Theo số liệu thống kê của ngân hàng phát triển châu Á thì Indonexia là nước có GDP cao nhất trong khu vực và luôn tăng tưởng với tốc độ cao, tiếp đến là Thái Lan - một trong những con rồng Châu Á, tuy gặp phải những khó khăn về khủng hoảng kinh tế và bất ổn về chính trị nhưng Thái Lan luôn có những bước tiến đáng kể. Malaysia và Philipin, Việt Nam là các nước có GDP ở mức trung bình nhưng luôn có xu hướng tăng cũng mang lại những tín hiệu khả quan trong tương lai. Lào và Campuchia là hai nước có GDP thấp nhất trong khu vực và chưa có dấu hiệu khởi sắc.
Kinh tế Đông Nam Á tăng trưởng cao trong bối cảnh khủng hoảng đã nói lên kinh tế của các nước đang có sự thay đổi về kết cấu. Kinh tế khu vực này sẽ không chủ yếu dựa vào mở rộng xuất khẩu sang châu Âu và Mỹ nữa mà dựa vào sự gia tăng đầu tư và tiêu dùng cũng như đầu tư và thương mại giữa các nền kinh tế trong khu vực. Tuy nhiên để duy trì đà tăng trưởng các nước Đông Nam Á cũng phải đối mặt với các rủi ro và thách thức như lạm phát cao trung bình hơn 20 năm qua là 5,5% và ngưỡng nợ công trung bình đang ở mức khá cao 62,68%. Nguyên nhân tỷ lệ nợ công ngày càng lớn, thứ nhất do quy mô khu vực công của chúng ta đang ngày càng phình to ra ở các cấp quản lý hành chính và khu vực kinh tế nhà nước trong khi hiệu quả đóng góp thì không hơn. Khu vực kinh tế nhà nước ngày càng lấn át khu vực kinh tế tư nhân. Nhu cầu đầu tư quá lớn buộc phải gia tăng vay nợ trong khi hiệu quả đầu tư không cao.
Bên cạnh đó, thâm hụt ngân sách của các nước Asean gần đây có xu hướng gia tăng mạnh trung bình hiện nay 3,18%, Singapore có mức thâm hụt ngân sách cao nhất
29
6,5% và Indonesia có mức thâm hụt thấp nhất trong khu vực hiện nay 1,2%. Các quốc gia đều có xu hướng gia tăng nợ tài trợ cho nền kinh tế trong thời kỳ khủng hoảng và suy giảm kinh tế. Mặc khác, hầu như các khoản nợ công được các chính phủ gia tăng tích lũy ngày càng nhiều hơn chiều hướng giảm nợ công. Gia tăng nợ quá mức vượt ngưỡng an toàn cho phép cộng với tình hình vĩ mô trong nước và các tác động bên ngoài nền kinh tế trong điều kiện nền kinh tế mở sẽ là áp lực cho các chính phủ gia tăng kiểm soát và tăng hiệu quả sử dụng nợ, cũng như chính sách thu thuế phù hợp để đảm bảo tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định và khắc phục những rủi ro của tỷ lệ lạm phát ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế.