cạnh
tranh của giới doanh nghiệp”[95:4]
Ngày 29/05/1995, trong ngày lễ tưởng niệm những người đã chết trong các
cuộc chiến tranh, Tổng thống Hoa Kỳ thừa nhận: “Việt Nam đã hợp tác một cách chưa từng thấy trong việc thống kê lính Mỹ mất tích trong chiến tranh… Chúng tôi
đã đặt vấn đề MIA lên trên tất cả các vấn đề khác trong quan hệ của chúng tôi với Việt Nam và hôm nay tôi vui mừng nói rằng chúng tôi đang nhận được sự hợp tác
nhiều hơn bao giờ hết của Hà Nội” [96:4] Với cương vị người đứng đầu nước Mỹ,
tuyên bố này của Tổng thống Bill Clinton là một “tín hiệu xanh” trong quan hệ hai
nước Vì đây là một tuyên bố công khai hiếm hoi (có thể nói là đầu tiên và duy
Trang 35nhất) của một Tổng thống Hoa Kỳ từ khi hai nước bắt tay vào hoạt động MIA/POW, là đòn bẩy rút ngắn hơn nữa quá trình bình thường hóa trong điều kiện
có thể với người Mỹ
Từ những kết quả mà hai bên đạt được, vào trung tuần tháng 07/1995, Tổng
thống Bill Clinton tuyên bố: “Hôm nay tôi loan báo việc bình thường quan hệ ngoại giao với Việt Nam Từ thời gian đầu của chính quyền này, bất kỳ sự cải thiện nào trong quan hệ giữa Mỹ và Việt Nam đều dựa vào sự tiến bộ đạt được về vấn đề MIA_ POW… Trong vòng 7 tháng Hà Nội đã thực hiện những bước quan trọng
giúp chúng ta giải quyết được nhiều trường hợp”[33:1393] Kết thúc bản tuyên bố,
Tổng thống Bill Clinton nhấn mạnh: “Bước đi này sẽ giúp đất nước chúng ta tiến lên phía trước về một vấn đề đã chia rẽ người Mỹ chúng ta với nhau quá lâu rồi Chúng ta hãy hướng về tương lai Chúng ta có quá nhiều việc phải làm ở phía trước Đây là lúc tạo cho chúng ta cơ hội để hàn gắn vết thương của chúng ta Những vết thương này đã không chịu lành quá lâu rồi, giờ đây chúng ta có thể hướng tới một cơ sở chung Bất kể những gì đã chia rẽ chúng ta trước đây, chúng ta hãy xếp vào quá khứ Hãy để những phút giây này theo từ của kinh thánh là một
thời điểm để hàn gắn và thời điểm để kiến thiết”[33:1395]
Thông báo này, đánh dấu quan hệ ngoại giao Việt Nam - Hoa Kỳ chính thức được bình thường hóa, Những trang sử đau buồn của quá khứ đã được khép lại, trang sử mới của hai nước bắt đầu Những trang sử đầu tiên của quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ trong thời kỳ mới sẽ được viết lên trên tinh thần thắm đượm tình đoàn kết
vì hòa bình, ổn định và thịnh vượng chung
Quá trình bình thường hóa quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ “giống như những chiếc đèn Hoa Kỳ nhỏ nhoi, lấp láy lúc ẩn lúc hiện trong lịch sử quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ, chúng không được thắp sáng thường xuyên vì có người có lúc thắp lên lại
có người có lúc tắt đi Nhưng chúng là “những cây đèn thần”, chúng sẽ được thắp sáng khi nào cả Việt Nam và Hoa Kỳ đều muốn bình thường hóa quan hệ, đều muốn xây dựng mối quan hệ thân thiện, bình đẳng, cùng có lợi, đều muốn thắp sáng những cây đèn lịch sử của mối quan hệ giữa hai nước, dùng chúng như những ngọn
đuốc soi đường để hướng tới tương lai [3:162]
Một chương mới trong quan hệ hai nước thực sự đã mở ra Tuy nhiên, việc
Trang 36bình thường hóa quan hệ thương mại chưa được xác lập Vì vậy, hai bên còn phải tiếp tục đàm phán để ký kết Hiệp định thương mại song phương, tạo cơ sở hoàn tất quá trình bình thường hóa quan hệ nai bên
1.3 Hiệp định thương mại song phương Việt Nam_ Hoa Kỳ
1.3.1 Tình hình quốc tế và khu vực tác động đến chính sách thương mại của hai nước
Về phía Hoa Kỳ:
Hoa Kỳ thiết lập quan hệ ngoại giao, thương mại với Việt Nam trong bối cảnh quốc tế đã và đang diễn ra những thay đổi lớn Sự kết thúc đột ngột của Chiến tranh lạnh nằm ngoài sự dự đoán của con người Thế giới hậu Chiến tranh lạnh đang
diễn ra sự sắp đặt lại trật tự một cách sôi động: “Những sự nhất trí tư tưởng đang rộn rã, tan rã để nhường chỗ cho một địa lý học mới: không còn địa lý học của những chiến tranh lạnh, lại càng không phải địa lý học của của cải, nó tách biệt giữa những nước giàu với những nước nghèo, đó là địa lý học của sự loại trừ, nó vẽ
ra một bản đồ gồm ba vòng tròn: “một trung tâm kinh tế chính trị, phi tập trung hóa, một ngoại vi hội nhập toàn thế giới nhưng hoàn toàn không có quyền lực chính trị riêng của chính mình, cuối cùng là một khu vực bị tách khỏi những luồng mạch trao đổi và quyết định Hồi tưởng về một vận mệnh và một cuộc chiến đấu chung đã
vĩnh viễn qua rồi.” [10:183] Với cương vị người đứng đầu nước Mỹ, tổng thống
B.Clinton đã tỏ rõ vai trò của mình là sắp đặt lại trật tự thế giới hậu chiến tranh lạnh
Trước hết, để củng cố quyền lực và uy tín của mình, tổng thống B.Clinton đã tập trung vào khôi phục nền kinh tế đang suy vi nghiêm trọng Bằng những chính sách mạnh mẽ, kinh tế Hoa Kỳ dần hồi phục và lấy lại đà tăng trưởng Đến năm
1995, tiếp theo 3 năm bước vào Nhà Trắng GDP đã tăng trung bình 3,1%/năm
[19:347] Sự phục hồi kinh tế là điều kiện thuận lợi để tổng thống B.Clinton tiếp tục
thực hiện chính sách đối ngoại đưa ra từ đầu nhiệm kỳ, mà tập trung chủ yếu vào ba nội dung sau:
1 Làm sống lại nền kinh tế Mỹ, ưu tiên về mặt đối nội cũng là ưu tiên về mặt đối ngoại Sự phát triển của nền kinh tế là điều kiện đầu tiên để Hoa Kỳ tiếp tục duy
Trang 37trì vị trí lãnh đạo thế giới của mình
2 Dương cao ngọn cờ dân chủ, nhân quyền và thị trường tự do, coi đó là một động lực thúc đẩy việc thực hiện chính sách đối ngoại mới Tổng thống B.Clinton
thường nói: “Hoa Kỳ phải đem lại sự hỗ trợ với trào lưu dân chủ hóa và tự do hóa kinh tế đang thịnh hành trên khắp thế giới”
3 Tiếp tục xây dựng lực lượng vũ trang vững mạnh, làm công cụ khống chế các đồng minh và bất cứ các quốc gia nào có nguy cơ đe dọa vai trò lãnh đạo của Hoa Kỳ
Cùng với việc vạch ra đường lối đối ngoại đó, ngay khi lên cầm quyền, tổng thống B.Cliton đã nhận ra vai trò ngày càng quan trọng của khu vực châu Á Thái
Bình Dương - khu vực được mệnh danh là “lòng chảo sục sôi của các nền văn
minh”[16:307] Thế giới đang có sự chuyển dịch tương đối quyền lực về khu vực
này Với diện tích 44 triệu km2, chiếm 29,4% diện tích thế giới, hơn 3.500 triệu dân, là khu vực rộng lớn nhất, đông dân nhất, có tiềm lực kinh tế to lớn bậc nhất hành tinh,… Là đại dương rộng lớn nhất, chiếc bản đồ chiến lược nối liền châu Mỹ với châu Á thông với Ấn Độ Dương và Biển Đỏ, sang Trung Đông, châu Phi và
[15:336]
Để đạt được mục đích này, Hoa Kỳ tiếp tục thúc đẩy các quan hệ với các đồng minh truyền thống ở Đông Á, như: Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan Riêng với Nhật Bản, mặc dù quan hệ kinh tế - thương mại hai bên luôn có bất đồng Hoa Kỳ luôn thâm hụt cán cân thương mại với Nhật Bản Hơn nữa, Nhật Bản muốn mở rộng
Trang 38quyền lực của mình để có tiếng nói hơn trên trường quốc tế về chính trị, chứ không chỉ dừng lại ở một cường quốc về kinh tế Việc này được thể hiện rõ hơn khi chiến tranh lạnh kết thúc, Nhật Bản muốn Hoa Kỳ cho lực lượng phòng vệ của Nhật Bản được hoạt động tự do, độc lập hơn trong việc giải quyết các vấn đề quốc tế Việc này làm Hoa Kỳ hết sức lo ngại Nhưng xét về đồng minh chiến lược thì, Nhật Bản vẫn là lựa chọn đầu tiên để kiềm chế sự vươn lên và ngăn chặn sự bành trướng của Trung Hoa về phía Nam Việc này được thể hiện bằng việc tái khẳng định của Hiệp ước an ninh Nhật - Mỹ
Đông Nam Á, thời hậu Chiến tranh lạnh để lại một khoảng trống quyền lực lớn và hiện đang là vùng ảnh hưởng của nhiều cường quốc như: Hoa Kỳ, Nhật Bản, Nga, Trung Quốc Với một địa chiến lược trọng yếu án ngữ hầu hết các con đường hàng hải qua lại giữa các châu lục, cộng với một nền kinh tế đang phát triển một cách năng động với một thị trường tiêu thụ khổng lồ của khoảng 500 triệu dân Hoa
Kỳ với khu vực này vốn có quan hệ truyền thống, nhất là đồng minh như Thái Lan, Philippines,… Mặc dù căn cứ quân sự trên lãnh thổ Philippines tạm thời bị đóng cửa, Hoa Kỳ vẫn tiếp tục tuyên bố giữ cam kết an ninh với các đồng minh cũ trong khu vực Đồng thời ủng hộ các cố gắng tìm kiếm các hình thức hợp tác an ninh đa phương của ASEAN và quá trình mở rộng hiệp hội này Hoa Kỳ muốn lôi kéo các nước trong khu vực này về phía mình sẽ đảm bảo là bức tường vững chắc ngăn chặn chiến lược nam tiến của Trung Quốc
Biển Đông là nguyên nhân đầu tiên và thường trực dẫn đến nguy cơ gây mất
ổn định trong khu vực Nhất là ngày 25/02/1992, Trung Quốc đưa ra tuyên bố về chủ quyền ở Biển Đông Việc làm này không chỉ gây ra sự bất bình, lo ngại của các nước trong khu vực mà cũng làm Hoa Kỳ không yên tâm khi những tham vọng của Trung Quốc cứ lớn dần, và theo như tuyên bố này thì ¾ diện tích của biển Đông trong đó có hai quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa của Việt Nam, sẽ được gộp vào lãnh
thổ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa [15:340]
Trên thực tế, với một vị trí chiến lược cùng những lợi ích mà hai quần đảo trên biển Đông đem lại, trong khi quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa hiện là tâm điểm tranh chấp của nhiều quốc gia trong khu vực như: Việt Nam, Trung Quốc, Philippines… Mặc dù, các nước đã thỏa thuận sẽ giải quyết tranh chấp bằng con
Trang 39đường hòa bình, nhưng với những lợi ích sống còn của nhiều quốc gia, nhất là tham vọng của Trung Quốc ngày càng lớn, và khi những lợi ích không được giải quyết thỏa đáng thì hoàn toàn có cơ sở để khẳng định khả năng xảy ra giải quyết xung đột bằng vũ lực là có thể
Với việc tranh chấp chủ quyền ở biển Đông, Hoa Kỳ vẫn tuyên bố giải quyết tranh chấp bằng con đường hòa giải, phản đối vũ lực để khẳng định chủ quyền của bất cứ nước nào Sở dĩ như vậy vì các con đường hàng hải chạy qua vùng biển này có vai trò rất quan trọng đối với các lợi ích an ninh và kinh tế Hoa Kỳ Duy trì sự đi lại tự do của tàu bè là lợi ích cơ bản của Hoa Kỳ Việc đi lại không bị ngăn chặn của tất cả tàu bè và máy bay ở biển Đông là cần thiết cho hòa bình và phồn vinh toàn bộ khu vực châu Á - Thái Bình Dương Việc này được Mỹ khẳng định:
“Hoa Kỳ coi vùng biển sâu ở biển Đông là vùng biển chung của quốc tế Lợi ích chiến lược của Mỹ trong việc duy trì tuyến giao thông nối liền với Đông Nam Á- Đông Bắc Á và Đại Tây Dương, làm cho Mỹ nhận thấy sự cần thiết phải chống lại bất cứ tuyên bố hải phận nào vượt qua quy định của công ước về luật biển”
[15:337]
Lợi ích của Hoa Kỳ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương không chỉ là về
an ninh chính trị mà còn có lợi ích kinh tế to lớn Trong lĩnh vực này, chính quyền tổng thống B.Clinton đánh giá cao vị trí của châu Á - Thái Bình Dương đối với việc
triển khai thực hiện chiến lược phục hưng kinh tế nước Mỹ, ông nêu rõ: “Châu Á ngày càng trở nên quan trọng hơn vì chúng ta không thể giàu có trong nước nếu không có thị trường và tài nguyên của châu Á Khu vực này chiếm hơn 27% giá trị sản xuất, 25% kim ngạch buôn bán thế giới, xuất khẩu của vùng này từ chỗ chỉ chiếm 1/7 tổng số xuất khẩu của thời gian trước đây, nay chiếm hơn 30% tổng sản phẩm trong nước GDP của châu Á, năm 1965 chiếm 9% của thế giới, trong thập kỷ
80 tăng lên 20%, đến năm 2006 sẽ vượt 35% (Châu Âu: 24.6%, Bắc Mỹ 18%), 40% buôn bán với thế giới lá ở châu Á-Thái Bình Dương Năm 1993 buôn bán hai chiều
đạt 315 USD, năm 1995 vượt 400 tỷ, thu hút hơn 3 triệu việc làm ở Mỹ [19:258,
259]
Với sự phát triển năng động của khu vực, chắc rằng sang thế kỷ tới, Hoa Kỳ phải chú ý tới khu vực này nhiều hơn như lời trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ
Trang 40phụ trách khu vực Châu Á - Thái Bình Dương Lord khẳng định: “Ngày nay không
có khu vực nào quan trọng hơn khu vực này”
Chính sách đối ngoại của Mỹ với Việt Nam trong giai đoạn này có phần yên
ả, tuy nhiên trong nội bộ Hoa Kỳ vẫn chia ra làm hai quan điểm trái ngược nhau Một quan điểm cho rằng Hoa Kỳ là một nước phát triển, quan hệ với Việt Nam là một nước nghèo nàn, lạc hậu, lại là kẻ thù của Hoa Kỳ trong quá khứ, như vậy không mang lại lợi ích cho Hoa Kỳ Còn quan điểm khác tỏ ra thức thời hơn và đang chiếm số đông Họ đánh giá Việt Nam có tầm quan trọng xứng đáng ở Đông Dương và Đông Nam Á Theo họ, đất nước này tuy nhỏ, nhưng có vị trí quan trọng trong khu vực này Về mặt chiến lược, Việt Nam nắm giữ con đường biển huyết mạch từ Bắc Á xuống Đông Nam Á và Ấn Độ Dương Những lợi thế về quân sự cũng cần tính đến cho Việt Nam có quân cảng Cam Ranh, đây là cảng quan trọng,
từ đó có thể khống chế một phần lớn vùng biển Đông Nam Á Những lợi thế về kinh
tế không phải là nhỏ Nếu chỉ dừng lại ở hình thức thì không đủ tính thuyết phục Dung lượng thị trường chưa lớn nhưng tiềm năng của nó quả là lớn, nên trở thành
một con rồng mới của Đông Nam Á trong tương lai gần [22:50] Có thể nói rằng,
quan điểm này đã và đang ngày càng có ảnh hưởng tới chính sách của Mỹ đối với Việt Nam và trực tiếp tác động tới chính quyền B.Clinton
Việt Nam sau nhiều năm đổi mới đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong lĩnh vực kinh tế, chính trị xã hội, … dần khẳng định và có tiếng nói ngày càng quan trọng trong khu vực Những lý do đó làm cho chính quyền B.Clinton không thể không chú ý tới Việt Nam Vả lại, sự nổi dậy một cách mạnh mẽ của Trung Quốc cả về kinh tế_chính trị_quân sự trở thành một thách thức mới đe dọa vị trí
lãnh đạo của Hoa Kỳ ở khu vực châu Á_Thái Bình Dương Bởi vì “ từ góc độ lịch
sử … hai cường quốc sống hữu với nhau là hết sức khó khăn Bên nào cũng coi cái được của đối phương là cái mất của mình, coi hành vi uy hiếp của đối phương với
đồng minh cũng như là uy hiếp đến an ninh của bản thân mình” [9:23]
Trung Quốc hiện tại chưa thể trở thành một đối trọng của Hoa Kỳ, nhưng với những gì mà Trung Quốc đang thể hiện thì không thể chắc chắn rằng điều đó không thể trở thành hiện thực trong tương lai Coi trọng khu vực châu Á-Thái Bình Dương, lo ngại Trung Quốc, Việt Nam sẽ là một lựa chọn của Hoa Kỳ như là một