TRUONG DAI HOC NGOAI THUONG KHOA KINH TE NGOAI THUONG
FONEIGM TRADE OMNERTE
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
ĐẦU TƯ TRỤC TIẾP NƯỚC NGOÀI CỦA NHẬT BẢN VÀO
VIỆT NAM: THỰC TRẠNG VÀ TRIỂN VỌNG SAU KHI KÝ KẾT HIỆP ĐỊNH VỀ TỰ DO, XÚC TIẾN VÀ BẢO HỘ ĐẦU TƯ
GIỮA HAI NƯỚC
Trang 3Khia latin lil nghiéps Ding Thi Hoa Binh — Nhat 2 — Koo
MUC LUC
LỜI NÓI ĐẦU
Chương 1: NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA HIỆP ĐỊNH VỀ
TỰ DO, XÚC TIẾN VÀ BẢO HỘ ĐẦU TƯ GIỮA CHXHCN VIỆT NAM VÀ NHẬT BẢN 1 Khái quát về quan hệ kinh tế - chính trị giữa Việt Nam và Nhật Bản
1 Giai đoạn trước năm 1991 2 Giai đoạn từ năm 1992 — 1997
3 Giai đoạn 1998 đến nay
1I Những nội dung cơ bản của Hiệp định về tự do, xúc tiến và bảo
hộ đầu tư giữa CHXHCN Việt Nam và Nhật Bản 1 Mục đích ký kết Hiệp định 2 Quá trình đàm phán ký kết Hiệp định
3 Những nội dung cơ bản của Hiệp định -. -‹: -
Chương 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP
NƯỚC NGOÀI CỦA NHẬT BẢN VÀO VIỆT NAM
I Tình hình đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào Việt Nam giai đoạn
trước khi kí kết Hiệp định về tự do, xúc tiến và bảo hộ đầu tư giữa
CHXHCN Việt Nam và Nhật Bản
1 Xét về khối lượng và quy mô đầu tư
2 Xét về cơ cấu đầu tư
3 Đánh giá chung về tình hình đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào Việt
Nam giai đoạn trước năm 2003
1I Tình hình đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào Nam sau khi
Trang 4Khéa latin lil nghitfs Ding Thi Hoa Binh -— Nhat 2 — Keo
IIL Danh gia tac dong cua Hiép dinh vé tu do, xtic tién va bao ho
đầu tư giữa CHXHCN Việt Nam và Nhật Bản tới dau tư trực tiếp nước ngoài của Nhật Bản vào Việt Nam 48 1 Những tác động tích cực 49 2 Những tác động tiêu cực = 53
Chuong 3: TRIEN VONG VA GIAI PHAP PHAT TRIEN HOAT
DONG DAU TU TRUC TIEP NUGC NGOAI CUA NHAT BAN
VÀO VIỆT NAM SAU KHI KÝ KẾT HIỆP ĐỊNH VỀ TỰ DO,
XÚC TIẾN VÀ BẢO HỘ ĐẦU TƯ GIỮA HAI NƯỚC 56
1 Các định hướng và chủ trương của Nhà nước Việt Nam 56 1 Quan điểm chung của Nhà nước về đầu tư trực tiếp nước ngoài tại
„3 aaAaA 56
2 Định hướng của Nhà nước về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
từ Nhật Bản vào Việt Nam 62
Il Xu hướng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Nhật Ban trong
những năm gần đây và dự báo về triển vọng đầu tư trực tiếp của
Nhật Bản vào Việt Nam - Qcc c2 ccce> 67 1 Xu hướng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Nhật Bản trong những
Hagan day asic IS 67 2 Dự báo về triển vọng đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào Việt Nam 74
1H Một số biện pháp nhằm xúc tiến đầu tư trực tiếp của Nhật Bản
vào Việt Nam trong thời gian tới 80
1 Giải pháp chung đối với đầu tư trực tiếp nước ngoà 80
2 Giải pháp riêng đối với đầu tư trực tiếp của Nhật Ban 86
KẾT LUẬN 94
Trang 5Khéa latin lit nghiéfe Ding Thi Ho Binh - Nhl 2 — Keo
LOI CAM ON
Lai đầu tiên em xin gửi lòng biết ơn sâu sắc tới:
Cô giáo TS Bùi Thị Lý - Chủ nhiệm khoa Kinh tế ngoại thương - Giảng viên khoa Kinh tế Ngoại thương - Đại học Ngoại Thương - Người đã tận tình
hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt thời gian thực hiện khoá luận
Đồng thời em cũng xin gửi lời cám ơn đến tất cả các giáo viên và bạn bè trong và ngoài trường, đặc biệt là các anh chị tại Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã giúp đỡ em trong thời gian qua
Do thời gian thực hiện và trình độ kiến thức có hạn nên khoá luận này
còn nhiều thiếu sót, em mong nhận được sự góp ý, nhận xét của các thầy cô
giáo, bạn bè và những người quan tâm đọc khóa luận này
Hà Nội, tháng II năm 2005
Sinh viên
Trang 6Khoa lun let nghigf Ding Thi Hoa Binh — Nhl 2 — Kio
LOI NOIDA
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong xu thế toàn cầu hóa và khu vực hóa hiện nay, không ai có thể phủ
nhận vai trò to lớn của nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với sự phát triển kinh tế của các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển Việt Nam cũng không phải là một ngoại lệ Nếu như vào năm 1988, khi
Luật đầu tư nước ngoài bắt đầu được triển khai tại Việt Nam mới chỉ có 37 dự án
đầu tư với tổng số vốn đăng ký là 371,8 triệu USD, thì đến tháng 8 năm 2005 con
số này đã lên tới 5617 dự án với tổng số vốn đăng ký là hơn 48 ty USD
Nguyên nhân của sự tăng trưởng vượt bậc này là do trong những năm qua
các nhà đầu tư nước ngoài đã có cái nhìn lạc quan hơn về những thành công của Việt Nam trong tiến trình đổi mới và những nỗ lực của Việt Nam trong việc cải thiện môi trường đầu tư Nhiều đối tác đầu tư đã đến với Việt Nam và một trong những đối tác đầu tư quan trọng nhất là Nhật Bản Nguồn vốn đầu tư trực tiếp của Nhật Bản có tầm quan trọng đối với Việt Nam bởi nhiều lẽ Thứ nhất, Nhật Bản là một trong những quốc gia phát triển nhất trên thế giới với tiềm lực tài
chính hùng hậu, công nghệ hiện đại, những thứ mà Việt Nam còn yếu, còn thiếu và cần phải tranh thủ Thứ ha¿, Nhật Bản đang hướng mạnh chính sách đối ngoại
của mình trở về Châu Á, đặc biệt là 2 khu vực Đông Á và Đông Nam Á trong đó có Việt Nam Thứ ba, các dự án đầu tư của Nhật Bản tại Việt Nam trong thời
gian qua được đánh giá là thành công, nếu xét vẻ phương diện vốn đầu tư thực
hiện và tính hiệu quả thì cho tới nay tại Việt Nam chưa có nhà đầu tư nước ngoài
nào vượt qua được Nhật Bản Cuối cùng phải kể đến mối quan hệ hợp tác hữu
nghị trong hơn 30 năm qua giữa Việt Nam và Nhật Bản là cơ sở vững chắc để
phát triển mối quan hệ kinh tế nói chung và quan hệ đầu tư Việt Nam - Nhật Bản
nói riêng
Trang 7Khéa tutin tot nghiéf Ding Thi Hoa Binh — Nhat 2— Kto
Với những ưu thế kể trên, việc Việt Nam và Nhật Bản tiến hành ký kết Hiệp
định về tự do, xúc tiến và bảo hộ đầu tư (14/11/2003) là một xu thế tất yếu nhằm
tăng cường tính cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam thông qua việc thu hút đầu
tư trực tiếp nước ngoài Sự ra đời của Hiệp định về tự do, xúc tiến và bảo hộ đầu
tư giữa CHXHCN Việt Nam và Nhật Bản đã mở ra những cơ hội mới cho Việt
Nam trong việc thu hút đầu tư nước ngoài nói chung và đầu tư của Nhật Bản nói
riêng
Mặc dù tính đến thời điểm cuối năm 2005, Hiệp định đã có hiệu lực được
gần 1 năm nhưng do hiện nay Việt Nam đang ở trong giai đoạn tự hồn thiện
mơi trường dau tư nên hoạt động của các nhà đầu tư Nhật Bản vẫn còn gặp phải
không ít khó khăn Chính vì vậy việc nghiên cứu vấn đề về “Đầu f trực tiếp của Nhật Bản vào Việt Nam: Thực trạng và triển vọng sau khi ký kết Hiệp định về tự
do, xúc tiến và bảo hộ đầu tư giữa hai nước ” trở nên cấp thiết và có ý nghĩa thực
tiễn cao
2 Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của khóa luận là vận dụng những kiến thức đã tích lũy
được để phân tích thực trạng hoạt động đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào Việt
Nam trong thời gian qua, trên cơ sở đó đánh giá triển vọng và đề xuất các giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào Việt Nam sau
khi Hiệp định về tự do, xúc tiến và bảo hộ đầu tư giữa hai nước được ký kết
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của khoá luận chủ yếu là quan hệ đầu tư trực tiếp
nước ngoài của Nhật Bản vào Việt Nam trước và sau khi Hiệp định được ký kết Trong khuôn khổ của một bài khoá luận, đặc biệt là khi Hiệp định về tự do, xúc
tiến và bảo hộ đầu tư giữa CHXHCN Việt Nam và Nhật Bản triển khai trong thực tế chưa được bao lâu, tôi chỉ đi sâu vào việc tìm hiểu thực trạng và đưa ra một số
triển vọng đầu tư trực tiếp nước ngoài của Nhật Bản vào Việt Nam sau khi Hiệp
Trang 8Khia luton lil nghisfe Deing Thi Hoa Binh - Nhgt 2 — Kiso
4 Phương pháp nghiên cứu
Khoá luận được xây dựng bằng việc sử dụng kết hợp các phương pháp
nghiên cứu trong đó chủ yếu là phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử,
và quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam Bên cạnh đó người viết cũng sử dụng các phương pháp nghiên cứu tổng
hợp như: phân tích tổng hợp, thống kê, diễn giải và so sánh
5 Kết cấu khóa luận
Ngoài lời nói dau, kết luận và phần phụ lục, nội dung của khóa luận bao
gồm 3 chương sau:
Chương 1: Những nội dung cơ bản của hiệp định về tự do, xúc tiến và bảo
hộ đầu tư giữa CHXHCN Việt Nam và Nhật Bản
Chương 2: Thực trạng hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài của Nhật Bản
vào Việt Nam
Chương 3: Triển vọng và giải pháp phát triển hoạt động đầu tư trực tiếp
nước ngoài của Nhật Bản vào Việt Nam sau khi ký kết Hiệp định về tự do, xúc
Trang 9Khoa lun bit nghigfe Ding Thi Hoa Binh — Nhat 2 — Ko
CHUONG 1
NHUNG NOI DUNG CO BAN CUA HIEP DINH VE TU DO, XUC TIEN VA BAO HO DAU TU GIUA CHXHCN VIET NAM
VA NHAT BAN
1 KHAI QUAT VỀ QUAN HỆ KINH TẾ - CHÍNH TRI GIUA VIỆT NAM VÀ NHẬT BẢN
Ngày nay, xu hướng toàn cầu hóa nền kinh tế đang diễn ra hết sức mạnh mẽ
và có tác động rất lớn đến quan hệ kinh tế đối ngoại của hầu hết các quốc gia
trên thế giới, trong đó có quan hệ kinh tế Việt Nam - Nhật Bản
Từ những thế kỷ trước, nhiều thương gia Nhật Bản đã đến buôn bán và kinh
doanh ở Việt Nam Phố Hiến (Miền Bác), Hội An (Miền Trung) là những địa danh ghi đậm dấu ấn của các mối quan hệ giao lưu đó Nhưng phải đến ngày 21
tháng 09 năm 1973 mối quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Nhật Bản mới
được chính thức thiết lập, đánh dấu cho sự tiếp nối các quan hệ giao lưu vốn có
từ rất lâu đời giữa hai nước Hai năm sau ngày chính thức đặt quan hệ ngoại giao,
khi Việt Nam giành được độc lập hoàn toàn, tháng 10 năm 1975, cả hai bên đã
cho phép mở Đại sứ quán tại thủ đô của hai nước là Tôkyô và Hà Nội Hai bên
đã tiến hành đàm phán giải quyết các vấn đề còn tồn đọng trong đó có vấn đề Chính phủ Nhật Bản bồi thường thiệt hại chiến tranh cho Việt Nam dưới danh
nghĩa viện trợ không hoàn lại 13,5 tỷ JPY
Tháng 12 năm 1976, lần đầu tiên trong lịch sử quan hệ giữa hai nước, một
đoàn đại biểu quan chức Nhật Bản trên tất cả các lĩnh vực đã sang thăm Việt
Nam Hai bên thảo luận 3 chương trình kinh tế: mộ: là hợp tác kinh tế kỹ thuật,
hai là xuất khẩu hàng hóa của Nhật Bản sang Việt Nam va ba là vấn đế tài trợ
cho xuất khẩu của Việt Nam Từ đây quan hệ kinh tế thương mại giữa hai nước
được mở sang một trang mới Theo từng giai đoạn phát triển của nên kinh tế Việt
Trang 10Khéa latin lit nghiéfs Ding Thi Hoa Binh -— Nhat 2 — Kto
1 Giai đoạn trước năm 1991
Giai đoạn 1973 — 1975 là thời kì mở đầu hết sức chậm chạp, mặc dù hai
nước đã chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao, song do thể chế chính trị của
'Việt Nam còn phức tạp, cùng một lúc tồn tại hai Chính phủ đại diện cho hai thể
chế chính trị khác nhau: Miền Bắc (Việt Nam dân chủ cộng hòa) và Miền Nam (Việt Nam cộng hòa) Vì vậy quan hệ thương mại của Nhật Bản với Việt Nam nói chung và Miễn Bắc nói riêng chỉ phát triển ở mức độ nhất định
Giai đoạn 1976 - 1986 được đánh dấu bởi một sự kiện chính trị quan trọng, của Việt Nam, đó là Việt Nam đã trở thành một quốc gia thống nhất, không còn tình trạng đất nước bị chia cat làm hai miền đưới hai chế độ chính trị khác nhau
Đây là thời kỳ Việt Nam khắc phục hậu quả sau chiến tranh và xây dựng chủ
nghĩa xã hội Do đó, quan hệ giữa hai nước được cải thiện tạo điều kiện cho hoạt
động ngoại thương phát triển mạnh Sau khi đất nước hoàn toàn giải phóng, Việt
Nam một mặt tiếp tục duy trì hoạt động thương mại với các nước bạn hàng truyền thống như Liên Xô, Đông Đức mặt khác xây dựng quan hệ buôn bán
với các nước kinh tế phát triển như: Nhật Bản, Pháp, Thụy Điển Kim ngạch
thương mại hai chiều của Việt Nam — Nhật Bản từ năm 1976 đã tăng lên một
cách đáng kể
Nhật Bản đã tiến hành hợp tác kinh tế thương mại với Việt Nam trên hai lĩnh vực: thương mại và viện trợ phát triển chính thức (ODA) Để tăng cường thúc đẩy quan hệ kinh tế Việt Nam - Nhật Bản trong hai năm tiếp theo (1977- 1978), Chính phủ Nhật Bản đã quyết định cho Việt Nam vay tiền với lãi suất
thấp thông qua các cơ quan hợp tác quốc tế của Nhật Bản Nhật Bản cũng lập dự
ấn cung cấp cho Việt Nam một khoản viện trợ khơng hồn lại là 16 tỷ JPY trong
4 năm và khoản vay 20 tỷ IPY với lãi suất thấp Ngay trong năm đầu tiên thực hiện dự án này Nhật Bản đã chi 4 tỷ JPY viện trợ không hoàn lại và cho Việt Nam vay 10 tỷ JPY Bên cạnh sự trợ giúp về vốn, Nhật Bản còn 4p dung “Chink
sách bảo hiểm thương mại ” đề đẩy mạnh các hoạt động buôn bán của Nhat Bar
Trang 11Khéa latin lit nghiéfs Ding Thi Hoa Binh ~ Naat 2 — Koo ang
Mặc dù Nhật Bản chú trọng đẩy mạnh các hoạt động kinh tế thương mại với
Việt Nam, nhưng do vẫn chịu sự chỉ phối của Mỹ, chính phủ Nhật Bản đã ban
hành quy chế “Hạn chế xuất khẩu một số mặt hàng kỹ thuật cao, hàng chiến lược sang các nước Xã hội chủ nghĩa trong đó có Việt Nam” Quy chế này đã
phần nào kìm hãm sự phát triển của hoạt động thương mại giữa hai nước Tuy
nhiên, Nhật Bản đã trở thành bạn hàng thương mại lớn thứ hai của Việt Nam sau Liên Xô cũ Kim ngạch xuất nhập khẩu tăng từ 13 triệu USD năm 1973 lên 216
triệu USD năm 1976
Đến cuối năm 1978 xảy ra vấn đề Campuchia, Trung Quốc, quan hệ Việt Nam - Nhật Bản lại rơi vào tình trạng bất ổn định Trước sức ép của Mỹ và áp lực
của các nước đồng minh, Nhật Bản đã quyết định đình chỉ viện trợ ODA cho
Việt Nam kể từ tháng 12/1978 và bắt đầu sử dụng viện trợ kinh tế như là một điều kiện chính trị làm áp lực đối với Việt Nam Do đó các giai đoạn tiếp theo
của 3 chương trình hợp tác kinh tế thương mại giữa hai nước về căn bản không
thực hiện được
Đặc trưng nổi bật trong chính sách của Nhật Bản trong thời kỳ này là thực
hiện chủ trương “Đông cứng” tài trợ kinh tế và đừng mọi hoạt động hợp tác kinh
tế cấp chính phủ nhưng không đình chỉ các cuộc tiếp xúc ngoại giao, viện trợ
nhân đạo và hoạt động kinh doanh giữa các doanh nghiệp của hai nước Nhờ sự
cố gắng và hợp tác hết sức bền bỉ giữa các doanh nghiệp của hai nước mà hoạt
động thương mại Việt Nam - Nhật Bản vẫn được tiếp diễn và không bị gián
đoạn Tuy vậy, kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Nhật Bản trong những
năm 1979 - 1985 đã giảm xuống khoảng 40% so với thời kỳ 1976 - 1978
Do có tầm nhìn xa trông rộng trong quan hệ với Việt Nam, nước có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, lực lượng lao động dồi dào, cần cù chăm chỉ, giá nhân công rẻ và là thị trường hứa hẹn nhiều tiểm năng Nên khi Việt Nam thực hiện chính sách đổi mới, mở cửa nền kinh tế và thu hút đầu tư nước ngoài giai đoạn 1986 — 1988, chính phủ Nhật Bản đã bật đèn xanh cho phép các công
ty của Nhật Bản vào Việt Nam thăm đò và tìm kiếm đối tác để tăng cường buôn
Trang 12-Khéa tutin tot nghiéf Ding Thi Hoa Binh — Nhat 2— Kto
Nhật Bản có xu hướng tăng trưởng trở lại, năm 1988 đã đạt 390 triệu USD, tăng khoảng 140% so với giai đoạn 1979 - 1985
Ngày 29/12/1987 chính phủ Việt Nam ban hành Luật đầu tư nước ngoài tại
Việt Nam, và từ ngày 01/01/1988 luật chính thức có hiệu lực Vào năm 1989
Nhật Bản đã có một dự án đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ với số vốn đầu tư là 0,6 triệu USD Sang năm 1990, các cuộc viếng thăm cấp cao giữa hai nước, hai chính
phủ được diễn ra liên tục Nhờ vậy quan hệ Việt Nam - Nhật Bản đã được cải
thiện rõ rệt
Tháng 11/1991 liên đoàn các tổ chức kinh tế Nhật Bản (KEIDAREN) đã
cùng với phía Việt Nam thành lập Ủy ban kinh tế Nhật Bản - Việt Nam, nhằm
mở rộng giao lưu kinh tế giữa Việt Nam và Nhật Bản do đó kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Nhật Bản năm 1991 tăng 70,3% so với năm 1989
Từ sau khi Việt Nam tiến hành đổi mới, mở cửa và chuyển sang kinh tế thị
trường, trị giá thương mại Việt Nam - Nhật Bản tăng khá mạnh, năm 1991 đạt
879 triệu USD, tăng 70,3% so với năm 1989 Kim ngạch xuất khẩu của Việt
Nam sang Nhật Bản cũng tăng lên rất nhanh, năm 1986 đạt 83 triệu USD, năm 1991 lên tới 662 triệu USD; tăng 697,6% Nhật Bản đã vươn lên thành thị trường
xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, thay thế dần vị trí của Liên Xô cũ
Đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào Việt Nam giai đoạn này có phần chậm hơn so với các quan hệ viện trợ, thương mại Năm 1989 là năm đầu tiên Nhật Bản tiến hành đầu tư vào Việt Nam Đến cuối năm 1991 Nhật Bản có 13 dự án với tống số vốn là 54,7 triệu USD, đứng thứ 9 trong số các đối tác đầu tư vào
Việt Nam
Viện trợ phát triển chính thức ODA của Nhật Bản dành cho Việt Nam
thường kèm theo điều kiện, và khoản viện trợ này đã bị ngừng lại từ cuối năm
1978, các năm 1980 - 1991 chỉ còn các khoản viện trợ nhân đạo nhỏ lẻ trị giá
khoảng 130.000 USD
Quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam - Nhật Bản giai đoạn trước năm 1991 tuy có phát triển nhưng không liên tục và ổn định Thương mại được coi là lĩnh
Trang 13Khéa latin lit nghiéfs Ding Thi Hoa Binh -— Nhat 2 — Kto Quan hệ thương mại Việt Nam — Nhat Ban giai đoạn này được thể hiện qua Bảng số liệu sau: Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam và Nhật Bản (1973 — 1991) Don vị : Triệu USD
Nam | Kimngạch | Kimngạch | Tổng kim ngạch | Tỷ lệ tăng so với | Trị giá
Xuất khẩu | Nhập khẩu | Xuất nhập khẩu | năm trước (%) | xuất siêu 1973 8 5 13 = 3 1974 30 21 51 392,3 9 1975 28 65 93 1824 -37 1976 49 167 216 232,3 -118 1977 T3 173 246 113,9 -100 1978 52 229 281 114,2 -177 1979 48 116 164 58,4 -68 1980 49 111 160 97.6 -62 1981 37 109 146 913 -72 1982 36 93 129 88,4 -57 1983 38 119 157 121,7 -81 1984 51 119 170 108,3 -68 1985 65 149 214 125.9 -84 1986 83 189 272 127,1 -106 1987 144 179 323 118,8 -35 1988 196 194 390 120,7 2 1989 347 169 516 132,3 178 1990 595 214 809 156,8 381 1991 662 217 879 108,7 445 Tổng 2591 2638 5102 -47
(Nguôn: Thống kê của Bộ Tài chính Nhật Bản và
Tổ chức xúc tiến mậu dịch Nhật Bản (JETRO) năm 1991)
2 Giai đoạn từ năm 1992 - 1997
Giai đoạn này quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam - Nhật Bản phát triển
mạnh mẽ trên cả 3 lĩnh vực: thương mại, đầu tư trực tiếp và viện trợ phát triển chính thức ODA
Tháng 01/1992 một đoàn điều tra hợp tác kinh tế của chính phủ Nhật Bản
sang Việt Nam đã góp phần thúc đẩy quan hệ kinh tế nói chung và đầu tư nói
Trang 14Khéa tutin tot nghiéf Ding Thi Hoa Binh — Nhat 2— Kto
cho Việt Nam Đến cuối năm 1992, Nhật Bản tuyên bố hủy bỏ quy chế “Hạn
chế xuất khẩu một số hàng kỹ thuật cao, hàng chiến lược sang các nước Xã hội
chủ nghĩa trong đó có Việt Nam” Năm 1992 chính là năm đánh dấu bước phát
triển mới của quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam - Nhật Bản Đó cũng là năm đầu tiên Việt Nam trở thành một trong 10 nước nhận ODA song phương lớn nhất
của Nhật Bản với số tiền là 282,34 triệu USD bao gồm: Viện trợ không hoàn lại
và hợp tác kỹ thuật là: 5,43 triệu USD, vốn vay song phương là: 276,91 triệu
USD Kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 1.321 triệu USD tăng 50,3% so với năm 1991 Đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào Việt Nam tăng từ 13 dự án năm 1991 lên 25 dự án năm 1992, với tổng số vốn đầu tư là 116,7 triệu USD
Cùng với việc nối lại viện trợ ODA song phương cho Việt Nam, Nhật Bản
còn đóng vai trò tích cực giúp Việt Nam khai thác nguồn viện trợ từ các tổ chức tài chính, tiền tệ quốc tế như: Ngân hàng thế giới (WB), Quỹ tiền tệ quốc Từ (ME) Nhật Bản cùng với Pháp và 7 nước khác đã đồng ý cung cấp cho Việt Nam 56,2 triệu USD viện trợ khơng hồn lại Ngân hàng xuất nhập khẩu Nhật Bản cùng với 8 ngân hàng khác và ngân hàng BFCE của Pháp đã cho Việt Nam
vay 85 triệu USD để thanh toán các khoản tín dụng của IME Việt Nam cũng
được IMF cho vay 223 triệu USD.(?
Năm 1993, Việt Nam xếp thứ 9 trong số các nước nhận viện trợ khơng hồn lại lớn nhất của Nhật Bản với số tiền là 8,31 triệu USD Nhật Bản còn cho Việt Nam
vay 52.304 triệu JPY để giúp Việt Nam xây dựng lại cơ sở hạ tầng về kinh tế
Tháng 02/1994 Mỹ chính thức tuyên bố huỷ bỏ “Lệnh cấm vận thương mại chống Việt Nam ” Sự kiện này đã tạo ra một luồng gió mới trong quan hệ kinh tế
thương mại Việt Nam - Nhật Bản đang trên đà phát triển
Tháng 03/1993, ngay sau chuyến thăm của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam, Nhật Bản đã quyết định tái lập bảo hiểm thương mại trung và dài hạn cho Việt
Nam và mở thêm bảo hiểm đâu tư Tháng 04/1994 Tổng Bí thư Đỗ Mười sang
thăm Nhật Bản và đã ký một hiệp định tín dụng trị giá 58 tỷ JPY, cấp vốn thơng
© Quan hé kinh tế Việt Nam ~ Nhật Bản đang phát triển (Đỗ Đức Định) - NXB Khoa học xã
Trang 15Khéa tutin tot nghiéf Ding Thi Hoa Binh — Nhat 2— Kto
qua 8 dự án của Việt Nam bao gồm các dự án về xây dựng nhà máy nhiệt điện,
thủy điện và hệ thống thoát nước Cũng trong thời gian này, Chính phủ Nhật Bản đã chính thức mở thêm bảo hiểm thương mại ngắn hạn cho Việt Nam Vào tháng 08/1994, Thủ tướng Nhật Bản sang thăm Việt Nam và ký văn kiện về viện trợ
khơng hồn lại cho Việt Nam 58,76 triệu USD, tuyên bố ủng hộ chính sách đổi
mới của Việt Nam, đẩy mạnh hợp tác kinh tế với Việt Nam và tiếp tục dành cho
'Việt Nam nhiều khoản viện trợ phát triển chính thức ODA
Nhờ sự hỗ trợ từ phía Chính phủ và hoạt động tích cực của các cơ quan chức
năng và doanh nghiệp hai nước mà quy mô buôn bán và đầu tư của Nhật Bản xào
Việt Nam đã gia tăng nhanh chóng Năm 1993 kim ngạch xuất nhập khẩu giữa
hai nước đạt 1708 triệu USD, đến năm 1994 là 1994 triệu USD tăng 16,7% và
Nhật Bản trở thành bạn hàng thương mại lớn nhất của Việt Nam Đầu tư của
Nhật Bản vào Việt Nam năm 1993 có 18 dự án với tổng số vốn đầu tư là 76,9 triệu USD, năm 1994 tang lên 25 dự án vốn đầu tư là 204,1 triệu USD Nhật Bản
còn viện trợ hợp tác kỹ thuật cho Việt Nam với trị giá là 30,84 triệu USD và viện
trợ khơng hồn lại số tiền là 58,76 triệu USD
Tháng 06/1995, trong chuyến thăm Việt Nam của Thứ trưởng Bộ Ngoại
giao Nhật Bản, phía Nhật Bản đã cam kết cho Việt Nam vay 70 tỷ JPY và viện
trợ khơng hồn lại 98,86 triệu USD, hợp tác kỹ thuật 45,7 triệu USD Như vậy
Nhật Bản trở thành nhà tài trợ ODA số một đối với Việt Nam
Ngày 11/07/1995, Mỹ chính thức tuyên bố “Bình thường hoá quan hệ với
Việt Nam” Ngày 28/07/1995, Việt Nam trở thành thành viên chính thức của
ASEAN Những sự kiện này mở ra một kỷ nguyên mới cho sự phát triển kinh tế
thương mại của Việt Nam với tất cả các nước trên thế giới, trong đó có Nhật Bản Năm 1995 đâu tư của Nhật Bản vào Việt Nam tăng 541,6% so với năm 1994 với 50 dự án và số vốn đầu tư lên tới 1,3 tỷ USD
Tháng 01/1996, diễn ra hội nghị Hợp tác kinh tế lần thứ nhất giữa chính phủ hai nước tại Tôkyô Hội nghị này nhằm khắc phục những tôn tại và đưa ra các
giải pháp tối ưu để thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế giữa hai nước phát triển
Trang 16Khéa tutin tot nghiéf Ding Thi Hoa Binh — Nhat 2— Kto
Thang 07/1996, Nhật Bản viện trợ khơng hồn lại cho Việt Nam 46,37 triệu
USD Đến tháng 01/1997, Thủ tướng Nhật Bản thăm hữu nghị chính thức Việt
Nam và ký một loạt các văn kiện quan trọng: đó là các công hàm trao đổi về việc chính phủ Nhật Bản cung cấp 81 tỷ JPY tín dụng ưu đãi, viện trợ khơng hồn lại
phi dự án 03 tỷ JPY, viện trợ văn hố khơng hồn lại 87,9 triệu JPY trong năm
tài chính 1997
Những hoạt động tích cực hợp tác kinh tế thương mại trên thực sự là động,
lực thúc đẩy quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam - Nhật Bản phát triển mạnh mẽ và ổn định Quan hệ kinh tế thương mại giữa hai nước giai đoạn này được thể hiện trong Bảng số liệu đưới đây:
Quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam - Nhật Bản (1992 - 1997) Đơn vị : Triệu USD
Năm Kim ngạch xuất nhập Đầu tư trực tiếp của Viện trợ ODA của Nhật khẩu Việt-Nhật Nhật vào Việt Nam cho Việt Nam 1992 1.321 116,7 281,24 1993 1.708 76,9 11,47 1994 1.994 204,1 79,46 1995 2.637 1.303,2 170,19 1996 3.160 7118 120,85 1997 3.481 557,5 221,32
(Nguôn: Thống kê của Bộ Tài chính Nhật Bản và
Tổ chức xúc tiến mậu dịch Nhật Bản (JETRO), năm 1997)
3 Giai đoạn 1998 đến nay
Trong khoảng thời gian này, quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam - Nhật Bản có biểu hiện chững lại
Bức tranh buôn bán giữa hai nước thể hiện qua Bảng số liệu sau: Tình hình xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Nhật Bản (1998 — 2003) Don vị: Triệu USD
Năm Kim ngạch Kim ngạch Tổng kim ngạch Trị giá
Trang 17Khia lutin tit nghiéfs Ding Thi Hoa Binh — Nhat 2 — Jứo
Như vậy, nhìn chung so với giai đoạn trước kim ngạch xuất nhập khẩu của
Việt Nam - Nhật Bản đều giảm trong năm 1998 và 1999 Mặc dù từ sau năm
1997, xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản có xu hướng giảm hơn so với các
năm trước song Nhật Bản vẫn là bạn hàng xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam
Vậy nguyên nhân nào dẫn đến sự suy giảm của các hoạt động xuất nhập khẩu trên đây? Thực tế cho thấy quan hệ hợp tác hữu nghị toàn diện Việt Nam -
Nhật Bản trong hai năm 1998 - 1999 vẫn tiếp tục được củng cố và tăng cường
Các sự kiện chính trị ngoại giao, kinh tế ở cấp Nguyên thủ Quốc gia, cũng như
việc cử các đoàn quan chức cao cấp, các chuyên gia và các doanh nghiệp của hai
nước vẫn diễn ra sôi động Tháng 12/1998 trong cuộc gặp gỡ các nhà lãnh đạo ASEAN - 10 tại Hà Nội, Thủ tướng Nhật Bản đã đưa ra sáng kiến nhằm tăng
cường hơn nữa quan hệ của Nhật Bản với ASEAN, trong đó có Việt Nam Đến tháng 03/1999, Thủ tướng Việt Nam sang thăm chính thức Nhật Bản, tiếp tục
đưa quan hệ hợp tác hữu nghị giữa hai nước lên một tầm cao mới
Như vậy có thể thấy nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng suy giảm các
hoạt động thương mại Việt Nam - Nhật Bản trong hai năm 1998 - 1999 so với
những năm trước là do những ảnh hưởng tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài
chính - tiền tệ ở khu vực Châu Á xảy ra từ đầu năm 1997 cho đến hết năm 1998
cùng với sự suy thoái kéo dài của nên kinh tế Nhật Bản từ đầu thập niên 90
Cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ Châu Á đã làm cho các đồng tiền Dong A và Đông Nam Á yếu đi nhiều so với đồng Yên Nhật Bản Hậu quả là xuất khẩu
của Nhật Bản sang thị trường các nước này bị giảm sút mạnh Thêm vào đó do
ảnh hưởng của sự suy thoái kinh tế kéo đài nên thu nhập và nhu cầu tiêu dùng, trong nước của người Nhật Bản bị giảm sút, đây là nguyên nhân chính dẫn đến kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Nhật Bản giảm Chính do những tác động tiêu cực của khu vực cũng như trên thế giới đã gây ra những ảnh hưởng không nhỏ tới quan hệ thương mại Việt Nam - Nhật Bản trong thời gian này 6)
Trang 18Khia latin lil nghiéfe Ding Thi Hoa Binh — Nhat 2— Kto
Tw nam 2001, sau khi các nước Châu A trong đó có Việt Nam đã dân thoát khỏi cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ và nền kinh tế Nhật Bản có những dấu hiệu phục hồi, kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam — Nhật Bản bắt đầu tăng trở lại
Năm 2001: Xuất khẩu sang Nhật đạt 2,51 tỷ USD (giảm 3,5% so với năm 2000) Nhập khẩu từ Nhật đạt 2,18 tỷ USD (giảm 5,2% so với năm 2000) Cán
cân thương mại thặng dư 0,33 tỷ USD Thương mại với Nhật chiếm 15% tổng
đoanh thu của Việt Nam, đưa Nhật Bản trở thành đối tác thương mại lớn nhất của
Việt Nam, ®
Năm 2002: Xuất khẩu sang Nhật đạt 2,44 tỷ USD (giảm 3,9% so với năm 2001) Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là đồ thủy sản, các sản phẩm dệt may và
dầu thô Nhập khẩu từ Nhật đạt 2,51 tỷ USD (tăng 15,1% so với năm 2001) Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là máy móc, thiết bị và đồ phụ tùng máy móc, thiết
bị, sắt, thép, máy tính và các linh kiện máy tính Cán cân thương mại bị thâm hụt
70 triệu USD lần đầu tiên kể từ năm 1998 Tuy nhiên, Nhật Bản vẫn là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam ®)
Sang đến năm 2003, đây là năm Việt Nam và Nhật Bản kỉ niệm 30 năm
ngày chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao Trong năm đó, rất nhiều hoạt động
về chính trị, văn hóa, kinh tế giữa hai nước đã diễn ra sôi nổi Qua đó, người dân của hai nước có thêm nhiều cơ hội để hiểu biết về phong tục tập quán, đời sống kinh tế - chính trị của nhau Trong dịp này rất nhiều doanh nghiệp Nhật Bản đã sang thăm Việt Nam để tìm hiểu thị trường và tìm kiếm đối tác
Năm 2003 cũng được đánh dấu bởi sự ra đời của Sáng kiến chung Việt —
Nhật và Hiệp định về tự do, xúc tiến và bảo hộ đầu tư giữa CHXHCN Việt Nam
và Nhật Bản Với hàng loạt các sự kiện diễn ra đã tạo đà cho quan hệ thương mại
Việt - Nhật trong năm 2003 Xuất khẩu sang Nhật đạt 2,91 tỷ USD (tăng 19,3% so với năm 2002) Các mặt hàng xuất khẩu chính là đồ thủy sản, dâu thô và các
sản phẩm dệt may Nhập khẩu từ Nhật đạt 2,99 tỷ USD (tăng 19,1% so với năm
Trang 19Khoa latin lot nghisfe Ding Thi Hoa Binh — Nhat 2 — Kio
2002) Các mặt hàng nhập khẩu chính vẫn giống năm trước Cán cân thương mại
bị thâm hụt 80 triệu USD '9
Năm 2004: Tổng kim ngạch buôn bán hai chiều giữa hai nước đã đạt trên 7
tỷ USD Cũng trong năm 2004 do sự phục hồi chung của đầu tư trực tiếp nước
ngoài vào Việt Nam, đầu tư trực tiếp của Nhật Bản đã đạt trên 5 tỷ USD với hơn 500 dự án đầu tư Nhật Bản vẫn được đánh giá là quốc gia đầu tư hiệu quả nhất tại Việt Nam với tỷ lệ vốn thực hiện cao nhất trị giá khoảng trên 4 tỷ USD,
chiếm gần 80% Ngoài ra Nhật Bản cũng là nước viện trợ ODA nhiều nhất cho Viet Nam
Những con số thống kê trên đã phác thảo một bức tranh lạc quan về quan hệ
kinh tế thương mại giữa Việt Nam và Nhật Bản Nó tạo ra cơ sở vững chắc cho quan hệ Việt Nam — Nhật Bản trong giai đoạn tới Đúng như những gì mà Ngài Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản - Chu Tuấn Cáp đã phát biểu trong buổi nói
chuyện giới thiệu về Việt Nam vào ngày 26/07/2005 tại Trụ sở của Đảng Dân
chủ Tự do của Nhật Bản Đại sứ đã đánh giá quan hệ Việt Nam ~ Nhật Bản hiện
nay đang trong giai đoạn sôi động nhất Đại sứ cũng bày tỏ lạc quan về tương lai
quan hệ hai nước khi cho rằng tiềm năng quan hệ song phương vẫn còn rất lớn và đặc biệt là lãnh đạo hai nước quyết tâm xây dựng mối quan hệ “đối ứác tin cậy,
ổn định lâu dài ” với phương châm “cùng hành động, cùng tiến bước ”, đặt cơ sở hợp tác lâu dài cùng có lợi giữa Việt Nam và Nhật Bản trong thế kỷ 21 Đại sứ cũng một lần nữa khẳng định, Nhật Bản luôn là một trong những đối tác thương mại quan trọng hàng đầu của Việt Nam
II NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA HIỆP ĐỊNH VỀ TỰ DO, XÚC TIẾN VÀ BẢO HỘ ĐẦU TƯ GIỮA CHXHCN VIỆT NAM VÀ NHẬT BẢN
1 Mục đích ký kết Hiệp định
Việt Nam và Nhật Bản đã thiết lập quan hệ ngoại giao vào ngày 21 tháng 09 năm 1973 Mặc dù trải qua hơn 30 năm quan hệ, nhưng vì một số lý do nảy sinh
© $6
thống kê của Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam năm 2003
© Bài: Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản đánh giá cao quan hệ kinh tế Việt Nam - Nhật
Trang 20Khéa tutin tot nghiéf Ding Thi Hoa Binh — Nhat 2— Kto
trong mối quan hệ quốc tế trong quá khứ và trong khu vực vào thập kỷ 70 và 80,
nên chỉ khoảng 10 năm trở lại đây, quan hệ song phương Việt Nam — Nhật Bản
mới có những bước phát triển vượt bậc Trong hơn 10 năm qua, Nhật Bản đã có
nhiều đóng góp đối với Việt Nam trong nhiều lĩnh vực như: hợp tác kinh tế,
thương mại và đầu tư Đặc biệt vốn đầu tư trực tiếp của Nhật Bản đóng một vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam
Hiện nay Việt Nam đã ra nhập ASEAN và từng bước tham gia vào khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) cũng như đang thực hiện những vòng đàm phán
cuối cùng chuẩn bị cho việc gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) Trước
hàng loạt sự kiện trên, đã đặt ra cho Việt Nam nhiều cơ hội cũng như những
thách thức mới Chắc chắn Việt Nam sẽ phải chịu những áp lực cạnh tranh rất
lớn khi tham gia hoàn toàn vào khu vực AFTA và chính thức gia nhập WTO Do
đó Việt Nam cần khẳng định được vị trí của mình trong đời sống kinh tế khu vực
nói riêng và thế giới nói chung bằng cách thu hút được càng nhiều càng tốt
nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, một trong những động lực quan trọng để
thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Việt Nam
Với những mục tiêu trên, tháng 04 năm 2003, Thủ tướng Chính phủ Việt
Nam Phan Văn Khải và Thủ tướng Nhật Bản Iunichiro Koizumi đã có cuộc gap
gỡ chính thức tại Tôkyô Hai thủ tướng đã đi đến thống nhất và quyết định thực
hiện "Sáng kiến chung Việt Nam — Nhật Bản” nhằm cải thiện môi trường đầu tư và tăng cường sức cạnh tranh của Việt Nam Điểm khác biệt của Sáng kiến này
với các hoạt động khác là ở chỗ tập hợp các cán bộ chịu trách nhiệm và ra quyết định ở cả hai Chính phủ của hai nước cũng như đại diện của các doanh nghiệp
Sáng kiến này có thể coi là Hiệp định khung, chuẩn bị cho sự ra đời của
Hiệp định về tự do, xúc tiến và bảo hộ đầu tư giữa CHXHCN Việt Nam và Nhật Bản Mục đích của Sáng kiến là tăng cường sức cạnh tranh về kinh tế của Việt
Nam thông qua xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam Mục tiêu cụ
thể của Sáng kiến này là chia sẻ và áp dụng các chính sách và biện pháp đặc biệt
Trang 21Khéa tutin tot nghiéf Ding Thi Hoa Binh — Nhat 2— Kto
tích cực của Chính phủ hai nước Việt Nam và Nhật Bản thông qua các cuộc thảo
luận tích cực với sự tham gia của các quan chức cao cấp của cả hai nước Điểm nổi bật nhất của Sáng kiến này là xây dựng Kế hoạch hành động tập trung vào hai điểm chính Thứ nhất là: tăng cường sức cạnh tranh - yếu tố cần thiết, khong
thể thiếu để Việt Nam có thể thắng được trong cuộc cạnh tranh với các nước
Châu Á khác Thứ hai là: thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài - yếu tố không thể
thiếu trong tăng cường sức cạnh tranh Việc xây dựng một bản Kế hoạch hành động đem lại lợi ích cho bản thân Việt Nam với tư cách là người hưởng lợi đầu
tiên cũng như mang lại lợi ích không chỉ cho các nhà đầu tư Nhật Bản mà còn
cho cả các nhà đầu tư nước ngoài khác Kế hoạch hành động này còn được thực
hiện một cách tích cực và theo dõi sát sao bởi Ủy ban chỉ đạo hỗn hợp được thiết lập trong khuôn khổ Sáng kiến theo sự ủy nhiệm của các nhà lãnh đạo hai nước
CHXHCN Việt Nam và Nhật Bản
Tiếp đến vào ngày 14 tháng 11 năm 2003 tại Tôkyô, Bộ trưởng Bộ Kế
hoạch và Đầu tư Việt Nam ông Võ Hồng Phúc thay mặt Chính phủ Việt Nam và
Bộ trưởng Bộ ngoại giao Nhật Bản ngài Yoriko Kawaguchi thay mặt Chính phủ Nhật Bản đã ký kết Hiệp định về tự do, xúc tiến và bảo hộ đầu tư giữa CHXHCN Việt Nam và Nhật Bản
Hiệp định thể hiện mong muốn của Chính phủ hai nước là thúc đẩy hơn nữa đầu tư nhằm tăng cường mối quan hệ kinh tế giữa hai quốc gia Theo đánh giá
của giới quan sát, mục tiêu quan trọng của Hiệp định là nhằm cung cấp cơ sở
pháp lý để đảm bảo việc cải thiện hơn nữa môi trường đầu tư tại Việt Nam, thông
qua việc thúc đẩy hoàn thiện hệ thống pháp luật trong nước của Việt Nam, nới
lỏng các quy định hạn chế đầu tư
Cũng theo Ông N Hattori - Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam cho rằng: “Hiệp
định sẽ trợ giúp các nhà đầu tư Nhật Bản ngay cả trước khi tiến hành đầu tư tại Việt Nam” ® Ơng cũng hi vọng rằng dòng vốn đầu tư của các doanh nghiệp
Nhật Bản vào Việt Nam sẽ gia tăng đáng kể trong thời gian tới Ơng cũng cho
©) Bai phỏng vấn Ngài đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Norio Hattori về triển vọng đâu tư của
Trang 22Khéda tutin lol nghiépe Ding Thi Hoa Binh — Nhat 2 — Kio
biết, với việc ký kết Hiệp định này, các doanh nghiệp Việt Nam cũng sẽ được đôi
xử giống như các doanh nghiệp Nhật Bản khi tiến hành đầu tư tại nước này
Với sự chuẩn bị tích cực từ cả hai phía Việt Nam và Nhật Bản, chắc chấn
rằng khi Hiệp định chính thức có hiệu lực sẽ mở ra những cơ hội lớn cho cộng
đồng doanh nghiệp của cả hai nước, và thúc đẩy hơn nữa mối quan hệ hợp tác
giữa hai nước trong bối cảnh mới
2 Quá trình đàm phán ký kết Hiệp định
Hiệp định về tự do, xúc tiến và bảo hộ đầu tư giữa CHXHCN Việt Nam và
Nhật Bản được ký kết là kết quả của những nỗ lực phấn đấu của cả hai quốc gia
trong một thời gian dài Quá trình này có thể được đánh dấu bằng những mốc thời điểm đáng ghi nhớ sau:
> Ngày 21/09/1973 quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Nhật Bản
chính thức được thiết lập
> Tháng 10/1975 hai bên đã mở Đại sứ quán tại thủ đô của hai nước
> Tháng 12/1976, lần đầu tiên trong lịch sử quan hệ giữa hai nước, một đoàn đại biểu quan chức Nhật Bản trên tất cả các lĩnh vực đã sang
thăm Việt Nam
>_ Từ tháng 12/1978 Nhật Bản đã quyết định đình chỉ viện trợ ODA cho
Việt Nam và bắt đầu sử dụng viện trợ kinh tế như là một điều kiện
chính trị làm áp lực đối với Việt Nam
> Các năm từ 1980 đến 1991 chỉ còn các khoản viện trợ nhân đạo nhỏ
> Tháng 11/1991 Liên đoàn các tổ chức kinh tế của Nhật Bản (KEIDAREN) đã cùng với phía Việt Nam thành lập Ủy ban kinh tế
Việt Nam — Nhat Ban
> Tháng 01/1992 một đoàn điều tra hợp tác kinh tế của chính phủ Nhật Bản sang Việt Nam, góp phần thúc đẩy quan hệ kinh tế nói chung và đầu tư nói riêng của Nhật Bản
Trang 23Khéa latin lit nghiéfs Ding Thi Hoa Binh -— Nhat 2 — Kto
> Tháng 03/1993 Thủ tướng Chính phủ Việt Nam sang thăm hữu nghị
chính thức Nhật Bản Sau đó Nhật Bản đã quyết định tái lập bảo hiểm
thương mại trung và đài hạn cho Việt Nam và mở thêm bảo hiểm đầu
tư
Tháng 04/1994 Tổng Bí thư Đỗ Mười sang thăm Nhật Bản và đã ký
một hiệp định tín dụng trị giá 58 tỷ JPY
Tháng 08/1994 Thủ tướng Nhật Bản sang thăm Việt Nam và ký văn kiện về viện trợ khơng hồn lại cho Việt Nam
Tháng 06/1995 trong chuyến thăm Việt Nam của Thứ trưởng bộ Ngoại giao Nhật Bản, phía Nhật Bản đã cam kết cho Việt Nam vay
70 tỷ IPY và viện trợ khơng hồn lại 98,86 triệu USD, hợp tác kỹ
thuật 45,7 triệu USD
Tháng 11/1995, một phái đoàn gồm 50 nhà đầu tư Nhật Bản đã sang Việt Nam, tìm hiểu và khảo sát các cơ hội tăng cường đầu tư
Tháng 01/1996 điễn ra hội nghị Hợp tác kinh tế lần thứ nhất giữa
chính phủ hai nước tại Tôkyô
Tháng 01/1997 Thủ tướng Nhật Bản thăm hữu nghị chính thức Việt
Nam và ký một loạt các văn kiện quan trọng
Tháng 03/1999 Thủ tướng Việt Nam sang thăm chính thức Nhật Bản,
tiếp tục đưa quan hệ hợp tác hữu nghị giữa hai nước lên một tầm cao
mới
Từ năm 2002 Nhật Ban bắt đầu đàm phán với Việt Nam về việc ký
kết Hiệp định về tự do, xúc tiến và bảo hộ đầu tư giữa CHXHCN Việt
Nam và Nhật Bản
Tháng 04/2003 trong chuyến thăm Nhật Bản của Thủ tướng Phan
Văn Khải, một bản thỏa thuận khung đã được ký kết giữa hai nước Đó là Sáng kiến chung Việt Nam — Nhật Bản
Ngày 14/11/2003 Hiệp định về tự do, xúc tiến và bảo hộ đầu tư giữa
Trang 24Khia lain lit nghitfs Dang Thi Hoa Binh — Nhat 2 — Kio
> Ngày 10/12/2003 Bản kế hoạch hành động được đệ trình lên Thủ tướng Chính phủ hai nước tại cuộc gặp song phương trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh Nhật Bản — ASEAN tại Tôkyô
> Tháng 12/2004 Hiệp định chính thức có hiệu luc
3 Những nội dung cơ bản của Hiệp định
Hiệp định gồm 23 điều, Phụ lục là phần không thể tách rời khỏi Hiệp định,
Ngoài ra hai bên còn kí kết với nhau một Biên bản ghi nhớ nhằm ghi nhận sự
nhận thức đạt được sau quá trình đàm phán, ký kết Hiệp định
Điều 1: Giải thích về các thuật ngữ được đưa ra trong Hiệp định như: “Nhà
đầu tư”, “Đầu tư”, “Khu vực”
Điều 2, 3: Sự cam kết của Chính phủ hai nước về sự đối xử không kém
thuận lợi hơn so với sự đối xử dành cho các nhà đầu tư trong nước và các nha dau tư của bất kì nước thứ ba nào trong cùng một hoàn cảnh tương tự như nhau Trong đó bao gồm cả quyền được tiếp cận các tòa án tư pháp, các tòa hành chính
và các cơ quan trực thuộc ở các cấp xét xử
Điều 4: Quy định cụ thể về việc không được áp đặt và thực thi những điều kiện đối với các hoạt động đầu tư của nhà đầu tư mỗi bên Tuy nhiên các quy định đó không ngăn cản các bên ký kết trong việc nhận các ưu đãi cho các hoạt động đầu tư của các nhà đầu tư trong khu vực của mình
Điều 5: Quy định về các biện pháp ngoại trừ Cụ thể được quy định tại Phụ lục 1 của Hiệp định
Ngoài ra tại Điều 5 cũng quy định vào ngày Hiệp định có hiệu lực, mỗi bên
ký kết sẽ thông báo cho bên kia tất cả các biện pháp ngoại trừ hiện thời trong
những lĩnh vực hoặc liên quan đến những vấn đề được quy định tại Phụ lục 1
Sau khi Hiệp định có hiệu lực, trường hợp một bên ký kết áp dụng bất kì
một biện pháp ngoại trừ mới nào, thì trước khi biện pháp ngoại trừ này có hiệu
lực, bên ký kết đó phải trong thời gian sớm nhất thông báo cho bên kia biết, khi
t9 Dựa theo nội dung của toàn văn Hiệp định về tự do, xúc tiến và bảo hộ đâu tư giữa
Trang 25Khéa tutin tot nghiéf Ding Thi Hoa Binh — Nhat 2— Kto
có yêu cầu của bên kia phải tổ chức tham vấn với bên kia nhằm đi tới sự thỏa mãn cho cả hai bên
Điều 6: Quy định về việc các bên ký kết có thể duy trì các biện pháp ngoại trừ hiện đang tồn tại vào ngày Hiệp định có hiệu lực Cụ thể được quy định tại
Phụ lục 2 của Hiệp định
Vào ngày Hiệp định có hiệu lực, mỗi bên ký kết cũng sẽ phải thông báo cho bên kia tất cả các biện pháp ngoại trừ hiện thời trong những lĩnh vực hoặc liên quan đến những vấn đề được quy định tại Phụ lục 2
Tuy nhiên các bên ký kết phải cố gắng giảm dân hoặc loại trừ các biện pháp
ngoại trừ được quy định tại Phụ lục 2 của Hiệp định Sau khi Hiệp định có hiệu
lực, không bên nào được ban hành bất kỳ một biện pháp ngoại trừ mới nào trong những lĩnh vực hoặc liên quan đến những vấn đề được quy định tại Phụ lục 2
(các trường hợp ngoại lệ được quy định cụ thể tại Điều này) Các bên vẫn được
phép sửa đổi hoặc điều chỉnh những biện pháp ngoại trừ đang tồn tại, với điều
kiện trong thời gian sớm nhất thông báo cho bên kia biết và cung cấp cho bên kia
biết chỉ tiết về biện pháp ngoại trừ nếu có yêu cầu
Điều 7: Quy định về việc các bên ký kết phải công bố công khai luật pháp,
văn bản pháp quy, thủ tục, quy tác hành chính và phán quyết tòa án được áp dụng rộng rãi, cũng như các Hiệp định quốc tế gắn liền hoặc ảnh hưởng đến các hoạt động đầu tư
Điều 8: Quy định về việc mỗi bên ký kết tạo điều kiện thuận lợi cho việc xin nhập cảnh, tạm trú và cư trú để tiến hành các hoạt động đầu tư của các thể nhân có quốc tịch của bên kia
Diéu 9, 10 , 11, 12: Quy định về việc mỗi bên ký kết sẽ dành cho hoạt động
đầu tư của các nhà đầu tư bên kia sự đối xử công bằng, thỏa đáng và sự bảo vệ an ninh đầy đủ lâu dài trong khu vực của mình
Trong trường hợp nhà đầu tư thuộc một bên ký kết chịu tổn thất hoặc thiệt hại đối với các hoạt động đầu tư trong khu vực của bên ký kết kia do xung đột vũ trạng hoặc tình trạng khẩn cấp như cách mạng, khởi nghĩa, nội chiến thì sẽ
được bên kia ký kết phục hồi, đền bù, bồi thường không kém thuận lợi hơn mà bên
Trang 26Khéa tutin tot nghiéf Ding Thi Hoa Binh — Nhat 2— Kto
Ngoài ra còn có những quy định cho phép việc thanh toán được thực hiện bởi bên ký kết hoặc cơ quan được bên đó chỉ định Bên cạnh đó, mỗi bên ký kết cũng sẽ phải đảm bảo rằng các khoản thanh toán liên quan đến các đầu tư của
nhà đầu tư của bên kia trong khu vực mình có thế được tự do chuyển vào hoặc chuyển ra ngoài khu vực của mình không chậm trễ Các bên ký kết cũng sẽ không cản trở việc chuyển các khoản thanh toán bằng các đồng tiền tự do chuyển đổi theo tỷ giá thị trường vào ngày chuyển các khoản thanh toán
Tuy nhiên các bên ký kết có thể trì hoãn hoặc cản trở việc chuyển khoản
thanh toán bằng cách áp dụng những quy định của luật pháp một cách công
bằng, không phân biệt đối xử
Điều 13, 14: Quy định mỗi bên ký kết sẽ xem xét thỏa đáng và nỗ lực tạo
đủ điều kiện tham vấn ý kiến của nhau về những vấn đề mà bên kia đưa ra liên
quan đến những vấn đề có ảnh hưởng đến việc thực hiện Hiệp định
Tại hai điều này cũng quy định phương thức giải quyết các tranh chấp nói chung bao gồm cả những tranh chấp đầu tư giữa các bên ký kết
Điều 15, 16, 17: Quy định các biện pháp không tuân theo các nghĩa vụ quy định trong Hiệp định mà các bên ký kết được phép tiến hành Trước khi thực
hiện những biện pháp đó thì phải trong thời gian nhanh nhất phải thông báo cho bên kia biết
Mặc dù có những quy định tại Điều 2, nhưng mỗi bên ký kết có thể đặt ra
các thủ tục đặc biệt liên quan đến các hoạt động đầu tư của các nhà đầu tư thuộc bên kia trong khu vực của mình, với điều kiện không làm tổn hại đến bản chất các quyền của các nhà đầu tư được quy định trong Hiệp định
Ngoài ra một bên ký kết có thể ban hành hoặc duy trì các biện pháp không phù hợp với nghĩa vụ của mình được quy định trong Hiệp định có liên quan đến các giao dịch vốn qua biên giới
Cho dù có bất kỳ quy định nào khác trong Hiệp định này, mỗi bên ký kết có
Trang 27Khoa lun lot nghiéf Ding Thi Hoa Binh — Nhdl 2 — Kio
Điều 18: Các quy định trong Hiệp định này không làm tổn hại đến các
quyền và nghĩa vụ theo các quy định của các Hiệp định đa phương về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ mà các bên ký kết tham gia
Điều 19: Không có quy định nào trong Hiệp định được áp dụng cho các biện pháp về thuế Ngoại trừ các Điều 1, 3, 7, 9, 22 và 23
Điều 13, 14 sẽ áp dụng nếu xảy ra tranh chấp tại các Điều 1, 3, 7, 9, 22 va 23
Điều 20 sẽ áp dụng cho các biện pháp về thuế liên quan đến các vấn đề tại
các Điều 1, 3, 7, 9, 22 và 23
Điều 20: Quy định về việc thành lập Ủy ban hỗn hợp để thực hiện các mục
tiêu của Hiệp định và các chức năng của Ủy ban
Điều 21: Các bên ký kết cũng thống nhất rằng việc khuyến khích đầu tư của các nhà đầu tư bằng cách nới lỏng các biện pháp môi trường là không phù hợp
Điều 22: Nhằm thực hiện đây đủ các nghĩa vụ quy định tại Hiệp định nay,
mỗi bên ký kết sẽ thực hiện những biện pháp hợp lý trong phạm vi cho phép để
bảo đảm sự tuân thủ Hiệp định của các chính quyền địa phương trong khu vực của mình
Điều 23: Hiệp định có hiệu lực sau 30 ngày kể từ khi hai bên trao đổi công
hàm ngoại giao, thông báo cho nhau việc hoàn tất các thủ tục pháp lý cân thiết
để Hiệp định bắt đầu có hiệu lực
Hiệp định có hiệu lực trong vòng 10 năm kể từ ngày Hiệp định có hiệu lực Hiệp định cũng được áp dụng cho tất cả các dự án trước khi Hiệp định có hiệu
lực Tuy nhiên Hiệp định không áp dụng cho những phát sinh, khiếu nại trước
khi Hiệp định có hiệu lực
Về các dự án đầu tư được thực hiện trước ngày chấm dứt của Hiệp định này,
thì các quy định của Hiệp định vẫn tiếp tục có hiệu lực trong 10 năm tiếp theo kể
Trang 28Khéa latin lit nghiéfs Ding Thi Hoa Binh -— Nhat 2 — Kto
CHUONG 2
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC
NGOÀI CỦA NHẬT BẢN VÀO VIỆT NAM
1 TINH HINH DAU TU TRUC TIEP CUA NHAT BAN VAO VIET NAM GIAI DOAN
TRƯỚC KHI KÍ KẾT HIỆP ĐỊNH VỀ TỰ DO, XÚC TIẾN VÀ BẢO HỘ ĐẦU TƯ
GIỮA CHXHCN VIỆT NAM VÀ NHẬT BẢN
1 Xét về khối lượng và quy mô đầu tư 1.1 Khối lượng đầu tư
Sau khi Chính phủ Việt Nam ban hành Luật đầu tư nước ngoài vào ngày
29/12/1987, đã có nhiều nhà đầu tư, trong đó có cả các nhà đầu tư Nhật Bản đã
tiến hành các cuộc thăm dò và đi đến quyết định thực hiện các dự án đầu tư tại
Việt Nam Tuy nhiên nếu so với các đối tác khác như: Đài Loan, Hồng Kông thi Nhật Bản được xem là người đi sau vào thị trường đầu tư Việt Nam Trên thực
tế, hơn 2 năm sau ngày ban hành Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, Nhật Bản mới chính thức quyết định tham gia đầu tư với một dự án khởi đầu có số vốn
khiêm tốn là 0,6 triệu USD Năm 1990 số vốn đầu tư tăng lên hơn 10 triệu USD
và năm 1991 có 6 dự án với tổng số vốn đầu tư là 8 triệu USD Bước sang năm
1992, vấn đề Campuchia được giải quyết, quá trình đổi mới của Việt Nam gia tăng trên tất cả các lĩnh vực đã tạo điều kiện thúc đẩy quan hệ kinh tế giữa hai nước Nhật Bản đã tăng mức đầu tư trực tiếp cho Việt Nam, năm 1992 lên tới 135,5 triệu USD Năm 1993 số vốn đầu tư trực tiếp của Nhật tiếp tục tăng, đạt
212,4 triệu USD với 43 dự án
Như vậy có thể thấy đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào Việt Nam có những bước khởi đâu chậm chạp, mức đầu tư hàng năm không ồn định Nếu xét đến khả
năng, tiềm lực vốn của các công ty Nhật Bản và so sánh với mức tăng đầu tư trực
tiếp của Nhật với một số quốc gia và các vùng lãnh thổ khác thì tổng số vốn đầu
Trang 29Khéa latin lit nghiéfs Ding Thi Hoa Binh -— Nhat 2 — Kto
Nam 1994 với những chuyển biến của tình hình quốc tế trong đó đáng chú ý là Mỹ xoá bỏ lệnh cấm vận với Việt Nam vào tháng 02/1994 và sự gia tăng của
xu hướng nâng cao giá trị đồng Yên đã tạo ra đợt bùng nổ đầu tư trực tiếp của
Nhật Bản vào Việt Nam Chỉ riêng năm 1995, Nhật có 50 dự án và mức vốn đạt 1.303,2 triệu USD Với mức vốn này Nhật đã trở thành nhà đâu tư vào Việt Nam
đứng thứ 3 sau Đài Loan và Hồng Kông
Năm 1996 Nhật Bản tiếp tục đầu tư vào Việt Nam, tính riêng trong năm 1996, Nhat Bản đã đầu tư cho Việt Nam 777 triệu USD So với năm 1995 rõ ràng
số vốn đầu tư giảm nhiều Có thể coi năm 1996 là năm mở đầu cho giai đoạn
không mấy sáng sủa trong quan hệ đầu tư giữa hai nước Từ năm 1996, mức đầu
tư bat đầu có xu hướng giảm sút và tiếp tục giảm trong các năm sau Nam 1997,
mac dù Nhật đứng thứ hai về số dự án đầu tư (sau Đài Loan 64 dự án) và đứng
thứ hai về tổng số vốn đầu tư (sau Hồng Kông gần 695 triệu USD) nhưng so với
năm 1996, mức đầu tư vẫn phản ánh xu hướng giảm sút với 54 dự án và gần 606 triệu USD Năm 1998 tốc độ và quy mô đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam vẫn
chưa được cải thiện, thậm chí còn tồi tệ hơn Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, năm
1998 Nhật Bản có 17 dự án đầu tư vào Việt Nam với số vốn là 177,5 triệu USD, giảm 3,4 lần so với mức của năm trước Nguyên nhân là do hậu quả của cuộc
khủng hoảng tài chính - tiền tệ ở khu vực Châu Á và suy thoái kinh tế kéo dài tại
Nhật Bản
Năm 1999 có thể nói mức đầu tư trực tiếp của Nhật Bản trở về mức khởi
đầu Trong 5 tháng đầu năm mức đâu tư chỉ đạt 30,7 triệu USD và tính đến cuối
tháng 12 năm 1999, mức vốn đầu tư cũng chỉ nhích lên được 42 triệu USD, Nhật
Bản giữ vị trí thứ 9 trong số các đối tác có vốn đầu tư vào Việt Nam Do sự giảm sút trong đầu tư vào Việt Nam làm tỷ trọng FDI của Nhật Bản trong tổng FDI
vào Việt Nam cũng giảm theo Thời kỳ 1989 - 1990, FDI của Nhật chiếm 5,43%
tổng FDI vào Việt Nam, giai đoạn 1991 - 1995 tăng lên 10,96% và từ năm 1996
đến 1999, tính trung bình còn chiếm 8,98% Năm 2000 và 2001 tuy số dự án cũng như vốn đăng ký tăng lên so với năm 1998 và 1999 nhưng cũng chỉ đạt
Trang 30Khia latin lil nghiéfe Ding Thi Hoa Binh — Nhat 2— Kto
Tình hình đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào Việt Nam qua các năm, từ năm
1990 đến năm 2002 được thể hiện qua Bảng số liệu sau:
Đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào Việt Nam (1990 - 2002) Năm Số dự án 'Vốn đăng ký (triệu USD), 1990 6 10,2 1991 6 8,0 1992 12 116,7 1993 7 16,9 1994 25 204,1 1995 50 1.303,2 1996 56 7118 1997 54 606 1998 17 1715 1999 14 420 2000 26 80,50 2002 40 163,53
(Nguồn : Vụ Quản lý dự án - Bộ Kế hoạch và Dau tit)
* Ghi chú: Không tính các dự án do chỉ nhánh của Công ty Nhật Bản đăng ký ở nước ngoài đâu tư vào Việt Nam
Qua sự phân tích ở trên, chúng ta có thể thấy đầu tư trực tiếp của Nhật Bản
vào Việt Nam trong thập kỷ qua, xét về mức độ gia tăng đầu tư hình thành hai
giai đoạn rõ rệt Điều này cũng nằm trong xu hướng chung của nguồn FDI vào
Việt Nam, đều có biểu hiện chững lại và giảm sút vào nửa sau những năm 90
1.2 Quy mô đầu tư
Một chỉ tiêu nữa cần phải xét tới khi xem xét tình hình đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào Việt Nam đó là quy mô đầu ư Tức là việc đánh giá mức vốn trung
bình của mỗi dự án Đối với các dự án đầu tư của Nhật Bản phần nhiều là có quy mô vừa và nhỏ Trong giai đoạn từ năm 1991 — 1994, mức vốn trung bình của một dự án đầu tư của Nhật là 6 triệu USD, so với mức trung bình của toàn bộ các dự án đầu tư nước ngoài là 9 triệu USD, thì mức đầu tư của Nhật là không cao
Quy mô đầu tư theo dự án của Nhật Bản được mở rộng vào năm 1995 - năm bùng nổ đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam Từ năm 1995, Nhật Ban bat đầu chú
Trang 31Khéa latin lit nghiéfs Ding Thi Hoa Binh ~ Naat 2 — Koo ang
thăm dò khai thác dầu khí, xi măng, hoá chất, luyện kim Tính trung bình một
dự án của năm 1995 là 25,6 triệu USD Trong đó các dự án lớn đáng chú ý là:
Liên doanh sản xuất phân bón hóa học ở phía Nam với vốn đầu tư là 35 triệu
USD, Nha máy cán thép Vinakyoei với vốn đâu tư trên 46 triệu USD, Công ty kinh Nippon Sheet Glass với vốn đầu tư là 118 triệu USD hoạt động trong 50
năm, Công ty nhựa Mitsui Vina Plastic với vốn đầu tư là trên 90 triệu USD hoạt
động trong 30 năm
Năm 1996 mức trung bình một dự án giảm xuống còn 14 triệu USD Tuy nhiên trong năm 1996 cũng có một số dự án lớn như: Xe máy Honda 104 triệu
USD, Mabuchi Motor - 56 triệu USD Cho tới cuối năm 1997 tính trung bình mỗi dự án của Nhật Bản có lượng vốn 13,4 triệu USD, thấp hơn so với mức trung bình của các dự án FDI là 16,1 triệu USD Các dự án của Nhật Bản có mức vốn đưới 5 triệu USD chiếm tới 55,1%, dự án từ 5 tới 10 triệu USD chiếm 19,3%, dự
án trên 10 triệu chỉ chiếm 25,6%
Năm 1997, có một số dự án lớn như: Nhà máy lốp Yokohama Việt Nam với
số vốn đầu tư là 55 triệu USD đặt tại Đồng Nai, thời gian hoạt động trong 40
năm và Công ty NTT Việt Nam chuyên về mạng lưới viễn thông với vốn đầu tư
là 194 triệu USD tại Hà Nội, thời gian hoạt động trong 15 năm Tiếp theo đó năm
2001, nhà máy năng lượng Mekong đã được xây dựng với tổng vốn đầu tư là 400
triệu USD dat tai Ba Rịa - Vũng Tàu với thời gian hoạt động là 20 năm 49
Trong những năm tiếp theo, đặc biệt vào năm 2002, có một thực tế là số dự án đầu tư được cấp phép tuy có tăng nhưng quy mô vốn đầu tư trung bình của
một dự án lại có xu hướng giảm đi Tình hình này cũng tương tự như tình hình
đầu tư trực tiếp của các nước khác trên thế giới vào Việt Nam
Tính đến thời điểm năm 2002, tổng vốn đầu tư trực tiếp của Nhật vào Việt Nam đạt khoảng 3,8 tỷ USD với tổng số 332 dự án (chiếm 1/10 tổng vốn đầu tư trực tiếp của các quốc gia vào Việt Nam) Đối với nên kinh tế Việt Nam đang
trong giai đoạn phát triển thì đây là con số rất có ý nghĩa Chúng ta biết rằng với
Trang 32Khia luton lil nghisfe Deing Thi Hoa Binh - Nhgt 2 — Kiso
mức tăng trưởng đặt ra 10 - 12% năm, trên thực tế chúng ta đạt thấp hơn, thì nhu cầu về vốn cho xây dựng hàng năm khoảng 7 tỷ USD Với khoảng 3,5 tỷ USD
trong 10 năm, trung bình 350 triệu USD/năm thì vốn FDI của Nhật Bản cũng
chiếm xấp xỉ 4% tổng vốn đầu tư xây dựng của Việt Nam Chính do tổng lượng
vốn đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam ngày càng tăng đã góp phần quan trọng
nâng mức vốn nước ngoài đầu tư vào nền kinh tế từ 23% - 25% trong tổng vốn đầu
tư toàn xã hội nửa đầu những năm 90, lên trên 30% vào nửa sau những năm 90
2 Xét về cơ cấu đầu tư
Suy cho cùng mục đích đầu tư ra nước ngoài của các quốc gia đều nhằm tìm kiếm lợi nhuận, Nhật Bản cũng khơng nằm ngồi logic đó Để đạt được lợi
nhuận cao và nâng cao hiệu quả đầu tư, các nhà đầu tư không chỉ lựa chọn thị
trường đầu tư, mà còn tính toán, lựa chọn lĩnh vực đầu tư, khu vực đầu tư trong mỗi quốc gia cũng như lựa chọn hình thức đầu tư thuận lợi, có hiệu quả Việc lựa
chọn này xuất phát từ lợi ích của nhà đầu tư, đồng thời cũng phụ thuộc vào môi trường của đối tác đầu tư, trong đó quan trọng nhất là môi trường kinh tế và
chính trị
Do đó để có thể có cái nhìn toàn diện về thực trạng đầu tư trực tiếp của
Nhật Bản vào Việt Nam trong giai đoạn trước khi Hiệp định về tự do, xúc tiến và bảo hộ đầu tư giữa CHXHCN Việt Nam và Nhật Bản được ký kết, chúng ta sẽ
xem xét cơ cấu đầu tư FDI của Nhật trên ba phương diện: cơ cấu theo ngành, cơ
cấu theo lãnh thổ và cơ cấu theo hình thức đâu tư
2.1 Cơ cấu theo ngành
Trang 33Khéa latin lit nghiéfs Ding Thi Hoa Binh -— Nhat 2 — Kto
Nam trong giai đoạn đó, chúng ta sẽ tìm thấy phần nào lý lẽ giải thích cho sự bất
hợp lý ở trên
Điều trước tiên chúng ta thấy Nhật Bản là quốc gia nghèo tài nguyên thiên
nhiên Đây là lý do quan trọng hướng các công ty Nhật Bản vào chiến lược phát
triển hướng ngoại trên cơ sở nhập nguyên liệu, xuất hàng công nghiệp chế tạo có trình độ cao Hơn nữa bắt đầu từ những thập kỷ 70 - 80 Nhật Bản gặp phải tinh trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng do hậu quả quá trình công nghiệp hóa
rút ngắn theo phương thức cổ điển, khai thác thiên nhiên cũng đồng thời tàn phá
thiên nhiên Vì vậy chiến lược đầu tư của Nhật Bản vào Châu Á từ cuối thập niên
80 đến nay vẫn là nhằm vào khai thác nguyên liệu và đồng thời bắt đầu chú
trọng chuyển giao những ngành mà Nhật Bản mất lợi thế cạnh tranh như về giá nhân công, giá đất, tiền điện, nước, thuế và những ngày gây ô nhiễm môi trường sang các nước đang phát triển Thị trường vốn đầu tư của Việt Nam mở ra
vào cuối những năm 80 không chỉ xuất phát từ nhu cầu của Việt Nam mà nó
cũng phù hợp và trùng hợp với chiến lược trên của các công ty Nhật Bản
Điểm thứ hai cần chú ý là thị trường đầu tư của Việt Nam vừa mới mở cửa
để thu hút đầu tư do đó cơ sở hạ tầng lạc hậu đã làm hạn chế việc đầu tư vào các ngành công nghiệp chế tạo Vì vậy trong thời kỳ đâu chúng ta đã dành phần lớn
vốn đầu tư từ các nguồn khác nhau để đầu tư vào cơ sở hạ tầng Điều này là hiển nhiên vì không thể phát triển công nghiệp khi cơ sở hạ tầng còn yếu kém, giao thông
không thuận lợi Chính vì thực trạng của nền kinh tế Việt Nam giai đoạn này đã
không khuyến khích được nguồn FDI dành cho lĩnh vực công nghiệp chế tạo
Tính đến 1995, FDI của Nhật Bản đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp ở Việt
Nam chiếm 33% tổng vốn đầu tư của Nhật Bản và chiếm 4,6% tổng vốn đầu tư
nước ngoài trong lĩnh vực công nghiệp Lĩnh vực được Nhật Bản chú ý nhiều hơn cả là khách sạn và du lịch, vì vậy FDI của Nhật Bản trong ngành này chiếm 9,4% tổng vốn FDI vào khu vực khách sạn và dịch vụ của Việt Nam Ngành thứ hai được Nhật Bản chú ý là dâu khí cũng chiếm tới 9,4% FDI vao Viét Nam Dau khí của Việt Nam có đặc tính ít lưu huỳnh cho nên rất phù hợp với các cơ sở sản
Trang 34Khia latin lel nghiéfs Dang Thi Hoa Binh ~ Nhat 2 — Kio
Việt Nam cũng vẫn chưa thoát khỏi logic truyền thống là tap trung vào lĩnh vực
khai thác tài nguyên và dịch vụ Nếu tính chung lại hai lĩnh vực này chiếm tới khoảng 60% tổng FDI của Nhật Bản vào Việt Nam So sánh với các quốc gia
khác trong ASEAN, chúng ta nhận thấy có sự tương đồng trong cơ cấu đầu tư
của Nhật Bản vào những nước này trong thập niên 70 — 80 Cho đến đầu những
năm 80, FDI của Nhật Bản vẫn dành cho ngành công nghiệp khai thác của
ASEAN là 47,2% trong tổng FDI của Nhật Bản vào ASEAN, còn FDI vào ngành công nghiệp chế tạo cho tới năm 1985 cũng chỉ mới chiếm 29,45% tổng FDI của Nhật Bản vào ASEAN “
Điểm khác biệt cơ bản trong đầu tư của Nhật Bản vào ASEAN nói chung so với đầu tư vào Việt Nam là trong ASEAN đâu tư của Nhật Bản vào ngành công,
nghiệp chế tạo chia làm hai thời kỳ tương đối rõ không chỉ ở quy mô đầu tư mà
còn ở cơ cấu sản phẩm chế tạo Nếu ở Việt Nam ngay từ giai đoạn đầu đã có sự kết hợp đồng thời giữa sản xuất sản phẩm chế tạo tiêu dùng nội địa với chế tạo
sản phẩm phục vụ xuất khẩu, thì ở ASEAN đầu tư của Nhật Bản trong những
năm 60 - 70 lại tập trung vào lĩnh vực công nghiệp thay thế nhập khẩu phục vụ thị trường nội địa của các quốc gia ASEAN Các hoạt động kinh doanh thường là lắp ráp linh kiện được nhập khẩu từ Nhật Bản thông qua hình thức hợp doanh Từ
nửa cuối những năm 80 trở lại đây, các nhà kinh doanh Nhật Bản đã có những
chuyển dịch về mục tiêu trong quá trình đầu tư vào khu vực Châu Á, đặc biệt là
vào ASEAN Chúng ta biết rằng việc đầu tư, chuyển dịch các cơ sở sản xuất của
Nhật Bản sang Châu Á trong đó bao gồm cả Việt Nam, có ba mục tiêu cụ thể:
Thứ nhất là, việc xâm nhập vào Châu Á là nhằm khai thác ưu thế của các thị trường này trên cơ sở kỹ thuật tiên tiến của Nhật Bản để sản xuất hàng hóa
phục vụ nhu cầu nội địa hiệu quả, với lãi suất cao
Thứ hai là, sản xuất hàng hóa đáp ứng nhu cầu của các nước thứ ba
1 Tạp chí nghiên cứu Nhật Bản số 311995
Trang 35Khda tutin bil nghiéf Ding Thi Hoa Binh — Naat 2 — Jứo
Thứ ba là, nhằm khai thác nguyên nhiên liệu và sản xuất hàng hóa phục vụ chính nhu cầu của thị trường Nhật Bản
Ba mục tiêu cụ thể này được kết hợp thực hiện đối với các loại sản phẩm hàng hóa trên cơ cở so sánh lợi thế cạnh tranh quốc tế
Với mục tiêu hàng đâu là nhằm chuyển các thị trường ASEAN thành nơi
tiếp nhận hàng hoá, đồng thời cũng là biện pháp nhằm khai thác thế mạnh của
Nhật Bản về công nghệ Dựa vào lợi thế so sánh là một trong những quốc gia hàng đâu về công nghệ sản xuất và có một nguồn vốn khổng lồ, Nhật Bản đang
xúc tiến quá trình phân công lao động quốc tế, mà Nhật Bản giữ vị trí tiên phong, là nơi thực hiện các công đoạn có trình độ công nghệ cao cũng như là công đoạn
sản xuất linh kiện lắp ráp, sau đó các linh kiện này được xuất sang các nước thứ
ba và được lắp ráp tại đây, cuối cùng những sản phẩm này được xuất khẩu sang
các nước thứ ba hoặc được tái nhập lại Nhật Bản Hình thức này được các công,
ty Nhật Bản phát huy nhằm hạn chế các tác động của hàng rào thuế quan với các
sản phẩm có xuất xứ từ Nhật Bản Trong chiến lược đó thì việc ưu tiên mục tiêu
nào cho các thị trường cụ thể phụ thuộc lớn vào chính sách cơ cấu của chính thị
trường đó
Trong những năm gần đây, Nhà nước Việt Nam đã ban hành nhiều chính
sách ưu đãi, sửa đổi Luật đầu tư theo hướng chú trọng phát triển sản xuất hướng vào xuất khẩu Tháng 11/1995, một phái đoàn gồm 50 nhà đầu tư Nhật Bản đã
sang Việt Nam tìm hiểu, khảo sát các cơ hội tăng cường đầu tư Việt Nam đã
cung cấp danh sách 150 dự án trọng điểm kêu gọi đầu tư nước ngoài trong nửa sau thập kỷ 90 Bên cạnh đó là các cuộc viếng thăm, gặp gỡ trao đổi chính là
nhằm định hướng, thúc đẩy hợp tác kinh tế nói chung và đầu tư trực tiếp nói riêng cho phù hợp với yêu cầu chung của cả hai bên Tất cả những điều đó đã
được thể hiện trên thực tế, mặc dù có những tác động tiêu cực của cuộc khủng
hoảng tài chính - tiền tệ khu vực Châu Á, nhưng nguồn FDI của Nhật Bản vào
Việt Nam vẫn không bị gián đoạn Cơ cấu dau tư theo ngành nửa sau thập kỷ 90 đã có những chuyển biến tích cực, phù hợp hơn với chiến lược phát triển kinh tế
Trang 36Kha tutin bil nghiéf Ding Thi Hoa Binh -— Nhat 2 — Kto
Việt Nam tính cho đến hết năm 2001 đã chiếm khoảng 2/3 tổng số dự án và tổng
số vốn đầu tư Các dự án của Nhật Bản nhìn chung đều tập trung vào những
ngành công nghiệp mũi nhọn mà Việt Nam đang chú trọng phát triển như công
nghiệp điện tử, vật liệu xây dựng, sản xuất ô tô xe máy
Đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam phân theo ngành (Tính đến ngày 31/12/2001)
Số dự | Tổng vốn đầu tư Vốn thực hiện
STT Chuyên ngành án (USD) (USD) Công nghiệp 242 3.077.126.296 2.722.251.269 CN Dâu khí 1 47.000.000 628.663.260 ¡ |[CNnhe 69 242.304.819 161.809.490 CN năng 137 1.981.717.391 1.193.722.787 CN thực phẩm 20 138.907.650 122.966.989 Xây dựng 15 667.196.436 615.088.743
Nông, lâm nghiệp 23 73.816.440 60.896.019
Il | Nông- Lâm nghiệp 17 52.752.610 34.129.283
'Thủy sản 6 21063830 | — 26766736
Dịch vụ 70 921549927 | — 434.226.840
Dịch vụ khác 24 31441114 —j 19.633.971
GTVT-Bưu điện 14 467.213.242 — ] 87.612.290
Iị | Khách san-Du lich 7 115.588.361 } 93.526.557
Tai chinh-Ngan hang 3 51.000.000 49.200.000 Văn hóa-Ytế-Giáo dục 9 36.385.746 26.114.570 XD Văn phòng-Căn hộ 12 166.693.464: 135.032.452 XD hạ tầng KCX-KCN 1 53.228.000 23.107.000 Tong số 335 4.072.492.663 3217.374.128
(Nguồn: Vụ Quản lý dự án — Bộ Kế hoạch và Đâu tr) * Ghi chú: Không tính đến các dự án đâu tư ra nước ngoài
Cơ cấu đầu tư trực tiếp theo ngành của Nhật Bản phản ánh rõ ưu thế trình độ công nghiệp phát triển cao FDI từ Nhật Bản vào Việt Nam tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực sản xuất, trong đó 71,8% tổng số dự án đầu tư và 75,2% tổng số vốn
đầu tư vào ngành công nghiệp chế tạo và xây dung — những ngành sản xuất đóng vai trò nòng cốt trong quá trình phát triển đất nước Trong khi đầu tư vào dịch vụ
chỉ chiếm 21% tổng số dự án đầu tư và 23% tổng giá trị đầu tư 2.2 Cơ cấu theo lãnh thổ
Xét về cơ cấu FDI của Nhật Bản theo vùng lãnh thổ cũng có nhiều thay đổi
Trang 37Khia luton lil nghisfe Deing Thi Hoa Binh - Nhgt 2 — Kiso
như thời kỳ đầu mà đã có sự quan tâm hơn đối với khu vực phía Bắc Sự chuyển
dịch này cũng nằm trong xu hướng chung của các nguồn FDI vào Việt Nam Vào những năm đầu thập kỷ 90, FDI nói chung vào Việt Nam chủ yếu tập trung ở các tỉnh Đông Nam Bộ với gần 62% tổng FDI cả nước Để tạo ra sự cân
bằng giữa các khu vực trong cả nước, Chính phủ Việt Nam đã có định hướng,
khuyến khích các nhà dầu tư nước ngoài chú ý hơn đến khu vực phía Bắc Tính
đến thời điểm năm 2001, nhìn chung ở tất cả các tỉnh trong cả nước đều có các
dự án đầu tư nước ngoài Các tỉnh thuộc khu Bốn cũ, miền Trung và Tây Nguyên chiếm 13,2%; các tỉnh phía Bắc chiếm 33,2% còn các tỉnh phía Nam giảm
xuống còn 53,6% tổng vốn đầu tư của nước ngoài
Cơ cấu đầu tư theo lãnh thổ của Nhật Bản phản ánh rõ xu hướng tập trung
các dự án vào những khu vực, địa phương có môi trường thuận lợi, cơ sở hạ tầng
đảm bảo và nguồn nhân lực được đào tạo và có trình độ như: thành phố Hồ Chí
Minh, Hà Nội, Đồng Nai, Bình Dương, Hải Phòng
Năm 1996, riêng ở Hà Nội, Nhật Bản có 31 dự án với tổng số vốn đầu tư
342 triệu USD, đứng vị trí thứ hai về số dự án và thứ 5 về vốn đầu tư so với các
đối tác khác đầu tư vào Hà Nội Đến tháng 9/1999, tổng vốn của Nhật Bản vào
Hà Nội đạt 797,4 triệu USD, chiếm 21% tổng vốn FDI của Nhật Bản vào Việt Nam trong năm đó Nhìn chung ở Hà Nội, Nhật Bản có khá nhiều dự án lớn như: Dự án liên doanh với Công ty công viên cây xanh nhằm xây dựng “Làng du lịch văn hoá Nhật — Việt” với tổng vốn đầu tư 14,425 triệu USD, Dự án khu công nghiệp Sài Đồng - Gia Lâm, Dự án liên doanh sản xuất xe máy Sirius với 24,25
triệu USD, Liên doanh Yamaha Motor tại Sóc Sơn với 80 triệu USD, Daihatsu Vietindo với 32 triệu USD, Hino Motor 17 triệu USD, Liên doanh khách sạn
Nikko Hà Nội 58,5 triệu USD
Tại các thành phố lớn khác như thành phố Hồ Chí Minh, Nhật Bản cũng có nhiều dự án đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh luôn là địa phương đứng đâu về số
du án đầu tư, tính đến hết năm 2001, có 126 dự án với tổng vốn đầu tư trên 766
Trang 38Khéa latin lit nghigh Ding Thi Hoa Binh — Nhat 2 — Kno
vực sản xuất ô tô, Nhật Bản đã có các liên doanh ở thành phố Hồ Chí Minh như
Mekong Motors với 35,995 triệu USD, Isuzu Việt Nam với 50 triệu USD
Đồng Nai cũng là địa phương thu hút được một số lượng lớn vốn đầu tư của Nhật Bản trên 755 triệu USD, đứng thứ ba sau Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh về tổng vốn đầu tư, chiếm 20% tổng FDI của Nhật Bản vào Việt Nam Mặc đù số
dự án đầu tư vào Đồng Nai chỉ có 33 dự án, ít hơn so với thành phố Hồ Chí Minh
đến 93 dự án
Có thể nói đến năm 2001, sau 13 năm Luật đầu tư nước ngoài ở Việt Nam
có hiệu lực, đã có rất nhiều công ty hàng đầu của Nhật có mặt tại Việt Nam để
tiến hành các hoạt động đầu tư trên nhiều lĩnh vực và ở khắp các địa phương
trong cả nước như: Mitsubishi, Mitsui, Nissho Iwai, Matsushita, Marubeni, Sumitomo, Fujitsu, Sony, Toshiba, Daihatsu, Isuzu, Toyota và Honda Dòng
vốn đầu tư trực tiếp từ những công ty này đã góp phần không nhỏ trong việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế cũng như giải quyết công ăn việc làm cho người dân tại các địa phương có dự án đầu tư
Trang 39Khia lain lit nghitfs Dang Thi Hoa Binh — Nhat 2 — Kio Đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào Việt Nam theo địa phương (Tính tới ngày 31/12/2001) Số Địa phương Số dự án 'Tổng vốn đầu tư Vốn thực hiện TT (USD) (USD) 1 Hà Nội 67 990.087.482 433.305.017 2 | TP H6 Chi Minh 126 766.745.191 458.103.295 3 | Đồng Nai 33 755.762.806 406.240.875 4 | Thanh Hóa 2 373.600.000 341.800.000 5 Bình Dương 24 322.355.780 116.335.932 6 Vĩnh Phúc 6 225.628.460 287.483.223 7 | BàRia-Vũng Tàu 7 169.245.189 85.032.242 8 | BấcNinh 1 126.000.000 239.295.296 9 | Hai Phong 23 118.458.199 72.492.499 10 | Lâm Đồng 8 22.523.315 13.761.320 11 | Khánh Hòa 4 20.080.000 25.821.632 12 | Quảng Ninh 4 19.717.283 19.120.733 13 | Hà Tây 3 19.477.314 14.374.727 14 | Da Nang 5 17.151.714 14.314.750 l5 Binh Dinh 1 14.115.000 11.730.000 16 Hải Dương 2 13.000.000 6.875.225 17 Thừa Thiên Huế 2 11.305.464 4.904.109 18 BạcLiêu 1 8.963.830 18.477.658 19 Hà Tĩnh 2 5.529.000 1.446.345 20 ¡ Nghệ An 1 4.511.626 3.950.608 21 |AnGiang 1 4.500.000 2.816.000 22 | Hưng Yên 1 4.435.000 3.735.000 23 | Cần Thơ 2 3.800.000 1.926.000 24 | Thái Nguyên 2 2.500.000 1.800.000 25 | Hòa Bình 2 2.380.000 1.782.754 26 | Bình Thuận 1 1.000.000 785.628 27 | Thái Bình 1 900.000 1.000.000 28 | Cao Bang 1 500.000 0 29 | Phi Tho 1 500.000 0 Tổng số 334 4.025.492.653 2.498.710.868
(Nguôn: Vụ Quản lý dự án ~ Bộ Kế hoạch và Đầu tit)
* Ghi chú: không tính đến các hợp đông đâu tư ra nước ngoài và hợp đông dầu khí
2.3 Cơ cấu theo hình thức đầu tư
Về hình thức đâu tư hiện nay, Nhật Bản chủ yếu tham gia dưới ba hình thức:
Liên doanh, 100% vốn nước ngoài và hợp đồng kinh doanh
Trang 40Khia luton lil nghisfe Deing Thi Hoa Binh - Nhgt 2 — Kiso
hình thức liên doanh Năm 1997, vốn đầu tư của Nhật Bản theo hình thức liên
doanh chiếm 53,5% số dự án và 64% số vốn đầu tư; năm 1998 con số tương ứng
là 52% và 60%; năm 2002 là 50,5% và 60% Nếu chúng ta so sánh tỷ lệ này của
Nhật Bản với mức chung đầu tư theo hình thức liên doanh có tỷ lệ là 61% số dự
án và 70% số vốn đầu tư, thì chứng tỏ các doanh nghiệp Nhật Bản không phải là
những nhà đầu tư mặn mà với hình thức liên doanh Hình thức liên doanh giữa
các doanh nghiệp Việt Nam với Nhật Bản chủ yếu liên quan đến các dự án chế biến
sản phẩm nông - lâm nghiệp, công nghiệp nhẹ, dịch vụ, sản xuất ô tô xe máy Bên cạnh hình thức liên doanh, hình thức đầu tư 100% vốn nước ngoài được các nhà đầu tư Nhật Bản ngày càng quan tâm Sở dĩ như vậy là bởi trong các liên doanh, đối tác phần nhiều là các doanh nghiệp Nhà nước Việt Nam, phần
vốn góp chủ yếu dưới dạng đất đai, bất động sản Vì vậy trong quá trình liên doanh nảy sinh một số khó khăn trong việc thỏa thuận phương hướng phát triển
làm giảm hiệu quả của các liên doanh Hình thức đầu tư 100% vốn nước ngoài là hình thức mà các nhà đầu tư có quyền độc lập, tự quyết định các hoạt động kinh đoanh của mình cho phù hợp với môi trường kinh doanh
Trước tình hình đó, nhằm khuyến khích thu hút FDI, Chính phủ Việt Nam
đã sửa đổi hạn mức thời gian từ 20 năm lên 50 năm đối với loại hình đầu tư này,
đồng thời cho phép các nhà đâu tư theo hình thức 100% vốn nước ngoài được
phép hoạt động kinh doanh như các công ty trách nhiệm hữu hạn, và được hưởng
một số ưu đãi về thuế như các công ty liên doanh Với sự cởi mở đó, số lượng
cdc du án theo loại hình 100% vốn của Nhật Bản trong thời gian qua đã tăng lên
đáng kể Năm 1997 loại hình này chiếm 40% số dự án thì năm 1998 tăng lên
42% và đạt xấp xỉ 44,8% trong 9 tháng đầu năm 1999 Tỷ lệ này là khá cao nếu
so với mức chung đầu tư theo hình thức 100% vốn nước ngoài là 30% số dự án Các doanh nghiệp 100% vốn của Nhật Bản chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực
sản xuất hàng tiêu dùng và dịch vụ
Hình thức thứ ba là hợp đông hợp tác kinh doanh Hình thức này chủ yếu