2.4.1. Mô hình nghiên cứu
Cơ sở cho mô hình nghiên cứu này là kết hợp khung khái niệm về tăng trưởng, lạm phát và khung lý thuyết về tăng trưởng, lý thuyết Keynes, kết hợp với các nghiên cứu thực nghiệm trước là nghiên cứu của Bittencourt (2011), Muhammad, Imran and Fatima (2011), và Rutayisire (2013).
Tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu này như sau:
GROWit = β0 + β1*INFit + β2*INFit2 + β3*OPENit + β4*FDIit + β5*M2it + β6*LFPRit + β7*GEXit + β8*KH + εit
Trong đó biến phụ thuộc và các biến độc lập trong mô hình như sau:
GROWit là tốc độ tăng trưởng kinh tế quốc gia i năm t
INFitlà tỷ lệ lạm phát của quốc gia i năm t
INFit2 là bình phương lạm phát của quốc gia i năm t
OPENit là độ mở nền kinh tế của quốc gia i năm t
20
M2it là tỉ lệ khối tiền M2 trên GDP của quốc gia i năm t
LFPRit là tỷ lệ lực lượng tham gia lao động của quốc gia i năm t
GEXit là tỷ lệ tổng chi tiêu chính phủ tr ên GDP
KH là biến giả (dummy variables) εit là sai số
Bảng 2.2: Biến số và nguồn dữ liệu
Tên
biến Diễn giải
Đơn vị
tính Nguồn dữ liệu
GROW Tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm % WorldBank
INF Tỷ lệ lạm phát quốc gia hàng năm % WorldBank
OPEN
Là độ mở nền kinh tế của quốc gia hàng năm
Được tính bằng tỷ lệ của tổng xuất khẩu và nhập khẩu trên GDP thực
% WorldBank
FDI Là tỷ lệ của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI trên
GDP thực của quốc gia hàng năm % WorldBank
M2 Là tỷ lệ khối tiền M2 trên GDP % WorldBank
LFPRit Tỉ lệ lực lượng tham gia lao động quốc gia hàng năm % WorldBank
GEXit Tỷ lệ tổng chi tiêu chính phủ trên GDP % WorldBank
KH
Biến khủng hoảng là biến giả (dummy variables) đo lường tác động của lạm phát đối với tăng trưởng thời điểm trước và sau khủng hoảng kinh tế năm 2008
KH = 0 là thời gian từ năm 2000 đến năm 2007 KH = 1 là thời gian từ năm 2008 đến năm 2013
0;1 Tác giả
Nguồn: Tổng hợp của tác giả
2.4.2. Giả thuyết nghiên cứu
21
H2: Lạm phát có mối quan hệ phi tuyến tính với tốc độ tăng trưởng kinh tế (khi lạm phát tăng thì tốc độ tăng trưởng tăng theo nhưng đến một ngưỡng giới hạn lạm phát nếu lạm phát tiếp tục tăng sẽ làm cho tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm).
H3: Độ mở nền kinh tế có quan hệ dương với tốc độ tăng trưởng kinh tế.
H4: Đầu tư trực tiếp nước ngoài có mối quan hệ dương với tốc độ tăng trưởng kinh tế.
H5: Tỷ lệ khối tiền M2 trên GDP có mối quan hệ âm với tốc độ tăng trưởng kinh tế.
H6: Tỷ lệ lực lượng lao động tham gia vào nền kinh tế có quan hệ dương với tốc độ tăng trưởng kinh tế.
H7: Chi tiêu chính phủ có quan hệ dương với tốc độ tăng trưởng kinh tế. H8: Khủng hoảng kinh tế có tác động làm giảm tăng trưởng kinh tế .
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Trong chương 2, tác giả xây dựng mô hình nghiên cứu tác động của lạm phát đến tăng trưởng kinh tế của các quốc gia Đông Nam Á dựa trên khung lý thuyết và các nghiên cứu trước. Các biến đưa vào mô hình đã có cơ sở khoa học qua các nghiên cứu thực nghiệm đã được công nhận ở trên. Mô hình tác giả xây dựng trong khuôn khổ đề tài này là cơ sở phân tích sự tác động của lạm phát và các yếu tố khác đến tăng trưởng của các quốc gia Đông Nam Á dựa trên số liệu thực tế đáng tin cậy từ các nguồn như World Bank, ADB, Tổng cục thống kê Việt Nam.
22
CHƯƠNG 3.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Ở chương 2, tác giả đã xây dựng và lựa chọn được mô hình hồi quy, trong chương 3 này tác giả sẽ giới thiệu về các thủ tục và quy trình thực hiện trong quá trình nghiên cứu. Tác giả cũng sẽ trình bày các phương pháp nghiên cứu, công cụ nghiên cứu, dữ liệu nghiên cứu, và trình tự các bước thực hiện chạy mô hình hồi quy cũng được đề cập trong chương này.
3.1. Quy trình nghiên cứu
Tác giả thực hiện đề tài dựa theo quy trình sau:
Bảng 3.1: Quy trình nghiên cứu của luận văn
Mục tiêu Lý thuyết Phân tích Kết quả Thảo luận
Tổng hợp lý thuyết nghiên cứu Thu thu dữ liệu từ các nguồn Phân tích Ước lượng tác động tỷ lệ lạm phát, độ mở thương mại, đầu tư trực tiếp nước ngoài, cung tiền M2, lực lượng tham gia lao động, chi tiêu chính phủ, khủng hoảng đến Tăng trưởng kinh tế
Hàm ý chính sách và hướng nghiên cứu tiếp theo Tổng hợp và xử lý dữ liệu trước khi phân tích Mục tiêu nghiên cứu Lý thuyết Các nghiên cứu trước Xây dựng mô hình nghiên cứu lý thuyết Phân tích, kiểm định mô hình
23
Nghiên cứu này được thực hiện tuần tự theo các bước như sau:
Bước 1: Tác giả thực hiện xác định mục tiêu nghiên cứu của đề tài, tập trung chủ yếu vào tác động của tỷ lệ lạm phát, độ mở thương mại, đầu tư trực tiếp nước ngoài, cung tiền M2, lực lượng tham gia lao động, chi tiêu chính phủ, khủng hoảng đến tăng trưởng kinh tế.
Bước 2: Tác giả thực hiện nghiên cứu định tính về tác động của tỷ lệ lạm phát, độ mở thương mại, đầu tư trực tiếp nước ngoài, cung tiền M2, lực lượng tham gia lao động, chi tiêu chính phủ, khủng hoảng đến tăng trưởng kinh tế. Đồng thời, tác giả thực hiện khảo lược các nghiên cứu đi trước ở các không gian, thời gian nghiên cứu khác nhau nhằm so sánh và khẳng định mối quan hệ nhân quả giữa tỷ lệ lạm phát, độ mở thương mại, đầu tư trực tiếp nước ngoài, cung tiền M2, lực lượng tham gia lao động, chi tiêu chính phủ, khủng hoảng đến tăng trưởng kinh tế, từ đó xác định “khe hở” trong nghiên cứu tại chủ đề này và đề xuất mô hình nghiên cứu của tác giả.
Bước 3: Tác giả thực hiện nghiên cứu định lượng về phương pháp ước lượng, phân tích, các bước chọn biến nghiên cứu đại diện cho các nhân tố quan tâm cũng như thu thập dữ liệu phân tích của đề tài.
Bước 4: Tác giả thực hiện phân tích tác động của tỷ lệ lạm phát, độ mở thương mại, đầu tư trực tiếp nước ngoài, cung tiền M2, lực lượng tham gia lao động, chi tiêu chính phủ, khủng hoảng đến tăng trưởng kinh tế thông qua phân tích thống kê mô tả và mô hình định lượng cũng như đưa ra các phân tích, bình luận về mối quan hệ này trong phạm vi nghiên cứu của đề tài.
Bước 5: Tác giả khẳng định (hay bác bỏ) tác động của tỷ lệ lạm phát, độ mở thương mại, đầu tư trực tiếp nước ngoài, cung tiền M2, lực lượng tham gia lao động, chi tiêu chính phủ, khủng hoảng đến tăng trưởng kinh tế theo phạm vi nghiên cứu của đề tài. Đồng thời đưa ra các kết luận, kiến nghị phù hợp.
3.2. Dữ liệu
Dữ liệu phục vụ cho đề tài nghiên cứu này là dữ liệu dạng bảng cân bằng (balanced panel data) của 9 quốc gia Đông Nam Á trong khoảng 14 năm từ năm 2000 đến năm 2013 là Singapore, Thái Lan, Indonesia, Philippines, Campuchia, Lào, Việt
24
Nam, Brunei, Malaysia. Nguồn dữ liệu chính tác giả lấy từ website của Ngân hàng thế giới (World Bank), và Ngân hàng phát triển châu Á (ADB), một số ít dữ liệu lấy từ website của tổng cục thống kê Việt Nam. Sau khi đối chiếu dữ liệu tù các nguồn trên, tác giả dùng dữ liệu từ World Bank làm dữ liệu chính thống nhất cuối cùng phục vụ cho công tác nghiên cứu. Dữ liệu dạng bảng, với 126 quan sát theo thời gian từ năm 2000 đến năm 2013, tất cả dữ liệu đồng bộ đơn vị tính theo %. (Xem thêm Bảng 2.2 Biến số và nguồn dữ liệu)
3.3. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu được sử dụng là phương pháp phân tích định lượng. Tác giả sử dụng kỹ thuật phân tích hồi quy theo dữ liệu bảng, xây dựng mô hình hồi quy để xem xét mức độ ảnh hưởng của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế bằng phần mềm EVIEWS.
Trong phương pháp ước lượng dữ liệu bảng đề tài sử dụng các phương pháp bình phương bé nhất (OLS), mô hình các tác động cố định (fixed Effects Model - FEM) và mô hình các tác động ngẫu nhiên (Random Effects Model – REM).
Từ mô hình đã chọn, đề tài tiến hành các kiểm định cần thiết, đánh giá tính chất của dữ liệu gốc cũng như phân tích các trị số thống kê R2, P – value của các hệ số hồi quy...
3.4. Phương pháp phân tích
Với dữ liệu thu thập từ các nguồn, tác giả kiểm tra, chọn lọc và tổng hợp thành bộ database dữ liệu đầy đủ, sau đó tiến hành phân tích và xử lý số liệu bằng phần mềm Eviews 8.0. Trình tự thực hiện phân tích số liệu theo các bước: thống kê mô tả, chạy các mô hính hồi quy, đưa ra kết quả mô hình, phân tích kết quả mô hình.
3.4.1. Phương pháp thống kê mô tả
Bằng phương pháp này, tác giả tiến hành phân tích các đặc điểm, đặc trưng của các quốc gia khu vực Đông Nam Á, cũng như sự biến động của các chỉ số này theo thời gian từ năm 2000 đến năm 2013. Từ đó phân tích tình hình phát triển của các
25
quốc gia trong khu vực, phần thống kê mô tả diễn đạt một cách tổng quan nhất thực trạng của các quốc gia này.
3.4.2. Phương pháp bình phương bé nhất (Pooled OLS)
Theo phương pháp này, cách tiếp cận đơn giản nhất là bỏ qua bình diện không gian và thời gian của dữ liệu kết hợp và chỉ ước lượng hồi quy bằng phương pháp bình phương nhỏ nhất thông thường (OLS) thông thường. Mô hình này có các hệ số không biến đổi, gộp chung toàn bộ số liệu chéo và chuỗi thời gian rồi chạy mô hình hồi quy hay còn được gọi là mô hình hồi quy gộp (Pooled OLS). Mô hình có dạng như sau:
Yit = β1 + β2 X2it + β3 X3it +…+ βk Xkit + uit (3.2)
Tuy nhiên, trên thực tế việc đồng nhất hiệu ứng đặc thù theo không gian và thời gian là điều không thể. Vì mỗi không gian sẽ có đặc thù riêng và có thể thay đổi theo thời gian. Vì vậy, trong mô hình Pooled OLS rất dễ vi phạm các giả định về mô hình hồi quy do đó, bất chấp tính đơn giản, hồi quy kết hợp (3.2) có thể bóp méo thực tế về mối quan hệ giữa biến phụ thuộc Y và các biến số độc lập X.
3.4.3. Phương pháp mô hình tác động cố định (Fixed Effect Model- FEM)
Với giả định mỗi thực thể đều có những đặc điểm riêng biệt có thể ảnh hưởng đến các biến giải thích, FEM phân tích mối tương quan này giữa phần dư của mỗi thực thể với các biến giải thích qua đó kiểm soát và tách ảnh hưởng của các đặc điểm riêng biệt (không đổi theo thời gian) ra khỏi các biến giải thích để chúng ta có thể ước lượng những ảnh hưởng thực (net effects) của biến giải thích lên biến phụ thuộc.
Mô hình ước lượng :
Yit = Ci + β*Xit + uit (3.3) Trong đó: Yit : biến phụ thuộc.
Xit : biến độc lập.
Ci (i = 1,...., n) : hệ số chặn cho từng thực thể nghiên cứu. β : hệ số góc đối với nhân tố X.
26
Mô hình FEM tự bản thân chỉ quan đến những khác biệt mang tính cá nhân đóng góp vào mô hình nên sẽ không có hiện tượng tự tương quan trong mô hình. Tuy nhiên, do đưa vào nhiều biến giả, mô hình (3.3) sẽ làm giảm số bậc tự do; và có khả năng xảy ra đa cộng tuyến.
3.4.4. Mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên (Random Effect Model- REM)
Điểm khác biệt giữa mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên và mô hình ảnh hưởng cố định được thể hiện ở sự biến động giữa các thực thể. Nếu sự biến động giữa các thực thể có tương quan đến biến độc lập - biến giải thích trong mô hình ảnh hưởng cố định thì trong mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên sự biến động giữa các thực thể được giả sử là ngẫu nhiên và không tương quan đến các biến giải thích.
Chính vì vậy, nếu sự khác biệt giữa các thực thể có ảnh hưởng đến biến phụ thuộc thì REM sẽ thích hợp hơn so với FEM. Trong đó, phần dư của mỗi thực thể (không tương quan với biến giải thích) được xem là một biến giải thích mới.
Mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên:
Yit = Ci + β*Xit + uit (3.4)
Thay vì trong mô hình FEM, Ci là cố định thì trong REM có giả định rằng nó là một biến ngẫu nhiên với trung bình là Ci và giá trị hệ số chặn được mô tả như sau:
Ci = C + εi (i = 1,...,n)
εi: Sai số ngẫu nhiên có trung bình bằng 0 và phương sai là σ2ε Thay vào mô hình:
Yit = C + β*Xit + εi + uit
Hay:
Yit = C + β*Xit + wit
Với wit = εi + uit; εi : Sai số thành phần của các đối tượng khác nhau (đặc điểm khác nhau của từng đối tượng); uit : Sai số thành phần kết hợp khác của cả đặc điểm riêng theo từng đối tượng và thời gian.
27
Mô hình REM quan tâm đến cả vấn đề về những khác biệt của riêng các đối tượng phân tích qua thời gian đóng góp vào mô hình do đó tự tương quan là một vấn đề tiềm tàng trong mô hình này cần phải giải quyết, đồng thời nó lại loại bỏ tốt yếu tố phương sai thay đổi.
Nhìn chung mô hình FEM hay REM tốt hơn cho nghiên cứu phụ thuộc vào giả định có hay không sự tương quan giữa εi các biến giải thích X. Nếu giả định rằng không tương quan thì REM phù hợp hơn và ngược lại.
Kết luận chương 3
Ở chương này, tác giả đề cập đến phương pháp nghiên cứu, sử dụng chính là phương pháp định lượng, kết hợp thêm phân tích định tính kết quả nghiên cứu, cách thức đo lường các biến, nguồn dữ liệu phục vụ cho công tác nghiên cứu, phương pháp thu thập dữ liệu, phương pháp phân tích dữ liệu trong đó đề cập đến kỹ thuật thống kê hay kinh tế lượng gì, tài liệu tham khảo, phần mềm sử dụng phục vụ cho công tác nghiên cứu. Từ phương pháp nghiên cứu này trên cơ sở nguồn dữ liệu thu thập, mới cho ra kết quả nghiên cứu sẽ được đề cập ở Chương 4. Kết quả nghiên cứu tiếp theo.
28
CHƯƠNG 4.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Chương 4 trình bày kết quả thống kê mô tả các biến vĩ mô, các biến đại diện cho lợi ích tài chính quốc gia (tăng trưởng kinh tế). Bên cạnh đó, tác giả cũng trình bày kết quả ước lượng ảnh hưởng của tỷ lệ lạm phát, độ mở thương mại, đầu tư trực tiếp nước ngoài, cung tiền M2, lực lượng tham gia lao động, chi tiêu chính phủ, khủng hoảng đến Tăng trưởng kinh tế.
4.1. Tổng quan về các quốc gia Đông Nam Á
Theo số liệu thống kê của ngân hàng phát triển châu Á thì Indonexia là nước có GDP cao nhất trong khu vực và luôn tăng tưởng với tốc độ cao, tiếp đến là Thái Lan - một trong những con rồng Châu Á, tuy gặp phải những khó khăn về khủng hoảng kinh tế và bất ổn về chính trị nhưng Thái Lan luôn có những bước tiến đáng kể. Malaysia và Philipin, Việt Nam là các nước có GDP ở mức trung bình nhưng luôn có xu hướng tăng cũng mang lại những tín hiệu khả quan trong tương lai. Lào và Campuchia là hai nước có GDP thấp nhất trong khu vực và chưa có dấu hiệu khởi sắc.
Kinh tế Đông Nam Á tăng trưởng cao trong bối cảnh khủng hoảng đã nói lên kinh tế của các nước đang có sự thay đổi về kết cấu. Kinh tế khu vực này sẽ không chủ yếu dựa vào mở rộng xuất khẩu sang châu Âu và Mỹ nữa mà dựa vào sự gia tăng đầu tư và tiêu dùng cũng như đầu tư và thương mại giữa các nền kinh tế trong khu vực. Tuy nhiên để duy trì đà tăng trưởng các nước Đông Nam Á cũng phải đối mặt với các rủi ro và thách thức như lạm phát cao trung bình hơn 20 năm qua là 5,5% và ngưỡng nợ công trung bình đang ở mức khá cao 62,68%. Nguyên nhân tỷ lệ nợ công ngày