Dây điện và dây

Một phần của tài liệu Quan hệ thương mại và đầu tư pháp – việt thực trạng và triển vọng.doc (Trang 44 - 46)

II. THỰC TRẠNG CỦA QUAN HỆ THƯƠNG MẠI PHÁP-VIỆT 1 Kim ngạch buôn bán hai chiều

5 Dây điện và dây

cáp điện 0 0 0,28 0,06 0,035 0,008 0 0 6 Đồ chơi trẻ em 0 0 2,8 0,6 2,19 0,5 3,13 0,62 7 Giầy dép các loại 190,27 50,1 204,77 43,8 212,7 48,5 258,5 51,2 8 Hải sản 11,105 2,92 22,44 4,8 19,3 4,4 22,7 4,5 9 Hàng dệt may 111,66 29,4 128,59 27,5 83,21 18,97 73,2 14,5 10 Hàng rau quả 0 0 2,8 0,6 3,5 0,8 3,53 0,7 11 Hàng thủ công mỹ nghệ 39,1 10,3 41,14 8,8 59,6 13,6 52 10,3 12 Hạt điều 0,11 0,03 1,87 0,4 0,087 0,02 0,15 0,03 13 Hạt tiêu 3,03 0,8 2,99 0,64 3,07 0,7 4,69 0,93 14 Máy vi tính và linh kiện 0,49 0,13 0,23 0,05 0,87 0,2 8,58 1,7 15 Mỳ gói 0 0 0,187 0,04 0,22 0,05 0,15 0,03 16 Quế 0 0 0,014 0,003 0 0 0 0 17 Sản phẩm gỗ 0 0 24,9 5,33 21,9 5 24,4 4,84

18 Sản phẩm nhựa 0 0 6,07 1,3 6,18 1,41 6,56 1,319 Sản phẩm sữa 0 0 3,74 0,8 0,035 0,008 0 0 19 Sản phẩm sữa 0 0 3,74 0,8 0,035 0,008 0 0 20 Xe đạp và phụ tùng xe đạp 0 0 0,037 0,008 0,61 0,14 0,2 0,04 21 Gạo 0,015 0,004 0 0 0,013 0,003 0 0 22 Than đá 0 0 0 0 3,5 0,8 4,75 0,94 23 Hoa quả tươi khô 3,5 0,92 0 0 0 0 0 0

Tổng giá trị xuất

khẩu 379,8 100 467,5 100 438,5 100 504,8 100

Nguồn: Báo cáo tổng kết của Bộ thương mại về nhóm mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang Pháp từ năm 2000 đến nay.

Trong giai đoạn từ năm 2000 đến nay, chúng ta đã xuất sang Pháp 23 loại mặt hàng với tổng giá trị xuất khẩu đạt hơn 400 triệu USD mỗi năm và chỉ riêng 6 tháng đầu năm 2003 đã đạt 252,4 triệu USD. Cơ cấu mặt hàng đã có sự thay đổi đáng kể, bắt đầu thấy có sự xuất hiện của các mặt hàng công nghiệp nhiều hơn.

Tuy nhiên các mặt hàng chủ lực của Việt Nam xuất sang Pháp vẫn là giầy dép, hàng dệt may, hàng thủ công mỹ nghệ, cà phê, các sản phẩm gỗ, hải sản... Đó là những sản phẩm mà Việt Nam chúng ta có thế mạnh. Như các mặt hàng cà phê, chè, đồ chơi trẻ em đó là những mặt hàng mang tính truyền thống của chúng ta, từ lâu đã có được sự tin tưởng của thị trường Pháp. Đối với những mặt hàng này chúng ta cần phát huy hơn nữa, nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hoá mẫu mã chủng loại để ngày càng thu hút được sự quan tâm của thị trường Pháp.

Ngoài ra, giá trị xuất khẩu của các mặt hàng rau quả, hạt điều, hạt tiêu cũng tăng lên là do chúng ta có lợi thế là nước nhiệt đới có thể trồng được nhiều các loại rau quả so với nước Pháp nên chúng ta cần phát huy lợi thế này để đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Pháp, đồng thời chúng ta còn phải chú ý đến vấn đề giá cả để có thể cạnh tranh với các nước khác trong khu vực cụ thể là Trung Quốc.

Chúng ta cũng cần phải chú ý đến việc xuất khẩu gạo sang Pháp vì trong 3 năm gần đây, chúng ta đều không xuất khẩu được gạo sang Pháp có thể là do chất lượng gạo của chúng ta chưa đáp ứng được tiêu chuẩn của thị trường Pháp, mặt

khác có thể là do giá cả chưa cạnh tranh được với các nước khác trong khu vực. Vì vậy, Việt Nam cần xem xét vấn đề này để có thể xúc tiến được việc xuất khẩu gạo sang thị trường Pháp.

Tóm lại, chúng ta cần một mặt nâng cao hơn nữa chất lượng sản phẩm của mình, mặt khác đa dạng hoá các mặt hàng xuất khẩu sang để nhằm đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường Pháp, một trong những thị trường khó tính của Châu Âu, để từ đó nâng cao giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang Pháp, tạo chỗ đứng vững chắc của chúng ta trên thị trường Pháp.

Một phần của tài liệu Quan hệ thương mại và đầu tư pháp – việt thực trạng và triển vọng.doc (Trang 44 - 46)