IV. NĂM LĨNH VỰC HỢP TÁC CẦN ĐƯỢC CHÚ TRỌNG TRONG VIỆC PHÁT TRIỂN QUAN HỆ HỢP TÁC PHÁP-VIỆT.
a. Quan hệ Việt Nam và Pháp đã có từ lâu đời, là mối quan hệ xuất phát từ những liên hệ lịch sử và hiểu biết giữa hai dân tộc
từ những liên hệ lịch sử và hiểu biết giữa hai dân tộc
Theo một số sách lịch sử ghi chép lại, người Pháp đã có mặt tại Việt Nam từ thế kỷ 17 với sự có mặt của thầy tu dòng xứ Avignon ở miền Bắc Việt Nam với mục đích truyền bá đạo Thiên chúa giáo vào Việt Nam. Ông cũng chính là người đã La-tinh hoá thành công tiếng Việt. Thành tựu này đã giúp người Việt Nam có điều kiện tiếp thu nhanh nền văn minh thế giới. Cùng với các nhà truyền giáo, các nhà buôn Pháp đã cập bến ở cảng phố Hiến và cảng Hội An để trao đổi vũ khí, thuốc súng và các đồ vật dụng khác để lấy các sản vật của Việt Nam. Hoạt động giao lưu thương mại này đặc biệt phát triển vào đầu thế kỷ 18.
Sau khi kết thúc chiến tranh giữa hai nước Việt Nam và Pháp, ngày 20 tháng 12 năm 1954, chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hoà đã chấp nhận cho Chính phủ Pháp lập văn phòng Tổng đại diện thương mại tại Hà Nội. Tháng 3 năm 1956, Pháp đồng ý cho Việt Nam lập cơ quan đại diện thương mại tại Paris và ngày 12/4/1973 Việt Nam và Pháp lập quan hệ ngoại giao chính thức. Từ năm 1973-1978 quan hệ giữa hai nước đã được đẩy mạnh. Quan hệ này được chuyển sang một bước phát triển mới sau chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Văn Đồng sang Pháp vào tháng 4/1997, tiếp đến hai bên đã ký kết Hiệp định văn hoá-khoa học kỹ thuật làm cơ sở hợp tác giữa hai nước. Từ năm 1979-1988 quan hệ hai nước bị gián đoạn do có vấn đề Campuchia. Từ năm 1989 đến nay, quan hệ hai nước đã được cải thiện và ngày càng phát triển và mở rộng thể hiện ở nhiều thoả thuận quan trọng như Hiệp định khung về Hợp tác kinh tế-văn hoá-khoa học kỹ thuật (1989), Hiệp định khuyến khích và bảo đảm đầu tư (1992), Hiệp định tránh đánh thuế hai lần (1993), Hiệp định hợp tác về du lịch (1996).
Bước tiến trong quan hệ giữa hai nước được đánh dấu sau chuyến thăm của Tổng thống F.Mitterrand và hầu hết các nhân vật chủ chốt về ngoại giao, tài chính thương mại, tư pháp, y tế và đô thị... của Pháp đều đã sang thăm Việt Nam. Và từ đó cho tới nay, quan hệ thương mại và đầu tư giữa hai nước đã không ngừng được cải thiện.
b. Pháp coi Việt Nam là một ưu tiên trong chính sách đối ngoại của Pháp ở Châu Á
Pháp rất ưu tiên trong việc nối lại viện trợ phát triển, tăng cường và mở rộng quan hệ với Việt Nam, hỗ trợ giải toả quan hệ của Việt Nam với các tổ chức tài trợ quốc tế, ủng hộ việc Việt Nam thiết lập và tăng cường quan hệ với EU.
Chuyến thăm chính thức nước ta của Tổng thống Pháp J.Chirac và Hội nghị cấp cao lần thứ 7 các nước có sử dụng tiếng Pháp tại Hà Nội tháng 11/1997 đã đánh dấu cột mốc mới trong quan hệ hợp tác nhiều mặt giữa hai nước. Đặc biệt, sau khi cải cách cơ cấu hợp tác phát triển ở Pháp, Việt Nam đã được xếp vào “Khu vực Đoàn kết Ưu tiên” và vì thế có thể nhận được những khoản tín dụng hợp tác lớn. Trong năm 1997, hai bên đã ký nhiều thoả thuận quan trọng như Nghị định thư tài chính, Hiệp định viện trợ không hoàn lại 2900 tấn lương thực, thoả thuận CFD về phát triển cây cà phê chè... Pháp tiếp tục ủng hộ và vận động các nước khác ủng hộ nỗ lực của Việt Nam hội nhập quốc tế, tăng cường quan hệ với EU trên nhiều phương diện và gia nhập WTO.
Sự ủng hộ của Pháp đối với Việt Nam còn được thể hiện thông qua Mạng lưới hỗ trợ xuất khẩu của Pháp bao gồm hai mạng lưới chính đó là mạng lưới hỗ trợ của Nhà nước và mạng lưới các Phòng Thương Mại và Công nghiệp.
t Mạng lưới hỗ trợ của Nhà nước
Tổng vụ kinh tế đối ngoại (gọi tắt là DREE) là một tổng vụ thuộc Bộ Kinh tế, Tài chính và Công nghiệp Pháp có chức năng vừa hoạch định vừa thực thi chính sách quan hệ kinh tế đối ngoại của Pháp. Trong bộ máy hỗ trợ xuất khẩu của Pháp, DREE là cơ quan quản lý các mạng lưới đó là mạng lưới 176 “Bốt khuyếch trương kinh tế Pháp” đặt tại nước ngoài (gọi tắt là PEE) với hai nhiệm vụ chính là ngoại giao kinh tế và hỗ trợ doanh nghiệp Pháp; mạng lưới 24 “Ban ngoại thương vùng” (gọi tắt là DRCE) có chức năng hướng dẫn thông tin và liên kết các hoạt động xúc tiến thương mại và đầu tư nước ngoài giúp các cơ quan, tổ chức chính quyền địa phương và doanh nghiệp địa phương mở rộng hoạt động kinh tế đối ngoại; Trung tâm ngoại thương Pháp (gọi tắt là CFCE) hợp tác chặt chẽ với mạng lưới các PEE ở nước ngoài trong việc thu thập thông tin về tình hình kinh tế và thương mại của nước ngoài và sau khi tổng hợp, giám định và phân tích phát hành các thông tin đó qua nhiều con đường phục vụ cho các doanh nghiệp xuất
khẩu, Cơ quan khuyếch trương kỹ nghệ và doanh nghiệp Pháp (gọi tắt là CFME- ACTIM) trực tiếp hỗ trợ doanh nghiệp tham gia các cuộc hội chợ ở nước ngoài hay trực tiếp tổ chức các hội chợ, triển lãm chuyên ngành của Pháp tại nước ngoài, hướng dẫn các doanh nghiệp nước ngoài tiếp cận doanh nghiệp và kỹ nghệ Pháp. Ngoài ra còn có sự tham gia của công ty bảo hiểm tín dụng xuất khẩu của Pháp (gọi tắt là COFACE) tuy đã đứng ra tư nhân hoá nhưng công ty vẫn mang sứ mạng được giao đó là đứng ra bảo hiểm các hoạt động xúc tiến và xuất khẩu, Hải quan Pháp...
H Mạng lưới các Phòng Thương mại và Công nghiệp
Đó là những tổ chức công cộng, hoạt động theo luật định và dưới sự giám sát của Nhà nước với sứ mệnh phục vụ các doanh nghiệp thành viên. Trên thực tế,