TRIỂN VỌNG QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VÀ ĐẦU TƯ PHÁP – VIỆT.

Một phần của tài liệu Quan hệ thương mại và đầu tư pháp – việt thực trạng và triển vọng.doc (Trang 73 - 77)

Hệ THƯƠNG MạI Và ĐầU TƯ PHáP – VIệT

I. TRIỂN VỌNG QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VÀ ĐẦU TƯ PHÁP – VIỆT. VIỆT.

1. Định hướng phát triển quan hệ thương mại và đầu tư Pháp – Việt Việt

Từ một nền kinh tế gần như tự cung tự cấp, coi trọng các bạn hàng cùng ý thức hệ, bước vào đầu thập kỷ 90 Việt Nam đã từng bước xây dựng một nền kinh tế

hướng về xuất khẩu, coi trọng quan hệ với các nước láng giềng trong khu vực và đẩy mạnh quan hệ với các trung tâm kinh tế lớn. Để phát huy những thành tựu đã đạt được và thúc đẩy hơn nữa quá trình đổi mới, Việt Nam đã tiến hành hàng loạt những biện pháp quan trọng nhằm tháo gỡ khó khăn. Đặc biệt Quốc hội đã có các giải pháp liên quan đến kinh tế đó là:

g phát huy mọi nguồn lực, tháo gỡ khó khăn vướng mắc, đẩy mạnh sản xuất kinh doanh.

k thực hiện quan hệ đối ngoại mở rộng, nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại. Với những thành tựu đã đạt được cùng với những giải pháp đúng đắn, Việt Nam có đầy đủ khả năng để đẩy mạnh quan hệ kinh tế đối ngoại theo phương châm đa dạng hoá, đa phương hoá.

Đối với Liên minh Châu Âu nói chung, Pháp nói riêng, quan hệ thương mại của ta phát triển mạnh kể từ khi ký Hiệp định chung về hợp tác vào tháng 7 năm 1995 và một Hiệp định về chiến lược hợp tác trong giai đoạn 1996-2000. Một Hiệp định mới cho giai đoạn 2000-2006 cũng đã được ký kết. Riêng đối với hàng dệt của Việt Nam mà Liên minh Châu Âu là thị trường chủ yếu, một hiệp định mới đã được ký kết vào tháng 11 năm 1997, giảm số mặt hàng phải chịu hạn ngạch và tăng 30% hạn ngạch của 29 mặt hàng bị hạn chế về số lượng. Kể từ năm 1995, xuất khẩu của ta sang Châu Âu tăng 14 lần và nhập khẩu tăng 8 lần. Tổng kim ngạch trao đổi vượt quá 3 tỷ USD trong đó xuất khẩu của Việt Nam sang Châu Âu là 2,3 tỷ USD và nhập khẩu gần 1 tỷ USD. Đối với Việt Nam, nhập khẩu từ Pháp đứng hàng thứ 8, chiếm 3% tổng kim ngạch.

Những thành quả này chắc chắn sẽ làm tiền đề cho những bước phát triển mới của mối quan hệ hai nước trong tương lai. Hơn nữa, kể từ khi đổi mới và cả trong những năm tới, Việt Nam đã và vẫn chủ trương đa dạng hoá, đa phương hoá quan hệ nhằm phát huy những lợi thế so sánh của mình với mọi đối tượng. Thật vậy,

trong xu thế toàn cầu hoá nền kinh tế, Việt Nam cũng như các nước khác không thể quay lưng lại với cộng đồng quốc tế, Việt Nam cũng không thể chỉ quan hệ với một vài đối tác.

Trên tinh thần đó, phát triển quan hệ với Châu Âu nói chung và Pháp nói riêng nằm trong chiến lược đối ngoại chung của Việt Nam, là chính sách nhất quán của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Đây chính là điều kiện tiên quyết cho phép nước ta phát huy mọi tiềm năng sẵn có trong quan hệ với Pháp.

2. Dự báo triển vọng phát triển quan hệ thương mại và đầu tư Pháp – Việt Việt

Với những thành quả đã đạt được trong những năm qua và trong bối cảnh có nhiều thuận lợi, chắc chắn Việt Nam và Pháp có khả năng phát huy tiềm năng sẵn có để đẩy mạnh quan hệ nhiều mặt giữa hai nước.

Đối với Việt Nam, tiềm năng đó thể hiện trước hết ở những thế mạnh về kinh tế:

Thứ nhất: Việt Nam đã bước vào thời kỳ phát triển mới, thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Do vậy nhu cầu nhập khẩu sẽ tăng, đặc biệt liên quan đến công nghệ cao, trang thiết bị, máy móc hiện đại. Điều này sẽ chủ yếu thực hiện với các nước phát triển, trong đó có Pháp. Những nhu cầu nhập khẩu của Việt Nam về cơ bản Pháp có thể đáp ứng được như công nghệ cao, hạ tầng cơ sở, dược phẩm, nông sản chế biến...

Thứ hai: Việt Nam có những mặt hàng như nông sản, thuỷ sản, dệt, da giày, cà phê... đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ cao về chất lượng của người Pháp.

Trong quan hệ với Việt Nam, Pháp cũng có những tiềm năng đáng kể và nếu biết tận dụng thì quan hệ giữa hai nước chắc chắn sẽ có những bước phát triển mới.

Việc Việt Nam được chọn là nước được hưởng Quy chế Khu vực đoàn kết ưu tiên mới (ZSP) của Pháp vào tháng 3 năm 1999 đã tạo ra các cơ sở vững chắc cho các chương trình hợp tác và thúc đẩy các doanh nghiệp hai nước làm ăn với nhau nhiều hơn nữa.

Pháp sử dụng nhiều nguồn tài chính khác nhau để hỗ trợ và phát triển hợp tác với Việt Nam. Kinh phí hợp tác của Bộ Ngoại Giao, các Nghị định thư tài chính, trợ giúp các khoản cho vay của Cơ quan phát triển Pháp (AFD). Pháp đã củng cố vị trí của mình là nhà tài trợ hàng đầu ở Châu Âu cho Việt Nam và của các nước Pháp ngữ.

Cơ quan phát triển Pháp AFD đang tăng mạnh các khoản trợ giúp và tài trợ cho các hoạt động sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, chế biến, những lĩnh vực có hàng hoá xuất khẩu đứng thứ 3 chỉ sau hàng dệt và dầu thô của Việt Nam.

Pháp là nước xuất khẩu thứ hai về dịch vụ trên thế giới trong khi Việt Nam lại đang chú trọng thay đổi cơ cấu kinh tế theo hướng tăng phần dịch vụ. Đây là một tiềm năng mà Pháp chưa phát huy được trong quan hệ với Việt Nam.

Với chính sách đẩy mạnh quan hệ hợp tác văn hoá, giáo dục và khoa học kỹ thuật với Việt Nam, Pháp có nhiều lợi thế về tâm lý, ngôn ngữ, nhân lực to lớn so với các đối tác khác trong quan hệ với Việt Nam.

Đi đôi với việc phát triển quan hệ kinh tế thương mại, Pháp muốn giúp Việt Nam trong cải cách hành chính và pháp lý. Điều này cũng tác động thúc đẩy các quan hệ khác giữa hai nước.

Về mặt chính trị, Chính phủ Pháp, dù tả hay hữu cũng đều chủ trương đẩy mạnh quan hệ kinh tế cũng như các quan hệ khác với Việt Nam.

Theo tờ “Les Echos” của Pháp đã viết rằng Pháp mong muốn tăng cường đầu tư vào Việt Nam và lại càng không muốn bỏ lỡ cơ hội khi nền kinh tế Việt Nam đang phục hồi trở lại.

Nhân chuyến sang thăm Việt Nam 3 ngày vừa qua, Bộ Trưởng Ngoại Thương Pháp Ông Francois Loos đã phát biểu rằng “Trong bối cảnh hiện nay, Pháp thấy cần phải tăng thêm thị phần của mình ở Việt Nam so với mức 1,5% hiện nay. Tuy là nước Châu Âu đầu tư nhiều nhất vào Việt Nam song kim ngạch xuất khẩu của Pháp sang Việt Nam vẫn chưa phải là cao, chủ yếu chỉ thông qua các hợp đồng lớn, còn các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Pháp vẫn chưa có mặt đông đảo tại Việt Nam”.

Cũng nhân chuyến sang thăm lần này của Ông, cùng đi còn có hơn 30 doanh nghiệp lớn của Pháp trong các lĩnh vực như đường sắt, dệt may, thiết bị công nghệ thông tin, rượu vang với mục đích chủ yếu là muốn tìm đối tác tại Việt Nam. Thông qua các cuộc gặp gỡ với các doanh nghiệp Việt Nam, các doanh nghiệp Pháp cũng đã tìm thấy những cơ hội hợp tác sản xuất và kinh doanh. Điều này chứng tỏ một dấu hiệu tốt trong quan hệ giữa hai bên.

Tóm lại, hai nước Việt Nam và Pháp có đủ tiềm năng, cơ sở chính trị pháp lý, hành chính để đẩy mạnh hơn nữa quan hệ về mọi mặt. Những tiềm năng đó cần phải được biến thành thực tế phù hợp với mong muốn của cả hai bên và tương ứng với quan hệ chính trị giữa hai nước hiện nay.

Một phần của tài liệu Quan hệ thương mại và đầu tư pháp – việt thực trạng và triển vọng.doc (Trang 73 - 77)