II. THỰC TRẠNG CỦA QUAN HỆ THƯƠNG MẠI PHÁP-VIỆT 1 Kim ngạch buôn bán hai chiều
2. Cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang Pháp
bạn hàng Châu Âu lớn nhất của Việt Nam. Có được điều này là do:
- Thứ nhất, Việt Nam đã thành công trong việc đẩy mạnh xuất khẩu, nhất là đối với mặt hàng da-giầy, tạo nền kinh tế hướng ngoại, tận dụng tối đa hạn ngạch của EU cấp cho hàng dệt may để xuất sang Pháp là chủ yếu.
- Thứ hai, tuy bị sức ép cạnh tranh ngày càng tăng từ các nước Châu Á do khủng hoảng tài chính và tiền tệ, Việt Nam vẫn phát huy được những lợi thế so sánh về giá rẻ của hàng hoá so với hàng hoá các nước Châu Á khác.
- Thứ ba, đối với thị trường Pháp, có thể nói là những nỗ lực trong các hoạt động xung quanh Hội nghị cấp cao các nước có sử dụng tiếng Pháp đã phát huy tác dụng một cách tích cực và hiệu quả, từ việc tổ chức Diễn đàn các nhà doanh nghiệp đến việc doanh nghiệp hai nước tích cực tìm hiểu thị trường của nhau.
Trong những năm tiếp theo từ 2000 đến nay, Việt Nam đều xuất siêu với giá trị ngày càng lớn. Điều này có được là do những nỗ lực của Chính phủ cũng như các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam. Số lượng mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam ngày càng được đa dạng hoá và nâng cao chất lượng, đồng thời chúng ta đã có được một chính sách xuất nhập khẩu thông thoáng hơn rất nhiều so với trước đây. Tuy nhiên chúng ta vẫn cần cố gắng nhiều hơn nữa nhằm nâng cao giá trị trao đổi thương mại giữa hai nước.
2. Cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang Pháp Pháp
Nhìn vào bảng dưới đây, chúng ta sẽ thấy được nhóm mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Pháp ngày càng được đa dạng hoá, và chúng ta cũng sẽ đi tìm hiểu nguyên nhân của việc này.
Bảng 2: Nhóm mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang Pháp từ năm 1996 đến năm 1999
Đơn vị: triệu USD
TT Mặt hàng 1996 1997 1998 1999 số tuyệt đối % trong tổng GTXK số tuyệt đối % trong tổng GTXK số tuyệt đối % trong tổng GTXK số tuyệt đối % trong tổng GTXK 1 Da-giầy 70,5 48,6 109,9 46,16 147,8 48,08 177,7 50,07 2 Dệt may 31,5 21,7 51,7 21,7 55,4 18 61,0 17,18 3 Cà phê-chè 9,8 6,76 22,3 9,36 29,6 9,6 37,6 10,6 4 Than đá 2,4 1,66 3,1 1,3 2,5 0,8 1,7 0,48 5 Hải sản đông lạnh 1,9 1,3 2,9 1,2 6,9 2,24 3,2 0,9 6 Các sản phẩm công nghiệp khác 16,1 11,1 27,3 11,5 43,1 14,02 48,9 13,78 7 Nông, lâm sản, thực phẩm khác 5,2 3,5 6,4 2,7 8,5 2,76 9,4 2,64 8 phẩm khácCác sản 7,6 5,38 14,5 6,08 13,6 4,5 15,4 4,35
Tổng giá trị
xuất khẩu 145 100 238,1 100 307,4 100 354,9 100
Nguồn: Báo cáo tổng kết nhóm mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Pháp 1996-1999
Qua bảng trên, chúng ta có thể thấy rằng trong 4 năm từ 1996 đến 1999, cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của chúng ta cũng không có gì thay đổi lớn trong vòng 4 năm. Điều thay đổi là tỉ trọng của các mặt hàng trong tổng giá trị xuất khẩu.
Đầu tiên phải kể đến là mặt hàng da giầy, trong năm 1996, giá trị xuất khẩu của mặt hàng này 70,5 triệu USD và chiếm 48,6% tổng giá trị xuất khẩu của cả năm. Chúng ta có thể hiểu là cũng đã có những nỗ lực của ngành da giầy cải tiến chất lượng, đẩy mạnh xuất khẩu nên giá trị xuất khẩu đã tăng lên. Nhưng sang tới năm 1997 thì giá trị xuất khẩu mặt hàng này đã tăng lên gấp 1,5 lần và đạt 109,9 triệu USD chiếm 46,16% tổng giá trị xuất khẩu. Sở dĩ có được điều này là do trước đây giầy dép Việt Nam xuất khẩu vào EU phải chịu sự giám sát (phải xin phép trước khi nhập khẩu), nhưng sau khi ký hiệp định Hợp tác 17/7/1995 nhóm hàng này được nhập khẩu tự do vào EU. Tuy giá trị xuất khẩu đã tăng lên gấp 1,5 lần so với năm 1996 nhưng tỉ trọng của mặt hàng này trong tổng giá trị xuất khẩu của năm lại giảm đi là do các mặt hàng còn lại tăng lên nhiều, do đó tổng giá trị xuất khẩu cũng tăng lên đáng kể. Từ đó, giá trị xuất khẩu của mặt hàng này liên tục tăng, năm 1998 là 147,8 triệu USD chiếm 48,08% tổng giá trị xuất khẩu và năm 1999 đạt 177,7 triệu USD tương đương 50,07% tổng giá trị xuất khẩu. Giá trị xuất khẩu tăng lên nhiều như vậy nhưng tỉ trọng vẫn tăng không đáng kể là do các mặt hàng còn lại đều tăng mạnh. Việt Nam là một trong những nước có số lượng giầy dép tiêu thụ nhiều nhất ở Châu Âu do giá rẻ, chất lượng và mẫu mã chấp nhận được với loại sản phẩm chủ yếu là giầy thể thao. Tuy nhiên dù giá trị
xuất khẩu của mặt hàng này tăng lên nhiều như vậy nhưng tỉ trọng trong tổng giá trị xuất khẩu vẫn tăng không đáng kể là do các mặt hàng khác đều tăng.
Tiếp đó phải kể đến là mặt hàng dệt may, năm 1996 giá trị xuất khẩu của mặt hàng này là 31,5 triệu USD chiếm 21,7% tổng giá trị xuất khẩu. Và con số này liên tục tăng năm 1997 là 51,7 triệu USD (21,7%), năm 1998 là 55,4 triệu USD (18%), năm 1999 là 61 triệu USD (17,18%). Sau khi ký hiệp định dệt may, mặc dù kim ngạch xuất khẩu tăng lên nhanh nhưng xuất khẩu của ta còn nhiều khó khăn đó là thiếu bạn hàng tiêu thụ trực tiếp, không ký được hợp đồng trực tiếp với bạn hàng mà phải thông qua trung gian nên hiệu quả kinh tế thấp. Một khó khăn nữa là ngành dệt vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu về nguyên phụ liệu của ngành may, sự dễ dãi và ít rủi ro của phương thức gia công nên ngành may tuy phát triển rất nhanh nhưng vẫn là một khu vực sản xuất thiếu tác phong công nghiệp và thiếu khả năng cạnh tranh, bên cạnh đó phương thức phân bổ hạn ngạch chưa hợp lý cũng đã kìm hãm tính năng động và sáng tạo của các doanh nghiệp may.
Tiếp đến là mặt hàng cà phê và chè có giá trị xuất khẩu tăng đáng kể từ năm 1996 là 9,8 triệu USD nhưng đến năm 1999 đã là 37,6 triệu USD do mặt hàng này rất được ưa chuộng tại nước Pháp.
Các mặt hàng khác như than đá và hải sản đông lạnh đều tăng giảm không đáng kể.
Các sản phẩm công nghiệp khác thì có giá trị xuất khẩu tăng mạnh từ 7,6 triệu USD năm 1996 lên 15,4 triệu USD năm 1999, có thể kể ra các mặt hàng như thủ công mỹ nghệ, gỗ gia dụng... Giá trị xuất khẩu tăng đáng kể là do trình độ sản xuất của các doanh nghiệp Việt Nam đã được nâng cao một cách đáng kể, sẵn sàng đáp ứng mọi yêu cầu khắt khe nhất của khách hàng về chất lượng và qui cách.
Ngoài ra các sản phẩm nông lâm sản thực phẩm cũng tăng gấp đôi năm 1999 so với năm 1996 do các mặt hàng của ta phần nào đã được tập trung sản xuất tại các khu sản xuất và chế biến lớn mang tính công nghiệp.
Bước sang năm 2000, tình hình xuất khẩu của Việt Nam sang Pháp đã có những thay đổi đáng kể.
Nhìn vào bảng dưới đây chúng ta sẽ thấy, số lượng mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Pháp đã tăng lên đáng kể.
Bảng 3: Nhóm mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang Pháp từ năm 2000 đến nay
Đơn vị: triệu USD
TT Mặt hàng 2000 2001 2002 2003 số tuyệt đối trong % tổng GTXK số tuyệt đối trong % tổng GTXK số tuyệt đối trong % tổng GTXK số tuyệt đối trong % tổng GTXK 1 Cà phê 13,67 3,6 18,23 3,9 14,9 3,4 36,34 7,2 2 Cao su 6,8 1,8 5,75 1,23 6,58 1,5 5,77 1,14 3 Chè 0,05 0,013 0,33 0,07 0 0 0,15 0,03 4 Dầu ăn 0 0 0,33 0,07 0 0 0 0