Hàm ý chính sách

Một phần của tài liệu tác động của lạm phát đến tăng trưởng kinh tế của các quốc gia khu vực đông nam á giai đoạn 2000 – 2013 (Trang 62 - 64)

Trên cơ sở kết quả phân tích trên, về cơ bản cần tập trung thực hiện các giải pháp sau:

+ Lạm phát ở các nước Đông Nam Á chủ yếu là do giá năng lượng và thực phẩm gây nên. Nhìn chung, sức ép lạm phát của các nước này lâu nay vẫn chưa dịu lại, điều này liên quan tới điều chỉnh việc nới lỏng chính sách tiền tệ của những nước này từ năm 2013. Song, do tốc độ phục hồi kinh tế trên thế giới vẫn khá chậm chạp cho nên lạm phát của khu vực này vẫn nằm trong tầm kiểm soát, các nước sẽ không tiếp tục nới lỏng chính sách tiền tệ, nhưng cũng không thắt chặt ngay lập tức. Cần phối hợp chính sách kinh tế vĩ mô, đặc biệt là chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa luôn đảm bảo tính minh bạch và ổn định, qua đó tạo đà cho tăng trưởng kinh tế và tạo nguồn lực cho đầu tư.

+ Chính phủ nên tiếp tục chính sách khuyến khích thu hút dòng vốn FDI vào quốc gia của mình vì rõ ràng dòng vốn này tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế của các quốc gia trong thời gia qua. Tuy nhiên, các nước cần xác định chiến lược thu hút FDI trung hạn và dài hạn theo hướng hiệu quả nhất. Chiến lược FDI tất nhiên phải

55

phù hợp và phục vụ cho chiến lược phát triển kinh tế - xã hội cũng như chiến lược, quy hoạch phát triển các ngành, các vùng quan trọng.

+ Quá trình gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) đã đem lại cho các nước Đông Nam Á những cơ hội cùng những thách thức không nhỏ. Do vậy các nước cần tập trung vào những mối quan hệ thương mại song phương, với các quốc gia chiến lược thực sự có khả năng hỗ trợ nhau cùng phát triển. Về chính sách thương mại: Giảm dần tỷ trọng xuất khẩu khoáng sản, xác định nông, lâm, thủy sản là mặt hàng cạnh tranh chiến lược trong dài hạn, tăng cường công nghiệp chế biến để sản xuất thay thế hàng nhập khẩu, trong ngắn hạn.

+ Vấn đề mở rộng đầu tư ra nước ngoài, đặc biệt với những nước chưa có điều kiện phát triển như mình để tận dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên giá rẻ, đưa công nhân sang làm việc, tạo hợp đồng trao đổi tiền tệ để giải quyết vấn đề thiếu ngoại tệ giữa hai nước và thúc đẩy vòng quay sản xuất của hai quốc gia, chú trọng xây dựng ngành cơ khí. Công nghiệp hóa những ngành có lợi thế và có khả năng, đặc biệt là nông nghiệp, tăng cường sản xuất hàng tiêu dùng thiết yếu bằng tăng năng suất, nhằm giảm lạm phát, giảm giá nguồn nhân lực trong nước để duy trì lợi thế nhân công giá rẻ. Vấn đề chuyển giao công nghệ: thay đổi phương thức đầu tư “trọn thầu” trong quan hệ với đối tác nước ngoài. Trong số các chỉ tiêu để mời thầu cần nhấn mạnh đến loại công nghệ sử dụng, tỷ lệ sử dụng hàng hóa trong nước cũng như mức độ tham gia của các nước, mở rộng xu hướng sản xuất và xuất khẩu một số mặt hàng thuộc phân khúc thấp ở trong nước cũng như một vài nước khác (chú ý vào các nước kém phát triển hơn), nhằm tạo ra thị trường để gây dựng lợi thế nhờ quy mô, khuyến khích đầu tư áp dụng công nghệ, đưa ra chuẩn mực, tiêu chuẩn kỹ thuật cho hàng hóa và công nghệ nhập khẩu vào nước ta, tận dụng chuyển giao những loại công nghệ có tính linh hoạt cao trong việc sử dụng đầu vào sản xuất.

+ Vấn đề chính sách tiền tệ cần phải có định hướng hơn nữa trong việc cung tiền ra nền kinh tế: chú trọng ưu tiên cho khu vực sản xuất hơn khu vực tài sản, đưa dòng tiền vào khu vực tư nhân trong lĩnh vực sản xuất hàng hóa và xuất khẩu, tỷ giá cần được điều chỉnh dựa trên sự cân bằng giữa nhập khẩu và xuất khẩu thông qua hệ thống ngân hàng thương mại, chứ không nên chỉ dựa trên những yếu tố như đầu tư, hỗ trợ,

56

kiều hối …, tăng cường hoán đổi tiền tệ với các nước mà ta có hoạt động thương mại lớn mạnh đặc biệt là Trung Quốc, nhằm hạn chế việc lệ thuộc vào một vài đồng tiền mạnh như USD, Euro…

Một phần của tài liệu tác động của lạm phát đến tăng trưởng kinh tế của các quốc gia khu vực đông nam á giai đoạn 2000 – 2013 (Trang 62 - 64)