1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đầu tư trực tiếp nước ngoài của nhật bản vào việt nam thực trạng và giải pháp hướng tới chiến lược trung quốc +1

112 590 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 112
Dung lượng 866,5 KB

Nội dung

Mặt khác, kinh nghiệm cho thấy, là một trong những quốc gia phát triểnnhất trên thế giới với tiền lực tài chính hùng hậu, công nghệ hiện đại, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của các công

Trang 1

LỜI NÓI ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong xu thế toàn cầu hoá và khu vực hoá hiện nay, sự giao lưu, luânchuyển các dòng vốn diễn ra ngày càng mạnh mẽ, đóng vai trò ngày càngquan trọng đối với đầu tư và phát triển đất nước Kế hoạch phát triển kinh tế-

xã hội của Việt Nam thời kì 2006-2010 đã xác định mục tiêu tổng quát là đẩynhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, nâng cao tính hiệu quả và bền vững của sựphát triển, sớm đưa Việt Nam ra khỏi tình trạng kém phát triển, tạo nền tảngđẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển kinh tế tri thức nhằmsớm đưa Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiệnđại vào năm 2020; mục tiêu tăng trưởng kinh tế đạt 7,5-8%/năm Để đạt đượcmục tiêu đó, chính phủ dự kiến phải huy động khoảng 140-150 tỉ USD chođầu tư phát triển, trong đó, nguồn vốn huy động từ bên ngoài chiếm trên 35%

Có thể nói, hiện nay, Việt Nam đang rất chú trọng tới thu hút ngoại lực, trongmối liên kết với phát huy nội lực để phát triển kinh tế đất nước

Mặt khác, kinh nghiệm cho thấy, là một trong những quốc gia phát triểnnhất trên thế giới với tiền lực tài chính hùng hậu, công nghệ hiện đại, vốn đầu

tư trực tiếp nước ngoài của các công ty Nhật Bản đóng vai trò quan trọngtrong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đặc biệt ở các quốcgia đang phát triển Hơn nữa, với nền tảng vững chắc là quan hệ hữu nghị hợptác suốt hơn 30 năm trên tinh thần “đối tác tin cậy, ổn định lâu dài”, trongnhiều năm qua, Nhật Bản là đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của ViệtNam Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Nhật Bản luôn nằm trongnhóm 5 nước đứng đầu, các dự án đầu tư của Nhật Bản được đánh giá làthành công nhất về phương diện vốn đầu tư thực hiện và hiệu quả triển khai

Do đó, việc thu hút nguồn vốn này có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển

Trang 2

bền vững của Việt Nam nhằm hướng tới công nghiệp hoá, hiện đại hoá đấtnước.

Đặc biệt, có lẽ chưa có thời điểm nào như hiện nay, Việt Nam đang đượccác công ty Nhật Bản hết sức quan tâm chú ý, được đánh giá cao có thể trởthành điểm đến trong chiến lược dài hạn “Trung Quốc+1” của họ Trong bốicảnh này, nếu Việt Nam không tích cực căn cứ vào những biến động của dòngvốn này trong quá khứ, kết hợp với những điều kiện hiện tại, nghiên cứu giảipháp chủ động đón làn sóng đầu tư từ Nhật Bản thì tương lai gần, một mặt, cóthể làn sóng này sẽ chuyển hướng khác, mặt khác, khi các nhà đầu tư NhậtBản ồ ạt kéo sang Việt Nam mà môi trường đầu tư vẫn chưa có khả năng đápứng sẽ rất dễ gây hỗn loạn, làm giảm hiệu quả đầu tư Chính vì vậy, việc

nghiên cứu về: “Đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào Việt Nam: thực trạng và giải pháp hướng tới chiến lược “Trung Quốc+1”” trở nên cấp thiết và có ý

nghĩa thực tiễn cao

2 Mục đích nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của khoá luận này là vận dụng những kiến thức đãtích luỹ được để phân tích thực trạng hoạt động đầu tư trực tiếp của Nhật Bảnvào Việt Nam trong thời gian qua, đặc biệt là chiến lược “Trung Quốc+1”trong bối cảnh sôi động của hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài hiện nay;xem xét thời cơ và thách thức, những yếu tố thuận lợi và những mặt còn tồntại, từ đó, đề ra các giải pháp cho Việt Nam hướng tới chiến lược “TrungQuốc+1” một cách kịp thời và hiệu quả

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của khoá luận chủ yếu là quan hệ đầu tưtrực tiếp nước ngoài của Nhật Bản vào Việt Nam trong thời gian qua và trongchiến lược “Trung Quốc+1” của các công ty Nhật Bản hiện nay Trong khuôn

Trang 3

khổ một bài khoá luận, tôi chỉ đi sâu vào tìm hiểu thực trạng thu hút đầu tưNhật Bản của Việt Nam và đề xuất một số giải pháp nhằm hướng tới chiếnlược “Trung Quốc+1”.

4 Phương pháp nghiên cứu

Khoá luận được sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu trong đóchủ yếu là phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử và quan điểm củaĐảng và Nhà nước ta về hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam.Bên cạnh đó, khoá luận cũng sử dụng các phương pháp nghiên cứu tổng hợp,như: phân tích tổng hợp, thống kê, so sánh, diễn giải…

5 Kết cấu khoá luận

Ngoài lời nói đầu, kết luận, phần tài liệu tham khảo, phần phụ lục, khoá luậnbao gồm:

Chương 1: Một số lí luận cơ bản về FDI và thu hút FDI

Chương 2: Thực trạng FDI của Nhật Bản vào Việt Nam và chiến lược

“Trung Quốc +1”

Chương 3: Thời cơ, thách thức và giải pháp cho Việt Nam hướng tới

chiến lược “Trung Quốc +1”

Trang 4

CHƯƠNG 1 MỘT SỐ LÍ LUẬN CƠ BẢN VỀ FDI VÀ THU HÚT FDI

I Giới thiệu chung về FDI

1 Khái quát chung về đầu tư nước ngoài

1.1 Đầu tư

Hoạt động đầu tư là quá trình huy động và sử dụng mọi nguồn vốn phục

vụ sản xuất, kinh doanh nhằm sản xuất hay cung cấp dịch vụ đáp ứng nhu cầutiêu dùng của cá nhân và xã hội Nguồn vốn đầu tư có thể là những tài sảnhữu hình như tiền vốn, đất đai, nhà cửa, nhà máy, thiết bị, hàng hoá hoặc tàisản vô hình như bằng sáng chế, phát minh, nhãn hiệu hàng hoá, bí quyết kĩthuật, uy tín kinh doanh, bí quyết thương mại… Nguồn vốn đầu tư còn baogồm các tài sản tài chính, như: cổ phần, trái phiếu, các quyền về sở hữu tàisản khác như quyền thế chấp, cầm cố hoặc các quyền có giá trị về mặt kinh tếnhư các quyền thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên…[22,5]

1.2 Đầu tư quốc tế

Đầu tư quốc tế là sự di chuyển của các nhân tố sản xuất (tài chính, côngnghệ, nhân lực, vật liệu) ra khỏi biên giới quốc gia, là những hoạt động đầu tưvốn, tài sản ở nước ngoài để tiến hành sản xuất, kinh doanh với mục đích tìmkiếm lợi nhuận và những mục tiêu kinh tế xã hội nhất định Về bản chất, đầu

tư quốc tế là những hình thức xuất khẩu tư bản [22,9] Đây là hình thức caohơn của xuất khẩu hàng hoá bởi xuất khẩu tư bản chỉ có thể diễn ra trên cơ sởnhững tiến bộ về công nghệ, nguồn tư bản được tích tụ và tập trung lớn, thịtrường mở rộng và khả năng quản lý trên phạm vi quốc tế của các công tyđược nâng lên rõ rệt Tuy nhiên, theo khía cạnh khác, hai hình thức xuất khẩunày luôn bổ sung và hỗ trợ lẫn nhau Ngày nay cùng với hoạt động thươngmại quốc tế, hoạt động đầu tư quốc tế ngày càng phát triển mạnh mẽ, hợpthành những dòng chính trong trào lưu liên kết kinh tế toàn cầu [22,9] Mặt

Trang 5

khác, các dòng tư bản này thường không lưu chuyển đơn độc một mình màkèm theo một loạt các tác động dây chuyền khác: có vốn là có công nghệ mới,

có bí quyết kĩ thuật, đầu tư, việc làm và thị trường Do đó, vai trò của dòngvốn quốc tế giống như dòng máu chảy trong cơ thể nền kinh tế thế giới, nơinào luồng vốn chạy tới thường xuyên và tăng cường, nơi đó nền kinh tế cóđiều kiện tăng tốc và cất cánh

1.3 Đầu tư nước ngoài

Đầu tư nước ngoài (ĐTNN) là đầu tư quốc tế xét trên khía cạnh của mộtquốc gia cụ thể, là dòng dịch chuyển vốn (các nhân tố sản xuất) vào hay rakhỏi biên giới một quốc gia

Có nhiều cách để phân loại vốn ĐTNN tuỳ theo từng khía cạnh tiếp cận.Xét theo hướng chuyển dịch vốn, trên quan điểm của một quốc gia, vốn đầu

tư nước ngoài được chia thành dòng vốn vào và dòng vốn ra Phân loại theochủ đầu tư, vốn đầu tư nước ngoài gồm hai kênh chính: Đầu tư của tư nhân và

hỗ trợ phát triển chính thức của các chính phủ, các tổ chức quốc tế (ODA)[22,13] Theo phương thức quản lí vốn, đầu tư nước ngoài được thực hiệndưới hai hình thức: đầu tư gián tiếp nước ngoài (FII) và đầu tư trực tiếp nướcngoài (FDI) Khoá luận đi sâu vào cách phân loại thứ ba

Đầu tư gián tiếp nước ngoài (FII) là hoạt động đầu tư trong đó chủ đầu tư

không trực tiếp quản lí việc sử dụng vốn mà hưởng lợi ích theo một tỉ lệ chotrước của số vốn đầu tư thông qua cá nhân hoặc tổ chức ở nước nhận đầu tư,bao gồm: hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), tín dụng thương mại quốc tế vàhuy động từ bán tín phiếu, trái phiếu, cổ phiếu…cho nước ngoài Hỗ trợ pháttriển chính thức (ODA) là tất cả các khoản viện trợ không hoàn lại và có hoànlại (cho vay dài hạn với lãi suất thấp) của chính phủ, các hệ thống của tổ chứcLiên hợp quốc, các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức tài chính quốc tế Đặcđiểm chủ yếu của dòng vốn quốc tế này là tính ưu đãi, tuy nhiên, thôngthường các nước nhận ODA phải hội đủ một số điều kiện nhất định tuỳ thuộc

Trang 6

quy định của từng nhà tài trợ [22,18] Tín dụng thương mại quốc tế là hoạtđộng đầu tư dưới dạng cho vay vốn và thu lợi nhuận qua lãi suất tiền vay trênthị trường vốn quốc tế với lãi suất thị trường và thường là ngắn hạn Theohình thức này, nhà đầu tư trước khi cho vay đều nghiên cứu tính khả thi của

dự án đầu tư, có yêu cầu về bảo lãnh hoặc thế chấp các khoản vay để giảm rủi

ro Thủ tục vay khắt khe, thời gian trả nợ nghiêm ngặt, mức lãi suất cao lànhững trở ngại không nhỏ đối với các nước nghèo Cuối cùng, đầu tư chứngkhoán nước ngoài hay huy động từ bán tín phiếu, trái phiếu, cổ phiếu và giấy

tờ có giá khác cho người nước ngoài là hoạt động đầu tư theo đó, nhà đầu tưmua các loại chứng khoán của nước nhận đầu tư và hưởng lợi từ cổ tức, tráitức… và chênh lệch giá tín phiếu, trái phiếu, cổ phiếu, giấy tờ có giá khác…trên thị trường trong từng thời điểm

Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là việc nhà nước (thường là rất ít), các

công ty xuyên quốc gia (TNC) hay tư nhân nước ngoài (là chủ yếu) tiến hành

tự đầu tư và trực tiếp tham gia điều hành sử dụng vốn của mình ở nước nhậnđầu tư theo các dự án đầu tư cam kết Nguồn vốn đầu tư này không chỉ có vốnđầu tư ban đầu dưới hình thức vốn pháp định và trong quá trình hoạt động màcòn bao gồm cả vốn vay của doanh nghiệp để triển khai hoặc mở rộng dự án

và vốn đầu tư từ nguồn lợi nhuận thu được Chủ đầu tư nước ngoài quản lý,điều hành doanh nghiệp theo nguyên tắc “lãi được hưởng, lỗ tự chịu”

Tóm lại, các hình thức ĐTNN rất đa dạng và phong phú, trong đó, FDI làmột trong các kênh thu hút nguồn vốn này

2 Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)

2.1 Các khái niệm về FDI

Tuỳ góc độ tiếp cận của các nhà kinh tế, khái niệm về FDI được diễn giảitheo nhiều cách khác nhau

- Quỹ tiền tệ thế giới (IMF) năm 1997 đưa ra khái niệm: “FDI là vốn đầu

tư thực hiện để thu được lợi ích lâu dài trong một doanh nghiệp hoạt động ở

Trang 7

một nền kinh tế khác với nền kinh tế của nhà đầu tư Mục đích của nhà đầu tư

là dành được tiếng nói có hiệu quả trong việc quản lý doanh nghiệp đó” Kháiniệm này nhấn mạnh một số đặc trưng của FDI, đó là tính lâu dài của hoạtđộng đầu tư, yếu tố nước ngoài của chủ thể đầu tư và động cơ đầu tư là dànhquyền kiểm soát trực tiếp hoạt động quản lý doanh nghiệp

- OECD lại quan niệm: “FDI là hoạt động đầu tư được thực hiện nhằmthiết lập các mối quan hệ kinh tế lâu dài với một doanh nghiệp, đặc biệt lànhững khoản đầu tư mang lại khả năng tạo ảnh hưởng đối với việc quản lýdoanh nghiệp đó bằng cách: thành lập, mở rộng một doanh nghiệp hay mộtchi nhánh thuộc toàn quyền quản lý của chủ đầu tư; mua lại toàn bộ doanhnghiệp đã có; tham gia vào một doanh nghiệp mới hay cấp tín dụng dài hạn(trên 5 năm)”

- Nhà nước Trung Quốc định nghĩa: “Việc người sở hữu tư bản tại nướcnày mua hoặc kiểm soát một thực thể kinh tế ở nước khác, theo đó, nếu khoảntiền mà nhà đầu tư trả có ảnh hưởng quyết định hoặc tăng thêm “quyền cầmcái” trong thực thể kinh tế đó thì được gọi là FDI” Cách hiểu này của TrungQuốc rất chú trọng đến khía cạnh sở hữu hay sự kiểm soát trực tiếp của chủđầu tư đối với các hoạt động bằng vốn đầu tư của họ

- Luật đầu tư 2005 của Việt Nam không đưa ra khái niệm hoàn chỉnh vềhoạt động FDI nhưng khái niệm này có thể được tổng hợp trong các quy địnhcủa luật như sau: “Đầu tư nước ngoài là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vàoViệt Nam vốn bằng tiền và các tài sản hợp pháp khác để tiến hành hoạt độngđầu tư” (mục 12, điều 3) và “Đầu tư trực tiếp là hình thức đầu tư do nhà đầu

tư bỏ vốn đầu tư và tham gia quản lý hoạt động đầu tư” (mục 2, điều 3) [23].Nhìn chung, có thể khái quát các đặc trưng cơ bản của FDI như sau:

 Chủ thể của FDI có thể là chính phủ, cá nhân, tổ chức hay hỗn hợp từ

một nền kinh tế khác, nghĩa là chủ sở hữu vốn FDI phải có yếu tố nước ngoài

Trang 8

được thể hiện ở sự khác nhau về quốc tịch, chủ quyền, lãnh thổ giữa bên điđầu tư và bên nhận đầu tư, vốn đầu tư có sự di chuyển qua biên giới quốc gia.

 Mục đích các nhà đầu tư nước ngoài tiến hành các hoạt động đầu tư

trực tiếp chủ yếu là nhằm thiết lập các mối quan hệ kinh tế lâu dài với một

doanh nghiệp tại nước nhận đầu tư, đặc biệt là những khoản đầu tư mang lạikhả năng tạo ảnh hưởng đối với việc quản lý doanh nghiệp đó Hoạt động đầu

tư này thường gắn liền với việc xây dựng cơ sở, chi nhánh sản xuất, kinhdoanh tại nước tiếp nhận đầu tư Đây là vốn có tính chất “bén rễ” ở nước sởtại nên không dễ rút đi trong một thời gian ngắn, do đó, với tư cách là mộtdòng vốn quốc tế, FDI là dòng chu chuyển vốn thời hạn tương đối dài

Dòng vốn này gắn với quá trình tự do hoá đầu tư, khác với dòng tiền

quốc tế ngắn hạn thường gắn với qui trình tự do hoá thương mại hoặc kinhdoanh, đầu cơ tiền tệ, ngoại hối và cũng khác biệt với các hoạt động đầu tưgián tiếp (mua bán chứng khoán) hay các giao dịch vay nợ giữa các quốc gia,doanh nghiệp trên thế giới thường gắn với quá trình tự do hoá tài chính

 Do đi liền với công trình, dự án đầu tư ở một địa điểm cụ thể trong một

thời gian tương đối dài, FDI có tính ổn định tương đối cao, dễ theo dõi, kiểm

soát hơn và không biến động quá bất thường như các dòng tiền ngắn hạn haycác khoản đầu tư gián tiếp

Đặc trưng nổi bật nhất của hoạt động FDI là tính tự chủ của chủ sở hữu vốn đầu tư Theo hình thức này, chủ đầu tư nước ngoài đầu tư toàn bộ hay

phần đủ lớn vốn đầu tư, tuỳ qui định của mỗi nước nhằm dành quyền kiểmsoát hoặc tham gia kiểm soát dự án Chủ sở hữu vốn đầu tư nước ngoài chính

là người trực tiếp quản lý, điều hành việc sử dụng vốn, chịu trách nhiệm vàhưởng lợi ích từ kết quả sản xuất kinh doanh căn cứ vào mức độ góp vốn

 Ngoài ra, FDI còn có các đặc điểm khác như thường kèm theo chuyểngiao công nghệ, kĩ thuật tiên tiến, kinh nghiệm điều hành, quản lý…cho các

Trang 9

nước tiếp nhận đầu tư Hơn nữa, hình thức này thường mang lại tính khả thi

và hiệu quả kinh tế cao hơn, không có những ràng buộc chính trị, không để lạigánh nặng nợ nần cho nền kinh tế Đây là những mục tiêu mà các hình thứcđầu tư khác khó giải quyết được

Trong khuôn khổ khoá luận này, “nhà đầu tư”, “nước chủ đầu tư”, “nướcđầu tư” được hiểu là các chủ thể nước ngoài tiến hành hoạt động FDI; “nướcnhận đầu tư”, “nước chủ nhà”, “nước sở tại”, “nước tiếp nhận” được hiểu lànước tiếp nhận vốn FDI

2.2 Phân loại FDI

Tuỳ thuộc quan điểm phân tích của các nhà đầu tư, các nhà kinh tế, FDIđược phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau Mỗi cách phân loại này có ýnghĩa riêng, đem lại những thông tin khác nhau trong hoạt động đầu tư Khoá

luận đưa ra 2 cách phân loại FDI: theo cách thức tiến hành đầu tư và theo động cơ đầu tư.

*Đối với cách thức tiến hành đầu tư, FDI được chia thành: đầu tư mới (Greenfield Investment), mua lại và sáp nhập (Cross-border Merge and

Acquisition)

- Trong đầu tư mới, ban đầu, các nhà đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất kinh

doanh hoàn toàn mới ở các nước tiếp nhận đầu tư rồi mới tiến hành kinhdoanh trên cơ sở đó Loại đầu tư này được các nước nhận đầu tư ưa chuộng vìkhông tạo ra cạnh tranh trong ngắn hạn và giúp các nước này xây dựng được

cơ sở vật chất, hạ tầng kĩ thuật, góp phần đáng kể vào thúc đẩy năng lực sảnxuất quốc gia

- Mua lại và sáp nhập là hoạt động nhà đầu tư tiến hành mua lại hay sáp

nhập hay mua cổ phiếu nhằm điều hành doanh nghiệp hoặc tham gia điềuhành doanh nghiệp đó, bao gồm 3 hình thức: phổ biến nhất là M&A diễn ra

trong cùng một ngành (theo chiều ngang); M&A diễn ra trong các doanh nghiệp thuộc một dây chuyền sản xuất ra sản phẩm cuối cùng (theo chiều

Trang 10

dọc); M&A trong các công ty kinh doanh khác nhau để đa dạng hoá hoạt động kinh doanh (dạng hỗn hợp) Cách thức đầu tư này giúp nhà đầu tư tận

dụng được các nguồn lực sẵn có, tiết kiệm được chi phí xây dựng ban đầu, lạikhông tốn thời gian thâm nhập, làm quen hay thiết lập thị trường Tuy nhiên,hình thức mua lại và sáp nhập không được nước chủ nhà ưa chuộng bằng đầu

tư mới vì chỉ đóng góp hạn chế vào tăng năng lực sản xuất quốc gia

*Đối với động cơ đầu tư, mục tiêu chung của các chủ đầu tư nước ngoài là

tìm kiếm thị trường đầu tư hấp dẫn, thuận lợi, an toàn nhằm thu lợi nhuận cao

và sự thịnh vượng lâu dài của doanh nghiệp Tuy nhiên, trong từng dự án cụthể, động cơ của chủ đầu tư lại rất khác nhau, tuỳ thuộc vào chiến lược pháttriển của doanh nghiệp và mục tiêu của nó ở thị trường đầu tư cũng như tuỳthuộc mối quan hệ sẵn có của nước nhà đầu tư với nước chủ nhà Căn cứ vào

tiêu chí này, FDI được chia thành 4 loại riêng biệt: tìm kiếm nguồn lực, tìm kiếm thị trường, tìm kiếm hiệu quả và tìm kiếm tài sản chiến lược [4].

- Hầu hết FDI vào các nền kinh tế đang phát triển và đang chuyển đổi làtìm kiếm nguồn lực hay còn gọi là đầu tư định hướng chi phí Loại đầu tư nàynhằm khai thác lợi thế so sánh của doanh nghiệp nước chủ nhà, giảm chi phísản xuất thông qua việc tận dụng lao động và tài nguyên của nước sở tại, từ

đó, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm, nâng cao tỉ suất lợi nhuận Ví dụ, cácnước dồi dào về nguyên liệu thô như dầu hoả hoặc khoáng sản sẽ thu hút cáccông ty muốn phát triển dựa vào những nguồn tài nguyên này FDI tìm kiếmnguồn lực nhìn chung tập trung vào sản xuất hàng hoá xuất khẩu và phổ biếntrong những ngành nghề, lĩnh vực đầu tư sử dụng nhiều lao động, sử dụngthiết bị cũ, lạc hậu, mức độ ô nhiễm môi trường cao mà nước chủ đầu tưkhông cho phép sử dụng hoặc chi phí xử lí ô nhiễm đòi hỏi quá lớn

- FDI tìm kiếm thị trường là hình thức đầu tư nhằm mở rộng thị trườngtiêu thụ sản phẩm của công ty mẹ sang các nước sở tại Việc sản xuất sảnphẩm cùng loại ở nước sở tại làm cho chủ đầu tư không cần đầu tư thiết bị,

Trang 11

công nghệ mới lại có thể tận dụng được lao động rẻ, tiết kiệm chi phí vậnchuyển, qua đó nâng cao tỉ suất lợi nhuận Các công ty tiến hành đầu tư dướidạng này điển hình là các công ty sản xuất các sản phẩm gia dụng hoặc cácloại hàng hoá công nghiệp khác nhằm đáp ứng nhu cầu thực tế hoặc trongtương lai đối với sản phẩm của họ, muốn thích ứng các sản phẩm với “khẩuvị” và nhu cầu địa phương Trong một số trường hợp, thực hiện FDI tìm kiếmthị trường có thể là các công ty cung ứng phục vụ cho khách hàng của họ ởnước ngoài Ví dụ, một nhà sản xuất linh kiện ô tô có thể đầu tư theo một nhàsản xuất ô tô Loại FDI này còn tập trung vào các thị trường trước đây đượcphục vụ bởi hàng xuất khẩu, hoặc vào các thị trường đóng cửa được bảo hộbởi thuế nhập khẩu cao hoặc các hàng rào phi thuế quan khác Do đó, đâyđược coi là chiến lược bành trướng thị trường của các công ty đa quốc gia đểvượt qua hàng rào bảo hộ của nước sở tại và kéo dài “tuổi thọ” các sản phẩmcủa họ

- FDI tìm kiếm hiệu quả thường thấy như một hình thức đầu tư tiếp tục.Một công ty xuyên quốc gia có thể tiến hành một số đầu tư tìm kiếm nguồnlực hoặc tìm kiếm thị trường rồi sau một thời gian, có thể quyết định kết hợpnhững hoạt động này trên cơ sở sản phẩm hoặc quy trình Đây thực chất là

các hoạt động hợp lý hoá hoặc kết nối khu vực hay toàn cầu dẫn đến sản

phẩm xuyên biên giới hoặc việc chuyên môn hoá quy trình sản xuất Tuynhiên, các công ty chỉ có thể làm được điều này khi các thị trường xuyên biêngiới là mở và ở trình độ phát triển cao

Hình thức FDI này phổ biến nhất ở các thị trường được hội nhập theo khuvực, điển hình nhất là ở châu Âu và Bắc Mỹ Các công ty xuyên quốc giacũng có thể tiến hành hợp lý hoá sản phẩm ở quy mô nhỏ hơn giữa một sốnước láng giềng Loại đầu tư này được minh hoạ bởi các công ty con củaNestle ở Bắc Phi và Trung Đông Mỗi công ty con sản xuất một sản phẩmchuyên biệt cho thị trường khu vực, đồng thời cũng nhập khẩu các sản phẩm

Trang 12

khác từ các công ty con khác ở các nước láng giềng Như vậy, cùng với nhau,khu vực này có toàn bộ các sản phẩm, nhưng mỗi công ty con chỉ chịu tráchnhiệm sản xuất một phần nhỏ.

- FDI tìm kiếm tài sản chiến lược xuất hiện khi các công ty tiến hành các

vụ mua lại hay liên minh nhằm thúc đẩy các mục tiêu kinh doanh dài hạn củamình Ví dụ, để phục vụ thị trường nội địa, một công ty xuyên quốc gia có thểmua một doanh nghiệp nhà nước đang được tư nhân hoá thay vì thành lập mộtcông ty mới

Mỗi loại FDI có đặc điểm riêng, tạo ra ảnh hưởng khác nhau tới nền kinh

tế, phù hợp với từng thời kì phát triển kinh tế, xã hội riêng và mức độ kết hợpvào chiến lược phát triển kinh tế quốc gia cũng rất linh hoạt Do đó, để đề ramột đối sách thu hút FDI có hiệu quả cả về mặt kinh tế và xã hội, trước tiêncần nhận thức rõ loại hình FDI nên được khuyến khích và phù hợp nhất vớimôi trường quốc gia trong thời điểm xem xét

2.3 Các hình thức FDI

FDI có nhiều hình thức khác nhau, mỗi hình thức có đặc điểm, ưu thế vàhạn chế nhất định, phù hợp với từng giai đoạn phát triển khác nhau của nềnkinh tế Việc nghiên cứu các hình thức FDI nhằm tạo cơ sở đưa ra các quyếtđịnh để lựa chọn khi kêu gọi hay chấp nhận FDI Luật pháp từng nước quiđịnh cho phép áp dụng các hình thức FDI khác nhau Các hình thức FDI phổbiến bao gồm:

- Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài là doanh nghiệp do chủ đầu tư nước

ngoài đầu tư 100% vốn tại nước sở tại và có quyền điều hành toàn bộ doanhnghiệp theo qui định của nước chủ nhà

Hình thức này trong giai đoạn đầu tư ban đầu, do còn ít hiểu biết về thịtrường nước sở tại, e ngại rủi ro cao nên ít được các nhà đầu tư ưa chuộng.Tuy nhiên, cùng với sự chuẩn hoá của môi trường đầu tư theo hướng tự dohoá và toàn cầu hoá, khi các nhà đầu tư đã thích nghi dần với văn hoá, pháp

Trang 13

luật, chính sách của nước chủ nhà, hình thức này ngày càng tỏ ra tích cựctrong việc hỗ trợ các nhà đầu tư vượt qua các trở ngại trong việc bất đồngquan điểm điều hành doanh nghiệp Do đó, hình thức này có xu hướng ngàycàng mở rộng trong đầu tư quốc tế.

- Doanh nghiệp liên doanh là hình thức tổ chức kinh doanh của các bên có

quốc tịch khác nhau trên cơ sở cùng sở hữu về vốn góp, cùng quản lý, cùngphân phối lợi nhuận, chia sẻ rủi ro để tiến hành các hoạt động sản xuất kinhdoanh, hoạt động dịch vụ hay các hoạt động nghiên cứu theo các điều khoảncam kết trong hợp đồng liên doanh phù hợp với các qui định của luật phápnước sở tại

Hình thức này được sử dụng rộng rãi nhất trong giai đoạn xâm nhập thịtrường do phù hợp với cả nước đầu tư và nước sở tại Trong giai đoạn này,các nhà đầu tư nước ngoài chưa am hiều nhiều về nước sở tại nên hình thứcnày giúp họ tranh thủ được sự hỗ trợ của đối tác nước sở tại trong các khâuhình thành, thẩm định, thực hiện dự án, giảm thiểu rủi ro mà phạm vi, lĩnhvực và địa bàn hoạt động của doanh nghiệp lại rộng hơn Còn đối với nướcchủ nhà, đây là hình thức từng bước thu hút vốn nước ngoài hợp pháp và hiệuquả

Nhìn chung các nước đều có xu hướng tăng dần vốn góp của nước mìnhtrong doanh nghiệp liên doanh để tăng ảnh hưởng trong doanh nghiệp, tiến tớikiểm soát và quản lí hoàn toàn các hoạt động sản xuất kinh doanh Ngoài ra,hình thức này đòi hỏi nước tiếp nhận phải có đủ khả năng góp vốn và có trình

độ quản lí doanh nghiệp tương đương với đối tác nước ngoài thì mới đạt hiệuquả như mong muốn

- Hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh là hình thức

liên kết kinh doanh dựa trên các văn bản kí kết như: hợp đồng chia lợi nhuậnhoặc phân chia sản phẩm mà không thành lập pháp nhân mới Hình thức này

Trang 14

đước áp dụng phổ biến trong lĩnh vực thăm dò, khai thác dầu khí, bưu chínhviễn thông và công nghiệp gia công, dịch vụ.

- Hình thức hợp đồng BOT, hợp đồng BTO, hợp đồng BT là hình thức đầu

tư được kí giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước sở tại và nhà đầu

tư chủ yếu trong các dự án đầu tư vào cơ sở hạ tầng để tiến hành xây dựngcông trình kết cấu hạ tầng đặc biệt là giao thông đường bộ, đường sắt, cảngbiển, nhiệt điện, thuỷ điện… Các nền kinh tế có cơ sở hạ tầng yếu kém, lạikhông đủ vốn để đầu tư xây dựng rất ưa chuộng hình thức đầu tư này

Điểm khác biệt giữa 3 hình thức đầu tư này như sau:

Theo hợp đồng BOT, sau khi tiến hành xây dựng xong, nhà đầu tư cóquyền kinh doanh công trình đó trong một thời gian nhất định, rồi mới chuyểngiao không bồi hoàn cho nước sở tại

Theo hợp đồng BTO, nhà đầu tư phải bàn giao công trình đó cho nước chủnhà trước khi được phép tiến hành kinh doanh công trình trong một thời hạnnhất định để thu hồi vốn và có lãi

Theo hợp đồng BT, sau khi xây dựng và chuyển giao công trình, nhà đầu

tư sẽ được nước chủ nhà tạo điều kiện thực hiện dự án khác để thu hồi vốn vàlợi nhuận hoặc thanh toán theo thoả thuận trong hợp đồng

- Công ty cổ phần có vốn đầu tư nước ngoài là doanh nghiệp có vốn điều

lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau, trong đó, các cổ đông sáng lậpnước ngoài một tỉ lệ tối thiểu vốn điều lệ (theo luật Việt Nam là 30% vốn điềulệ) Hình thức này có khả năng nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanhnghiệp FDI, đồng thời kết hợp được huy động vốn của các nhà ĐTNN với cácnhà đầu tư trong nước để đầu tư đổi mới công nghệ, tạo thêm việc làm, pháttriển doanh nghiệp

Ngoài ra, FDI còn được thực hiện dưới các hình thức khác, tuỳ thuộc mục

đích và đặc điểm trong yêu cầu tiếp nhận đầu tư, như: doanh nghiệp FDI đa mục tiêu, doanh nghiệp hợp danh, công ty mẹ-công ty con…

Trang 15

Tóm lại, các hình thức FDI rất đa dạng và phong phú Việc lựa chọn hìnhthức đầu tư phù hợp còn tuỳ thuộc vào khả năng và điều kiện cụ thể của từngquốc gia Để kết hợp hài hoà lợi ích của các bên tham gia đầu tư, thực hiệnđược mục tiêu thu hút vốn phù hợp với từng vùng và toàn bộ nền kinh tế cầnphải đa dạng hoá các hình thức đầu tư.

2.4 Cơ cấu FDI

Cơ cấu FDI có ảnh hưởng trực tiếp đến cơ cấu kinh tế của quốc gia tiếpnhận Một cơ cấu thu hút phù hợp sẽ đảm bảo cho nền kinh tế phát triển cânđối, hợp lý Cơ cấu FDI của từng nhà đầu tư còn cho thấy thế mạnh, xu hướngđầu tư của họ trong quá khứ, hiện tại, làm cơ sở dự đoán tương lai, từ đó, tạođiều kiện thuận lợi thích hợp cho họ đầu tư vào lĩnh vực mong muốn Đồngthời, phân tích cơ cấu đầu tư giúp nước tiếp nhận đánh giá được kết quả vàhạn chế của hoạt động thu hút FDI, từ đó rút ra bài học và có các điều chỉnh,đối sách phù hợp với mục tiêu đã định Nhìn chung, có 3 loại cơ cấu FDI:

- Cơ cấu ngành là cốt lõi của chiến lược kinh tế và là nhân tố quan trọng

quyết định hiệu quả kinh tế quốc dân của nước sở tại Hầu hết các quốc giatiếp nhận đều muốn phát triển một cơ cấu các ngành cân đối trong khi vớiđộng lực chủ yếu là lợi nhuận, FDI thường chỉ được thu hút mạnh vào cácngành nước chủ nhà có lợi thế so sánh Do đó, nước sở tại phải có biện phápphù hợp để cân bằng lợi ích giữa các bên

- Cơ cấu vùng: các dự án đầu tư chủ yếu tập trung ở những vùng có điều

kiện kinh tế xã hội phát triển để tận dụng ưu thế sẵn có về cơ sở hạ tầng Điềunày làm gia tăng khoảng cách với các vùng có điều kiện khó khăn, gây mấtcân đối nền kinh tế Tìm hiểu cơ cấu FDI theo vùng, nước chủ nhà sẽ xâydựng được đối sách phù hợp để vừa thu hút mạnh vốn FDI, vừa giảm sự cáchbiệt kinh tế giữa các vùng

Trang 16

- Cơ cấu đối tác đầu tư: việc nghiên cứu cơ cấu đối tác đầu tư giúp nước

chủ nhà xác định được đối tác đầu tư tiềm năng, đối tác đầu tư quan trọngnhằm tăng hiệu quả thực hiện FDI

Trang 17

II Các nhân tố ảnh hưởng tới thu hút FDI ở một quốc gia

Lượng vốn FDI đổ vào một quốc gia xét cho cùng là phụ thuộc vào quyếtđịnh của các nhà đầu tư Các quyết định này thực chất không phải để phục vụlợi ích cho nước chủ nhà mà chủ yếu nhằm thu lợi về cho chính bản thân họ.Hợp tác đầu tư với nước ngoài chỉ có thể thành công khi có sự gặp gỡ về lợiích của cả hai bên [22] Vì vậy, nước sở tại cần phải nghiên cứu những nhân

tố ảnh hưởng tới thu hút FDI, xem nhà đầu tư mong chờ thu được những lợiích gì từ việc “đổ tiền” vào quốc gia mình, thì mới có thể đưa ra các giải pháphữu hiệu thu hút FDI, không chỉ mang lại các món lợi kinh tế trước mắt màcòn có thể thu được các lợi ích xã hội trong dài hạn

1 Lợi ích của nước đi đầu tư khi thực hiện hoạt động FDI

Lợi ích FDI có thể đem về cho các doanh nghiệp tiến hành đầu tư và nướcđầu tư rất đa dạng, bao gồm [22]:

- FDI không những giúp nước chủ đầu tư xây dựng thị trường cung cấpnguyên liệu ổn định với giá phải chăng mà còn mở rộng thị trường tiêu thụ,tránh được hàng rào bảo hộ mậu dịch ở nước sở tại, tăng cường bành trướngsức mạnh kinh tế, tạo điều kiện thâm nhập vững chắc vào thị trường nướcnhận đầu tư, qua đó, phát triển thị trường sang nước thứ ba, toàn vùng hoặctoàn khu vực, đồng thời, thông qua ảnh hưởng về kinh tế để nâng cao uy tínchính trị, vai trò ảnh hưởng trên thế giới

- FDI tạo điều kiện cho nước đầu tư khai thác lợi thế so sánh của nước tiếpnhận về giá nhân công, chi phí vận chuyển, thuế và chi phí sản xuất khác…đểgiảm giá thành sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh quốc tế của hàng hoá, rútngắn thời gian thu hồi vốn đầu tư, tăng hiệu quả sử dụng vốn, tăng lợi nhuận,đồng thời, giảm rủi ro đầu tư so với chỉ tập trung vào thị trường trong nước

- FDI tạo điều kiện cho nước chủ đầu tư thường xuyên đổi mới công nghệ,điều kiện sống còn trong cạnh tranh Thông qua FDI, các nước chủ đầu tư dichuyển một bộ phận sản xuất công nghệ, phần lớn là các máy móc ở giai đoạn

Trang 18

lão hoá hay có nguy cơ bị hao mòn vô hình nhanh sang các nước kém phát

triển hơn để tiếp tục sử dụng, kéo dài thêm chu kì sống của sản phẩm hoặc để

mau khấu hao, tăng sản xuất tiêu thụ, thu hồi vốn, tạo lợi nhuận Đồng thời,điều này còn giúp nước chủ đầu tư có thêm tư bản và điều kiện đổi mới cơcấu sản xuất, áp dụng công nghệ mới, nâng cao năng lực cạnh tranh

2 Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới luồng vốn FDI vào một quốc gia

Nhìn chung, dòng vốn FDI sẽ tìm đến nơi đầu tư an toàn, đồng vốn được

sử dụng hiệu quả, quay vòng nhanh và ít rủi ro Tuy nhiên, tuỳ từng giai đoạn,từng thời kì, các tiêu chí đánh giá mức độ hấp dẫn của một môi trường đầu tư

là khác nhau Không những thế, các tiêu chí này lại biến đổi đối với từng mụctiêu đầu tư, từng nhà đầu tư khác nhau Tóm lại, khả năng thu hút vốn đầu tưcủa các quốc gia phụ thuộc vào nhiều nhân tố, cả nhân tố khách quan, khôngphụ thuộc vào nỗ lực, kiểm soát của nước tiếp nhận và nhân tố chủ quan, phụthuộc vào những động thái của nước nhận

2.1 Nhân tố khách quan

Trước hết là các lợi thế so sánh tự nhiên của nước tiếp nhận như vị trí địa

lý, tài nguyên thiên nhiên, qui mô nguồn nhân lực, qui mô thị trường Vị tríđịa lý thuận lợi không gần các vùng có động đất, núi lửa, sóng thần…, thôngthương thuận tiên tạo khả năng phát triển các hoạt động du lịch, trung chuyển,tái xuất khẩu, chuyển khẩu hàng hoá qua các khu vực lân cận Tài nguyên đadạng, phong phú, gần nguồn nguyên liệu giúp nhà đầu tư giảm chi phí sảnxuất, nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá…Tuy nhiên, ngày nay, khi khoahọc và công nghệ ngày càng tiên tiến, các nhân tố này trở nên kém quan trọnghơn, ít đóng vai trò quyết định trong đầu tư

Thứ hai là tiềm lực tài chính và năng lực kinh doanh của nhà đầu tư Mọi

doanh nghiệp đều có khả năng tài chính giới hạn Nếu môi trường đầu tư hấpdẫn, điều kiện kinh doanh thuận lợi nhưng nhà đầu tư không có vốn, hạn chế

về năng lực kinh doanh thì các kế hoạch đầu tư của họ cũng không thể thực

Trang 19

hiện được Do đó, các nước tiếp nhận cần đánh giá chính xác tiềm lực tàichính, khả năng kinh doanh trong lựa chọn nhà đầu tư nhằm tránh tình trạngkhông có vốn để giải ngân, không có khả năng thực hiện, làm lỡ cơ hội đầu tưcủa các nhà đầu tư khác, giảm lượng FDI thực tế thu hút được

Thứ ba, việc một quốc gia nằm trong xu thế vận động của các dòng vốn

FDI là điều kiện thuận lợi để quốc gia đó đưa ra các điều kiện phù hợp thu hútnguồn vốn này Điều này phụ thuộc vào chiến lược đầu tư của các nhà đầu tưtrong từng giai đoạn Trong những năm gần đây, nằm trong vùng kinh tế pháttriển năng động nhất, khu vực Đông Á và Đông Nam Á trở thành địa điểmhấp dẫn đầu tư nước ngoài hơn trong số các nước đang phát triển Một mặt dokhu vực này có giá nhân công rẻ, môi trường đầu tư ngày càng được cải thiện,mặt khác, so với các nước tư bản phát triển, mức độ cạnh tranh ở khu vực nàythấp hơn Việc nắm bắt được xu hướng chuyển dịch FDI trên thế giới là cơ sở

để các quốc gia đón đầu được luồng vốn này

Cuối cùng, môi trường kinh tế, chính trị, xã hội trên thế giới và trong khu

vực cũng có ảnh hưởng sâu sắc đến khả năng thu hút FDI của một quốc gia.Các cuộc khủng hoảng kinh tế, khủng hoảng tài chính-tiền tệ, khủng hoảngchính trị, văn hoá hay dịch bệnh… trên thế giới hay trong khu vực đều là cácnhân tố có khả năng tác động theo nhiều phương diện tới thu hút FDI, thu hẹpdòng vốn đầu tư Sự tác động đó có thể trực tiếp là làm giảm lượng vốn dưthừa ở các quốc gia đầu tư, làm giảm khả năng đầu tư hay gián tiếp là tạo ratâm lý e ngại của các nhà đầu tư khi đưa ra các quyết định Một môi trường

ổn định, nền kinh tế thế giới, khu vực tăng trưởng cao và bền vững, hoạt độnggiao dịch trong khu vực và trên thế giới sôi động sẽ tạo cơ hội tốt cho cácnước thu hút FDI, kim ngạch đầu tư đạt mức tăng trưởng cao

2.2 Nhân tố chủ quan

Nhân tố chủ quan là nhân tố nội sinh của nước tiếp nhận, là điều kiệnquyết định để hình thành nên một môi trường đầu tư hấp dẫn Nhân tố này

Trang 20

bao gồm chủ trương huy động vốn phục vụ phát triển kinh tế, những cải thiệntrong môi trường đầu tư và mối quan hệ kinh tế quốc tế của nước chủ nhà.

2.2.1 Chủ trương huy động vốn của nước chủ nhà

Chủ trương huy động vốn phục vụ phát triển kinh tế thể hiện định hướng,đường lối của một quốc gia trong việc thu hút các nguồn vốn, là cơ sở để đề

ra các chính sách cụ thể Nội dung của chủ trương thể hiện quan điểm củaNhà nước sở tại trong việc có cho phép mở cửa thu hút vốn bên ngoài haykhông; trọng tâm là thu hút vốn trong nước hay ngoài nước; nguồn vốn nướcngoài tập trung chủ yếu vào nguồn nào: FDI, ODA hay vay thương mại; địnhhướng các lĩnh vực, ngành thu hút vốn…

Nếu lựa chọn chiến lược tăng trưởng kinh tế hướng nội, dựa vào phát triểnsản xuất thay thế nhập khẩu, hình thức huy động vốn được ưa thích hơn cả làvay thương mại ngắn hạn, phát hành tín phiếu kho bạc và trái phiếu chính phủ

ra nước ngoài Nếu theo đuổi chiến lược phát triển kinh tế hướng ngoại, tăngtrưởng dựa vào xuất khẩu thì hình thức huy động vốn được ưa thích là FDI vàvay dài hạn Các hình thức này không chịu sức ép ngắn hạn của yêu cầu trả

nợ cũng như sự gia tăng quá nhanh của khối lượng nợ Ngoài ra, FDI còn giúpnước tiếp nhận có được kĩ thuật, công nghệ hiện đại, đồng thời, tận dụng tốthơn các quan hệ thị trường để thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu

2.2.2 Môi trường đầu tư của nước chủ nhà

Có thể nói, môi trường đầu tư của nước chủ nhà là yếu tố quan trọng nhấtảnh hưởng tới quyết định đầu tư của các nhà đầu tư Trên thực tế, các quốcgia có môi trường đầu tư càng thuận lợi, thông thoáng thì dòng vốn FDI chảyvào càng nhiều, ngược lại, các quốc gia có môi trường đầu tư kém cạnh tranhthì ít thu hút được nguồn vốn này

Trên thực tế, một môi trường đầu tư hấp dẫn, có sức cạnh tranh là sự tổnghoà của nhiều nhân tố:

Trang 21

và hấp dẫn hơn.

Điều kiện này không chỉ bao gồm duy trì sự phát triển kinh tế một cách ổnđịnh, chính trị, xã hội được bảo đảm trật tự và an toàn mà còn phải duy trìđược dư luận và tâm lí xã hội ủng hộ các nhà đầu tư nước ngoài Bất kì sự bất

ổn định chính trị, các xung đột khu vực, nội chính hay sự hoài nghi, tẩy chay,thiếu thiện cảm của giới lãnh đạo và nhân dân đối với vốn FDI đều là nhữngnhân tố nhạy cảm tác động tiêu cực đến tâm lí và hành động thực tế của cácchủ đầu tư, đồng thời làm chậm lại các cải cách chính sách cần thiết trong thuhút FDI của nước chủ nhà

Tiêu chí này ngày càng được coi trọng, đặc biệt trong điều kiện hiện nay,khi tình hình chính trị ở hầu hết các châu lục, các khu vực đều diễn biến hếtsức phức tạp, không lường trước được; nạn khủng bố, đánh bom, bắt cóc …diễn ra thường xuyên; dịch bệnh tràn lan và liên tục gây tâm lí hoảng loạn, longại, không an tâm tiến hành hoạt động đầu tư

Sự hoàn chỉnh, hữu hiệu của hệ thống pháp luật đầu tư nước ngoài

Luật pháp các nước, dù ít dù nhiều, đều có các điểm khác biệt Khi tiếnhành đầu tư ra nước ngoài, các hoạt động đầu tư cũng như các hoạt động sảnxuất kinh doanh của chủ đầu tư nước ngoài dù đến từ bất kì quốc gia nào đềuchịu sự điều chỉnh của pháp luật của nước sở tại Mặt khác, trong quá trìnhthực hiện các dự án đầu tư, các nhà đầu tư có thể phải cư trú trong một thờigian tương đối dài ở nước sở tại Do đó, việc xem xét các nhân tố pháp lí bảo

Trang 22

vệ quyền lợi của mình ở nước tiếp nhận để đánh giá khả năng thích nghi, tiềmnăng đầu tư là vô cùng quan trọng để đưa ra quyết định đầu tư.

Hệ thống pháp luật càng rõ ràng, đồng bộ, chặt chẽ, không chồng chéo,tính cưỡng chế cao và đặc biệt là phù hợp với luật pháp, thông lệ quốc tế, điềutiết vĩ mô thay vì can thiệp trực tiếp quá sâu vào hoạt động đầu tư nước ngoàithì càng tạo tâm lí thoải mái, hấp dẫn các nhà đầu tư

Sự phát triển của bộ máy và thủ tục hành chính quốc gia

Thủ tục hành chính là khâu đầu tiên mà nhà đầu tư phải trải qua để tiếnhành và duy trì hoạt động đầu tư tại hầu hết các nước Thủ tục hành chínhrườm rà, phiền phức, gây tốn kém về thời gian và chi phí là sự cản trở lớn làmnản lòng các nhà đầu tư, làm mất cơ hội thu hút đầu tư Ngược lại, một bộmáy hành chính hiệu quả, gọn nhẹ, nhất quán, nhạy bén; thủ tục được côngkhai, đơn giản hoá; đội ngũ cán bộ thực thi chuyên nghiệp, tôn trọng pháp luật

sẽ quyết định sự thành công không chỉ của công tác thu hút mà còn đẩy nhanhquá trình tiếp nhận vốn, tăng hiệu quả của toàn bộ quá trình huy động và sửdụng vốn cho đầu tư phát triển

Hầu hết các nước đã thành công trong thu hút vốn nước ngoài để phát triểnkinh tế như Trung Quốc, Mĩ đều có xu hướng giảm bớt những hoạt động canthiệp trực tiếp, thay bằng can thiệp gián tiếp của nhà nước vào nền kinh tế,đồng thời đề cao, hỗ trợ, tạo điều kiện cho khu vực kinh tế tư nhân, cho cácnhà ĐTNN, coi đó là động lực quan trọng để phát triển đất nước [42]

Sự minh bạch, hấp dẫn của hệ thống chính sách đầu tư nước ngoài

Chính sách đầu tư nước ngoài là hệ thống các công cụ chính sách mà nhànước áp dụng để điều chỉnh hoạt động đầu tư nước ngoài Chính sách đầu tưnước ngoài rất quan trọng đối với việc tạo điều kiện ưu đãi cho thu hút vốnFDI, hình thành nên sức cạnh tranh cho môi trường đầu tư Những chính sáchthu hút FDI phù hợp thường nhằm tạo dựng môi trường kinh doanh nội địacạnh tranh bình đẳng, minh bạch và năng động Mặt khác, các chính sách kinh

Trang 23

tế của nước chủ nhà có khả năng tối đa hoá lợi ích và tối thiểu hoá chi phí chocác dự án FDI triển khai đều có sức thuyết phục các nhà đầu tư nước ngoài

bỏ vốn đầu tư

Hệ thống các chính sách đầu tư nước ngoài hấp dẫn FDI thường gồm:

 Chính sách thương mại thông thoáng theo hướng tự do hoá đểđảm bảo khả năng xuất nhập khẩu các máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu sảnxuất cũng như sản phẩm sản xuất ra Điều này có nghĩa là bảo đảm sự thuậnlợi, kết nối liên tục các công đoạn trong hoạt động đầu tư, làm cho quá trìnhthực hiện dự án và thu hồi vốn diễn ra nhanh chóng, thuận tiện

 Chính sách tiền tệ giải quyết được các vấn đề chống lạm phát và

ổn định tiền tệ Chính sách lãi suất và tỉ giá tác động gián tiếp đến dòng chuchuyển FDI với tư cách là những yếu tố quyết định giá trị đầu tư và mức lợinhuận thu được tại một thị trường nhất định Lãi suất cao đồng nghĩa với chiphí trong đầu tư cao, làm giảm đi lợi nhuận của nhà đầu tư, giảm sức hấp dẫncủa thị trường đối với đầu tư lâu dài Mặt khác, một chính sách tỉ giá hối đoáilinh hoạt, phù hợp với tình hình phát triển kinh tế ở từng giai đoạn sẽ làm tăngkim ngạch xuất khẩu, tăng khả năng thu lợi nhuận từ xuất khẩu

 Các ưu đãi đầu tư, đặc biệt ưu đãi thuế dành cho đầu tư nướcngoài đảm bảo cho chủ đầu tư thu được lợi nhuận cao trong điều kiện kinhdoanh chung của khu vực, của thế giới sẽ khuyến khích họ đầu tư vào trongnước và vào những lĩnh vực, địa bàn mà chính phủ muốn khuyến khích đầu

Trang 24

Sự hoàn thiện của cơ sở hạ tầng

Cơ sở hạ tầng là nền tảng để tiến hành hoạt động đầu tư, là điều kiện vậtchất để các chủ đầu tư có thể nhanh chóng thông qua các quyết định, tiến tớitriển khai trên thực tế các dự án đã cam kết

Một tổng thể hạ tầng phát triển bao gồm: hệ thống giao thông vận tải pháttriển với các cầu cảng, đường xá, kho bãi và các phương tiện vận tải đủ sứcbao phủ quốc gia cũng như đủ tầm hoạt động quốc tế; hệ thống bưu điện,thông tin liên lạc, viễn thông có thể nối mạng thống nhất toàn quốc và toàncầu; hệ thống điện nước dồi dào, phân bổ tiện lợi cho các hoạt động sản xuấtkinh doanh cũng như đời sống thường nhật; các hệ thống dịch vụ khác pháttriển rộng khắp, đa dạng và chất lượng cao như: y tế, giáo dục, giải trí, cácdịch vụ hải quan, tài chính, ngân hàng, quảng cáo, kĩ thuật…Đặc biệt, dịch vụthông tin đầu tư, thông tin đánh giá kết quả đầu tư cập nhật, có hệ thống, đángtin cậy, dịch vụ hỗ trợ nhà đầu tư tiếp xúc, lựa chọn các dự án thích hợp haylàm thủ tục kí kết hợp đồng kinh doanh, thành lập các doanh nghiệp là nhữngnhân tố xúc tác quan trọng thúc đẩy các dòng FDI vào thị trường nội địa.Việc hình thành một hệ thống cơ sở hạ tầng phát triển không chỉ là điềukiện cần để tăng sự hấp dẫn của môi trường đầu tư, tạo điều kiện thuận lợicho các chủ đầu tư triển khai các dự án, kế hoạch của họ mà còn là cơ hội đểcác nước tiếp nhận đầu tư có thể thu lợi đầy đủ hơn từ dòng vốn đã thu hútđược thông qua tăng thu nhập từ dịch vụ vận tải, tài chính, thông tin…

Sự phát triển của lực lượng lao động và hệ thống doanh nghiệp nội địa

Nguồn nhân lực đáp ứng được yêu cầu của nhà đầu tư, nhanh chóng thíchnghi, tiếp nhận được các kĩ năng, kiến thức cần thiết sẽ đẩy nhanh tiến trìnhtriển khai dự án, nâng cao năng suất và hiệu quả kinh doanh, từ đó, thúc đẩynhà đầu tư mở rộng đầu tư ở nước sở tại

Mặt khác, hệ thống doanh nghiệp trong nước phát triển đủ sức trở thànhđối tác ngang tầm với các nhà đầu tư nước ngoài là điều kiện cần thiết để

Trang 25

nước nhận đầu tư thu hút được nhiều và hiệu quả hơn dòng vốn nước ngoài.

Hệ thống doanh nghiệp đó phải bao gồm cả những doanh nghiệp sản xuất lẫndịch vụ ở tất cả các lĩnh vực, ngành nghề và thành thạo các nghiệp vụ kinhdoanh quốc tế, đủ sức giữ được thị phần thích đáng tại thị trường trong nước

và ngày càng có sức cạnh tranh quốc tế Trong đó, mạng lưới các doanhnghiệp dịch vụ về tài chính-ngân hàng có vai trò quan trọng nhằm tạo ra cácđiều kiện thuận lợi cho việc huy động và lưu chuyển vốn trong nước và quốc

tế

Sự thành công của các dự án FDI đã triển khai

Các dự án FDI đã được triển khai đạt lợi nhuận cao sẽ khuyến khích, củng

cố niềm tin cho chính nhà đầu tư hiện tại tiếp tục mở rộng đầu tư, đồng thời lànhững bảng quảng cáo thuyết phục nhất với các nhà đầu tư tương lai Ngượclại, các dự án đang triển khai thường xuyên thua lỗ sẽ làm nản lòng các nhàđầu tư Thực tế cho thấy, địa phương nào có nhiều dự án không triển khai,vốn thực hiện so với vốn đăng kí thấp thì rất khó thu hút thêm dự án mới Do

đó, đi đôi với hoạt động xúc tiến đầu tư, nước chủ nhà cần quan tâm tới các

dự án còn hiệu lực, tạo điều kiện thuận lợi, tháo gỡ khó khăn cho các nhà đầu

tư trong quá trình thực hiện

2.2.3 Quan hệ quốc tế của nước chủ nhà

Các quan hệ quốc tế phong phú nhiều chiều sẽ tạo điều kiện cho nước sởtại đa dạng hoá các cơ hội tìm kiếm đối tác đầu tư, tạo nhiều lựa chọn trongthu hút đầu tư, từ đó, nâng cao khả năng thu hút vốn FDI một cách hiệu quả.Thực tế cho thấy, quốc gia càng có nhiều mối quan hệ hữu hảo với nhiều quốcgia, tham gia tích cực vào các tổ chức khu vực và quốc tế thì càng có khảnăng thu hút mạnh vốn đầu tư, cải thiện đáng kể chất lượng FDI

Ngày nay, các mối quan hệ quốc tế diễn ra trên nhiều lĩnh vực khác nhau:chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội…trong đó quan hệ kinh tế quốc tế vừa làtrọng tâm, vừa là cơ sở, vừa là động lực thúc đẩy mối các quan hệ khác

Trang 26

Ngược lại, các mối quan hệ trên lĩnh vực chính trị, văn hoá, xã hội cũng tạođiều kiện thuận lợi để các mối quan hệ kinh tế được mở rộng

Để tăng cường quan hệ kinh tế quốc tế, các chính phủ phải thiết lập và duytrì các quan hệ đối ngoại chính thức hoà bình, hợp tác thân thiện, đàm phán,

kí kết các hiệp định và cam kết đầu tư, thương mại, bảo hiểm, tư pháp songphương và đa phương ở cấp quốc gia, khu vực và quốc tế để tạo ra khungpháp lý chính thức, đầy đủ mở đường cho sự lưu chuyển vốn đầu tư FDI Tự

do hoá đầu tư càng cao càng thu hút được nhiều vốn từ các nơi trên thế giới

*Những phân tích trên cho thấy, các quyết định của nhà ĐTNN phụ

thuộc vào rất nhiều nhân tố Do đó, để có thể thu hút hiệu quả nguồn vốn này,nước chủ nhà cần xây dựng một hệ thống các giải pháp đồng bộ, linh hoạt,tăng khả năng giao thoa lợi ích đôi bên

Trong bối cảnh hiện nay, nhìn chung, Việt Nam tiềm ẩn nhiều yếu tố thuậnlợi cho thu hút vốn FDI Nằm trong khu vực Đông Nam Á phát triển năngđộng, tình hình chính trị xã hội tương đối ổn định, các mối quan hệ quốc tếngày càng được mở rộng, môi trường đầu tư tích cực được cải thiện, ViệtNam đang trở thành một trong những điểm nóng đầu tư trên thế giới

III Vai trò của vốn FDI đối với nước đang phát triển tiếp nhận đầu tư

Sự tăng trưởng và phát triển của bất kì một quốc gia nào cũng phụ thuộcvào 4 nguồn lực nòng cốt, đó là: vốn, lao động, công nghệ kĩ thuật và tàinguyên thiên nhiên Trong các nguồn lực trên, FDI đã có tác động tích cực, cảtrực tiếp và gián tiếp, đối với 3 yếu tố đầu, tạo nên tác động tổng thể làm tăngnăng suất lao động, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Ngoài ra, trong những giaiđoạn nhất định, FDI còn góp phần bổ sung thu ngân sách, thúc đẩy xuất khẩu,chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý [1]…Có thể nói, FDI giữ vai trò to lớn vàkhá toàn diện sự phát triển kinh tế, xã hội của nước tiếp nhận Ngày nay,trong môi trường đầu tư năng động, khu vực kinh tế có vốn FDI ngày càngkhẳng định vai trò và vị thế của mình

Trang 27

1 FDI là nguồn đóng góp quan trọng cho vốn đầu tư phát triển kinh tế

*Nhu cầu vốn đầu tư phát triển kinh tế lớn mà nguồn vốn trong nước hạn hẹp:

Vốn đầu tư là yếu tố vật chất quyết định tốc độ phát triển kinh tế của mộtquốc gia Đặc biệt, sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế đấtnước đòi hỏi nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển rất lớn Không phải tự nhiên

mà có câu: “nước chảy chỗ trũng” bởi có đầu tư thì mới có lợi nhuận Mộthoạt động kinh tế hay một người lao động dù tiên tiến, giỏi giang đến đâu nếukhông có vốn đầu tư vào nguyên vật liệu, máy móc, kĩ thuật thì cũng khôngthể cho ra sản phẩm, không thể tạo ra giá trị gia tăng Trên thực tế, tại cácquốc gia giàu, với nguồn vốn đầu tư cho phát triển dồi dào, mở rộng đầu tư lạitạo điều kiện thuận lợi để thúc đẩy tăng trưởng Trái lại, ở những quốc gianghèo, vốn đầu tư hạn hẹp, nền kinh tế của họ thiếu yếu tố vật chất cho pháttriển, cứ sa mãi vào cái vòng luẩn quẩn: nghèo, thiếu vốn và tiếp tục nghèo

Do đó, lợi ích đầu tiên có thể thấy là FDI bổ sung nguồn vốn cho các nướctiếp nhận FDI làm gia tăng khối lượng tài sản và tiền mặt trong nền kinh tế,

sự gia tăng này, đến lượt nó lại thúc đẩy sự gia tăng tiếp theo của tài sản vàtiền mặt, tạo thêm động lực cho tăng trưởng kinh tế

Chức năng bổ sung vốn của FDI có ý nghĩa quan trọng, đặc biệt đối vớicác nước đang phát triển thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá như ViệtNam Tại những quốc gia này, tỉ lệ huy động vốn trong nước thông qua kênhtiết kiệm và các khoản thu của nhà nước không đáp ứng đủ nhu cầu vốn đầu

tư Mặt khác, trong giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hoáđất nước, tình trạng nhập siêu là không thể tránh khỏi, dẫn đến sự thiếu hụtngoại tệ trong thời gian dài, có thể gây tác động xấu cho các hoạt động kinh

tế Vì vậy, muốn đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế, phá cái vòng luẩn quẩn(nghèo-thiếu vốn-nghèo), các nước đang phát triển sẽ phải dựa vào ngoại lực

mà trong đó, FDI là một kênh huy động có nhiều ưu thế

Trang 28

Hoạt động FDI là một đặc trưng nổi bật của nền kinh tế thế giới hiện đại,vừa là kết quả, vừa là công cụ và động lực quan trọng thúc đẩy toàn cầu hoá.Tại Việt Nam, FDI đóng vai trò là nguồn vốn bổ sung vô cùng quan trọng,chiếm 16,3% tổng đầu tư toàn xã hội năm 2005 và 15,4% năm 2006.1

*Ưu thế của vốn FDI so với các nguồn vốn đầu tư nước ngoài khác

Như đã phân tích ở trên, nhu cầu về nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài đối vớicác quốc gia đang phát triển là tương đối rõ ràng Tuy nhiên, các nguồn vốnĐTNN lại khá đa dạng về hình thức, phong phú về nội dung Với các quốc giađang phát triển, trong số các kênh bổ sung vốn từ bên ngoài, FDI và ODA làphổ biến nhất Mặc dù FDI không thay thế được ODA nhưng nó có những đặctrưng và thế mạnh riêng

Trước hết, ODA thường gắn liền với quan hệ chính trị giữa nước cấp vốnvới nước nhận viện trợ Các nước cấp vốn thường sử dụng các điều kiện cấpvốn ODA như một biện pháp nhằm gia tăng ảnh hưởng chính trị của mình lênnước tiếp nhận Ngay cả các tổ chức tài chính quốc tế như IMF, WB, ADBcũng đòi hỏi các nước đi vay phải thực hiện nhiều cam kết đôi khi khá ngặtnghèo về tái cơ cấu kinh tế, về cải cách hệ thống tài chính, tiền tệ…Do đó,với các quốc gia kém phát triển, các điều kiện để được nhận viện trợ ODA làtương đối khó khăn Hơn nữa, chi phí ODA, xét cho cùng, là khá đắt cho cácnước nhận viện trợ vì buộc phải chịu các qui định khác về giải ngân và triểnkhai dự án ODA theo các điều kiện bất lợi, như: mua, bán thiết bị công nghệtheo các địa chỉ, đối tác chỉ định sẵn, trả lương cao cho chuyên gia…

Mặt khác, tín dụng ngắn hạn nước ngoài được quyết định bởi những tínhtoán đầu tư dựa trên cơ sở chênh lệch lãi suất quốc tế và những dự tính về tỉgiá hối đoái chứ không phải những tính toán dài hạn Sự di chuyển của cácdòng vốn này thường là kết quả của hiệu ứng rủi ro đạo đức như sự đảm bảongầm đối với tỉ giá hối đoái hay sự sẵn sàng trợ giúp của chính phủ đối với hệ

Trang 29

thống ngân hàng Những dòng vốn này không có tác dụng lâu dài, không cótính ổn định và sẽ rút chạy ngay lập tức nếu tình hình bất ổn xảy ra, dễ dànggây ra những cuộc khủng hoảng kinh tế.

Trong khi đó, FDI là kênh đầu tư tương đối hiệu quả hơn vì nhà đầu tưnước ngoài tự chịu trách nhiệm về chi phí và hiệu quả đầu tư, chịu tráchnhiệm vay và trả nợ Các quyết định gắn với FDI có mục tiêu lợi nhuận cao,

do đó, thường đem lại kết quả đầu tư hiệu quả hơn FDI không để lại gánhnặng nợ nần cho ngân sách nhà nước như vay thương mại; không phải chịusức ép ràng buộc các điều kiện kinh tế, chính trị như vay ODA; đồng thời, làdòng chu chuyển vốn thời hạn tương đối dài, FDI hạn chế cho nước chủ nhànhững biến động đầy rủi ro trên thị trường chứng khoán

Theo kinh nghiệm của nhiều nước châu Á, các nhân tố được xác định làđầu tàu cho tăng trưởng kinh tế gồm: tiết kiệm trong nước là quan trọng nhất,tiếp đến là ngoại thương và FDI; còn ODA dù quan trọng đến đâu cũng chỉcoi là sự trợ giúp hay hỗ trợ Thực tế cho thấy, FDI, đặc biệt là từ các công tyxuyên quốc gia có tác động kích thích các công ty khác tham gia đầu tư vàonước chủ nhà và là tác nhân để thu hút ODA từ các nước, các tổ chức quốc tế,đồng thời gia tăng tốc độ tăng trưởng kinh tế, từ đó tăng thêm tỉ lệ huy độngvốn trong nước

2 FDI góp phần tạo công ăn việc làm và nâng cao chất lượng nguồn nhân lựcTrước hết, FDI góp phần gia tăng qui mô cầu lao động, các dự án FDI thuhút một lượng lớn lao động, góp phần giải quyết tình trạng thất nghiệp…Sốlượng việc làm luôn phụ thuộc vào qui mô đầu tư và bản thân qui trình sảnxuất Trong khi đó, vốn FDI được thu hút vào thường đồng nghĩa với tăng qui

mô đầu tư của nền kinh tế Điều này dẫn tới nhu cầu về nguồn nhân lực tănglên đáng kể, đặc biệt là đối với các quốc gia đang phát triển, nơi hầu hết FDI

đổ vào đều thuộc loại tìm kiếm nguồn lực, khai thác các ưu thế về lao độnggiá rẻ, tập trung vào các ngành có hàm lượng lao động cao Ví dụ, tại Việt

Trang 30

Nam, năm 2005, tổng cầu lao động trong khu vực FDI là 870 nghìn người,năm 2006 khoảng 1 triệu người, chiếm 2,28% tổng số lao động đang làm việctrong toàn bộ nền kinh tế Tốc độ tăng lao động bình quân trong loại hìnhdoanh nghiệp 100% vốn nước ngoài vài năm gần đây bình quân là 32%/năm[37] Hơn nữa, các doanh nghiệp FDI còn tạo ra hàng triệu việc làm của laođộng gián tiếp khác trong các ngành xây dựng, công nghiệp phụ trợ và dịchvụ…Không những thế, song song cùng với việc làm mới là thu nhập và sứcmua bổ sung đối với những người dân địa phương, từ đó, tăng khả năng tíchluỹ cho nền kinh tế [4,22].

Lợi ích của FDI không chỉ thể hiện ở số lượng việc làm được tạo ra màcòn có thể thấy được trong chất lượng lao động được cải thiện Các dự án FDIthường có yêu cầu cao về chất lượng nguồn lao động, do đó, sự phát triển củaFDI ở các nước sở tại đặt ra yêu cầu khách quan phải nâng cao chất lượngnăng lực của người lao động Mặt khác, chính các chủ đầu tư nước ngoài cũnggóp phần tích cực bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ lao động ở nước sở tại, từ đócác kĩ năng của người lao động được nâng cao Thực tế cho thấy các công tynước ngoài thường tham gia vào các hoạt động sử dụng tương đối nhiều côngnhân lành nghề và thực hiện đào tạo qua công việc nhiều hơn các công tytrong nước Đặc điểm của các khoá đào tạo của các doanh nghiệp FDI thường

là ngắn hạn, sát hợp với tình hình thực tế, học đi đôi với hành làm cho kiếnthức thêm sâu sắc Ví dụ, ở Việt Nam, công ty đền hình Orion-Hanel với sốlao động là 1.300 đã đào tạo bình quân 30-40 giờ/người/năm; công ty Liêndoanh kính nổi Việt Nam với 400 nhân viên có chương trình đào tạo hàngnăm, năm 2005 có 19 khoá đào tạo với 584 lượt người được đào tạo; công tyToyota Việt Nam năm 2003 có 96 khoá, năm 2005 có 154 khoá đào tạo kĩnăng; từ 1996 đến 2006 có 360 người trong tổng số 800 lao động được đàotạo ở nước ngoài [24] Những người lao động đó chính là đội ngũ nòng cốttrong việc học tập, tiếp thu kỉ cương, kỉ luật, kĩ thuật, công nghệ hiện đại,

Trang 31

năng lực quản lí, điều hành tiên tiến của nước ngoài Những kĩ năng nàythường được chuyển giao sang các lĩnh vực khác và các hoạt động khác khingười lao động tìm kiếm việc làm mới hoặc thành lập doanh nghiệp của chínhmình Hơn nữa, người lao động cũng thường được đặt vào những kĩ năng tổchức và quản lý mới, từ đó, kích thích tăng năng suất, phát huy tinh thần làmviệc và học hỏi.

3 FDI tạo điều kiện phát triển công nghệ

Nhìn chung, khi tiến hành thiết lập cơ sở sản xuất ở nước ngoài, các nhàđầu tư phải thực hiện chuyển giao cả các qui trình, bí quyết quản lý sản xuất

để vận hành cơ sở đó Vì thế, FDI không chỉ thuần tuý thể hiện sự di chuyểncủa các luồng vốn mà là sự di chuyển “cả gói” bao gồm vốn, kĩ năng quản lý,công nghệ mới Khoảng cách về công nghệ giữa nước đầu tư và nước tiếpnhận càng lớn thì mức độ chuyển giao càng lớn

Theo nghĩa rộng, công nghệ là hệ thống các giải pháp được tạo nên bởi sựứng dụng các kiến thức khoa học, được sử dụng để giải quyết một hoặc một

số nhiệm vụ thực tiễn trong sản xuất, kinh doanh, thể hiện dưới dạng bí quyết

kĩ thuật, phương án, qui trình công nghệ, tài liệu…Công nghệ bao gồm 2phần: phần cứng (máy móc, thiết bị, dụng cụ, kết cấu xây dựng, nhà xưởng…)

và phần mềm (con người, thông tin, tổ chức, phần bao tiêu hay nghiên cứu thịtrường đầu ra) Chuyển giao công nghệ được tiến hành qua 3 kênh chính: quahoạt động FDI; qua hợp đồng nhập khẩu công nghệ; nhập khẩu tư liệu sảnxuất (máy móc, trang thiết bị, cử chuyên gia, cán bộ kĩ thuật ra nước ngoài,mời chuyên gia cán bộ kỹ thuật nước ngoài vào…) Tuy nhiên, trong điềukiện thực tế của hầu hết các nước đang phát triển với nguồn ngân quỹ còn hạnhẹp như Việt Nam thì FDI là kênh quan trọng thu hút công nghệ hiện đại [38].FDI thực hiện chuyển giao công nghệ qua thúc đẩy chuyển giao máy móc,thiết bị, qui trình sản xuất và học tập bí quyết kĩ thuật, kinh nghiệm quản lý,kinh doanh của nước ngoài, từ đó, giúp nước sở tại tạo lập được nền tảng

Trang 32

công nghệ riêng cho mình Một mặt, FDI có thể cải thiện quyền tiếp cận củađất nước về công nghệ thông qua lixăng, liên doanh và thương mại địaphương Mặt khác, những người làm việc cho các công ty có vốn đầu tư nướcngoài có thể nắm được bí quyết, kinh nghiệm của các công ty này, sau đó,thành lập các công ty khác hoặc tham gia vào công ty trong nước đang hoạtđộng và tiến hành phổ biến những kiến thức này cho người lao động của nước

sở tại

Cùng với chuyển giao công nghệ và năng lực điều hành doanh nghiệp, FDIcòn tạo ra sức ép cạnh tranh buộc các nhà sản xuất trong nước đẩy mạnh cảitiến công nghệ nhằm nâng cao năng lực sản xuất, bắt kịp các doanh nghiệp cóvốn FDI

Ngoài ra, FDI còn cải thiện hoạt động quản lý công nghệ ở các nước tiếpnhận, như trình độ lãnh đạo, khả năng thẩm định, đánh giá từng loại côngnghệ, mức độ tự chủ của cán bộ và tính định hướng tổ chức bởi khi quyếtđịnh tiếp nhận một loại công nghệ nào thì các nước đều phải tính đến yêu cầuphục vụ và giải quyết tốt nhất các mục tiêu kinh tế, chính trị, xã hội đã đặt ra[38]

Dù dưới hình thức nào thì chuyển giao công nghệ đều có xu hướng dẫnđến sự tăng trưởng cao năng suất lao động, thúc đẩy phát triển kinh tế Có thểnói, FDI là nguồn chủ yếu và quan trọng nhất để phát triển trình độ công nghệcủa các nước đang phát triển, thúc đẩy tiến trình công nghiệp hoá đất nước[38]

4 FDI thúc đẩy quá trình hội nhập của nước tiếp nhận

Ngày nay, dưới tác động của cách mạng khoa học và công nghệ, lực lượngsản xuất phát triển mạnh mẽ, phá vỡ sự biệt lập, tạo nên sự gắn kết giữa cácquốc gia, dân tộc trong sự vận động phát triển Quá trình thế giới hoá, toàncầu hoá, quốc tế hoá đời sống kinh tế đang diễn ra nhanh chóng, trở thànhmột xu hướng với qui mô và tốc độ ngày càng lớn, tạo nên một nền kinh tế thị

Trang 33

trường toàn cầu, trong đó tính phụ thuộc lẫn nhau của các nền kinh tế, dân tộcngày càng gia tăng Các quốc gia, dù lớn hay nhỏ, là nước phát triển hay đangphát triển, dù muốn hay không đều chịu tác động của quá trình này và để tồntại, phát triển trong điều kiện đó không thể không tham gia quá trình toàn cầuhoá, buộc phải mở cửa, khai thông, hội nhập kinh tế quốc tế, khu vực và toàncầu, trong đó, FDI là một bộ phận không thể thiếu FDI và toàn cầu hoá cómối quan hệ hữu cơ qua lại với nhau Dòng vốn FDI lớn hay các công ty nướcngoài đầu tư vào nhiều sẽ tạo cơ hội cho các doanh nghiệp đối tác trong nướctham gia mạng lưới sản xuất toàn cầu, từ đó thúc đẩy quá trình hội nhập quốc

tế Ngược lại, mức độ hội nhập của quốc gia càng cao, môi trường đầu tưcàng thích ứng với thông lệ quốc tế, các quan hệ bang giao càng được mởrộng thì cơ hội thu hút FDI từ đa dạng các đối tác càng nhiều Có thể nói, FDIvừa là tiền đề, vừa là động lực, là kết quả thể hiện của toàn cầu hoá, của hộinhập sâu rộng hơn vào nền kinh tế thế giới Vì thế, thu hút FDI là phù hợp vàđáp ứng với yêu cầu của trào lưu hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra

Trang 34

- Với các chính sách thu hút vốn FDI theo các ngành nghề định hướng hợp

lý, nguồn vốn FDI là yếu tố góp phần tích cực thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá

- FDI có xu hướng dẫn đến sự gia tăng đầu tư trong nước bởi các công ty ởnước sở tại dễ dàng hơn trong việc dành được quyền tiếp cận các kênh phânphối do các công ty có vốn FDI mở ra, trở thành nhà cung cấp hoặc thích ứngcạnh tranh với các công ty này Nói cách khác, FDI tăng cường cạnh tranh,cải thiện tính cạnh tranh quốc tế của các công ty trong nước [4,23]

- Nhiều dự án FDI là các dự án định hướng xuất khẩu nên FDI có tác độngthúc đẩy xuất khẩu của nước chủ nhà, góp phần cải thiện cán cân thương mại.Các công ty xuyên quốc gia thường chiếm một tỷ phần đáng kể trong xuấtkhẩu của nước tiếp nhận đầu tư bởi qui mô và quyền tiếp cận của họ đến cácmạng lưới marketing và phân phối ở nước ngoài Các công ty này nói chung

dễ dàng thâm nhập vào các thị trường xuất khẩu hơn, do đó, sự hiện diện của

họ ở nhiều nước là một yếu tố khuyến khích các công ty trong nước thâmnhập vào các thị trường xuất khẩu

Tóm lại, FDI có ảnh hưởng toàn diện đến nền kinh tế nước tiếp nhận các

trong ngắn hạn và dài hạn Thu hút và sử dụng có hiệu quả FDI được coi làmột trong những con đường ngắn nhất để gia tăng năng lực cạnh tranh quốc

tế Thực tế cho thấy một số nước có những thành công vượt bậc về kinh tếnhư Trung Quốc, Thái Lan, Malaixia…phần lớn dựa vào chiến lược thu húthiệu quả nguồn vốn này [39]

Trang 35

CHƯƠNG 2:

THỰC TRẠNG FDI TỪ NHẬT BẢN VÀO VIỆT NAM

VÀ CHIẾN LƯỢC “TRUNG QUỐC +1” CỦA NHẬT BẢN.

I Thực trạng FDI của Nhật Bản vào Việt Nam

Quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Nhật Bản được chính thức thiết lập

từ năm 1973 tuy trải qua những bước thăng trầm gắn liền với những biến cố,

sự kiện trọng đại của mỗi quốc gia, khu vực và trên thế giới, nhưng đã mở rahướng liên kết đa dạng trên nhiều lĩnh vực khác nhau, cả kinh tế, chính trị,văn hoá, giáo dục…Trong nhiều năm qua, Nhật Bản là đối tác kinh tế quantrọng hàng đầu của Việt Nam, quan hệ giữa hai nước phát triển nhanh chóng

và đang thay đổi về chất Hiện nay, giao lưu văn hoá đại chúng triển khai rấtnhanh và ngày càng khởi sắc Kể từ năm 1995, Nhật Bản là nước cung cấpODA nhiều nhất cho Việt Nam, khoảng 869,5 triệu USD/năm [47]; Việt Nam

là nguồn cung cấp tiềm năng quan trọng dầu mỏ và khí đốt cho Nhật Bản vốnkhan hiếm năng lượng; tổng kim ngạch buôn bán hai chiều giữa hai nướcngày càng tăng…Đặc biệt, một trong những hoạt động quan trọng trong quan

hệ kinh tế giữa hai nước là FDI của Nhật Bản vào Việt Nam [35]

1 Tình hình kim ngạch FDI

Việt Nam chính thức khởi xướng công cuộc đổi mới mở cửa nền kinh tế từnăm 1986, thực hiện chủ trương đa dạng hoá, đa phương hoá các mối quan hệkinh tế quốc tế, tận dụng nguồn vốn bên ngoài để phát triển đất nước Tuynhiên, quá trình thu hút và sử dụng nguồn vốn FDI nói chung và vốn FDI củaNhật Bản nói riêng tại Việt Nam chỉ thực sự bắt đầu khi Luật Đầu tư nướcngoài tại Việt Nam được ban hành vào ngày 29/12/1987

Tình hình vốn FDI của Nhật vào Việt Nam từ những ngày đầu cho đến nay

có thể được chia ra làm 4 giai đoạn: giai đoạn thăm dò 1988-1993; giai đoạn

Trang 36

bùng nổ 1994-1997; giai đoạn suy thoái 1998-2002; giai đoạn phục hồi và phát triển mạnh mẽ từ 2003 đến nay.

§å thÞ 1: FDI cña NhËt B¶n vµo ViÖt Nam (1989-2006)

Dù ¸n

Vèn ®¨ng kÝ

Sè dù ¸n

(Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ kế hoạch và đầu tư, 2007)

*Ghi chú: Không tính các dự án do chi nhánh của Công ty Nhật Bản đăng kí

ở nước ngoài đầu tư vào Việt Nam.

1.1 Giai đoạn thăm dò 1988-1993

Đây được coi là giai đoạn mở đầu khi các nhà đầu tư Nhật Bản mới chỉ dèdặt bước vào thị trường Việt Nam Trên thực tế, hơn 1 năm kể từ năm 1988,dòng vốn FDI từ Nhật Bản vào Việt Nam mới có khoảng gần 1 triệu USD,

mở đầu là dự án đầu tư của công ty Kansai Kyodo trong lĩnh vực chế tạo thiết

bị cảng ở Hải Phòng năm 1989, tiếp đến là dự án xuất khẩu may mặc củacông ty Hikosen Kara vào tháng 3 năm 1990 [39] Theo Cục đầu tư nướcngoài (Cục ĐTNN), tính chung cho cả 3 năm 1989-1990, tổng vốn đầu tưđăng kí chỉ đạt gần 27 triệu USD với trung bình 6 dự án mỗi năm Năm 1992

là năm chứng kiến dòng vốn FDI Nhật Bản vào Việt Nam mạnh mẽ nhấttrong cả giai đoạn, với 10 dự án và tổng số vốn đăng kí lên tới gần 106 triệuUSD, nhưng con số này cũng giảm mạnh ngay trong năm sau đó, chỉ cònbằng 75% năm trước

Trang 37

Thời gian này, mặc dù Nhật Bản là một trong những quốc gia tiên phongquan tâm đổ vốn vào Việt Nam nhưng FDI của Nhật Bản vào Việt Nam khởiđầu thấp, biến động chậm và chưa chiếm được vai trò quan trọng trong tổngvốn FDI vào Việt Nam Thống kê của Cục ĐTNN cho thấy tổng vốn FDI củaNhật Bản trong cả thời kì chỉ chiếm 3,1% tổng nguồn vốn này vào Việt Nam.Phần lớn giai đoạn này nằm trong thời kì lạnh nhạt quan hệ ngoại giaogiữa hai nước kéo dài từ năm 1979 đến năm 1991 [12] Năm 1990, tuy ViệtNam đã ban hành các ưu đãi đầu tư thông thoáng hơn qua sửa đổi Luật đầu tưnước ngoài, nhưng tình hình cũng không mấy cải thiện Năm 1992 đánh dấumột mốc quan trọng trong quan hệ Việt Nam-Nhật Bản do việc giải quyết vấn

đề Campuchia và quá trình đổi mới của Việt Nam được gia tăng trên tất cảcác lĩnh vực, chấm dứt thời kì lạnh nhạt, mở đầu cho một giai đoạn mới trongquan hệ bang giao giữa hai nước [32] Việt Nam tiếp tục áp dụng những ưuđãi đầu tư hấp dẫn hơn để thu hút vốn FDI tuy nhiên, về cơ bản, khuôn khổpháp lý vẫn chưa được hoàn thiện nên chưa tạo được lòng tin cho các nhà đầu

Nhìn chung, cũng như các dòng FDI vào Việt Nam khác, mức đầu tư củaNhật Bản vào Việt Nam hàng năm trong giai đoạn này không ổn định và chưađáng kể [32] Điều này cũng dễ hiểu bởi khung pháp luật về FDI ở Việt Nammới được hình thành lại liên tục bị thay đổi nên các nhà đầu tư, đặc biệt là cácnhà đầu tư Nhật Bản với bản tính thận trọng, còn cân nhắc khi chọn Việt Nam

là nơi đầu tư so với các nước trong khu vực hay trên thế giới

1.2 Giai đoạn bùng nổ 1994-1997

Đây là thời kì FDI của Nhật Bản vào Việt Nam nở rộ Nhìn chung, tronggiai đoạn này, mức vốn FDI của Nhật Bản vào Việt Nam qua các năm đều đạtcon số lớn

Theo số liệu của Cục ĐTNN, ngay từ năm 1994, FDI của Nhật Bản vàoViệt Nam đã có dấu hiệu tăng trưởng mạnh với 35 dự án đầu tư và 347 triệu

Trang 38

USD tổng vốn đăng kí, tăng hơn 3 lần so với năm 1992, năm được coi là đỉnhcao của FDI Nhật Bản trong giai đoạn trước Năm 1995, FDI Nhật Bản vàoViệt Nam tiếp tục tăng vọt, đạt trên 1,2 tỉ USD vốn đăng kí, cao nhất kể từthời kì đầu cho tới hết 10 năm sau đó, với 65 dự án được cấp phép đầu tư.Trong hai năm cuối của thời kì, FDI của Nhật Bản vào Việt Nam tuy có giảmsút hơn nhưng vẫn đạt được những con số đáng nể Năm 1996, tổng vốn đăng

kí đạt 788,9 triệu USD với 72 dự án được cấp phép, những con số tương ứngnăm 1997 là 606 triệu USD và 54 dự án được cấp phép

Tính cả giai đoạn, Việt Nam đã thu hút được gần 3 tỉ USD vốn FDI đăng

kí của Nhật Bản và cấp phép cho 226 dự án Chỉ trong vòng 4 năm của thời kìbùng nổ, tổng vốn đăng kí đã tăng gấp 15 lần so với 5 năm của giai đoạntrước và số dự án tăng gấp 5 lần

Những con số đáng kể trên đã nâng tầm Nhật Bản dần trở thành một trongnhững nhà đầu tư quan trọng hàng đầu vào Việt Nam Năm 1995, Nhật Bản lànhà đầu tư đứng thứ 3 ở Việt Nam, sau Đài Loan và Hồng Kông [32] Năm

1997, tuy giảm về con số tuyệt đối nhưng Nhật Bản vẫn đứng thứ 2 về số dự

án (sau Đài Loan với 64 dự án) và đứng thứ 2 về tổng vốn đầu tư (sau HồngKông với 695 triệu USD) [32] Thống kê của Cục ĐTNN cho thấy tỉ trọngvốn FDI của Nhật Bản trong tổng nguồn vốn này vào Việt Nam lên tới10,76% Những tổ chức xúc tiến thương mại và đầu tư của Chính phủ NhậtBản như Tổ chức xúc tiến thương mại Nhật Bản (Jetro), Văn phòng hợp tácquốc tế Nhật Bản (Jica) lần lượt khai trương các văn phòng đại diện tại ViệtNam

Phó tổng vụ trưởng Vụ chính sách thương mại, bộ kinh tế thương mạiNhật Bản, ông Yoshihiko Sumi cho biết: “Thời gian này, người Nhật Bản coiViệt Nam là một hiện tượng” [9] Sự bùng nổ này một phần là nhờ nhữngchuyển biến tích cực của tình hình quốc tế, trong đó đáng chú ý là Mỹ bỏ lệnhcấm vận với Việt Nam (2/1994) và sự gia tăng của xu hướng đồng Yên lên

Trang 39

giá buộc các công ty Nhật Bản phải xúc tiến đi tìm một thị trường khác vớichi phí sản xuất rẻ hơn để đầu tư [32] Đó còn là nhờ những thành quả bướcđầu trong công cuộc chuyển mình của Việt Nam từ nền kinh tế tập trung baocấp sang nền kinh tế thị trường nhằm nỗ lực cải thiện hình ảnh của mình trongmắt các nhà đầu tư Đồng thời, sự kiện Việt Nam gia nhập ASEAN vào ngày28/7/1995 sau khi bình thường hoá quan hệ với Mĩ đã làm dấy lên kì vọng củacác nhà đầu tư Nhật Bản vào một thị trường Việt Nam tiềm năng, một môitrường đầu tư ngày càng hội nhập sâu rộng hơn vào nền kinh tế thế giới vàkhu vực trong tương lai Những giảm sút trong hai năm cuối của thời kì nằmtrong xu hướng chung của các dòng FDI vào Việt Nam trước phản ứng củanhà đầu tư với Luật đầu tư nước ngoài sửa đổi lần thứ ba theo hướng giảm bớtkhá nhiều ưu đãi đầu tư Tuy nhiên, Nhật Bản vẫn tỏ ra là một trong nhữngquốc gia hàng đầu quan tâm đến thị trường Việt Nam khi duy trì được vị thếcủa mình so với các nhà đầu tư khác.

Sự bùng nổ FDI của Nhật Bản vào Việt Nam trong những năm này nằmtrong giai đoạn bùng nổ FDI nói chung vào Việt Nam từ năm 1994 đến năm

1998 Điều này cho thấy các nhà đầu tư Nhật Bản rất nhạy bén với xu hướngcủa thời kì Nhật Bản đã vươn lên trở thành một trong những đối tác kinh tếquan trọng hàng đầu của Việt Nam

1.3 Giai đoạn suy thoái 1998-2002

Trong giai đoạn này, FDI của Nhật Bản vào Việt Nam suy giảm rõ rệt cả

về tổng vốn đăng kí và số dự án đầu tư, lâm vào trạng thái trì trệ kéo dài.FDI của Nhật Bản vào Việt Nam năm 1998 chỉ còn 19 dự án được cấpphép với 177,5 triệu USD vốn đăng kí, chỉ còn bằng 1/4 so với năm 1997 vàtiếp tục giảm mạnh trong các năm tiếp theo Năm 1999, dòng vốn này củaNhật Bản vào Việt Nam trở về mức khởi điểm, chỉ đạt 42 triệu USD với 14

dự án, đẩy các nhà đầu tư Nhật Bản về vị trí thứ 9 trong số các nhà đầu tư vàoViệt Nam [32] Các con số trong những năm tiếp theo mặc dù có xu hướng

Trang 40

tăng hơn nhưng cũng ở mức thấp, đạt 140 triệu USD, 223 triệu USD, 163triệu USD tương ứng vào các năm 2000, năm 2001 và năm 2002 Các nhà đầu

tư Nhật Bản mất dần vị trí chủ đạo Theo Cục ĐTNN, tổng FDI của Nhật Bản

cả giai đoạn chỉ còn chiếm 3,9% tổng dòng vốn này vào Việt Nam

Một điểm đáng chú ý trong ba năm cuối thời kì là mặc dù tổng vốn đăng kí

ở mức thấp nhưng con số dự án đầu tư lại tăng khá nhanh Số dự án đầu tưnăm 2000, năm 2001 tăng gấp đôi, gấp 4 lần so với năm 1999, lên 26 và 48

dự án Đặc biệt, năm 2002, trong khi tổng vốn đăng kí chỉ còn 163 triệu USD,bằng 73% so với năm 2001 thì số dự án lại tăng 22,9%, lên tới 59 dự án Điềunày chứng tỏ qui mô dự án trong ba năm cuối thời kì đang thu hẹp lại

Đây là thời kì hậu khủng hoảng kinh tế - tài chính khu vực châu Á 1997,nền kinh tế Nhật Bản lâm vào tình trạng suy thoái với hàng loạt các công tylớn phá sản và các nhà đầu tư rơi vào tình trạng khó khăn về tài chính Thêmvào đó, sự giảm giá của đồng Yên [32], việc cải tổ, cơ cấu lại các doanhnghiệp của Nhật Bản cũng như việc chính phủ Nhật tiến hành điều chỉnh hoạtđộng đầu tư nước ngoài trong giai đoạn này làm cho dòng FDI của Nhật Bảntới hầu hết các nước suy giảm nghiêm trọng, trong đó có cả Việt Nam [38] Tuy nhiên, đây không phải là nguyên nhân chính làm hoạt động FDI củaNhật Bản ở Việt Nam giảm sút mà còn do những nhận định của các nhà đầu

tư Nhật Bản về điều kiện nội tại của nền kinh tế Việt Nam và môi trường đầu

tư kém hấp dẫn so với các nước trong khu vực và trên thế giới Theo quanđiểm của nhiều chuyên gia kinh tế, cuộc khủng hoảng này tuy có tác động đếnViệt Nam nhưng cũng tạo ra thời cơ trong việc thu hút nguồn vốn quốc tế khicác nước khác trong khu vực đang phải đối phó với những biến động kinh tếnhưng luật đầu tư nước ngoài sửa đổi năm 1996 lại không tạo điều kiện đểkhai thác được những lợi thế này [9] Do đó, Việt Nam không đón bắt được

cơ hội thu hút dòng vốn FDI từ Nhật Bản Mặc dù trong những năm tiếp theo,Việt Nam đã có cố gắng để cải thiện môi trường đầu tư, nhất là vấn đề cấp

Ngày đăng: 26/04/2014, 10:18

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Lê Xuân Bá (cb) (2006), Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài tới tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, Nxb Khoa học và kĩ thuật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài tớităng trưởng kinh tế ở Việt Nam
Tác giả: Lê Xuân Bá (cb)
Nhà XB: Nxb Khoa học và kĩ thuật
Năm: 2006
2. Nguyễn Kim Bảo (2000), Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Trung Quốc từ 1979 đến nay, Nxb Khoa học xã hội, 117-213,Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Trung Quốc từ1979 đến nay
Tác giả: Nguyễn Kim Bảo
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
Năm: 2000
3. Bộ Công thương (7/12/2005), Việt Nam với chính sách Trung Quốc cộng một, http://www.moi.gov.vn/BForum/detail.asp?Cat=13&id=13974.Bộ kế hoạch và đầu tư (2003), Kỹ năng xúc tiến đầu tư, Nxb Chính trịquốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Việt Nam với chính sách Trung Quốccộng một", http://www.moi.gov.vn/BForum/detail.asp?Cat=13&id=13974. Bộ kế hoạch và đầu tư (2003), "Kỹ năng xúc tiến đầu tư
Tác giả: Bộ Công thương (7/12/2005), Việt Nam với chính sách Trung Quốc cộng một, http://www.moi.gov.vn/BForum/detail.asp?Cat=13&id=13974.Bộ kế hoạch và đầu tư
Nhà XB: Nxb Chính trịquốc gia
Năm: 2003
5. Bộ lao động, thương binh và xã hội (2006), Số liệu thống kế Lao động- Việc làm ở Việt Nam, Nxb Lao động-Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Số liệu thống kế Lao động-Việc làm ở Việt Nam
Tác giả: Bộ lao động, thương binh và xã hội
Nhà XB: Nxb Lao động-Xã hội
Năm: 2006
6. Bộ tài chính (21/8/2007), Đón luồng đầu tư mới, http://www.mof.gov.vn/Default.aspx?tabid=612&ItemID=45495 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đón luồng đầu tư mới
7. Ngô Hồng Diệp (9/2006), Những nhân tố tác động đến đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào ASEAN giai đoạn từ 1973 đến 2003, Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á số 7, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những nhân tố tác động đến đầu tư trực tiếpcủa Nhật Bản vào ASEAN giai đoạn từ 1973 đến 2003
8. Nguyễn Duy Dũng (2/2007), Liệu có làn sóng đầu tư thứ hai của Nhật Bản vào Việt Nam hay không?, Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á số 2, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Liệu có làn sóng đầu tư thứ hai của NhậtBản vào Việt Nam hay không
9. Tư Giang (8/2005), Chiến lược xây dựng hình ảnh quốc gia, http://www.vysa.jp/print.php?sid=408 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến lược xây dựng hình ảnh quốc gia
10. Thuý Hằng (17/1/2007), Nhà đầu tư chuyển hướng, http://csi.dddn.com.vn/Desktop.aspx/Tin-DN/Thoi-Su Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhà đầu tư chuyển hướng
11. Nguyễn Thị Thu Hiền, Phan Thu Giang (5/2007), Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam trong bối cảnh tăng cường hợp tác Trung Quốc-ASEAN, Tạp chí Công nghiệp kì 1, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thu hút đầu tư trựctiếp nước ngoài vào Việt Nam trong bối cảnh tăng cường hợp tác TrungQuốc-ASEAN
12. Dương Phú Hiệp (2/2004), Nhìn lại 30 năm quan hệ Việt Nam-Nhật Bản, Tạp chí nghiên cứu kinh tế số 1(49) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhìn lại 30 năm quan hệ Việt Nam-NhậtBản
13. Hoàng Xuân Hoà (6/2005), Một số nguyên nhân giải thể trước thời hạn đối với dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, Tạp chí nghiên cứu kinh tế số 325, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số nguyên nhân giải thể trước thời hạnđối với dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
14. Minh Hoài (7/2007), Nhìn lại bức tranh kinh tế 6 tháng đầu năm, dự báo triển vọng cả năm 2007, Tạp chí Khu công nghiệp Việt Nam, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhìn lại bức tranh kinh tế 6 tháng đầu năm, dựbáo triển vọng cả năm 2007
15. Hoài Hương (13/9/2007), Trung Quốc: Tỉ lệ lạm phát cao nhất 11 nămqua, http://www.vneconomy.vn/ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trung Quốc: Tỉ lệ lạm phát cao nhất 11 năm"qua
16. Trần Thị Thu Hương (10/2005), Hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam, Tạp chí nghiên cứu kinh tế số 329, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoàn thiện công tác quản lý nhà nướcvề đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam
17. Trần Kiên (6/2007), Triển vọng và cơ hội đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam, Tạp chí Kinh tế và dự báo số 5, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Triển vọng và cơ hội đầu tư, kinh doanh tại ViệtNam
21. Phương Loan (26/9/2007), Chi phí hành chính: Lực cản với môi trường kinh doanh Việt Nam,http://vietnamnet.vn/chinhtri/2007/09/745147/ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chi phí hành chính: Lực cản với môi trườngkinh doanh Việt Nam
22. Vũ Chí Lộc (1997), Giáo trình đầu tư nước ngoài, Nxb Giáo dục, Hà Nội.23. Luật đầu tư 2005.http://www.quehuong.org.vn/vi/nr041215095635/nr050111144245/ns060202162105 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình đầu tư nước ngoài", Nxb Giáo dục, HàNội.23. "Luật đầu tư 2005
Tác giả: Vũ Chí Lộc
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1997
24. Phan Thu Lương (9/2006), Hiệu quả của công tác đào tạo, sử dụng người lao động trong doanh nghiệp FDI, Tạp chí doanh nghiệp đầu tư nước ngoài số 5, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hiệu quả của công tác đào tạo, sử dụngngười lao động trong doanh nghiệp FDI
25. Mizuno Masumi (19/1/2007), Từ phía Trung Quốc nhìn sang Việt Nam, http://www.x-cafevn.org/forum/archive/index.php/t-4710.html Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ phía Trung Quốc nhìn sang Việt Nam

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: Xếp hạng môi trường đầu tư trong trung hạn (2000-2006). - đầu tư trực tiếp nước ngoài của nhật bản vào việt nam thực trạng và giải pháp hướng tới chiến lược trung quốc +1
Bảng 1 Xếp hạng môi trường đầu tư trong trung hạn (2000-2006) (Trang 69)
Bảng 2: Đánh giá của nhà đầu tư Nhật Bản về khả năng phân tán rủi ro của các nước châu Á năm 2006. - đầu tư trực tiếp nước ngoài của nhật bản vào việt nam thực trạng và giải pháp hướng tới chiến lược trung quốc +1
Bảng 2 Đánh giá của nhà đầu tư Nhật Bản về khả năng phân tán rủi ro của các nước châu Á năm 2006 (Trang 70)
Bảng 3: Tỉ lệ doanh nghiệp Nhật Bản có kế hoạch mở rộng đầu tư (2006) - đầu tư trực tiếp nước ngoài của nhật bản vào việt nam thực trạng và giải pháp hướng tới chiến lược trung quốc +1
Bảng 3 Tỉ lệ doanh nghiệp Nhật Bản có kế hoạch mở rộng đầu tư (2006) (Trang 71)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w