Quy trình nghiên cứu

Một phần của tài liệu tác động của lạm phát đến tăng trưởng kinh tế của các quốc gia khu vực đông nam á giai đoạn 2000 – 2013 (Trang 30 - 31)

Tác giả thực hiện đề tài dựa theo quy trình sau:

Bảng 3.1: Quy trình nghiên cứu của luận văn

Mục tiêu Lý thuyết Phân tích Kết quả Thảo luận

Tổng hợp lý thuyết nghiên cứu Thu thu dữ liệu từ các nguồn Phân tích Ước lượng tác động tỷ lệ lạm phát, độ mở thương mại, đầu tư trực tiếp nước ngoài, cung tiền M2, lực lượng tham gia lao động, chi tiêu chính phủ, khủng hoảng đến Tăng trưởng kinh tế

Hàm ý chính sách và hướng nghiên cứu tiếp theo Tổng hợp và xử lý dữ liệu trước khi phân tích Mục tiêu nghiên cứu Lý thuyết Các nghiên cứu trước Xây dựng mô hình nghiên cứu lý thuyết Phân tích, kiểm định mô hình

23

Nghiên cứu này được thực hiện tuần tự theo các bước như sau:

Bước 1: Tác giả thực hiện xác định mục tiêu nghiên cứu của đề tài, tập trung chủ yếu vào tác động của tỷ lệ lạm phát, độ mở thương mại, đầu tư trực tiếp nước ngoài, cung tiền M2, lực lượng tham gia lao động, chi tiêu chính phủ, khủng hoảng đến tăng trưởng kinh tế.

Bước 2: Tác giả thực hiện nghiên cứu định tính về tác động của tỷ lệ lạm phát, độ mở thương mại, đầu tư trực tiếp nước ngoài, cung tiền M2, lực lượng tham gia lao động, chi tiêu chính phủ, khủng hoảng đến tăng trưởng kinh tế. Đồng thời, tác giả thực hiện khảo lược các nghiên cứu đi trước ở các không gian, thời gian nghiên cứu khác nhau nhằm so sánh và khẳng định mối quan hệ nhân quả giữa tỷ lệ lạm phát, độ mở thương mại, đầu tư trực tiếp nước ngoài, cung tiền M2, lực lượng tham gia lao động, chi tiêu chính phủ, khủng hoảng đến tăng trưởng kinh tế, từ đó xác định “khe hở” trong nghiên cứu tại chủ đề này và đề xuất mô hình nghiên cứu của tác giả.

Bước 3: Tác giả thực hiện nghiên cứu định lượng về phương pháp ước lượng, phân tích, các bước chọn biến nghiên cứu đại diện cho các nhân tố quan tâm cũng như thu thập dữ liệu phân tích của đề tài.

Bước 4: Tác giả thực hiện phân tích tác động của tỷ lệ lạm phát, độ mở thương mại, đầu tư trực tiếp nước ngoài, cung tiền M2, lực lượng tham gia lao động, chi tiêu chính phủ, khủng hoảng đến tăng trưởng kinh tế thông qua phân tích thống kê mô tả và mô hình định lượng cũng như đưa ra các phân tích, bình luận về mối quan hệ này trong phạm vi nghiên cứu của đề tài.

Bước 5: Tác giả khẳng định (hay bác bỏ) tác động của tỷ lệ lạm phát, độ mở thương mại, đầu tư trực tiếp nước ngoài, cung tiền M2, lực lượng tham gia lao động, chi tiêu chính phủ, khủng hoảng đến tăng trưởng kinh tế theo phạm vi nghiên cứu của đề tài. Đồng thời đưa ra các kết luận, kiến nghị phù hợp.

Một phần của tài liệu tác động của lạm phát đến tăng trưởng kinh tế của các quốc gia khu vực đông nam á giai đoạn 2000 – 2013 (Trang 30 - 31)