nghiệp
Trong giai đoạn đổi mới, Đảng ta luôn khẳng định: coi giáo dục, đào tạo cùng với phát triển khoa học - công nghệ là quốc sách hàng đầu, vì thế Đảng ta hết sức quan tâm và coi đó như một động lực trực tiếp để phát triển lực lượng sản xuất trong mọi lĩnh vực nói chung và trong nông nghiệp nói riêng.
Với Hưng Yên hiện nay, vấn đề quan trọng là cần có biện pháp khuyến khích và đẩy mạnh việc áp dụng tiến bộ khoa học - công nghệ theo hướng ưu tiên để đẩy nhanh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Cần có sự lựa chọn công nghệ phù hợp và đầu tư đúng lĩnh vực, đúng ngành nghề để tạo cơ cấu kinh tế hợp lý đạt hiệu quả cao, góp phần giải quyết tốt hơn những VĐXH nảy sinh ở nông thôn khi Nhà nước thu hồi đất canh tác. Theo yêu cầu đó, việc thực hiện chính sách KHCN ở Hưng Yên cần tập trung giải quyết một số vấn đề cấp bách sau:
- Đẩy mạnh việc đưa các tiến bộ khoa học kĩ thuật vào việc sản xuất giống, chú ý các giống có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của thị trường tiêu dùng.
- Đẩy mạnh việc phổ biến các tiến bộ KHCN có tính đột phá: công nghệ gen, công nghệ thụ tinh nhân tạo ở lợn, công nghệ tiên tiến trong canh tác… Đồng thời, tăng cường thông tin tuyên truyền tập huấn, đào tạo ngắn ngày cho các chủ hộ chủ trang trại để thực hiện chuyển giao tiến bộ kĩ thuật đến người nông dân về kĩ thuật chăm sóc cây trồng, vật nuôi.
- Đẩy mạnh việc áp dụng các tiến bộ KHCN vào nền nông nghiệp công nghệ cao, gắn đầu tư sản xuất với KHCN, gắn công nghệ chế biến nông sản với xây dựng vùng nguyên liệu và thị trường tiêu thụ. Coi trọng nghiên cứu, ứng dụng và triển khai công nghệ chế biến, bảo quản nông sản sau thu hoạch dưới nhiều quy mô và hình thức sở hữu nhằm tạo bước đột phá về KHCN làm thay đổi tập quán và nhận thức trong sản xuất của người nông dân
Về vấn đề này, Trung Quốc có kinh nghiệm rất tốt mà chúng ta cần nghiên cứu và tham khảo. Trung Quốc rất coi trọng việc đưa khoa học, công nghệ vào phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn. Họ đã triển khai nhiều chương trình như: “đốm lửa”, “xóa đói giảm nghèo bằng khoa học và công nghệ” và chương trình “trình diễn các khu ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp”… đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Mục đích của những chương trình này là nhằm xây dựng các điểm sáng về ứng dụng KHCN để nhân rộng cho các vùng nông thôn khác trong cả nước. Trong quá trình thực hiện những chương trình này, Trung Quốc đã thực hiện rất nghiêm túc. Ví dụ, trước khi khởi xướng chương trình “đốm lửa”, Trung Quốc đã cử các đoàn đi điều tra, khảo sát tình hình thực tế ở các địa bàn nông thôn để biết được thực trạng, nhu cầu và các khó khăn để đề ra giải pháp khắc phục.
Đối với Hưng Yên hiện nay, cần làm tốt công tác khuyến nông, đẩy mạnh vai trò phổ biến của khoa học kỹ thuật và chuyển giao công nghệ tiến bộ cho nông dân, cung cấp thông tin để nhiều hộ nông dân tự tìm đến với các tiến bộ kỹ thuật, các mô hình sản xuất hiệu quả và chủ động đầu tư phát triển ở quy mô hàng hóa thì sẽ đạt được hiệu quả cao.
Hai là, xây dựng và hoàn thiện kết cấu hạ tầng phù hợp với nền nông nghiệp Hưng Yên
Xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn ngày càng được chú trọng ở nhiều nước và đã trở thành một bộ phận quan trọng trong chiến lược phát triển của các quốc gia. Kinh nghiệm của một số nước phát triển nhanh là ngay từ khi bắt tay vào kiến thiết đất nước, cùng với xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế, phải chăm lo xây dựng kết cấu hạ tầng xã hội. Xây dựng kết cấy hạ tầng nông thôn là điều kiện quan trọng để đẩy nhanh nhịp độ phát triển KT - XH của đất nước nói chung và ở Hưng Yên nói riêng.
Dưới góc độ xã hội - chính trị, phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn là tạo ra sự cân bằng lợi thế, mọi thành viên trong nông thôn đều được hưởng
thụ các điều kiện sản xuất, sinh hoạt và cơ hội để phát triển do kết quả của quá trình đổi mới KT - XH của đất nước.
Kết cấu hạ tầng ở nông thôn bao gồm các công trình của các lĩnh vực cơ bản: thủy lợi, giao thông, hệ thống điện, nước sạch, y tế, giáo dục, dạy nghề, chợ… Ở Hưng Yên hiện nay, việc xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn đã và đang gắn liền với quy hoạch khu dân cư và đô thị hóa nông nghiệp mà nhất là đối với những nơi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp. Để đẩy nhanh quá trình xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn và góp phần giải quyết tốt các VĐXH khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp của nông dân hiện nay, tỉnh Hưng Yên cần tập trung vào một số giải pháp cấp bách sau đây:
- Tập trung khai thác và đầu tư vào lợi thế về giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy hiện có trên địa bàn tỉnh, từng vùng như: đường quốc lộ 5A, 39A, 39B đi các tỉnh khác.
- Coi hệ thống giao thông nông thôn là một trong những kết cấu hạ tầng KT - XH quan trọng nhất để phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng sản xuất hàng hóa cần được ưu tiên đi trước một bước. Trước mắt, các huyện, xã cần có kế hoạch tu bổ, khắc phục tình trạng xuống cấp của hệ thống giao thông hiện có, phát triển mạnh giao thông nông thôn theo quy hoạch. Tập trung xây dựng, nâng cấp các tuyến đường giao thông liên xã, liên huyện có vị trí quan trọng trong việc khai thác có hiệu quả tiềm năng nông nghiệp, nông thôn và nối với các cụm công nghiệp, khu du lịch. Tận dụng khai thác các tuyến vận chuyển đường thủy vừa thuận lợi, kinh phí đầu tư thấp lại đạt hiệu quả cao trên cơ sở dựa vào vốn ngân sách, một phần vốn vay đầu tư bên ngoài như ODA, OECF thực hiện phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm…
- Đẩy mạnh tiến độ và bảo đảm chất lượng của các chương trình đường điện, nước sạch, y tế và hệ thống chợ nông thôn để phục vụ sản xuất và đời sống ở nông thôn, nhất là những vùng có đất nông nghiệp bị thu hồi phục vụ