1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Bài giảng về viêm não nhật bản

18 3,7K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 673,5 KB

Nội dung

Viêm não Nhật Bản là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do một loại vi rút có ái tính với nhu mô não gây ra. Trên lâm sàng thường có biểu hiện hội chứng nhiễm trùng và rối loạn thần kinh ở nhiều mức độ khác nhau, điều đáng lo ngại là bệnh thường để lại di chứng trầm trọng và tỉ lệ tử vong cao

Trang 2

VIÊM NÃO NHẬT BẢN

Mục tiêu

1 Mô tả được định nghĩa , tầm quan trọng của bệnh viêm não Nhật bản

2 Mô tả được dịch tễ , lâm sàng , cận lâm sàng chính của bệnh viêm não Nhật bản

3 Trình bày được nguyên tắc điều trị , phòng bệnh chính trong bệnh viêm não Nhật bản

Trang 3

I.ĐẠI CƯƠNG

Định nghĩa

Viêm não Nhật Bản là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do một loại vi rút có ái tính với nhu mô não gây ra Trên lâm sàng thường có biểu hiện hội chứng nhiễm trùng và rối loạn thần kinh ở nhiều mức độ khác nhau, điều đáng lo ngại là bệnh thường để lại di chứng trầm trọng và tỉ lệ tử vong cao

Tầm quan trọng

Bệnh ảnh hưởng tới sức

khỏe cộng đồng, những

bệnh nhân sống sót sau

viêm não có thể để lại nhiều

di chứng về tâm thần , vận

động, khả năng thích ứng

với đời sống gia đình và xã

Trang 4

II.DỊCH TỄ HỌC

Trang 5

II.DỊCH TỄ HỌC

2.1.Tác nhân gây bệnh

Vi rút Viêm não Nhật bản

thuộc nhóm arbovirus nhóm

B, họ Togaviridae, giống

Flavivirus, kích thước 15 -22

nm Có cấu trúc ARN; phát

triển ở tế bào phôi gà và tổ

chức nuôi cấy; không chịu

nhiệt , chúng bị bất hoạt ở

56oC trong 30 phút , 100oC

trong 2 phút

Vi rút Viêm não Nhật bản B

Trang 6

II.DỊCH TỄ HỌC

2.3.Đường lây truyền

- Vi rút được truyền qua muỗi , người

là ký chủ tình cờ, nguồn lây chủ yếu là

người bệnh, lợn, ngựa Khối cảm thụ ở

người: trẻ em, người chưa được miễn

dịch

2.2.Một số đặc điểm dịch tễ học viêm não

Nhật bản B

- Ổ dịch thiên nhiên : vi rút lưu hành

trong các ổ dịch ở các loài thú và chim

- Côn trùng trung gian truyền bệnh

muỗi giống Culex (các chủng C.pipiens,

C.tritaeniarhynchus,C.bitaeniarhynchus) là

chủ yếu , ngoài ra còn có thể có cả giống

Aedes (A togoi, A Japonicus) có khả

năng truyền bệnh

Chu trình truyền bệnh

Trang 7

II.DỊCH TỄ HỌC

Culex tritaeniorhynchus

Trang 8

III LÂM SÀNG

Triệu chứng lâm sàng thể thông thường điển hình

Thời kỳ nung bệnh

Kéo dài từ 5 đến 14 ngày , trung bình là 1 tuần

Thời kỳ khới phát

 Trong thời kỳ khởi phát đặc điểm nổi bật của bệnh là sốt cao đột ngột , hội chứng màng não và rối loạn ý thức từ nhẹ đến nặng

 Thời kỳ khởi phát của bệnh tương ứng với lúc vi rút vượt qua hàng rào mạch máu - não vào tổ chức não và gây tổn thương nên phù nề não

Thời kỳ toàn phát

 Từ ngày thứ 3 -4 đến ngày thứ 6 -7 của bệnh Thời kỳ này tương ứng với thời

kỳ vi rút xâm nhập vào tế bào não tuỷ gây huỷ hoại các tế bào thần kinh

 Nổi bật trong giai đoạn toàn phát là sự xuất hiện các triệu chứng tổn thương não nói chung và tổn thương thần kinh khu trú

Thời kỳ lui bệnh

 Từ ngày thứ 7, 8 trở đi, lâm sàng xuất hiện những biến chứng và di chứng

Trang 9

III LÂM SÀNG

Trang 10

Di chứng sau viêm nãoviêm não

III LÂM SÀNG

Trang 11

Một số thể không điển hình

Thể ẩn

 Không có biểu hiện lâm sàng

Thể cụt

 Chỉ có hội chứng nhiễm khuẩn , nhiễm độc

Thể viêm màng não

 Gặp ở trẻ lớn và thanh niên , diễn biến giống viêm màng não do vi rút khác

III LÂM SÀNG

Trang 12

IV CẬN LÂM SÀNG

Những ngày đầu bạch cầu thường cao 15 000 - 20 000 /ml (N 75 -85 %) , về sau bạch cầu trở về bình thường

- Áp lực dịch não tuỷ tăng, dịch trong

- Protein tăng nhẹ (60 - 70 mg %)

- Tế bào tăng nhẹ (thường dưới 100 tế bào/ml)

- Glucoza trong dịch não tuỷ ít thay đổi hoặc tăng nhẹ

Trong 2 -3 ngày đầu, bệnh phẩm là máu, dịch não tuỷ hoặc não tử thi mới chết trong vòng 2 giờ

- Phản ứng kết hợp bổ thể (dương tính từ tuần thứ 2)

kéo dài nhiều tháng sau)

có độ nhạy và độ đặc hiệu cao

Trang 13

V CHẨN ĐOÁN

Chẩn đoán xác định

 Lâm sàng : Hội chứng nhiễm trùng - nhiễm độc toàn thân nặng + Hội chứng thần kinh + Rối loạn thần kinh thực vật nặng

 Cận lâm sàng: xét nghiệm đặc hiệu, Phân lập vi rút hoặc phản ứng huyết thanh

 Dịch tễ : nơi có ổ dịch lưu hành

Chẩn đoán phân biệt

 Viêm não thứ phát sau sởi , cúm , thuỷ đậu , ho gà

 Hội chứng não cấp : do rối loạn chuyển hoá, hạ đương huyết , rối loạn nước điện giải nặng

 Viêm màng não mủ hoặc viêm màng não lao

Trang 14

VI.ĐIỀU TRỊ

Nguyên tắc điều trị

 Không có thuốc chống vi rút đặc hiệu

 Điều trị triệu chứng là chủ yếu

 Nâng cao thể trạng

 Phát hiện để kịp thời điều trị phòng các biến chứng

Trang 15

Điều trị cụ thể

• Chống phù não:

- Truyền dung dịch ưu trương như dung dịch Glucose 10 - 20 -30 %

- Các thuốc lợi tiểu như Manitol 20 % 1- 2 g/ kg tốc độ nhanh

- Trường hợp phù não nặng có co giật thì dùng corticoid

(Dexamethason 10 mg tiêm tĩnh mạch , sau mỗi 5 giờ tiêm 4 mg)

• An thần: Seduxen qua sonde hoặc tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch

• Nếu bệnh nhân có co giật nhiều thì dùng Gardenal

• Hạ nhiệt: thuốc hạ nhiệt qua sonde dạ dày hoặc đặt hậu môn loại

paracetamol 0,5g x 2 -3 lần / ngày

• Hồi sức hô hấp và tim mạch : Thở oxy , hút đờm dãi , hô hấp viện trợ

khi rối loạn nhịp thớ nặng hoặc ngưng thở ,thuốc trợ tim, điều chỉnh nước , điện giải kịp thời

VI.ĐIỀU TRỊ

Trang 16

VII.PHÒNG BỆNH

 Tiêm chủng vaccin phòng bệnh, tuyên truyền các biện pháp phòng bệnh cho nhân dân

 -Vaccine: Mục đích chính của vaccin là tạo được miễn dịch đặc hiệu bảo vệ sức khỏe Hai loại vaccin bất hoạt đã được sử dụng để chống viêm não Nhật bản, một loại sản xuất từ virus mọc trên não chuột và một loại khác lấy từ virus mọc trên tế bào thận chuột Hamster con thuần chủng Tiêm 2 lần cách nhau 7 - 14 ngày, sau đó 1 năm chích nhắc lại mũi thứ 3, cứ mỗi 3 -4 năm tiêm nhắc lại Tiêm chủng

phòng ngừa là biện pháp giám sát giám sát thực tế nhất nhưng cần xác định đúng đối tượng Những người nhạy cảm nhất là những

người đi từ vùng không có dịch đến vùng có dịch như châu Á, đặc biệt trong mùa mưa nên dùng vaccin Ở Việt nam tiêm phòng cho trẻ từ 3 đến 15 tuổi

Trang 17

VII.PHÒNG BỆNH

Biện pháp dự phòng cộng đồng

Diệt muỗi và không để muỗi đốt

muỗi đốt cá nhân có thể thực hiện được bằng cách vệ sinh nhà cửa, ngủ nằm màn, che phủ da bằng quần áo và bôi

thuốc xua muỗi Ngoài ra có thể dùng những biện pháp như diệt côn trùng trung gian, diệt hoặc tạo miễn dịch dự phòng đối với vật chủ tự nhiên và bảo vệ người bằng phương pháp miễn dịch Nuôi lợn xa nhà vì lợn là ổ chứa, muỗi đốt lợn sẽ lan tràn virus ra xa.

VNNB bởi vì ảnh hưởng đến vụ cấy trồng, không thể tiêu

nước ở những cánh đồng lúa Hơn nữa hiện nay chúng ta

cũng ít hiểu biết về các ổ dự trữ hay vật chủ trung gian mang

Ngày đăng: 12/10/2014, 22:38

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w