ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VÀ ĐẦU TƯ PHÁP-VIỆT.

Một phần của tài liệu Quan hệ thương mại và đầu tư pháp – việt thực trạng và triển vọng.doc (Trang 68 - 73)

PHÁP-VIỆT.

1. Thành tựu đạt được

Quan hệ giữa Việt Nam và Pháp trong những năm qua đã đạt được những thành tựu to lớn cả về lĩnh vực thương mại và đầu tư.

1.1 Về thương mại

Từ năm 1996 đến nay, trao đổi thương mại giữa Việt Nam và Pháp không ngừng tăng lên. Năm 1996, tổng giá trị trao đổi giữa Việt Nam và Pháp mới chỉ đạt 416,9 triệu USD nhưng đến năm 2002, tổng giá trị trao đổi thương mại giữa hai nước đã lên đến 737,8 triệu USD và trong 6 tháng đầu năm 2003, đã đạt gần 446 triệu USD. Qua đó chúng ta có thể thấy được nỗ lực của các doanh nghiệp Việt Nam trong việc thúc đẩy xuất khẩu sang Pháp. Các doanh nghiệp Việt Nam đã cố gắng nâng cao chất lượng của sản phẩm, cải tiến mẫu mã nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hoá trên thị trường quốc tế và cũng để cạnh tranh

với hàng hoá Trung Quốc vừa có mẫu mã đa dạng phong phú lại vừa có giá rẻ hơn hàng hoá của chúng ta. Qui mô sản xuất của các doanh nghiệp Việt Nam đã đi vào chuyên môn hoá, không còn là sản xuất nhỏ lẻ như trước đây. Bên cạnh đó tay nghề của người lao động đã từng bước được nâng cao nên chất lượng hàng hoá cũng dần được nâng lên.

Về cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Pháp cũng đã có những thay đổi đáng kể. Nếu như những năm trước đây (giai đoạn 1996-1999) số lượng mặt hàng xuất khẩu sang Pháp chỉ dừng lại ở 8 nhóm mặt hàng là da giầy, hàng dệt may, cà phê chè, than đá, hải sản đông lạnh, các sản phẩm công nghiệp, nông lâm sản thực phẩm và một nhóm mặt hàng khác bao gồm các mặt hàng bằng gỗ, đồ chơi trẻ em, đồ gốm... thì từ năm 2000 trở lại đây, cơ cấu các mặt hàng của Việt Nam xuất khẩu sang Pháp đã tăng lên đáng kể bao gồm các mặt hàng cà phê, cao su, chè, dầu ăn, dây điện và dây cáp điện, đồ chơi trẻ em, giầy dép các loại, hải sản, hàng dệt may, hàng rau quả, hàng thủ công mỹ nghệ, hạt điều, hạt tiêu, máy vi tính và linh kiện, mỳ gói, quế, sản phẩm gỗ, sản phẩm nhựa, sản phẩm sữa, xe đạp và phụ tùng xe đạp, gạo, than đá, hoa quả tươi khô. Giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang Pháp cũng ngày càng tăng do các doanh nghiệp Việt Nam đã dần biết khai thác thị trường Pháp bằng cách tìm hiểu các thói quen tiêu dùng của người dân Pháp, các sản phẩm phù hợp với thị hiếu của họ đồng thời còn biết đa dạng hoá mẫu mã chất lượng của hàng hoá đặc biệt là các sản phẩm mang tính truyền thống của Việt Nam.

Điều này trong quan hệ Pháp – Việt là tốt đối với Việt Nam chúng ta vì trao đổi thương mại hai chiều tăng lên chứng tỏ rằng sự hiểu biết giữa hai nước đã tăng lên đồng thời hai bên cũng đã tạo cho nhau những điều kiện thuận lợi cho việc xuất nhập khẩu hàng hoá của nhau, các thủ tục hành chính cũng đã được giảm nhẹ đối với hàng hoá của hai bên. Điều này không những tốt cho Việt Nam trong quan hệ với Pháp mà còn tạo điều kiện cho hàng hoá của Việt Nam vào các

thị trường khó tính khác trên thế giới như thị trường Châu Âu... vì một khi hàng hoá Việt Nam đã có chỗ đứng trên thị trường Pháp, một thị trường tương đối khó tính, và đã tạo được uy tín cho mình bằng chất lượng và mẫu mã thì khả năng thâm nhập vào các thị trường khác cũng sẽ ttrở nên dễ dàng hơn.

Nhập khẩu của Việt Nam từ Pháp về cơ cấu nhóm mặt hàng cũng đã tăng lên. Giai đoạn 1996-1999, Việt Nam có 6 nhóm mặt hàng nhập khẩu từ Pháp đó là hàng nông sản thực phẩm, hoá chất, dược phẩm, sản phẩm công nghiệp, máy móc thiết bị và các sản phẩm khác như nước hoa, tinh dầu... Nhưng từ năm 2000 trở lại đây, nhóm các mặt hàng nhập khẩu từ Pháp đã tăng lên bao gồm các mặt hàng dược phẩm, linh kiện điện tử và vi tính, máy móc thiết bị phụ tùng, nguyên phụ liệu dệt may da, nguyên pơhụ liệu dược phẩm, ô tô CKD và SKD, ô tô nguyên chiếc các loại, phân bón các loại, sắt thép các loại, xe máy CKD và IKD, chất dẻo nguyên liệu. Sở dĩ các nhóm mặt hàng nhập khẩu tăng lên là do nhu cầu tiêu dùng trong nước tăng lên trong khi sản xuất trong nước lại chưa đáp ứng đủ và kịp thời đồng thời còn là do tâm lý thích dùng hàng ngoại nhập của người Việt Nam. Tuy nhiên, giá trị nhập khẩu cũng đã giảm dần do các nhà sản xuất trong nước đã bắt đầu từ cung cấp được các mặt hàng như nguyên phụ liệu dược phẩm và dược phẩm có chất lượng và mẫu mã ngày càng tăng cho người tiêu dùng Việt Nam mà giá cá lại phải chăng.

Tóm lại, Việt Nam những năm gần đây đã dần xuất siêu sang Pháp với giá trị ngày càng tăng. Chúng ta cần có những biện pháp để duy trì và phát triển xu thế này để làm sao nhóm mặt hàng phải nhập khẩu từ Pháp ngày càng giảm và lượng mặt hàng xuất khẩu sang Pháp ngày càng tăng cả về số lượng và chất lượng.

1.2 Về đầu tư

Cho đến nay, Pháp là nước đứng thứ sáu trong số các nước đầu tư tại Việt Nam và đứng đầu trong các nước EU đầu tư tại Việt Nam. Hiện có 149 dự án

được cấp giấy phép đầu tư với số vốn đầu tư là 1.855.493 triệu USD. Trong khối EU, Pháp là nước có đầu tư trực tiếp nước ngoài dẫn đầu vào Việt Nam chiếm 41,5% số dự án, chiếm 36,2% vốn đầu tư cả Liên minh Châu Âu. Tính từ 1988 đến nay các nhà đầu tư Pháp đã đưa vào Việt Nam 587.041 triệu USD, tạo việc làm cho gần 1 vạn lao động trực tiếp (chưa kể lao động gián tiếp) đây là con số lớn nhất về việc làm được tạo ra trong số các nước EU.

Các nhà đầu tư Pháp thường đầu tư vào Việt Nam dưới hình thức doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, hợp đồng hợp tác kinh doanh, doanh nghiệp liên doanh và văn phòng đại diện chủ yếu trong các lĩnh vực như nông lâm ngư nghiệp, khách sạn du lịch, công nghiệp nhẹ, xây dựng, văn hoá - giáo dục - y tế, công nghiệp nặng.

Về việc phân bổ đầu tư, các nhà đầu tư của Pháp có mặt tại 24 tỉnh, thành phố trong cả nước, nhưng tập trung chính vào một số vùng trọng điểm kinh tế, nơi có cơ sở hạ tầng tương đối hoàn chỉnh như thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đồng Nai, Bình Dương...giúp đẩy nhanh quá trình đô thị hoá các thành phố này, và trở thành những thành phố kinh tế trọng điểm của cả nước.

Nhờ có đầu tư nước ngoài của Pháp vào Việt Nam mà chúng ta đã có rất nhiều công trình được xây dựng phục vụ cho việc phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Đầu tư của Pháp vào Việt Nam cũng đã giúp nâng cao năng lực sản xuất cũng như kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam, giúp cho việc sản xuất đi vào chuyên môn hoá cao, nâng cao trình độ tay nghề của đội ngũ cán bộ và công nhân. Do đó chúng ta cần phải thu hút hơn nữa đầu tư nước ngoài nói chung và đầu tư trực tiếp của Pháp nói riêng vào Việt Nam nhằm phát triển kinh tế đất nước trong xu thế hội nhập hiện nay.

Tuy quan hệ thương mại và đầu tư Pháp – Việt đã có những bước tiến đáng kể nhưng nó vẫn chưa xứng với tiềm năng của cả hai bên. Nền kinh tế của hai nước có cơ cấu bổ khuyết cho nhau song những mặt yếu của nền kinh tế hai nước vẫn chưa được thoả mãn theo đúng khả năng đáp ứng của hai bên. Chúng ta cần có biện pháp để đẩy mạnh quan hệ này hơn nữa. Bên cạnh đó, Việt Nam chúng ta còn có thể đạt được lượng giá trị xuất khẩu sang Pháp cao hơn nữa và giảm giá trị nhập khẩu từ Pháp nếu như chúng ta biết chú ý nâng cao chất lượng sản phẩm, tìm hiểu rõ nhu cầu và thị hiếu của thị trường và người tiêu dùng Pháp.

Những mặt hàng của Việt Nam mà Pháp luôn quan tâm để đáp ứng nhu cầu của nền công nghiệp Pháp đó là nguyên nhiên liệu chưa được quan tâm đúng mức. Những vấn đề mà Pháp chú ý tới Việt Nam đó là việc xuất khẩu các sản phẩm thô của các ngành nông, lâm, ngư nghiệp, các mặt hàng tiểu thủ công nghiệp, sản phẩm ngành dệt may của Việt Nam thì chúng ta cần cố gắng hơn nữa để nhằm nâng cao chất lượng của các mặt hàng xuất khẩu, cải tiến mẫu mã và nâng cao năng suất để nhằm nâng cao giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang Pháp. Nguyên nhân mà giá trị xuất khẩu của Việt Nam chưa cao đó là Việt Nam chưa khai thác hết các nguồn nội lực của mình một cách có hiệu quả, chưa ứng dụng được các công nghệ mới vào sản xuất kinh doanh để rút ngắn thời gian sản xuất, nâng cao chất lượng.

Quy mô đầu tư trực tiếp của Pháp vào Việt Nam là chưa ổn định qua các năm cụ thể là năm 1997, tổng vốn đầu tư trực tiếp của Pháp vào Việt Nam lên tới 906,3 triệu USD, mức cao nhất trong tất cả các năm, rồi đến năm 2001 với tổng vốn đầu tư là 494,1 triệu USD. Tuy nhiên, năm 2002 lại là một sự sụt giảm đáng kể vì vốn đầu tư trực tiếp của Pháp vào Việt Nam giảm chỉ còn 8 triệu USD. Điều này là do nền kinh tế Pháp những năm gần đây cũng bị suy thoái chứ không còn tăng trưởng mạnh như trước và cũng một phần là do môt trường đầu tư của Việt

Nam chưa thật sự hấp dẫn các nhà đầu tư Pháp đồng thời hệ thống hành chính vẫn chưa thực sự được đơn giản hoá. Do đó, chúng ta cần phải nỗ lực nhiều hơn nữa để tạo một môi trường đầu tư thật sự thông thoáng và hấp dẫn các nhà đầu tư Pháp nói chung và quốc tế nói riêng.

Một phần của tài liệu Quan hệ thương mại và đầu tư pháp – việt thực trạng và triển vọng.doc (Trang 68 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w