IV. NĂM LĨNH VỰC HỢP TÁC CẦN ĐƯỢC CHÚ TRỌNG TRONG VIỆC PHÁT TRIỂN QUAN HỆ HỢP TÁC PHÁP-VIỆT.
1. Hỗ trợ Việt Nam về mặt pháp luật và chính sách trong thời kỳ quá độ
kỳ quá độ
Hội nhập khu vực và quốc tế đòi hỏi Việt Nam phải hiện đại hoá hệ thống pháp luật, xây dựng những chính sách phát triển mới và tăng cường đào tạo các cán bộ quản lý. Các dự án hợp tác của Pháp được triển khai trong lĩnh vực pháp lý từ đầu những năm 90 sẽ mang laị những đóng góp tích cực cho công cuộc cải cách hiện nay: cải cách hệ thống ngân hàng (các khoản tín dụng của Bộ Ngoại Giao thông qua Cơ Quan Phát Triển Pháp), hội nhập của Việt Nam vào quá trình trao đổi kinh tế quốc tế. Trong năm 2002, Pháp đã triển khai các dự án hỗ trợ cho các cơ quan tài chính của Việt Nam (Bộ Tài Chính, Tổng Cục Thống Kê).
Thành lập năm 1993, Nhà Pháp Luật Việt-Pháp là cơ quan hợp tác liên chính phủ được sự bảo trợ của Bộ Tư Pháp hai nước. Với một đội ngũ nhân viên Việt Nam, hoạt động của nhà Pháp luật Việt-Pháp đã thu hút sự tham gia của mọi thành viên trong giới luật gia, cán bộ ngành tư pháp, cán bộ nhà nước, giáo viên. Nhà Pháp luật Việt-Pháp tham gia hỗ trợ kỹ thuật cho chính phủ Việt Nam trong chương trình hiện đại hoá hệ thống pháp luật Việt Nam.
Sự hỗ trợ kỹ thuật này được thực hiện thông qua các buổi làm việc, trao đổi giữa các chuyên gia Pháp và đại diện các bộ ngành Việt Nam có nhiệm vụ soạn thảo các văn bản pháp quy mới. Mới đây, nhà Pháp luật Việt-Pháp đã hỗ trợ cho
Việt Nam trong việc soạn thảo Bộ luật tố tụng dân sự và cải cách Luật Bưu Chính Viễn Thông.
Bên cạnh các hoạt động kể trên, hàng năm, nhà Pháp luật Việt-Pháp còn tổ chức một khoá đào tạo 7 tháng về tiếng Pháp pháp lý (với 200 học viên một năm). Đây cũng là cơ quan đầu mối tuyển chọn các sinh viên theo học ngành luật tại Pháp và được cấp học bổng của chính phủ Pháp. Nhà Pháp luật cũng tham gia triển khai các dự án được Quỹ Đoàn kết Ưu tiên tài trợ: đào tạo thẩm phán, hỗ trợ về mặt pháp lý cho Việt Nam trong quá trình hội nhập vào nền thương mại thế giới.
Thư viện của Nhà Pháp luật bao gồm các sách nguyên bản và sách dịch sẽ giúp các độc giả Việt Nam hiểu rõ hơn luật pháp của Pháp và các nước khác trên thế giới, cũng như các độc giả Pháp có thể tiếp cận các văn bản pháp luật cơ bản của Việt Nam.