Bảng 2.1: Tình hình thu hồi đất nông nghiệp tỉnh Hưng Yên Bảng 2.2: Diê ̣n tích lúa cả năm phân theo huyê ̣n, thành phố

Một phần của tài liệu Giải quyết những vấn đề xã hội nảy sinh khi thu hồi đất nông nghiệp của nông dân tỉnh Hưng Yên hiện nay (Trang 37 - 40)

một cách hợp lý, vừa đảm bảo sự phát triển hài hòa giữa các xu hướng trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. Một trong các điều kiện để đảm bảo tính liên tục và ổn định của xu hướng thu hồi đất nông nghiệp ngày càng nhiều trong thời kỳ quá độ lên CNXH là, phải có sự công bằng trong lao động và việc làm, trong quyền lợi và nghĩa vụ, trong cống hiến và hưởng thụ, trong đời sống chính trị và đời sống xã hội giữa nông dân được thu hồi đất nông nghiệp với nông dân chưa được thu hồi đất nông nghiệp

Theo các nhà kinh điển Mác-Lênin, công bằng xã hội được thể hiện tập trung nhất ở sự tương ứng giữa cống hiến và hưởng thụ của con người trong quá trình hoạt động thực tiễn mà hoạt động thực tiễn hàng đầu của con người là lao động sản xuất. Ở thời kỳ quá độ lên CNXH, tiền đề của cống hiến là việc làm cho người lao động. Chỉ có kết quả lao động (số lượng và chất lượng) của người lao động mới là căn cứ chủ yếu để xác định mức hưởng thụ của người lao động có tương ứng với sự cống hiến của họ hay không?

Vì vậy, trong điều kiện của nước ta hiện nay, giữa người nông dân được nhà nước thu hồi đất nông nghiệp với người nông dân chưa được nhà nước thu hồi đất nông nghiệp thì công bằng trong đời sống xã hội, theo tác giả luận văn, phải được thể hiện ở các khía cạnh chủ yếu sau:

Một là, lao động và việc làm của người nông dân được thu hồi đất phải

ổn định hơn so với trước khi được thu hồi đất vì họ không còn thu nhập từ đất nông nghiệp.

Hai là, thu nhập từ lao động và việc làm mới của người nông dân được

thu hồi đất phải đạt mức đảm bảo cuộc sống tương ứng với sự đóng góp quyền sử dụng đất của họ cho các dự án phi nông nghiệp bằng những phương thức thích hợp.

Ba là, việc học tập và nuôi dạy con cái của các gia đình được thu hồi

tính liên tục và đạt hiệu quả tương đương.

Bốn là, sức khỏe và các chế độ bảo hiểm sức khỏe, y tế của gia đình

người đân được thu hồi đất và của gia đình chưa được thu hồi đất phải được đối xử bình đẳng.

Năm là, mọi quyền lợi và nghĩa vụ khác ở nơi cư trú phải bình đẳng

giữa người được thu hồi đất và người chưa được thu hồi đất nông nghiệp.

Sáu là, mọi vấn đề xã hội tiêu cực nảy sinh sau khi nông dân được thu

hồi đất nông nghiệp phải được giải quyết kịp thời để tránh sự phân biệt đối xử giữa nông dân được thu hồi đất với nông dân chưa được thu hồi đất nông nghiệp.

1.3.3. Phải đảm bảo dân chủ trong toàn bộ quá trình thu hồi đất và giải quyết các vấn đề xã hội nảy sinh khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp của nông dân

Từ những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin về dân chủ XHCN, có thể nêu ra những yêu cầu khách quan có tính nguyên tắc cần phải thực hiện để phát huy dân chủ trong quá trình giải quyết những VĐXH khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp như sau:

Một là, ngay từ trước khi xây dựng các dự án có liên quan đến thu hồi đất

nông nghiệp, cần phải thông báo công khai qua nhiều kênh thông tin để tham khảo ý kiến nhân dân ở các vùng có đất được thu hồi và ở các vùng lân cận.

Hai là, Nhà nước (bao gồm các cơ quan trung ương và địa phương)

phải chuẩn bị đầy đủ, đồng bộ các văn bản, kế hoạch, lực lượng, tài lực, cơ sở vật chất kỹ thuật và luật pháp để triển khai có hiệu quả quá trình thu hồi đất.

Ba là, Mặt trận và các đoàn thể thành viên của Mặt trận phải được huy

động tham gia trong suốt quá trình thu hồi đất (ra chủ trương, xây dựng chính sách có liên quan, thực hiện và giải quyết các vấn đề có liên quan…) với tư cách là người phản biện xã hội, vận động, tập hợp lực lượng và kiểm tra nhân dân.

quá trình nhà nước thu hồi đất trên cơ sở phải bảo đảm sự hài hòa giữa quyền lợi và nghĩa vụ vủa người được thu hồi đất trong các thời kỳ trước, trong và sau khi nhà nước thu hồi đất.

Năm là, phải có sự ràng buộc trách nhiệm về kinh tế giữa nhà nước, chủ dự án sử dụng đất của nông dân và nông dân trong quá trình từ khi triển khai thu hồi đất đến khi ổn định được đời sống người dân khi Nhà nước thu hồi đất chứ không phải trao tiền đền bù xong là hết trách nhiệm.

Sáu là, các tổ chức Đảng từ trung ương đến địa phương, phải trực tiếp

lãnh đạo công tác thu hồi đất nông nghiệp theo sự phân công lãnh đạo để bảo đảm đúng chủ trương của Đảng, pháp luật cuả Nhà nước nhằm tạo ta sức mạnh tổng hợp của cả xã hội, của cả hệ thống chính trị để giải quyết có hiệu quả những VĐXH nảy sinh khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp của nông dân.

Một phần của tài liệu Giải quyết những vấn đề xã hội nảy sinh khi thu hồi đất nông nghiệp của nông dân tỉnh Hưng Yên hiện nay (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)