II. THỰC TRẠNG CỦA QUAN HỆ THƯƠNG MẠI PHÁP-VIỆT 1 Kim ngạch buôn bán hai chiều
5 Nguyên phụ liệudược
phẩm 10,1 3,07 0 0 0 0 0 0 6 Ô tô CKD, SKD 1,6 0,49 0 0 0 0 0 0 7 Ô tô nguyên chiếc các loại 0,5 0,15 1,8 0,57 5,5 1,83 4,9 2,55 8 Phân bón các loại 7,8 2,37 0,95 0,31 1,4 0,47 0,4 0,21 9 Sắt thép các loại 0,7 0,22 0,79 0,25 0,97 0,33 1,3 0,67 10 Xe máy CKD, IKD 0,07 0,02 0 0 0 0 0 0 11 Chất dẻo nguyên liệu 0 0 2,5 0,79 2,2 0,74 1,1 0,57 12 Các mặt hàng khác 40,34 12,26 57,86 18,28 60,63 20,26 32,6 16,88 Tổng cộng 328,97 100 316,6 100 299,4 100 193,2 100
vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài lại trở lại Việt Nam. Do đó chúng ta có thể thấy kim ngạch nhập khẩu máy móc thiết bị lại có xu hướng tăng lên. Nhập khẩu sắt thép từ Pháp ngày một tăng do nhu cầu về xây dựng cơ sở hạ tầng ở nước ta rất lớn. Việt Nam hiện là một nước có nền kinh tế phát triển mạnh và khá ổn định, thu nhập đầu người tăng mạnh, trong xã hội bắt đầu xuất hiện một bộ phận người giàu lên nhanh chóng. Nhu cầu về hàng hoá xa xỉ, trong đó có ô tô bắt đầu tăng mạnh. Chính vì thế mà chúng ta đã nhập khẩu xe ô tô nguyên chiếc từ Pháp với số lượng ngày một tăng. Nhập khẩu dược phẩm đã có sự thay đổi so với thời kì trước do chúng ta đã từng bước sản xuất thay thế được nhiều loại thuốc chữa bệnh nên kim ngạch nhập khẩu dược phẩm từ Pháp cũng thất thường. Bên cạnh đó chúng ta còn phải nhập khẩu cả nông sản thực phẩm từ Pháp. Tuy nhiên hiện nay chúng ta đã tự sản xuất và đáp ứng được nhu cầu trong nước và thậm chí đã xuất khẩu khá nhiều loại mặt hàng này. Đây là một thành công lớn của chúng ta. Bên cạnh đó, chúng ta đã có sự chọn lọc trong khi nhập khẩu đối với các nhóm mặt hàng như dược phẩm, linh kiện điện tử phục vụ cho ngành lắp ráp điện tử trong nước.
Tóm lại, tuy vẫn phải nhập khẩu nhưng Việt Nam chúng ta từ năm 2000 đến nay luôn xuất siêu sang Pháp 139 triệu USD năm 2002 và trong 6 tháng đầu năm nay là khoảng 60 triệu USD. Vì thế chúng ta cần phát huy hơn nữa những lợi thế của mình so với Pháp để nâng cao hơn nữa giá trị xuất khẩu của mình sang Pháp.
IIIIII. QUAN HỆ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP PHÁP-VIỆT
IV Trong mối quan hệ hợp tác về kinh tế với Việt Nam, Pháp có một mối quan hệ rất đặc biệt, bởi vì Việt Nam trước đây đã từng là thuộc địa của Pháp và đã đánh thắng Pháp. Pháp đã để lại nơi đây rất nhiều dấu ấn về văn hoá, về cơ sở
hạ tầng, kiến trúc... Do vậy, trong số các nước EU đầu tư vào Việt Nam thì Pháp là nước quan tâm đến Việt Nam nhiều nhất. Việt Nam chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao với Pháp ngày 12/4/1973. Và từ đó cho đến nay, quan hệ giữa hai nước luôn được phát triển và mở rộng. Pháp coi Việt Nam là một quốc gia ưu tiên trong chính sách đối ngoại của Pháp ở Châu Á và đóng vai trò đi đầu trong việc nối lại viện trợ phát triển, tăng cường và mở rộng quan hệ hợp tác với Việt Nam, hỗ trợ giải toả các quan hệ của Việt Nam với các tổ chức tài chính quốc tế, ủng hộ giúp đỡ Việt Nam thiết lập và tăng cường quan hệ với EU.
V
VI Ngay khi có chủ trương “mở cửa” của Nhà nước đi kèm với Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam thì các nhà đầu tư Pháp đã có mặt tại Việt Nam ngay sau đó vào đầu năm 1988. Đầu tư trực tiếp của Pháp tăng nhanh từ 1993, sau chuyến thăm chính thức Việt Nam của Tổng Thống Pháp F. Mitterrand.
Cho đến nay, Pháp là nước đứng thứ sáu trong số các nước đầu tư tại Việt Nam và đứng đầu trong các nước EU đầu tư tại Việt Nam. Hiện có 149 dự án được cấp giấy phép đầu tư, trừ ba dự án hết hạn và 38 dự án giải thể trước thời hạn, hiện còn 108 dự án đang hoạt động với số vốn đầu tư là 1.855.493 triệu USD. Trong khối EU, Pháp là nước có đầu tư trực tiếp nước ngoài dẫn đầu vào Việt Nam chiếm 41,5% số dự án, chiếm 36,2% vốn đầu tư cả Liên minh Châu Âu. Tính từ 1988 đến nay các nhà đầu tư Pháp đã đưa vào Việt Nam 587.041 triệu USD, tạo việc làm cho gần 1 vạn lao động trực tiếp (chưa kể lao động gián tiếp) đây là con số lớn nhất về việc làm được tạo ra trong số các nước EU.
VIIPháp áp dụng một chính sách đặc biệt ưu đãi để thu hút đầu tư trực tiếp của nước ngoài như trợ giúp về tài chính, miễn giảm thuế và năm 1996 đã bãi bỏ chế độ cấp giấy phép đầu tư. Các tập đoàn lớn nhất thế giới đã có mặt ở Pháp vì thấy đó là một thị trường sẽ không chỉ bó hẹp trong không gian nước Pháp
mà là cả một thị trường EU rộng lớn với hơn 370 triệu người tiêu dùng. Cơ sở hạ tầng của Pháp thuộc vào loại hoàn thiện nhất thế giới, nhân công có năng suất lao động cao thứ nhì thế giới chỉ sau Nhật Bản. Chỉ riêng trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp, hiện có hơn 4000 công ty nước ngoài đang hoạt động ở Pháp chiếm khoảng 24% tổng số công nhân và 33% tổng lượng hàng hóa xuất khẩu của Pháp. Tuy vậy tại Pháp vẫn còn thiếu vắng các nhà đầu tư Việt Nam.
VIII