năm đầu tiên của thời kì đổi mới. Số dự án FDI của Pháp ở Việt Nam bắt đầu tăng mạnh từ năm 1993 với 18 dự án được cấp giấy phép, rồi đến năm 1997 có tới 18 dự án được cấp giấy phép với số vốn gần 700 triệu USD. Mặc dù ở xa Việt Nam về mặt địa lý, song có lợi thế là am hiểu tình hình Việt Nam, Pháp luôn luôn là một trong mười nước đầu tư nhiều nhất vào Việt Nam đồng thời đứng đầu các nước Châu Âu. Tuy gần đây có sự giảm sút cả về giá trị cũng như số lượng dự án nhưng Pháp vẫn là nhà đầu tư lớn tại Việt Nam. Như vậy chúng ta cần có biện pháp để nhằm thu hút nhiều hơn nữa đầu tư trực tiếp của Pháp để góp phần phát triển nền kinh tế nước ta.
IV. VIỆN TRỢ PHÁT TRIỂN CHÍNH THỨC CỦA PHÁP CHO VIỆT NAM. VIỆT NAM.
Pháp là một trong những nước dành một tỷ lệ lớn của ngân sách cho viện trợ phát triển chính thức (ODA) và là nước duy nhất đạt mục tiêu của Liên Hiệp Quốc về tỷ lệ GDP dành cho ODA (0,7%). Tại Hội nghị các Đại sứ Pháp lần thứ 7 họp ở Paris ngày 28/9/1999, Tổng Thống Pháp J. Chirac đã phát biểu: “Hiện nay, Pháp vẫn là nước thứ hai trên thế giới cung cấp nguồn viện trợ ODA tính theo giá trị tuyệt đối, sau Nhật Bản. Thật bất thường khi chỉ riêng viện trợ chính thức của Liên Minh Châu Âu đã chiếm tới 60% loại viện trợ này trên thế giới.
Thật là bất thường khi một số nước tăng trưởng bền vững và được duy trì ở mức cao vẫn tiếp tục cắt giảm một khoản viện trợ tính trên đầu người vốn đã ít hơn của chúng ta 4 lần”. Không chỉ chú ý đến viện trợ ODA, Pháp còn quan tâm đến cả việc huy động các nước tài trợ tận dụng một cách có hiệu quả nhất nguồn vốn tài trợ ODA theo đúng mục tiêu dã định.
Những mục tiêu của viện trợ ODA của Pháp cho Việt Nam là:
N Mục tiêu phát triển: Pháp coi phát triển là thước đo hiệu quả của viện trợ ODA. Do vậy, nguồn ODA của Pháp chủ yếu dành cho các dự án trợ ODA. Do vậy, nguồn ODA của Pháp chủ yếu dành cho các dự án hạ tầng cơ sở, y tế, giáo dục, cải cách hành chính quản lý, chuyển đổi kinh tế, cải thiện môi trường pháp lý. Nhưng cũng chính vì mục tiêu này mà nhiều khi Pháp đã đặt điều kiện ràng buộc các nước nhận viện trợ, buộc các nước này phải tuân thủ hoặc can thiệp sâu vào tình hình nội bộ của nước nhận viện trợ.
h Mục tiêu chiến lược và chính trị: Về mặt chính trị, đối với một nước có tham vọng toàn cầu như Pháp, một trong những mục đích chính mà Pháp theo đuổi là ODA tạo sự thiện cảm và ủng hộ của các nước nhận viện trợ về những vấn đề nhạy cảm như thế giới đa cực, ngoại lệ văn hoá, chính sách nông nghiệp do Pháp chủ trương và được đem ra thảo luận tại các diễn đàn quốc tế.
r Mục tiêu thương mại: Viện trợ ODA nhằm giúp các xí nghiệp Pháp bán được hàng, máy móc thiết bị, đào tạo kỹ thuật viên sử dụng thiết bị của Pháp. Pháp hiểu rõ các nước đang phát triển tuy nghèo nhưng vẫn là những thị trường quan trọng đối với thiết bị, công nghệ của một nước công nghiệp phát triển như Pháp.
m Mục tiêu văn hoá: Văn hoá là mục tiêu có từ hàng thế kỷ nay và Pháp luôn muốn gây ảnh hưởng văn hoá qua hợp tác kinh tế. Chính vì vậy, ODA của Pháp thường dành cho các nước Châu Phi, các
nước nằm trong khu vực ảnh hưởng của Pháp. Hiện nay, các nước Châu Phi cận Sahara chiếm 60% viện trợ ODA của Pháp.
C Mục tiêu đoàn kết và nhân đạo: ODA đáp ứng ý tưởng chung đó là mọi dân tộc đều có quyền được hưởng những tiến bộ kỹ thuật của nền văn minh nhân loại, đều phải có cơ may phát triển đồng đều. Tuy nhiên đoàn kết nhân đạo ở đây phục vụ yêu cầu duy trì và mở rộng ảnh hưởng về mọi mặt của Pháp.
Viện trợ ODA Pháp dành cho Việt Nam cũng không nằm ngoài các mục tiêu trên. Vấn đề là ta phải sử dụng vốn ODA như thế nào để phục vụ sự nghiệp xây dựng đất nước Việt Nam đồng thời đáp ứng nguyên tắc hai bên cùng có lợi.
1. Các hình thức viện trợ phát triển chính thức