luận văn, khóa luận, chuyên đề, đề tài
Trang 1PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ
1 Tính tất yếu của đề tài
Đói nghèo là một hiện tượng phổ biến của nền kinh tế thị trường, nó tồn tại mộtcách khách quan và nó là vấn đề có tính quy luật Đặc biệt ở nước ta trong quá trìnhchuyển đổi từ một nền kinh tế quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trườngvới xuấtphát điểm thấp thì tình trạng đói nghèo lại càng không thể tránh khỏi thậm trí còn trầmtrọng và gay gắt hơn Đói nghèo không phải là cá biệt mà đã trở thành hiện tượng phổbiến ở khắp các vùng trong phạm vi toàn quốc từ thành thị đến nông thôn, nhất là vùngsâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số
Trong những năm qua, thực hiện công cuộc đổi mới do Đảng khởi xướng đãđưa nền kinh tế đất nước đạt được những thành tựu đáng kể Trước hết là sản xuấtnông nghiệp và phát triển nông thôn, năng suất và sản lượng các sản phẩm trồng trọt
và chăn nuôi tăng khá nhanh Từ một nước phải lo nhập khẩu lương thực, nước ta đãtrở thành nước xuất khẩu gạo đứng thứ hai trên thế giới Cơ cấu sản phẩm nông nghiệpnói riêng và cơ cấu sản xuất nông thôn nói chung đã từng bước chuyển dịch hướng tớiphát triển một nền nông nghiệp hàng hoá, đồng thời đã xuất hiện nhiều mô hình mớitrong sản xuất nông nghiệp và dịch vụ ở nông thôn như: Các làng nghề truyền thống,các trang trại, các tổ hợp dịch vụ Đời sống của người nông dân dần đước cải thiện vềmọi mặt
Song cùng với sự phát triển đó sự phân hoá giữa giàu nghèo có xu hướng ngàycàng tăng, một bộ phận dân cư vươn lên làm ăn có hiệu quả trong cơ chế thị trường thunhập cao trở lên giàu có, bên cạnh đó không ít người do môi trường điều kiện tự nhiên,khí hậu khắc ngiệt, địa hình phức tạp thiên tai mất mùa và nhiều nguyên nhân khácdẫn tới ngưỡng cửa đói nghèo
Một trong những yêu cầu bức xúc hiện nay đang là vấn đề nổi cộm lên như mộttrở ngại lớn đối với hộ nông dân nghèo là thiếu vốn phục vụ cho sản xuất nhất là vốncho các hộ nông dân nghèo có điều kiện sản xuất nhưng đang trong tình trạng thiếuvốn, nghèo đói
Trang 2Để giải quyết vấn đề đó nhà nước đã có những chính sách thích đáng nhằm mụctiêu xoá đói giảm nghèo và việc thành lập Ngân hàng Chính sách xã hội là một trongnhững động lực góp phần nâng cao hiệu quả của mục tiêu đó,ổn định xã hội , tạo rabước tiến quan trọng về phát triển nông nghiệp nông thôn, nâng cao đời sống củangười dân, đặc biệt là các hộ nghèo vùng sâu, vùng xa, kém phát triển.
Tuy nhiên để ngân hàng hoạt động có hiệu quả thì phải cần có nhiều điều kiệnnhư vốn lớn muốn như vậy thì phải có những chính sách, những biện pháp huy độngvốn cụ thể bên cạnh những phương hướng hoạt động cụ thể, cách thức triển khai hoạtđộng như thế nào cho đạt hiệu quả nhất đó
Xuất phát từ những vấn đề đó, qua tìm hiểu và tra cứu em đã lựa chọn đề tài
này: “Cho vay vốn hộ nghèo tại Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội Tuyên Hóa” làm
luận văn tốt nghiệp của mình
2 Mục đích nghiên cứu của đề tài
Mục đích nghiên cứu của đề tài là tìm hiểu, làm rõ tình hình cho vay vốn hộnghèo cũng như thực trạng cho vay và sử dụng vốn vay của các hộ nghèo tạiNHCSXH Tuyên Hóa để từ đó đưa ra giải pháp nhằm giải quyết những vấn đề thựctiễn để cho đồng vốn của Ngân Hàng đến với hộ nghèo ngày càng nhiều hơn, nhanhhơn, an toàn hơn và có hiệu quả hơn
3 Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được mục đích ngiên cứu trên, tôi đã sử dụng những phương pháp sau:
- Phương pháp duy vật biện chứng làm phương pháp luận và là phương pháp
cơ sở của phương pháp khác
- Phương pháp chuyên gia
- Phương pháp thống kê và thu thập số liệu
+ Số liệu thứ cấp: được lấy từ niên giám thống kê 2009 và các báo cáo củaNHCSXH huyện để phục vụ cho việc phân tích tình hình cho vay, dư nợ vay, nợ quáhạn
+ Số liệu sơ cấp: để có số liệu phân tích thực trạng sử dụng vốn vay của các hộ,tôi đã tiến hành phỏng vấn 50 hộ ở thị trấn Đồng Lê và xã Thanh Thạch bằng phương
Trang 3- Phương pháp so sánh: dùng để đánh giá sự biến động về doanh số vay, dư nợvay, dư nợ quá hạn, tỷ lệ nợ quá hạn,…
- Phương pháp phân tích kinh tế
- Một số phương pháp khác
4 Giới hạn của đề tài
Đề tài tìm hiểu và đánh giá thực trạng của hoạt động cho vay và sử dụng vốnvay của hộ nghèo ở NHCSXH Tuyên Hóa qua 3 năm (2007-2009) Bên cạnh đó tôichọn 50 hộ nghèo có vay vốn để điều tra, khảo sát nhằm nâng cao tính thực tiễn của đềtài Do thời gian thực tập có hạn và trình độ khả năng chuyên môn còn hạn chế, vì vậytrong quá trình nghiên cứu và hoàn thành đề tài này chắc chắn không thể tránh khỏinhững thiếu sót, khiếm khuyết Mong quý thầy cô và các bạn góp ý để đề tài này đượchoàn thiện hơn
Trang 4
PHẦN II NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG I
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ CHO VAY VỐN HỘ NGHÈO
1.1 KHÁI NIỆM VÀ QUAN ĐIỂM VỀ NGHÈO ĐÓI
1.1.1 Khái niệm
Nghèo diễn tả sự thiếu cơ hội để có thể có sống một cuộc sống tương ứng vớicác tiêu chuẩn tối thiểu nhất định Thước đo tiêu chuẩn này và các nguyên nhân dẫn đếnnghèo nàn thay đổi theo từng địa phương và theo thời gian Tổ chức Y tế Thế giới địnhnghĩa nghèo theo thu nhập Theo đó một người là nghèo khi thu nhập hàng năm ít hơnmột nửa mức thu nhập bình quân trên dầu người hàng năm (Theo bách khoa toàn thư)
Khái niệm nghèo đói được hiểu theo hai quan điểm: Nghèo đói tuyệt đối vànghèo đói tương đối
Nghèo đói tuyệt đối: xảy ra khi thu nhập của một người hoặc một hộ gia đìnhgiảm xuống thấp hơn giới hạn nghèo đói (tiêu chí nghèo đói) được định nghĩa là: “Mộtđiều kiện sống đặc trưng bởi sự suy dinh dưỡng, mù chữ bệnh tật đến nỗi thấp hơnmức được cho là hợp lý của một con người” (Theo Ngân hàng Thế giới)
Nghèo đói tương đối: tức là cảm giác bị thua thiệt khi so sánh cuộc sống vớinhững người xung quanh (về mức sống , về mức hưởng thụ) Nghèo đói tương đốimang tính chất tâm lý
Đánh giá nghèo đói phụ thuộc rất nhiều vào chính sách và giải pháp của từngnơi Ngày nay nghèo đói tương đối được chú trọng nhiều hơn để có giải pháp thu hẹpkhoảng cách giữa giàu và nghèo
1.1.2 Quan điểm về nghèo đói
Theo báo cáo tóm tắt của Thủ tướng chính phủ tháng 8/2005 về Việt Nam thựchiện các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ: hiện nay, có hai quan điểm khác nhau vềngười nghèo đói:
Trang 5Một là, người nghèo đói là người hèn kém , không biết làm ăn nên qua bao đời
họ luôn thất bại trong cuộc sống, do đó cần phải cứu giúp họ
Quan điểm này đứng trên nhìn xuống, coi thường người nghèo, đưa tay cứu vớt
họ, không tin tưởng ở họ, hạn chế việc khai thác tiềm năng của 20% nhân loai
Hai là, người nghèo cũng là con người, cũng được sinh ra như những ngườikhác, chẳng qua họ không có cơ hội dể làm những điều mà người khá giả cũng làmđược Đói nghèo đã cướp đi quyền con người, do đó nếu tạo ra được cơ hội cho họ đểvượt qua nghèo đói thì họ có thể làm được những điều mà người khác cũng làm được
Quan điểm này tôn trọng người nghèo, đặt niềm tin vào họ nên đã giúp họ pháthuy khả năng vào sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước
Người nghèo đói ở Việt Nam cũng như ở các nước khác trên thế giới nhìnchung đều có khả năng biết làm ăn, có tính tự trọng và muốn vươn lên thoát khỏi đóinghèo, đặc biệt là người Việt Nam phần lớn đều cần cù lao động, cố gắng vượt khókhăn Chỉ có một bộ phận nhỏ người nghèo là do lười nhác lao động, thiếu ý thức làm
ăn mang tính ỷ lại vào trợ cấp Nhà Nước và có thói hư tật xấu như cờ bạc, rượu chè,
…
1.1.3 Đặc điểm của những người nghèo
Người nghèo sống tập trung chủ yếu ở các vùng ven thành thị và nông thôn.Đặc điểm của người nghèo ở nông thôn khác với thành thị Người nghèo ở nông thônsống chủ yếu dự vào đất đai và sức lao động, mà thu nhập chính chủ yếu dựa vào năngsuất, sản lượng của ngành nông nghiệp, trong đó chủ yếu dựa vào ngành trồng trọt vàngành chăn nuôi Còn ở thành thị người nghèo đói phải đi làm thuê, bán sức lao động
để nuôi sống bản thân họ, không được người khác thuê họ sẽ thiếu ăn, thiếu mặc,…
Ở nông thôn người nghèo thường sống ở những nơi xa xôi, hẻo lánh, rời xacộng đồng; canh tác trên những vùng đất bạc màu, cằn cỗi bởi họ thiếu sự chăm sóccho đất, làm năng suất sản xuất thấp là điều không thể tránh khỏi Cơ hôi để họ có thunhập từ hoạt động sản xuất nông nghiệp phụ thuộc vào thời vụ, thời tiết, giá cả,…chính vì thế nó tác động mạnh đến đời sống của người nghèo đói
Theo nghị định 22 tháng 3/2005 về Ngiên cứu các qui định pháp qui về hoạtđộng tín dụng quy mô nhỏ nhìn chung người nghèo những đặc điểm sau đây:
Trang 6- Thứ nhất, gần 80% người nghèo làm việc trong khu vực nông nghiệp và sống
ở nông thôn Xác suất là hộ nghèo của các hộ gia đình sống dựa vào nghề nông caohơn các hộ phi nông nghiệp là khoảng 8%
- Thứ hai, người nghèo thường có trình độ học vấn thấp hơn đại bộ phân dân cư.Các số liệu thống kê cho rằng khoảng 90% người nghèo có trình độ phổ thông cơ sởhoặc thấp hơn Điều này được giải thích rằng trình độ học vấn thấp của các hộ nghèolàm giảm lợi tức từ tài sản và nguồn lực họ có, và ngăn cản họ tìm kiếm các công việctốt hơn trong các ngành trả lương cao
- Thứ ba, người nghèo thường có ít hoặc không có đất đai và tài sản khác, chínhđiều này làm cho họ gặp khó khăn trong quá trình làm ăn, không tận dụng được các cơhội có lợi từ bên ngoài
- Thứ tư, phần lớn người nghèo sống ở khu vực nông thôn,các vùng xa xôi hẻolánh nên dễ bị thiên tai tác động, là những nơi có cơ sở hạ tầng vật chất và xã hộitương đối kém phát triển do mức thu nhập của họ rất thấp và không ổn định, họ cókhả năng tiết kiệm thấp Do mức thu nhập của họ rất thấp và khó có thể đương đầuvới tình trạng mất mùa, mất việc làm, thiên tai, suy sụp sức khoẻ và các tai họa tiềmnăng khác
1.2 TÍN DỤNG ĐỐI VỚI CÁC HỘ NGHÈO
1.2.1 Khái niệm hộ nghèo
Hộ nghèo là hộ gia đình có thu nhập thấp bình quân đầu người theo tiêu chí quyđịnh được chính phủ công bố từng thời kì
Cụ thể, theo Quyết định số 170/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 8tháng 7 năm 2005 về việc ban hành chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2006-2010,tiêu chí được quy định như sau:
- Đối với khu vực thành thị: Hộ nghèo là những hộ gia đình có mức thu nhậpbình quân đầu người một tháng dưới 260.000 đồng
- Đối với khu vực nông thôn: Hộ nghèo là những hộ gia đình có mức thu nhậpbình quân đầu người một tháng dưới 200.000 đồng
Từ khái niệm về hộ nghèo phản ánh 3 khía cạnh chủ yếu của hộ nghèo
Trang 7- Có mức sống thấp hơn mức sống trung bình của cộng đồng dân cư
- Thiếu cơ hội lựa chọn tham gia vào quá trình phát triển cộng đồng
Tư tưởng nhất quán của Đảng Cộng Sản Việt Nam thể hiện trong các văn kiệnĐại hội Đảng lần thứ VII, VIII và Đại hội IX là:
- Cùng với quan điểm mới, tăng trưởng kinh tế phải tiến hành công cuộcxóa đói giảm nghèo, thực hiện công bằng xã hội, bình đẳng giới, giảm sự phânhóa giàu nghèo
- Khuyến khích nhân dân làm giàu hợp pháp, đi đôi với xóa đói giảm nghèo bềnvững, chú trọng phát triển nông nghiệp nông thôn
- Xóa đói giảm nghèo là một chủ trương lớn, một quyết sách lớn của Đảng vàNhà nước, xóa đói giảm nghèo là một cuộc cách mạng xã hội sâu sắc, là phong tràocủa quần chúng, nhất là ở địa phương, cơ sở
1.2.2 Khái niệm và phân loại tín dụng
Khái niệm: tín dụng là một phạm trù kinh tế, thể hiện quan hệ chuyển nhượngquyền sử dụng tư bản giữa người cho vay và người đi vay trên ba nguyên tắc: có hoàntrả, có thời hạn và có đền bù
Đối tượng tín dụng là vốn vay, là tư bản “ lưu động” ở dạng thể lý (hàng hoá, vậttư) hay dạng tài chính (tiền giao dịch, tiền tín dụng) được sử dụng với mục đích tạo lãi
Chủ thể tham gia tín dụng bao gồm các cá nhân và tổ chức hợp pháp đóng vaitrò bên đi vay hoặc bên cho vay
Phân loại: Phân loại tín dụng căn cứ vào: thời hạn tín dung (ngắn hạn, trunghạn, dài hạn) đối tượng tín dụng (tín dụng vốn lưu động, tín dụng cố định), mục đích(tín dụng để sản xuất và lưu thông hàng hoá, tín dụng tiêu dùng), chủ thể quan hệ tíndụng (tín dụng thương mại, tín dụng ngân hàng, tín dụng nhà nước)
1.2.3 Đặc điểm tín dụng đối với những người nghèo
Tín dụng hộ nghèo mang tính chất tài trợ lãi suất ưu đãi về thời hạn Cần có sựchỉ đạo của đoàn thể ban ngành địa phương phổ biến đến từng hộ cho dân biết và thựchiện đúng
- Tín dụng cấp mức tối đa là 30 triệu đồng
- Thời gian hoàn vốn tùy theo thời hạn vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn
Trang 8- Cho vay thông qua các Tổ tiết kiệm và vay vốn ở thôn, bản, tiểu khu.
Ngân hàng CSXH cho vay ưu đãi đối với hộ nghèo nhằm phục vụ sản xuất kinhdoanh, cải thiện đời sống, góp phần thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xóa đóigiảm nghèo và việc làm, ổn định xã hội
1.2.4 Tín dụng cho XĐGN, sự cần thiết phải có tín dụng ưu đãi
Đói nghèo là một vấn đề mang tính toàn cầu Nếu vấn đề đói nghèo không giảiquyết được thì không một mục tiêu nào mà cộng đồng quốc tế, quốc gia đặt ra như hoàbình, ổn định, công bằng xã hội có thể giải quyết được Những năm gần đây, nhờchính sách đổi mới, nền kinh tế nước ta tăng trưởng nhanh, đời sống của đại bộ phậnnhân dân đã được nâng lên một cách rõ rệt Song, một bộ phận không nhỏ dân cư, đặcbiệt là dân cư ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa đang chịu cảnh đói, rét, chưa đảm bảođược những điều kiện tối thiểu của cuộc sống Sự phân hoá giàu nghèo đã và đangdiễn ra mạnh mẽ, là vấn đề xã hội cần đặc biệt quan tâm
Việc thành lập NHCSXH là một chủ trương lớn, có ý nghĩa chiến lược củaĐảng và Nhà nước ta để giải quyết vấn đề xoá đói giảm nghèo trong điều kiện pháttriển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa Nhưng sự phát triểntheo định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN) đòi hỏi tăng trưởng kinh tế phải đi đôi vớitiến bộ và công bằng xã hội Trong quá trình chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tậptrung, bao cấp sang nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, Đảng và Nhà nước
có chủ trương khuyến khích mọi người dân làm giàu không trái Pháp luật, đồng thờihết sức quan tâm xoá đói giảm nghèo, khắc phục tình trạng phân hoá giàu nghèo quánhanh dễ dẫn tới mất ổn định xã hội, không bảo đảm sự phát triển bền vững Trongviệc thực hiện chủ trương đó, tín dụng NHCSXH là một công cụ quan trọng và hữuhiệu để góp sức xoá đói giảm nghèo Làm cho tỷ lệ hộ đói nghèo ở nước ta hàng nămgiảm dần và số hộ thoát khỏi đói nghèo tăng lên
Phải khẳng định rằng: Còn tỷ lệ hộ đói nghèo, còn lưu thông tiền tệ thì sự tồntại của tín dụng NHCSXH là tất yếu khách quan
Mặt khác, xoá đói giảm nghèo là một trong những nhiệm vụ quan trọng củaĐảng và Nhà nước ta trong những năm qua và cả giai đoạn sắp tới Xuất phát từ tầm
Trang 9quan trọng hàng đầu Những năm 90, chúng ta thực hiện công tác xóa đói giảm nghèobằng chương trình mục tiêu quốc gia Năm 2002, Chính phủ phê chuẩn chiến lược toàndiện về tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo, trong đó cho vay người nghèo là một trong
ba giải pháp lớn của Chính phủ để thực hiện triển khai công tác xóa đói giảm nghèo.Giai đoạn từ năm 1995 đến 2002 là nhiệm vụ của Ngân hàng phục vụ người nghèo và
từ năm 2003 cho đến nay là NHCSXH được hoạt động theo Quyết định TTg, ngày 04/10/2002 của Thủ tướng Chính phủ
131/2002/QĐ-* Tóm lại:
Tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo đã góp phần mang lại hiệu quả kinh tế - xãhội to lớn đối với đất nước nói chung và vùng có điều kiện khó khăn, thể hiện qua cácđiểm sau:
+ Thực hiện tốt chương trình mục tiêu xóa đói giảm nghèo, góp phần thúc đẩychuyển dịch cơ cấu kinh tế các vùng nghèo, vùng có điều kiện khó khăn
+ Vốn tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo, học sinh, sinh viên, xuất khẩu lao động
và các đối tượng chính sách khác đã giúp cho người nghèo vươn lên thoát nghèobằng việc tăng gia sản xuất, chi phí cho con cái học hành, có điều kiện áp dụng khoahọc kỹ thuật vào sản xuất, tính toán làm ăn, yên tâm tin tưởng và quyết tâm vượt quađói nghèo
+ Vốn tín dụng ưu đãi được uỷ thác cho vay thông qua các tổ chức chính trị - xãhội, qua đó các tổ chức này gắn kết với nhiều hội viên, nâng cao trách nhiệm đối vớingười nghèo, góp phần củng cố hệ thống chính trị cơ sở
+ Việc thực hiện một cách nhất quán, bền vững chính sách tín dụng ưu đãi đã
và đang góp phần quan trọng tạo lập các yếu tố thị trường tài chính - tín dụng giữa cácvùng, mở ra cơ hội ngày càng lớn cho việc huy động các nguồn vốn có lãi suất thấp đểđầu tư vào sản xuất, kinh doanh, xoá đói giảm nghèo Hộ nghèo đang từng bước làmquen các dịch vụ Ngân hàng truyền thống và hiện đại
+ Tín dụng NHCSXH và tín dụng NHTM đã và đang được tách bạch, tạo điềukiện cho NHTM Nhà nước và NHCSXH hoạt động có hiệu quả, không cản trở vàchồng chéo Góp phần thúc đẩy và phát triển, mở mang sản xuất hàng hoá, chuyểndịch cơ cấu kinh tế nông thôn, phát triển và xoá bỏ dần sản xuất tự cung, tự cấp, tạo
Trang 10khả năng ổn định và nâng cao cuộc sống, giảm dần tỷ lệ đói nghèo, tạo ra nhiều sảnphẩm góp phần vào việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế chung của đất nước
1.3 MỘT SỐ NỘI DUNG CHÍNH TRONG HOẠT ĐÔNG CHO VAY VỐN HỘ NGHÈO CỦA NHCSXH
1.3.1 Nguyên tắc vay vốn
- Sử dụng đúng mục đích xin vay
- Hoàn trả nợ gốc và lãi vốn vay đúng thời hạn đã thỏa thuận
1.3.2 Mục đích cho vay và đối tượng áp dụng
NHCSXH cho vay ưu đãi đối với hộ nghèo nhằm phục vụ sản xuất kinh doanh,tăng thu nhập, cải thiện đời sống, xóa đói giảm nghèo, ổn định xã hội
Đối tượng áp dụng: Sở giao dịch, các chi nhánh, đơn vị thuộc hệ thốngNHCSXH và các tổ chức nhận uỷ thác cho vay của NHCSXH(sau đây gọi tắt là bênvho vay) Khách hàng vay vốn là hộ nghèo
1.3.3 Điều kiện vay vốn
Bên cho vay xem xét và quyết định cho vay khi hộ nghèo có đủ các điều kiện sau:
- Có hộ khẩu thường trú hoặc có đăng kí tạm trú dài hạn tại địa phương nơi cho vay
- Có tên trong danh sách hộ nghèo ở xã (phường, thị trấn) sở tại theo chuẩn hộnghèo do Bộ lao động - Thương binh và xã hội công bố từng thời kì
- Hộ vay không phải thế chấp tài sản và được miễn lệ phí làm thủ tục vay vốnnhưng phải là thành viên Tổ tiết kiệm và vay vốn, được tổ bình xét, lập thành danhsách đề nghị vay vốn có xác nhận của UBND cấp xã
- Chủ hộ hoặc người thừa kế được ủy quyền giao dịch là người đại diện hộ giađình chịu trách nhiệm trong mọi quan hệ với Bên cho vay, là người trực tiếp ký nhận
nợ và chịu trách nhiệm trả nợ ngân hàng
1.3.4 Loại cho vay và thời hạn cho vay
- Cho vay ngắn hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay đến 12 tháng
- Cho vay trung hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay từ trên 12 tháng đến
60 tháng
Bên cho vay và hộ vay thỏa thuận về thời hạn cho vay căn cứ vào:
Trang 11- Chu kì sản xuất, kinh doanh( đối với sản xuất, kinh doanh, dịch vụ)
- Khả năng trả nợ của hộ vay
- Nguồn vốn cho vay của NHCSXH
1.3.5 Mức cho vay và lãi suất cho vay
Mức cho vay đối với từng hộ nghèo căn cứ vào: nhu cầu vốn, vốn tự có và khảnăng hoàn trả nợ của hộ vay Mỗi hộ có thể vay vốn một lần hay nhiều lần nhưng tổng
dư nợ không vượt quá mức dư nợ cho vay tối đa đối với một hộ nghèo do HĐQT Ngânhàng CSXH quyết
- Lãi suất cho vay ưu đãi đối với hộ nghèo 0,65%/ tháng
- Ngoài lãi suất cho vay, hộ nghèo vay vốn không phải trả thêm bất kì mộtkhoản phí nào khác
- Lãi suất nợ quá hạn được tính bằng 130% lãi suất khi cho vay
1.3.6 Phương thức cho vay
Bên cho vay áp dụng phương thức cho vay từng lần Mỗi lần vay vốn, hộ nghèo
và Bên cho vay thực hiện đầy đủ các thủ tục cần thiết theo quy định tại văn bản này
1.3.7 Bộ hồ sơ cho vay
Bộ hồ sơ cho vay được NHCSXH cấp miễn phí và thống nhất theo mẫu in sẵntrên phạm vi toàn quốc
1.3.8 Quy trình thủ tục cho vay
- Hộ nghèo tự nguyện gia nhập tổ TK&VV
- Viết giấy đề nghị vay vốn ( mẫu số 01/CVHN ) gửi tổ trưởng tổ tiết kiệm vàvay vốn
- Tổ TK&VV bình xét hộ được vay, lập danh sách hộ nghèo đề nghị vay vốn vàgửi lên UBND xã
- UBND xã xác nhận và chuyển danh sách lên Ngân hàng
- Ngân hàng xét duyệt và thông báo các hộ được vay, lịch giải ngân, địa điểmgiải ngân cho UBND xã
- UBND xã thông báo kết quả của Ngân hàng đến đơn vị nhân uỷ thác
- Đơn vị nhận uỷ thác thông báo cho tổ TK&VV kết quả phê duyệt của Ngânhàng, thời hạn và địa điểm giải ngân đến các hộ vay vốn
Trang 12- Ngân hàng thực hiện giải ngân đến từng hộ nghèo vay vốn
1.4 HỆ THỐNG CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ CỦA HOẠT ĐÔNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG
- Doanh số cho vay: Đây là chỉ tiêu phản ánh lượng vốn được ngân hàng tiếnhành giải ngân trong thời gian cụ thể
- Doanh số thu nợ: Là chỉ tiêu giúp cho ngân hàng đánh giá ảnh hưởng của côngtác tín dụng đối với nền kinh tế
Doanh số thu nợ trong kỳ = (Dư nợ đầu kì + Doanh số cho vay trong kỳ - Dư
nợ cuối kỳ)
- Tỷ lệ thu nợ = (Tổng doanh số thu nợ/Tổng doanh số cho vay)× 100
Chỉ tiêu này phản ánh khả năng thu hồi nợ của ngân hàng, chỉ tiêu này cànglớn thể hiện công tác tín dụng của ngân hàng càng tốt
- Tỷ lệ nợ quá hạn = ( Tổng dư nợ quá hạn/Tổng dư nợ chung)× 100
Tỷ lệ nợ quá hạn phản ánh tình hình hoàn thành cam kết trả nợ vay của hộnghèo vay vốn, đồng thời phản ánh tỷ lệ thu hồi nợ của ngân hàng
- Hệ số vòng quay tín dụng = Doanh số thu nợ/ Dư nợ bình quân
Là chỉ tiêu biểu hiện trong một thời gian nhất định thì vốn tín dụng quay đượcbao nhiêu vòng Chỉ tiêu này càng cao phản ánh tốc độ chu chuyển vốn càng lớn, điều
đó có nghĩa là hoạt động của ngân hàng càng có hiệu quả, ngân hàng đã sử dụng triệt
để mọi nguồn vốn để cho vay từ dó nâng cao mức lợi nhuận
- Hệ số sử dụng vốn: Là tỷ lệ giữa tổng dư nợ trong hạn trên tổng vốn kinhdoanh, tỷ lệ này càng cao thì hiệu quả càng tốt
- Số dư nợ: Số dư nợ chính là số nợ được cho vay nhưng chưa thu về được,phản ánh tình hình vốn, quy mô kinh doanh của ngân hàng
- Tỷ lệ lãi trong doanh thu = (Lợi nhuận/Doanh thu))× 100
Chỉ tiêu này cho thấy cứ 100 đồng doanh thu thì có bao nhiêu đồng lợi nhuận
Tỷ lệ lãi trong doanh thu là chỉ tiêu tương đối phản ánh mối quan hệ giữa lợi nhuận vàdoanh thu, là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá kết quả kinh doanh của doanh nghiệp nóichung và ngân hàng nói riêng
Trang 131.5 HIỆN TRẠNG TÍN DỤNG Ở NÔNG THÔN VIỆT NAM NÓI CHUNG VÀ ĐỐI TƯỢNG NGƯỜI NGHÈO NÓI RIÊNG.
Trong chiến luợc phát triển kinh tế của Việt Nam, phát triển nông nghiệp vànông thôn là nhiệm vụ quan trọng quyết định sự thành baị của sự nghiệp Công nghiệphoá, hiện đại hoá đất nước Nhiệm vụ này ngày càng cấp bách hơn trong thời kỳ hộinhập kinh tế quốc tế, đặc biệt là sau khi Việt Nam gia nhập WTO Hiện nay Việt Nam
có khoảng hơn 70% dân số sống ở nông thôn , phần lớn trong số đó là người nghèo vàthiếu vốn là khó khăn lớn nhất để thoát nghèo Việt Nam đang rất cần một hệ thống tíndụng nông thôn vững mạnh để cải thiện kinh tế xã hội, đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạtđộng kinh tế nhằm nâng cao đời sống ở nông thôn, tạo đà phát triển kinh tế xã hội Vìthế, việc mang tín dụng đến với người dân một cách có hiệu quả được xem là mộttrong những giải pháp then chốt đảm bảo sự thành công của sự nghiệp hiện đại hoánông nghiệp nông thôn
Hoạt động tín dụng nông nghiệp, nông thôn thời gian gần đây đã có nhữngbước phát triển nhất định Mạng lưới cho vay nông nghiệp, nông thôn ngày càng mởrộng, thể hiện ở việc các NHTM như NHNNo&PTNT, Ngân hàng chính sách xã hội,
Hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân, các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể đều mở rộngmạng lưới cho vay trong lĩnh vực này Nguồn vốn, doanh số cho vay và dư nợ tín dụngngày càng tăng (đến 31/10/2008, dư nợ cho vay lĩnh vực này đạt 294.853 tỷ đồng,chiếm 23% tổng dư nợ cho vay nền kinh tế) Trong đó, NHCSXH là ngân hàng chủlực trong việc đưa nguồn vốn nhanh nhất tới các huyện nghèo, bất kể vùng xa, vùngsâu, vùng đặc biệt khó khăn đến mấy, góp phần đảm bảo an sinh xã hội Tính đến hếtnăm 2009 tổng dư nợ của NHCSXH tại 62 huyện nghèo đạt 6.575 tỷ đồng, tăng so vớinăm 2008 là 2.698 tỷ đồng, đạt 85% kế hoạch tăng trưởng Có trên 530 ngàn kháchhàng đang vay vốn tín dụng, trong đó số hộ nghèo là hơn 340 ngàn hộ, hộ gia đìnhSXKD VKK là 64 ngàn hộ, gần 30 ngàn HSSV có hoàn cảnh khó khăn và các chươngtrình khác xấp xỉ 100 ngàn hộ Trong năm qua, vốn tín dụng cũng đã giúp cho trên 10ngàn hộ nghèo vay vốn ở 62 huyện nghèo nhất nước thoát khỏi ngưỡng nghèo.[4]
Ngân hàng CSXH đã ban hành văn bản số 316/NHCS – KH ngày 002/05/2003
về hướng dẫn nghiệp vụ cho vay đối với hộ nghèo, hộ vay không phải thế chấp tài
Trang 14sản,được miễn lệ phí làm thủ tục vay vốn nhưng phải là thành viên của tổ tiết liệm vàvay vốn được bình xét, lập danh sách đề nghị vay vốn có xác nhận của UBND xã.
Như vậy, từ khi ra đời đến nay, NHCSXH đã giải quyết cho một bộ phận lớn
hộ nghèo thiếu vốn được vay vốn tiến hành sản xuất góp phần quan trọng cho công tácXĐGN Tuy nhiên, trong thực tế hoạt đông của NHCSXH còn nhiều vấn đề phải đượcquan tâm nghiên cứu để có giải pháp từ cấp vĩ mô
1.6 CHỦ TRƯƠNG CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC VÀ CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG TRONG CÔNG TÁC CHO VAY VỐN ĐỐI VỚI HỘ NGHÈO
XĐGN luôn là một mục tiêu được Đảng bộ và chính quyền địa phương đặt lênhàng đầu Và đã có những chương trình như: chương trình 135 đầu tư cho các xã đặcbiệt khó khăn, định canh định cư…
Thực hiện chủ trương của Huyện uỷ, chương trình XĐGN và giải quyết việclàm trên địa bàn huyện đã triển khai tích cực và có hiệu quả, tỷ lệ hộ đói nghèo giảm
từ 37,95% năm 2006 xuống con 29,53% năm2009, tình trạng thất nghiệp và thiếu việclàm đều giảm so với năm trước Tuy tỷ lệ hộ nghèo giảm nhưng chất lượng giảmnghèo chưa bền vững, nguy cơ tái nghèo còn cao Chênh lệch thu nhập giữa ngườigiàu và người nghèo, giữa thành thị và nông thôn còn khá cao
Trong những năm qua, được sự chỉ đạo của huyện uỷ, UBND huyện đã thànhlập Ban đại diện Hội đồng quản trị NHCSXH, cùng sự ủng hộ của các cơ quan đoànthể huyện đã tạo điều kiện để NHCSXH huyện hoàn thành tố nhiệm vụ cho vay vốn hộnghèo và các đối tượng chính sách khác, nhanh chóng đưa các chủ trương của Đảng vàNhà nước đi vào thực tế, cụ thể là:
- Quyết định số 170/2005/QĐ – TTg của Thủ tướng Chính phủ ra ngày8/7/2005 “ Về việc ban hành chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2006-2010”
- Quyết định số 62/2004/QĐ – TTg của Thủ tướng Chính phủ “Về tín dụngthực hiện chiến lược quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn” và côngvăn số 1411/NHCS – KHNV ngày 3/8/2006 của Tổng giám đốc NHCSXH Việt Nam
về việc “Hướng dẫn nghiệp vụ cho vay chương trình NS&VSMTNT”
Trang 15Ngân hàng CSXH huyện đã có nhiều cố gắng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụđược giao, tốc độ tăng trưởng cao, năng lực tài chính từng bước được nâng lên, cơ bảnđáp ứng nhu cầu vốn cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn, tạodựng lòng tin đối với đông đảo quần chúng nhân dân, từng bước khẳng định vị thế củaNgân hàng trong việc thực hiện kênh tín dụng ưu đãi, góp phần tích cực vào công cuộcXĐGN trên địa bàn
Trang 16
CHƯƠNG II THỰC TRẠNG CHO VAY VÀ SỬ DỤNG VỐN VAY HỘ NGHÈO TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HUYỆN TUYÊN HÓA
2.1 TÌNH HÌNH CƠ BẢN VỀ HUYỆN TUYÊN HÓA
2.1.1 Điều kiện tự nhiên
Tuyên Hoá là một huyện miền núi nằm về phía Tây Bắc tỉnh Quảng Bình.Toạ độ địa lý: 17o 45’đến 18o 5' B; 105o37’ đến 106o 15’ Đ Phía Bắc giáp huyệnHương Khê và huyện Kỳ Anh tỉnh Hà Tĩnh, phía Nam giáp huyện Bố Trạch, phíaĐông giáp huyện Quảng Trạch, phía Tây và Tây Nam giáp với huyện Minh Hoá vànước bạn Lào (có đường biên giới dài 3,5 km)
Diện tích tự nhiên: 1149,41 km2
Địa hình Tuyên Hoá dài và hẹp trải dọc theo các nguồn phát nguyên của sôngGianh theo hướng Tây Bắc – Đông Nam kẹp giữa hai dãy núi cao, có hình lòng mángnghiêng về phía Đông Nam nằm giữa triền thoải của hai dãy núi Đông Trường Sơn vàNam Hoành Sơn
2.1.2 Tình hình dân số và lao động
Theo báo cáo dân số và niên giám thống kê huyện năm 2009 Tổng số dântoàn huyện năm 2007 là 81.580 người, dân tộc ít người 579 người chiếm 0,7% tổngdân số toàn huyện Tỷ lệ tăng dân số 1,3% cao hơn mức bình quân chung của tỉnh là0,1% Mật độ dân số 71 người/ km2 là huyện có mật độ thấp thứ hai của tỉnh, lại phân
bố không đều giữa các vùng, các xã trong huyện Tổng số lao động của huyện năm
2007 là 37.600 người Số lao động không có việc làm 1.900 người chiếm 5%, số laođộng thiếu việc làm 5.600 người chiếm 14,9% Trong tổng số lao động có trình độ đạihọc, cao đẳng 440 người, trung học chuyên nghiệp 2.745 người, công nhân kỹ thuật có1.990 người
Kinh tế kém phát triển, chuyển dịch cơ cấu kinh tế chậm nên lao động củahuyện tập trung chủ yếu trong ngành nông nghiệp 29.100 người chiếm 81,5%, côngnghiệp, xây dựng chỉ có 2.300 người chiếm 6,2%, dịch vụ 4.400 người chiếm 12,3%
Trang 17Qua bảng số liệu ta thấy tổng số LĐ trên địa bàn huyện đã được bổ sung thêmmột lực lượng lớn mạnh, chủ yếu là LĐ trẻ Năm 2008, Tổng LĐ là 83.319 LĐ, sangnăm 2009 là 42.349 LĐ, tăng 2.459 LĐ (tăng 6,16%).
Điều đáng quan tâm là dù mật độ dân số thấp nhưng diện tích đất nông nghiệprất hạn chế, ngành nghề lại chưa phát triển nên hằng năm lực lượng lao động chưađược sử dụng hợp lí, tình trạng chung là còn thừa lao động thiếu việc làm Bên cạnh
đó huyện có lực lượng lao động là dân tộc thiểu số với trình độ nhận thức, trình độ dântrí thấp với những hủ tục lạc hậu vẫn còn duy trì Những khó khăn này sẽ là một trongnhững thách thức của công cuộc phát triển kinh tế-xã hội của huyện
BẢNG 1: TÌNH HÌNH DÂN SỐ VÀ LAO ĐỘNG HUYỆN TUYÊN HÓA
QUA 3 NĂM (2007-2009)
2007
Năm2008
Năm2009
(Nguồn : Niên giám thống kê và báo cáo dân số năm 2009 của huyện Tuyên Hóa)
Tuy nhiên, ưu điểm nổi bật về nguồn lao động của huyện là hầu hết đều có đứctính cần cù chịu thương chịu khó Lao động các xã vùng bãi bồi ven sông khá thạo vớinghề trồng lúa, vùng đồi núi có kinh nghiệm về rừng, chăn nuôi gia súc lớn, trồng câycông nghiệp Ngoài ra dân cư các vùng đều biết một số nghề tiểu thủ công nghiệp nhưlàm đồ mây tre, đan lát, mộc…Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển ngành nghề tạoviệc làm tăng thu nhập cho người lao động
Xét về chỉ tiêu bình quân nhân khẩu/ hộ và bình quân LĐ/ hộ, ta thấy tỷ lệLĐ/hộ không có biến đổi đáng kể Bình quân nhân khẩu trên hộ năm 2007 là 4,43khẩu và có xu hướng giảm dần, còn bình quân LĐ/hộ là 2,04 LĐ và có xu hướng tăng
Trang 18dần Điều này cho thấy công tác kế hoạch hóa gia đình trên địa bàn huyện đang từngbước mang lại hiệu quả
Tóm lại, tiềm năng về dân số và lao động của huyện là tương đối lớn, đây sẽ lànguồn nhân lực dồi dào cho phát triển kinh tế của huyện nhà Nhưng do sự phân bốkhông đồng đều của lực lượng lao động giữa các vùng và giữa các khu vưc sản xuấtnên đã gây ra không ít khó khăn trong vấn đề giải quyết công ăn việc làm cho người
LĐ cũng như giải quyết các vấn đề kinh tế xã hội khác Do vậy trong thời gian tớihuyện cần có các chính sách nhằm phân bổ và sử dụng hợp lý nguồn LĐ
2.1.3 Tình hình nghèo đói trên địa bàn huyện Tuyên Hóa
Tuyên Hóa là một huyện vừa miền núi, vừa trung du chịu ảnh hưởng của nhiềuloại thời tiết nắng lắm mưa nhiều, tài nguyên thiên nhiên nghèo nàn Giao thông đi lạicách trở, cơ sở vật chất còn thiếu thốn Nguồn lực con người ở một số xã còn hạn chế,cuộc sống mang nhiều phong tục tập quán khác nhau, tư tưởng một số ít hộ nghèo còntrông chờ, ỷ lại, không chịu khó vươn lên trong làm ăn để thoát cảnh đói nghèo
Nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, thế mạnh là chăn nuôi Thu nhập của đại
bộ phận nhân dân còn thấp so với mặt bằng chung của cả nước Nông nghiệp nôngthôn còn gặp nhiều khó khăn Ngày 18/8/2005 UBND huyện đã có công văn số111/UBND và kế hoạch số 02/KH-BCĐ của ban chỉ đạo huyện về việc phúc tra lại kếtquả điều tra xác định hộ nghèo giai đoạn 2006 - 2010
BẢNG 2: TÌNH HÌNH NGHÈO ĐÓI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TUYÊN HÓA
QUA 3 NĂM (2007 – 2009)
2007
Năm2008
Năm2009
(Nguồn: Theo báo cáo của UBND huyện Tuyên Hóa năm 2009)
Từ số liệu ở bảng 2, ta thấy công tác XĐGN trên địa bàn huyện những năm qua
đã đạt được những kết qủa quan trọng Hộ đói nghèo toàn huyện năm 2007 là 6.986 hộchiếm 37,95% trong tổng số hộ Sang năm 2008 đã giảm xuống còn 6.426 hộ (chiếm
Trang 1934,17%) tương ứng giảm 560 hộ với tỷ lệ giảm là 8.02% Đến năm 2009 giảm nhanhxuống còn 5.801 hộ (chiếm 29.53%),giảm 625 hộ với tỷ lệ 13,58% so với năm 2008.Đây là một thành công không nhỏ của lãnh đạo và nhân dân toàn huyện, đặc biệt vớimột huyện miền núi còn nhiều xã khó khăn như Tuyên Hóa Song thực tế vẫn cònnhiều vấn đề bức xúc khác dẫn đến tình trạng đói nghèo vẫn còn nguy cơ tiếp diễn và
số hộ tái nghèo cao như: thiên tai,dịch bệnh…Chính vì thế, XĐGN là một nhiệm vụcấp bách thường xuyên của huyện nhà Các cấp uỷ Đảng và chính quyền địa phươngđều dặc biệt quan tâm đến công tác này Tạo mọi điều kiện cho hoạt động phòng Giaodịch NHCSXH huyện hoàn thành kế hoạch giải ngân đến từng hộ nghèo vay vốn
2.2 MỘT VÀI NÉT CƠ BẢN VỀ NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TUYÊN HÓA
2.2.1 Sự ra đời của Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội huyện Tuyên Hóa
Thực hiện Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 04 tháng 10 năm 2002 và Quyếtđịnh số 131/2002/QĐ - TTg ngày 04/10/2002 của Thủ tướng Chính phủ NHCSXHViệt Nam được thành lập trên cơ sở tổ chức lại Ngân hàng phục vụ người nghèo nhằmmục đích tách tín dụng ưu đãi ra khỏi tín dụng thương mại, tổ chức lại tín dụng chínhsách theo hướng chuyên sâu và tập trung hơn về các nguồn lực và cơ chế chính sáchphù hợp mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội từng thời kỳ của đất nước
Sau khi nhận được Quyết định thành lập Chi nhánh NHCSXH tỉnh và Phònggiao dịch NHCSXH các huyện, Chủ tịch UBND tỉnh đã có Quyết định thành lập Banđại diện HĐQT Ngân hàng CSXH tỉnh, chỉ đạo UBND các huyện, thị xã thành lập Banđại diện HĐQT Ngân hàng CSXH các cấp để chỉ đạo NHCSXH từ tỉnh đến cơ sở khaitrương, sớm ổn định để đi vào hoạt động
Để đáp ứng yêu cầu về vốn cũng như về nhân sự, phòng giao dịch NHCSXHTuyên Hóa từ lúc đầu mới thành lập chỉ là hình thức tổ đại diện của NHCSXH TỉnhQuảng Bình tại Tuyên Hóa với 2 cán bộ 1 tổ trưởng tổ đại diện Tổ đại diện choNHCSXH Tỉnh thực hiện thu nợ, thu lãi trên địa bàn Còn việc giải ngân cho vay ngânhàng tỉnh quyết định phê duyệt
Phòng giao dịch NHCSXH huyện Tuyên Hóa được thành lập theo quyết định số350/QĐ - HĐQT ngày 10/5/2003 của Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng CSXH
Trang 20Việt Nam, tách từ ngân hàng No& PTNT huyện Khi đó bộ máy đã có thay đổi, cóGiám đốc phòng, bổ sung Phó giám đốc, Trưởng kế toán Khi thành lập phòng, đượcNHCSXH tỉnh giao cho quyền thẩm định phê duyệt cho vay, mở tài khoản, có condấu Hoạt động dưới sự điều hành và giám sát trực tiếp của Ban đại diện HĐQT Ngânhàng CSXH huyện và NHCSXH Tỉnh Quảng Bình.
2.2.2 Tình hình lao động của NHCSXH huyện Tuyên Hóa.
Đối với bất kì tổ chức nào thì việc sắp xếp, bố trí, sử dụng lao động đều ảnhhưởng đến kết quả và hiệu quả hoạt động của đơn vị Hoạt động trong một môi trườnghết sức nhạy bén với sự thay đổi của điều kiện kinh tế, chính trị xã hội,do đó việc tổchức, sắp xếp lao động là một vấn đề hết sức quan trọngvà luôn được NHCSXH huyệnquan tâm hàng đầu
Từ ngày mới thành lập(10/5/2003) cho đến nay, hoạt động của Ngân hàng dãgóp phần không nhỏ trong việc cải thiện đời sống, nâng cao chất lượng cuộc sống chocác hộ nghèo và các đối tượng chính sách trên địa bàn huyện Đạt được kết quả đóchính là sự linh hoạt và hợp lý trong tổ chức sử dụng lao động đồng thời Ngân hàngluôn chú trọng nâng cao trìng độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ của mình Để hiểu rõhơn về vấn đề này, ta đi vào phân tích bảng 3:
Qua những số liệu trên ta thấy, tổng số cán bộ công nhân viên của NHCSXHcòn rất ít Sở dĩ như vậy là từ 2002 trở về trước, đây là một bộ phận củaNHNo&PTNT, hoạt động chủ yếu dựa vào Ngân hàng này Đến ngày 10/5/2003NHCSXH huyện mới chính thức đi vào hoạt độngvới tổng số cán bộ công nhân viên là
10 người, qua 4 năm hoạt động(2003-2006) thì số lượng này vẫn không đổi Đến năm
2007 là 12 người, tăng thêm 2 người so với giai đoạn trước, tương ứng với tỷ lệ tăng là20% Tuy nhiên với một địa bàn khá rộng như huyện Tuyên Hoá, có 19 xã và 1 thị trấnthì số lượng cán bộ như vậy là một khó khăn thách thức lớn cho Ngân hàng
Do đó có nhiều cán bộ phải kiêm nhiều chức năng, dẫn đến hiệu quả hoạt dộngtrong một số lĩnh vực chưa cao Đây là một thế mạnh, chứng tỏ sự linh hoạt trong côngtác sử dụng lao đông của Ngân hàng Song cũng là một vấn đề mà Ngân hàng và các
cơ quan có thẩm quyền cần phải xem xét giải quyết nhanh chóng
Trang 21Xét về mặt chất lượng thì 100% cán bộ tín dụng của Ngân hàng đạt trình độ đạihọc Đây chính là một yếu tố tích cực góp phần đưa Ngân hàng hoạt động có hiệu quảngày càng cao Bên cạnh số cán bộ nam không thay đổi qua các năm 2007-2009 tươngứng với 8 người chiếm 66,7% trong tổng số cán bộ công nhân viên của cơ quan thì sốcán bộ nữ chiếm 33,3%(4 ngưòi).
Nhìn chung sự bố trí của Ngân hàng như vậy là khá hợp lý do đó chất lượnghoạt động của Ngân hàng trong những năm qua là rất tốt
BẢNG 3: TÌNH HÌNH LAO ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI
HUYỆN TUYÊN HÓA GIAI ĐOẠN 2007 – 2009 ĐVT: Người
Năm Chỉ tiêu
(Nguồn: Báo cáo của Ngân hàng CSXH huyện Tuyên Hóa)
2.3 NGUỒN VỐN TÍN DỤNG HỘ NGHÈO Ở NHCSXH HUYỆN TUYÊN HÓA
Nguồn vốn đóng vai trò rất quan trọng, nó quyết định quy mô hoạt động cũngnhư sự tồn tại của ngân hàng Thông qua cơ cấu nguồn vốn ta có thể thấy được phầnnào khả năng hoạt động của ngân hàng Đối với Phòng giao dịch NHCSXH TuyênHóa nguồn vốn do TW bổ sung tăng thêm hàng năm Đây là nguồn vốn chính để ngân
Trang 22hàng hoạch định và thực hiện chiến lược tín dụng, nó ảnh hưởng đến hoạt động chungcủa Ngân hàng Qua số liệu ở bảng 4 ta thấy:
Tổng nguồn vốn Ngân hàng huy động được tăng nhanh qua các năm, năm sautăng cao hơn năm trước Năm 2007, tổng nguồn vốn Ngân hàng huy động được là102.489 triệu đồng, trong đó nguồn vốn huy động từ NHCSXH chiếm 96,66%, từNSĐP chiếm 0,15%, còn lại là từ tổ TK&VV Sang năm 2008 đạt 145.000 triệu đồng,tăng so với năm 2007 là 42.511 triệu đồng tương ứng tăng 91,42% Đến năm 2009 tiếptục tăng lên, đạt.179.129 triệu đồng, tăng 34.129 triệu đồng (tăng 68,22%) so với
2008 Trong đó, nguồn vốn do TW bổ sung luôn chiếm tỉ trọng khá cao
Sở dĩ có sự tăng nhanh về nguồn vốn huy động ở Ngân hàng như vậy là donhững năm qua Ngân hàng luôn nhận được sự quan tâm ưu ái của Đảng và Nhà nướccủa các cấp chính quyền, đầu tư cho phát triển toàn diện tỉnh Quảng Bình nói chung vàhuyện Tuyên Hoá nói riêng Mặt khác, từ khi thành lập cho đến năm 2009,NHCSXHhuyện đã thực sự lớn mạnh về cách thức tổ chức quản lý, đặc biệt là độc lập hạch toántách ra khỏi NHNo&PTNT Từ đó, Ngân hàng đã mạnh dạn triển khai huy động tiếtkiệm bậc thang, tiết kiệm gửi góp, đổi mới phong cách giao dịch, tập trung huy độngtiết kiệm thông qua tổ TK&VV Cụ thể là, năm 2007 nguồn vốn huy động được là3.270 triệu đồng (chiếm 3,19 %) Đến năm 2008, đạt 3.785 triệu đồng tăng so với năm
2007 là 515 triệu đồng (tăng 15,75%) Sang năm 2009, đạt đến 4.526 triệu đồng, tăng
741 triệu đồng so với năm 2008 (tăng 19,58%) Đây là một dấu hiệu cho thấy Ngânhàng đã thực sự tạo cho mình một chỗ đứng trong lòng người dân địa phương, đặc biệt
là các hộ nghèo vay vốn
Trang 23BẢNG 4 : TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG CSXH TUYÊN HÓA QUA 3 NĂM 2007 – 2009
Trang 24Mặc dù tỷ lệ này không cao trong tổng nguồn vốn huy động được của Ngânhàng nhưng bước đầu khẳng định sự lớn mạnh của Ngân hàng cả về quy mô cũng nhưchất lượng tín dụng Bên cạnh đó với mong muốn đáp ứng tốt hơn nhu cầu về vốn sảnxuất của hộ nghèo trên địa bàn Ngân hàng đã tích cực triển khai công tác huy độngvốn từ nguồn NSĐP, đặc biệt coi trọng nguồn vốn từ khu vực dân cư, nhằm đảm bảocân đối nguồn vốn để mở rộng cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách kháctheo kế hoạch, tạo cho người nghèo ý thức tiết kiệm Trong những năm lại đây, nguồnvốn huy động từ NSĐP thường chiếm từ 0,14% đến 0,15% trong tổng nguồn vốn Tuy
đó không phải là một con số thực sự lớn nhưng nó đã thể hiện được sự quan tâm củacủa các cấp chính quyền địa phương trong công tác XĐGN, đặc biệt đối với mộthuyện miền núi còn nhiều khó khăn như Tuyên Hoá trong điều kiện NSĐP hạn hẹp
2.4 MÔ HÌNH CHO VAY VÀ QUY TRÌNH THỦ TỤC CHO VAY TẠI NHCSXH TUYÊN HOÁ
2.4.1 Mô hình cho vay tại NHCSXH
Sơ đồ 1: Mô hình cho vay ở NHCSXH
Ngân hàng chính sách xã hội thực hiện cho vay uỷ thác qua các tổ chức CT-XH,bao gồm các Hội: HND, HPN, HCCB và ĐTN Từ các Hội này thành lập các tổTK&VV
Ngân hàng CSXHHND xã
Thành viênThành viên
Trang 25Quy chế cho vay ở các Hội là các hộ nghèo phải tham gia vào tổ TK&VV, rồithực hiện việc bình xét dân chủ, công khai theo sự biểu quyết giữa các thành viên gửidanh sách lên Ban XĐGN để xác nhận.
Hàng tuần, tổ chức họp với các thành viên để đôn đốc việc: gửi tiền tiết kiệm,trả nợ và kiểm tra việc sử dụng vốn vay của mỗi thành viên Hàng tháng đến ngày giaodịch, nhân viên chi nhánh Ngân hàng đến dự họp tại điểm giao dịch xã nhận tiền gửicủa thành viên; tiền gửi của Tổ TK&VV; thu nợ; cho thành viên vay Ngoài cho vaysản xuất nông nghiệp, chi nhánh Ngân hàng còn cho thành viên vay sinh hoạt như: xâydựng nhà ở mới; sửa chữa nhà cũ; xây nhà vệ sinh; tạo nguồn nước sạch; chữa bệnh Một món cho vay của Ngân hàng cho hộ nghèo < 30 triệu đồng
+ Ưu điểm :
Một là, tổ chức hệ thống của Ngân hàng chặt chẽ; mang tính tự quản giữa cácthành viên cùng xóm, cùng làng, công khai minh bạch Thông qua hoạt động bình xétngười vay tại các Tổ TK&VV do Hội thành lập, vốn tín dụng ưu đãi đến đối tượngđược thụ hưởng một cách thuận lợi, nhanh chóng và chính xác
Hai là, huy động vốn chú ý đến những món tiền nhỏ Trong một tuần mỗi thànhviên phải gửi một khoản tiền tiết kiệm nhất định tuỳ theo sự thống nhất giữa các thànhviên trong Tổ
Ba là, trong triển khai cho vay, các Hội không chỉ đảm bảo đúng quy trìnhnghiệp vụ của Ngân hàng, quan tâm việc tuyên truyền các chính sách đến người dân,chuyển vốn đến tận tay người cần vốn, mà còn đặc biệt quan tâm đến việc sử dụng vốnnhư thế nào để có hiệu quả
Bốn là, việc Ngân hàng tiến hành giao dịch tại xã đã tiết giảm được thời gian,thủ tục và chi phí đi lại cho người vay Trong Ban quản lý có sự phân công nhiệm vụ
cụ thể, tổ chức sinh hoạt đều đặn Hình thức sinh hoạt cũng luôn đổi mới, không chỉ làtrao đổi những thông tin liên quan đến hoạt động vay vốn mà còn phổ biến kiến thứcchăn nuôi, trồng trọt, kế hoạch hóa gia đình, tổ chức văn nghệ…
Năm là, thành viên vay vốn, không cần tài sản thế chấp Chi nhánh Ngân hàngcho thành viên vay, phải có sự đồng ý của các thành viên trong Tổ TK&VV
+ Nhược điểm :
Trang 26Một là, việc bình xét hộ nghèo tại xã thực hiện còn thiếu tính công bằng, dânchủ.
Hai là, vấn đề tuyên truyền về thủ tục vay cấp cơ sở còn hạn chế nên bà conphải đi lại nhiều lần và đôi khi phải đến tai trụ sở giao dịch để tìm hiểu Gây mất thờigian và tốn kém chi phí đi lại
Tuy còn những mặt hạn chế như trên nhưng qua thực tế cho thấy, hộ nghèo vayvốn tín dụng ưu đãi từ NHCSXH đã góp phần phát triển ngành nghề sản xuất, chuyểndịch cơ cấu cây trồng vật nuôi, tạo việc làm cho hàng ngàn lao động, đẩy lùi nạn chovay nặng lãi và tình trạng bán lúa non, cầm cố ruộng đất, chặt phá rừng ở vùng núi, đờisống các hộ nghèo ngày càng được cải thiện Thông qua nguồn vốn cho vay các tổchức CT-XH, với sự hướng dẫn sát sao của các chi Hội và các Tổ TK&VV cơ quankhuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư đã lồng ghép được các chương trình tuyêntruyền, phổ biến, hướng dẫn cách thức làm ăn Hộ nghèo được nâng cao nhận thức,từng bước thay đổi cách nghĩ, cách làm, biết phát huy nội lực, tự vươn lên trongSXKD để tạo thu nhập
2.4.2 Quy trình thủ tục cho vay tại NHCSXH Tuyên Hoá.
- Hộ nghèo tự nguyện gia nhập tổ TK&VV
- Viết giấy đề nghị vay vốn ( mẫu số 01/CVHN ) gửi tổ trưởng tổ tiết kiệm vàvay vốn
- Tổ TK&VV bình xét hộ được vay, lập danh sách hộ nghèo đề nghị vay vốn vàgửi lên UBND xã
- UBND xã xác nhận và chuyển danh sách lên Ngân hàng
- Ngân hàng xét duyệt và thông báo các hộ được vay, lịch giải ngân, địa điểmgiải ngân cho UBND xã
- UBND xã thông báo kết quả của Ngân hàng đến đơn vị nhân uỷ thác
Trang 272.5 DOANH SỐ CHO VAY HỘ NGHÈO Ở NHCSXH TUYÊN HOÁ
Tuỳ theo mỗi ngành, mỗi quy mô sản xuất mà nhu cầu phát triển về vốn sẽ khácnhau, nhưng nhìn chung lượng vốn mà hộ nghèo có khả năng vay và trả là rất nhỏ sovới các hộ sản xuất kinh doanh khác Để thấy được quy mô và cơ cấu cho vay củaNgân hàng, ta xét bảng sau:
Khi mới ra đời, NHCSXH cho vay theo từng đối tượng ngành kinh tế, nhữngnăm gần đây Ngân hàng đã chuyển dịch theo hướng cho vay uỷ thác từng phần quacác tổ chức chính trị-xã hội Hộ nghèo có thể nhận được vốn nhưng phải có sự đảmbảo của các tổ chức chính trị-xã hội ở địa phương
Qua số liệu ở bảng 5 ta thấy, doanh số cho vay ở hộ nghèo ở Ngân hàng năm
2007 là 23.334 triệu đồng, sang năm 2008 đạt 28.188 triệu đồng tăng 4.854 triệu đồng(tăng 20,80%) so với năm 2007 Đây là một dấu hiệu khả quan cho thấy việc thực thitốt đề án phát triển chăn nuôi giai đoạn 2006-2010 QĐ 2552/2007/QĐ-UBND ngày21/12/2006 của UBND huyện về việc hỗ trợ kinh phí, đầu tư chăn nuôi, khôi phục đàngia súc, gia cầm trên địa bàn huyện sau thiệt hại 2 cơn bão (số 2 & số 5) và dịch cúmgia cầm
Bên cạnh đó kể từ khi ra đời và đi vào hoạt động, phạm vi hoạt động của Ngânhàng đã được mở rộng khắp 20 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Ngân hàng đã thực sựchủ động về nguồn vốn, linh hoạt hơn trong việc đưa vốn đến người nghèo Ngân hàng
đã tạo được niềm tin đối với các hộ nghèo là khách hàng chính, làm cho hộ nghèo yêntâm vay vốn đầu tư phát triển sản xuất, cải thiện đời sống, từng bước nâng cao chấtlượng cuộc sống
Bước sang năm 2009, doanh số cho vay hộ nghèo còn 19.497 triệu đồng, giảm8.691 triệu đồng (giảm 30,83%) Có mức giảm đáng kể như vậy là do bước qua năm
2009 các hộ vay với mức vốn bình quân thấp hơn 2 năm trước, chủ yếu nhằm để tiếp tục
mở rộng chu kì sản xuất, mua giống cây trồng, vật nuôi, phân bón và thức ăn cho giasúc, gia cầm…
Cùng với sự biến động của doanh số cho vay thì số lượt hộ vay vốn cũng cónhững thay đổi Cụ thể năm 2007 là 2.907 hộ Sang năm 2008 tăng 3.663 hộ (đạt 6.570hộ) và tốc độ tăng là 126% so với năm 2007 Nguyên nhân khách quan là do chính
Trang 28sách hỗ trợ kinh phí của tỉnh nhằm quy hoạch xây dựng các trang trại nuôi trâu, bò, dê
từ 20 con trở lên, và khuyến khích các hộ nông dân nuôi lợn ngoại nhập theo mô hìnhnuôi thương phẩm với quy mô từ 50 con trở lên đã tạo nhiều thay đổi theo chiềuhướng tích cực có lợi cho người dân, góp phần tạo công ăn việc làm cho người nghèo
và động lực thúc đẩy họ vươn lên làm giàu Nhưng quan trọng hơn cả là do sự tự phấnđấu không ngừng của bản thân hộ, họ đã tìm thấy được lợi ích và hiệu quả của đồngvốn vay trong sản xuất kinh doanh của mình Đây được xem là phương châm cơ bản
để thoát nghèo bền vững Năm 2009 số lượt hộ nghèo vay vốn ở Ngân hàng giảmxuống còn 5.662 hộ (giảm 908 hộ tương ứng giảm 13,82%) Là do việc bình xét đểđược công nhận là hộ nghèo tại xã chưa được thực hiện một cách công bằng, kháchquan Dẫn đến thủ tục bình xét vay vốn hộ nghèo từ các tổ chậm và thiếu tính dân chủ,cản trở khả năng tiếp cận nguồn vốn của các hộ nghèo
Về lượng vốn vay bình quân/ hộ ta thấy giảm dần qua các năm Năm 2007 là8,03 triệu đồng/hộ, sang năm 2008 là 4,29 triệu đồng/hộ Đến năm 2009, lượng vốnvay bình quân hộ nghèo lại tiếp tục giảm xuống còn 3,44 triệu đồng/hộ Bởi sau bãolụt năm 2007, sản xuất đã đi vào ổn định người dân chỉ vay vốn để duy trì công việcsản xuất kinh doanh Đồng thời cũng thể hiện được những nỗ lực của Ngân hàng trongviệc thẩm định tốt món vay nhằm đưa đồng vốn đến tận tay hộ nghèo đúng thời điểm,đúng lượng vốn cần thiết
Qua bảng 5 ta thấy, doanh số cho vay hộ nghèo uỷ thác từng phần qua các tổchức Hội, Đoàn thể chiếm 100% doanh số cho vay của Ngân hàng Trong đó cho vay
uỷ thác qua Hội nông dân (HND) ở Ngân hàng chiếm tỷ trọng cao nhất và liên tục tăngqua các năm Bởi thực tế đã chứng minh, không ai hiểu nông dân bằng chính tổ chứccủa họ ngay ở từng thôn, bản, làng, xã Không ai truyền bá kinh nghiệm sản xuất, giúpnhau trên nhiều mặt trong việc sử dụng vốn vay có hiệu quả bằng chính tổ chức HND
cơ sở Năm 2007 doanh số cho vay HND đạt 12.791 triệu đồng (chiếm 54,82%), năm
2008 đạt 15.957 triệu đồng (chiếm 56,61%) và năm 2009 chiếm 52,21% Nhiều hộnông dân nhờ vay vốn của Ngân hàng nên đã mạnh dạn đầu tư phát triển kinh tế trangtrại như mô hình nuôi lúa - cá, nuôi lợn siêu nạc, nuôi baba, chăn nuôi bò sinh sản,
Trang 291.2 Theo thời gian vay
BẢNG 5: DOANH SỐ CHO VAY HỘ NGHÈO Ở NHCSXH HUYỆN TUYÊN HÓA QUA 3 NĂM 2007 – 2009
(Nguồn : Báo cáo của NHCSXH Tuyên Hóa )
Trang 30nhân tố mới trong phong trào thi đua SXKD giỏi do HND phát động Tổ TK&VV doHND quản lý còn là nơi gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm làm ăn của người dân Chính vìvậy, trong những năm qua số lượng Tổ TK&VV do HND quản lý liên tục tăng và hoạtđộng có chất lượng.
Bên cạnh đó HPN, HCCB và ĐTN cũng đã có những hướng đi đúng đắn vàmang lại kết quả nhất định trong việc đưa đồng vốn đến tận tay hộ nghèo Tuy nhiêncác hội này còn chưa thật sự chú trọng việc tổ chức các chương trình hướng dẫnkhuyến nông, khuyến ngư và vấn đề bình xét hộ vay còn chậm nên đã hạn chế việc đẩynhanh giải ngân nguồn vốn và sử dụng đồng vốn vay có hiệu quả
Theo thời hạn vay thì doanh số cho vay hộ nghèo trung và dài hạn chiếm 100%
và đã có những sự biến động lớn qua các năm, không có cho vay ngắn hạn Sở dĩ nhưvậy là do trong những năm qua, thực hiện Nghị quyết của Ban đại diện Hội đồng quảntrị NHCSXH huyện cơ cấu dư nợ cho vay hộ nghèo chuyển từ cho vay ngắn hạn sangcho vay trung, dài hạn giúp cho hộ nghèo có điều kiện mua sắm công cụ lao động, đầu
tư cải tạo chuồng trại,…phục vụ cho sản xuất, trồng trọt, chăn nuôi
Điều đó là kết quả của việc Ngân hàng đã chú trọng tạo điều kiện cho hộnghèo vay vốn có thời hạn dài hơn để yên tâm đầu tư sản xuất và có kế hoạch trả nợNgân hàng Mặt khác cho thấy các hộ nghèo đã xây dựng được cho mình phương ánsản xuất kinh doanh lâu dài có hiệu quả góp phần nâng cao thu nhập và thúc đẩy sựtăng trưởng phát triển kinh tế xã hội trong toàn huyện
Tuy nhiên từ bảng trên ta cũng thấy được sự không hợp lý trong cơ cấu các loạivốn: ngắn hạn và trung dài hạn Do đó, Ngân hàng cần có sự điều tiết hợp lý hơn đảmbảo nhu cầu vốn vay cho những yêu cầu cấp thiết trước mắt của hộ nghèo để đảm bảocho sản xuất ổn định và lâu dài Nhìn chung qua 3 năm 2007-2009, ta cũng thấy được
sự cố gắng của Ngân hàng trong việc tạo điều kiện cho hộ nghèo vay vốn một cáchthuận lợi qua các tổ chức đoàn hội và được vay với thời hạn dài hơn Đây chính làkênh tín dụng ưu đãi đặc trưng của NHCSXH nói chung và của NHCSXH Tuyên Hoánói riêng
Trang 312.6 DOANH SỐ THU NỢ Ở NHCSXH TUYÊN HÓA
Qua bảng 6 ta thấy, doanh số thu nợ hộ nghèo tăng nhanh trong 3 năm qua Cụthể là, tổng thu nợ cho vay hộ nghèo của Ngân hàng năm 2007 là 7.572 triệu đồng,năm 2008 tăng 63 triệu đồng (tăng 0,83%) Sang năm 2009 tăng 1.959 triệu đồng (tăng25,66%) Năm trước tăng chậm hơn so với năm sau là do nhiều nguyên nhân kháchquan lẫn nguyên nhân chủ quan Trong năm 2007, trên địa bàn huyện Tuyên Hoá phảighánh chịu rất nhiều thiên tai gây ra, với 2 cơn bão lớn (số2, số5) và dịch bệnh (dịchcúm gia cầm, lở mồm lông móng) đã ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất của bàcon, đặc biệt đối với một huyện miền núi khó khăn, nơi mà người dân sống chủ yếudựa vào hoạt động sản xuất nông nghiệp như Tuyên Hoá, đã kéo theo sự chậm trễtrong việc hoàn trả vốn vay cho Ngân hàng
Doanh số thu nợ từ HND và HPN tăng mạnh trong những năm qua Riêng năm
2007, doanh số thu nợ của HND là 4.957 triệu đồng (chiếm 65.47%), sang năm 2008,con số này là 4.065 triệu đồng chiếm 53,24%, giảm 892 triệu đồng (giảm 17,99%).Điều này nói lên rằng, bà con nông dân dã có nhiều cố gắng trong việc sử dụng vốnvào sản xuất song do các nguyên nhân như đã nêu trên mà hiệu quả sử dụng chưa cao,
và vì Ngân hàng có đến trên 50% khách hàng thuộc HND nên trong tình hình khókhăn khả năng thu nợ sẽ khó hơn so với các hội khác Nhưng sang năm 2009, HND đãkhắc phục được những khó khăn đó, sản xuất của bà con đã đi vào ổn định sau thiêntai, doanh số thu nợ của Hội năm 2009 tăng 1.151 triệu đồng (tăng 28,31%) Điều nàychứng tỏ được những cố gắng, nỗ lực của các hội trong công tác thu hồi vốn vay cũngnhư ý thức của các hộ trong việc trả nợ là rất cao
Bên cạnh đó, doanh số thu hồi nợ từ HPN cũng tăng lên và chiếm tỷ trọng khácao trong tổng doanh số thu nợ Năm 2007, chiếm 17,56% tổng doanh số thu nợ từ hộnghèo (1.330 triệu đồng) Đến năm 2008 chiếm 21,11% và tăng so với năm 2007 là
282 triệu đồng (tăng 21,21%) Qua năm 2009 chiếm 22,61%, tăng 557 triệu đồng, tăng34,55% so với năm 2008 Từ những số liệu trên cho thấy doanh số từ HPN tăng nhanhqua các năm và dần chiếm tỷ lệ lớn trong cơ cấu tổng doanh số thu nợ Đây cũng làmột nỗ lực đáng ghi nhận, chứng tỏ được sự trưởng thành và lớn mạnh không ngừngcủa Hội trong công tác tín dụng
Trang 32BẢNG 6: DOANH SỐ THU NỢ Ở NHCSXH TUYÊN HÓA QUA 3 NĂM 2007 – 2009 Năm
(Nguồn : Báo cáo của NHCSXH Tuyên Hóa )
Trang 33Doanh số thu nợ qua HCCB và ĐTN cũng tăng lên qua các năm, mặc dù chiếm
tỷ lệ nhỏ nhưng đây là dấu hiệu cho thấy sự phối hợp có hiệu quả giữa các tổ chức
CT-XH với Ngân hàng và thấy rõ hơn vai trò của các tổ chức này trong công tác cho vay
hộ nghèo của địa phương Từ kết quả đạt được trên đã khẳng định các hộ nghèo nơiđây ngày càng thực hiện tốt kế hoạch sản xuất của mình, sử dụng vốn vay đúng mụcđích, đảm bảo tăng thu nhập và hoàn trả được vốn vay cho Ngân hàng Và cũng thểhiện được sự linh hoạt trong công tác cho vay và thu hồi nợ của Ngân hàng: không chỉcho vay vốn mà còn dạy cho họ cách sử dụng đồng vốn đó để đạt hiệu quả nhất, gópphần thực hiện tốt mục tiêu XĐGN của Đảng và Nhà nước ta
Trước thực tế đó, thời gian tới cán bộ công nhân viên của Ngân hàng, mỗi tổtrưởng của các tổ TK&VV cần phải nỗ lực hơn nữa trong công tác tuyên truyền vậnđộng hộ nghèo vay vốn và sử dụng vốn đúng mục đích, có hiệu quả hơn, góp phầnthúc đẩy sự nghiệp phát triển toàn diện huyện nhà trong thời kỳ đổi mới
Theo thời hạn vay thì doanh số thu nợ hộ nghèo ở NHCSXH Tuyên Hoá trong giaiđoạn 2007-2009 tăng lên đáng kể Doanh số cho vay hộ nghèo trung và dài hạn chiếm100%
Điều này chứng tỏ cán bộ tín dụng đã có rất nhiều cố gắng trong việc đôn đốcthu hồi nợ Mặt khác, với xu hướng sản xuất đầu tư phát triển lâu dài, ổn định theo môhình hướng dẫn, người dân tăng được nguồn thu nhập nên thực hiện tốt nghĩa vụ trả nợgốc lãi cho Ngân hàng Bên cạnh đó là do những năm gần đây huyện nhà đang đẩymạnh cho vay để phủ xanh đất trống đồi núi trọc với công tác giao đất, giao rừng chongười dân tự trồng, tự quản lý Người dân ngày càng được học hỏi các phương thứcsản xuất mới, đầu tư lâu dài, an toàn và hiệu quả hơn
Tuy còn nhiều khó khăn thiếu thốn song những năm trở lại đây tình hình pháttriển kinh tế xã hội của huyện nhà trên địa bàn huyện đã có những biến chuyển tíchcực góp phần mang lại hiệu quả như trên trong doanh số thu nợ của Ngân hàng
Trang 342.7 DƯ NỢ VÀ NỢ QUÁ HẠN CHO VAY HỘ NGHÈO TẠI NHCSXH TUYÊN HÓA
Dư nợ hộ nghèo là một chỉ tiêu tổng hợp của hoạt động cho vay, nó có quan hệmật thiết với doanh số cho vay và doanh số thu nợ Nếu dư nợ tín dụng tăng lên đồngthời với doanh số cho vay và doanh số thu nợ cũng tăng lên thì đây là một dấu hiệu tốttrong hoạt động của Ngân hàng Để thấy được biến động của tình hình dư nợ hộ nghèotrong 3 năm qua tại NHCSXH Tuyên Hoá, chúng ta tiến hành nghiên cứu bảng sau:
Từ số liệu ở bảng 7, ta thấy tổng dư nợ hộ nghèo liên tục tăng trong 3 năm qua.Năm 2007, đạt 57.054 triệu đồng, qua năm 2008 tăng 20.484 triệu đồng, tăng 35,90%
so với năm 2007 Sở dĩ như vậy là do doanh số cho vay 2 năm này tăng lên đáng kể.Điều này thể hiện Ngân hàng đã rất chú trọng đến việc đẩy mạnh công tác cho vay quatừng năm đến các hộ nhằm góp phần thực hiện tốt chương trình mục tiêu quốc gia vềXĐGN
Sang năm 2009 tăng 9.966 triệu đồng với tốc độ tăng là 12,85% Ta thấy rằngmặc dù doanh số cho vay năm 2009 giảm nhưng doanh số thu nợ lại biến động theochiều hướng tăng cùng với dư nợ là do các khoản vay của Ngân hàng trong mấy nămtrở lại đây chủ yếu là trung và dài hạn nên việc giảm doanh số cho vay không gây ảnhhưởng nhiều đến công tác thu hồi nợ và dư nợ của Ngân hàng Đây là một dấu hiệu tốttrong hoạt động tín dụng của Ngân hàng Dư nợ tăng lên tương ứng theo từng năm đãphản ánh quy mô tín dụng hộ nghèo của NHCSXH Tuyên Hoá ngày càng được chútrọng mở rộng cả về quy mô lẫn chất lượng Mặt khác cũng là do hộ nghèo đã ý thứcđược vai trò quan trọng của vốn trong phát riển sản xuất kinh doanh, cải thiện đời sốngbản thân mỗi hộ Và cũng là nhờ vào chính sách lãi suất ưu đãi của NHCSXH đối vớingười nghèo Do vậy nhu cầu vay vốn của hộ nghèo tăng dẫn đến số hộ nghèo dư nợcũng tăng nhanh
Cũng từ số liệu ở bảng 7, ta thấy số hộ nghèo dư nợ đã có những biến độngtrong 3 năm qua Cụ thể là năm 2007 là 8.301 hộ, sang năm 2008 tăng 709 hộ (tăng8,54%) Là nhờ những chính sách ưu đãi về hỗ trợ kinh phí, đầu tư chăn nuôi, khôiphục đàn gia súc như đã giải thích ở trên Đến năm 2009, còn 8.712 hộ, giảm 298 giảm
Trang 35Song song với sự biến động số hộ nghèo dư nợ thì bình quân dư nợ trên mộtmột hộ nghèo cũng có những biến đổi đáng chú ý Năm 2007 là 6,87 triệu đồng, sangnăm 2008 là 8,61 triệu đồng, tăng 1,74 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 25,33% so với năm
2007 Là do chính sách ưu đãi của huyện trong phát triển mô hình trang trại chăn nuôi,lâm nghiệp với quy mô lớn
Đến năm 2009 là 10,04 triệu đồng, tăng 1,43 triệu đồng tương ứng tăng16,61% Trong 3 năm qua dư nợ bình quân trên một hộ nghèo tăng liên tục là kết quảcủa nhu cầu vay vốn ngày càng lớn của hộ nghèo theo xu hướng đầu tư lâu dài, antoàn, ổn định và cũng thể hiện khả năng đáp ứng vốn vay của Ngân hàng đang đượcnâng lên Tuy nhiên tốc độ tăng bình quân dư nợ trên một hộ nghèo của năm sau chậmhơn năm trước là do số hộ nghèo dư nợ năm sau giảm đáng kể
Về dư nợ cho vay hộ nghèo qua các tổ chức CT-XH, dư nợ qua HCCB và ĐTNchiếm một tỷ lệ nhỏ và tăng liên tục qua các năm Cụ thể năm 2007, dư nợ qua HCCBchỉ chiếm 14,21% (8.110 triệu đồng), đến năm 2008 là 10.726 triệu đồng (chiếm13,83%) tăng so với năm 2007 là 2.616 triệu đồng (tăng 32,26%) Sang đến năm
2009, đạt 12.224 triệu đồng (chiếm 13,97%) tăng 1.498 triệu đồng (tăng là 13,97%).Đồng thời với việc dư nợ qua HCCB tăng lên thì dư nợ qua ĐTN trong 3 năm quacũng tăng lên tuy tỷ lệ không lớn nhưng đã thể hiện được vai trò, sự quan tâm củađoàn thể này đối với sự nghiệp XĐGN của huyện nhà
Riêng dư nợ thông qua HND và HPN luôn chiếm tỷ trọng ưu thế và tăng quacác năm Năm 2007 dư nợ qua HND chiếm 53,92% tổng dư nợ, năm 2008 chiếm54,95%, tăng so với năm 2007 là 38,52% tương ứng 11.849 triệu đồng Qua năm 2009đạt 54, 40% tương ứng 47.600 triệu đồng, tăng 4.990 triệu đồng (tăng là 11,71%) Sở
dĩ như vậy là do trong mấy năm qua Hội đã không ngừng phát huy vai trò kênh tíndụng ưu đãi, đồng thời với những thành công thu được trong các mô hình sản xuất như
đã kể trên thì Hội đã tạo được niềm tin cho bà con trong cũng như của Ngân hàng
Cùng với sự tăng lên của dư nợ hộ nghèo uỷ thác qua HND thì doanh số dư nợ
hộ nghèo qua HPN cũng tăng dần lên với một tỷ lệ khá cao Tuy nhiên tốc độ tăng củanăm
Trang 36BẢNG 7 : DƯ NỢ VÀ NỢ QUÁ HẠN CHO VAY HỘ NGHÈO TẠI NHCSXH TUYÊN HOÁ 2007-2009Năm
1.1.2 Cho vay trực tiếp Trđ - - -
1.2 Dư nợ phân theo thời hạn cho vay