1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tác động của lạm phát đến tăng trưởng kinh tế của các quốc gia khu vực đông nam á giai đoạn 2000 – 2013

66 515 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 66
Dung lượng 1,15 MB

Nội dung

Cơ sở lý thuyết nghiên cứu Dựa trên các tiếp cận về mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu… đã trình bày trong chương 1, trong chương 2 nêu lên các khái niệm cơ

Trang 1

GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP HỒ CHÍ MINH

NGÔ ĐÌNH HÃN

TÁC ĐỘNG CỦA LẠM PHÁT ĐẾN TĂNG TRƯỞNG

KINH TẾ CỦA CÁC QUỐC GIA KHU VỰC

ĐÔNG NAM Á GIAI ĐOẠN 2000 – 2013

Chuyên ngành : Kinh tế học

Mã số chuyên ngành : 60 03 01 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ HỌC

Người hướng dẫn khoa học: TS NGUYỄN QUANG TRUNG

Thành phố Hồ Chí Minh, Năm 2015

Trang 2

TÓM TẮT

Nghiên cứu này được thực hiện để kiểm tra và lượng hóa tác động lạm phát đến tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia Đông Nam Á trong giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2013 Bằng phương pháp nghiên cứu định lượng thông qua các nguồn dữ liệu được công bố chính thống từ các tổ chức quốc tế như World Bank, ADB và các nguồn đáng tin cậy khác của 9 quốc gia Đông Nam Á bao gồm Singapore, Thái Lan, Indonesia, Philippines, Campuchia, Lào, Việt Nam, Brunei, Malaysia giai đoạn 2000-

2013

Trong bài nghiên cứu này, tác giả sử dụng phương pháp phân tích dữ liệu bảng (POOL, FEM, REM) để xác lập mối liên hệ thực nghiệm giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế của các nền kinh tế trong khu vực Đông Nam Á Kết quả nghiên cứu cho thấy, Lạm phát (INF), Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), Độ mở nền kinh tế (OPEN, Lực lượng lao động (LFPR), Cung tiền M2 (M2), Chi tiêu chính phủ(GEX), Khủng hoảng (KH) là các chỉ số đáng tin cậy trong việc đánh giá mối quan hệ với tăng trưởng kinh tế Ngoài ra, nghiên cứu cũng tìm ra được có mối quan hệ phi tuyến giữa tỷ lệ lạm phát đến tăng trưởng kinh tế với ngưỡng làm phát trung bình chung của 9 Quốc gia Đông Nam Á được nghiên cứu từ năm 2000 đến 2013 là 11,75% Lạm phát dưới ngưỡng có tác động dương thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, lạm phát trên ngưỡng tác động âm làm giảm tăng trưởng kinh tế của các quốc gia Đông Nam Á

Trang 3

i

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN

LỜI CẢM ƠN

TÓM TẮT

MỤC LỤC I DANH MỤC HÌNH IV DANH MỤC BẢNG BIỂU V DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT VI

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1

1.1 Đặt vấn đề nghiên cứu 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2

1.3 Câu hỏi nghiên cứu 3

1.4 Đối tượng nghiên cứu 3

1.5 Phạm vi nghiên cứu 3

1.6 Cấu trúc bài nghiên cứu 4

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU 6

2.1 Các khái niệm 6

2.1.1 Tăng trưởng kinh tế 6

2.1.2 Lạm phát 8

2.2 Các lý thuyết liên quan 10

2.2.1 Lý thuyết Tăng trưởng cổ điển 10

2.2.2 Lý thuyết Tân cổ điển 10

2.2.3 Lý thuyết Keynes 12

2.2.4 Lý thuyết Keynes mới 13

2.2.5 Lý thuyết tiền tệ 14

Trang 4

ii

2.2.6 Mô hình Solow 15

2.3 Các nghiên cứu thực nghiệm liên quan 16

2.4 Mô hình và giả thuyết nghiên cứu 19

2.4.1 Mô hình nghiên cứu 19

2.4.2 Giả thuyết nghiên cứu 20

CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 22

3.1 Quy trình nghiên cứu 22

3.2 Dữ liệu 23

3.3 Phương pháp nghiên cứu 24

3.4 Phương pháp phân tích 24

3.4.1 Phương pháp thống kê mô tả 24

3.4.2 Phương pháp bình phương bé nhất (Pooled OLS) 25

3.4.3 Phương pháp mô hình tác động cố định (Fixed Effect Model- FEM) 25

3.4.4 Mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên (Random Effect Model- REM) 26

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 28

4.1 Tổng quan về các quốc gia Đông Nam Á 28

4.2 Tổng quan kết quả mẫu phân tích 29

4.2.1 Thống kê mô tả chung 29

4.2.1 Thống kê mô tả cho từng biến 30

4.2.2 Mối quan hệ giữa các biến 39

4.3 Kết quả hồi quy 41

4.3.1 Phân tích tương quan và hiện tượng đa cộng tuyến 41

4.3.2 Kết quả hồi quy ban đầu 42

4.3.3 Hiệu chỉnh mô hình FEM 46

4.4 Phân tích kết quả nghiên cứu 50

Trang 5

iii

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 53

5.1 Kết luận 53

5.2 Hàm ý chính sách 54

5.3 Hạn chế đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo 56

TÀI LIỆU THAM KHẢO 57

Trang 6

iv

DANH MỤC HÌNH

Hình 4.1: Tăng trưởng kinh tế mỗi quốc gia giai đoạn 2000-2013 30

Hình 4.2: Tăng trưởng kinh tế bình quân mỗi quốc gia giai đoạn 2000-2013 31

Hình 4.3: Đầu tư trực tiếp nước ngoài mỗi quốc gia giai đoạn 2000-2013 32

Hình 4.4: Đầu tư trực tiếp nước ngoài bình quân mỗi quốc gia giai đoạn 2000-2013 32 Hình 4.5: Chi tiêu chính phủ mỗi quốc gia giai đoạn 2000-2013 33

Hình 4.6: Chi tiêu chính phủ bình quân mỗi quốc gia giai đoạn 2000-2013 34

Hình 4.7: Lực lượng lao động mỗi quốc gia giai đoạn 2000-2013 35

Hình 4.8: Lực lượng lao động bình quân mỗi quốc gia giai đoạn 2000-2013 35

Hình 4.9: Lạm phát mỗi quốc gia giai đoạn 2000-2013 36

Hình 4.10: Lạm phát bình quân mỗi quốc gia giai đoạn 2000-2013 36

Hình 4.11: Cung tiền M2 mỗi quốc gia giai đoạn 2000-2013 37

Hình 4.12: Cung tiền M2 bình quân mỗi quốc gia giai đoạn 2000-2013 37

Hình 4.13: Độ mở kinh tế mỗi quốc gia giai đoạn 2000-2013 38

Hình 4.14: Độ mở kinh tế bình quân mỗi quốc gia giai đoạn 2000-2013 39

Hình 4.15: Mối quan hệ giữa các biến ở các quốc gia giai đoạn 2000-2013 40

Trang 7

v

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1: Tổng hợp các nghiên cứu liên quan 18

Bảng 2.2: Biến số và nguồn dữ liệu 20

Bảng 3.1: Quy trình nghiên cứu của đề tài 22

Bảng 4.1: Kết quả thống kê mô tả các biến 29

Bảng 4.2: Ma trận hệ số tương quan 42

Bảng 4.3: Kết quả hồi quy 43

Bảng 4.4: Kiểm tra tương quan chuỗi 46

Bảng 4.5: Kiểm định tính độc lập của phần dư 47

Bảng 4.6: Kết quả mô hình FEM hiệu chỉnh 48

Bảng 4.7: Tổng hợp kết quả kỳ vọng và mức ý nghĩa thống kê 49

Trang 8

vi

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

(Asian Development Bank)

(Association of Southeast Asian Nations)

(Mô hình tác động ngẫu nhiên)

(Gross Domestic Product)

(Gross National Product)

(International Monetary Fund)

(Ordinary least squares)

( Pooled OLS)

(Random Effect Model)

Trang 9

1

CHƯƠNG 1

GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

Chương này sẽ trình bày tổng quan chung về nghiên cứu, bao gồm: đặt vấn đề nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi đối tượng nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa của nghiên cứu và kết cấu của nghiên cứu

1.1 Đặt vấn đề nghiên cứu

Lạm phát là một trong các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô có tầm quan trọng cao, thực trạng lạm phát có sự thu hút, quan tâm không chỉ của các doanh nghiệp, nhà quản lý kinh tế, chủ doanh nghiệp, các cơ quan hoạch định chính sách, chính phủ mà còn của tất cả các tầng lớp nhân dân từ lao động đến tầng lớp trí thức Lạm phát tác động tới tâm lý, cách ứng xử về tiêu dùng, ở khu vực chính phủ, kiểm soát lạm phát để ổn định tình hình kinh tế vĩ mô, tiết kiệm và đầu tư của nền kinh tế Người dân muốn biết tỷ lệ lạm phát để đánh giá thu nhập bằng tiền lương thực tế của họ, thu nhập từ sở hữu thực,

xu hướng tăng về giá, sự mất giá đồng tiền để họ có quyết định tối ưu khi giữ và phát triển tài sản cá nhân

Khu vực Đông Nam Á là khu vực phát triển năng động trên bản đồ thế giới, có vị trí địa kinh tế chính trị chiến lược trong khu vực Châu Á nói riêng và toàn thế giới nói chung Là khu vực tăng trưởng nhanh của thế giới đầu thế kỷ XXI, với tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình 5,33% (tác giả, tính toán từ World Bank) và có sự ảnh hưởng sâu rộng đến phần còn lại của thế giới ở lĩnh vực đầu tư, vận tải và giao thương hàng hóa quốc tế qua đường hàng hải Kể từ sau khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997 bắt nguồn từ Thái Lan, và sau đó là cuộc khủng hoảng mới bắt nguồn từ Mỹ năm

2008, sau đó lan sang các nước Châu Âu và Châu Á, trong giai đoạn này các quốc gia Đông Nam Á chịu sự ảnh hưởng mạnh mẽ của cuộc khủng hoảng

Hơn nửa thế kỷ qua, các nhà nghiên cứu và nhà kinh tế học đã nghiên cứu rất nhiều về lạm phát, sự tác động của nó đến tăng trưởng kinh tế ở nhiều quốc gia, nhiều khu vực khác nhau trên thế giới, đã tìm ra nhiều những kết luận mang tính khoa học và thực tiễn cao, đóng góp tích cực vào quá trình điều chỉnh và ra quyết định cho các chính sách quan trọng cho của các quốc gia, khu vực trên thế giới

Trang 10

2

Fredman (1959) khẳng định lạm phát là sản phẩm của việc tăng cung tiền hoặc

tăng hệ số tạo tiền ở mức lớn hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế; nghĩa là trong dài hạn giá

cả bị ảnh hưởng bởi cung tiền chứ không thực sự tác động lên tăng trưởng; nếu cung tiền tăng nhanh hơn tốc độ tăng trưởng thì lạm phát tất yếu xảy ra; nếu giữ cung tiền

và hệ số tạo tiền ổn định thì tăng trưởng cao sẽ làm giảm lạm phát

Sarel (1996) khi nghiên cứu tác động của lạm phát đến tăng trưởng đã khám phá

ra khả năng tác động phi tuyến của lạm phát đến tăng trưởng kinh tế và tìm ra điểm cấu trúc gãy mà được xác định ở tỷ lệ lạm phát trung bình 8% trong hàm số liên hệ giữa tăng trưởng và lạm phát Ông chỉ ra rằng nếu lạm phát ở dưới điểm cấu trúc gãy thì lạm phát có tác động tích cực yếu (+) đến tăng trưởng, nhưng tỷ lệ lạm phát vượt qua ngưỡng 8% thì lạm phát tác động tiêu cực (-) rất mạnh đến tăng trưởng

Trong khuôn khổ đề tài này, tác giả nghiên cứu đề cập đến tình hình kinh tế vĩ

mô của các quốc gia Đông Nam Á, là một khu vực mà Việt Nam là một thành viên trong khối này Cụ thể là phân tích mối quan hệ tác động giữa lạm phát và tăng trưởng của các quốc gia khu vực này, qua đó có cái nhìn tổng quát về tình hình lạm phát, tăng trưởng, mối quan hệ tác động lẫn nhau giữa hai yếu tố này Do đó tác giả chọn đề tài

“Tác động của lạm phát đến tăng trưởng của các quốc gia khu vực Đông Nam Á giai đoạn 2000 – 2013” để nghiên cứu

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu của đề tài nghiên cứu này có 4 mục tiêu như sau:

(1) Phân tích tình hình lạm phát và tăng trưởng của các quốc gia khu vực Đông Nam Á giai đoạn 2000 – 2013;

(2) Đánh giá sự tác động của lạm phát đến tăng trưởng kinh tế tại các nước khu vực Đông Nam Á giai đoạn 2000 - 2013; Xem xét tác động phi tuyến của lạm phát đến tăng trưởng kinh tế các nước khu vực Đông Nam Á giai đoạn 2000 - 2013

(3) Đánh giá các yếu tố tác động khác lên tăng trưởng kinh tế tại các nước khu vực Đông Nam Á trong giai đoạn 2000 – 2013;

(4) Đưa ra các hàm ý chính sách liên quan cho các nhà hoạch định chính sách

Trang 11

3

1.3 Câu hỏi nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu trên, nội dung nghiên cứu cần phải trả lời được những câu hỏi sau:

(1) Tình hình tăng trưởng kinh tế và lạm phát tại các nước Đông Nam Á giai đoạn 2000 – 2013 như thế nào?

(2) Lạm phát tác động như thế nào đến tăng trưởng kinh tế tại các nước khu vực Đông Nam Á giai đoạn 2000 - 2013? Liệu có tác động phi tuyến của lạm phát đến tăng trưởng kinh tế hay không?

(3) Các yếu tố nào ngoài lạm phát có tác động đến tăng trưởng kinh tế tại các nước khu vực Đông Nam Á và tác động của các yếu tố này đến tăng trưởng như thế nào?

(4) Các hàm ý chính sách nào liên quan có thể rút ra từ nghiên cứu “Tác động của lạm phát đến tăng trưởng kinh tế của các quốc gia khu vực Đông Nam Á giai đoạn

2000 – 2013” này

1.4 Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu về tình hình lạm phát, tăng trưởng, và tác động của lạm phát đến tăng trưởng Bên cạnh đó đánh giá thêm một số yếu tố bổ sung tác động đến tăng trưởng như đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), lượng cung tiền M2, độ mở nền kinh tế, chi tiêu chính phủ, lực lượng lao động tham gia vào nền kinh tế,…

1.5 Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi thời gian: Dựa trên các nguồn số liệu thu thập từ các tổ chức quốc tế

như World Bank, ADB để có một bộ dữ liệu bảng cân bằng thì hầu hết các quốc gia Đông Nam Á đều có số liệu từ năm 2000 đến năm 2013

- Phạm vi không gian: Nghiên cứu này được thực hiện trên mẫu dữ liệu bao gồm toàn bộ 11 quốc gia trong khối ASEAN Tuy nhiên, chỉ có 9 quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á có đầy đủ số liệu để thực hiện nghiên cứu này, bao gồm: Singapore, Thái Lan, Indonesia, Philippines, Campuchia, Lào, Việt Nam, Brunei, Malaysia Hai quốc gia là Myanmar và Đông Timor tác giả không đưa vào nghiên cứu, lý do Myanmar

Trang 12

4

không đủ số liệu cập nhật trên nguồn chính thống như World Bank, ADB Đông Timor

là quốc gia mới thành lập năm 2002 và số liệu theo yêu cầu của đề tài nghiên cứu cũng chưa đầy đủ

1.6 Cấu trúc bài nghiên cứu

Kết cấu luận văn gồm 5 chương:

Chương 1 Giới thiệu đề tài nghiên cứu

Chương này trình bày khái quát các vấn đề nghiên cứu gồm lý do chọn đề tài, nêu lên bối cảnh trong nước và ngoài nước Xác định được vấn đề và mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

Chương 2 Cơ sở lý thuyết nghiên cứu

Dựa trên các tiếp cận về mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu… đã trình bày trong chương 1, trong chương 2 nêu lên các khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài nghiên cứu như tăng trưởng kinh tế, lạm phát, các lý thuyết tăng trưởng kinh tế… Bên cạnh đó, trong chương này tác giả tổng hợp các nghiên cứu khoa học trước về mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế ở các quốc gia khác nhau, các khu vực khác nhau, dựa trên khung lý thuyết và thực nghiệm đã được chứng minh có cơ sở khoa học, từ cơ sỡ đó đưa ra mô hình nghiên cứu của đề tài

Chương 3 Phương pháp nghiên cứu

Ở chương này, tác giả đề cập đến phương pháp nghiên cứu, sử dụng phương pháp định lượng, kết hợp thêm phân tích định tính phần kết quả của nghiên cứu, cách thức đo lường các biến, nguồn dữ liệu phục vụ cho công tác nghiên cứu, phương pháp thu thập dữ liệu, phương pháp phân tích dữ liệu trong đó đề cập đến kỹ thuật thống kê hay kinh tế lượng gì, tài liệu tham khảo, phần mềm sử dụng phục vụ cho công tác nghiên cứu Từ phương pháp nghiên cứu này trên cơ sở nguồn dữ liệu thu thập, mới cho ra kết quả nghiên cứu sẽ được đề cập ở Chương 4 Kết quả nghiên cứu tiếp theo

Chương 4 Kết quả nghiên cứu

Nội dung chủ yếu là kết quả thu được từ mô hình và phương pháp nghiên cứu nêu trên, kết luận với những thảo luận của tác giả về kết quả này Gồm các phần chính

Trang 13

5

là tóm lược các kết quả chính của nghiên cứu, bên cạnh đó sẽ phân tích kết quả của nghiên cứu này với các nghiên cứu trước, tìm ra điểm giống và khác nhau bằng hình thức so sánh hoặc xác nhận có điểm mới Sau khi có kết quả nghiên cứu, sẽ thảo luận chi tiết vì sao có kết quả đó, nhấn mạnh những kết quả khác với các nghiên cứu trước Trong chương này, cũng sẽ xem xét lại mô hình sau khi có kết quả nghiên cứu và một

số gợi mở từ mô hình nghiên cứu để trình bày trong chương kết luận và kiến nghị tiếp theo

Chương 5 Kết luận và kiến nghị

Là chương cuối cùng của đề tài nghiên cứu tóm lược lại toàn bộ nghiên cứu từ lý

do chọn đề tài cho đến phương pháp nghiên cứu, kết quả của nghiên cứu Dựa trên kết quả nghiên cứu, tác giả kiến nghị và đề xuất những giải pháp về mặt chính sách có liên quan trong đề tài nghiên cứu Bên cạnh đó nêu những hạn chế của đề tài nghiên cứu như về thời gian, bậc học, kinh phí, … và đề xuất các hướng nghiên cứu thêm sau đề tài này

Trang 14

6

CHƯƠNG 2

CƠ SỞ LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU

Các khái niệm về tăng trưởng kinh tế, lạm phát, và các lý thuyết về tăng trưởng kinh tế như lý thuyết tăng trưởng cổ điển, lý thuyết tân cổ điển, lý thuyết Keynes, lý thuyết tiền tệ, mô hình Solow sẽ được tác giả đề cập đến trong chương này, những khái niệm và lý thuyết này làm cơ sở lý luận cho toàn thể nghiên cứu Bên cạnh đó, thông qua những nghiên cứu trước, tác giả kế thừa và chắt lọc để xây dựng mô hình nghiên cứu về tác động của lạm phát đến tăng trưởng của các quốc gia Đông Nam Á trong giai đoạn 2000 – 2013

2.1 Các khái niệm

2.1.1 Tăng trưởng kinh tế

Khái niệm tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng một cách bền vững về sản lượng bình quân đầu người hay sản lượng trên mỗi công nhân (theo Kuznets, trích trong Nguyễn Trọng Hoài, 2007)

Một khái niệm khác, tăng trưởng kinh tế chính là sự gia tăng tổng sản phẩm quốc dân trong một thời kỳ nhất định, là kết quả cuối cùng của tất cả các hoạt động sản xuất và dịch vụ do nền kinh tế tạo ra, không kể các hoạt động ấy được thực hiện trong nước hay nước ngoài (Phạm Thị Thương, 2011)

Một nghĩa tương tự, theo North và Thomas, tăng trưởng kinh tế xảy ra nếu sản lượng tăng nhanh hơn dân số (trích trong Nguyễn Trọng Hoài, 2007)

Smith (1776), cho rằng của cải của một quốc gia được hiểu đúng nhất như là dòng thu nhập hơn là tổng tài sản có giá trị như vàng (trích trong Nguyễn Trọng Hoài (2007))

Đo lường tăng trưởng kinh tế

Đo lường tăng trưởng kinh tế là cách đo lường dựa trên tài khoản quốc gia, gồm: tổng giá trị sản xuất (GO), tổng sản phẩm quốc nội (GDP), tổng thu nhập quốc dân (GNI)… Trong khuôn khổ nghiên cứu này tác giả đề cập đến tổng giá trị sản xuất (GO) và tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và lấy GDP cho dữ liệu nghiên cứu

Trang 15

7

Khái niệm tổng giá trị sản xuất (GO): được tính là tổng giá trị sản phẩm vật chất

và dịch vụ được tạo nên trên phạm vi lãnh thổ của một quốc gia trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm)

Về cách tính, tổng giá trị sản xuất có thể tính theo hai cách: thứ nhất, chỉ tiêu tổng giá trị sản xuất là tổng doanh thu bán hàng thu được từ các đơn vị, các ngành trong toàn bộ của nền kinh tế quốc dân; thứ hai, chỉ tiêu tổng giá trị sản xuất được tính trực tiếp từ sản xuất và dịch vụ bao gồm chi phí trung gian (IC) và giá trị gia tăng của sản phẩm vật chất và dịch vụ (VA)

Khái niệm tổng sản phẩm quốc nội (GDP) là giá trị bằng tiền của toàn bộ sản phẩm cuối cùng được sản xuất ra trên lãnh thổ một nước, tính trong khoảng thời gian nhất địnhm thường là một năm (trích trong Nguyễn Như Ý & Trần Thị Bích Dung, 2009) Mức và tốc độ tăng trưởng GDP là thước đo chủ yếu để đánh giá sự gia tăng thuần túy về kinh tế của mỗi quốc gia Có 3 cách tiếp cận để tính GDP:

+ Tiếp cận từ phương pháp sản xuất:

Trong SNA, GDP theo nghành kinh tế được chia theo 3 khu vực chính: khu vực

1 gồm nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản (bao gồm cả khai thác và nuôi trồng); khu vực 2 gồm công nghiệp khai thác mỏ, công nghiệp chế biến, sản xuất và phân phối điên, khí đốt và nước, xây dựng; Khu vực 3 gồm thương nghiệp, sửa chữa xe có động

cơ, mô tô, xe máy,… (trích trong Nguyễn Như Ý & Trần Thị Bích Dung, 2009)

GDP là giá trị gia tăng tính cho toàn bộ nền kinh tế Nó được đo bằng tổng giá trị

gia tăng của tất cả các đơn vị sản xuất thường trú trong nền kinh tế:

Trong đó VA là giá trị gia tăng của toàn nền kinh tế, VAi là giá trị gia tăng ngành

i

+ Tiếp cận từ phương pháp thu nhập: Theo cách tiếp cận từ thu nhập, GDP

được xác định trên cơ sở các khoản hình thành thu nhập và phân phối thu nhập lần đấu, bao gồm: thu nhập của người có sức lao động dưới hình thức tiền công và tiền lương (W); thu nhập của người có đất cho thuê (R); thu nhập của người có tiền cho

Trang 16

8

vay (In) ; thu nhập của người có vốn (Pr); khấu hao cố định (DP ) và cuối cùng là thuế kinh doanh (Ti )

i p r

I R W

+ Tiếp cận từ phương pháp chi tiêu:

) ( X M I

G C

Trong đó các khái niệm viết tắt:

- C là các khoản chi tiêu của các hộ gia đình về hàng hóa và dịch vụ

- I là tổng đầu tư của khu vực tư nhân (không tính các khoản đầu tư tài chính như

cổ phiếu, trái phiếu, tiền gửi tiết kiệm)

- G là chi tiêu của Chính phủ (không tính các khoản thanh toán chuyển giao như chi cho các dịch vụ an sinh xã hội, phúc lợi và trợ cấp thất nghiệp)

- X-M là xuất khẩu ròng (giá trị kim ngạch xuất khẩu trừ đi kim ngạch nhập khẩu)

Tốc độ tăng trưởng kinh tế

Tốc độ tăng sản lượng hàng năm và tốc độ tăng sản lượng bình quân đầu người là các chỉ số đo lường tốc độ tăng trưởng kinh tế Các chỉ tiêu này được tính theo công thức:

Trong đó:

g là tốc độ tăng trưởng của chỉ tiêu X

X có thể là GDP thực, GNP thực, GDP thực tế bình quân đầu người, hoặc GNP thực tế bình quân đầu người (trích trong Nguyễn Như ý & Trần Thị Bích Dung 2009)

2.1.2 Lạm phát

Trang 17

9

Theo David Begg (2005), lạm phát là tốc độ tăng giá của tổng sản lượng, hay

lạm phát là sự gia tăng của mức giá Tác động của lạm phát phụ thuộc vào nguyên nhân của lạm phát, theo tác giả đầu tiên xem xét nguyên nhân lạm phát, sau đó xem xét các tác động của nó, các tác động này phụ thuộc vào lạm phát dự kiến hay lạm phát ngoài dự kiến

Tỷ lệ lạm phát được tính như sau:

Tỷ lệ lạm phát = tăng trưởng tiền danh nghĩa – tăng trưởng cầu tiền thực tế

Theo Nguyễn Như Ý & Trần Thị Bích Dung (2009), lạm phát là tình trạng mức

giá chung của nền kinh tế tăng lên trong một khoảng thời gian nhất định Mức giá chung (hay chỉ số giá) là mức giá trung bình của tất cả hàng hóa và dịch vụ trong nền kinh tế ở thời kỳ này so với thời kỳ gốc Khi mức giá chung (P) tăng lên thì sức mua của đồng tiền sẽ giảm xuống Mức độ lạm phát được đo lường bằng tỷ lệ lạm phát

Tỷ lệ lạm phát (ký hiệu là If) là tỷ lệ phần trăm gia tăng trong mức giá chung của

kỳ này so với kỳ trước, và được tính theo công thức:

Công thức tính CPI của năm t được tính như sau:

Với qi0 : là khối lượng sản phẩm loại i mà một gia đình tiêu dùng ở năm gốc (0)

Pi0 : đơn giá sản phẩm loại i ở năm gốc

Pit : đơn giá sản phẩm loại i ở năm t

Trang 18

10

Trong khuôn khổ nghiên cứu này, tác giả sử dụng chỉ số giá phổ biến để tính lạm phát là chỉ số giá hàng tiêu dùng (CPI) để áp dụng cho bài nghiên cứu

2.2 Các lý thuyết liên quan

2.2.1 Lý thuyết Tăng trưởng cổ điển

Trong lịch sử các phát triển kinh tế, các nhà kinh tế theo trường phái cổ điển đã đặt nền tảng cho một vài lý thuyết tăng trưởng kinh tế điển hình là Adam Smith, ông chính là người đặt nền tảng cho mô hình tăng trưởng cổ điển, dựa vào bên cung của nền kinh tế với hàm sản xuất có biến phụ thuộc là sản lượng (Y) và các biến độc lập bao gồm lao động (L); máy móc thiết bị (K) và đất đai (T), một cách tổng quát, hàm sản xuất có dạng: Y = f (L, K, T)

Trong mô hình cổ điển các yếu tố như tăng dân số, tăng đầu tư và tăng đất đai sử dụng vào sản xuất là các yếu tố dẫn tới tăng trưởng Theo quan điểm mô hình của mình, Adam Smith đã có lập luận rằng tăng trưởng là quá trình tự củng cố bởi nền kinh tế vận hành theo quy luật lợi nhuận tăng theo quy mô và xác định để dành như

“người tạo lập” nên đầu tư, từ đó dẫn tới tăng trưởng Trong đó yếu tố phân phối thu nhập chính là yếu tố quan trọng nhất quyết định đến tốc độ tăng trưởng nhanh hay chậm của nền kinh tế

Theo đó, các nhà kinh tế theo trường phái Cổ điển đều cho rằng lợi nhuận của các nhà sản xuất suy giảm không phải do suy giảm năng xuất cận biên mà do cạnh tranh giữa giới chủ về lao động dẫn tới tăng tiền lương của người lao động Lý thuyết tăng trưởng cổ điển không xác định rõ mối liên kết giữa lạm phát với ảnh hưởng của thuế tới lợi nhuận và tăng trưởng, tuy vậy mối liên hệ giữa lạm phát và tăng trưởng được ngầm hiểu là mối quan hệ tỷ lệ nghịch: tăng chi phí trả lương làm giảm lợi nhuận của nhà sản xuất và dẫn tới giảm sản lượng

2.2.2 Lý thuyết Tân cổ điển

Sự khác biệt của mô hình tăng trưởng tân cổ điển chính là đưa ra sự thay thế giữa máy móc thiết bị và lao động trong hàm sản xuất, mục đích của việc thay thế này theo các nhà kinh tế học theo trường phái tân cổ điển là nhằm nhắm đến mục tiêu phát triển bền vững

Trang 19

Bên cạnh đó, mô hình tăng trưởng tân cổ điển các nhà kinh tế học đề cao vai trò của khoa học công nghệ, và giả thiết rằng tiến bộ của công nghệ dùng vào sản xuất là một biến ngoại sinh và có thể áp dụng ngay vào sản xuất qua việc trang bị máy móc thiết bị mới hoặc cải tiến ngay máy móc thiết bị hiện đang sử dụng làm tăng năng suất của nền kinh tế

Tuy nhiên tính logic của mô hình tăng trưởng tân cổ điển đã bị thực tiễn phản bác, điều này thể hiện ở chỗ máy móc thiết bị đã không hoàn toàn thay thế được nhu cầu về lao động, và khi tiền lương của người lao động tăng lên (lợi nhuận của nhà sản xuất giảm) Vì theo tính logic kinh tế, khi tiền lương tăng, lẽ ra các nhà sản xuất sẽ sử dụng nhiều máy móc thiết bị thay cho lao động Mô hình này cũng chưa dề cập dến trình độ phát triển khác nhau của các nền kinh tế

Robert Mundell là nhà kinh tế học đầu tiên của trường phái tân cổ điển đưa ra cơ chế mô tả mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng Vì vậy khi tiền lương tăng, các nhà sản xuất thường áp dụng công nghệ sử dụng nhiều lao động hơn là áp dụng công nghệ sử dụng nhiều máy móc thiết bị Một yếu tố quan trọng là máy móc cũng do lao động tạo ra nên khi tiền lương tăng thì giá của máy móc thiết bị cũng tăng lên làm gia tăng chi phí đầu vào cho sản xuất

Theo Mundell và một số nhà kinh tế theo trường phát tân cổ điển cho rằng lạm phát có tác động dương, nghĩa quan hệ tỷ lệ thuận đối với tăng trưởng, khi lạm phát tăng lên thì tăng trưởng kinh tế cũng tăng theo Lý do được các nhà kinh tế học theo trường phái này đưa ra để bảo vệ quan điểm này gồm hai lý do: thứ nhất là khi lạm phát tăng, luôn có độ trễ thời gian giữa tăng giá của sản phẩm đầu ra và tăng giá của sản phẩm đầu vào, đặc biệt là độ trễ về tăng tiền lương Khi tiền lương được giữ ổn định trong giai đoạn khá dài sẽ làm tăng lợi nhuận cận biên, tăng quỹ đầu tư và khích

lệ khả năng đầu tư của nhà sản xuất, điều này dẫn tới tăng đầu tư, tăng năng lực sản

Trang 20

12

xuất của công ty và tăng trưởng kinh tế Thứ hai là lạm phát kéo theo việc phân phối lại thu nhập giữa các tầng lớp dân cư theo hướng mang mối lợi nhiều hơn cho nhóm có thu nhập cao (nhóm này thường nắm giữ tài sản có lợi nhuận cao và thu nhập không phụ thuộc vào tiền lương) Nhóm thu nhập cao có tỷ lệ để dành cao hơn, vì vậy khi có lạm phát dẫn tới tăng để dành và đây là nguồn vốn để tăng đầu tư, làm giảm lãi suất dẫn tới tăng trưởng kinh tế

Cùng với quan điểm này, một số nhà kinh tế cho rằng lạm phát làm giảm giá trị tài sản của toàn bộ cộng đồng dân cư, để giá trị tài sản không bị suy giảm, người dân

sẽ tăng để dành nhằm cơ cấu lại các loại tài sản họ đang nắm giữ Tăng để dành đồng nghĩa với tăng đầu tư để tăng giá trị tài sản của họ, dẫn đến tăng trưởng kinh tế

2.2.3 Lý thuyết Keynes

Trước khi lý thuyết Keynes ra đời, các nhà kinh tế học cổ điển cho rằng mỗi khi

có khủng hoảng kinh tế sẽ làm cho giá cả và tiền công giảm đi, các nhà sản xuất sẽ có động lực đẩy thuê mướn lao động và đẩy mạnh sản xuất làm cho kinh tế phục hồi Nhưng sau cuộc đại khủng hoảng năm 1929 -933, Keynes quan sát diễn biến thực tế thấy rằng tiền công không hề giảm, việc làm cũng không tăng, và lý thuyết tổng quát của Keynes ra đời từ thực tế cuộc đại suy thoái kết hợp với kết quả của hơn nửa thế kỷ phát triển phát triển ý tưởng cân bằng tổng thể

Lý thuyết của Keynes dựa vào dựa vào mô hình của Tổng cung (AS) và Tổng cầu (AD) để mô tả mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng Trong ngắn hạn đường

AS có hệ số góc dương và nhỏ hơn 900 vì vậy khi có những thay đổi bên cầu sẽ tác động vào lạm phát và sản lượng (trong kinh tế vĩ mô và trong bài viết này thuật ngữ sản lượng được hiểu là GDP), cơ chế điều chỉnh trong ngắn hạn của lý thuyết Keynes chia làm hai giai đoạn: Giai đoạn đầu lạm phát và sản lượng có mối quan hệ tỷ lệ thuận nghĩa là lạm phát và sản lượng đều tăng; giai đoạn tiếp theo nếu lạm phát tiếp tục tăng nhưng sản lượng sản lượng sẽ không tăng nữa, thậm chí còn giảm và sau đó lạm phát cũng sẽ giảm

Theo mô hình Keynes này, trong ngắn hạn các quốc gia sẽ có sự đánh đổi giữa tăng trưởng và lạm phát, tuy vậy sự đánh đổi này không diễn ra thường xuyên mà diễn

Trang 21

lý thuyết Keynes cho rằng điều chỉnh của thị trường và kỳ vọng tiến tới cân bằng rất chậm, những vấn đề về ngắn hạn có ý nghĩa quan trọng trong vận hành của nền kinh

tế, vì vậy chính phủ cần có chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ để tác động vào bên cầu

2.2.4 Lý thuyết Keynes mới

Theo lý thuyết tăng trưởng Keynes mới, các nhà kinh tế học đưa ra khái niệm về sản lượng tiềm năng, nền kinh tế đạt mức sản lượng tiềm năng khi ở vào trạng thái toàn dụng lao động (toàn dụng lao động được hiểu theo nghĩa thất nghiệp ở mức tỷ lệ

tự nhiên – tỷ lệ thất nghiệp không làm tăng hoặc giảm lạm phát) Mô hình Keynes mới nền kinh tế vận hành theo “Cơ chế lạm phát nội tại” nghĩa là lạm phát của nền kinh tế được gây nên bởi các biến nội sinh của nền kinh tế:

- Nếu chính sách kinh tế của chính phủ làm cho sản lượng (GDP) vượt mức tiềm năng và tỷ lệ thất nghiệp thấp hơn tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên, các yếu tố khác không đổi, khi đó lạm phát sẽ gia tăng vì các nhà sản xuất sẽ tăng giá sản phẩm và lạm phát nội tại xấu hơn

- Nếu chính sách kinh tế làm cho GDP giảm xuống dưới mức tiềm năng và tỷ lệ thất nghiệp cao hơn tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên, các yếu tố khác không đổi, khi đó lạm phát sẽ giảm vì các nhà sản xuất sẽ cố gắng sử dụng hết tiềm năng của nền kinh tế bằng cách giảm giá dẫn tới lạm phát giảm và giảm tỷ lệ thất nghiệp;

- Nếu chính sách kinh tế giữ cho GDP đứng ở mức sản lượng tiềm năng, tỷ lệ thất nghiệp bằng tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên và nền kinh tế không có các cú sốc bên cung, khi đó tỷ lệ lạm phát sẽ không thay đổi Điểm hạn chế của lý thuyết tăng trưởng Keynes mới ở chỗ các nhà kinh tế không biết được chính xác GDP tiềm năng, tỷ lệ

Trang 22

Phương trình Cambridge được viết như sau: Ms = k P Y Bên phải của phương trình biểu thị nhu cầu về tiền của nền kinh tế, với biến P biểu thị mức giá chung của toàn bộ nền kinh tế; Y là tổng sản phẩm trong nước (GDP) theo giá so sánh và k là hằng số, cung tiền là biến ngoại sinh, được xác định qua chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương Trong lý thuyết lượng tiền, các nhà kinh tế theo trường phái này giả

sử Y không đổi và nhu cầu về tiền của nền kinh tế là một tỷ lệ cố định của GDP theo giá hiện hành Lý thuyết về lượng tiền chỉ rõ khi cung tiền tăng sẽ dẫn tới tăng giá của nền kinh tế, nói cách khác, lạm phát là sản phẩm của cung tiền tăng cao hơn tỷ lệ tăng trưởng của nền kinh tế

“Vấn đề tiền tệ và giải thích những biến động về giá cả, sản lượng, việc làm luôn tìm thấy từ biến động của tiền tệ, chính phủ chịu trách nhiệm về những biến động tiền

tệ này” (Milton Friedman và Anna Schwart, Lịch sử tiền tệ của Hợp chủng quốc Hoa

kỳ 1817-1960) Các nhà kinh tế theo Trường phái tiền tệ luôn đề cập tới vai trò của ngân hàng trung ương với chức năng kiểm soát mức cung tiền, trực tiếp kiểm soát tỷ lệ lạm phát của nền kinh tế, nếu ngân hàng trung ương giữ mức cung tiền ổn định, mức

Trang 23

15

giá sẽ ổn định, từ đó ngụ ý vai trò quan trọng của chính sách tiền tệ đối với biến động

về giá cả của nền kinh tế

Lý Thuyết tài khóa

Tài khóa là công cụ để chính phủ dùng ổn định nền kinh tế vĩ mô, trong ngắn hạn chính sách tài khóa có cùng mục tiêu với chính sách tiền tệ là nhằm ổn định nền kinh

tế ở mức sản lượng tiềm năng với tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên và tỷ lệ lạm phát vừa phải

Để thực hiện chính sách tài khóa, chính phủ các quốc gia thường sử dụng hai công cụ

là thuế và chi tiêu chính phủ từ nguồn ngân sách Có hai trường hợp cụ thể thực hiện chính sách tài khóa:

Một là khi nền kinh tế suy thoái biểu hiện ở tình trạng sản lượng quốc gia thấp hơn mức sản lượng tiềm năng, tỷ lệ thất nghiệp tăng cao, khi đó chính phủ có thể áp dụng chính sách tài khóa mở rộng bằng cách tăng chi ngân sách, hoặc giảm thuế, hay chính phủ áp dụng cả hai cách này Theo lý thuyết tài chính hiện đại, chính phủ không nhất thiết phải cân đối trong ngắn hạn như tháng hoặc năm, mà áp dụng chính sách tài khóa phải đi ngược chiều với chu kỳ kinh tế

Hai là khi nền kinh tế có lạm phát cao biểu hiện tình trạng sản lượng quốc gia tăng vượt mức sản lượng tiềm năng, đồng thời một số yếu tố khác như chỉ số giá cũng tăng cao tác động xấu đến nền kinh tế Đối với trường hợp này,chính phủ cần áp dụng chính sách tài khóa thu hẹp, cụ thể giảm chi ngân sách và tăng thuế sẽ làm cho tổng cầu giảm Kết quả là sản lượng của nền kinh tế sẽ giảm xuống lạm phát theo đó cùng giảm xuống, tuy nhiên trường hợp này có thể làm cho tỷ lệ thất nghiệp tăng lên

2.2.6 Mô hình Solow

Theo Solow (1956) tốc độ tích lũy vốn tác động mức thu nhập dài hạn, tốc độ tích lũy vốn không ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng, tốc độ tăng trưởng được quyết định bởi tốc độ tăng trưởng lực lượng lao động và thay đổi công nghệ…

Mô hình Solow gồm hàm sản xuất tân cổ điển có hai yếu tố đầu vào, vốn (K) và lao động (L) được kết hợp để tạo ra sản lượng duy nhất (Y), hàm sản xuất Cobb-Douglas bậc nhất đồng dạng được chọn để phản ánh suất sinh lợi không đổi theo qui

mô và suất sinh lợi giảm dần theo yếu tố sản xuất, sao cho 0 < α < 1:

Trang 24

16

Trong đó:

α là độ co dãn riêng phần của sản lượng theo vốn (K) và (1 – α) là độ co dãn riêng phần của sản lượng theo lao động (L) Suất sinh lợi không đổi theo qui mô hàm ý rằng tăng gấp đôi vốn và lao động sẽ làm tăng gấp đôi sản lượng (trích trong Nguyễn Trọng Hoài, 2007)

2.3 Các nghiên cứu thực nghiệm liên quan

Tính đến nay, đã có khá nhiều nghiên cứu trong nước và nước ngoài về tác động của lạm phát đến tăng trưởng kinh tế, các nghiên cứu này đề cập và nghiên cứu dưới nhiều hướng tác động khác nhau của lạm phát đến tăng trưởng kinh tế Đưa ra những

mô hình và kết qua nghiên cứu mang tính thực tiễn cao, là cơ sở cho việc xây dựng chính sách kinh tế vĩ mô ở một số quốc gia và các nhóm quốc gia trên thế giới Trong khuôn khổ đề tài này, tác giả giới thiệu một số nghiên cứu quan trọng làm cơ sở tham khảo

Theo Fredman (1959) khẳng định lạm phát là sản phẩm của việc tăng cung tiền

hoặc tăng hệ số tạo tiền ở mức lớn hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế; nghĩa là trong dài hạn giá cả bị ảnh hưởng bởi cung tiền chứ không thực sự tác động lên tăng trưởng; nếu cung tiền tăng nhanh hơn tốc độ tăng trưởng thì lạm phát tất yếu xảy ra; nếu giữ cung tiền và hệ số tạo tiền ổn định thì tăng trưởng cao sẽ làm giảm lạm phát

Theo Sarel (1996) khi nghiên cứu tác động của lạm phát đến tăng trưởng đã

khám phá ra khả năng tác động phi tuyến của lạm phát đến tăng trưởng kinh tế và tìm

ra điểm cấu trúc gãy mà được xác định ở tỷ lệ lạm phát trung bình 8% trong hàm số liên hệ giữa tăng trưởng và lạm phát Ông chỉ ra rằng nếu lạm phát ở dưới điểm cấu trúc gãy thì lạm phát có tác động tích cực yếu (+) đến tăng trưởng, nhưng tỷ lệ lạm phát vượt qua ngưỡng 8% thì lạm phát tác động tiêu cực (-) rất mạnh đến tăng trưởng Tác giả là chuyên viên của IMF đã dùng phương pháp OLS phân tích từ nguồn dữ liệu tập hợp từ 87 quốc gia trong giai đoạn từ năm 1970 – 1990

Chimobi (2010), nghiên cứu về lạm phát và tăng trưởng kinh tế ở Nigeria giai đoạn từ 1970 đến 2005, dữ liệu nghiên cứu từ Ngân hàng trung ương Nigeria và Tổng

Trang 25

17

cục thống kê Nigeria Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng mối quan hệ chặt chẽ giữa lạm phát và tăng trưởng, nghiên cứu chưa chỉ ra rằng lạm phát tác động tích cực (+) hay tiêu cực (-) đến tăng trưởng nhưng đã kết luận lạm phát đã tác động mạnh mẽ đến tăng trưởng của Nigeria trong giai đoạn này

Bittencourt (2011), nghiên cứu mối quan hệ tác động của Lạm phát đến tăng trưởng kinh tế ở 4 nước Châu Mỹ Latin là Argentina, Bolivia, Brazil và Peru giai đoạn

từ năm 1970 đến năm 2007, đã chỉ ra rằng các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh

tế là lạm phát(Inflat), chi tiêu chính phủ (GOV), độ mở nền kinh tế (OPEN), tỷ lệ đầu

tư trên GDP thực (INV), khối tiền M2, tỷ lệ phần trăm của tổng dân số thành thị đến cấu trúc chỉ số phát triển xây dựng (DEV) và đặc điểm chế độ chính trị (POL) Các yếu tố này đều có tác động nhất định đến tăng trưởng kinh tế, trong đó yếu tố lạm phát (Inflat) có tác động mạnh nhất đến tăng trưởng, tác động của lạm phát đến tăng trưởng mang dấu (-), nghĩa lả khi lạm phát tăng thì tăng trưởng giảm

Muhammad, Imran & Fatima (2011), nghiên cứu lạm phát tác động đến tăng trưởng kinh tế cho trường hợp của Pakistan, phạm vi dữ liệu nghiên cứu trong giai đoạn từ năm 1972-73 đến năm 2009-10 Các tác giả chỉ ra rằng tăng trưởng kinh tế ở Pakistan giai đoạn này chịu tác động bởi các yếu tố là chì số lạm phát (CINF = CPI Inflation), độ mở thương mại (OPNS = Trade Openness), tỷ lệ tăng trưởng đầu tư (INVG = Investment Growth Rate), tỷ lệ lực lượng lao động tham gia (LFPR – Labor Force Participation Rate), LPOPM (Log of Population In Millions) Kết quả nghiên cứu cho thấy trong các yếu tố tác động trên, yếu tố lạm phát có tác động nghịch chiều với tốc độ tăng trưởng, nghĩa là tỷ lệ lạm phát tăng thì tỉ lệ tăng trưởng GDP giảm và ngược lại

Trương Minh Tuấn (2013), nghiên cứu về mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế - nghiên cứu thực nghiệm ở Việt Nam, dữ liệu nghiên cứu theo quý từ Quý I/2001 đến Quý IV/2011 Kết quả cho thấy sự thay đổi trong lạm phát chịu tác động nghịch chiều với tăng trưởng kinh tế và thuận chiều với tốc độ tăng trưởng của cung tiền và giá dầu thế giới Cụ thể là khi tăng trưởng kinh tế tăng lên thì tỷ lệ lạm phát có chiều hướng giảm và khi cung tiền tăng lên sẽ làm lạm phát gia tăng

Trang 26

18

Rutayisire (2013), nghiên cứu về ngưỡng tác động trong mối quan hệ giữa lạm

phát và tăng trưởng kinh tế ở Rwanda, giai đoạn nghiên cứu từ năm 1968 đến năm

2010 và nguồn dữ liệu từ World Bank Theo tác giả có các yêu tố tác động đến tăng trưởng kinh tế bên cạnh tỷ lệ lạm phát còn có các yếu tố khác là nguồn vốn cố định từ GDP đầu tư vào nền kinh tế (INVt), tỷ lệ tăng trưởng dân số hàng năm (∆lnPOPt), độ

mở thương mại (OPENt), chỉ số FDt là đo lường tỷ lệ luân chuyển vốn trong hệ thống tài chính (khối tiền M3) Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng lạm phát tác động phi tuyến đến tăng trưởng kinh tế, và ngưỡng tác động của lạm phát là ở mức 14,97% Nếu lạm phát tăng nhưng trong giới hạn ở dưới mức ngưỡng nêu trên thì có tác động tích cực (+) đến tăng trưởng, khi lạm phát vượt ngưỡng tác động nêu trên thì lại tác động của lạm phát đến tăng trưởng kinh tế là tác động tiêu cực (-)

Bảng 2.1: Tổng hợp các nghiên cứu liên quan

Argentina, Bolivia, Brazil và Peru

Dữ liệu thứ cấp giai đoạn 1970-

2007, Phương pháp hồi quy OLS

Các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế là lạm phát (-), chi tiêu chính phủ, độ mở nền kinh tế,

tỷ lệ đầu tư trên GDP thực, khối tiền M2, tỷ lệ phần trăm của tổng dân số thành thị đến cấu trúc chỉ

số phát triển xây dựng và đặc điểm chế độ chính trị

73 đến năm 2009-10 Phương pháp hồi quy OLS

Tăng trưởng kinh tế chịu tác động bởi chỉ số lạm phát (-), độ mở thương mại, tỷ lệ tăng trưởng đầu

tư, tỷ lệ lực lượng lao động tham gia, LPOPM

Dùng mô hình hồi quy phi tuyến

Các yêu tố tác động đến tăng trưởng kinh tế là tỷ lệ lạm phát, nguồn vốn cố định từ GDP đầu tư vào nền kinh tế, tỷ lệ tăng trưởng dân số hàng năm, độ mở thương mại, chỉ số FDt

Trang 27

Phương pháp hồi quy đồng liên kết, mô hình sai số hiệu chỉnh (ECM) và phương pháp phân tích phương sai dựa trên mô hình VAR

Kết quả cho thấy sự thay đổi trong lạm phát chịu tác động nghịch chiều với tăng trưởng kinh

tế và thuận chiều với tốc độ tăng trưởng của cung tiền và giá dầu thế giới

Nguồn: Tác giả tổng hợp

2.4 Mô hình và giả thuyết nghiên cứu

2.4.1 Mô hình nghiên cứu

Cơ sở cho mô hình nghiên cứu này là kết hợp khung khái niệm về tăng trưởng, lạm phát và khung lý thuyết về tăng trưởng, lý thuyết Keynes, kết hợp với các nghiên cứu thực nghiệm trước là nghiên cứu của Bittencourt (2011), Muhammad, Imran and Fatima (2011), và Rutayisire (2013)

Tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu này như sau:

GROW it = β 0 + β 1 *INF it + β2*INF it 2 + β 3 *OPEN it + β 4 *FDI it + β 5 *M 2it + β 6 *LFPR it

+ β 7 *GEX it + β 8 *KH + ε it

Trong đó biến phụ thuộc và các biến độc lập trong mô hình như sau:

GROW it là tốc độ tăng trưởng kinh tế quốc gia i năm t

INF it là tỷ lệ lạm phát của quốc gia i năm t

INF it 2 là bình phương lạm phát của quốc gia i năm t

OPEN it là độ mở nền kinh tế của quốc gia i năm t

FDI it là tỷ lệ đầu tư trực tiếp nước ngoài trên GDP của quốc gia i năm t

Trang 28

20

M 2it là tỉ lệ khối tiền M2 trên GDP của quốc gia i năm t

LFPR it là tỷ lệ lực lượng tham gia lao động của quốc gia i năm t

GEX it là tỷ lệ tổng chi tiêu chính phủ tr ên GDP

KH là biến giả (dummy variables)

OPEN

Là độ mở nền kinh tế của quốc gia hàng năm

Được tính bằng tỷ lệ của tổng xuất khẩu và nhập

khẩu trên GDP thực

FDI Là tỷ lệ của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI trên

KH

Biến khủng hoảng là biến giả (dummy variables)

đo lường tác động của lạm phát đối với tăng

trưởng thời điểm trước và sau khủng hoảng kinh

tế năm 2008

KH = 0 là thời gian từ năm 2000 đến năm 2007

KH = 1 là thời gian từ năm 2008 đến năm 2013

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

2.4.2 Giả thuyết nghiên cứu

H1: Lạm phát có quan hệ dương với tốc độ tăng trưởng kinh tế

Trang 29

21

H2: Lạm phát có mối quan hệ phi tuyến tính với tốc độ tăng trưởng kinh tế (khi lạm phát tăng thì tốc độ tăng trưởng tăng theo nhưng đến một ngưỡng giới hạn lạm phát nếu lạm phát tiếp tục tăng sẽ làm cho tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm)

H3: Độ mở nền kinh tế có quan hệ dương với tốc độ tăng trưởng kinh tế

H4: Đầu tư trực tiếp nước ngoài có mối quan hệ dương với tốc độ tăng trưởng kinh tế

H5: Tỷ lệ khối tiền M2 trên GDP có mối quan hệ âm với tốc độ tăng trưởng kinh

tế

H6: Tỷ lệ lực lượng lao động tham gia vào nền kinh tế có quan hệ dương với tốc

độ tăng trưởng kinh tế

H7: Chi tiêu chính phủ có quan hệ dương với tốc độ tăng trưởng kinh tế

H8: Khủng hoảng kinh tế có tác động làm giảm tăng trưởng kinh tế

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trong chương 2, tác giả xây dựng mô hình nghiên cứu tác động của lạm phát đến tăng trưởng kinh tế của các quốc gia Đông Nam Á dựa trên khung lý thuyết và các nghiên cứu trước Các biến đưa vào mô hình đã có cơ sở khoa học qua các nghiên cứu thực nghiệm đã được công nhận ở trên Mô hình tác giả xây dựng trong khuôn khổ đề tài này là cơ sở phân tích sự tác động của lạm phát và các yếu tố khác đến tăng trưởng của các quốc gia Đông Nam Á dựa trên số liệu thực tế đáng tin cậy từ các nguồn như World Bank, ADB, Tổng cục thống kê Việt Nam

Trang 30

22

CHƯƠNG 3

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Ở chương 2, tác giả đã xây dựng và lựa chọn được mô hình hồi quy, trong chương 3 này tác giả sẽ giới thiệu về các thủ tục và quy trình thực hiện trong quá trình nghiên cứu Tác giả cũng sẽ trình bày các phương pháp nghiên cứu, công cụ nghiên cứu, dữ liệu nghiên cứu, và trình tự các bước thực hiện chạy mô hình hồi quy cũng được đề cập trong chương này

3.1 Quy trình nghiên cứu

Tác giả thực hiện đề tài dựa theo quy trình sau:

Bảng 3.1: Quy trình nghiên cứu của luận văn

Mục tiêu Lý thuyết Phân tích Kết quả Thảo luận

Tổng hợp

lý thuyết nghiên cứu

Thu thu dữ liệu từ các nguồn

Phân tích

Ước lượng tác động tỷ

lệ lạm phát, độ mở thương mại, đầu tư trực tiếp nước ngoài, cung tiền M2, lực lượng tham gia lao động, chi tiêu chính phủ, khủng hoảng đến Tăng trưởng kinh tế

Hàm ý chính sách và hướng nghiên cứu tiếp theo

Tổng hợp và

xử lý dữ liệu trước khi phân tích

Xây dựng mô hình nghiên cứu lý thuyết

Phân tích, kiểm định mô hình

Trang 31

23

Nghiên cứu này được thực hiện tuần tự theo các bước như sau:

Bước 1: Tác giả thực hiện xác định mục tiêu nghiên cứu của đề tài, tập trung chủ

yếu vào tác động của tỷ lệ lạm phát, độ mở thương mại, đầu tư trực tiếp nước ngoài, cung tiền M2, lực lượng tham gia lao động, chi tiêu chính phủ, khủng hoảng đến tăng trưởng kinh tế

Bước 2: Tác giả thực hiện nghiên cứu định tính về tác động của tỷ lệ lạm phát,

độ mở thương mại, đầu tư trực tiếp nước ngoài, cung tiền M2, lực lượng tham gia lao động, chi tiêu chính phủ, khủng hoảng đến tăng trưởng kinh tế Đồng thời, tác giả thực hiện khảo lược các nghiên cứu đi trước ở các không gian, thời gian nghiên cứu khác nhau nhằm so sánh và khẳng định mối quan hệ nhân quả giữa tỷ lệ lạm phát, độ mở thương mại, đầu tư trực tiếp nước ngoài, cung tiền M2, lực lượng tham gia lao động, chi tiêu chính phủ, khủng hoảng đến tăng trưởng kinh tế, từ đó xác định “khe hở” trong nghiên cứu tại chủ đề này và đề xuất mô hình nghiên cứu của tác giả

Bước 3: Tác giả thực hiện nghiên cứu định lượng về phương pháp ước lượng,

phân tích, các bước chọn biến nghiên cứu đại diện cho các nhân tố quan tâm cũng như thu thập dữ liệu phân tích của đề tài

Bước 4: Tác giả thực hiện phân tích tác động của tỷ lệ lạm phát, độ mở thương

mại, đầu tư trực tiếp nước ngoài, cung tiền M2, lực lượng tham gia lao động, chi tiêu chính phủ, khủng hoảng đến tăng trưởng kinh tế thông qua phân tích thống kê mô tả và

mô hình định lượng cũng như đưa ra các phân tích, bình luận về mối quan hệ này trong phạm vi nghiên cứu của đề tài

Bước 5: Tác giả khẳng định (hay bác bỏ) tác động của tỷ lệ lạm phát, độ mở

thương mại, đầu tư trực tiếp nước ngoài, cung tiền M2, lực lượng tham gia lao động, chi tiêu chính phủ, khủng hoảng đến tăng trưởng kinh tế theo phạm vi nghiên cứu của

đề tài Đồng thời đưa ra các kết luận, kiến nghị phù hợp

3.2 Dữ liệu

Dữ liệu phục vụ cho đề tài nghiên cứu này là dữ liệu dạng bảng cân bằng (balanced panel data) của 9 quốc gia Đông Nam Á trong khoảng 14 năm từ năm 2000 đến năm 2013 là Singapore, Thái Lan, Indonesia, Philippines, Campuchia, Lào, Việt

Trang 32

24

Nam, Brunei, Malaysia Nguồn dữ liệu chính tác giả lấy từ website của Ngân hàng thế giới (World Bank), và Ngân hàng phát triển châu Á (ADB), một số ít dữ liệu lấy từ website của tổng cục thống kê Việt Nam Sau khi đối chiếu dữ liệu tù các nguồn trên, tác giả dùng dữ liệu từ World Bank làm dữ liệu chính thống nhất cuối cùng phục vụ cho công tác nghiên cứu Dữ liệu dạng bảng, với 126 quan sát theo thời gian từ năm

2000 đến năm 2013, tất cả dữ liệu đồng bộ đơn vị tính theo % (Xem thêm Bảng 2.2 Biến số và nguồn dữ liệu)

3.3 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu được sử dụng là phương pháp phân tích định lượng Tác giả sử dụng kỹ thuật phân tích hồi quy theo dữ liệu bảng, xây dựng mô hình hồi quy để xem xét mức độ ảnh hưởng của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế bằng phần mềm EVIEWS

Trong phương pháp ước lượng dữ liệu bảng đề tài sử dụng các phương pháp bình phương bé nhất (OLS), mô hình các tác động cố định (fixed Effects Model - FEM) và

mô hình các tác động ngẫu nhiên (Random Effects Model – REM)

Từ mô hình đã chọn, đề tài tiến hành các kiểm định cần thiết, đánh giá tính chất của dữ liệu gốc cũng như phân tích các trị số thống kê R2, P – value của các hệ số hồi quy

3.4 Phương pháp phân tích

Với dữ liệu thu thập từ các nguồn, tác giả kiểm tra, chọn lọc và tổng hợp thành

bộ database dữ liệu đầy đủ, sau đó tiến hành phân tích và xử lý số liệu bằng phần mềm Eviews 8.0 Trình tự thực hiện phân tích số liệu theo các bước: thống kê mô tả, chạy các mô hính hồi quy, đưa ra kết quả mô hình, phân tích kết quả mô hình

3.4.1 Phương pháp thống kê mô tả

Bằng phương pháp này, tác giả tiến hành phân tích các đặc điểm, đặc trưng của các quốc gia khu vực Đông Nam Á, cũng như sự biến động của các chỉ số này theo thời gian từ năm 2000 đến năm 2013 Từ đó phân tích tình hình phát triển của các

Trang 33

25

quốc gia trong khu vực, phần thống kê mô tả diễn đạt một cách tổng quan nhất thực trạng của các quốc gia này

3.4.2 Phương pháp bình phương bé nhất (Pooled OLS)

Theo phương pháp này, cách tiếp cận đơn giản nhất là bỏ qua bình diện không gian và thời gian của dữ liệu kết hợp và chỉ ước lượng hồi quy bằng phương pháp bình phương nhỏ nhất thông thường (OLS) thông thường Mô hình này có các hệ số không biến đổi, gộp chung toàn bộ số liệu chéo và chuỗi thời gian rồi chạy mô hình hồi quy hay còn được gọi là mô hình hồi quy gộp (Pooled OLS) Mô hình có dạng như sau:

Yit = β1 + β2 X2it + β3 X3it +…+ βk Xkit + uit (3.2)

Tuy nhiên, trên thực tế việc đồng nhất hiệu ứng đặc thù theo không gian và thời gian là điều không thể Vì mỗi không gian sẽ có đặc thù riêng và có thể thay đổi theo thời gian Vì vậy, trong mô hình Pooled OLS rất dễ vi phạm các giả định về mô hình hồi quy do đó, bất chấp tính đơn giản, hồi quy kết hợp (3.2) có thể bóp méo thực tế về mối quan hệ giữa biến phụ thuộc Y và các biến số độc lập X

3.4.3 Phương pháp mô hình tác động cố định (Fixed Effect Model- FEM)

Với giả định mỗi thực thể đều có những đặc điểm riêng biệt có thể ảnh hưởng đến các biến giải thích, FEM phân tích mối tương quan này giữa phần dư của mỗi thực thể với các biến giải thích qua đó kiểm soát và tách ảnh hưởng của các đặc điểm riêng biệt (không đổi theo thời gian) ra khỏi các biến giải thích để chúng ta có thể ước lượng những ảnh hưởng thực (net effects) của biến giải thích lên biến phụ thuộc

Mô hình ước lượng :

Yit = Ci + β*Xit + uit (3.3)

Trong đó: Yit : biến phụ thuộc

Xit : biến độc lập

Ci (i = 1, , n) : hệ số chặn cho từng thực thể nghiên cứu

β : hệ số góc đối với nhân tố X

uit : phần dư

Ngày đăng: 28/04/2016, 13:35

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w