Phân tích kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu tác động của lạm phát đến tăng trưởng kinh tế của các quốc gia khu vực đông nam á giai đoạn 2000 – 2013 (Trang 58 - 61)

Từ kết quả ước lượng và kiểm định ở phần trên cho thấy: ngoài biến Chi tiêu

Chính phủ (GEX), các biến nghiên cứu còn lại trong mô hình tác động có ý nghĩa thống

kê lên tăng trưởng kinh tế.

Mục tiêu chính trong nghiên cứu này, tác giả muốn nhấn mạnh đến vai trò lạm phát ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế. Dựa vào mô hình ước lượng FEM hiệu chỉnh cho thấy: Lạm phát (INF), Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), Độ mở nền kinh tế (OPEN) có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế. Ngược lại, các biến Lạm phát bình phương (INF2), Lực lượng lao động (LFPR), Cung tiền M2 (M2), Khủng hoảng (KH) có tác động tiêu cực đến Tăng trưởng kinh tế (GROW). Cụ thể như sau:

Lạm phát (INF) có tác động cùng chiều với Tăng trưởng kinh tế (GROW) ở mức ý nghĩa 1%. Khi các yếu tố khác không đổi, nếu tỷ lệ lạm phát tăng thì tốc độ tăng trưởng kinh tế sẽ tăng nhưng theo mức giảm dần. Tuy nhiên, nghiên cứu cũng tìm ra được mối quan hệ phi tuyến giữa Lạm phát và tốc độ tăng trưởng kinh tế; Lạm phát bình phương (INF2) có tác động ngược chiều với Tăng trưởng kinh tế (GROW) ở mức ý nghĩa 1%. Khi lạm phát tăng tốc độ tăng trưởng tăng theo nhưng đến một ngưỡng giới hạn lạm phát (ngưỡng này là 11,75% (11,75=0,094/(2*0,004)) thì khi đó lạm phát tăng nữa sẽ làm cho tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm nhưng theo mức tăng dần. Nhận định này phù hợp với kết quả của Sarel (1996), Chimobi (2010), Bittencourt (2011), Muhammad, Imran and Fatima (2011), Rutayisire (2013), Trương Minh Tuấn (2013) khi nghiên cứu về ngưỡng tác động trong mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế, các kết quả nghiên cứu hầu như cho thấy rằng lạm phát tác động phi tuyến đến tăng trưởng kinh tế; nếu lạm phát ở dưới điểm cấu trúc gãy thì lạm phát có tác động tích cực yếu (+) đến tăng trưởng, nhưng tỷ lệ lạm phát vượt qua ngưỡng thì lạm phát tác động tiêu cực (-) rất mạnh đến tăng trưởng.

51

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) có tác động cùng chiều với Tăng trưởng kinh tế (GROW) ở mức ý nghĩa 1%. Khi các yếu tố khác không đổi, nếu tỷ lệ Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên GDP tăng 1% thì kinh tế tăng trưởng khoảng 0,329%. Điều này phù hợp với nghiên cứu của Bittencourt (2011), Muhammad, Imran and Fatima (2011) về mối quan hệ tác động của Lạm phát đến tăng trưởng kinh tế, tác giả cũng đã chỉ ra tỷ lệ tăng trưởng đầu tư có tác động đến tăng trưởng GDP.

Lực lượng lao động (LFPR) có tác động ngược chiều với Tăng trưởng kinh tế (GROW) ở mức ý nghĩa 10%. Khi Lực lượng lao động tăng 1% thì tỷ lệ tăng trưởng kinh tế giảm khoảng 0,160% với điều kiện các yếu tố khác không đổi. Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Muhammad, Imran and Fatima (2011).

Cung tiền M2 (M2) có tác động ngược chiều với Tăng trưởng kinh tế (GROW) ở mức ý nghĩa 1%. Khi các yếu tố khác không đổi, Cung tiền M2 tác động lên tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn nếu Cung tiền M2 tăng 1% thì Tỷ lệ tăng trưởng kinh tế giảm khoảng 0,032%. Điều này phù hợp với lý thuyết Theo Fredman (1959) khẳng định lạm phát là sản phẩm của việc tăng cung tiền hoặc tăng hệ số tạo tiền ở mức lớn hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế; nghĩa là trong dài hạn giá cả bị ảnh hưởng bởi cung tiền chứ không thực sự tác động lên tăng trưởng; nếu cung tiền tăng nhanh hơn tốc độ tăng trưởng thì lạm phát tất yếu xảy ra; nếu giữ cung tiền và hệ số tạo tiền ổn định thì tăng trưởng cao sẽ làm giảm lạm phát.

Độ mở nền kinh tế (OPEN) có tác động cùng chiều với Tăng trưởng kinh tế (GROW) ở mức ý nghĩa 1%. Khi các yếu tố khác không đổi, nếu tỷ lệ Độ mở nền kinh tế trên GDP tăng 1% thì kinh tế tăng trưởng khoảng 0,015%. Các nghiên cứu của

Bittencourt (2011), Muhammad, Imran and Fatima (2011), Rutayisire (2013), Trương Minh Tuấn (2013) cũng đề cập đến mối quan hệ này khi nghiên cứu về ngưỡng tác động trong mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế.

Khủng hoảng (KH) có tác động ngược chiều với Tăng trưởng kinh tế (GROW) ở mức ý nghĩa 1%. Khi các yếu tố khác không đổi, tỷ lệ lạm phát của giai đoạn khủng hoảng 2008-2012 tác động đến tăng trưởng kinh tế thấp hơn giai đoạn 2000-2007 là 0,726% khi tỷ lệ lạm phát tăng 1%. Điều này phù hợp với dấu kỳ vọng và mục tiêu nghiên cứu ban đầu của tác giả.

52

Ngoài ra, Chi tiêu Chính phủ (GEX) không có tác động đối với Tăng trưởng kinh tế (GROW) trong phạm vi nghiên cứu của bài luận văn này.

Kết luận chương 4

Chương 4 đã trình bày những đặc điểm của mẫu nghiên cứu và kiểm định kết quả mô hình. Bằng phương pháp phân tích thống kê mô tả, phân tích chuỗi thời gian, cùng phương pháp hồi quy để ước lượng mối quan hệ giữa các biến. Kết quả cho thấy, Lạm phát (INF), Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), Độ mở nền kinh tế (OPEN, Lạm phát bình phương (INF2), Lực lượng lao động (LFPR), Cung tiền M2 (M2), Khủng hoảng (KH) là các chỉ số đáng tin cậy trong việc đánh giá mối quan hệ với tăng trưởng kinh tế. Ngoài ra, nghiên cứu cũng tìm ra được có mối quan hệ phi tuyến giữa tỷ lệ lạm phát với tăng trưởng kinh tế, về tác động khác nhau của lạm phát đến tăng trưởng kinh tế khi vượt qua ngưỡng lạm phát.

53

CHƯƠNG 5.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Nghiên cứu này được tiến hành để kiểm định tác động của lạm phát đến tăng trưởng của các quốc gia khu vực Đông Nam Á giai đoạn 2000 – 2013. Phương pháp phân tích dữ liệu bảng POOL, FEM, REM được sử dụng trong nghiên cứu này với dữ liệu bảng cân bằng của 9 quốc gia Đông Nam Á và 14 năm. Những kết quả chính đước kết được từ nghiên cứu trong các chương trước được trình bày tóm tắt trong chương này và thảo luận các kết quả nổi bật, đồng thời nêu lên những hạn chế nghiên cứu và đề nghị hướng nghiên cứu tiếp theo.

Một phần của tài liệu tác động của lạm phát đến tăng trưởng kinh tế của các quốc gia khu vực đông nam á giai đoạn 2000 – 2013 (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)