Trên cơ sở nghiên cứu nói trên đề tài hướng đến tìm câu trả lời cho các câu hỏi sau đây: i Bản chất mối quan hệ giữa quản lý nhà nước và FDI trong quá trình tăng trưởng kinh tế của một q
Trang 1BẢN THẢO LUẬN VĂN THẠC SĨ
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH
LÊ THỊ NGỌC ÁNH
TÁC ĐỘNG CỦA FDI LÊN TĂNG TRƯỞNG CỦA CÁC QUỐC GIA KHU VỰC ASEAN: MÔ HÌNH HỒI QUY NGƯỠNG TÁC ĐỘNG CỐ ĐỊNH
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
TP Hồ Chí Minh – 2018
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS ĐINH THỊ THU HỒNG
TP Hồ Chí Minh – 2018
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bài luận văn thạc sĩ với chủ đề “Tác động của FDI lên tăng
trưởng của các quốc gia khu vực ASEAN: mô hình hồi quy ngưỡng tác động cố định” là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi theo sự hướng dẫn
của TS Đinh Thị Thu Hồng Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực,
có nguồn gốc rõ ràng và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung và tính trung thực của luận văn này
TP Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2018
Lê Thị Ngọc Ánh
Trang 4MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
CHƯƠNG 1 - GIỚI THIỆU 1
1.1 Đặt vấn đề 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu 2
1.3 Phương pháp nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 3
1.4 Ý nghĩa của nghiên cứu 3
1.5 Bố cục của đề tài 4
CHƯƠNG 2 - TỔNG QUAN LÝ THUYẾT 5
2.1 Nền tảng lý thuyết về tác động của FDI lên tăng trưởng kinh tế 5
2.1.1 Lý thuyết phụ thuộc (Dependency theory) 5
2.1.2 Lý thuyết chiết trung 6
2.1.3 Mô hình tăng trưởng nội sinh (Endogenous growth) 7
2.1.4 Lý thuyết tăng trưởng dựa vào đổi mới (Innovation-based growth) 7
2.1.5 Sự lan tỏa công nghệ (Technology spillover) 8
2.2 Các nghiên cứu khoa học, lý luận thực nghiệm về mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế 11
2.2.1 Vai trò của quản lý nhà nước trong mối quan hệ FDI và tăng trưởng 11 2.2.2 Các nghiên cứu mối quan hệ FDI và tăng trưởng kinh tế 13
2.2.3 Hiệu ứng ngưỡng giữa FDI và tăng trưởng kinh tế 23
2.2.4 Mối quan hệ FDI và tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam 25
Trang 5CHƯƠNG 3 - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 28
3.1 Phương pháp hồi quy ngưỡng tác động cố định 28
3.1.1 Mô hình ngưỡng đơn 28
3.1.2 Mô hình đa ngưỡng 31
3.2 Thiết lập mô hình nghiên cứu 32
3.3 Dữ liệu và biến số 35
CHƯƠNG 4 - KẾT QUẢ 39
4.1 Các phân tích cơ bản 39
4.1.1 Kiểm định đa cộng tuyến 39
4.1.2 Kiểm định tính dừng 40
4.2 Mô hình tăng trưởng phi tuyến với biến ngưỡng FDI 41
4.2.1 Kiểm định hiệu ứng ngưỡng 41
4.2.2 Xác định số ngưỡng trong mô hình 42
4.2.3 Kết quả hồi quy mô hình ngưỡng đơn 43
4.3 Mô hình tăng trưởng phi tuyến với biến ngưỡng GOV 46
4.3.1 Kiểm định hiệu ứng ngưỡng 46
4.3.2 Xác định số ngưỡng trong mô hình 46
4.3.3 Kết quả hồi quy mô hình ngưỡng đôi 48
CHƯƠNG 5 - KẾT LUẬN 51 TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 6DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Thuật ngữ Viết đầy đủ tiếng Anh Viết đầy đủ tiếng Việt
FDI Foreign Direct Investment Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội
GMM General Method of Moments Phương pháp hồi quy/ước lượng
moment tổng quát
OLS Ordinary Least Squares Phương pháp hồi quy/ ước lượng
bình phương nhỏ nhất FEM Fixed Effects Model Mô hình hiệu ứng cố định
REM Random Effects Model Mô hình hiệu ứng ngẫu nhiên TAR Threshold Auto Regressive Mô hình ngưỡng tự hồi quy
LR Likelihood ratio Tỷ số hàm hợp lý
MNCs Multinational Corporations Các tập đoàn đa quốc gia
UNCTAD United Nations Conference on
Trade and Development
Hội nghị Thương mại và Phát triển Liên Hiệp Quốc
ASEAN Association of Southeast Asian
Nations
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam
Á VIF Variance Inflation Factor Hệ số Phóng Đại Phương sai
Trang 7DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1: Các biến số và nguồn dữ liệu 37
Bảng 3.2: Thống kê mô tả 38
Bảng 4.1: Kết quả kiểm định đa cộng tuyến 40
Bảng 4.2: Kiểm định tính dừng 41
Bảng 4.3: Kiểm định hiệu ứng ngưỡng trong mô hình ngưỡng đơn 42
Bảng 4.4: Xác định số ngưỡng trong mô hình 42
Bảng 4.5: Giá trị ngưỡng trong mô hình 43
Bảng 4.6: Kết quả hồi quy mô hình phi tuyến 44
Bảng 4.7: Kiểm định hiệu ứng ngưỡng trong mô hình ngưỡng đơn 46
Bảng 4.8: Xác định số ngưỡng trong mô hình 47
Bảng 4.9: Giá trị ngưỡng trong mô hình 48
Bảng 4.10: Kết quả hồi quy mô hình phi tuyến 48
Trang 8CHƯƠNG 1 - GIỚI THIỆU
1.1 Đặt vấn đề
Thời gian qua, FDI đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển kinh tế tại các quốc gia đang phát triển, đặc biệt là khu vực ASEAN Nguồn vốn FDI trở thành động cơ của sự tăng trưởng khi cung cấp nguồn vốn đầu tư cần thiết, tăng tính cạnh tranh trong ngành công nghiệp quốc gia, cũng như cải thiện tính hiệu quả của các doanh nghiệp địa phương, thông qua việc áp dụng các công nghệ hiện đại hoặc đầu tư vào vốn con người và vật chất FDI góp phần tăng trưởng kinh tế bền vững
vì sự ổn định của nó khi so với các hình thức khác của dòng vốn Lợi ích của FDI mang lại bao gồm nguồn vốn, tạo việc làm, tạo điều kiện tiếp cận thị trường nước ngoài, và tạo ra sự lan tỏa công nghệ và tính hiệu quả cho các doanh nghiệp địa phương Việc tiếp cận thị trường nước ngoài, chuyển giao công nghệ và nâng cao năng lực trong các doanh nghiệp tại quốc gia sở tại được kỳ vọng sẽ làm FDI cải thiện sự hội nhập nền kinh tế toàn cầu và thúc đẩy tăng trưởng FDI không chỉ thúc đẩy hình thành vốn mà còn nâng cao chất lượng vốn cổ phần Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu cũng cho thấy mặt trái mà FDI mang lại, nó có thể dẫn đến hiệu ứng lấn
áp của các doanh nghiệp bản địa, ảnh hưởng bất lợi đến độ mở thương mại của một quốc gia do hậu quả của việc chuyển lợi nhuận về nước (Hill, 2003)
Các bằng chứng thực nghiệm về tác động của FDI đối với hiệu quả kinh tế vẫn chưa thống nhất Trong khi một số nghiên cứu chỉ ra tác động tích cực của FDI đối với tăng trưởng kinh tế (Agosin and Mayer, 2000; Falki, 2009), thì các nghiên cứu khác lại chỉ ra kết quả ngược lại (Seldon and Song, 1994; OECD, 2001; Herman và cộng sự, 2004) Nhóm nghiên cứu thứ ba cho rằng ảnh hưởng của FDI đối với nền kinh tế còn tùy thuộc vào năng lực hấp thụ của quốc gia, năng lực con người, mức
độ phát triển kinh tế, phát triển tài chính (Borensztein và cộng sự, 1998; Hermes and Lensink, 2003; Alfaro và cộng sự, 2004) Nói cách khác, mức độ FDI đóng góp vào tăng trưởng phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm các yếu tố trên, tỷ lệ tiết kiệm
ở quốc gia sở tại, mức độ mở cửa và mức độ phát triển công nghệ cùng nhiều yếu tố
Trang 9khác Do đó, FDI sẽ có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế nếu quốc gia sở tại
có tỷ lệ tiết kiệm cao; cơ chế thương mại mở và trình độ công nghệ cao (Akinlo, 2004)
Ngoài ra, khung thể chế quốc gia, chất lượng quản lý nhà nước có thể tạo ra khả năng hấp thụ thu hút FDI lý tưởng Quản lý nhà nước được định nghĩa rộng rãi
là “các truyền thống và thể chế xác định cách thức thực thi quyền lực ở một quốc gia” (Kaufmann và cộng sự, 2005) Tuy nhiên, mối quan hệ giữa quản trị nhà nước
và tăng trưởng là mơ hồ ở hầu hết các nước đang phát triển, không ngoại trừ khu vực ASEAN Điều này là do sự tồn tại của các ràng buộc về cấu trúc và tài khóa cũng như các hạn chế khác (Raheeem and Oynilola, 2013) Quản lý nhà nước tốt luôn là yếu tố được các tổ chức quốc tế đánh giá cao là một trong những điều kiện tiên quyết đưa nền kinh tế cất cánh (Litjobo, 2005) Một lượng lớn nghiên cứu thời gian qua cho thấy chất lượng quản lý nhà nước thấp cản trở tăng trưởng và đầu tư,
và làm trầm trọng thêm hậu quả của đói nghèo và bất bình đẳng Trên thực tế, quản
lý nhà nước tốt là nền tảng cho các nỗ lực cải thiện cơ sở hạ tầng, thu hút đầu tư và nâng cao tiêu chuẩn giáo dục Ngược lại, quản lý nhà nước yếu kém đặt ra thách thức không nhỏ trong mục tiêu phát triển và duy trì tăng trưởng kinh tế trong tương lai (Roy, 2005)
Lý do giải thích cho sự khác biệt trong kết luận của các nghiên cứu trước đây
có thể liên quan đến sự khác biệt về mẫu, thời gian, hiệu ứng cụ thể của quốc gia trong các nghiên cứu dữ liệu chéo Đặc biệt, cách tiếp cận tuyến tính thông thường không đủ hiệu quả trong việc phân tích mối quan hệ này, nói một cách khác, mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng có thể phi tuyến Do đó, xuất phát từ thực tế trên ý tưởng của nghiên cứu này là mối quan hệ phi tuyến giữa FDI và tăng trưởng, cũng như vai trò của quản lý nhà nước trong mối quan hệ này
1.2 Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu cung cấp một số đóng góp mới cho những tranh luận hiện nay về mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế, góp phần lấp đầy những
Trang 10khoảng trống trong nghiên cứu tác động của FDI lên tăng trưởng kinh tế Mục tiêu chính của nghiên cứu nhằm xem xét mối quan hệ giữa FDI, tăng trưởng kinh tế và vai trò của quản lý nhà nước đối với mức đố hấp thụ FDI ảnh hưởng lên tăng trưởng của nền kinh tế Trên cơ sở nghiên cứu nói trên đề tài hướng đến tìm câu trả lời cho các câu hỏi sau đây:
i) Bản chất mối quan hệ giữa quản lý nhà nước và FDI trong quá trình tăng trưởng kinh tế của một quốc gia có phải là mối quan hệ phi tuyến hay không? iii) Giá trị ngưỡng của biến quản lý nhà nước và FDI là bao nhiêu thì sẽ tác động tích cực hay tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế?
iii) Có phải hấp thụ FDI càng nhiều, tăng trưởng kinh tế càng cao, càng nâng cao chất lượng quản lý nhà nước càng tăng hiệu quả mà FDI mang lại cho nền kinh
tế hay không?
1.3 Phương pháp nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
Để thực hiện, tác giả áp dụng mô hình hiệu ứng cố định ngưỡng (threshold FEM) Ưu điểm của phương pháp này là khả năng xác định mức ngưỡng quản lý nhà nước và ngưỡng hấp thụ dòng vốn FDI để đạt được mối quan hệ tích cực giữa FDI và tăng trưởng
Phạm vi của nghiên cứu này được giới hạn trong 9 quốc gia ASEAN, gồm Brunei, Singapore, Malaysia, Philippines, Campuchia, Indonesia, Việt Nam, Thái Lan và Lào trong khoảng thời gian từ 2002 đến 2016
1.4 Ý nghĩa của nghiên cứu
Đóng góp chính của nghiên cứu này gồm có hai phần:
Đầu tiên, khác với nghiên cứu trước đây của Nguyen and To (2017) khi xem
xét mỗi biến ngưỡng FDI Nghiên cứu lần này còn xem xét vai trò của các ngưỡng quản lý nhà nước đến hiệu quả tác động của FDI lên tăng trưởng kinh tế Vì vậy, nghiên cứu cung cấp các hiểu biết mới về bản chất mối quan hệ giữa quản lý nhà nước, FDI và tăng trưởng kinh tế
Trang 11Thứ hai, các nghiên cứu trước đây thường đề cập mối quan hệ tuyến tính giữa
FDI và tăng trưởng kinh tế, dẫn đến các kết quả thiếu nhất quán về mối quan hệ giữa hai biến số này Vì vậy, trong nghiên cứu này sẽ xem xét đặc tính phi tuyến giữa các biến cơ sở khi sử dụng mô hình hồi quy ngưỡng hiệu ứng cố định của Wong (2015) Qua đó, làm rõ được bản chất của mối quan hệ
1.5 Bố cục của đề tài
Để trả lời cho các câu hỏi nêu trên bố cục bài nghiên cứu chia thành 05 phần: Chương 1: giới thiệu sơ lược về đề tài, nội dung nghiên cứu cũng như lý do thực hiện đề tài, mục tiêu, phạm vi và phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa thực tiễn của đề tài nghiên cứu
Chương 2: khái quát về tổng quan lý thuyết, trình bày các nghiên cứu khoa học và lý luận thực nghiệm
Chương 3: thảo luận về phương pháp nghiên cứu, mô tả dữ liệu và thiết lập
Trang 12CHƯƠNG 2 - TỔNG QUAN LÝ THUYẾT
Khác biệt dòng vốn FDI cùng sự chênh lệch tăng trưởng kinh tế giữa các quốc gia đã tạo động lực nghiên cứu suốt nhiều thập kỷ qua Tuy số lượng các nghiên cứu thực nghiệm cùng lý thuyết liên quan đến tác động của FDI lên tăng trưởng kinh tế khá phong phú; tuy vậy, bằng chứng hiện nay lại chưa cho thấy sự thống nhất Một số nghiên cứu cho thấy sự lan tỏa dương (positive spillover) từ FDI lên tăng trưởng kinh tế; một số khác lại kết luận về tác động tiêu cực; thậm chí, một số trường hợp, FDI không tác động (về mặt thống kê) lên tăng trưởng kinh tế tại một
số quốc gia Trong chương này, tác giả tiến hành trình bày các nghiên cứu lý thuyết
và thực nghiệm nhằm xác định mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế
2.1 Nền tảng lý thuyết về tác động của FDI lên tăng trưởng kinh tế
Nổi bật trong các lý thuyết lý giải về mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng phải kể đến là lý thuyết tăng trưởng kinh tế nội sinh và lý thuyết chiết trung Để giải thích tác động của FDI đối với sự phát triển kinh tế của quốc gia tiếp nhận, các quan điểm lý thuyết có thể được chia thành các nhóm như sau: lý thuyết hiện đại (lý thuyết tăng trưởng nội sinh và tăng trưởng dựa trên đổi mới), lý thuyết chiết trung,
lý thuyết phụ thuộc và lý thuyết về lan tỏa công nghệ
2.1.1 Lý thuyết phụ thuộc (Dependency theory)
Lý thuyết phụ thuộc dựa trên tư tưởng Mác-xít Các học giả của lý thuyết này cho rằng các nền kinh tế đang phát triển phải đối mặt với tác động tiêu cực từ đầu tư nước ngoài do việc chuyển đổi lợi nhuận về nước, giảm tái đầu tư và bất bình đẳng thu nhập Do đó, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đổ vào làm “kìm chân” các doanh nghiệp địa phương, ngăn cản sự đổi mới công nghệ và lấn áp các doanh nghiệp nội địa (Dixon and Boswell, 1996) Dixon and Boswell (1996) cũng kết luận rằng, FDI cho thấy tác động tích cực đến tăng trưởng lúc ban đầu, nhưng về lâu về dài sự phụ thuộc vào đầu tư nước ngoài lại mang đến tác động tiêu cực lên tăng
Trang 13trưởng: sự lan tỏa âm (negative spillover) bất bình đẳng thu nhập, thất nghiệp, đô thị hóa quá mức (over-urbanization)
Tương tự, Moran (1978) cho rằng, các nhà đầu tư nước ngoài vô hiệu hóa quá trình chính trị (political process) của quốc gia sở tại bằng cách thao túng tầng lớp tinh hoa và (hoặc) sử dụng ảnh hưởng của họ tại quốc gia mình Cũng có ý kiến cho rằng lợi ích của FDI được phân bổ kém giữa các tập đoàn đa quốc gia (Multinational Corporations – MNCs) và quốc gia sở tại, các MNC thu được thặng
dư kinh tế vượt trội nhờ vào sự phát triển tài chính quốc tế Các nhà kinh tế học chủ yếu đề xướng lý thuyết phụ thuộc của FDI và tác động của nó đối với phát triển kinh tế ở các quốc gia đang phát triển trong suốt những năm 1970 và 1980
Hơn nữa, đóng góp vào lý thuyết phụ thuộc, nghiên cứu Kentor (1998) thực tế ủng hộ rằng các quốc gia có sự phụ thuộc tương đối cao vào vốn nước ngoài (được
đo lường bằng chứng khoán nước ngoài tích lũy – accumulated foreign stock) cho thấy tăng trưởng kinh tế chậm hơn so với các quốc gia ít phụ thuộc Kết quả trên được xác nhận bởi những phát hiện của Dixon and Boswell (1996) Kentor (2003)
sử dụng cách đo lường “nồng độ” đầu tư nước ngoài khác, được tính bằng tỷ lệ phần trăm tổng số tích lũy FDI (FDI stock)1 của các quốc gia tài chính hàng đầu; kết quả vẫn là tác động tiêu cực dài hạn Theo Kentor (2003), phụ thuộc đầu tư nước ngoài nhiều ảnh hưởng tiêu cực dài hạn đến tăng trưởng; tác động dữ dội trong 5 năm đầu và suy giảm theo thời gian
2.1.2 Lý thuyết chiết trung
Lý thuyết chiết trung (the Eclectic Theory of FDI) được phát triển bởi Dunning (1988) trên cơ sở kết hợp các giả thuyết về tổ chức doanh nghiệp, nội bộ hóa và lợi thế địa điểm để lý giải về FDI.Lý thuyết này cung cấp một phương pháp phân tích khác về mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế Dựa trên phân tích
về lợi thế cạnh tranh lý thuyết đã chỉ ra rằng, việc thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp
1
Foreign Direct Investment (FDI) stocks đo lường tổng mức đầu tư trực tiếp tại thời gian cho trước, thường
trong cuối một quý hoặc một năm (Theo https://data.oecd.org/fdi/fdi-stocks.htm)
Trang 14nước ngoài (FDI) phụ thuộc rất nhiều vào các nhân tố và đặc tính của nước sở tại
Ví dụ, Chakrabarti (2001) tranh luận rằng tăng trưởng cao tại các nước sở tại sẽ thu hútđược nhiều nhà đầu tư nước ngoài đến tìm hiểu thị trường và đầu tư
2.1.3 Mô hình tăng trưởng nội sinh (Endogenous growth)
Lý thuyết tăng trưởng nội sinh được Romer (1986) giới thiệu lần đầu và tác giả được xem là một trong những người đóng góp chính cho lý thuyết này Lý thuyết cho rằng, vốn FDI đóng vai trò thiết yếu đối với tăng trưởng kinh tế nhờ vào quá trình đào tạo lao động và trang bị kỹ năng, thông qua tích lũy vốn và chuyển giao công nghệ Theo lý thuyết này, chuyển giao công nghệ, mở rộng mức độ kiến thức được tăng lên thông qua đào tạo và kỹ năng của đội ngũ lao động Thông qua việc trình bày ứng dụng thực tế quản lý (management practice) và sắp xếp tổ chức (organizational arrangement) khác, các doanh nghiệp nội địa có thể mô phỏng FDI Như vậy, FDI có thể dẫn đến tăng trưởng sản lượng bằng cách tăng năng suất nhân
tố tổng hợp TFP (Total Factor Productivity) nhờ vào sự phân bổ công nghệ và tăng hiệu quả thông qua tiếp thị, cơ cấu quản lý và công nghệ vượt trội tốt hơn (Blomstrom và cộng sự, 1996; Borenztin và cộng sự, 1995; De Mello, 1997, 1999) Ngoài ra, lý thuyết tăng trưởng nội sinh cho thấy các điều kiện quốc gia (country condition) liên quan đến FDI như sự phụ thuộc lẫn nhau giữa đầu tư trong và ngoài nước, mức vốn con người thích hợp, chế độ thương mại mở và thị trường tài chính phát triển tốt có tác động tích cực đến tăng trưởng
2.1.4 Lý thuyết tăng trưởng dựa vào đổi mới (Innovation-based growth)
Mô hình tăng trưởng dựa vào đổi mới được xây dựng xuất phát từ động lực phát triển kinh tế là sự đổi mới hoặc phát triển từ các sản phẩm đã có Mô hình dựa trên lý thuyết cho rằng sự tăng trưởng vốn được thúc đẩy nhờ sự đổi mới; cụ thể, đổi mới đóng vai trò quan trọng, bởi vì nó thúc đẩy thị trường, do đó, tăng tính cạnh tranh và nâng cao phát triển kinh tế (Mankiw and Taylor, 2008) Grossman and Helpman (1994) chuyển đổi mô hình thành khung lý thuyết mô tả cách thức sự đổi mới tạo ra tăng trưởng dài hạn ở quốc gia tiếp nhận (FDI) Mô hình đề cập các nhà
Trang 15cải cách có xu hướng tìm ra các phương pháp sản xuất hiệu quả hơn bằng cách cải tiến các sản phẩm và dịch vụ hiện có cùng với việc thiết kế các sản phẩm và dịch vụ mới Sự thay đổi này tạo nên thành công cho doanh nghiệp đổi mới trên thị trường,
và do đó, thúc đẩy các nhà đầu tư tiến hành RandD (nghiên cứu và phát triển) Khi
đó, các doanh nghiệp sẽ điều chỉnh giá bán trên các sản phẩm và dịch vụ nhằm trang trải chi phí sản xuất và RandD Vì vậy, kết quả là nguồn vốn tương lai luôn sẵn có để phục vụ quá trình đổi mới và nghiên cứu (Grossman and Helpman, 1994) Theo Grossman and Helpman (1994), ảnh hưởng của thể chế ở các quốc gia có bảo vệ quyền tài sản được nhấn mạnh, các nhà phát minh có được quyền và bảo vệ riêng biệt đối với các phát minh của mình Do đó, việc bảo vệ tốt quyền sở hữu là rất quan trọng để khuyến khích đầu tư vào RandD, vì nó giúp doanh nghiệp đổi mới đạt được thị phần và tạo ra lợi nhuận chừng nào doanh nghiệp cạnh tranh khác cải thiện sự đổi mới đó Hơn nữa, do tiến bộ trong sản xuất và công nghệ, kỹ năng lao động trong nền kinh tế cũng được cải thiện, đồng nghĩa vốn con người cũng tăng theo thời gian (Grossman and Helpman, 1994)
Graham and Krugman (1991) ủng hộ giả định rằng FDI hiệu quả hơn đầu tư trong nước tại các quốc gia đang phát triển Giả định này dựa trên niềm tin rằng các doanh nghiệp nội địa có bí quyết và cách tiếp cận thị trường trong nước tốt hơn so với các doanh nghiệp nước ngoài Vì vậy, nếu doanh nghiệp nước ngoài quyết định tham gia thị trường, nó phải hoàn trả những lợi thế được sử dụng bởi các doanh nghiệp trong nước Tương tự, một doanh nghiệp nước ngoài quyết định đầu tư vào một quốc gia khác có lợi thế từ chi phí thấp hơn và hiệu quả sản xuất cao hơn so với các đối thủ cạnh tranh trong nước Trong khi đó, trong trường hợp các quốc gia đang phát triển, sự kết hợp của các kỹ năng quản lý tiên tiến và công nghệ hiện đại hơn sẽ dẫn đến hiệu quả FDI cao hơn (Graham and Krugman, 1991)
2.1.5 Sự lan tỏa công nghệ (Technology spillover)
Các mô hình FDI và sự lan tỏa dương được trình bày chi tiết từ những năm
1970 Nghiên cứu sơ bộ của Hymer (1976) đưa ra giả thuyết về sự khác biệt quốc tế
Trang 16giữa các doanh nghiệp ở các cấp độ khoa học và công nghệ do sự chuyển giao và lan tỏa công nghệ gây nên Theo Hymer, FDI được xét là phần mở rộng quốc tế của
lý thuyết tổ chức công nghiệp (industrial organization theory) khi giả định FDI là quá trình chuyển giao một “gói tổng hợp” gồm vốn, quản lý và công nghệ mới Nghiên cứu của Koizumi and Kopecky (1977) đặt nền móng giải thích việc chuyển giao công nghệ từ công ty mẹ sang công ty con Khi xem xét bối cảnh này, chuyển giao khoa học và công nghệ xác định năng suất ở quốc gia sở tại Câu hỏi tại sao một số quốc gia phát triển nhanh hơn những quốc gia khác có thể được hiểu rõ bởi bản chất của lan tỏa công nghệ Sự lan tỏa công nghệ từ doanh nghiệp nước ngoài sang doanh nghiệp nội địa có thể thực hiện thông qua nhiều kênh sau
2.1.5.1 Kỹ năng (Skill)
Thứ nhất, chuyển giao kiến thức có thể diễn ra thông qua di chuyển lao động (Fosfuri và cộng sự, 2001; Glass and Saggi, 2002) Người lao động được đào tạo của các MNCs có kiến thức và trang bị kỹ năng có thể chuyển sang các công ty trong nước Các công ty nước ngoài sẽ cố gắng ngăn chặn “chảy máu chất xám” bằng cách chi trả mức lương hấp dẫn nhằm giữ chân người lao động giỏi và để thu hút lao động lành nghề từ các công ty trong nước (Sinani and Meyer, 2004)
2.1.5.2 Hiệu ứng trình diễn (Demonstration effect)
Thứ hai, các doanh nghiệp trong nước có thể “sao chép” thành thạo công nghệ sản xuất, cách thức quản lý và tiếp thị của các doanh nghiệp nước ngoài Sự quan hệ giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước dẫn đến việc vận dụng các công nghệ và thực tiễn kinh doanh hiện đại tốt hơn, như hoạt động hàng tồn kho JIT2 và các chương trình bảo hiểm chất lượng (quality assurance – QA) Các doanh nghiệp trong nước miễn cưỡng áp dụng công nghệ đắt tiền và họ sẽ có nhiều khả năng làm như vậy khi thấy các doanh nghiệp nước ngoài sử dụng công nghệ thành công Đó được coi là “hiệu ứng trình diễn” (Wang and Blomström, 1992)
2
Just-In-Time (JIT) tóm gọn là” Đúng sản phẩm - đúng số lượng - đúng nơi - đúng thời điểm cần thiết”
Trang 172.1.5.3 Hiệu ứng cạnh tranh (Competitive effect)
Sự tham gia của các đối thủ nước ngoài dẫn đến sự cạnh tranh khốc liệt trong thị trường nội địa (Caves, 1974; Wang and Blomström, 1992) Cạnh tranh làm cho các công ty trong nước bắt buộc phải sử dụng nguồn lực hiệu quả hơn và áp dụng các công nghệ sản xuất tiên tiến, dẫn đến tăng năng suất Tuy nhiên, cạnh tranh cũng có thể tạo ra lan tỏa âm Do cạnh tranh quá mức làm hạn chế sức mạnh thị trường của các doanh nghiệp trong nước và làm thị phần của họ có thể bị sụt giảm nghiêm trọng Thị phần suy giảm kéo theo công suất vận hành hiện tại cũng giảm theo, hoặc sử dụng phương tiện sản xuất nhỏ hơn; các doanh nghiệp trong nước sẽ phải vận hành quy mô kém hiệu quả đồng thời khuếch tán ưu thế đổi mới công nghệ cho người tiêu dùng quốc gia khác
2.1.5.4 Kênh liên kết (Linkages)
Kênh lan tỏa cuối cùng bao gồm các liên kết ngược (backward linkage) và thuận (forward linkage) giữa các công ty nước ngoài và trong nước Sự lan tỏa có thể ngang (horizontal) hoặc đứng (vertical) Sự lan tỏa ngang làm tăng năng suất của các doanh nghiệp trong nước có cùng vị trí trong chuỗi cung ứng giống như các công ty cạnh tranh nước ngoài Sự lan tỏa dọc có thể tồn tại giữa các nhà cung cấp đầu vào trung gian trong nước và các khách hàng đa quốc gia của họ (liên kết ngược), hoặc giữa các nhà cung cấp đầu vào nước ngoài và khách hàng trong nước của các đầu vào trung gian (liên kết thuận) Những hiệu ứng liên kết này đã được xác định bởi Lall (1978) và Clare (1996) Borensztein và cộng sự (1998) lập luận rằng FDI làm tăng phạm vi và chất lượng của hàng hóa trung gian, từ đó tăng năng suất
Cuối cùng, các học giả về lý thuyết hiện đại, một mặt, cho rằng FDI làm tăng mức thu nhập và tạo cơ hội việc làm cho quốc gia tiếp nhận, từ đó tăng cường tăng trưởng kinh tế tổng thể Mặt khác, các học giả lý thuyết phụ thuộc cho rằng các MNCs có thể ngăn chặn phát triển kinh tế bằng cách “bóp nghẹt” các doanh nhân địa phương, giảm phân phối thu nhập, giảm phúc lợi người tiêu dùng và đưa vào mô
Trang 18hình tiêu thụ (consumption patterns) không đầy đủ ở quốc gia tiếp nhận Ngoài ra, tác động của FDI không phải là một thực tế cho trước, nó còn phụ thuộc đáng kể vào quốc gia tiếp nhận, như sự ổn định môi trường, chính trị và kinh tế vĩ mô, năng lực thể chế, cơ sở hạ tầng và hệ thống giáo dục
2.2 Các nghiên cứu khoa học, lý luận thực nghiệm về mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế
Phần tiếp theo trình bày các lý luận thực nghiệm về tác động của FDI lên tăng trưởng Theo Seetanah và cộng sự (2005), tác động của FDI trong các nghiên cứu thực nghiệm vẫn còn gây nhiều tranh cãi Trong khi nhiều nghiên cứu quan sát tác động tích cực của FDI đến tăng trưởng kinh tế, một số khác lại khẳng định mối quan hệ tiêu cực Thật kỳ lạ, bằng chứng thực nghiệm về những lợi ích này ở cấp độ doanh nghiệp và ở cấp quốc gia vẫn còn mơ hồ Phần lớn các nghiên cứu, tuy nhiên, kết luận rằng FDI đóng góp vào tổng sản lượng và tăng trưởng kinh tế
2.2.1 Vai trò của quản lý nhà nước trong mối quan hệ FDI và tăng trưởng
Các tổ chức khác nhau đã đưa ra các cách thức đo lường khác nhau về quản trị nhà nước, trong đó có Chính sách quốc gia và Đánh giá thể chế (Country Policy and Institutional Assessment–CPIA); Cẩm nang Rủi ro Quốc gia Quốc tế (International Country Risk Guide–CRG); Minh bạch Quốc tế và Quản trị Ngân hàng Thế giới (Transparency International and World Bank – KKZ) Điều quan trọng cần lưu ý là Minh bạch Quốc tế giới hạn định nghĩa quản lý nhà nước chỉ là tham nhũng trong khi những tổ chức khác xác định theo nghĩa rộng hơn
Quản lý nhà nước tốt được định nghĩa bao gồm một hệ thống pháp lý hiệu quả, công bằng và bảo vệ minh bạch quyền tài sản và cá nhân; các tổ chức công cộng ổn định, đáng tin cậy và trung thực; và các chính sách của chính phủ ủng hộ thị trường
tự do và mở cửa (Chandra và Yokoyama, 2011) Những điều kiện này khuyến khích FDI cũng như đầu tư tư nhân trong nước, bằng cách bảo vệ tài sản tư nhân từ sự chiếm hữu trực tiếp hoặc gián tiếp Nói chung, các chỉ số “quản lý tốt” có sáu khía cạnh: i) Tiếng nói và trách nhiệm giải trình, ii) Tính ổn định chính trị và sự vắng
Trang 19mặt bạo lực, khủng bố, iii) Hiệu quả của Chính phủ, iv) Chất lượng quy định, v) Quy tắc pháp luật và vi) Kiểm soát tham nhũng (Kaufmann và cộng sự, 1999) Matthias and Griozard (2006) nắm bắt biến quản lý nhà nước, đo lường bằng quy định kinh doanh và lao động trong phân tích dữ liệu của 84 quốc gia trong giai đoạn 1994–2003 Kết quả khẳng định rằng quản lý nhà nước cũng là một yếu tố quyết định của FDI bên cạnh các yếu tố trình độ học vấn và phát triển thị trường tài chính theo nghiên cứu của Borensztein và cộng sự (1998) và Alfaro và cộng sự (2004) Tác động tích cực của FDI đối với tăng trưởng còn tùy thuộc “… chính phủ đầu tiên phải giải quyết khung thể chế và khung pháp lý ở nước họ”
Trong nghiên cứu của Globerman and Shapiro (2003), một biến liên quan đến quản lý nhà nước là tư nhân hoá cũng được xác định là yếu tố quyết định quan trọng của FDI Holland and Pain (1998) xác định quá trình tư nhân hóa là một trong những yếu tố quyết định chính của mức đầu tư trực tiếp trong những năm đầu của quá trình chuyển đổi Cụ thể, đối với 11 nền kinh tế châu Âu trong giai đoạn 1992–
1996, các tác giả thấy rằng các chỉ số tư nhân hóa có liên quan tích cực đến các mức FDI trong nước Carstensen and Toubal (2003) cũng nhận thấy rằng mức độ tư nhân hoá đóng một vai trò quan trọng trong việc xác định dòng vốn FDI vào các quốc gia Trung và Đông Âu trong giai đoạn những năm 1990
Ford và cộng sự (2010) xem xét các chỉ số quản lý nhà nước riêng lẻ của Trung Quốc giai đoạn 1970 đến 2005 Cả hai phương pháp TSLS và GMM được sử dụng Kết quả cho thấy rằng tất cả các chỉ số quản lý nhà nước riêng lẻ đều có lợi cho tăng trưởng kinh tế Tự do hoá thương mại và chi tiêu chính phủ cho giáo dục là hai chính sách của chính phủ có ảnh hưởng đến FDI Tuy nhiên, kết quả cũng kết luận rằng ngay cả khi quản lý nhà nước tốt, FDI chưa chắc tác động tích cực đến tăng trưởng
Trang 202.2.2 Các nghiên cứu mối quan hệ FDI và tăng trưởng kinh tế
Trong số các nghiên cứu có tầm ảnh hưởng, Borensztein và cộng sự (1998) đã thử nghiệm tác động của FDI đối với tăng trưởng kinh tế trong khuôn khổ hồi quy chéo cho 69 quốc gia đang phát triển Kết quả cho thấy, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thực tế là một phương tiện chuyển giao công nghệ quan trọng, góp phần tăng trưởng nhiều hơn so với đầu tư trong nước
Phân tích liệu FDI có kích thích tăng trưởng kinh tế tại khu vực cận Sahara (thuộc châu Phi) hay không, Mutenyo (2008) nhận thấy FDI tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế nhưng giá trị của nó giảm khi ông xét đến vai trò đầu tư tư nhân
De Gregorio (2003), đóng góp cho cuộc tranh luận về tầm quan trọng của FDI, lưu
ý rằng FDI cho phép một quốc gia trang bị công nghệ, kiến thức chưa có trước đây cho nhà đầu tư trong nước và bằng cách này thúc đẩy được tăng trưởng năng suất trong toàn nền kinh tế Trước đó, De Gregorio (1992) phân tích bảng dữ liệu của 12 quốc gia Mỹ Latinh trong giai đoạn 1950–1985, kết quả cho thấy tác động tích cực
và đáng kể của FDI lên tăng trưởng Ngoài ra, nghiên cứu cũng cho thấy hiệu quả của FDI cao hơn hiệu quả của đầu tư trong nước
Tương tự, Campos and Kinoshita (2002) nghiên cứu tác động của FDI lên 25 nền kinh tế chuyển tiếp của Khối Liên Xô cũ Kết quả tương đồng với những kết quả của Borensztein và cộng sự (1998) khi cho thấy FDI là một yếu tố quan trọng trong tăng trưởng kinh tế Dees (1998) cho rằng FDI là yếu tố quan trọng trong việc giải thích tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc, trong khi De Mello (1997) chỉ ra mối tương quan dương cho các quốc gia Mỹ Latinh Nyatepe-Coo (1998) cũng đánh giá đóng góp của FDI vào tăng trưởng kinh tế ở các quốc gia Đông Nam Á, Mỹ Latinh và cận Sahara trong giai đoạn 1963–1992 Tác giả cho thấy FDI thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở phần lớn trong số 12 quốc gia được chọn
Sử dụng dữ liệu kinh tế vĩ mô hàng năm của Thái Lan trong giai đoạn 1970–
1999 và thêm biến độ mở xuất khẩu (export openness), Kohpaiboon (2003) cho thấy FDI có tương quan thuận với tăng trưởng GDP ở Thái Lan Tương tự, Marwah and
Trang 21Tavakoli (2004) đánh giá riêng cho Indonesia, Malaysia, Philippines và Thái Lan; kết quả cho thấy FDI có tác động tích cực đến tăng trưởng GDP cho cả 4 quốc gia
De Mello (1999) cố gắng tìm kiếm các bằng chứng hỗ trợ giả thuyết tăng trưởng dựa vào FDI (FDI-led growth hypothesis), dựa vào phân tích chuỗi thời gian
và ước lượng bảng cho mẫu của 32 thành viên OECD và không thuộc OECD, trong giai đoạn 1970–1990 Nghiên cứu ước tính tác động của FDI đến vốn tích lũy và tăng trưởng sản lượng trong nền kinh tế tiếp nhận Tương tự, Wang (2002) sử dụng
dữ liệu của 12 nền kinh tế châu Á trong giai đoạn 1987–1997, và thấy rằng tổng dòng vốn vào FDI (FDI inflows) ảnh hưởng đáng kể đến tăng trưởng kinh tế Phân loại các dòng vốn đổ vào các nền kinh tế này, tác giả thấy rằng chỉ FDI trong lĩnh vực sản xuất có tác động đáng kể và tích cực đến tăng trưởng kinh tế và đóng góp tích cực cho hiệu ứng lan tỏa của FDI
Li and Liu (2005) cũng nghiên cứu giả thuyết ở cả các quốc gia phát triển và đang phát triển bằng mẫu dữ liệu chéo trong giai đoạn 1970–1999 FDI và tăng trưởng kinh tế bổ sung đáng kể cho nhau và hình thành mối quan hệ nội sinh từ giữa những năm 1980 Li và Liu nhận thấy có sự liên kết bổ sung mạnh mẽ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế ở cả các quốc gia phát triển và đang phát triển Các tác giả cũng cho thấy rằng FDI không chỉ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trực tiếp mà còn gián tiếp thông qua vốn con người, do đó tạo điều kiện cải thiện kỹ năng quản lý của các doanh nghiệp địa phương Hơn nữa, FDI kích thích phát triển và nhân rộng các kỹ thuật công nghệ thông qua các tập đoàn đa quốc gia, chuyển giao nội bộ và thông qua các mối liên kết và lan tỏa giữa các doanh nghiệp (Borensztein và cộng sự, 1998) Nghiên cứu trước đó của De Gregorio (1992) với dữ liệu của 12 quốc gia Mỹ Latinh; Blomstrom và cộng sự (1994); Bende-Nabende và cộng sự (2003) cũng nhận thấy rằng sản lượng của các quốc gia kém phát triển phản ứng nhiều hơn với các biến FDI và nguồn nhân lực so với các quốc gia tiên tiến
Balasubramanyan và cộng sự(1996) chỉ ra sự tương tác thuận giữa vốn nhân lực và FDI Trước đó, các tác giả tìm thấy những kết quả đáng kể hỗ trợ giả định
Trang 22rằng FDI là yếu tố quan trọng hơn cho tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia thúc đẩy xuất khẩu (export-promoting) khi so với các quốc gia phụ thuộc nhập khẩu (import-substituting) Kết quả cho thấy: i) tác động của FDI thay đổi giữa các quốc gia và ii) chính sách thương mại có thể ảnh hưởng đến vai trò của FDI trong nền kinh tế Mức độ phát triển cao cho phép các quốc gia gặt hái thành quả của đầu tư nước ngoài Các quốc gia có nguồn vốn con người tốt hơn hưởng lợi từ FDI nhiều hơn, do quá trình chuyển giao công nghệ (hiệu ứng lan tỏa), so với các quốc gia có vốn con người kém hơn Do đó, các tác giả cho rằng sự khác biệt về khả năng hấp thu nhân lực và công nghệ có thể giải thích sự thay đổi trong tác động tăng trưởng của FDI giữa các quốc gia Các tác giả đề nghị thêm rằng các quốc gia có thể cần một ngưỡng vốn nhân lực tối thiểu nhằm trải nghiệm những tác động tích cực của FDI Tuy nhiên cũng lưu ý rằng, mặc dù FDI đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế, nghiên cứu của Adeolu (2007) cho thấy độ mở thương mại và vốn nhân lực sẵn có không cải thiện hiệu quả của FDI Tầm quan trọng của giáo dục đối với tăng trưởng kinh tế được đại diện bởi tỷ lệ tuyển sinh trung học và đại học trong dân số Barro and Lee (1996) và Akinlo (2004) đưa biến này trong mô hình tăng trưởng và tìm thấy một mối quan hệ trực tiếp
Trong nghiên cứu của Adeolu (2007), điều tra FDI và tăng trưởng kinh tế Nigeria, vốn con người không quan hệ (một cách ý nghĩa thống kê) với tăng trưởng kinh tế và theo tác giả, điều này cho thấy tình trạng thiếu lao động có tay nghề cao trong nước Tuy nhiên, phải thừa nhận rằng, vốn FDI sẽ có xu hướng xác định vị trí những điểm đến có thể cung cấp lực lượng lao động có tay nghề và kỷ luật Trên thực tế, công trình của Fung và cộng sự (2000) phát hiện rằng, mặc dù, chất lượng lao động là yếu tố quyết định quan trọng của FDI, chi phí lao động thấp lại là yếu tố quyết định không đáng kể của FDI Do đó, Otepola (2002) kết luận rằng đối với bất
kỳ đóng góp đáng kể nào của vốn con người cho tăng trưởng kinh tế, cần có sự phát triển theo một cách mới và sáng tạo
Trang 23Một trong những điều kiện tìm kiếm FDI hiệu quả là đảm bảo nguồn cung lao động có kỹ năng và kỷ luật Obwona (2004) lưu ý rằng, mặc dù, lao động có vẻ rẻ ở châu Phi, tuy nhiên, vẫn tồn tại tình trạng thiếu lao động có tay nghề cao trên toàn lục địa Tác giả nói thêm rằng việc thiếu kinh nghiệm kinh doanh cấp trung hoặc cấp cao đã làm tăng lỗ hổng kỹ năng, dẫn đến nhiều công ty nước ngoài phải sử dụng các nhà quản lý nước ngoài (Bhinda và cộng sự, 1999) Đây cũng là tình hình
ở Uganda, nơi các công ty nước ngoài và nhiều tập đoàn thích những người nước ngoài làm quản lý cấp cao Các công ty chỉ thuê người Uganda với điều kiện đào tạo lại và phần lớn việc đào tạo này được thực hiện bên ngoài đất nước
Tuy nhiên, cần phải lưu ý rằng, một số nghiên cứu đã không thiết lập bất kỳ mối quan hệ thuận nào giữa FDI và tăng trưởng Ngay cả khi mối quan hệ là thuận, các tác động có xu hướng yếu Ví dụ, Carkovic and Levine (2002) sử dụng và phân tích mẫu dữ liệu của 72 quốc gia, bao gồm các luồng FDI tổng hợp cho từng quốc gia Thông qua phương pháp ước lượng OLS và GMM, kết quả phân tích của họ chỉ
ra rằng thành phần ngoại sinh của FDI không ảnh hưởng đến tăng trưởng
Hein (1992) cho rằng, FDI có thể có tác động tiêu cực đến triển vọng tăng trưởng của nền kinh tế tiếp nhận nếu tạo ra dòng chảy ngược dưới hình thức chuyển lợi nhuận, đặc biệt nếu tài nguyên được chuyển ngược thông qua chuyển giá (transfer pricing) và cổ tức (transfer dividends), và (hoặc) nếu các tập đoàn đa quốc gia (MNCs) có được những cách chuyển nhượng khác từ nước sở tại Singh (1998) tìm thấy thâm nhập FDI tác động ít hoặc không tác động nền kinh tế hoặc tăng trưởng công nghiệp trong mẫu của 73 quốc gia đang phát triển Tương tự như vậy, Hein (1992) báo cáo đóng góp không đáng kể của dòng vốn FDI vào tăng trưởng kinh tế trung hạn từ mẫu dữ liệu 41 quốc gia đang phát triển
Nghiên cứu của Rand and Tarp (2002) thấy rằng, dòng vốn FDI rất không ổn định Trong đánh giá của mình về mối quan hệ giữa FDI và sản lượng, không có mối quan hệ chung giữa hai biến Falki (2009) xem xét tác động của FDI đối với
Trang 24tăng trưởng kinh tế của Pakistan và kết luận rằng mối quan hệ giữa GDP và dòng vốn FDI là tiêu cực, nhưng không có ý nghĩa thống kê
Alfaro (2003) chỉ ra lợi ích tăng trưởng của FDI biến đổi giữa các khu vực sơ cấp, trung cấp (sản xuất) và cao cấp Phân tích thực nghiệm sử dụng dữ liệu chéo của 47 quốc gia trong giai đoạn 1980–1999 cho thấy rằng tổng FDI tác động không
rõ rệt lên tăng trưởng Khawar (2007) xem xét tác động đầu tư trực tiếp nước ngoài lên tăng trưởng trong giai đoạn 1970–1992, thông qua phương pháp bình phương nhỏ nhất (OLS) Nghiên cứu phát hiện rằng đầu tư trực tiếp nước ngoài có tương quan thuận và tích cực với tăng trưởng cũng như đầu tư trong nước Các biến tăng trưởng dân số, GDP ban đầu (initial GDP), bất ổn chính trị tương quan nghịch với tăng trưởng, phù hợp với những phát hiện trong phần lớn các nghiên cứu tăng trưởng thực nghiệm Thước đo vốn con người không có ý nghĩa trong phân tích Flexner (2000) xem xét tác động của FDI đối với tăng trưởng GDP bình quân đầu người trong giai đoạn 1990–1998 và thấy rằng, FDI có tác động đáng kể về mặt thống kê Hansen và Rand (2006) phân tích mối quan hệ nhân quả giữa FDI và GDP cho 31 quốc gia đang phát triển Sử dụng ước lượng dữ liệu bảng không đồng nhất (heterogeneous panel data), tác giả tìm thấy quan hệ nhân quả một chiều từ FDI đến GDP ngụ ý rằng FDI là nguyên nhân thúc đẩy tăng trưởng
De Mello (1999) tìm thấy tác động tích cực của FDI lên tăng trưởng sản lượng bất kể tình trạng khoa học công nghệ của quốc gia tiếp nhận, cho dù quốc gia dẫn đầu về khoa học công nghệ hay không Dritsaki và cộng sự (2004) điều tra mối quan hệ giữa thương mại, FDI và tăng trưởng kinh tế cho Hy Lạp trong giai đoạn 1960–2002 Sử dụng phân tích đồng liên kết, nghiên cứu của họ cho thấy tồn tại mối quan hệ cân bằng dài hạn giữa FDI và tăng trưởng Tác giả cũng sử dụng kiểm định nhân quả Granger và cho thấy rằng có một mối quan hệ nhân quả giữa các biến Một nghiên cứu tương tự được tiến hành bởi Feridun (2004) cho cộng hòa Síp trong giai đoạn 1976–2002 Tác giả tìm thấy bằng chứng mạnh mẽ về mối quan hệ nhân quả Granger một chiều từ FDI lên tăng trưởng kinh tế cộng hòa Síp
Trang 25Chowdhury and Mavrotas (2003) xem xét mối quan hệ nhân quả giữa FDI và tăng trưởng kinh tế cho Chile, Malaysia và Thái Lan, sử dụng chuỗi dữ liệu thời gian trong giai đoạn 1969–2000; những phát hiện thực nghiệm của các tác giả cho thấy sự hiện diện quan hệ nhân quả Granger một chiều từ GDP lên FDI trong trường hợp của Chile; và hai chiều cho Thái Lan và Malaysia Lensink and Morrissey (2001) ước lượng mô hình thông thường sử dụng dữ liệu bảng, dữ liệu chéo và kĩ thuật biến công cụ; kết quả cho thấy rằng FDI tác động tích cực đến tăng trưởng trong khi biến động của FDI lại có tác động tiêu cực Tác giả thu được bằng chứng tác động tích cực của FDI không phụ thuộc vào các biến giải thích khác, mặc
dù ý nghĩa của hệ số ước tính thay đổi theo đặc điểm kỹ thuật được sử dụng
Kumer (2002) lập luận rằng FDI là nguồn quan trọng nhất của dòng tài nguyên bên ngoài vào các quốc gia đang phát triển trong thập niên 1990 và trở thành một phần quan trọng trong việc hình thành vốn ở các quốc gia này Thực tế rằng, đóng góp của FDI đến tăng trưởng của các quốc gia trên thế giới vẫn còn nhỏ hoặc trong một số trường hợp, nó thậm chí còn suy giảm Mian và Alam (2006) thấy rằng FDI vẫn là yếu tố quyết định tăng trưởng kinh tế ở Bangladesh Nhưng sự thiếu hiệu quả của chính phủ trong việc kiểm soát tham nhũng, cải thiện sự ổn định chính trị cùng với thiết lập luật pháp và thất bại trong việc phát triển hạ tầng kĩ thuật song song thể chế chính sách là những lý do chính làm dòng vốn FDI hạn chế vào Bangladesh Bhattacharya (2005) ước tính rằng khi FDI gia tăng 10% thì GDP của Bangladesh tăng 3,7% Các tính toán tiếp theo cho thấy 1% giảm nghèo sẽ đòi hỏi FDI tăng trưởng hàng năm là 13% Do đó, việc tăng cường dòng vốn FDI để đảm bảo hiệu quả cao hơn trong giảm nghèo vẫn là một nhiệm vụ quan trọng của chính phủ Bangladesh, nhất là khi giảm nghèo là mục tiêu kinh tế quan trọng của quốc gia này Ahmed (2012) cũng thấy rằng FDI đóng một vai trò quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa và tăng trưởng kinh tế ở các quốc gia đang phát triển Hầu hết các quốc gia trên thế giới đã thừa nhận rằng FDI của MNCs đóng góp theo nhiều cách cho quá trình phát triển Từ những năm 1980, điều này đã dẫn đến một sự thay đổi đáng kể về quan điểm phát triển của các quốc gia dựa vào FDI Zhang (2001) lập
Trang 26luận rằng FDI có xu hướng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế khi các quốc gia tiếp nhận
áp dụng chế độ thương mại tự do Hơn nữa, cải thiện về giáo dục và vốn con người
là một yêu cầu đối với các quốc gia tăng trưởng dựa vào FDI Quốc gia tiếp nhận cần khuyến khích FDI định hướng xuất khẩu (export-oriented FDI) và duy trì ổn định kinh tế vĩ mô Mặt khác, Zhang (2000) tuyên bố rằng tăng trưởng kinh tế dẫn đến tăng trưởng FDI Tăng trưởng kinh tế nhanh chóng ở quốc gia tiếp nhận làm tăng tổng cầu, kích thích nhu cầu đầu tư cao hơn, kể cả FDI Hermes và Lensink (2003) xem xét vai trò của các hệ thống tài chính ở 67 quốc gia và kết luận rằng sự phát triển của hệ thống tài chính là một yếu tố quan trọng để FDI có tác động tích cực đến tăng trưởng Theo các tác giả này, 37 trong số 67 quốc gia đã có “một hệ thống tài chính phát triển đầy đủ để cho phép FDI đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế”
Wang (2009) nghiên cứu tác động không đồng nhất của khu vực FDI trong tăng trưởng kinh tế của quốc gia tiếp nhận Sử dụng dữ liệu từ 12 nền kinh tế châu
Á trong giai đoạn 1987–1997, Wang cho thấy FDI trong lĩnh vực sản xuất có tác động đáng kể và tích cực trong tăng trưởng kinh tế, trong khi FDI trong các lĩnh vực phi sản xuất đóng vai trò không quan trọng trong tăng trưởng Bằng cách đánh giá kinh nghiệm của 12 quốc gia Mỹ Latinh trong giai đoạn 1950–1985, De Gregorio (1992) nhận thấy rằng FDI thúc đẩy tăng trưởng kinh tế gấp ba lần so với tổng đầu
tư Blomstrom và cộng sự (1992) đưa ra một kết luận tương tự khi sử dụng mẫu các quốc gia đang phát triển rộng hơn Các tác giả tìm thấy, FDI có tác động mạnh đến tăng trưởng, nhưng hiệu quả bị giới hạn ở các quốc gia đang phát triển có thu nhập cao Đối với các quốc gia có thu nhập thấp hơn, các yếu tố khác chẳng hạn như biến
số giáo dục trung học đóng vai trò quan trọng hơn Ram and Zhang (2002) sử dụng
dữ liệu cho những năm 1990 từ dữ liệu chéo của các quốc gia và tìm thấy tác động tích cực của FDI đối với tăng trưởng Nunnenkamp and Spatz (2003) sử dụng dữ liệu về tổng dòng vốn FDI Hoa Kỳ ở nước ngoài và thấy rằng mối liên hệ giữa FDI
và tăng trưởng kinh tế khá yếu
Trang 27Fry (1992) kiểm tra vai trò của FDI trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bằng cách sử dụng khuôn khổ mô hình vĩ mô chứa dữ liệu thời gian gộp chung của
16 quốc gia đang phát triển trong giai đoạn 1966–1988 Các quốc gia trong mẫu là Argentina, Brazil, Chile, Ai Cập, Ấn Độ, Mexico, Nigeria, Pakistan, Sri Lanka, Thổ Nhĩ Kỳ, Venezuela và 5 quốc gia lưu vực Thái Bình Dương gồm Indonesia, Hàn Quốc, Malaysia, Philippines, Thái Lan Tuy nhiên, tác giả không tìm thấy FDI tạo
ra hiệu ứng khác biệt đáng kể so với đầu tư tài chính nội địa lên tốc độ tăng trưởng kinh tế, do hệ số FDI sau khi kiểm soát tỷ lệ đầu tư gộp (gross investment rate) không khác không (theo mặt thống kê) Trên thực tế, FDI có tác động tiêu cực đáng
kể đến đầu tư trong nước, và cho thấy hiệu ứng lấn áp (crowd-out) đầu tư trong nước
Durham (2004) cũng thất bại trong việc xác nhận mối quan hệ cùng chiều giữa FDI và tăng trưởng kinh tế, nhưng thay vào đó cho thấy ảnh hưởng của FDI phụ thuộc vào khả năng hấp thụ của quốc gia tiếp nhận Aitken and Harrison (1999) lập luận rằng, không có mối quan hệ cùng chiều giữa FDI và tăng trưởng kinh tế Balasubramanyam và cộng sự (1996) thực hiện nghiên cứu về FDI và tăng trưởng kinh tế Tác động của FDI đến tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình giai đoạn 1970–1985 cho dữ liệu chéo của 46 quốc gia cùng mẫu phụ của các quốc gia theo đuổi chiến lược định hướng xuất khẩu (export-oriented strategy) được tìm thấy là tích cực và đáng kể; và tiêu cực cho một số quốc gia trong mẫu phụ của các quốc gia định hướng nhập khẩu
Về phần mình, Alfaro (2003) sử dụng dữ liệu chéo trong giai đoạn 1981–1999 nhằm kiểm định tác động của FDI đối với tăng trưởng trong khu vực sơ cấp (primary sector), trung cấp (sản xuất) và cao cấp (dịch vụ) Kết quả cho thấy lợi ích của FDI thay đổi rất lớn giữa các ngành Đặc biệt, FDI trong khu vực sơ cấp có tác động tiêu cực đến tăng trưởng; trong khi mối quan hệ này là tích cực cho khu vực sản xuất; không rõ ràng trong khu vực dịch vụ Lensink and Morrissey (2006) sử dụng dữ liệu bảng chéo và kỹ thuật biến công cụ, cho thấy FDI có tác động tích cực đến tăng trưởng
Trang 28Hơn nữa, mặc dù dòng vốn FDI có tác động tích cực đáng kể đến tốc độ tăng trưởng trung bình của 78 quốc gia đang phát triển và 23 quốc gia phát triển (mẫu quan sát của các quốc gia đang phát triển được tách thành hai nhóm dựa trên mức thu nhập bình quân đầu người), tác động của FDI lên tăng trưởng của các quốc gia thu nhập thấp hơn là tích cực dù không có ý nghĩa thống kê (Blomstrom và cộng sự, 1994) Tác giả lập luận rằng các quốc gia kém phát triển học hỏi rất ít từ các MNEs,
vì các doanh nghiệp trong nước có khoảng cách trình độ công nghệ quá lớn để có thể sao chéo hoặc thành nhà cung cấp cho MNEs
Trong nghiên cứu của Durham (2004), các phát hiện cho thấy FDI chỉ có tác động tích cực đến tăng trưởng ở các quốc gia có hệ thống tài chính mạnh Ngoài ra, tác giả phát hiện ra rằng chỉ có các quốc gia có chất lượng quản lý nhà nước cao, được chứng minh bằng sự phát triển thể chế mạnh mẽ và môi trường pháp lý thân thiện với nhà đầu tư, được trải nghiệm những tác động tích cực của FDI đối với tăng trưởng Cũng sử dụng dữ liệu các quốc gia đang phát triển, Hsiao và cộng sự (2003) phát hiện ra rằng sức mạnh thể chế và mức độ đô thị hóa cao là điều kiện cho những tác động tích cực của FDI đối với tăng trưởng Chakraborty và Basu (2002) nhận thấy rằng tăng trưởng GDP ở Ấn Độ không bị ảnh hưởng bởi FDI Thay vào đó, quan hệ nhân quả mà họ tìm thấy là từ tăng trưởng GDP sang FDI; tự
do hoá thương mại làm tăng dòng vốn FDI đổ vào
Nhiều nghiên cứu điều tra vai trò của cơ sở hạ tầng trong mối quan hệ FDI và tăng trưởng kinh tế Ví dụ, Asiedu (2002) phân tích 34 quốc gia châu Phi trong giai đoạn 1980–2000 Sử dụng số điện thoại trên 1000 dân để đo lường sự phát triển cơ
sở hạ tầng và kiểm soát các yếu tố quyết định FDI, tác giả kết luận rằng các quốc gia cải thiện cơ sở hạ tầng sẽ được đầu tư nhiều hơn Trong thực tế, một % gia tăng
cơ sở hạ tầng được ước tính dẫn đến tăng 1,12% FDI/GDP trong những năm 1980 Trong khi một số nghiên cứu tìm thấy tầm quan trọng của cơ sở hạ tầng đến FDI, nhiều nghiên cứu khác không xác nhận được điều này Ví dụ Quazi (2005) không thể thiết lập mối quan hệ tích cực và quan trọng giữa cơ sở hạ tầng (được đo bằng
Trang 29số điện thoại trên 1.000 người) và FDI, sử dụng dữ liệu bảng giai đoạn 1995–2000 cho mẫu của bảy quốc gia Đông Nam Á
Do đó, mặc dù các bằng chứng dẫn được trình bày trong các nghiên cứu trước đây, có một số lý lẽ lý luận tại sao các quốc gia đang phát triển có thể không thu được lợi tích từ FDI Krugman (1998) lập luận rằng việc chuyển giao quyền kiểm soát (transfer of control) từ các công ty trong nước sang nước ngoài có thể không phải lúc nào cũng có lợi cho các quốc gia tiếp nhận, vì vấn đề lựa chọn đối nghịch (adverse selection problem) FDI được tiến hành trong tình huống khủng hoảng
“Fire Sale”3 có thể chuyển quyền sở hữu công ty từ các công ty trong nước sang ngoài nước kém hiệu quả hơn Mối quan tâm này đặc biệt quan trọng đối với các quốc gia đang phát triển, một phần tư nhân hóa, doanh nghiệp nhà nước được bán cho các công ty nước ngoài đơn giản chỉ vì các công ty nước ngoài có nhiều vốn khả dụng hơn so với các công ty trong nước Như đã chỉ ra bởi Salz (1992), FDI cũng có thể “lấn át” các công ty trong nước thông qua cạnh tranh không lành mạnh Ngoài ra còn có một mối bận tâm rằng thế bao quanh của nhiều doanh nghiệp nước ngoài và mối liên hệ tối thiểu của họ với phần còn lại của nền kinh tế có thể làm giảm sự đóng góp tiềm năng cho nền kinh tế quốc gia Hơn nữa, dòng vốn chảy ra tiềm năng của các công ty con chuyển thu nhập về các công ty mẹ có thể gây suy giảm cán cân thanh toán Người ta cũng lập luận rằng các tập đoàn nước ngoài có khuynh hướng sản xuất hàng hóa không phù hợp để đáp ứng phần lớn người tiêu dùng giàu có của quốc gia tiếp nhận, do đó làm tăng bất bình đẳng và hành vi chuyển giá (Abdulhamid và cộng sự, 2003)
Do đó, hiệu ứng tăng trưởng của FDI không phải là tự có mà phụ thuộc vào nhiều yếu tố đặc trưng khác nhau UNCTAD (1999) chỉ ra, tác động tích cực của FDI càng mạnh thì mức độ phát triển của quốc gia tiếp nhận càng cao Mức độ phát triển cao hơn cho phép các quốc gia gặt hái những lợi ích năng suất thu được từ đầu
3
Fire-sale là việc bán tống hàng hóa đi với mức chiết khấu cực lớn, đặc biệt khi người bán gặp phá sản hoặc những rủi ro nguy khốn khác Thuật ngữ có thể xuất phát từ thuật ngữ bán tống hàng hóa với giá cực rẻ do bị ảnh hưởng từ các vụ hỏa hoạn (fire damage)
Trang 30tư nước ngoài Nói cách khác, các quốc gia tiếp nhận có nguồn vốn con người tốt hơn được cho là hưởng lợi nhiều hơn từ FDI so với các quốc gia có ít vốn con người hơn
Tóm lại, các nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng
có thể được chia thành ba nhóm Nhóm đầu tiên ủng hộ tác động tích cực của FDI lên tăng trưởng, như Freeman (2002), Agosin and Mayer (2000), Falki (2009) Đặc biệt, vai trò của FDI trong thúc đẩy tăng trưởng dài hạn của quốc gia tiếp nhận được nhấn mạnh (Borensztein và cộng sự, 1998; Agosin and Mayer, 2000) Mặt khác, lập luận từ Herman và cộng sự (2004), Seldon and Song (1994) chỉ ra FDI có tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế Tương tự, Alfaro (2003), Hussein (2009) cũng không tìm thấy bằng chứng rõ ràng trong mối quan hệ giữa hai biến Nhóm thứ ba cho rằng mối quan hệ này phụ thuộc vào khả năng hấp thụ của các quốc gia tiếp nhận, chế độ chính sách, mức vốn con người, mức phát triển và môi trường đầu tư,
và thay đổi qua các giai đoạn khác nhau (Borensztein và cộng sự, 1998; Hermes and Lensink, 2003; Alfaro và cộng sự, 2004)
Chúng ta có thể giải thích cho sự thiếu thống nhất trong kết luận của các nghiên cứu trước đây là do sự khác biệt về mẫu dữ liệu, thời gian quan sát, hiệu ứng
cụ thể của quốc gia trong các nghiên cứu quốc gia chéo Đặc biệt, cách tiếp cận tuyến tính thông thường không đủ hiệu quả trong việc phân tích mối quan hệ này (Nguyen and To, 2017)
2.2.3 Hiệu ứng ngưỡng giữa FDI và tăng trưởng kinh tế
Mối quan hệ phi tuyến giữa FDI và tăng trưởng kinh tế phát hiện lần đầu tiên bởi Borensztein và cộng sự (1998) Nghiên cứu tìm thấy ngưỡng tối thiểu của vốn con người và cho rằng, tác động tích cực của FDI lên tăng trưởng chỉ xuất hiện khi nền kinh tế tiếp nhận (FDI) đạt được một mức độ năng lực hấp thụ Sau Borensztein
và cộng sự (1998), nhiều nghiên cứu về mối quan hệ phi tuyến giữa FDI và tăng trưởng sử dụng các biến ngưỡng khác nhau dần xuất hiện, như Raheem and Oyinlola (2013), Alleyne and Edwards (2011), Jyun-Yi and Chih-Chiang (2008),
Trang 31Ford và cộng sự (2008), Demekas và cộng sự (2005), Melnyk và cộng sự (2014), Chang (2015), Fu and Li (2006) Dữ liệu chéo được sử dụng trong hầu hết các nghiên cứu Mặc dù có sự khác biệt về kết quả, hầu hết các nghiên cứu tìm thấy sự tồn tại của một hoặc nhiều giá trị ngưỡng mà tác động của FDI đối với tăng trưởng kinh tế sẽ được đảo ngược
Theo Raheem and Oyinlola (2013), FDI sẽ bắt đầu tác động tích cực đến tăng trưởng khi quản lý nhà nước đạt mức tối thiểu là –1,214 Tương tự, Chang (2015) cho biết mức độ ngưỡng “luật pháp” và “ổn định chính trị” tương ứng là 1,228 và 0,845 Mặt khác, khi phân tích trường hợp của Trung Quốc từ 1970 đến 2005, Ford
và cộng sự (2010) không tìm thấy bằng chứng về tác động tích cực của FDI đối với tăng trưởng ngay cả khi quản lý nhà nước tốt Nhìn chung, có một sự đồng thuận trong các tài liệu về tác động tích cực của quản trị nhà nước đối với tăng trưởng Điều này có nghĩa là quản trị tốt dẫn đến tăng trưởng kinh tế Tuy nhiên, có những quan điểm đa dạng về tác động của FDI đối với tăng trưởng Các tài liệu về quản trị, FDI và tăng trưởng bị hạn chế và do đó, cần nghiên cứu thêm
Biến ngưỡng vốn con người được đề cập trong nhiều nghiên cứu, như Borensztein et al (1998), Alleyne and Edwards (2011), Jyun-Yi and Chih-Chiang (2008), Ford và cộng sự (2008), Chang (2015), Fu and Li (2006) Tuy nhiên, các đại diện (proxy) của vốn con người được sử dụng trong các mẫu khác nhau, dẫn đến các giá trị ngưỡng khác nhau Ví dụ, áp dụng năm học đầu tiên của trung bình các năm học của nam sinh trung học làm đại diện vốn con người, Alleyne and Edwards (2011) tìm thấy giá trị ngưỡng là 0,278 năm, trong khi trong nghiên cứu của Borensztein và cộng sự (1998) là 1,13 năm Trong một số nghiên cứu khác, đại diện cho vốn nhân lực là tỷ lệ lao động được giáo dục đại học, khi đó, ngưỡng vốn con người được ước tính bởi Fordet và cộng sự (2008) là 15,56%, của Fu and Li (2006) lần lượt là 4,85% và 10,99% (mô hình ngưỡng đôi)
4
Điểm quản trị nhà nước dao động từ –2,5 đến 2,5 (Kaufmann và cộng sự, 2010)
Trang 32Một số biến ngưỡng khác cũng được sử dụng, chẳng hạn như độ mở thương mại (Jyun-Yi and Chih-Chiang, 2008), CPI, khả năng hấp thụ của nền kinh tế (Girma, 2005) Tuy nhiên, các nghiên cứu về ngưỡng FDI rất hạn chế Tác giả chỉ tìm thấy nghiên cứu của Demekas và cộng sự (2005) cho 15 quốc gia Trung và Đông Âu từ năm 1995–2003, đề cập đến mức độ ngưỡng tổng FDI phi tư nhân hóa (aggregate non-privatization FDI) là 12,1% GDP Nghiên cứu kết luận rằng bản chất của FDI thay đổi khi quốc gia tiếp nhận thu hút được nhiều vốn đầu tư nước ngoài đổ vào Ngoài ra, ngay từ đầu, các nhà đầu tư nước ngoài chủ yếu bị thu hút bởi quy mô thị trường, tính dễ tiếp cận, chi phí lao động thấp; tuy nhiên, khi mức FDI đạt tới mức tới hạn, một dạng nhà đầu tư mới xuất hiện và bị thu hút bởi mức
độ phát triển thể chế, môi trường kinh doanh và sự thịnh vượng của quốc gia tiếp nhận Nghiên cứu Nguyen and To (2017) sử dụng biến FDI làm biến ngưỡng trong
mô hình hồi quy sử dụng dữ liệu của 8 quốc gia ASEAN trong giai đoạn 2002–
2014 Mô hình ngưỡng đôi cho thấy, lợi ích từ FDI lên tăng trưởng đạt mức cao nhất khi các quốc gia ASEAN hấp thụ mức vốn FDI chiếm không quá 4,3162% GDP
2.2.4 Mối quan hệ FDI và tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam
Ở Việt Nam, Sajid Anwar and Lan Phi Nguyen (2010) đánh giá tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam thông qua bảng dữ liệu của 61 tỉnh thành trong giai đoạn 1996–2005, dựa vào phương pháp GMM Kết quả cho thấy mối quan hệ hai chiều giữa FDI và tăng trưởng kinh tế vùng Bằng phương pháp ước lượng FE (fixed effect) và sử dụng dữ liệu của 63 tỉnh thành Việt Nam trong giai đoạn 2000–2010, Chien và cộng sự (2012) chỉ ra FDI tác động tích cực lên tăng trưởng kinh tế Tác động này mạnh nhất ở các tỉnh thành có điều kiện cơ sở hạ tầng tốt Ở góc độ vùng, kết quả ước lượng cho thấy chỉ có 4 trong 6 vùng là FDI có tác động dương đến tăng trưởng kinh tế: Trung du miền núi phía Bắc, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long
Trang 33Chien and Linh (2013) đánh giá mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế Việt Nam Tác giả sử dụng dữ liệu bảng của 63 tỉnh thành giai đoạn 2000–2010 và
áp dụng phương pháp ước lượng FE phát hiện mối quan hệ thuận hai chiều giữa FDI và GDP bình quân Khi xem xét ở cấp độ vùng, cho thấy chỉ có 5 trong 6 vùng của Việt Nam có mối quan hệ nhân quả, đặc biệt là tương tác trở nên mạnh hơn và tích cực hơn ở các vùng hẻo lánh có điều kiện kinh tế-xã hội còn khó khăn
Ngoài ra, nghiên cứu của Sử Đình Thành và Nguyễn Minh Tiến (2014) tiến hành kiểm tra mối tương quan giữa FDI và tăng trưởng kinh tế thông qua dữ liệu bảng của 43 tỉnh thành giai đoạn 1997–2012 với kiểm định quan hệ nhân quả Granger, ước lượng bằng phương pháp GMM Arellano-Bond và PMG, nghiên cứu này phát hiện: (i) dòng vốn FDI có quan hệ Granger với đầu tư tư nhân, nguồn nhân lực, nguồn thu thuế, cơ sở hạ tầng, độ mở thương mại và chênh lệch công nghệ ở cấp độ địa phương; (ii) FDI có tác động cùng chiều với tăng trưởng kinh tế địa phương trong dài hạn; và (iii) Do những khác nhau về vị trí địa lí và trình độ phát triển nên dòng chảy của vốn FDI vào các địa phương có những khác biệt nhất định Các nghiên cứu gần đây đề cập vai trò của độ mở thương mại trong mối quan
hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế của Việt Nam Thông qua phương pháp ARDL, nghiên cứu của Phạm Khánh Nhi (2017) chỉ ra dòng vốn FDI tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế trong dài hạn Thế nhưng, thông qua phương pháp Pooled OLS, FEM và REM cho mẫu của 5 quốc gia ASEAN giai đoạn 1995–2016, Lê Hồ Hoàng Nhân (2018) lại khẳng định tác động tích cực mà FDI mang lại cho các quốc gia tại mức ý nghĩa 5% Cả hai nghiên cứu đều nhấn mạnh tầm quan trọng của độ mở thương mại trong tăng trưởng kinh tế, nhưng chưa rút ra được kết quả về ngưỡng thương mại tối ưu nhằm đạt được hiệu quả tối đa mà FDI mang lại cho nền kinh tế Liên quan đến chất lượng thể chế, nghiên cứu của Hoàng Cự Phú (2014) chỉ rõ vai trò của thể chế lẫn môi trường vĩ mô đến mối quan hệ FDI và tăng trưởng kinh
tế của các quốc gia châu Á và châu Mỹ, phân chia thành các nhóm thu nhập cao và thấp Kết quả cho thấy, khi đưa các biến kiểm soát vào mô hình GMM, hệ số tác
Trang 34động của FDI giảm dần, thậm chí là tiêu cực Tác giả đề cập đến những cải cách thể chế một cách hợp lý nhằm thúc đẩy tác động của FDI Đối với mẫu của các quốc gia thu nhập thấp, môi trường vĩ mô đóng vai trò then chốt trong mối quan hệ FDI-tăng trưởng
Tóm lại, có nhiều nghiên cứu về mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế Các kết quả cho thấy một sự đồng thuận về sự tồn tại của hiệu ứng phi tuyến và hiệu ứng ngưỡng trong mối quan hệ giữa hai biến nhưng các nghiên cứu như vậy ở các quốc gia ASEAN còn hạn chế Bên cạnh đó, lý do có thể cho sự khác biệt trong kết quả của các nghiên cứu trước đây có thể liên quan đến các lập luận được đưa ra bởi Blonigen and Wang (2005), cho thấy tầm quan trọng của việc kiểm soát các hiệu ứng đặc trưng quốc gia trong các nghiên cứu dữ liệu chéo Tuy nhiên, mối quan hệ giữa yếu tố quản lý nhà nước ảnh hưởng đến mức độ hấp thụ FDI từ đó tác động lên tăng trưởng kinh tế ở các quốc gia đang phát triển đặc biệt là ASEAN còn
mơ hồ Do đó, nghiên cứu này sử dụng phương pháp ước lượng ngưỡng tác động cố định (fixed-effect panel threshold model) để đánh giá toàn diện mối quan hệ ngưỡng giữa FDI và tăng trưởng kinh tế, bên cạnh vai trò của quản lý nhà nước, cho các quốc gia trong khu vực ASEAN
Trang 35CHƯƠNG 3 - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Như đã đề cập phần trước, sự chưa thống nhất trong các kết luận về tác động của FDI lên tăng trưởng có thể xuất phát từ việc chưa kiểm soát các hiệu ứng đặc trưng quốc gia trong các nghiên cứu dữ liệu chéo (Blonigen and Wang, 2015) Bên cạnh đó, tính không đồng nhất (Heterogeneity) cũng là vấn đề thường gặp trong dữ liệu bảng Mô hình hiệu ứng cố định (FEM) và hiệu ứng ngẫu nhiên (REM) cổ điển chỉ phản ánh sự không đồng nhất trong các hệ số chặn Hsiao (2003) xem xét nhiều
mô hình có hệ số chặn khác nhau cho vấn đề này
Trong số đó, mô hình ngưỡng (Panel Threshold) của Hansen (1999) có cách thiết lập đơn giản hơn, nhưng có tính ứng dụng thực tế trong phân tích chính sách kinh tế Mô hình ngưỡng thể hiện điểm gãy cấu trúc (structural break) trong mối quan hệ giữa các biến số Dạng mô hình này phổ biến trong chuỗi thời gian phi tuyến; một ví dụ là mô hình ngưỡng tự hồi quy (Threshold Auto Regressive – TAR) của Tong (1983) Tuy nhiên, việc vận dụng chúng với dữ liệu bảng chưa được phổ biến Trong phần tiếp theo, tác giả trình bày các lý thuyết cơ bản về mô hình hồi quy ngưỡng tác động cố định (Fixed-Effect Panel Threshold model), các thiết lập xây dựng mô hình nghiên cứu, dữ liệu và nguồn dữ liệu cùng các phân tích cơ bản liên quan
3.1 Phương pháp hồi quy ngưỡng tác động cố định
3.1.1 Mô hình ngưỡng đơn
Xét mô hình ngưỡng đơn (Single–Threshold model) như sau:
Trang 36= + ( , ) + + , trong đó:
( , ) = ( < )
( ≥ )Với cho trước, hệ số thu được từ phương pháp bình phương nhỏ nhất như sau:
= { ∗( ) ∗( )} { ∗( ) ∗}, trong đó ∗ và ∗ là độ lệch trong mỗi nhóm Tổng bình phương phần dư (RSS) bằng ̂∗ ̂∗ Để ước lượng , chúng ta có thể dựa vào tập con của biến ngưỡng Thay vì tìm kiếm toàn bộ mẫu, chúng ta hạn chế phạm vi trong khoảng ( , ̅), là phân vị của Ước lượng là giá trị tại đó RSS thấp nhất, tức:
Nếu xác định, mô hình không khác biệt với mô hình tuyến tính tiêu chuẩn Nhưng nếu chưa biết sẽ nảy sinh vấn đề tham số (parameter problem), làm ước lượng phân phối không chuẩn Hansen (1999) chứng minh rằng là một ước lượng nhất quán của , và ông cũng cho rằng cách tốt nhất để kiểm định = là thiết lập khoảng tin cậy bằng phương pháp “miền không bác bỏ” (no-rejection region) với thống kê tỷ số hàm hợp lý LR (likelihood-ratio), tính như sau:
( ) ={ ( ) − ( )}→
Với mức ý nghĩa α cho trước, giới hạn dưới tương ứng với giá trị lớn nhất trong chuỗi LR, nhỏ hơn phân vị α; và giới hạn trên tương ứng giá trị nhỏ nhất trong chuỗi LR, nhỏ hơn phân vị α Phân vị α có thể được tính toán dựa vào hàm ngược
của phương trình (2) như sau:
Trang 37( ) = −2 1 − √1 −
Ví dụ, với α = 0.1, 0.05 và 0.01, phân vị tương ứng là 6.53, 7.35 và 10.59 Nếu
( ) vượt qua ( ), ta bác bỏ giả thiết Kiểm định hiệu ứng ngưỡng tương
tự với việc kiểm định liệu xem các hệ số trong các phân đoạn (regime) giống nhau không Giả thiết không và giả thiết đối lập (mô hình tuyến tính và mô hình ngưỡng đơn) gồm:
là RSS của mô hình tuyến tính Hansen (1996) đã đề xuất các bước bootstrap như sau:
Bước 3: Thiết lập chuỗi mới thông qua quá trình tạo dữ liệu (data-generating
process) , ∗ = ∗ + ∗, trong đó nhận giá trị tùy ý
bằng phương trình (3)
là, tỷ lệ của > trong bootstrap số B
Trang 383.1.2 Mô hình đa ngưỡng
Nếu tồn tại nhiều mức ngưỡng (tức mô hình chứa nhiều phân đoạn), chúng ta
sẽ tiến hành thiết lập mô hình mới; để đơn giản, chúng ta xuất phát từ mô hình ngưỡng đôi như sau:
= + ( < ) + ( ≤ < ) + ( ≥ ) + + , trong đó, và là các ngưỡng chia phương trình thành 3 phân đoạn (regimes) với
hệ số tương ứng là , và Chúng ta cần tính ( × ) lần thông qua phương pháp tìm kiếm mạng lưới (grid search method); tuy nhiên, điều này không thể thực hiện trong thực hành Dựa theo Bai (1997) và Bai and Perron (1998), các ước lượng trên là nhất quán; và do đó, chúng ta ước lượng ngưỡng dựa theo:
tiên như sau
Trang 39ngưỡng đôi Giả thiết không là mô hình ngưỡng đơn, và giả thiết đối lập là mô hình
ngưỡng đôi Thống kê F được xây dựng như sau:
={ ( ) − ( )}
Quá trình boostrap để kiểm định tương tự với mô hình ngưỡng đơn Trong bước 3, chúng ta tạo chuỗi mới với GDP, ∗ = ∗ + ∗ Ước lượng là ước lượng trong mô hình ngưỡng đơn với GDP Với mô hình nhiều hơn hai ngưỡng, quá trình tính toán hoàn toàn tương tự
3.2 Thiết lập mô hình nghiên cứu
Các nghiên cứu trước đây như Demekas và cộng sự (2005), Girma (2005) và Raheem and Oyinlola (2013) đều chỉ ra, tăng trưởng kinh tế chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác bao gồm: nguồn vốn, lạm phát, độ mở thương mại của nền kinh tế,… Dựa theo dữ liệu bảng của 9 quốc gia ASEAN trong giai đoạn 2002–2016, tác giả bắt đầu từ mô hình hồi quy cơ bản sau:
trong đó, ℎ đo lường tăng trưởng GDP của quốc gia i tại thời gian t; biến trình bày dòng chảy FDI vào quốc gia i tại thời gian t; là vectơ biến giải thích, bao gồm chi tiêu chính phủ ( ), độ mở thương mại ( ), lạm phát ( ), quản lý nhà nước ( ), đầu tư ( ); trình bày hiệu ứng đặc thù quốc gia và giả định không đổi theo thời gian, ví dụ như văn hóa, vị trí địa lý quốc gia,…; và sai số quan sát
Với mục đích phân tích mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng trong dài hạn ( ℎ∗), tác giả sử dụng thiết lập như sau:
Đầu tiên, chúng ta xác định tăng trưởng trong ngắn hạn ( ℎ), sau đó sử
dụng hệ số δ nhằm ước lượng tăng trưởng trong dài hạn ( ℎ∗)
Trang 40dù, hồi quy dữ liệu bảng cơ bản trình bày mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh
tế, nhưng nó không chỉ ra bản chất sự thay đổi trong mối quan hệ khi mức độ FDI cũng như quản lý nhà nước thay đổi Do đó, tác giả sử dụng mô hình FEM ngưỡng,
đề xuất bởi Hansen (1999), đã trình bày bên trên Nếu tồn tại ít nhất một điểm ngưỡng, điều đó đồng nghĩa, mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế là phi tuyến Dựa theo Hansen (1999) and Wang (2015), hồi quy tăng trưởng phi tuyến khi xem xét mức độ thay đổi FDI có thể viết như sau:
Mô hình ngưỡng đơn với biến ngưỡng là FDI:
+ + ,