Bảng 2.8: Dự báo dân số lao đô ̣ng tỉnh Hưng Yên đến năm 2015

Một phần của tài liệu Giải quyết những vấn đề xã hội nảy sinh khi thu hồi đất nông nghiệp của nông dân tỉnh Hưng Yên hiện nay (Trang 54)

chuyển sang làm nghề tự do ngày càng nhiều. Tỷ lệ lao động không có việc làm tăng từ 6,5% trước khi thu hồi đất nông nghiệp lên 23,5% sau khi thu hồi 5 năm.

Bảng 2.5: Tình trạng việc làm của số ngƣời trong độ tuổi lao động trƣớc và sau khi thu hồi đất tại 02 Dự án huyện Yên Mỹ

Chỉ tiêu điều tra

Trƣớc khi thu hồi đất

Sau thu hồi đất 1 năm

Sau thu hồi đất 5 năm Tổng số Tỷ lệ (%) Tổng số Tỷ lệ (%) Tổng số Tỷ lệ (%) I. Dự án Dệt May Việt Nam 297 100,00 307 100,00 319 100,00 1. Đủ việc làm 263 88,55 193 62,86 157 49,22 2. Thiếu việc làm 15 5,05 59 19,23 77 24,14 3. Không có việc làm 19 6,4 55 17,91 85 26,64

II. Dự án khu Đô thị

Thăng Long 469 100,00 514 100,00

1. Đủ việc làm 418 89,13 341 66,34 2. Thiếu việc làm 20 4,26 78 15,18 3. Không có việc làm 31 6,61 95 18,48

Nguồn: [19, tr.88]

Tình trạng việc làm của những người trong độ tuổi lao động trước và sau khi thu hồi đất ở bảng số liệu trên cho thấy: số người đủ việc làm giảm đi khá nhiều. Trước khi thu hồi đất, số người đủ việc làm chiếm rất lớn (88,55%), số người thiếu việc làm chỉ chiếm có 5,05%, số người không có việc làm chiếm một tỷ lệ rất khiêm tốn 6,4%. Sau khi thu hồi đất 5 năm các tỷ lệ này tăng, giảm rõ rệt lần lượt là 49,22%; 24,14%; 26,64%.

Ân Thi - Hưng Yên cũng là một trong những huyện có đất nông nghiệp thu hồi khá lớn trong một vài năm gần đây để phát triển công nghiệp và xây dựng đường cao tốc liên tỉnh. Trong những năm gần đây, khi có sự phát triển

của các công ty trên địa bàn huyện đã giải quyết được một số lượng lớn lao động nông nhàn của huyện. Tuy nhiên số lao động vào doanh nghiệp làm chưa cao và chưa phải là con số bền vững. Thực trạng lao động, việc làm hiện nay một số công ty như: công ty may Phú Hưng, công ty may Fomat... trên địa bàn huyện Ân Thi trong thời gian gần đây cho thấy, có rất nhiều lao động bị sa thải hoặc tự bỏ việc sau khi vào làm với thời gian dưới một năm, (ở 2 công ty kể trên trong thời gian gần đây có những bộ phận công nhân nghỉ việc tới 70% - 80% ở cùng một thời điểm với nhiều lí do khác nhau, chủ yếu là do trả lương thấp và tăng giờ làm..). Tuy nhiên, số lao động đó không bị rơi vào tình trạng thất nghiệp toàn phần, bởi lẽ, diện tích đất nông nghiệp của các hộ dân ở Ân Thi phải thu hồi không lớn so với diện tích đất nông nghiệp được giao để sử dụng nên những người nông dân nơi đây vẫn còn đất nông nghiệp để canh tác. Ngoài công việc nhà nông thì sau mùa vụ người nông dân vẫn có thể tìm được những công việc bán nông nghiệp khác dễ dàng hơn, vừa đảm bảo được sức khỏe và thời gian làm việc mặc dù thu nhập không cao như: làm phụ hồ, nhặt phế liệu, làm nghề phụ tại nhà...

Sau khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp, người nông dân Hưng Yên hiện nay vẫn làm các công việc mang tính chất thủ công và thời vụ. Đúng vụ sản xuất nông nghiệp thì công việc của họ là thuần nông, ngoài thời vụ kể trên, phần lớn là họ chuyển sang các lao động phổ thông khác như gia công thêm một số mặt hàng thủ công truyền thống (đối với những địa phương có làng nghề), buôn bán nhỏ - tham gia lưu thông hàng hóa từ nông thôn ra thành thị, tham gia vào các chợ lao động ở thành phố lớn: Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh với các nghề phổ biến như: chuyên chở vật liệu xây dựng, giúp việc gia đình, chăm người ốm ở bệnh viện, phụ việc ở các công trình xây dựng, cũng có một số tham gia vào thị trường xuất khẩu lao động nhưng chưa nhiều và mức độ đáp ứng yêu cầu của thị trường này chưa cao do tính chất công việc phổ thông, mang tính thời vụ nên thu nhập của họ không cao và không ổn định. Thực tế này tạo nên sự thiếu bền vững và tiềm ẩn những bất ổn về

việc làm đối với lực lượng lao động nông thôn cả nước nói chung và của nông dân tỉnh Hưng Yên nói riêng. Vì vậy, nếu không khắc phục được tình trạng này thì nó sẽ sớm trở thành lực cản đối với tiến trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn và gia tăng các vấn đề về KT - XH của tỉnh.

Ngoài ra, để có việc làm, lao động nông thôn trong tỉnh đã di chuyển đến các khu đô thị, thành phố lớn: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh… hình thành dòng di chuyển lao động rất lớn và có xu hướng ngày càng gia tăng. Cho đến nay, chưa có thống kê và điều tra riêng về di chuyển lao động của các hộ gia đình bị thu hồi đất nông nghiệp ở các huyện trong toàn tỉnh. Tuy nhiên, số này được thể hiện trong tình trạng di cư lao động chung của Hưng Yên từ các kết quả điều tra.

Theo kết quả tổng điều tra dân số và nhà ở tỉnh Hưng Yên năm 2009 cho thấy: từ năm 2004 - 2009, tổng số người xuất cư của tỉnh là 48.464 người (chiếm 4, 23% dân số trong toàn tỉnh); trong đó số người di cư đến Hà nội là 21.033 người (chiếm 43,2% tổng số người xuất cư), tiếp đến là Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh, thành phố Hồ Chí Minh [6, tr.57]. Số người chuyển từ các tỉnh khác đến Hưng Yên chỉ có 28.109 người. Điều đáng quan tâm là số lao động di chuyển đến các KCN, thành phố lớn là lao động không qua đào tạo nghề, nhất là phụ nữ nên chỉ tham gia được ở thị trường lao động trình độ thấp, việc làm không ổn định, thu nhập thấp và có nhiều rủi ro.

Với những hộ dân có diện tích đất nông nghiệp thu hồi thì việc di chuyển đến các nơi khác làm việc đã tăng lên gấp gần 3 lần trước khi thu hồi đất nông nghiệp. Tỷ lệ số lao động làm việc ở nơi khác từ 3,5% trước khi thu hồi lên 9,17% sau thu hồi đất (Bảng 2.5). Nguyên nhân là do số người vào làm trong các doanh nghiệp bỏ hoặc bị sa thải nhiều sau một thời gian ngắn, khi mà chính sách đãi ngộ về lao động không được đảm bảo và quan trọng hơn là lực lượng lao động này không có chuyên môn và trình độ kỹ thuật tay nghề cao. Do vậy họ bị đào thải theo nhu cầu của thị trường đang ngày phát triển hiện đại và tiên tiến.

Một nghịch lí diễn ra trong vấn đề này đó là việc di cư lao động từ Hưng Yên đến các tỉnh, thành phố khác không chỉ riêng những người không còn đất nông nghiệp để sản xuất do thu hồi đất nông nghiệp mà cả những người có đất nông nghiệp để sản xuất cũng di cư. Xã Hồ Tùng Mậu - Ân Thi - Hưng Yên có số lượng lao động di cư tương đối lớn, chiếm khoảng 40% lực lượng lao động chính trong xã, những người di cư thường ở độ tuổi từ 17 - 45, họ thường di cư đến một số chợ đầu mối ở các thành phố lớn: chợ Long Biên hoặc vào thành phố HCM… để làm ăn và ruộng sản xuất của một số gia đình gần như bỏ trống. Hiện tượng người nông dân bỏ ruộng như hiện nay là một biểu hiện báo động đối với sự cân bằng trong sản xuất ở nông thôn. Những lao động chính, trẻ, khỏe hầu như đều đi làm ăn xa, do đó, ở nông thôn hiện nay còn lại chủ yếu là phụ nữ, người già và trẻ em. Tình trạng này khiến nhiều địa phương bị rơi vào tình trạng thiếu lao động nghiêm trọng và giá lao động ở nông thôn hiện nay rất cao, (ví dụ: vào vụ cấy, gặt, giá bình quân một ngày lao động ở các địa phương là từ 180 - 200 nghìn (một số gia đình còn sẵn sàng trả với giá cao hơn khi vào chính vụ nhưng vẫn không thể thuê được người làm). Đây là một nghịch lí “vừa thừa vừa thiếu” đối với đất nông nghiệp không chỉ ở nông thôn Hưng Yên mà còn ở rất nhiều địa phương khác trong cả nước. Do đó, giải pháp tích cực nhất cho vấn đề này là tạo việc làm tại chỗ, nhưng phải đảm bảo thu nhập cho người nông dân có thể tự lo toan cho cuộc sống của gia đình, đồng thời có nguồn vốn để thực hiện tái sản xuất tăng thu nhập.

Cần phải thấy rằng, di dân và sự di chuyển lao động là quy luật tất yếu của thị trường lao động, đó cũng là quy luật phát triển trong quá trình CNH, HĐH. Những cơ chế chính sách và sự hỗ trợ của Nhà nước là chỉ nhằm hạn chế những bất lợi và phát huy mặt tích cực chứ không phải nhằm hạn chế tự do di chuyển của người lao động. Nhưng trên thực tế, những người lao động di cư này đang phải gánh chịu những hậu quả nặng nề của sự phát triển thiếu bền vững (nhất là đối với những người phụ nữ từ nông thôn ra thành thị làm

Một phần của tài liệu Giải quyết những vấn đề xã hội nảy sinh khi thu hồi đất nông nghiệp của nông dân tỉnh Hưng Yên hiện nay (Trang 54)