Nghiê ̣p ở huyê ̣n Yên Mỹ - Hưng Yên

Một phần của tài liệu Giải quyết những vấn đề xã hội nảy sinh khi thu hồi đất nông nghiệp của nông dân tỉnh Hưng Yên hiện nay (Trang 46)

Bảng 2.3: Kế hoa ̣ch phát triển các khu công nghiê ̣p Hưng Yên

nghiê ̣p ở huyê ̣n Yên Mỹ - Hưng Yên

thiện để đi vào hoạt động. Diện tích đất cho thuê là 131 ha, chiếm 33,6% tổng diện tích.

Khu công nghiệp Phố Nối B, đã quy hoạch với 225 ha. Trong đó, tổng công ty Dệt may Việt Nam làm chủ đầu tư xây dựng khu công nghiệp dệt may với diện tích 95 ha; với số dự án được cấp phép là 41 dự án, trong đó có 9 dự án đã đi vào hoạt động với tổng số vốn thực hiện là 400 tỷ đồng.

Khu công nghiệp Minh Đức, đang lập quy hoạch với tổng diện tích là 200 ha, số dự án được cấp phép là 18 với tổng vốn đầu tư là 754 tỷ đồng, trong đó số dự án đã đi vào hoạt động là 3 dự án. Số diện tích đất cho thuê là 34 ha, chiếm 17% tổng diện tích.

Khu công nghiệp thành phố Hưng Yên được quy hoạch với tổng diện tích là 60 ha. Đặc biệt, với việc thành lập khu đô thị Đại học Phố Hiến, có tổng diện tích 1000 ha, đất nông nghiệp của người nông dân đã phải dành thêm một phần đáng kể.

Khu đô thị thương mại - du lịch Văn Giang (Ecopark), được lập quy hoạch với tổng diện tích là 500 ha. Đến nay, dự án đã, đang triển khai một số dự án thành phần để tiếp tục hoàn thiện và đi vào hoạt động. Đây được coi là một trong những khu đô thị mang lại tiềm năng kinh tế lớn không chỉ cho Hưng Yên mà còn cho cả nước ta trong những năm tới.

Như vậy, trong khoảng 10 năm trở lại đây, Hưng Yên đã dành gần 6000ha đất nông nghiệp cho việc phát triển kinh tế trên các lĩnh vực. Trong những năm tới, để phục vụ cho nhu cầu phát triển CNH, HĐH của cả nước nói chung và ở Hưng Yên nói riêng, việc thu hồi đất nông nghiệp của nông dân vẫn còn là một nhu cầu tất yếu, cùng với quá trình đó thì diện tích đất nông nghiệp của nông dân sẽ ngày càng giảm mạnh hơn, điều này được thể hiện qua kế hoạch phát triển các KCN tỉnh Hưng Yên như sau:

Bảng 2.3: Kế hoa ̣ch phát triển các khu công nghiê ̣p Hƣng Yên

Đơn vị: ha Hạng Mục Năm 2010 Năm 2020 Các KCN đã có 465 1060 Như Quỳnh A 50 50 Như Quỳnh B 45 45 Phố Nối A 150 300 Phố Nối B 120 225 Minh Đức 120 200 TP Hưng Yên 50 150 Các KCN dự kiến 530 1460 Phố Nối C, D 200 500 Văn Giang 100 300 Khoái Châu 50 200 Ân Thi 30 100 Kim Động 80 150 Phù Cừ 20 60 Tiên Lữ 10 50 Tân Quang 40 100 Tổng cộng 995 2520

Nguồn: Sở Tài nguyên - Môi trường Hưng Yên

Với việc phát triển nhiều KCN như vậy, bên cạnh những biến đổi tích cực từ việc phát triển KCN mang lại như: hệ thống giao thông được thuận lợi hơn, nhiều loại hình dịch vụ phát triển phục vụ cuộc sống người dân tốt hơn, cảnh quan, kiến trúc ngày càng khang trang, hiện đại… nhưng cùng với điều đó là diện tích đất nông nghiệp của nông dân sẽ tiếp tục giảm và ảnh hưởng đến sản lượng sản xuất lương thực của tỉnh, có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến an ninh lương thực cung cấp cho nhu cầu của địa phương cũng như của khu vực và hàng loạt các VĐXH nảy sinh cần giải quyết, nhất là ở các địa

công nghiệp trước năm 2020 trong khi diện tích đất có thể chuyển sang sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp chỉ còn rất hạn hẹp, trong đó phần lớn là đất trồng lúa sẽ là một thức thách lớn với Hưng Yên. Do đó, trong những năm tới cần và phải có sự kết hợp đồng bộ giữa Đảng bộ, chính quyền các cấp và các tổ chức, đoàn thể xã hội và toàn thể nhân dân lao động ở các địa phương trong toàn tỉnh mới có thể thực hiện thành công mục tiêu đã đặt ra.

2.2. Thành tựu và hạn chế trong quá trình giải quyết những vấn đề xã hội nảy sinh khi Nhà nƣớc thu hồi đất nông nghiệp của nông dân tỉnh Hƣng Yên hiện nay

Quá trình CNH, HĐH luôn gắn liền với việc xây dựng và phát triển các KCN, khu chế xuất và đô thị. Điều đó cũng có nghĩa là một phần lớn đất nông nghiệp được thu hồi để phục vụ cho quá trình này sẽ diễn ra ngày càng gia tăng. Đây là vấn đề vừa tự nhiên, vừa tất yếu. Đô thị hóa và phát triển công nghiệp là một vấn đề có tính quy luật phổ biến trong tiến trình phát triển, là yếu tố góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển KT - XH, duy trì tăng trưởng kinh tế ở trình độ cao và giải quyết được nhiều VĐXH.

Trước khi thu hồi đất nông nghiệp, phần lớn người dân đều có cuộc sống ổn định vì họ có đất sản xuất, có tư liệu sản xuất mà đất sản xuất, tư liệu sản xuất đó được để thừa kế từ thế hệ này cho các thế hệ sau. Sau khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp, đặc biệt là những hộ nông dân bị thu hồi hết đất sản xuất, điều kiện sống và sản xuất của họ bị thay đổi hoàn toàn. Mặc dù nông dân được giải quyết bồi thường bằng tiền, song họ vẫn chưa định hướng ngay được những ngành nghề hợp lý để có thể ổn định được cuộc sống.

Lao động và việc làm là hai yếu tố quyết định đến thu nhập của người dân. Như đã nói ở trên, do không còn đủ quỹ đất dự trữ để bồi thường, nên khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện các dự án thì phương thức duy nhất được thực hiện là bồi thường bằng tiền và việc hỗ trợ cũng như vậy. Cùng với quá trình chuyển đổi đất đai sang phát triển công nghiệp, đô thị việc thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ cho người có đất bị thu hồi đã có những tác

động rất rõ rệt đến vấn đề lao động, việc làm của người dân

Thực tiễn những năm gần đây, với tinh thần đổi mới, Hưng Yên đã đạt được những thành tựu bước đầu trong việc giải quyết những VĐXH nảy sinh khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp của nông dân. Tuy nhiên, việc giải quyết đó còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển KT - XH của tỉnh, ảnh hưởng nhất định đến sự phát triển chung của đất nước và vẫn đang chứa đựng những yếu tố gây cản trở quá trình CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn ở Hưng Yên hiện nay. Đặc biệt là trong quá trình thu hồi đất nông nghiệp của nông dân để xây dựng và phát triển công nghiệp, dịch vụ, giao thông vận tải…

2.2.1. Thành tựu và hạn chế trong quá trình giải quyết vấn đề việc làm và thất nghiệp

Quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa ở tỉnh Hưng Yên đã làm cho số lao động tham gia trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp và dịch vụ ngày càng tăng. Nhằm tháo gỡ khó khăn, tạo việc làm cho người bị thu hồi đất, tỉnh Hưng Yên đã có Quyết định 747 QĐ/UBND chỉ đạo các ngành chức năng hỗ trợ cho người nông dân. Cụ thể, mỗi hộ mất dưới một sào đất được nhận một lao động trẻ vào doanh nghiệp, trên một sào được nhận 2 lao động trẻ; nếu không có lao động trẻ được hỗ trợ thêm 12.000 đồng/m2. Hoặc những trường hợp có nhu cầu đào tạo, học nghề thì được nhận vào các cơ sở đào tạo nghề và được miễn phí hoặc hỗ trợ đào tạo, học nghề cho một khóa học trung học nghề tại tỉnh đối với các đối tượng trong độ tuổi lao động (mức hỗ trợ cho đào tạo lên đến 400.000 đồng/một lao động). Ngoài ra, tỉnh cũng có những chương trình hỗ trợ vốn cho người nông dân khi không còn tư liệu sản xuất chính, chưa có việc làm để nhanh chóng ổn định cuộc sống.

Đến năm 2011, tỉnh Hưng Yên đã quy hoạch 19 KCN và thu hút 850 dự án, trong đó hơn một nửa đã đi vào hoạt động, tạo việc làm cho hơn 6 vạn lao động. Đến nay, toàn tỉnh đã triển khai dạy nghề cho lao động nông thôn dưới nhiều hình thức: dạy nghề ngắn hạn, dạy nghề truyền thống, bồi dưỡng

kèm cặp nghề, chuyển giao kỹ thuật, công nghệ… Qua 6 năm thực hiện chính sách dạy nghề miễn phí cho nông dân, mỗi năm có khoảng 1500 lao động nông thôn được dạy nghề miễn phí, trong đó chủ yếu là nông dân thuộc các hộ bị thu hồi đất canh tác do xây dựng các công trình công cộng, KCN, nông dân thuộc đối tượng hưởng chính sách, nông dân thuộc các xã khó khăn. Nội dung đào tạo nghề tương đối đa dạng, phong phú, phù hợp với khả năng và trình độ của người nông dân, đặc biệt là có nội dung chương trình đào tạo cho lớp thanh niên nông thôn về những ngành nghề phù hợp với xu thế PTKT trong giai đoạn hiện nay.

Xã Phù Ủng - Ân Thi là một trong những địa phương được chọn làm mô hình dạy nghề cho lao động nông thôn ở tỉnh Hưng Yên được bắt đầu từ năm 2011 và cho đến nay đã đạt được kết quả khá tốt trong việc đào tạo nghề, tạo việc làm ngay khi người dân học xong khóa học với các nghề truyền thống của địa phương như: chạm bạc, sản xuất mây tre đan và may mặc, tạo việc làm cho hàng trăm lao động/năm với mức thu nhập khá cao từ 2 - 4 triệu đồng/tháng. Do đó, mặc dù diện tích đất nông nghiệp của xã trong những năm vừa qua và trong thời gian tới phải thu hồi phục vụ phát triển công nghiệp là tương đối lớn nhưng người dân nơi đây đã được tạo điều kiện thuận lợi để tìm kiếm việc làm và có mức thu nhập khá cao để ổn định cuộc sống.

Bên cạnh những thành tựu mà Hưng Yên đã giải quyết được về lao động và việc làm cho người nông dân có đất nông nghiệp thu hồi trong thời gian qua, hiện nay tình trạng thiếu việc làm đối với lao động ở những hộ bị thu hồi đất và lao động dư thừa khác trong nông thôn còn rất lớn. Việc chưa có việc làm của một số gia đình được thu hồi đất nông nghiệp đã ảnh hưởng tới đời sống của họ. Số liệu thống kê cho thấy, trung bình cứ 1ha đất thu hồi sẽ làm cho 10 hộ dân bị mất việc. Trên thực tế, các nhà đầu tư chỉ tuyển dụng được từ 5% tới 10% số lao động tại địa phương, chủ yếu ở độ tuổi dưới 30. Một số doanh nghiệp có tuyển dụng lao động của địa phương nhưng thường chỉ bố trí vào vị trí lao động đơn giản có thu nhập thấp (như bảo vê ̣, tạp vụ).

Vì vậy, chỉ sau một thời gian làm việc ngắn ngủi, các lao động này tự xin thôi việc để tìm việc ở nơi khác có thu nhập cao hơn.

Tình trạng thiếu việc làm của nông dân Hưng Yên trong những năm gần đây cũng có xu hướng ngày càng gia tăng vì phần lớn nông dân có trình độ văn hóa, chuyên môn, kỹ thuật thấp (đặc biệt là đối với những lao động thuần nông ở độ tuổi trên 30) nên tỷ lệ lao động bị thu hồi đất được tuyển dụng vào làm việc tại các cơ sở sản xuất kinh doanh không nhiều. Việc đào tạo nghề đối với lao động ở lứa tuổi trên 30 là rất khó khăn. Mặt khác, do thiếu định hướng trong chọn nghề và đi tìm việc làm, người nông dân không biết chọn nghề, không dám đầu tư tiền để học nghề hoặc học những ngành nghề không phù hợp với yêu cầu của các cơ quan doanh nghiệp. Tại các xã Trưng trắc, Tân Quang (Văn Lâm), Liêu Xá, Nghĩa Hiệp (Yên Mỹ)… là những nơi có từ 60% - 80% đất nông nghiệp chuyển sang sử dụng thành đất công nghiệp, có hàng nghìn lao động hết đất nông nghiệp nhưng không được tuyển dụng vào nhà máy. Ruộng không còn, nghề phụ cũng không có, kiến thức tay nghề thấp nên việc mưu sinh vô cùng khó khăn.

Hiện tại, việc làm cho người lao động được thu hồi đất nông nghiệp đang trở nên bức xúc. Vấn đề này sẽ càng nóng hơn khi diện tích các KCN trên địa bàn tỉnh ngày càng được mở rộng theo lộ trình của CNH, HĐH đất nước. Mặc dù diện tích đất nông nghiệp thu hồi ở mỗi địa phương chiếm tỷ trọng không lớn so với tổng diện tích đất tự nhiên của từng huyện, nhưng lại tập trung ở một số nới có mật độ dân số cao như: TP Hưng Yên, Văn Lâm, Văn Giang, Yên Mỹ, Khoái Châu… diện tích đất nông nghiệp thấp, có xã diện tích đất thu hồi chiếm tới 70% - 80% diện tích đất nông nghiệp. Vấn đề đặt ra ở đấy chính là: khi người nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp là mất tư liệu sản xuất, mất việc làm truyền thống và nếu không có việc làm mới thay thế để đảm bảo cuộc sống thì những hệ lụy của nó tiềm ẩn những mâu thuẫn xã hội âm ỉ; nếu không kịp thời xử lí sẽ bùng phát và rất khó đối phó. Biểu hiện rõ rệt nhất trong thời gian gần đây là những vụ khiếu kiện, biểu tình của

Một phần của tài liệu Giải quyết những vấn đề xã hội nảy sinh khi thu hồi đất nông nghiệp của nông dân tỉnh Hưng Yên hiện nay (Trang 46)